Tôi đã chứng kiến sự xuất hiện của Đức Chúa Trời

07/02/2022

Bởi Kiến Chứng, Hàn Quốc

Tôi từng là thành viên của hội thánh Trưởng lão Hàn Quốc. Khi con gái tôi mắc bệnh, toàn bộ mọi người trong gia đình tôi bắt đầu tin vào Đức Chúa Jêsus. Từ khi nhà tôi tin Chúa, bệnh tình của con gái tôi ngày một thuyên giảm Tôi vô cùng biết ơn lòng thương xót của Đức Chúa Jêsus. Từ đó trở đi, tôi thề sẽ trung thành đi theo Chúa, nỗ lực để trở thành người mà Ngài yêu cầu và làm thoả lòng Ngài. Tôi chưa bao giờ bỏ buổi thờ phượng nào, cho dù công việc có bận tới đâu đi nữa, tôi hay làm từ thiện và dâng của lễ, tích cực tham gia các hoạt động của hội thánh. Tôi dành hầu hết thời gian để đọc Kinh Thánh và tham gia các hoạt động của hội thánh, rất hiếm khi đi ăn uống và tham dự những buổi họp mặt cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Họ khá thất vọng với tôi về chuyện đó. Đối với bạn bè, khi tôi bỏ rượu và thuốc lá từ lúc bắt đầu tin Chuhá, và không còn đi tiệc tùng với họ nữa, thì họ cười nhạo tôi, nói những lời như, “Cậu thích tới hội thánh quá nhỉ, cậu nói xem, tới hội thánh hàng ngày thì được gì cho cậu nào? Cậu tin Chúa thì được cái gì chứ?”. Nói thật, khi bị người ta hỏi dồn dập như thế, tôi thực sự không biết phải nói gì. Nhưng vì những câu hỏi của họ tôi mới bắt đầu nghiêm túc suy ngẫm: Tôi tin vào Chúa là vì cái gì? Để xin Đức Chúa Trời chữa lành cho con gái tôi, hay mong cho gia đình bình an? Phải chăng tin Chúa chỉ là đọc Kinh Thánh và tới nhà thờ mỗi ngày? Tôi thực sự không rõ nữa. Tôi đem những câu hỏi này đi hỏi các mục sư trưởng lão trong hội thánh của tôi. Câu trả lời của họ khá giống nhau: Đức tin của chúng ta là để mong cầu ân điển cứu rỗi của Chúa, và khi Ngài tái lâm, Ngài sẽ đưa chúng ta vào thiên quốc để có sự sống đời đời. Cách trả lời đó dường như đã giải quyết được sự mơ hồ của tôi, nhưng lại nêu lên một câu hỏi khác: Vậy thì làm sao để tôi được vào thiên quốc? Họ bảo tôi, “Thư Rô-ma chương 10 câu 10 có viết, ‘Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi’. Câu này có nghĩa là chúng ta đã được Chúa tha tội, nên đã được cứu rỗi nhờ đức tin, Chúa sẽ đưa chúng ta thẳng vào vương quốc khi Ngài tái lâm. Nên chỉ cần có đức tin thì mọi người không cần lo lắng về việc đượcvào thiên quốc”. Lúc đó, tôi nghĩ bụng: Đức Chúa Trời là thánh khiết, và Kinh Thánh có viết “Nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Ðức Chúa Trời(Hê-bơ-rơ 12:14). Chính Chúa yêu cầu chúng ta phải trở nên thánh khiết, nhưng tôi lại sống trong tội lỗi và không thể đưa lời Ngài vào thực hành. Sao tôi xứng đáng bước vào thiên quốc chứ? Đức Chúa Jêsus đã phán: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình(Ma-thi-ơ 22:37-39). Nhưng trong đời sống thường nhật, chỉ một yêu cầu đơn giản là yêu thương đó mà tôi cũng không thể làm được, dù có cố gắng thế nào đi nữa. Tôi yêu gia đình mình nhiều hơn yêu Chúa, và tôi không thể thực sự yêu thương người như chính mình. Mỗi khi bị bạn bè và gia đình buông lời chế giễu, tôi lại sinh lòng oán giận họ thay vì bao dung và nhẫn nhịn. Tôi cũng nhớ tới Thư Hê-bơ-rơ chương 10 câu 26, có viết rằng “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa”. Tôi biết Chúa yêu cầu những gì nhưng tôi lại không thể thực hiện. Tôi cứ mãi sống trong tội lỗi, và hậu quả của tội lỗi chính là cái chết. Nếu đúng như vậy, tôi thấy kết cục của mình sẽ không khác gì những người ngoại đạo. Thế nên tôi nghĩ rằng việc bước vào thiên quốc không đơn giản như những gì mục sư nói, nhưng tôi vẫn không biết làm cách nào để có thể bước vào thiên quốc và đạt sự sống đời đời. Tôi vẫn không tìm ra được con đường nào. Tôi tiếp tục hỏi các mục sư trưởng lão và bạn bè trong hội thánh, nhưng không ai có câu trả lời rõ ràng. Họ chỉ hỏi tôi tại sao lại đột nhiên hỏi những câu hỏi kỳ lạ như vậy, và nói bao đời mọi người đã thực hành đức tin như thế rồi mà. Những câu trả lời của mọi người chẳng thể giải quyết được sự mơ hồ của tôi, nên tôi đã quyết định đọc lại toàn bộ bốn sách Phúc âm, nghĩ rằng hẳn sẽ có câu trả lời trong những lời của Đức Chúa Jêsus.

Một ngày nọ vào năm 2008, tôi đọc được những câu này: “Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống mà tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?(Giăng 11:25-26). Khi đọc xong những câu Kinh Thánh này, trong lòng tôi hoang mang vô cùng. Tại sao Chúa phán rằng chúng ta nên sống và tin vào Ngài? Là tín hữu, chẳng phải chúng ta đều sống và tin vào Ngài sao? Phải chăng vì lý do nào đó mà Chúa coi chúng ta là kẻ chết? Chuyện này khiến cho lòng tôi dấy lên rất nhiều câu hỏi. Một thời gian dài, tôi dành hết thời gian rảnh để tìm cách giải đáp chuyện này, nhưng tôi không tài nào tìm ra ý nghĩa thực sự của nó. Tôi lại tới gặp các mục sư trưởng lão và các thành viên hội thánh khác để hỏi, họ không những không trả lời được, mà còn cười nhạo tôi. Nhưng tôi vẫn có cảm giác có ý nghĩa gì đó ẩn sâu đằng sau những gì Chúa phán.

Rồi một lần nọ, tôi đọc được đoạn này trong Phúc âm Ma-thi-ơ: “Lại một môn đồ khác thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã. Nhưng Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy theo ta, để kẻ chết chôn kẻ chết(Ma-thi-ơ 8:21-22). Khi đọc tới khúc “để kẻ chết chôn kẻ chết”, tôi thấy hơi mơ hồ. Sao Chúa lại gọi mọi người là kẻ chết, đồng thời cũng là người sống? Chúa coi chúng ta là người sống, hay là kẻ chết? Tôi tưởng Kinh Thánh viết rằng hậu quả của tội lỗi là cái chết, và lúc đó, tôi đang sống trong tội lỗi. Đó có phải là “kẻ chết” mà Chúa ám chỉ? Nếu quả thực như vậy, làm sao tôi sống lại, và làm cách nào tôi được vào thiên quốc đây? Lòng tôi đầy những câu hỏi hóc búa mà tôi không tài nào giải đáp được. Nhưng trong thâm tâm tôi biết rõ một điều: Vì Chúa đã phán những điều này, câu trả lời hẳn phải nằm đâu đó trong Kinh Thánh. Nên tôi không đánh mất đức tin, mà tiếp tục tìm kiếm câu trả lời.

Tôi rất biết ơn sự hướng dẫn của Chúa. Mấy tháng sau, tôi đọc được một lời phán khác của Đức Chúa Jêsus: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, giờ đến, và đã đến rồi, khi những kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Ðức Chúa Trời, và những kẻ nghe sẽ được sống(Giăng 5:25). Đọc câu Kinh Thánh đó xong, tôi lập tức thấy sáng tỏ rằng kẻ chết được sống lại khi họ nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời. Trong lòng tôi thấy chắc chắn đây chính là lời giải đáp mà tôi đang tìm kiếm! Nhưng tôi vẫn còn chút mơ hồ, nghĩ rằng tôi đã nghe tiếng Đức Chúa Jêsus từ lâu, nhưng tôi vẫn không thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Vậy tôi có được tính là người sống không? Vậy “những kẻ nghe sẽ được sống” thực sự ám chỉ điều gì? Làm sao mọi người được sống đây? Có phải Chúa còn nhiều lời để phán khi Ngài tái lâm mà chúng ta cần phải nghe không? Nếu quả thật như vậy, làm cách nào chúng ta nghe được tiếng Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể nghe ở đâu đây? Tôi không thể giải đáp được, nên đã cầu nguyện với Chúa, “Lạy Chúa, xin hãy cho con nghe tiếng Ngài càng sớm càng tốt. Con không muốn làm kẻ chết. Xin hãy cho con được sống”.

Sau đó, mỗi khi tới nhà thờ tham dự nghe mục sư giảng giải tôi bắt đầu để tâm chú ý xem các mục sư có nói gì về sự tái lâm của Chúa hay tiếng Chúa trong các bài giảng không. Thế nhưng tôi chỉ thấy thất vọng khi họ chỉ bảo chúng tôi đề phòng dị giáo, theo dõi và chờ đợi, mà chẳng hề nói chút gì về sự tái lâm của Chúa. Tôi cũng đã hỏi một vài người chủ chốt phụ trách hội thánh về những điều này, nhưng họ nói việc tôi cứ liên tục hỏi những câu hỏi này là do không có đức tin, rằng tôi giống như Tôma. Vậy là họ bắt đầu tẩy chay tôi. Rồi các thành viên hội thánh khác mà trước đây rất hoà thuận với tôi cũng bắt đầu xa cách và tẩy chay tôi. Rốt cuộc tôi đã phải rời bỏ hội thánh mà tôi đã gắn bó suốt 18 năm qua. Thời gian đó, suốt ngày tôi cứ xem những chương trình trên các kênh truyền hình CBS và CTS, hy vọng nghe được tiếng Đức Chúa Trời từ bài giảng của các mục sư nổi tiếng. Tôi làm vậy ròng rã gần sáu tháng trời, mỗi ngày bỏ ra hơn 10 tiếng để xem những chương trình này. Tôi thật sự đã nghe rất nhiều bài giảng, nhưng vẫn không tìm ra được câu trả lời mình mong muốn. Tôi cứ nghe họ luôn miệng nói rằng Chúa sẽ tái lâm sớm thôi, chúng ta phải theo dõi và chờ đợi. Nhưng đầu tôi tràn ngập những câu hỏi. Các mục sư toàn nói rằng Chúa sắp tái lâm, nhưng mà khi nào chứ? Và tại sao chúng ta chưa được nghênh tiếp Ngài? Những ngày đó tôi không ngừng cầu nguyện Chúa, nói rằng, “Lạy Chúa! Con đã chờ đợi Ngài bao lâu nay, mong chờ được nghênh tiếp Ngài khi con còn sống, mong được nghe thấy tiếng Ngài. Lạy Chúa, khi nào Ngài mới đến? Xin hãy cho con nghe thấy tiếng Ngài”.

Một ngày nọ vào tháng 3 năm 2013, ở lối vào toà nhà tôi ở, một ông cụ tầm ngoài 70 tuổi đi về phía tôi, hỏi tôi có muốn đặt mua dài hạn báo Chosun Ilbo không. Tôi nghĩ rằng bây giờ mọi người có điện thoại và máy tính cả rồi, còn ai đọc báo cơ chứ? Nên tôi liền bảo ông cụ đi đi. Thế mà suốt mấy hôm sau cứ lần nào thấy tôi, là ông cụ lại mời tôi đặt mua báo. Tôi vẫn cứ từ chối ông ấy. Nhưng thật bất ngờ, một tháng sau tình cờ thế nào, tôi gặp lại ông cụ đó cạnh thang máy. Cứ như thể ông ấy ở đó chờ tôi vậy. Khi thấy tôi, ông ấy cười tươi và chào hỏi, rồi lại mời tôi đặt mua báo. Tôi thắc mắc tại sao ông cụ này lại kiên trì bán báo cho mình như vậy. Để khỏi mất lòng, rốt cuộc tôi đã đặt mua tờ báo đó, nhưng vì nhiều lý do, một thời gian khá lâu tôi không rảnh để đọc nó. Rồi một buổi sáng đầu tháng 5 khi họ mới giao báo tới, tôi cầm lấy tờ báo và đọc lướt qua các tiêu đề như thường lệ. Và có một tiêu đề làm tôi chú ý. Tiêu đề viết “Đức Chúa Jêsus Đã Tái Lâm – Đức Chúa Trời Toàn Năng Đang Bày Tỏ Lời vào Thời đại Vương quốc”. Tôi hoàn toàn bị sốc – Cái gì cơ? Chúa đã tái lâm? Đức Chúa Trời Toàn Năng? Thời đại Vương quốc? Có thật Chúa đã tái lâm không vậy? Lúc đó cảm xúc trong tôi rối bời, thật sự phấn khích. Cuối cùng cũng đọc được tin về sự tái lâm của Chúa. Nhưng rồi tôi lại thắc mắc đây liệu có phải là tin giả không. Thế là tôi nhìn xuống cuối trang và thấy số điện thoại kèm địa chỉ của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, cũng như tên của vài cuốn sách từ Hội thánh. Tôi cảm thấy mình phải tìm hiểu thật kĩ chuyện này, vì sự tái lâm của Chúa là chuyện hệ trọng. Tôi liền gọi ngay đến số điện thoại tìm thấy trong bài báo. Đầu dây bên kia là giọng của một chị và tôi hỏi chị ấy, “Cho tôi hỏi chút, những gì viết trong bài báo này có đúng sự thật không? Chúa đã tái lâm rồi sao? Những lời này đến từ Đức Chúa Trời thật sao?”. Chị ấy nói, “Đúng vậy”. Chị Kim và chị Piao từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đã sắp xếp thời gian để gặp tôi và họ đã thông công với tôi về ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Chị Kim nói, “Kể từ khi A-đam và Ê-va bị Sa-tan làm cho bại hoại, con người đã sống trong tội lỗi, dưới sự thống trị của các thế lực Sa-tan, bị Sa-tan bỡn cợt và hãm hại. Đức Chúa Trời đã thực hiện ba giai đoạn công tác để hoàn toàn cứu rỗi nhân loại khỏi sự thống trị của Sa-tan, đó là Thời đại Luật pháp, Thời đại Ân điển, và Thời đại Vương quốc. Đây là ba giai đoạn công tác khác nhau, nhưng chúng đều được thực hiện bởi cùng một Đức Chúa Trời. Mỗi giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời đều dựa trên những điều cần thiết cho nhân loại bại hoại, và mỗi giai đoạn được xây dựng trên nền móng giai đoạn trước đó, để thực hiện công tác sâu xa và tiến bộ hơn”. Sau đó chị ấy đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tôi nghe. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kế hoạch quản lý sáu nghìn năm được chia thành ba giai đoạn công tác. Không giai đoạn nào có thể một mình đại diện cho công tác của ba thời đại, mà chỉ là một phần của tổng thể. Danh Giê-hô-va không thể đại diện cho toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Việc Ngài đã thực hiện công tác của mình trong Thời đại Luật pháp không chứng minh rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể là Đức Chúa Trời theo luật pháp. Đức Giê-hô-va đã đặt ra luật pháp cho con người và ban truyền các điều răn cho họ, yêu cầu con người xây dựng đền thờ và bàn thờ; công tác Ngài đã làm chỉ đại diện cho Thời đại Luật pháp. Công tác mà Ngài đã làm này không chứng minh rằng Đức Chúa Trời chỉ là một Đức Chúa Trời yêu cầu con người tuân giữ luật pháp, hoặc rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong đền thờ, hoặc rằng Ngài là Đức Chúa Trời trước bàn thờ. Nói vậy sẽ là sai sự thật. Công tác đã được thực hiện theo luật pháp chỉ có thể đại diện cho một thời đại. Do đó, nếu Đức Chúa Trời chỉ làm công tác trong Thời đại Luật pháp, thì con người sẽ giới hạn Đức Chúa Trời trong định nghĩa sau đây, cho rằng: ‘Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời trong đền thờ, và để hầu việc Đức Chúa Trời, chúng ta phải mặc áo choàng của thầy tế lễ và bước vào đền thờ’. Nếu công tác trong Thời đại Ân điển chưa bao giờ được thực hiện và Thời đại Luật pháp vẫn tiếp tục cho đến hiện tại, thì con người sẽ không biết được rằng Đức Chúa Trời cũng nhân từ và yêu thương. Nếu công tác trong Thời đại Luật pháp đã không được thực hiện, và thay vào đó chỉ có công tác trong Thời đại Ân điển, thì tất cả những gì con người biết sẽ là Đức Chúa Trời chỉ có thể cứu chuộc con người và tha thứ cho những tội lỗi của con người. Con người sẽ chỉ biết rằng Ngài thánh khiết và vô tội, và rằng vì con người mà Ngài có thể hy sinh bản thân và chịu đóng đinh. Con người sẽ chỉ biết những điều này mà không có hiểu biết về điều gì khác. Do đó, mỗi thời đại đều đại diện cho một phần tâm tính của Đức Chúa Trời. Về việc các khía cạnh nào của tâm tính Đức Chúa Trời được thể hiện trong Thời đại Luật pháp, khía cạnh nào trong Thời đại Ân điển, và khía cạnh nào trong giai đoạn hiện tại này: chỉ khi cả ba giai đoạn đã được hợp nhất thành một tổng thể thì chúng mới có thể tiết lộ toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Chỉ khi con người biết đến cả ba giai đoạn thì họ mới có thể hiểu đầy đủ về nó. Không giai đoạn nào trong ba giai đoạn này có thể bỏ qua. Ngươi sẽ chỉ thấy toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời sau khi biết được ba giai đoạn công tác này. Việc Đức Chúa Trời đã hoàn tất công tác của Ngài trong Thời đại Luật pháp không chứng minh rằng Ngài chỉ là Đức Chúa Trời theo luật pháp, và việc Ngài đã hoàn tất công tác cứu chuộc của mình không có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ mãi mãi cứu chuộc nhân loại. Đây đều là những kết luận mà con người rút ra. Thời đại Ân điển đã kết thúc, vậy thì ngươi không thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ thuộc về thập tự giá và chỉ một mình thập tự giá đại diện được cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Làm vậy sẽ là định nghĩa Đức Chúa Trời. Trong giai đoạn hiện tại, Đức Chúa Trời chủ yếu đang làm công tác của lời, nhưng ngươi không thể vì thế mà nói rằng Đức Chúa Trời chưa bao giờ thương xót con người, và rằng tất cả những gì Ngài đã mang lại đều là sự hành phạt và phán xét. Công tác trong thời kỳ sau rốt tỏ bày công tác của Đức Giê-hô-va và Jêsus cùng mọi lẽ mầu nhiệm mà con người không hiểu được, để tiết lộ đích đến và kết cục của loài người và kết thúc mọi công tác cứu rỗi giữa nhân loại. Giai đoạn công tác này trong thời kỳ sau rốt khép lại mọi thứ. Mọi lẽ mầu nhiệm mà con người không hiểu cần phải được làm sáng tỏ để cho phép con người dò đến tận đáy của chúng và có một sự hiểu biết hoàn toàn rõ ràng trong lòng họ. Chỉ khi đó loài người mới có thể được phân chia theo loại. Chỉ sau khi kế hoạch quản lý sáu nghìn năm được hoàn tất thì con người mới hiểu được toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời, vì sự quản lý của Ngài khi đó đã kết thúc(Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời xong, chị Kim lại thông công thêm cho tôi, và tôi biết được rằng kế hoạch quản lý 6.000 năm được chia thành ba thời đại, ba giai đoạn – Thời đại Luật pháp, Thời đại Ân điển, và Thời đại Vương quốc. Trong Thời đại Luật pháp, Đức Giê-hô-va ban hành luật pháp để mọi người biết được tội lỗi là gì. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã hoàn thành công tác cứu chuộc. Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá vì nhân loại, tha tội cho chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi bị lên án và nguy cơ bị pháp luật xử tử. Trong Thời đại Vương quốc, Đức Chúa Trời Toàn Năng đang thực hiện công tác phán xét để giải quyết tận gốc tội lỗi của con người, để làm tinh sạch và cứu rỗi chúng ta triệt để, đưa chúng ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Ba giai đoạn công tác diễn ra ở những thời đại khác nhau và bao gồm những sự việc khác nhau, nhưng đều được thực hiện bởi cùng một Đức Chúa Trời. Chỉ một Đức Chúa Trời thực hiện công tác khác nhau trong những thời đại khác nhau. Tôi thấy thực sự được khai sáng khi hiểu ra điều này.

Sau đó chị Piao thông công với tôi về cách Đức Chúa Trời Toàn Năng làm tinh sạch mọi người qua công tác phán xét của Ngài. Chị ấy chia sẻ một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt dùng nhiều lẽ thật khác nhau để dạy dỗ con người, để phơi bày bản chất của con người, và để mổ xẻ những lời nói và hành động của con người. Những lời này bao gồm nhiều phương diện của lẽ thật, chẳng hạn như bổn phận của con người, con người nên vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào, con người nên trung thành với Đức Chúa Trời ra sao, con người phải sống trọn nhân tính bình thường, cũng như sự khôn ngoan và tâm tính của Đức Chúa Trời như thế nào, v.v. Tất cả những lời này đều nhắm vào bản chất của con người và tâm tính bại hoại của họ. Cụ thể, những lời vạch trần cách con người hắt hủi Đức Chúa Trời, được phán ra liên quan đến việc con người là hiện thân của Sa-tan và là một thế lực thù địch chống lại Đức Chúa Trời như thế nào. Trong quá trình thực hiện công tác phán xét của mình, Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản làm rõ bản tính của con người bằng một vài lời; Ngài phơi bày, xử lý và tỉa sửa qua thời gian dài. Tất cả những phương pháp phơi bày, xử lý và tỉa sửa khác nhau này không thể được thay thế bằng những lời thông thường, mà phải bằng lẽ thật con người tuyệt đối không bao giờ có. Chỉ có những phương pháp như thế này mới có thể được gọi là sự phán xét; chỉ thông qua kiểu phán xét này thì con người mới có thể bị khuất phục và hoàn toàn bị thuyết phục về Đức Chúa Trời, và hơn nữa mới có được kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời. Điều mà công tác phán xét mang lại là sự hiểu biết của con người về diện mạo thật của Đức Chúa Trời và sự thật về sự phản nghịch của chính mình. Công tác phán xét cho phép con người đạt được nhiều hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời, về mục đích công tác của Đức Chúa Trời, và về những lẽ mầu nhiệm mà họ không thể hiểu được. Nó cũng cho phép con người nhận ra và biết được thực chất bại hoại và nguồn gốc sự bại hoại của mình, cũng như khám phá ra sự xấu xa của con người. Những tác dụng này đều do công tác phán xét mang lại, vì thực chất của công tác này thực ra là công tác mở ra lẽ thật, đường đi và sự sống của Đức Chúa Trời cho tất cả những ai có đức tin vào Ngài. Công tác này là công tác phán xét được thực hiện bởi Đức Chúa Trời(Đấng Christ thực hiện công tác phán xét bằng lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Rồi chị Piao nói với tôi, “Đức Chúa Trời Toàn Năng dùng lẽ thật để phán xét và làm tinh sạch mọi người. Ngài đã bày tỏ hàng triệu lời tỏ lộ những lẽ huyền bí của Kinh Thánh và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời, chúng phơi bày căn nguyên sự phạm tội của con người và lẽ thật về sự bại hoại của chúng ta. Một số nói về sự thay đổi tâm tính và lối vào sự sống, một số nói về việc định đoạt kết cục của mọi người, vân vân. Toàn bộ đều là lẽ thật và đều đến từ Đức Chúa Trời. Điều này cho chúng ta thấy tâm tính công chính và thánh khiết của Đức Chúa Trời, và sự khôn ngoan của Ngài. Bất cứ ai đọc lời Ngài đều có thể cảm nhận được thẩm quyền và quyền năng trong đó. Đức Chúa Trời nhìn thấu tất cả, chỉ Đức Chúa Trời mới hiểu rõ nhân loại bại hoại. Đức Chúa Trời phơi bày mọi suy nghĩ, góc nhìn, quan điểm và tình trạng bại hoại của chúng ta hết sức rõ ràng, và bằng những lời rất thực tế. Ngài còn tỏ lộ và phân tích thực chất của sự bại hoại này, hoàn toàn giải quyết tận gốc sự phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời của nhân loại”. Chị ấy còn nói, “Qua sự phán xét, sự vạch trần và tinh luyện của lời Đức Chúa Trời, chúng ta hiểu ra sự thật chân tướng của sự bại hoại do Sa-tan. Rồi chúng ta thấy được mình kiêu ngạo, gian trá, ích kỷ và hèn hạ đến mức nào, mọi điều chúng ta nói và làm đều do sự bại hoại xui khiến và chúng ta không hề sống trọn một hình tượng giống con người mà cứ tranh danh đoạt lợi, dụng tâm mưu đồ, dối trá và lừa gạt, ganh tỵ và thù hằn, có đức tin nhưng không quy phục Đức Chúa Trời, trong lòng đầy dục vọng ngông cuồng, oán trách và chống đối Đức Chúa Trời khi gặp phải những thử luyện hay khó khăn là toàn bộ những ví dụ rất rõ ràng. Qua sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời, húng ta hiểu được những lẽ thật và đạt được sự phân định giữa những điều tích cực và tiêu cực. Chúng ta cũng biết thêm về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm, và dần sinh lòng tôn kính và quy phục Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể ăn năn, tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của Ngài, và thực hành những lời Ngài phán”. Chị ấy còn nói, “Nếu không có lời của Đức Chúa Trời phơi bày chúng ta, mà chỉ dựa vào những lời cầu nguyện và thú tội, chúng ta sẽ không thể nào hiểu ra thông qua sự kiểm điểm hay giải quyết tận gốc tội lỗi của mình. Thông qua trải nghiệm chúng ta cũng thấy rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời chính là tình yêu chân thật nhất và sự cứu rỗi vĩ đại nhất dành cho con người, không có công tác thực tế đó, tâm tính bại hoại của chúng ta sẽ không bao giờ được làm tinh sạch. Đó là lý do tại sao việc tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt chính là con đường duy nhất để bước vào thiên quốc”. Sau đó chị ấy kể cho tôi nghe chứng ngôn của cá nhân họ về sự phán xét trong lời Đức Chúa Trời. Tất cả đều rất thực tế. Có thể nói rằng công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính xác là những gì tôi cần về mặt thuộc linh, công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời thực sự có thể thay đổi và làm tinh sạch mọi người, và cách duy nhất để bước vào thiên quốc là tiếp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời.

Mấy hôm sau các chị ấy còn nói cho tôi nghe lý do tại sao giới tôn giáo hiện nay đang suy tàn và bài giảng của các mục sư dần trở nên khô khan. Còn có câu chuyện thật đằng sau Kinh Thánh, những lẽ nhiệm mầu và ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng chứa đựng rất nhiều điều và giúp tôi hiểu rõ rất nhiều lẽ nhiệm mầu. Sau khi tìm hiểu, tôi đã vui mừng tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào thời kỳ sau rốt.

Các chị ấy đã cho tôi mấy cuốn sách lời Đức Chúa Trời. Về nhà tôi mở một quyển ra đọc, “Cuốn kỳ thư mà Chiên Con đã mở”. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những lời của Đức Chúa Trời ở phần mở đầu: “Dù nhiều người tin vào Đức Chúa Trời, nhưng ít ai hiểu đức tin nơi Đức Chúa Trời nghĩa là gì, và họ phải làm gì để phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đó là vì dù con người quen với từ ‘Đức Chúa Trời’ và những cụm từ như ‘công tác của Đức Chúa Trời’, nhưng họ lại không biết về Đức Chúa Trời, và càng không biết về công tác của Ngài. Thế nên, không lạ gì khi tất cả những ai không biết về Đức Chúa Trời đều mơ hồ trong niềm tin vào Ngài. Con người không xem trọng niềm tin vào Đức Chúa Trời, và điều này hoàn toàn là vì việc tin vào Đức Chúa Trời quá lạ lẫm, quá xa lạ đối với họ. Theo cách này, họ không đáp ứng được các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, nếu con người không biết về Đức Chúa Trời, và không biết về công tác của Ngài, thì họ không phù hợp để được Đức Chúa Trời sử dụng, và càng không thể đáp ứng ý muốn của Ngài. ‘Niềm tin nơi Đức Chúa Trời’ nghĩa là tin rằng có một Đức Chúa Trời; đây là khái niệm đơn giản nhất về việc tin vào Đức Chúa Trời. Hơn nữa, tin rằng có một Đức Chúa Trời không giống với thực sự tin vào Đức Chúa Trời; đúng hơn, đó chỉ là một loại đức tin đơn giản mang đậm màu sắc tôn giáo. Đức tin thực sự nơi Đức Chúa Trời nghĩa là như sau: Trên cơ sở niềm tin rằng Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng trên vạn vật, một người trải nghiệm lời Ngài và công tác của Ngài, gột sạch tâm tính bại hoại của mình, thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, và đi đến hiểu biết về Đức Chúa Trời. Chỉ có hành trình kiểu này mới có thể được gọi là ‘đức tin nơi Đức Chúa Trời’(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Những lời của Đức Chúa Trời rất cụ thể và thực tế, cho thấy ý nghĩa chân thật của đức tin vào Đức Chúa Trời. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng đức tin cần có sự trải nghiệm những lời và công tác của Đức Chúa Trời để chúng ta có thể loại bỏ sự bại hoại, đạt được lẽ thật và hiểu Đức Chúa Trời. Đó mới chính là đức tin chân thật. Tôi từng nghĩ đức tin nghĩa là cầu nguyện mỗi ngày và chăm chỉ tham gia lễ thờ phượng. Đáng buồn thay, tôi không thể biết được liệu mình có đang đi đúng con đường đức tin hay không, nên từ đó đến giờ tôi gặp rất nhiều trắc trở. Đọc những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi mới bừng tỉnh nhận ra con đường đức tin của tôi trước đây hoàn toàn sai lầm. Sau đó tôi thấy trong trang mục lục tiêu đề “Ngươi có phải người đã sống dậy không?”. Nó khiến tôi chú ý và tôi giở tới trang đó ngay. Trong đó có những lời này từ Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã tạo nên con người nhưng sau đó con người đã bị Sa-tan làm bại hoại, đến nỗi con người đã trở thành ‘những kẻ chết’. Do vậy, sau khi ngươi đã thay đổi, ngươi sẽ không còn giống với những kẻ chết này nữa. Chính lời Đức Chúa Trời đã khơi lại linh hồn con người và khiến họ được tái sinh, và khi linh hồn của con người được tái sinh, thì họ sẽ sống dậy. Khi Ta nói đến ‘những kẻ chết’ nghĩa là Ta đang ám chỉ những cái xác không hồn, là những kẻ mà linh hồn của họ đã chết trong họ. Khi linh hồn của con người được khơi lại, thì họ sẽ sống dậy. Các thánh đồ được nói đến trước kia ám chỉ những người đã sống dậy, những người đã chịu sự ảnh hưởng của Sa-tan nhưng đã đánh bại Sa-tan…

…‘Kẻ chết’ là những kẻ chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời; họ là những người bị tê liệt về linh hồn và không hiểu lời Đức Chúa Trời; họ là những người không đưa lẽ thật vào thực hành và chưa có chút lòng trung thành nào với Đức Chúa Trời, và họ là những người sống dưới quyền của Sa-tan và bị Sa-tan lợi dụng. Kẻ chết thể hiện bản thân bằng cách chống đối lẽ thật, bằng cách phản nghịch Đức Chúa Trời, và bằng sự hèn mọn, đê tiện, hiểm độc, tàn bạo, giả dối, và xảo quyệt. Ngay cả khi những người như thế ăn và uống lời Đức Chúa Trời, họ vẫn không thể sống bày tỏ ra lời Đức Chúa Trời; mặc dù họ sống, nhưng họ chỉ là những cái xác biết đi, biết thở. Kẻ chết hoàn toàn không thể làm vừa lòng Đức Chúa Trời, càng không thể tuyệt đối vâng lời Ngài. Họ chỉ có thể lừa dối Ngài, báng bổ đến Ngài, và phản bội Ngài, và tất cả những gì họ mang lại trong cách họ sống đều bộc lộ bản tính của Sa-tan. Nếu con người muốn trở thành những hữu thể sống, và muốn làm chứng cho Đức Chúa Trời, và được Đức Chúa Trời chấp thuận, thì họ phải chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời; họ phải vui vẻ quy phục sự phán xét và hình phạt của Ngài, và phải vui vẻ chấp nhận việc tỉa sửa của Đức Chúa Trời và chịu sự xử lý của Ngài. Chỉ khi đó họ mới có thể đưa mọi lẽ thật mà Đức Chúa Trời yêu cầu vào thực hành, và chỉ khi đó họ mới có được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và thật sự trở thành người sống. Người sống được Đức Chúa Trời cứu rỗi, họ được Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt, họ sẵn lòng dâng mình và họ vui vẻ hy sinh sự sống của mình cho Đức Chúa Trời, và họ sẽ hoan hỉ dành cả cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời. Chỉ khi người sống làm chứng cho Đức Chúa Trời, Sa-tan mới có thể bị hổ thẹn, chỉ người sống mới có thể loan báo công tác Phúc Âm của Đức Chúa Trời, chỉ người sống mới có thể sống hợp lòng Đức Chúa Trời, và chỉ người sống mới là người thực sự(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Đọc xong đoạn này, trong lòng tôi biết rằng đây chính là câu trả lời mà tôi đã tìm kiếm bao năm qua. Cuối cùng tôi cũng đã biết “kẻ chết” hay “người sống” có nghĩa là gì. Khi Đức Chúa Trời tạo ra A-đam và Ê-va, họ có thể nghe thấy Đức Chúa Trời, thể hiện và tôn vinh Ngài. Họ là những người sống có linh hồn. Nhưng rồi Sa-tan đã xúi giục họ phản bội Đức Chúa Trời và họ bắt đầu sống trong tội lỗi, dưới quyền lực của Sa-tan, thế nên nhân loại ngày càng trở nên bại hoại, với đủ mọi loại chất độc của Sa-tan ngấm sâu vào trong chúng ta. Chúng ta lún sâu vào tội lỗi, chối bỏ Đức Chúa Trời, bác bỏ và chống đối Ngài, sống trọn tâm tính Sa-tan. Chúng ta không còn giống như thuở ban đầu được Đức Chúa Trời tạo ra. Đức Chúa Trời coi những ai sống trong tội lỗi và dưới quyền lực của Sa-tan là kẻ chết, và kẻ chết thuộc về Sa-tan, họ chống đối Đức Chúa Trời. Họ không xứng đáng bước vào vương quốc của Ngài. Người sống thì được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Sự bại hoại của họ được làm tinh sạch qua sự phán xét và hành phạt của Đức Chúa Trời. Họ loại bỏ tội lỗi, những thế lực của Sa-tan, ngừng phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Cho dù Đức Chúa Trời phán hay công tác như thế nào, họ vẫn nghe theo và vâng phục. Người sống có thể làm chứng và tôn vinh Đức Chúa Trời, họ là những người duy nhất được Đức Chúa Trời chấp thuận và bước vào vương quốc của Ngài. Để trở thành người sống, chúng ta phải tiếp nhận lẽ thật mà Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ và trải qua sự phán xét của Ngài, cuối cùng được làm tinh sạch và lấy lại lương tâm và lý trí, vâng phục Đấng Tạo Hoá và đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, tôn kính và làm chứng cho Đức Chúa Trời. Đây là những người thực sự sống lại, những người có thể bước vào thiên quốc và đạt được sự sống đời đời. Lúc đó tôi mới thực sự hiểu Chúa có ý gì khi phán “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống mà tin ta thì không hề chết(Giăng 11:25-26). Đó chính là ý nghĩa của nó. Lòng tôi thấy vô cùng sáng tỏ khi hiểu ra mọi việc.

Sau đó, tôi đọc được một bài khác, có tiêu đề là “Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu”. Nó làm tôi có ấn tượng rất sâu sắc. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền vững và vĩnh cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của vương quốc thiên đàng, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi phép tắc, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. Những ai không được cung cấp nước sự sống thì sẽ vẫn mãi là những xác chết, là những món đồ chơi của Sa-tan, và là con cái của địa ngục. Vậy thì làm sao họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Nếu ngươi chỉ cố bám víu vào quá khứ, chỉ cố giữ mọi thứ nguyên trạng bằng cách đứng yên, và không thử thay đổi hiện trạng cũng như buông bỏ lịch sử, thì chẳng phải ngươi sẽ luôn luôn chống lại Đức Chúa Trời sao? Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút khuây khỏa tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được sự sống của con người, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để suy ngẫm sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Đoạn phim này có tác động lớn đến tôi. Tôi cảm thấy nó rất có thẩm quyền và quyền năng, và chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời mà thôi. Tôi nhớ lại lời Đức Chúa Jêsus phán “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha(Giăng 14:6). Đúng thế. Ngoài Đức Chúa Trời ra, còn ai có thể trông coi cánh cổng thiên quốc chứ? Nếu muốn sự sống đời đời, chúng ta phải tiếp nhận con đường sự sống đời đời mà Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến. Nghĩa là những lẽ thật mà Đức Chúa Jesus tái lâm bày tỏ, đó là cách duy nhất để hiện thực hoá hy vọng bước vào thiên quốc. Tôi thấy may mắn vì mình đã tìm ra được con đường bước vào thiên quốc. Tôi thấy rất phấn khích. Tôi đọc ngấu nghiến những lời của Đức Chúa Trời, chúng thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với tôi. Càng đọc tôi càng biết chắc chắn chúng là lẽ thật, rằng chúng không thể nào đến từ bất cứ mục sư hay nhà thần học nào. Những lời của Đức Chúa Trời nuôi dưỡng tâm hồn đang lang lang, đói khát của tôi, và tôi nhớ lại ông cụ bán báo đó. Ông ấy cứ mời tôi đặt mua báo, và chính nhờ thế mà tôi nghe được tiếng Đức Chúa Trời. Tôi muốn nói lời cảm ơn nhưng không thể tìm lại được ông ấy. Rồi tôi nhận ra chính việc làm phi thường của Đức Chúa Trời đã cho phép điều đó xảy ra. Ông cụ đó đã mời tôi mua báo, để cho tôi có thể nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời và nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa. Đó chính là sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài dành cho tôi. Tôi thực sự biết ơn Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy mình thật có diễm phúc vì đã được nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời và chứng kiến sự xuất hiện của Ngài trong đời. Đây chính là lòng thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời, và hơn thế nữa, là sự cứu rỗi của Ngài dành cho tôi. Tạ ơn Đức Chúa Trời Toàn Năng!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Ánh Sáng Của Sự Phán Xét

Bởi Enhui, Malaysia “Đức Chúa Trời khảo sát toàn thế gian, chỉ huy vạn vật, và nhìn thấy được tất cả những lời nói và việc làm của con...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger