Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 59

26/08/2021

Gióp sau những thử luyện của ông

Gióp 42:7-9 Xảy sau khi Ðức Giê-hô-va đã phán các lời ấy với Gióp, thì Ngài phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man, mà rằng: Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói. Vậy bây giờ, hãy bắt bảy con bò đực và bảy con chiên đực đi đến Gióp, kẻ tôi tớ ta, mà vì các ngươi dâng lên một của lễ thiêu; rồi Gióp, kẻ tôi tớ ta sẽ cầu nguyện cho các ngươi; vì ta sẽ nhậm lời người, kẻo e ta đãi các ngươi tùy theo sự ngu muội của các ngươi; vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói. Vậy, Ê-li-pha, người Thê-man, Binh-đát, người Su-a, Sô-pha, người Na-a-ma, bèn đi và làm theo điều Ðức Giê-hô-va đã phán dặn mình; rồi Ðức Giê-hô-va nhậm lời của Gióp.

Gióp 42:10 Vậy, khi Gióp đã cầu nguyện cho bạn hữu mình rồi, Ðức Giê-hô-va bèn đem người ra khỏi cảnh khốn người, và ban lại cho Gióp bằng gấp hai các tài sản mà người đã có trước.

Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.

Gióp 42:17 Rồi Gióp qua đời tuổi cao tác lớn.

Những ai kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác thì được Đức Chúa Trời nhìn bằng sự nâng niu, trong khi những kẻ ngu ngốc thì bị Đức Chúa Trời coi là hèn mọn

Trong Gióp 42:7-9, Đức Chúa trời nói rằng Gióp là tôi tớ của Ngài. Việc Ngài dùng từ “tôi tớ” để nói về Gióp chứng minh tầm quan trọng của Gióp trong lòng Ngài; mặc dù Đức Chúa Trời đã không gọi Gióp bằng từ gì đó cao trọng hơn, cách gọi này không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của Gióp trong lòng Đức Chúa Trời. “Kẻ tôi tớ” ở đây là biệt hiệu của Đức Chúa Trời dành cho Gióp. Việc Đức Chúa Trời nhiều lần đề cập Gióp là “Gióp, kẻ tôi tớ Ta” cho thấy Ngài hài lòng với Gióp như thế nào, và mặc dù Đức Chúa Trời đã không nói về ý nghĩa đằng sau từ “tôi tớ”, định nghĩa của Đức Chúa Trời về từ “tôi tớ” có thể thấy được từ những lời của Ngài trong đoạn Kinh Thánh này. Đức Chúa Trời lúc đầu phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man rằng: “Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói”. Những lời này là lần đầu Đức Chúa Trời công khai nói với con người rằng Ngài chấp nhận tất cả những gì Gióp nói và làm sau những thử luyện của Đức Chúa Trời với ông, và là lần đầu Ngài công khai xác nhận sự chuẩn xác và đúng đắn của tất cả những gì Gióp đã làm và nói. Đức Chúa Trời giận Ê-li-pha và những người khác vì cuộc nói chuyện ngớ ngẩn, không đúng của họ, bởi vì giống như Gióp, họ không thể thấy sự xuất hiện của Đức Chúa Trời hay nghe những lời Ngài phán trong cuộc sống của họ, nhưng Gióp đã có được kiến thức chính xác như thế về Đức Chúa Trời, trong khi họ chỉ có thể đoán mò về Đức Chúa Trời, trái với ý muốn của Đức Chúa Trời và thử luyện sự kiên nhẫn của Ngài trong tất cả những gì họ làm. Kết quả là, đồng thời với việc chấp nhận tất cả những gì Gióp đã làm và nói, Đức Chúa Trời cũng nổi cơn thịnh nộ với những người khác, bởi ở họ, Ngài không những không thể thấy bất kỳ hiện thực nào về sự kính sợ Đức Chúa Trời, mà còn không nghe gì về sự kính sợ Đức Chúa Trời trong những điều họ nói. Và do vậy, tiếp theo Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu sau với họ: “Vậy bây giờ, hãy bắt bảy con bò đực và bảy con chiên đực đi đến Gióp, kẻ tôi tớ ta, mà vì các ngươi dâng lên một của lễ thiêu; rồi Gióp, kẻ tôi tớ ta sẽ cầu nguyện cho các ngươi; vì ta sẽ nhậm lời người, kẻo e ta đãi các ngươi tùy theo sự ngu muội của các ngươi”. Trong đoạn này, Đức Chúa Trời bảo Ê-li-pha và những người khác làm điều gì đó để chuộc tội của họ, bởi sự ngu muội của họ là một tội lỗi chống lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và do đó họ phải làm của lễ thiêu để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Các của lễ thiêu thường được dâng lên Đức Chúa Trời, nhưng điều bất thường về những của lễ thiêu này chính là chúng được dâng lên cho Gióp. Gióp được Đức Chúa Trời chấp nhận bởi ông đã làm chứng cho Đức Chúa Trời trong những thử luyện của ông. Trong khi đó, những người bạn này của Gióp đã bị vạch trần trong thời gian thử luyện của ông; bởi sự ngu muội của họ, họ bị Đức Chúa Trời lên án, và họ đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và phải bị Đức Chúa Trời trừng phạt – trừng phạt bằng cách dâng của lễ thiêu trước Gióp – sau đó Gióp đã cầu nguyện cho họ để xóa đi sự trừng phạt và cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời với họ. Ý định của Đức Chúa Trời là khiến họ hổ thẹn, bởi họ không phải là những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, và họ đã lên án sự chính trực của Gióp. Một mặt, Đức Chúa Trời đang nói với họ rằng Ngài không chấp nhận hành động của họ, nhưng hết sức chấp nhận và rất vui về Gióp; mặt khác, Đức Chúa Trời đang nói với họ rằng việc được Đức Chúa Trời chấp nhận giúp nâng con người lên trước Đức Chúa Trời, rằng con người bị Đức Chúa Trời ghét bởi sự ngu muội của họ, xúc phạm Đức Chúa Trời bởi điều này, và thấp kém, đê hèn trong mắt Đức Chúa Trời. Đây là những định nghĩa mà Đức Chúa Trời đưa ra về hai loại người, và chúng là thái độ của Đức Chúa Trời đối với hai loại người này, chúng là cách nói rõ của Đức Chúa Trời về giá trị và chỗ đứng của hai loại người này. Mặc dù Đức Chúa Trời gọi Gióp là tôi tớ của Ngài, trong mắt Đức Chúa Trời, kẻ tôi tớ này được yêu mến, và được ban thẩm quyền cầu nguyện cho những người khác và tha lỗi cho họ. Kẻ tôi tớ này có thể nói chuyện trực tiếp với Đức Chúa Trời và đến trực tiếp trước Đức Chúa Trời, và địa vị của ông ta cao hơn, đáng tôn kính hơn của những người khác. Đây là ý nghĩa thật của từ “tôi tớ” mà Đức Chúa Trời đã phán. Gióp được ban vinh dự đặc biệt này bởi sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác của ông, và lý do tại sao những người khác không được Đức Chúa Trời gọi là tôi tớ là vì họ đã không kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Hai thái độ khác biệt rõ ràng này của Đức Chúa Trời là những thái độ của Ngài với hai loại người: Những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác thì được Đức Chúa Trời chấp nhận và được xem là đáng quý trong mắt Ngài, trong khi những kẻ ngu ngốc không kính sợ Đức Chúa Trời thì không có khả năng lánh khỏi điều ác, và không thể nhận được sự ưu ái của Đức Chúa Trời; họ thường bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và lên án, và họ thấp hèn trong mắt Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời ban thẩm quyền cho Gióp

Gióp đã cầu nguyện cho những người bạn của ông, và sau đó, bởi những lời cầu nguyện của Gióp, Đức Chúa Trời đã không xử lý họ theo sự ngu muội của họ – Ngài đã không trừng phạt họ hay đưa ra bất kỳ sự báo ứng nào với họ. Tại sao lại như thế? Đó là vì những lời cầu nguyện đã được cầu cho họ bởi tôi tớ của Đức Chúa Trời, là Gióp, đã đến tai Ngài; Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ bởi Ngài chấp nhận những lời cầu nguyện của Gióp. Như vậy, chúng ta thấy điều gì ở đây? Khi Đức Chúa Trời ban phúc cho ai đó, Ngài cho họ nhiều sự ban thưởng, và không chỉ là những phần thưởng vật chất: Đức Chúa Trời cũng ban cho họ thẩm quyền, cho họ quyền cầu nguyện cho người khác, và Đức Chúa Trời quên đi và bỏ qua những tội trọng của những người đó, bởi vì Ngài nghe những lời cầu nguyện này. Đây là thẩm quyền đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã ban cho Gióp. Thông qua những lời cầu nguyện của Gióp để xin tha tội cho họ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã khiến những kẻ ngu ngốc ấy hổ thẹn – điều mà dĩ nhiên là sự trừng phạt đặc biệt của Ngài đối với Ê-li-pha và những người khác.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger