Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 126

06/04/2021

Sáu bước ngoặt trong cuộc đời con người (Các trích đoạn)

Bước ngoặt thứ năm: Con cái

Sau khi kết hôn, con người bắt đầu nuôi dạy thế hệ tiếp theo. Con người không thể quyết định về việc họ có bao nhiêu đứa con và loại con của mình; điều này cũng được quyết định bởi số phận của một người, được tiền định bởi Đấng Tạo Hóa. Đây là bước ngoặt thứ năm mà một người phải trải qua.

Nếu con người được sinh ra để hoàn thành vai trò là con cái của người nào đó, thì con người nuôi dạy thế hệ tiếp theo để hoàn thành vai trò làm cha mẹ của ai đó. Sự chuyển đổi vai trò này làm cho con người trải nghiệm những giai đoạn khác nhau trong đời từ những góc độ khác nhau. Điều đó cũng cho con người những tập hợp kinh nghiệm sống khác nhau, mà qua đó con người bắt đầu biết đến quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, vốn luôn luôn được thực hiện theo cùng một cách, và qua đó con người đối mặt với thực tế là không ai có thể vượt lên hoặc thay đổi sự định trước của Đấng Tạo Hóa.

1. Con người không có quyền kiểm soát những gì xảy đến với con cháu mình

Sinh ra, lớn lên, và kết hôn tất cả đều mang đến sự thất vọng dưới nhiều dạng khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Một số người không hài lòng với gia đình của họ hoặc ngoại hình của chính họ; một số không thích cha mẹ mình; một số phẫn uất hoặc phàn nàn về môi trường mà họ đã lớn lên. Và đối với hầu hết mọi người, giữa tất cả những sự thất vọng này, thì hôn nhân là điều bất mãn nhất. Cho dù con người không hài lòng như thế nào với sự ra đời, trưởng thành, hoặc hôn nhân của mình, thì mọi người đã trải qua những điều này đều biết rằng con người không thể chọn nơi chốn và thời điểm họ được sinh ra, diện mạo của họ, cha mẹ của họ là ai, và người phối ngẫu của họ là ai, mà phải đơn thuần chấp nhận ý Trời. Tuy nhiên, khi đến thời điểm con người nuôi dạy thế hệ tiếp theo, họ sẽ đặt tất cả những mong muốn họ đã không thực hiện được trong nửa đầu cuộc đời mình lên con cháu, hy vọng rằng con cháu họ sẽ bù đắp cho tất cả những sự thất vọng trong nửa đầu cuộc đời của chính họ. Vì thế, con người thỏa thích tưởng tượng ra đủ kiểu về con cái của họ: rằng con gái của họ sẽ lớn lên vô cùng xinh đẹp, con trai thì thành những quý ông lịch lãm; rằng con gái của họ sẽ có văn hóa và tài năng còn con trai là những học sinh xuất sắc và các vận động viên ngôi sao; rằng con gái họ sẽ dịu dàng, đức hạnh và sắc sảo, còn con trai họ thì thông minh, giỏi giang và nhạy bén. Họ hy vọng rằng con cháu của mình, dù chúng là gái hay trai, sẽ kính trọng người lớn tuổi, quan tâm đến cha mẹ, được mọi người yêu mến và khen ngợi… Tại thời điểm này, những hy vọng cho cuộc đời trỗi dậy trở lại, và những niềm đam mê mới được nhen nhóm trong lòng con người. Con người biết rằng họ bất lực và vô vọng trong cuộc đời này, rằng họ sẽ không có một cơ hội hay hy vọng nào khác để nổi bật giữa đám đông, và rằng họ không có sự lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận số phận của mình. Và vì thế, họ đặt tất cả những hy vọng, mong muốn và ý tưởng chưa thực hiện được của mình lên thế hệ tiếp theo, hy vọng rằng con cháu có thể giúp họ đạt được những ước mơ và thực hiện mong muốn của họ; rằng những đứa con gái và con trai của họ sẽ mang vinh dự về cho thanh danh dòng họ, trở nên quan trọng, giàu có, hoặc nổi tiếng. Tóm lại, họ muốn thấy vận mệnh của con cái họ phất lên. Các kế hoạch và sự tưởng tượng của con người thật hoàn hảo; chẳng lẽ họ không biết rằng số lượng con cái mà họ có, ngoại hình, năng lực, v.v. của con cái họ không phải do họ quyết định, rằng họ không nắm trong tay một chút gì số phận của con cái họ sao? Con người không phải là chủ nhân số phận của chính mình, vậy mà họ hy vọng thay đổi số phận của thế hệ trẻ hơn; họ bất lực không thể thoát khỏi số phận của chính mình, vậy mà họ cố gắng kiểm soát số phận con trai, con gái của mình. Chẳng phải họ đang đánh giá bản thân mình quá cao sao? Chẳng phải đây là sự ngu ngốc và thiếu hiểu biết của con người sao? Con người sẽ làm bất cứ điều gì vì lợi ích của con cháu họ, nhưng cuối cùng thì, những kế hoạch và mong muốn của con người không thể quyết định họ có bao nhiêu đứa con hoặc những đứa con này như thế nào. Một số người không có một xu nhưng lại sinh nhiều con; một số người giàu có nhưng lại không có lấy một đứa con. Một số muốn có con gái nhưng bị khước từ mong ước; một số muốn có con trai nhưng không thể sinh được con trai. Đối với một số người, con cái là một phước lành; đối với số khác, chúng là một sự nguyền rủa. Một số cặp vợ chồng thông minh, nhưng lại sinh con đần độn; một số cha mẹ cần cù và trung thực, nhưng những đứa con họ nuôi dưỡng lại biếng nhác. Một số cha mẹ tốt bụng và ngay thẳng nhưng có con lại hóa ra ranh mãnh và xấu xa. Một số cha mẹ có thân tâm khỏe mạnh nhưng lại sinh con tàn tật. Một số cha mẹ thì bình thường và không thành công nhưng lại có con đạt được những điều lớn lao. Một số cha mẹ có địa vị thấp nhưng lại có con trở nên đức cao vọng trọng…

2. Sau khi nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo, con người có được một sự hiểu biết mới về số phận

Phần lớn mọi người bước vào hôn nhân ở độ tuổi khoảng ba mươi, một thời điểm trong cuộc đời mà người ta chưa có bất kỳ hiểu biết gì về số phận con người. Nhưng khi con người bắt đầu nuôi dạy con cái, và khi con cái của họ lớn lên, họ quan sát thế hệ mới lặp lại cuộc sống và tất cả những trải nghiệm của thế hệ trước, và thấy cái bóng quá khứ của chính mình trong chúng, thì họ nhận ra rằng con đường mà thế hệ trẻ hơn đi qua, cũng giống như của chính họ, không thể được lên kế hoạch và lựa chọn. Đối mặt với thực tế này, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận rằng số phận của mỗi người đã được định trước, và gần như trong vô thức, họ dần dần gạt những ham muốn của bản thân sang một bên, và niềm đam mê trong lòng họ le lói rồi lịm tắt… Con người trong giai đoạn này, sau khi về cơ bản đã trải qua những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, thì đã đạt được một sự hiểu biết mới về cuộc đời, mang lấy một thái độ mới. Một người ở tuổi này có thể trông đợi bao nhiêu ở tương lai và họ phải mong đợi những viễn cảnh gì đây? Có người phụ nữ năm mươi tuổi nào vẫn mơ về Bạch mã Hoàng tử không? Có người đàn ông năm mươi tuổi nào vẫn đang tìm kiếm nàng Bạch Tuyết của mình không? Có người phụ nữ trung niên nào vẫn hy vọng biến từ vịt con xấu xí thành thiên nga không? Phần lớn những người lớn tuổi có đấu tranh sự nghiệp như những người trẻ tuổi không? Tóm lại, bất kể là nam hay nữ, bất kỳ ai sống đến tuổi này đều nhiều khả năng có thái độ khá hợp lý, thực tế về hôn nhân, gia đình, và con cái. Một người như thế về cơ bản không còn sự lựa chọn nào, không có sự thôi thúc nào để thách thức số phận. Trong chừng mực kinh nghiệm của con người, ngay sau khi đến tuổi này, con người tự nhiên phát triển một thái độ nhất định: “Con người phải chấp nhận số phận; con cái có vận mệnh riêng của chúng; số phận con người do Trời định”. Phần lớn những người không hiểu lẽ thật, sau khi trải qua những thăng trầm, thất vọng, và khó khăn của thế giới này, sẽ tóm gọn sự thông hiểu về cuộc đời con người trong hai từ: “Số phận!” Mặc dù cụm từ này gói gọn nhận thức của con người phàm tục về số phận con người và kết luận mà họ đã rút ra, và mặc dù nó bày tỏ sự bất lực của loài người và có thể được cho là sâu sắc và chính xác, nhưng nó khác xa với sự hiểu biết về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, và đơn giản là không thể thay thế cho sự hiểu biết về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa.

– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger