Cách mưu cầu lẽ thật (17) Phần 1

Lần nhóm họp trước đã thông công về việc buông bỏ gánh nặng đến từ gia đình, liên quan đến chủ đề buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ. Kỳ vọng của cha mẹ đối với mỗi người mà nói đều là một loại áp lực vô hình, phải không? (Thưa, phải.) Đây là một trong những gánh nặng đến từ gia đình. Buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ, chính là buông bỏ những nội dung mà cha mẹ tạo thành áp lực, gánh nặng đối với cuộc sống, sự sinh tồn của ngươi và con đường ngươi đi, chính là khi kỳ vọng của cha mẹ ảnh hưởng đến việc ngươi lựa chọn con đường nhân sinh, ảnh hưởng đến việc ngươi thực hiện bổn phận, ảnh hưởng đến việc ngươi đi con đường đúng đắn, ảnh hưởng đến tự do, quyền lợi và bản năng của ngươi, lúc đó, kỳ vọng của cha mẹ đã hình thành một loại áp lực, gánh nặng đối với ngươi, những gánh nặng này chính là những thứ mà con người nên buông bỏ trong quá trình sinh sống, sinh tồn và tin Đức Chúa Trời. Đây có phải là nội dung đã thông công trước đây không? (Thưa, phải.) Đương nhiên, kỳ vọng từ cha mẹ liên quan đến rất nhiều nội dung, chẳng hạn như học tập, công việc, hôn nhân, gia đình, thậm chí cả sự nghiệp của con người, tiền đồ, tương lai của con người, v.v.. Đối với cha mẹ mà nói, mỗi một chuyện họ kỳ vọng vào con cái đều là hợp lẽ, cũng là hợp tình hợp lý, không có bất kỳ cha mẹ nào không có kỳ vọng vào con cái, cha mẹ đều sẽ hoặc nhiều hoặc ít, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc trong một thời kỳ đặc biệt, sẽ có một số kỳ vọng khác nhau đối với con cái, kỳ vọng con cái học tập có thể có thành tích tốt, công việc có thể thuận lợi, có thu nhập tốt, ở khía cạnh hôn nhân cũng có thể thuận lợi, hạnh phúc, thậm chí trong mọi phương diện như gia đình, sự nghiệp, tiền đồ, v.v., cha mẹ đều có những kỳ vọng khác nhau đối với con cái. Từ góc độ của cha mẹ, những kỳ vọng này đều là chính đáng, nhưng từ góc độ của con cái, kỳ vọng của cha mẹ trong nhiều phương diện đã quấy nhiễu ở mức độ rất lớn đến lựa chọn đúng đắn của con cái, thậm chí quấy nhiễu đến sự tự do cùng với quyền lợi hoặc ích lợi với tư cách một người bình thường của con cái, đồng thời cũng quấy nhiễu đến việc phát huy bình thường tố chất của con cái. Tóm lại, bất kể từ góc độ nào, bất kể từ góc độ của cha mẹ hay là từ góc độ của con cái, nếu kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái vượt quá phạm vi mà nhân tính bình thường có thể chịu đựng, vượt quá phạm vi bản năng của nhân tính bình thường có thể đạt tới, hoặc vượt quá quyền lợi mà nhân tính bình thường nên có, vượt quá bổn phận, nghĩa vụ mà Đức Chúa Trời giao cho con người, v.v. thì kỳ vọng đó là không chính đáng, không hợp lý, đương nhiên cũng có thể nói là không nên có, không nên tồn tại. Xét từ điểm này, con cái nên buông bỏ những kỳ vọng này của cha mẹ. Tức là đứng ở góc độ hoặc địa vị của cha mẹ, dường như họ có quyền kỳ vọng con cái làm cái này làm cái kia, đi con đường nào, lựa chọn cuộc đời như thế nào, lựa chọn hoàn cảnh học tập hoặc công việc, hôn nhân, gia đình như thế nào, v.v., nhưng với tư cách một người bình thường mà nói, cha mẹ không nên đứng ở góc độ hoặc là địa vị của họ, không nên lấy thân phận cha mẹ mà yêu cầu con cái làm bất kỳ việc gì ngoài phạm vi nghĩa vụ của con cái, ngoài phạm vi năng lực của nhân tính, thậm chí không nên can thiệp vào lựa chọn của con cái ở nhiều phương diện, không nên đem kỳ vọng, sở thích, khuyết điểm, bất mãn của mình, hoặc là hứng thú nào đó của mình mà áp đặt lên con cái, đây là chuyện cha mẹ không nên làm. Khi cha mẹ có những kỳ vọng không nên có này, con cái nên đối đãi một cách đúng đắn, quan trọng hơn là có thể phân biệt được tính chất của những kỳ vọng đến từ cha mẹ này rốt cuộc là gì. Nếu có thể nhìn thấy rất rõ ràng những kỳ vọng này của cha mẹ đối với ngươi mà nói là một dạng tước đoạt quyền lợi của nhân tính, là một dạng can thiệp hoặc quấy nhiễu đối với việc ngươi lựa chọn điều tích cực, con đường đúng đắn, vậy ngươi nên buông bỏ, không để ý đến nó, bởi vì đây là quyền lợi của ngươi, đây là quyền lợi mà Đức Chúa Trời ban cho mỗi một con người thọ tạo, cha mẹ không nên vì họ sinh ra ngươi, vì là cha mẹ của ngươi, mà cho rằng họ có đặc quyền can thiệp vào con đường nhân sinh của ngươi, can thiệp vào quyền con người của ngươi. Vì vậy, bất kỳ loài thọ tạo nào cũng có quyền nói “không” với bất kỳ kỳ vọng vô lý, không thỏa đáng hoặc thậm chí không chính đáng nào của cha mẹ, hoàn toàn có thể từ chối gánh vác bất kỳ kỳ vọng nào của họ đối với ngươi. Ngươi có thể từ chối tiếp nhận, gánh vác bất kỳ điều gì họ kỳ vọng ở ngươi, đó là cách ngươi thực hành để buông bỏ những kỳ vọng không chính đáng của cha mẹ.

Lẽ thật mà con người nên hiểu trong chuyện buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ là gì? Chính là ngươi căn cứ vào lẽ thật nào để từ bỏ kỳ vọng của cha mẹ, nguyên tắc lẽ thật mà ngươi tuân theo là gì, điều này ngươi có biết không? Nếu như ngươi cho rằng cha mẹ là người gần gũi nhất trên đời này, là lãnh đạo trực tiếp của ngươi, là sếp lớn của ngươi, cha mẹ là người sinh ra ngươi, nuôi dạy ngươi, là người chu cấp cho ngươi ăn mặc ở và đi lại, họ nuôi lớn ngươi, là ân nhân của ngươi, vậy đối với kỳ vọng của cha mẹ, ngươi có dễ dàng buông bỏ hay không? (Thưa, không dễ dàng buông bỏ.) Nếu ngươi có những suy nghĩ này, vậy ngươi sẽ rất dễ đứng ở góc độ xác thịt mà đối đãi với kỳ vọng của cha mẹ, ngươi sẽ không dễ buông bỏ bất kỳ kỳ vọng không thoả đáng, không hợp lý nào của cha mẹ đối với ngươi, ngươi chỉ có thể bị kỳ vọng của họ trói buộc, áp chế, cho dù trong lòng có bất mãn, không nguyện ý, nhưng cũng không có năng lực thoát khỏi nó, chỉ có thể thuận theo tự nhiên. Tại sao phải thuận theo tự nhiên chứ? Bởi vì nếu buông bỏ kỳ vọng của họ đối với ngươi, không màng tới hoặc là từ chối bất kỳ kỳ vọng nào của họ đối với ngươi, ngươi sẽ cảm thấy mình là một đứa con bất hiếu, thấy mình vong ân bội nghĩa, phụ lòng cha mẹ, không phải người tốt. Đứng ở góc độ xác thịt, ngươi sẽ cố gắng hết sức để phát huy vai trò của lương tâm hầu báo đáp ân tình của cha mẹ, để cha mẹ không uổng công đã chịu khổ vì ngươi, hơn nữa còn phải thực hiện kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi, cố gắng làm được mỗi một việc mà họ bảo ngươi làm, không để cho họ thất vọng về ngươi, có thể xứng đáng với họ, còn có thể hạ quyết tâm chăm sóc cho họ khi về già, để cho họ có tuổi già vui vẻ, thậm chí nghĩ xa hơn một chút, lo ma chay cho họ, thỏa mãn họ đồng thời cũng thỏa mãn nguyện vọng làm một đứa con hiếu thảo của mình. Con người sống trong thế giới này bị các loại dư luận, nếp sống xã hội và các loại tư tưởng quan điểm thịnh hành của xã hội ảnh hưởng, con người nếu như không hiểu rõ lẽ thật thì chỉ có thể đứng ở góc độ tình cảm xác thịt mà nhìn nhận những chuyện này, đồng thời cũng chỉ có thể đứng ở góc độ tình cảm xác thịt mà xử lý những chuyện này. Mặc dù trong thời gian này, ngươi cảm thấy cha mẹ làm rất nhiều chuyện không giống như những gì một bậc cha mẹ nên làm, thậm chí một số việc cha mẹ làm, nhân tính, nhân cách của họ, cũng như phương thức, phương pháp làm việc của họ, khiến sâu trong nội tâm ngươi xem thường, chán ghét, nhưng ngươi vẫn phải làm một đứa con hiếu thảo hiếu thuận với họ, thỏa mãn họ, không dám có chút lạnh nhạt nào với họ. Làm như vậy một mặt là để không bị xã hội khinh bỉ, mặt khác cũng thỏa mãn nhu cầu lương tâm của mình. Những quan điểm này đều là do nhân loại này, xã hội này mang đến cho ngươi, cho nên, đối với kỳ vọng của cha mẹ, đối với mối quan hệ giữa cha mẹ với ngươi, ngươi rất khó xử lý một cách lý tính, ngươi chỉ có thể bị ép làm một đứa con có hiếu để đối đãi với họ, đối với tất cả những gì cha mẹ làm ngươi đều buông trôi bỏ mặc, ngươi không có lựa chọn nào khác, chỉ có thể làm như vậy, cứ như thế, đối với kỳ vọng của cha mẹ ngươi lại càng không dễ buông bỏ. Nếu như ngươi thật sự buông bỏ trong lòng, vậy ngươi còn phải gánh vác một loại gánh nặng hoặc là áp lực khác, đó chính là sự khiển trách đến từ xã hội, đến từ gia tộc, gia đình, thậm chí là sự khiển trách, sự lên án kịch liệt, sự thóa mạ, sự khinh bỉ bản thân đến từ sâu trong nội tâm ngươi, nói mình chẳng ra gì, nói mình không phải là đứa con có hiếu, nói mình vong ân bội nghĩa, thậm chí sẽ giống như người trong xã hội nói “Ngươi là kẻ vô ơn, ngươi là đồ ngỗ nghịch, có người sinh mà không có người dạy”, lời khó nghe gì cũng có. Nếu không hiểu lẽ thật, ngươi sẽ rơi vào một loại tình thế khó xử như vậy. Điều đó có nghĩa là, khi ngươi buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ một cách lý tính từ sâu trong nội tâm, hoặc là khi ngươi miễn cưỡng buông bỏ nó, sâu trong nội tâm ngươi sẽ nảy sinh một loại gánh nặng hoặc áp lực khác, áp lực này chính là đến từ xã hội, đến từ vai trò của lương tâm. Làm thế nào mới có thể buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ? Muốn giải quyết vấn đề này thì vẫn có con đường, không khó, cần con người bỏ công sức vào lẽ thật, đến trước mặt Đức Chúa Trời tìm kiếm lẽ thật, hiểu rõ lẽ thật, vậy thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Vậy con người nên hiểu lẽ thật ở phương diện nào để khi buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ, không còn sợ nhận sự khiển trách của dư luận xã hội, sự khiển trách lương tâm sâu trong nội tâm mình, cũng như sự lên án kịch liệt, chửi bới của cha mẹ? (Thưa, trước mặt Đức Chúa Trời, chúng con là một loài thọ tạo, trên thế giới này, chúng con không chỉ thực hiện trách nhiệm với cha mẹ mình, mà quan trọng hơn là phải làm tròn bổn phận của mình, làm hết nghĩa vụ của mình, nếu có thể nhìn thấu điều này, thì có lẽ khi buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ lần nữa sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự khiển trách của dư luận xã hội và cha mẹ.) Còn ai nói gì thêm không? (Thưa, lần trước Đức Chúa Trời thông công về việc chúng con rời nhà thực hiện bổn phận, một mặt là bởi vì có hoàn cảnh khách quan, là vì thực hiện bổn phận nên cần phải rời xa cha mẹ, không thể chăm sóc họ, chứ không phải vì né tránh thực hiện trách nhiệm mới lựa chọn rời xa cha mẹ, mặt khác là bởi vì Đức Chúa Trời kêu gọi phải thực hiện bổn phận, nên không thể ở bên cạnh họ, nhưng trong lòng vẫn bận tâm về cha mẹ, điều này với việc không muốn thực hiện trách nhiệm, bất hiếu là hai loại tình huống khác nhau.) Hai nguyên nhân này đều là lẽ thật mà con người nên hiểu, chân tướng sự thật con người nên hiểu. Con người hiểu được hai phương diện này, thì khi buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ, sâu trong nội tâm sẽ thoáng cảm thấy bình an, yên ổn một chút, nhưng có thể giải quyết vấn đề này từ căn nguyên hay không? Nếu không có sự ảnh hưởng của hoàn cảnh chung, vận mệnh của ngươi có thể gắn liền với cha mẹ không? Nếu như ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu ngươi làm việc, sống qua ngày một cách bình thường thì ngươi chắc chắn có thể ở bên bầu bạn với cha mẹ sao? Ngươi chắc chắn có thể báo hiếu sao? Ngươi chắc chắn có thể ở bên cạnh cha mẹ, báo đáp ân tình của họ sao? (Thưa, không chắc chắn.) Có ai cả đời làm tất cả chỉ để báo đáp ân tình của cha mẹ không? (Thưa, không có.) Không có ai như thế cả. Cho nên, phải nhận thức chuyện này từ một góc độ khác, phải nhìn thấu thực chất của nó từ một góc độ khác, đây chính là lẽ thật ở mức độ sâu sắc hơn mà con người nên hiểu, đây cũng là một mặt sự thật, càng là một mặt thực chất của sự việc, sự vật. Đối với việc buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ, lẽ thật mà con người nên hiểu ở đây là gì? Một mặt con người phải hiểu rằng cha mẹ không phải là chủ nợ của họ; mặt khác, con người nên hiểu rằng cha mẹ không phải là chủ nhân của sự sống và số phận của họ. Đây có phải là lẽ thật hay không? (Thưa, phải.) Hiểu được hai phương diện lẽ thật này rồi, thì chẳng phải ngươi dễ dàng buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ hơn không? (Thưa, phải.)

Trước hết hãy nói về phương diện lẽ thật “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi”. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, điều này nói về cái gì? Có phải nói về công ơn nuôi dạy của cha mẹ đối với ngươi không? (Thưa, phải.) Cha mẹ có ơn nuôi dạy ngươi, nên rất khó để ngươi buông bỏ mối quan hệ này với cha mẹ. Ngươi cho rằng ngươi nhất định phải báo đáp ân tình của họ, nếu không ngươi chính là đứa con bất hiếu, ngươi phải hiếu thuận với họ, họ nói gì ngươi phải nghe nấy, phải thỏa mãn bất kỳ nguyện vọng, yêu cầu nào của họ, hơn nữa không thể phụ lòng họ, đây chính là báo đáp ân tình của họ. Đương nhiên, có một vài người có công việc tốt, thu nhập cao, còn có thể cho cha mẹ một số hưởng thụ vật chất, cuộc sống vật chất tốt, để cha mẹ có thể được nhờ, có thể sống tốt hơn. Ví dụ như, sẽ mua nhà, mua xe cho cha mẹ, đưa cha mẹ đến các nhà hàng xa hoa ăn sơn hào hải vị, đến các thắng cảnh để du lịch, ở các khách sạn xa hoa, cho họ được vui vẻ, được hưởng thụ. Tất cả những gì ngươi làm đều là để báo đáp ân tình của cha mẹ, để cho cha mẹ cảm thấy không hề nuôi dạy ngươi vô ích, không hề thương yêu ngươi vô ích, thấy ngươi không phụ lòng họ. Một mặt làm cho cha mẹ xem, mặt khác cũng làm cho người xung quanh xem, làm cho xã hội này xem, đồng thời cũng đang cố gắng thỏa mãn nhu cầu lương tâm của mình. Cho dù nhìn từ phương diện nào, cho dù ngươi đang thỏa mãn cái gì, tóm lại, ngươi làm mọi việc này phần lớn là đang báo đáp ân tình của cha mẹ, thực chất của việc ngươi làm những chuyện này là đang báo đáp ơn nuôi dạy của cha mẹ đối với ngươi. Vậy tại sao ngươi có thể có tư tưởng báo đáp ân tình của cha mẹ như vậy? Chính là vì ngươi cho rằng cha mẹ sinh ra ngươi, nuôi lớn ngươi không dễ dàng, cha mẹ vô hình trung trở thành chủ nợ của ngươi, ngươi nợ họ, buộc phải báo đáp, báo đáp mới là có nhân tính, báo đáp mới là thực sự hiếu thuận, mới là tiêu chuẩn đạo đức một con người nên có. Vậy thì sự nảy sinh những tư tưởng quan điểm, cách làm này của ngươi, về thực chất chính là ngươi cho rằng mình nợ cha mẹ, nhất định phải trả, xét phần lớn mà nói, cha mẹ chính là chủ nợ của ngươi, ngươi nợ ân tình của họ, hiện tại ngươi có khả năng báo đáp, có khả năng trả ơn, thì ngươi căn cứ theo khả năng của ngươi để báo đáp, trả ơn, dùng tiền bạc, dùng tình cảm để trả. Làm như vậy rốt cuộc có phải là nhân tính thực sự hay không? Có phải là nguyên tắc thực hành thực sự hay không? (Thưa, không phải.) Tại sao nói cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi? Nếu “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” là lẽ thật, vậy ngươi coi cha mẹ là ân nhân, là chủ nợ, mọi việc ngươi làm đều là để trả nợ ân tình của họ, tư tưởng, quan điểm này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Câu “Không đúng” này nói có phải rất miễn cưỡng không? “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” và “Cha mẹ là ân nhân của ngươi, ngươi phải trả ơn”, câu nào là lẽ thật? (Câu nói “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” là lẽ thật.) Nếu câu “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” là lẽ thật, vậy câu nói “Cha mẹ là ân nhân của ngươi, ngươi phải trả ơn” có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Câu này có mâu thuẫn với câu nói “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” hay không? (Thưa, có mâu thuẫn.) Bất kể câu nói nào khiến lương tâm ngươi cắn rứt, đều không quan trọng, điều gì mới quan trọng đây? Quan trọng là câu nói nào là lẽ thật. Nếu câu nói đó là lẽ thật, thì cho dù nó làm cho lương tâm ngươi cảm thấy không thoải mái, bị cáo buộc, ngươi cũng nên tiếp nhận, bởi vì nó là lẽ thật. Câu nói “Cha mẹ là ân nhân của ngươi, ngươi phải trả ơn” tuy phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức nhân tính của con người, cũng phù hợp với cảm giác của lương tâm con người, nhưng nó không phải là lẽ thật, cho dù nó khiến lương tâm ngươi cảm thấy thỏa mãn, thoải mái, ngươi cũng nên buông bỏ nó, đây chính là thái độ mà ngươi nên có khi tiếp nhận lẽ thật. Vậy giữa hai câu nói “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” và “Cha mẹ là ân nhân của ngươi, ngươi phải trả ơn”, câu nào khiến ngươi nghe thì thấy thoải mái hơn, phù hợp với lương tri và nhân tính hơn, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức nhân tính hơn? (Thưa, câu thứ hai phù hợp hơn.) Tại sao câu thứ hai phù hợp hơn? Nó hùa theo nhu cầu tình cảm của con người, thỏa mãn nhu cầu tình cảm của con người. Nhưng nó không phải là lẽ thật, nó là điều Đức Chúa Trời ghê tởm. Vậy câu “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” có phải khiến người ta cảm thấy không thoải mái trong lòng không? (Thưa, phải.) Người nghe xong câu này có cảm nhận gì, cảm giác gì? (Thưa, cảm giác có chút vô lương tâm.) Có chút không có tình cảm con người, phải không? (Thưa, phải.) Có người nói: “Người không có tình cảm con người có còn là con người không?”. Không có tình cảm con người thì có phải con người không? Câu nói “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” nghe có vẻ không có tình cảm con người, nhưng nó là sự thật. Nếu ngươi dùng lý tính để đối đãi với mối quan hệ giữa ngươi và cha mẹ này, ngươi sẽ phát hiện ra rằng câu nói “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” đã nói rõ ràng về mối quan hệ giữa mỗi người và cha mẹ từ căn nguyên, nói rõ ràng về thực chất, căn nguyên mối quan hệ giữa người với người, cho dù nó khiến lương tâm ngươi cảm thấy không thoải mái, không thỏa mãn nhu cầu tình cảm của ngươi, nhưng câu nói này lại là một sự thật, cũng là một lẽ thật. Lẽ thật này có thể khiến ngươi đối đãi một cách có lý tính và đúng đắn với ân tình nuôi dạy của cha mẹ, cũng có thể khiến ngươi đối xử một cách có lý tính và đúng đắn với bất kỳ kỳ vọng nào của cha mẹ, đương nhiên càng có thể khiến ngươi đối xử một cách có lý tính và đúng đắn với mối quan hệ giữa ngươi và cha mẹ. Nếu ngươi có thể đối đãi một cách đúng đắn và có lý tính với mối quan hệ giữa ngươi và cha mẹ, thì ngươi có thể xử lý một cách có lý tính mối quan hệ giữa ngươi và cha mẹ. Có vài người nói: “Lẽ thật này nói rất hay, hùng hồn dõng dạc, nhưng con người sau khi nghe xong sao lại cảm thấy có chút không đạt đến được? Nhất là câu ‘Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi’, con người sau khi nghe xong sao lại cảm thấy quan hệ với cha mẹ càng ngày càng xa cách, không gần gũi nữa? Sao lại cảm thấy không còn mối quan hệ tình cảm với cha mẹ nữa?”. Lẽ thật có phải cố ý làm cho quan hệ giữa người với người trở nên xa cách hay không? Có phải cố ý cắt đứt quan hệ giữa con người và cha mẹ không? (Thưa, không phải.) Vậy hiểu được lẽ thật này có thể đạt được kết quả gì? (Thưa, hiểu được lẽ thật này có thể giúp chúng con nhìn thấu mối quan hệ với cha mẹ rốt cuộc là gì, nói cho chúng con biết chân tướng sự thật này.) Đúng rồi, khiến ngươi thấy rõ chân tướng sự thật này, khiến ngươi có thể đối đãi một cách có lý tính với những chuyện này, xử lý một cách có lý tính những chuyện này, chứ không phải sống trong tình cảm, cũng không phải sống trong tầng quan hệ xác thịt giữa người với người, đúng không?

Chúng ta hãy nói xem rốt cuộc nên giải thích chuyện “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi” như thế nào. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, đây có phải là sự thật không? (Thưa, phải.) Nếu là sự thật, chúng ta nên danh chính ngôn thuận đem chuyện này nói rõ ràng. Nhìn từ chuyện cha mẹ sinh ra ngươi, là ngươi lựa chọn để cho họ sinh ngươi, hay họ lựa chọn sinh ngươi? Ai đã chọn ai? Nếu nói từ góc độ của Đức Chúa Trời, thì cả hai bên đều không phải, không phải ngươi lựa chọn cha mẹ sinh ra ngươi, cũng không phải họ lựa chọn sinh ra ngươi, từ căn nguyên mà nói, đây là sự tiền định của Đức Chúa Trời. Chủ đề này chúng ta tạm gác sang một bên, chuyện này con người dễ dàng hiểu được. Từ góc độ của ngươi mà nói, ngươi ở thế bị động, bị họ sinh ra mà không có bất kỳ quyền lựa chọn nào. Từ góc độ cha mẹ mà nói, là họ chủ quan bằng lòng sinh ngươi, đúng không. Nếu tạm bỏ qua sự tiền định của Đức Chúa Trời mà nói, chuyện sinh ngươi ra là cha mẹ đơn phương nắm quyền chủ động, họ lựa chọn sinh ngươi ra, họ nắm quyền chủ động, ngươi không lựa chọn bắt họ sinh ngươi, ngươi là bị động được họ sinh ra, ngươi không có quyền lựa chọn. Cho nên, nếu là cha mẹ nắm thế chủ động, lựa chọn sinh ngươi, vậy thì họ có nghĩa vụ, có trách nhiệm nuôi dưỡng ngươi, cho dù nuôi nấng ngươi thành người, cho ngươi đi học, cho ngươi ăn mặc, cho ngươi tiền tiêu, thì đó đều là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, là việc họ nên làm. Mà trong suốt thời gian được nuôi dưỡng, ngươi luôn bị động, không có quyền lựa chọn, chỉ có thể bị động để họ nuôi dưỡng. Bởi vì ngươi còn nhỏ, ngươi không có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân, ngươi chỉ có thể bị động được cha mẹ nuôi cho khôn lớn. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi như thế nào, ngươi được nuôi dưỡng như thế đó, cha mẹ cho ngươi ăn ngon uống ngon, vậy ngươi được ăn ngon uống ngon, hoàn cảnh sinh tồn mà cha mẹ cho ngươi là ăn cám nuốt rau, vậy ngươi phải ăn cám nuốt rau, bất kể thế nào, trong thời gian được nuôi dưỡng, ngươi là người bị động, còn cha mẹ đang thực hiện trách nhiệm. Giống như cha mẹ trồng một chậu hoa, nếu họ đã bằng lòng trồng, thì họ nên bón phân, tưới nước, nên để nó đón ánh mặt trời. Đối với con người mà nói, cha mẹ cho dù là chăm sóc ngươi từng li từng tí hay là dày công thương yêu ngươi, tóm lại, đều là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ. Cho dù mục đích họ nuôi dưỡng ngươi là gì, đó vẫn là trách nhiệm của họ, và bởi vì họ đã sinh ra ngươi, họ nên có trách nhiệm với ngươi. Nhìn từ điểm này, mọi thứ cha mẹ làm với ngươi có tính là ân tình hay không? Không tính, phải không? (Thưa, phải.) Cha mẹ thực hiện trách nhiệm này với ngươi không tính là ân tình, vậy nếu thực hiện trách nhiệm đối với một đóa hoa, một cái cây, tưới chút nước, bón chút phân, thì có tính là ân tình không? (Thưa, không tính.) Lại càng không tính. Bông hoa, cây cỏ ở bên ngoài lớn lên rất tốt, gieo nó xuống đất để gió thổi, phơi nắng dầm mưa, nó lớn lên càng mạnh mẽ, để trong nhà, trồng trong chậu còn không bằng trồng ở bên ngoài, ở đâu mà không phải sống chứ? Bất kể là ở đâu cũng đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời, ngươi là người có sự sống, và Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự sống nào, để nó có thể sinh tồn, tuân theo một quy luật mà tất cả các loài thọ tạo phải tuân theo. Chẳng qua là với tư cách của một con người, ngươi sống trong hoàn cảnh cha mẹ nuôi dạy như vậy, thì ngươi nên lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, nên sinh tồn trong hoàn cảnh như vậy. Sinh tồn trong một hoàn cảnh như vậy, từ hoàn cảnh chung mà nói là sự tiền định của Đức Chúa Trời, từ hoàn cảnh riêng mà nói là cha mẹ nuôi dạy ngươi, phải không. Cho dù nói như thế nào, việc cha mẹ nuôi dạy ngươi là thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, họ nuôi ngươi lớn thành người, đây là nghĩa vụ cùng trách nhiệm của họ, đây không tính là ân tình gì. Nếu như không tính là ân tình gì, vậy có thể nói đây là những gì ngươi nên hưởng thụ hay không? (Thưa, cũng có thể.) Đây là một dạng quyền lợi mà ngươi nên hưởng, ngươi nên được nuôi dưỡng, bởi vì vai trò của ngươi trong thời kỳ vị thành niên là vai trò được nuôi dưỡng. Cho nên, ngươi chỉ tiếp nhận một loại trách nhiệm mà cha mẹ đã thực hiện đối với ngươi, chứ không phải là tiếp nhận ân huệ và ân tình của cha mẹ. Với bất kỳ một loài sinh vật nào, việc sinh con dưỡng cái, sinh ra hậu duệ, nuôi dạy đời sau đều là một loại trách nhiệm, ví như loài chim, trâu, dê, thậm chí là hổ, sau khi sinh ra hậu duệ đều phải nuôi dưỡng, không có một loại sinh vật nào là không nuôi dưỡng đời sau, cũng có thể có ngoại lệ, nhưng rất ít, đây là một loại hiện tượng tự nhiên trong sự sinh tồn của sinh vật, là một loại bản năng của sinh vật, nó không được quy vào ân tình, đây chỉ là đang tuân theo một loại quy luật mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho động vật, cho nhân loại. Cho nên, việc cha mẹ nuôi dưỡng ngươi không phải là một loại ân tình. Từ điểm này có thể nói, cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, họ đã thực hiện trách nhiệm với ngươi, đã bỏ ra bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu tiền bạc cho ngươi, cũng không nên đòi ngươi trả nợ, bởi vì đó là trách nhiệm làm cha mẹ của họ. Nếu đã là trách nhiệm, nghĩa vụ, vậy thì nên là miễn phí, không nên đến đòi thù lao. Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi chỉ là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, nên là không cần trả, không nên là một cuộc giao dịch, cho nên ngươi không cần dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, để xử lý mối quan hệ với cha mẹ. Nếu như dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, báo đáp cho cha mẹ, để xử lý mối quan hệ này với cha mẹ, thì ngược lại là vô nhân đạo, đồng thời cũng khiến con người rất dễ dàng bị tình cảm xác thịt hạn chế, bị tình cảm xác thịt trói buộc tay chân, rất khó bước ra khỏi những vướng mắc tình cảm của xác thịt, thậm chí sẽ bị lạc mất phương hướng. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, cho nên ngươi không có nghĩa vụ nhất nhất thực hiện kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi, không có nghĩa vụ thanh toán cho kỳ vọng của họ. Nghĩa là họ kỳ vọng là việc của họ, còn ngươi có lựa chọn của mình, cũng có con đường nhân sinh Đức Chúa Trời đặt ra cho ngươi, có vận mệnh Ngài đặt ra cho ngươi, không liên quan đến cha mẹ. Cho nên, khi cha mẹ nói: “Con là đứa con bất hiếu, bao nhiêu năm cũng không trở về thăm mẹ một lần, bao nhiêu ngày cũng không gọi một cuộc điện thoại nào cho mẹ, mẹ có bệnh cũng không ai chăm nom, mẹ nuôi con thật sự là uổng công, con thật sự là một đứa vô ơn, thật sự là một đứa ăn cháo đá bát!”, mà ngươi không hiểu được lẽ thật “Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi”, thì nghe những lời này, trong lòng ngươi sẽ khó chịu như bị dao đâm, lương tâm sẽ cắn rứt, từng câu từng chữ cha mẹ nói đều đâm vào lòng ngươi, khiến ngươi cảm thấy không còn mặt mũi nào đối diện với cha mẹ, khiến ngươi cảm thấy tràn đầy cảm giác mắc nợ, áy náy đối với cha mẹ. Khi cha mẹ nói ngươi vô ơn, ngươi thật sự cảm thấy: “Cũng không trách được, cha mẹ nuôi mình lớn thế này, cũng không được thơm lây gì từ mình, bây giờ cha mẹ bị bệnh, hy vọng mình có thể ở trước giường hầu hạ họ, ở bên cạnh họ, lúc cần mình báo đáp ân tình thì mình lại không ở bên cạnh họ, mình thật sự là kẻ vô ơn!”. Ngươi tự xác định mình thành kẻ vô ơn, như thế có hợp lý hay không? Ngươi có phải là kẻ vô ơn hay không? Nếu ngươi không rời nhà ra ngoài thực hiện bổn phận, có thể ở bên cạnh cha mẹ, thì ngươi có thể bảo đảm cha mẹ không bị bệnh sao? (Thưa, không thể.) Chuyện sống chết của cha mẹ, ngươi có thể nắm chắc sao? Chuyện giàu nghèo của cha mẹ, ngươi có thể nắm chắc sao? (Thưa, không.) Cha mẹ mắc bất kỳ bệnh gì đều không phải vì nuôi dưỡng ngươi mệt mỏi, cũng không phải vì nhớ ngươi, đặc biệt họ mắc phải những bệnh nguy hiểm, bệnh nặng, bệnh có thể chết người cũng không phải vì ngươi, đây là mệnh của họ, không liên quan gì đến ngươi. Ngươi có hiếu thuận hơn nữa, thì cùng lắm là làm cho thân xác của họ bớt đau khổ, bớt gánh nặng, nhưng khi nào họ mắc bệnh, mắc bệnh gì, chết lúc nào, chết ở đâu, có quan hệ gì với ngươi không? Không liên quan đến ngươi. Ngươi nói xem, ngươi hiếu thuận, ngươi không phải kẻ vô ơn, ngươi suốt ngày ở bên cạnh họ, suốt ngày chăm sóc họ, thì họ sẽ không bị bệnh ư? Họ sẽ không chết ư? Nếu họ nên mắc bệnh, thì chẳng phải cũng sẽ mắc bệnh sao? Nếu họ đáng chết thì chẳng phải cũng sẽ chết sao? Phải không? Lúc cha mẹ nói ngươi vô ơn, nói ngươi không có lương tâm, nói ngươi là ăn cháo đá bát, trong lòng ngươi có khó chịu hay không? (Thưa, có khó chịu.) Bây giờ còn khó chịu sao? (Thưa, bây giờ thì không.) Vấn đề đó được giải quyết như thế nào? (Thưa, bởi vì Đức Chúa Trời đã thông công rồi, cha mẹ bị bệnh hay không, chuyện sống chết của họ đều không liên quan đến chúng con, đều được Đức Chúa Trời tiền định sẵn rồi, ngay cả khi ở bên cạnh họ chúng con cũng không thể làm gì, cho nên, họ nói chúng con là kẻ vô ơn, lời này cũng không liên quan đến chúng con.) Cho dù cha mẹ có nói ngươi là kẻ vô ơn hay không, ít nhất ngươi thực hiện được bổn phận của loài thọ tạo trước mặt Đấng Tạo Hóa, ngươi không phải kẻ vô ơn trong mắt Đức Chúa Trời là được rồi. Con người nói thế nào cũng không có tác dụng, cha mẹ nói ngươi là cái gì chưa chắc ngươi đã là cái đó, họ nói gì không quan trọng, phải căn cứ vào Đức Chúa Trời nói như thế nào, Đức Chúa Trời nói ngươi là loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, con người có mắng ngươi là kẻ vô ơn nữa cũng vô dụng, họ không đạt được cái gì cả. Chỉ vì tác dụng của lương tâm, hoặc là khi không hiểu lẽ thật, vóc giạc nhỏ, con người sẽ bị ảnh hưởng bởi những tiếng xấu này, tâm trạng sẽ có chút không tốt, cảm xúc sẽ suy sụp, nhưng khi trở lại trước mặt Đức Chúa Trời, mọi thứ này đều được giải quyết, sẽ không phải là vấn đề nữa. Chuyện báo đáp ân tình cha mẹ có phải đã được giải quyết rồi không? Ngươi đã hiểu chuyện này chưa? (Thưa, đã hiểu.) Một sự thật mà con người cần hiểu ở đây là gì? Cha mẹ nuôi dạy ngươi là trách nhiệm của họ, là họ lựa chọn sinh ra ngươi, nên họ có trách nhiệm, có nghĩa vụ nuôi dưỡng ngươi, họ nuôi ngươi lớn thành người là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, ngươi không nợ họ gì hết, cho nên ngươi không cần phải trả nợ. Ngươi không cần phải trả nợ chứng tỏ cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, ngươi không cần vì ân tình của cha mẹ mà làm bất kỳ chuyện gì với họ. Nếu như ngươi có điều kiện thực hiện chút trách nhiệm, thì ngươi cứ thực hiện chút trách nhiệm đó đi. Nếu như hoàn cảnh, điều kiện khách quan đều không cho phép ngươi thực hiện nghĩa vụ với họ, vậy thì ngươi đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng cảm thấy mắc nợ cha mẹ, bởi vì cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi. Bất kể ngươi hiếu thuận với cha mẹ hay là thực hiện trách nhiệm với cha mẹ, cũng chỉ là thực hiện chút trách nhiệm ở góc độ con cái với người đã từng sinh ra ngươi nuôi dưỡng ngươi, nhưng không được làm chuyện này ở góc độ trả nợ, cũng đừng đứng ở góc độ “Cha mẹ là ân nhân của ngươi, ngươi nhất định phải trả ơn, nhất định phải báo đáp ân tình của họ” mà làm chuyện này.

Thế giới ngoại bang có một câu nói gì mà “Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi”, còn có câu nói “Con người bất hiếu thì không bằng cầm thú”, câu nói này cao cấp biết bao! Thực ra, những hiện tượng như “Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi” mà họ nói thực sự là có, là sự thật, nhưng đó chỉ là hiện tượng trong thế giới sinh vật mà thôi, là một loại quy luật mà Đức Chúa Trời đặt ra cho mọi loại sinh vật mà thôi, mọi loại sinh vật bao gồm cả con người đều đang tuân theo loại quy luật này. Việc mọi loại sinh vật đều đang tuân theo loại quy luật này càng chứng thực rằng mọi loại sinh vật là do Đức Chúa Trời tạo ra, quy luật này không có bất kỳ sinh vật nào có thể phá vỡ, không có bất kỳ sinh vật nào có thể vượt lên trên nó. Ngươi xem, sư tử, hổ đều là động vật ăn thịt tương đối hung tàn, nhưng trước khi con non chưa trưởng thành, chúng vẫn đang nuôi dưỡng, thì chúng sẽ không cắn, đây chính là bản năng của động vật. Cho dù là loại động vật nào, cho dù hung tàn hay dịu dàng hiền lành, thì đều có bản năng này, mọi loại sinh vật, kể cả nhân loại, đều phải tuân theo một loại bản năng như vậy, một loại quy luật như vậy mới có thể tiếp tục sinh sôi. Nếu như các loại sinh vật không tuân theo quy luật này, hoặc là không có quy luật này, không có bản năng này, thì sẽ không thể tiếp tục sinh sôi, chuỗi thức ăn sẽ không tồn tại, thế giới này cũng sẽ không tồn tại. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi, điều này vừa vặn chứng minh thế giới sinh vật đang tuân theo một loại quy luật như vậy, mọi loại sinh vật đều có loại bản năng này, sau khi sinh ra và nuôi dưỡng đời sau, con non trước khi trưởng thành đều lớn lên dưới sự che chở, nuôi dưỡng của giống cái hoặc giống đực. Các loại sinh vật đều có thể thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ đối với đời sau của mình, tận tâm tận trách nuôi dưỡng đời sau của mình, huống chi là con người, con người được nhân loại gọi là động vật bậc cao, nếu như không thể tuân theo loại quy luật này, nếu như không có loại bản năng này, vậy nhân loại còn không bằng động vật. Vì vậy, cho dù trong thời gian nuôi dưỡng ngươi, cha mẹ đã cho ngươi bao nhiêu sự nuôi dưỡng và thực hiện bao nhiêu trách nhiệm, thì họ chỉ đang làm một việc nên làm trong phạm vi năng lực của một con người thọ tạo, đó là bản năng của họ. Ngươi xem, con chim nhỏ đó trước mùa sinh sản một tháng đã không ngừng tìm nơi an toàn để xây tổ, chim đực, chim cái luân phiên ra ngoài, tha các loại cỏ nhỏ, lông vũ, nhánh cây và bắt đầu làm tổ trên cái cây tương đối rậm rạp. Những cái tổ nhỏ của các loài chim đều đặc biệt chắc chắn, đặc biệt tinh tế. Vì thế hệ sau, chim đã tốn rất nhiều công sức xây tổ, xếp tổ. Sau khi xếp tổ xong, đến lúc ấp trứng, trong tổ đó luôn luôn có chim, chim đực, chim cái một ngày 24 tiếng thay phiên, đặc biệt ân cần, chốc lát con này bay về, chốc lát con kia bay đi. Không lâu sau, có những con chim con đã ra khỏi vỏ, chui đầu ra ngoài, ngươi liền nghe chim con trên cây bắt đầu kêu “ê a ê a”, chim lớn một lát bay trở về mớm sâu cho chim con ăn, một lát lại bay trở về mớm cho chim con ăn cái gì đó, đặc biệt ân cần. Một hai tháng sau, có những chú chim con đã lớn lên một chút, có thể đứng trên thành tổ mà vỗ cánh, chim lớn liền bay tới bay lui, luân phiên mớm cho chim con ăn, bảo vệ chim con. Có một năm, Ta nhìn thấy trên không trung có một con quạ, trong mỏ ngậm một con chim non, con chim non kia kêu vô cùng thê thảm, chắc là có ý cầu cứu. Quạ đen ngậm chim non bay phía trước, phía sau có một đôi chim lớn đang đuổi theo, đôi chim lớn kia kêu cũng rất thê thảm, cuối cùng quạ đen bay xa rồi. Cho dù có đuổi kịp con quạ hay không, chim non có thể cũng đã chết. Đôi chim lớn kia ở phía sau vừa khóc vừa gào, khiến người ở dưới đất đều kinh động, ngươi nói xem, tiếng kêu kia thê thảm đến nhường nào. Thực ra, chúng nó không phải chỉ có một đứa con đó, cả tổ của chúng nó phải có ba bốn con, nhưng một con bị tha đi, chúng nó vừa khóc vừa gào đuổi theo sau. Ngươi nhìn xem, thế giới động vật, thế giới sinh vật chính là như vậy, có thể không nề hà phiền phức mà nuôi dưỡng con cái. Những con chim đó hàng năm đều bay về, hàng năm đều xây tổ một lần nữa, hàng năm đều làm chuyện giống nhau, ấp trứng, cho chim con ăn, còn dạy chim con tập bay. Khi tập bay, chim con bay không cao, có đôi khi rơi xuống đất. Chúng ta còn từng cứu chúng vài lần và nhanh chóng thả nó vào trong tổ. Chim lớn thì mỗi ngày đều dạy dỗ, đến một ngày nào đó, những con chim con này đều rời tổ bay đi, cái tổ đó liền trống không. Đến năm thứ hai lại có một đôi chim lớn mới đến làm tổ, ấp trứng, nuôi dưỡng chim con. Mọi loại sinh vật hoặc động vật đều có những bản năng, quy luật này, chúng tuân theo rất tốt, thực hành rất đúng, không ai có thể phá vỡ được. Còn có một số động vật đặc biệt, như hổ, sư tử, chúng nó đến khi trưởng thành liền tách ra khỏi cha mẹ, thậm chí có con đực trở thành đối thủ của cha mẹ, nên cắn thì cắn, nên tranh thì tranh, nên đấu thì đấu, rất bình thường, đây là quy luật. Chúng không bàn đến chuyện tình cảm, cũng không sống trong tình cảm như nhân loại, “Phải báo ân, phải trả ơn, phải nghe lời cha mẹ, không hiếu thuận với cha mẹ thì sẽ bị người khác khiển trách, mắng chửi, nói xấu sau lưng, tôi không chịu nổi điều này!”. Trong thế giới động vật không có những câu nói này. Tại sao con người có thể có những câu nói này? Bởi vì trong xã hội, trong đám đông có đủ loại tư tưởng, dư luận sai lầm, con người sau khi bị những tư tưởng dư luận sai lầm này ảnh hưởng, gặm nhấm, ăn mòn, con người liền có cách diễn giải, xử lý khác nhau đối với mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, cuối cùng coi cha mẹ như chủ nợ của mình, cả đời trả thế nào cũng không hết. Thậm chí có người cha mẹ đã chết, nhưng bởi vì một việc làm cho cha mẹ không vui, không được như ý nguyện mà cả đời họ cảm thấy áy náy, cảm thấy hổ thẹn với ân tình của cha mẹ. Ngươi nói xem, làm vậy có thừa thãi không? Con người sống trong tình cảm, chỉ có thể bị các loại tư tưởng đến từ tình cảm quấy nhiễu. Con người sống trong hoàn cảnh bị những tư tưởng của nhân loại bại hoại bao phủ, sẽ bị các loại tư tưởng sai lầm quấy nhiễu, cho nên con người sống rất mệt mỏi, không đơn giản như những sinh vật khác. Nhưng ngày nay, nhờ vào công tác của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã bày tỏ lẽ thật để cho con người biết chân tướng của tất cả những sự thật này, để cho con người hiểu được lẽ thật, khi con người hiểu được lẽ thật rồi, những quan điểm tư tưởng sai lầm này sẽ không trở thành gánh nặng của ngươi nữa, cũng không còn khiến ngươi xử lý mối quan hệ với cha mẹ bằng những quan điểm tư tưởng sai lầm, ngươi sẽ sống nhẹ nhõm hơn. Sống nhẹ nhõm không có nghĩa là không biết trách nhiệm, nghĩa vụ của con người là gì, ngươi vẫn biết trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, chỉ là xem con người lựa chọn quan điểm gì, phương thức gì để đối đãi với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thôi. Một con đường là đi theo con đường tình cảm, xử lý theo phương thức tình cảm, xử lý theo phương thức và quan điểm tư tưởng mà Sa-tan dẫn dắt; một con đường là xử lý những chuyện này theo lời Đức Chúa Trời đã dạy dỗ con người. Khi xử lý những chuyện này dựa vào những tư tưởng quan điểm sai lầm của Sa-tan, con người chỉ có thể sống trong vướng mắc tình cảm, luôn không phân biệt rõ được đúng sai, con người trong tình huống như vậy chỉ có thể sống trong một cái lưới, luôn bị quấy rầy bởi những chuyện như “Ngươi đúng rồi, ta sai rồi, ngươi cho ta nhiều, ta cho ngươi ít, ngươi vong ân phụ nghĩa, ngươi thật quá đáng” v.v., mà lại chẳng bao giờ nói cho rõ ràng. Nhưng sau khi hiểu lẽ thật, con người nhảy thoát ra khỏi cái lưới của tình cảm và thoát ra khỏi tư tưởng quan điểm sai lầm, những chuyện này trở nên đơn giản. Nếu ngươi tuân theo một nguyên tắc lẽ thật, một loại quan điểm tư tưởng đúng đắn đến từ Đức Chúa Trời, thì ngươi sống một cách rất nhẹ nhõm. Dù là dư luận xã hội, cảm giác của lương tâm, hay là gánh nặng tình cảm, đều không còn trở thành trở ngại trong việc ngươi xử lý mối quan hệ này với cha mẹ, ngược lại sẽ giúp ngươi có thể đối diện với mối quan hệ này một cách có lý tính và đúng đắn. Ngươi làm như vậy theo nguyên tắc lẽ thật mà Đức Chúa Trời ban cho con người, thì cho dù có người nói xấu sau lưng ngươi, sâu trong nội tâm ngươi cũng bình an, yên ổn, sẽ không chịu ảnh hưởng của nó, ít nhất ở sâu trong nội tâm, ngươi không mắng mình là kẻ vô ơn, sâu trong nội tâm không còn sự cáo buộc của lương tâm. Bởi vì ngươi biết rằng tất cả những gì ngươi làm là làm theo phương thức mà Đức Chúa Trời đã dạy dỗ ngươi, ngươi đang nghe, thuận phục lời của Đức Chúa Trời, và tuân theo con đường Đức Chúa Trời. Nghe lời của Đức Chúa Trời, tuân theo con đường của Đức Chúa Trời là lương tri mà con người nên có nhất, ngươi làm được thì mới là con người chân chính, ngươi không làm được thì chính là kẻ vô ơn. Có phải như vậy không? (Thưa, phải.) Điểm này có phải đã thấy rõ ràng rồi hay không? Thấy rõ ràng là một mặt, con người có thể từng bước nhìn thấu nó, có thể đưa vào thực hành hay không, lại là một mặt khác. Muốn đạt đến việc nhìn thấy rõ ràng thì cần trải qua một khoảng thời gian, muốn nhìn thấy rõ ràng sự thật và thực chất này, đạt đến làm việc có nguyên tắc thì thời gian quá ngắn không được, bởi vì con người trước hết phải thoát khỏi ảnh hưởng của các loại tư tưởng quan điểm sai lầm, tà ác, mặt khác, quan trọng hơn là có thể giải quyết sự trói buộc, ảnh hưởng của lương tâm và tình cảm trong chính mình, nhất là vượt qua cửa ải tình cảm của chính mình. Nếu ngươi thừa nhận trên lý thuyết rằng lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật, là đúng, những tư tưởng quan điểm sai lầm mà Sa-tan tiêm nhiễm là không đúng đắn, trên lý thuyết thì biết rồi, nhưng ngươi không thể vượt qua được cửa ải tình cảm này, ngươi luôn cảm thấy cha mẹ đáng thương, ân tình của cha mẹ đối với ngươi quá lớn, cha mẹ đã trả giá quá nhiều cho ngươi, đã làm quá nhiều cho ngươi, đã chịu khổ quá nhiều, bóng dáng cha mẹ làm mọi thứ cho ngươi, những gì họ nói, thậm chí mỗi một cái giá họ phải trả cho ngươi, đều rõ mồn một trong lòng ngươi, mỗi một cửa ải này đối với ngươi mà nói đều là từng bước ngoặt quan trọng, đều không dễ dàng vượt qua. Thật ra, cửa ải khó vượt nhất chính là bản thân ngươi. Nếu đi qua từng cửa từng cửa một, ngươi sẽ hoàn toàn buông bỏ tình cảm đối với cha mẹ từ trong lòng. Thông công về phương diện này, không phải để ngươi phản bội cha mẹ, càng không phải để ngươi vạch rõ giới hạn với cha mẹ, chúng ta không vận động một phong trào, không cần vạch rõ giới hạn, chỉ là để trong lòng ngươi có một nhận thức đúng đắn về những chuyện này, để ngươi có thể tiếp nhận một quan điểm tư tưởng đúng đắn, ngoài ra, khi những chuyện này xảy ra với ngươi, ngươi có thể không bị nó quấy nhiễu, cũng không bị nó trói buộc tay chân, quan trọng hơn là, khi những chuyện này xảy ra, nó sẽ không ảnh hưởng đến việc ngươi thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, như vậy đã đạt được mục đích rồi. Người sống trong xác thịt có thể đạt tới việc hoàn toàn không có những thứ này trong tư tưởng, không có bất kỳ vướng mắc tình cảm nào với cha mẹ hay không? Không thể nào. Con người trên thế giới này, ngoài cha mẹ ra thì chính là con cái của mình, đây là hai bên thân thiết nhất trong quan hệ xác thịt của con người, quan hệ giữa cha mẹ và con cái là không cắt đứt được, không phải bảo ngươi tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ với họ về mặt hình thức, sống chết cũng không qua lại với nhau, mà là khiến ngươi có thể xử lý đúng đắn mối quan hệ với họ. Những chuyện này có khó khăn hay không? Những khó khăn này tùy theo mức độ con người hiểu lẽ thật sâu chừng nào, cũng tùy theo sự tăng lên của tuổi tác, sẽ dần dần giảm nhẹ, giảm bớt. Các ngươi xem, con người lúc 20 tuổi đối với sự lưu luyến cha mẹ là một mức độ, đến 30 tuổi, 40 tuổi lại là một mức độ khác, sau khi đến 50 tuổi thì càng lạnh nhạt hơn, 60, 70 tuổi thì không cần phải nói, họ càng xem nhẹ hơn, nó sẽ chuyển biến theo sự tăng lên của tuổi tác.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger