Cách mưu cầu lẽ thật (19) Phần 4
Ngoại trừ có những kỳ vọng này đối với con cái trưởng thành ra, thì mọi cha mẹ trong thiên hạ còn có một yêu cầu chung đối với con cái của mình, chính là hy vọng chúng có thể hiếu thuận, đối xử tốt với cha mẹ. Đương nhiên, người của mỗi chủng tộc, mỗi khu vực riêng biệt sẽ đưa ra một vài yêu cầu cụ thể hơn đối với con cái. Ví dụ như, ngoài việc phải hiếu thuận với cha mẹ ra, còn phải chăm sóc cha mẹ đến già, sau khi trưởng thành có thể sống cùng cha mẹ, chịu trách nhiệm với cuộc sống của cha mẹ. Đây chính là điều cuối cùng liên quan đến những kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái đời sau mà chúng ta sắp nói đến – yêu cầu con cái phải hiếu thuận với mình, hơn nữa phải chăm sóc mình lúc về già. Đây có phải là ước nguyện ban đầu của mọi bậc cha mẹ khi sinh con, cũng là một yêu cầu cơ bản đối với con cái không? (Thưa, phải.) Khi con cái còn quá nhỏ chưa hiểu chuyện, cha mẹ đã hỏi chúng: “Lớn lên con kiếm tiền cho ai tiêu? Có cho cha mẹ tiêu không?” “Có”. “Có cho ông bà nội tiêu không?” “Có”. “Có cho ông bà ngoại tiêu không?” “Có”. Ngươi nói xem đứa bé này tổng cộng có thể kiếm được bao nhiêu tiền, thế mà cha mẹ cũng phải nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại cũng phải nuôi, cô bảy dì tám đều phải nuôi. Ngươi nói xem gánh nặng của đứa bé nặng cỡ nào, có phải xui xẻo hay không? (Thưa, phải.) Mặc dù trẻ con nói năng ngô nghê, không biết cái mình nói rốt cuộc là cái gì, nhưng nó phản ánh một hiện thực, chính là cha mẹ nuôi dạy con cái đều có mục đích, hơn nữa mục đích không đơn thuần như vậy, cũng không đơn giản như vậy. Khi đứa trẻ còn rất nhỏ, cha mẹ đã bắt đầu có yêu cầu, còn luôn thăm dò, hỏi nó: “Sau này lớn lên, con có nuôi cha mẹ không?” “Nuôi”. “Nuôi ông bà nội không?” “Nuôi”. “Nuôi ông bà ngoại không?” “Nuôi”. “Con thương ai nhất?” “Thương mẹ nhất”. Cha ghen tị hỏi, “Vậy còn cha?” “Thương cha nhất”. Mẹ lại ghen tị, “Rốt cuộc con thương ai nhất?” “Cả cha và mẹ”. Như vậy cả cha mẹ đều hài lòng. Khi đứa con vừa mới biết nói, cha mẹ đã bắt đầu giành lấy sự hiếu thuận của con cái đối với mình, tranh thủ để sau khi đứa trẻ lớn lên có thể đối xử tốt với mình. Tuy rằng đứa trẻ nói còn chưa rõ, không hiểu chuyện lắm, nhưng cha mẹ cũng có được một loại hứa hẹn từ trong câu trả lời của con, đồng thời cũng muốn nhìn thấy tương lai nơi con cái, hy vọng đứa con mà mình nuôi dạy không phải là người vong ân bội nghĩa, mà là một đứa con hiếu thuận, là một đứa con có thể thực hiện trách nhiệm với mình, càng là một đứa con có thể khiến cho mình trông cậy được, có thể chăm sóc cho mình lúc về già. Tuy rằng từ lúc con cái còn nhỏ họ đã bắt đầu hỏi chúng câu này, nhưng đây không phải là một câu hỏi đơn giản, mà hoàn toàn chính là một loại yêu cầu, mong đợi từ sâu thẳm nội tâm của cha mẹ đối với con cái. Nó là một loại mong đợi rất thực, cũng là một loại yêu cầu rất thực. Cho nên chỉ cần con cái bắt đầu hiểu chuyện thì cha mẹ sẽ hy vọng con cái có thể vào lúc mình ốm đau mà ân cần hỏi han, ở cạnh giường bệnh mà bầu bạn, chăm sóc, cho dù chỉ là rót chút nước. Dù không làm được cái gì, dù không thể chu cấp về mặt kinh tế hoặc là một vài sự giúp đỡ thực tế hơn, nhưng ít nhất con cái phải có tấm lòng hiếu thảo này. Tấm lòng hiếu thảo này khi con cái còn nhỏ, cha mẹ sẽ nhìn thấy được, hơn nữa họ cũng phải thường xuyên kiểm nghiệm một chút. Ví dụ, khi sức khỏe cha mẹ không tốt, hoặc khi làm việc mệt nhọc, thì xem con có biết bưng trà rót nước cho cha mẹ, lấy giày cho cha mẹ, giặt quần áo, nấu một bữa cơm đơn giản, có là cơm chiên trứng cũng được, hoặc hỏi cha mẹ “Mẹ có mệt không? Mẹ mệt như vậy, hay là con nấu cơm nhé”. Còn có cha mẹ sẽ đi ra ngoài vào ngày nghỉ lễ, đến giờ cơm cố ý không về nấu cơm, xem con mình trưởng thành rồi có hiểu chuyện hay không, có biết nấu cơm cho cha mẹ hay không, có biết hiếu thuận, cảm thông với cha mẹ hay không, có thể chia sẻ khó khăn của cha mẹ hay không, có phải kẻ vô ơn hay không, có phải nuôi con uổng công rồi không. Trong giai đoạn con cái đang lớn, thậm chí đến giai đoạn sau khi trưởng thành, cha mẹ luôn luôn kiểm tra, lén theo dõi chuyện này, đồng thời cũng luôn yêu cầu con cái của mình rằng, “Không được làm kẻ vô ơn, cha mẹ nuôi sống con vì cái gì? Chính là để con có thể chăm sóc cho chúng ta lúc về già, chẳng lẽ nuôi con không công sao? Con không nên ngỗ nghịch với cha mẹ, cha mẹ nuôi con không dễ dàng gì, rất vất vả. Con nên cảm thông, nên biết điều đó”. Nhất là trong giai đoạn được gọi là nổi loạn, tức là từ giai đoạn dậy thì chuyển qua giai đoạn trưởng thành, một số đứa trẻ có chút không hiểu chuyện, chẳng biết phân định gì, thường xuyên ngỗ nghịch với cha mẹ, còn gây ra những việc phiền toái, cha mẹ vừa khóc vừa ầm ĩ vừa cằn nhằn: “Con không biết khi con còn bé, vì nuôi dạy con, cha mẹ đã chịu bao nhiêu là khổ! Không ngờ con lớn lên lại là thứ chẳng ra gì, không có một chút hiếu thuận nào, cũng không biết chia sẻ việc nhà, chia sẻ khó khăn của cha mẹ. Con chẳng hề biết cha mẹ đã khó khăn như thế nào. Con không hiếu thuận, con ngỗ nghịch, không phải là người tốt!”. Ngoài việc tức giận vì con cái có một vài hành vi không nghe lời hoặc quá khích trong học tập hoặc trong cuộc sống ra, còn có một chuyện khác làm cha mẹ tức giận, chính là vì không nhìn thấy tương lai nơi con cái, hoặc nhìn thấy tương lai chúng không hiếu thuận, không thể cảm thông cho cha mẹ, không thương cha mẹ, trong lòng không có cha mẹ, nói chính xác hơn là không biết hiếu thuận với cha mẹ. Vậy từ góc nhìn của cha mẹ, đứa trẻ như vậy sẽ không trông cậy được, có thể nó chính là kẻ vô ơn, chính là một đứa con ngỗ nghịch, cha mẹ sẽ rất đau lòng, cảm thấy những sự trả giá và tiêu tốn dành cho con cái đều uổng công, lỗ vốn, không đáng. Cha mẹ sẽ hối hận, trong lòng sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng, đau lòng. Nhưng những gì họ đã từng bỏ ra đã không thu lại được, càng thu không được thì càng hối hận, lại càng muốn yêu cầu con cái hiếu thuận, “Con hiếu thuận một chút được không? Con hiểu chuyện một chút được không? Sau này con lớn lên chúng ta có thể trông cậy vào con được không?”. Ví dụ như, cha mẹ cần tiền thì không cần nói gì con cái cũng đem tiền về cho, cha mẹ muốn ăn thịt hoặc là muốn ăn món ngon, nhiều dinh dưỡng thì không cần nói gì con cái cũng sẽ đem về cho, đặc biệt cảm thông với cha mẹ, cho dù công việc bận rộn bao nhiêu, gánh nặng gia đình nặng cỡ nào thì trong lòng luôn nghĩ đến cha mẹ. Cha mẹ sẽ cảm thấy, “Ôi, mình trông cậy vào đứa con này được rồi, cuối cùng nó cũng trưởng thành rồi. Sinh lực và tiền bạc mình bỏ ra để nuôi dạy nó đều xứng đáng, thấy được sự báo đáp rồi”. Hễ con cái làm chút chuyện không như ý, cha mẹ sẽ dùng lòng hiếu thuận hay không hiếu thuận để phán định con cái, sẽ xác định con cái là không hiếu thuận, không trông cậy được, là kẻ vô ơn, nuôi dạy uổng công.
Còn có cha mẹ đôi khi công việc bận rộn hoặc là đi làm ở bên ngoài về hơi muộn nên con cái tự mình ở nhà nấu cơm, ăn xong không để lại gì cho cha mẹ. Khi người trẻ chưa đến độ tuổi đó thì đôi khi chúng sẽ không nghĩ tới được, hoặc là cũng không có thói quen đó, hoặc là có người thật sự không có nhân tính đó, chúng sẽ không nghĩ cho người khác và chăm sóc cho người khác. Cũng có thể là bởi vì chịu ảnh hưởng của cha mẹ, cũng có thể là bản thân nhân tính của chúng vốn ích kỷ, nấu cơm xong thì chúng sẽ ăn một mình, không để lại cho cha mẹ chút nào, cũng không nấu thêm một phần cho cha mẹ. Cha mẹ trở về nhìn thấy thì đau lòng, buồn bã. Buồn cái gì? Vì cho rằng con cái không hiếu thuận, không hiểu chuyện. Nhất là mẹ đơn thân, nhìn thấy đứa trẻ như vậy thì càng buồn bã, bắt đầu vừa khóc vừa gào, “Mẹ nuôi con lớn như vậy dễ lắm sao? Mẹ vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi con lớn như vậy, mẹ đi làm mệt mỏi như vậy, về đến nhà, ngay cả bữa cơm con cũng không nấu cho mẹ. Cho dù là nấu cháo, dù không nóng cũng là tấm lòng của con. Con đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn không hiểu chuyện này!”. Chúng không hiểu rằng làm điều như thế là không thích hợp, nhưng nếu như không có kỳ vọng vào chúng thì ngươi có tức giận không? Ngươi sẽ so đo với chuyện này không? Ngươi có coi việc này là một tiêu chuẩn để đánh giá lòng hiếu kính của con người không? Chúng không nấu cơm cho ngươi thì ngươi tự nấu, nếu không có chúng thì sao, không phải ngươi vẫn phải sống tốt như thường sao? Nếu chúng không hiếu thuận, có phải ngươi không nên sinh nó ra hay không? Nếu thật sự cả đời chúng cũng không biết thương ngươi, không biết chăm sóc ngươi, vậy làm sao đây? Ngươi sẽ nhìn nhận chuyện này một cách đúng đắn, hay là vì chuyện này mà tức giận, buồn bã, hối hận, suốt ngày giận dỗi với chúng? Ngươi làm thế nào mới là đúng đắn đây? (Thưa, phải đối đãi một cách đúng đắn.) Nói đi nói lại cũng không biết làm thế nào, cuối cùng gặp người khác ngươi sẽ nói: “Đừng sinh con, chị sinh một đứa sẽ hối hận một đứa, sinh con không tốt, nuôi con cũng không tốt, nuôi lớn rồi cũng trở thành kẻ vô ơn thôi! Hãy cứ tự mình đối xử tốt với mình một chút, không cần trông cậy vào ai vì ai cũng không trông cậy được! Ai cũng nói có thể trông cậy vào con cái, trông cậy cái gì chứ? Chúng trông cậy vào mình thì đúng hơn. Mình đối tốt với chúng trăm phần, ngược lại chúng đối với mình thì sao. Chúng cho mình một phần tốt đẹp thì đã coi như nể mặt mình lắm rồi, đã coi như không phụ lòng mình”. Lời này có đúng hay không? Đây có phải là một loại ngôn luận, một loại tư tưởng, quan điểm trong xã hội hay không? (Thưa, phải.) “Ai cũng nói nuôi con để dưỡng già, nhưng chúng nấu cho cha mẹ bữa cơm còn khó, huống chi là chăm sóc khi về già, không trông cậy được đâu!”. Đây là những lời gì? Đây có phải là kêu ca hay không? (Thưa, phải.) Sao lại nảy sinh lời kêu ca này? Có phải cha mẹ kỳ vọng quá cao vào con cái không? Cha mẹ có tiêu chuẩn yêu cầu với chúng, yêu cầu chúng sau khi lớn lên nhất định phải hiếu thuận với ngươi, nhất định phải cảm thông cho ngươi, ngươi nói gì thì chúng đều phải nghe, phải làm như thế nào mới là hiếu thuận, mới là việc mà con cái nên làm. Sau khi ngươi có yêu cầu như vậy, có tiêu chuẩn như vậy rồi, dù cho con cái làm như thế nào cũng không có khả năng đạt đến yêu cầu này của ngươi, nên ngươi trong lòng đầy càm ràm, đầy lời oán trách, con cái làm như thế nào ngươi cũng đều cảm thấy thật hối hận khi sinh chúng ra, đều thấy mất nhiều hơn được, không được báo đáp. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Có phải là do mục đích nuôi dạy con cái của ngươi không đúng nên mới như thế hay không? (Thưa, phải.) Nó gây ra hậu quả như vậy là đúng hay không đúng? (Thưa, không đúng.) Gây ra hậu quả như vậy là không đúng, rõ ràng là mục đích ban đầu của việc nuôi dạy con cái đã không đúng rồi. Nuôi dạy con cái vốn dĩ là một loại trách nhiệm và nghĩa vụ của loài người, ban đầu là bản năng của loài người, sau đó chính là một loại nghĩa vụ và trách nhiệm của loài người. Không tồn tại việc con cái phải hiếu thuận với cha mẹ, phải chăm sóc cho cha mẹ khi họ về già, hoặc là con cái phải hiếu thuận thì cha mẹ mới nên sinh ra và nuôi dưỡng con cái. Nguồn gốc của mục đích này vốn dĩ đã không thuần khiết, cho nên cuối cùng nó dẫn đến việc con người nói ra tư tưởng, quan điểm sai lầm rằng “Ôi, nhất định đừng nuôi dạy con cái”. Nếu mục đích đã không thuần khiết thì tư tưởng, quan điểm mà họ nảy sinh cũng không đúng, vậy có phải cần chỉnh đốn, cần buông bỏ hay không? (Thưa, cần.) Vậy làm thế nào để buông bỏ, làm thế nào để chỉnh đốn? Mục đích như thế nào mới là đúng đắn? Tư tưởng, quan điểm như thế nào mới là đúng đắn? Nghĩa là ngươi xử lý quan hệ này với con cái như thế nào là đúng đắn? Trước tiên, việc ngươi nuôi dạy con cái là do ngươi lựa chọn, ngươi nguyện ý sinh chúng, chúng được sinh ra một cách bị động. Ngoài nhiệm vụ và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho nhân loại là sinh sôi nòi giống, đồng thời cũng ngoài tiền định của Đức Chúa Trời, với tư cách làm cha mẹ thì nguyên nhân chủ quan, xuất phát điểm chủ quan là do cha mẹ nguyện ý sinh con. Ngươi nguyện ý sinh con, vậy ngươi nên nuôi chúng, nuôi dạy chúng trưởng thành, để cho chúng độc lập. Ngươi nguyện ý sinh con, ngươi đã đạt được rất nhiều và hưởng rất nhiều lợi ích từ việc nuôi dạy con cái. Trước hết, ngươi hưởng thụ thời gian vui vẻ sống cùng con cái, cũng hưởng thụ quá trình nuôi dạy con cái. Quá trình này tuy rằng đắng cay ngọt bùi đều có, nhưng phần nhiều là một loại hạnh phúc của việc ngươi được ở bên con cái, con cái ở bên ngươi. Đó là một quá trình bắt buộc phải trải nghiệm đối với nhân tính. Ngươi hưởng thụ những thứ này, ngươi đã nhận được rất nhiều từ con cái, đúng không? Con cái mang đến cho cha mẹ niềm vui, sự bầu bạn. Thông qua cái giá phải trả, thời gian và sinh lực bỏ ra của mình, cha mẹ nhìn một sinh mạng nho nhỏ dần dần trưởng thành, bắt đầu từ một sinh mạng ngây thơ, chuyện gì cũng không biết, dần dần biết nói chuyện, có khả năng sắp xếp ngôn ngữ, có khả năng học tập, phân biệt các loại tri thức, có khả năng đối thoại, giao tiếp với ngươi, còn có khả năng nhìn nhận, đối đãi bình đẳng với mọi chuyện. Cha mẹ đã trải nghiệm một quá trình như vậy. Đối với cha mẹ mà nói, đây là một quá trình mà bất kỳ chuyện gì cũng không thay thế được, bất kỳ vai trò nào cũng không thay thế được. Cha mẹ đã hưởng thụ những thứ này, có được những thứ này từ con cái. Đối với cha mẹ mà nói, đây cũng đã là một sự an ủi và là một thu hoạch lớn lao. Thực ra, từ việc sinh con, nuôi dạy con cái này, ngươi đã đạt được rất nhiều từ con cái. Về phần con cái có hiếu thuận với ngươi hay không, trước khi chết ngươi có thể trông cậy vào chúng cái gì hay không, ngươi có thể đạt được gì từ chúng, điều này phải xem giữa các ngươi có duyên phận chung sống cùng nhau hay không, và nó phụ thuộc vào sự tiền định của Đức Chúa Trời. Mặt khác, con cái sống trong hoàn cảnh như thế nào, có điều kiện sống như thế nào, điều kiện của chúng có đủ để chăm sóc ngươi hay không, kinh tế có dư dả hay không, có dư tiền bạc cho ngươi hưởng thụ và giúp đỡ về vật chất cho ngươi hay không, điều này cũng phụ thuộc vào sự tiền định của Đức Chúa Trời. Còn nữa, về mặt chủ quan, với tư cách là cha mẹ, ngươi có số hưởng thụ được những vật chất, tiền bạc, hoặc là an ủi về mặt tình cảm hay không, điều này cũng phụ thuộc vào sự tiền định của Đức Chúa Trời. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Những thứ này đều không phải là thứ con người có thể đòi mà có. Ngươi xem, có những đứa con không được cha mẹ thích lắm, cha mẹ cũng không muốn sống cùng với chúng, nhưng Đức Chúa Trời đã tiền định cho chúng sống cùng với cha mẹ, vậy thì chúng sẽ không có cách nào đi xa được, sẽ không rời khỏi cha mẹ, cả đời này chúng đều dính lấy cha mẹ, ngươi có đánh chúng cũng không đi. Còn có những đứa con thì cha mẹ rất muốn sống cùng với chúng, khó lòng xa chúng, luôn nhớ nhung chúng. Nhưng bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng lại không thể cùng cha mẹ sống chung một thành phố, thậm chí không thể sống chung một đất nước, gặp mặt nói chuyện cũng rất khó. Tuy rằng hiện tại việc truyền tin đã phát triển, có thể gọi video nói chuyện, nhưng cũng khác với việc được chung sống cùng nhau mỗi ngày. Con cái bởi vì nguyên nhân nào đó phải ra nước ngoài, vì công việc hoặc là bởi vì sau khi kết hôn phải sống ở nơi khác, v.v. chúng phải ở rất xa cha mẹ, gặp mặt một lần cũng khó, gọi một cuộc điện thoại hoặc là gọi video còn phải xem thời gian, bởi vì chênh lệch múi giờ hoặc là nhiều thứ không thuận tiện khác, nên không thể thường xuyên nói chuyện với cha mẹ. Những khía cạnh lớn này có liên quan với điều gì? Có phải đều liên quan đến sự tiền định của Đức Chúa Trời hay không? (Thưa, phải.) Không phải ý nguyện chủ quan của cha mẹ hay ý muốn của con cái có thể quyết định được, quan trọng nhất là phải xem sự tiền định của Đức Chúa Trời. Mặt khác, cha mẹ lo lắng không biết sau này có thể trông cậy vào con cái hay không. Ngươi muốn trông cậy điều gì? Trông cậy chúng trà bưng nước rót? Cái này tính là trông cậy gì chứ? Bưng trà rót nước không phải chính ngươi cũng có thể làm được sao? Nếu ngươi khỏe mạnh, có thể đi lại, có thể tự lo liệu, cái gì cũng tự mình làm là tốt lắm rồi, cứ phải người khác hầu hạ mới là tốt sao? Cứ phải hưởng thụ sự chăm sóc của con cái, có con cái bầu bạn, con cái hầu hạ mọi nơi mọi lúc mới chính là hạnh phúc sao? Chưa chắc. Nếu ngươi không thể đi lại, chúng thật sự hầu hạ ngươi mọi nơi mọi lúc, chuyện đó đối với ngươi mà nói là một loại hạnh phúc sao? Nếu để cho ngươi lựa chọn, ngươi chọn mình khỏe mạnh, không cần con cái chăm sóc, hay là lựa chọn mình bại liệt trên giường, con cái ở bên cạnh ngươi, ngươi chọn cái nào? (Thưa, chọn khoẻ mạnh.) Có sức khoẻ thật tốt biết bao, cho dù là sống đến 80 tuổi, 90 tuổi hay là sống thọ 100 tuổi, ngươi đều có thể tự lo liệu, như thế mới là chất lượng sống tốt. Tuy rằng khi ngươi già rồi, suy nghĩ cũng chậm, trí nhớ cũng không tốt, ăn cái gì cũng ít, làm cái gì cũng chậm, làm cái gì cũng không làm được tốt như trước, cũng không tiện đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể lo liệu được cuộc sống cơ bản, như thế thật tốt biết bao! Con cái thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi, ngày nghỉ trở về bầu bạn với cha mẹ một chút, như vậy là được rồi, yêu cầu cao như vậy làm gì? Luôn muốn trông cậy vào con cái, vậy con cái nhất định phải là nô lệ của ngươi, ngươi mới vui sao? Suy nghĩ này của con người có phải là ích kỷ hay không? Luôn yêu cầu con cái hiếu thuận, phải trông cậy vào con cái, trông cậy vào cái gì chứ? Cha mẹ ngươi có trông cậy vào ngươi không? Cha mẹ ngươi còn không trông cậy vào ngươi, ngươi dựa vào cái gì mà muốn trông cậy vào con cái của ngươi? Như vậy có phải là không nói lý lẽ hay không? (Thưa, phải.)
Trong chuyện kỳ vọng con cái hiếu thuận, một mặt cha mẹ phải biết mọi chuyện đều có sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, đều phụ thuộc vào sự tiền định của Đức Chúa Trời. Mặt khác, con người phải có lý trí, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng con cái vốn dĩ đã là trải qua một chuyện đặc biệt trong cuộc đời. Ngươi đã nhận được không ít từ con cái, thể nghiệm được những chua cay mặn đắng, hạnh phúc vui vẻ khi nuôi dạy con cái. Quá trình này đối với ngươi mà nói là một kinh nghiệm phong phú trong cuộc đời, đương nhiên cũng là một loại thể nghiệm khó quên. Nó là một loại bù đắp cho sự thiếu sót, vô tri trong nhân tính của ngươi. Từ chuyện nuôi dạy con cái, ngươi đã có được điều ngươi nên có, nếu ngươi không biết đủ, còn yêu cầu con cái làm người hầu hạ, nô lệ của ngươi, yêu cầu con cái cả đời vì ngươi đã từng nuôi dạy nó mà trả nợ cho ngươi, dùng sự hiếu thuận với ngươi để trừ nợ, trước khi ngươi chết thì có thể chăm sóc cho ngươi, sau đó thì lo ma chay cho ngươi, có thể đặt ngươi vào quan tài, xác thịt ngươi sẽ không thối rữa ở nhà, sau khi ngươi chết phải khóc đến chết đi sống lại, để tang cho ngươi, đại tang ba năm, v.v.. Bắt con cái dùng những thứ này để trả nợ, đây chính là không nói lý lẽ, không có nhân tính. Ngươi thấy đấy, khi dạy bảo con người về chuyện đối đãi với cha mẹ, Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu con người phải hiếu thuận với cha mẹ là được rồi, đâu có yêu cầu người làm con phải phụng dưỡng cha mẹ cho đến khi cha mẹ chết. Đức Chúa Trời không giao cho con người trách nhiệm và nghĩa vụ này, Ngài không phán như vậy. Giữa cha mẹ và con cái, Đức Chúa Trời chỉ khuyên con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ – lời này rất mơ hồ, phạm vi rất lớn. Nói một cách cụ thể ở thời điểm hiện tại thì chính là thực hiện chút trách nhiệm trong phạm vi khả năng và điều kiện của ngươi là được rồi, chỉ đơn giản như vậy. Đức Chúa Trời chỉ có chút yêu cầu này đối với con cái. Vậy người làm cha mẹ nên lĩnh hội chuyện này như thế nào? Đức Chúa Trời cũng không yêu cầu “Con cái phải hiếu thuận với cha mẹ, phải chăm sóc cha mẹ đến già, lo đến lúc lâm chung”, vậy người làm cha mẹ thì nên buông bỏ lòng ích kỷ của mình, đừng vì ngươi sinh con ra mà khiến mọi sự của chúng đều xoay quanh ngươi, nếu chúng không xoay quanh ngươi, không coi ngươi là trung tâm thì ngươi mắng chúng, luôn khiến lương tâm chúng bị khiển trách, nói với chúng rằng “Con là một kẻ vô ơn, bất hiếu, ngỗ nghịch, nuôi con lớn như vậy cũng không trông cậy được”, luôn mắng con cái, tạo gánh nặng cho con cái như vậy, điều này là không đúng. Ngươi yêu cầu con cái phải hiếu thuận, yêu cầu con cái phải ở bên cạnh bầu bạn, chăm sóc ngươi khi về già, lo đến lúc lâm chung, đi đâu cũng phải nghĩ đến ngươi, đây vốn dĩ đã là một cách làm sai lầm, một loại suy nghĩ, tư tưởng phi nhân tính. Loại tư tưởng này ít nhiều đều có trong các nhóm người ở các quốc gia hoặc chủng tộc khác nhau, nhưng xét từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, người Trung Quốc đặc biệt chú trọng hiếu đạo. Từ xưa đến nay họ luôn nói về chuyện này, coi chuyện này là một phần của nhân tính, là một tiêu chuẩn để đánh giá người tốt hay người xấu. Đương nhiên, trong xã hội cũng hình thành một loại tập tục, một loại dư luận, nếu như con cái không hiếu thuận, cha mẹ cũng sợ mất mặt, người làm con cũng cảm thấy không mang nổi tiếng xấu này. Dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, cha mẹ cũng bị đầu độc sâu sắc bởi tư tưởng truyền thống này, yêu cầu con cái phải hiếu thảo một cách không cần nghĩ ngợi, không cần phân định. Nuôi dạy con cái để làm gì? Đâu phải là vì mục đích của ngươi, mà là vì trách nhiệm và nghĩa vụ Đức Chúa Trời giao cho ngươi. Đây một mặt là bản năng của nhân loại, mặt khác cũng là trách nhiệm của nhân loại. Ngươi sinh con vì bản năng và trách nhiệm, chứ không phải là để dưỡng già, để con cái chăm sóc ngươi lúc về già, quan điểm này có đúng đắn hay không? (Thưa, có.) Vậy người không có con thì có thể không già đi hay sao? Nếu già đi thì chắc chắn sẽ thê thảm sao? Chưa chắc, đúng không? Người không có con cái vẫn sống đến già, có người còn khỏe mạnh, an hưởng tuổi già, an hưởng những năm tháng cuối đời. Vậy người có con cái thì chắc chắn tuổi già sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh sao? (Thưa, cũng chưa chắc.) Cho nên khi về già, sức khỏe, hạnh phúc của cha mẹ, trạng thái cuộc sống, chất lượng cuộc sống về mặt vật chất, thực ra không liên quan nhiều, không liên quan trực tiếp đến lòng hiếu thuận của con cái. Trạng thái cuộc sống, chất lượng cuộc sống, trạng thái sức khỏe của ngươi lúc về già đều liên quan đến sự tiền định của Đức Chúa Trời đối với ngươi, liên quan đến hoàn cảnh cuộc sống mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, chứ không liên quan trực tiếp đến việc con cái có hiếu thuận hay không. Hiện trạng cuộc sống lúc tuổi già của ngươi như thế nào, con cái không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm với chuyện này. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Cho nên, cho dù thái độ của con cái đối với cha mẹ là gì, cho dù con cái nguyện ý chăm sóc, hay là chăm sóc khá hời hợt, hay căn bản là không muốn chăm sóc, đó cũng là thái độ của con cái. Chúng ta tạm thời không đứng ở góc độ con cái để nói, chỉ đứng ở góc độ cha mẹ mà nói. Cha mẹ không nên yêu cầu con cái phải hiếu thuận, phải chăm sóc mình khi về già, phải gánh vác cuộc sống tuổi già của cha mẹ, không cần thiết. Đây một mặt là loại thái độ mà cha mẹ nên có đối với con cái, mặt khác cũng là tôn nghiêm mà cha mẹ nên có, đương nhiên còn có một mặt quan trọng hơn, đó là nguyên tắc đối xử với con cái mà cha mẹ với tư cách là loài thọ tạo nên tuân thủ. Nếu con cái có tâm, có lòng hiếu thảo, sẵn lòng chăm sóc ngươi, ngươi cũng không cần từ chối; con cái không muốn chăm sóc ngươi, ngươi cũng không cần suốt ngày than thở, trong lòng thấy khó chịu, không cam lòng, hoặc là oán giận con cái. Cuộc sống, sự sinh tồn của mình thì mình nên tự chịu trách nhiệm, tự mình gánh vác trong phạm vi khả năng có thể của mình, không nên đổ sang cho người khác, nhất là đổ sang cho con cái. Ngươi nên đối mặt một cách tích cực, chủ động và đúng đắn với cuộc sống không có con cái bầu bạn, không có con cái bên cạnh giúp đỡ, nghĩa là dù rời khỏi con cái, mình cũng có thể độc lập mà đối mặt với những chuyện xảy ra trong cuộc sống. Đương nhiên, nếu cần sự giúp đỡ cần thiết của con cái, ngươi cũng có thể yêu cầu chúng, nhưng yêu cầu này không phải được xây dựng trên cơ sở của những tư tưởng, quan điểm rằng con cái phải hiếu thuận với ngươi hoặc ngươi phải trông cậy vào chúng, mà là mỗi người đều làm gì đó cho đối phương từ góc độ thực hiện trách nhiệm của mình, như vậy sẽ có thể xử lý quan hệ giữa cha mẹ và con cái một cách lý tính. Đương nhiên, nếu như cả hai bên đều có lý tính, đều cho nhau không gian, cũng có thể tôn trọng lẫn nhau, đến cuối cùng, mối quan hệ giữa hai bên chắc chắn có thể tốt hơn, sống chung với nhau một cách hoà hợp, quý trọng mối tình thân này, cũng quý trọng sự chăm sóc, lo lắng, quan tâm của nhau. Đương nhiên, làm những việc đó trên cơ sở tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau thì có nhân tính hơn, thích hợp hơn. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Khi con cái có thể đối xử và thực hiện trách nhiệm của chúng một cách đúng đắn, làm cha mẹ, ngươi cũng không còn những yêu cầu quá đáng, quá mức đối với con cái nữa. Trong tình huống như vậy, ngươi sẽ cảm thấy tất cả những gì chúng làm rất tự nhiên, rất bình thường, ngươi sẽ cảm thấy rất tốt, sẽ không nhìn nhận chuyện này như trước đây, tức là chúng làm thế nào ngươi nhìn cũng không vừa mắt, làm thế nào cũng không đúng, chúng làm thế nào cũng không trả hết món nợ là công ngươi nuôi dạy chúng. Ngược lại, ngươi sẽ có thái độ đúng đắn khi đối mặt với tất cả những chuyện này, có con cái bầu bạn, hiếu thuận thì ngươi sẽ cảm tạ Đức Chúa Trời, cảm thấy mình có con cái tử tế, có nhân tính. Còn nếu không có con cái ở bên hiếu thuận, ngươi cũng không oán hận Đức Chúa Trời, cũng sẽ không cảm thấy hối hận vì đã nuôi dạy chúng, lại càng không hận chúng. Tóm lại, cha mẹ có thể đối mặt một cách đúng đắn với thái độ mà con cái đối xử với mình, đây là điều quan trọng nhất. Đối mặt một cách đúng đắn, nghĩa là không có yêu cầu quá đáng đối với chúng, cũng không có hành vi quá khích đối với chúng, càng không có bất kỳ đánh giá, xét đoán nào không phù hợp với nhân tính hoặc không tích cực đối với những chuyện chúng làm. Như vậy, ngươi sẽ sống có tôn nghiêm. Với tư cách là cha mẹ mà nói, dựa vào khả năng và điều kiện của mình, đương nhiên cũng dựa vào sự tiền định của Đức Chúa Trời, Ngài cho ngươi cái gì thì ngươi hưởng thụ cái đó, còn nếu không cho ngươi thì ngươi cũng nên cảm tạ Ngài, nên vâng phục, không nên so bì, “Xem con nhà người ta kìa, đứa con kia thật hiếu thuận, rảnh rỗi thì sẽ đưa cha mẹ nó đi hóng gió, đi du lịch phương nam, mỗi lần trở về đều xách theo túi này túi nọ, đó gọi là một đứa con hiếu thuận! Xem con nhà người ta đi, như thế gọi là trông cậy được, nuôi con để dưỡng già, phải nuôi đứa con như vậy mới được. Xem con trai của chúng ta kìa, chuyến nào về nhà cũng tay không, cái gì cũng không mua, chẳng những tay không, mà về cũng chẳng được mấy bận, không gọi thì nó không về, sau khi gọi về thì muốn ăn, muốn uống, chứ việc gì cũng không muốn làm”. Nếu đã như vậy thì cũng đừng gọi nó về, ngươi gọi nó trở về không phải là tự mình tìm tức giận sao? Ngươi biết nó trở về là ăn không ngồi rồi, vậy ngươi còn gọi nó về làm gì? Nếu ngươi không có mục đích, ngươi có gọi nó về không? Còn không phải chính ngươi không biết tự trọng và có lòng tư lợi sao? Ngươi luôn muốn trông cậy vào nó chút gì đó, hy vọng mình không nuôi dạy nó uổng công, hy vọng đứa con mình nuôi không phải là kẻ vô ơn. Ngươi luôn muốn chứng minh đứa con ngươi nuôi không phải là kẻ vô ơn, mà là một đứa con hiếu thuận, ngươi chứng minh cái này có tác dụng gì? Ngươi tự mình sống thật tốt không được sao? Ngươi nói xem không có con cái thì có sống được hay không? (Thưa, sống được.) Sống như thường. Ví dụ cho chuyện này quá nhiều rồi, phải không?
Có người còn có quan niệm rất hủ bại, lỗi thời, nói rằng: “Trong lúc con người còn sống, có con cái hiếu thuận hay không hiếu thuận thực ra đều không quan trọng, nhưng đến lúc chết, dù thế nào cũng phải đóng quan tài khiêng đi. Nếu không có con cái ở bên cạnh, chết cũng không ai biết, xác thịt sẽ phải thối rữa ở trong nhà”. Không ai biết thì sao? Chết thì cũng chết rồi, chết thì không biết gì nữa, xác thịt đã chết thì linh hồn cũng đã rời khỏi từ lâu rồi. Khi xác thịt chết đi cho dù ở đâu, dù như thế nào, chẳng phải cũng đã chết rồi sao? Cho dù có đặt trong quan tài, làm lễ tang hoành tráng và chôn cất thì xác thịt chẳng phải cũng sẽ thối rữa sao? Con người ai cũng cảm thấy, “Có con cái ở bên cạnh có thể đặt mình vào quan tài, còn có thể mặc áo liệm, trang điểm, làm lễ tang hoành tráng, đây là chuyện vẻ vang. Nếu chết không ai làm lễ tang, không ai đưa tiễn, thì giống như cuộc đời này không có dấu chấm hết vậy”. Suy nghĩ này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Bây giờ giới trẻ không quá chú trọng vào những thứ này, nhưng có rất nhiều người ở vùng hẻo lánh, còn có những người lớn tuổi hơn một chút và những người không có kiến thức, tư tưởng, quan điểm cho rằng con cái nhất định phải chăm sóc cha mẹ khi về già, phải đưa tang đã cắm sâu trong lòng họ, ngươi thông công lẽ thật như thế nào họ cũng không tiếp nhận, việc này dẫn đến hậu quả cuối cùng là gì? Đó chính là họ bị hại một cách sâu sắc. Khối u ác tính này vẫn luôn ẩn giấu bên trong, vậy thì ngươi sẽ bị nó đầu độc, khi nào moi nó ra, loại bỏ nó đi, ngươi mới không bị nó đầu độc nữa, ngươi sống sẽ được tự do. Bất kỳ cách làm sai lầm nào cũng là do một loại tư tưởng sai lầm dẫn đến, người ta sợ chết sẽ thối rữa trong nhà nên luôn suy ngẫm rằng: “Mình phải nuôi con trai, khi con trai trưởng thành, mình không thể để nó đi xa. Lỡ như đến lúc mình chết, con trai không ở bên thì phải làm sao? Không ai chăm sóc khi về già, không ai đưa tang, đó là một tiếc nuối lớn của cuộc đời! Nếu có người chăm sóc khi về già, đưa tang cho mình, thì đời này coi như không sống uổng phí, là một cuộc đời hoàn mỹ. Dù thế nào cũng đừng để hàng xóm chê cười”. Loại tư tưởng này có phải rất hủ bại hay không? (Thưa, phải.) Cổ hủ, sa đọa, coi trọng xác thịt quá mức! Xác thịt thực ra là không đáng một xu, sau khi trải qua sinh lão bệnh tử thì chẳng còn gì nữa. Chỉ khi nào trong lúc còn sống mà đạt được lẽ thật, được cứu rỗi, thì con người mới trường tồn mãi mãi; ngươi không đạt được lẽ thật, xác thịt chết đi, thối rữa thì chẳng còn gì nữa, con cái có hiếu thuận với ngươi, ngươi cũng không hưởng thụ được. Người đã chết, con cái đem bỏ vào trong quan tài chôn cất, cái xác thịt già nua kia thì có thể cảm giác được cái gì? Nó vẫn còn tri giác sao? (Thưa, không có.) Không còn tri giác gì nữa. Nhưng khi còn sống, con người lại coi trọng chuyện này, còn yêu cầu rất cao đối với chuyện con cái có thể lo ma chay cho mình hay không, đây có phải là ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Có những đứa con nói với cha mẹ rằng: “Chúng con đã tin Ðức Chúa Trời, khi cha mẹ còn sống, chúng con hiếu thuận với cha mẹ, chăm sóc cho cha mẹ khi về già và hầu hạ cha mẹ, nhưng đợi đến khi cha mẹ chết, chúng con sẽ không làm lễ tang cho cha mẹ”. Cha mẹ nghe được lời này liền tức giận. Ngươi nói xem, những chuyện khác có thế nào cũng không tức giận, nhưng hễ nói đến chuyện này, họ sẽ nổi cơn tam bành: “Mày nói cái gì? Cái đồ bất hiếu này, tao đánh gãy chân của mày! Tao thà rằng không sinh ra mày, tao đánh chết mày!”. Ngươi nói xem những chuyện khác đều không chọc giận được họ, chỉ chuyện này là chọc giận được họ thôi. Khi còn sống, con cái của họ có cơ hội đối xử tốt với họ, nhưng họ cứ phải yêu cầu con cái lo ma chay cho mình, bởi vì tin Ðức Chúa Trời nên con cái nói với họ: “Đến khi cha chết, chúng con sẽ không tổ chức nghi lễ cho cha mà sẽ hỏa táng cha, chúng con sẽ tìm một chỗ để bình tro cốt cho đàng hoàng, vậy là xong việc. Khi còn sống chúng con đã cho cha hưởng thụ chút phúc của con cái, cho cha ăn ngon mặc ấm, không để cha phải tức giận”. Như vậy có thực tế không? Họ nói: “Những việc này đều không quan trọng, điều cha muốn là sau khi cha chết các con phải làm lễ tang cho cha. Nếu con không chăm sóc cho cha khi về già và đưa tang cho cha, cha sẽ không để yên cho con đâu!”. Con người ngu xuẩn đến mức đạo lý đơn giản như vậy cũng không thông, nói thế nào cũng nghe không hiểu, giống như động vật vậy. Cho nên, nếu ngươi mưu cầu lẽ thật, với tư cách là cha mẹ, trước hết đối với chuyện con cái có hiếu thuận hay không, có thể chăm sóc ngươi khi về già và đưa tang hay không, ngươi nên buông bỏ những tư tưởng, quan điểm truyền thống, hủ hóa, sa đọa này, có thể nhìn nhận chuyện này một cách đúng đắn. Nếu con cái thật sự có lòng hiếu thảo, ngươi hãy tiếp nhận cho đúng đắn. Nếu như con cái không có điều kiện, không có sức lực, hoặc là không có suy nghĩ hiếu thuận với ngươi, sau này khi ngươi già đi, chúng không thể ở bên cạnh chăm sóc ngươi, hoặc là khi ngươi chết không thể đưa tang cho ngươi, vậy ngươi cũng không cần yêu cầu, cũng không cần buồn bã. Mọi sự đều nằm trong tay Ðức Chúa Trời, đời người có lúc, chết có nơi, sống ở đâu, chết ở đâu đều có sự tiền định của Ðức Chúa Trời. Cho dù con cái có hứa hẹn gì với ngươi, như “Lúc cha chết, con nhất định sẽ ở bên trông nom cha, con tuyệt đối sẽ không làm cha thất vọng”, nhưng Đức Chúa Trời không sắp đặt hoàn cảnh như vậy. Ngươi sắp chết, con cái của ngươi vẫn không ở bên cạnh ngươi, cho dù chúng có gấp rút thế nào cũng không quay về được, sẽ không thấy mặt ngươi lần cuối. Ngươi tắt thở ba ngày, năm ngày, xác thịt đã thối rữa, chúng mới quay về. Lời hứa của con ngươi có tác dụng không? Chính chúng còn không thể làm chủ mình. Ta đã phán lời này với ngươi từ lâu rồi, nhưng ngươi không tin, ngươi cứ phải để chúng hứa hẹn, chúng hứa hẹn có tác dụng không? Ngươi là kiểu ăn bánh vẽ cho đỡ đói lòng, cảm thấy con cái có thể làm được câu hứa hẹn kia, chúng thật sự có thể làm được sao? Không làm được. Hàng ngày chúng ở đâu, làm chuyện gì, tương lai như thế nào, chính chúng cũng không biết. Hứa hẹn của chúng thực ra là lừa ngươi, cho ngươi viên thuốc an thần, vậy mà ngươi còn cho là thật. Ngươi vẫn nhìn không thấu được rằng số phận con người nằm trong tay Đức Chúa Trời.
Cha mẹ và con cái có bao nhiêu duyên phận, có thể nhận được bao nhiêu từ con cái, người ngoại đạo gọi đó là cái gì mà “được nhờ” hoặc là “không được nhờ”, lời này chúng ta cũng không biết là có ý nghĩa gì. Tóm lại việc chúng ta có thể trông cậy được từ con cái hay không, nói trắng ra là đều có mệnh số, đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời, không phải ngươi đơn phương muốn như thế nào thì sẽ như thế đó. Đương nhiên, con người ai cũng suy nghĩ chuyện tốt đẹp, đều muốn kiếm chút lợi ích gì đó nơi con cái, nhưng sao ngươi không nhìn xem ngươi có cái số đó hay không và số mệnh ngươi có chuyện đó hay không? Duyên phận giữa ngươi và con cái là bao lâu, mỗi một công việc ngươi làm trong cuộc đời này có liên quan đến con cái hay không, Đức Chúa Trời có sắp xếp cho con cái tham gia vào những sự kiện trọng đại trong cuộc đời ngươi hay không, khi ngươi gặp phải những sự kiện trọng đại, trong những thành viên tham gia có con cái ngươi hay không, những điều này đều phụ thuộc vào sự tiền định của Đức Chúa Trời. Nếu như Đức Chúa Trời không tiền định, thì khi ngươi nuôi dạy con cái trưởng thành rồi, dù ngươi không đuổi chúng ra ngoài thì đến lúc nào đó chúng cũng sẽ tự mình đi. Con người phải nhìn thấu chuyện này. Nếu nhìn không thấu chuyện này, ngươi sẽ luôn có dục vọng cá nhân, luôn luôn có yêu cầu cá nhân, luôn vì sự hưởng thụ xác thịt của mình mà đặt ra đủ loại quy tắc, tiếp nhận đủ loại tư tưởng, cuối cùng thì sao? Đến lúc chết đi ngươi sẽ biết, cả đời này ngươi làm không ít chuyện ngu xuẩn, suy nghĩ rất nhiều chuyện trên trời, căn bản không phù hợp với sự thật, cũng không phù hợp với sự tiền định của Đức Chúa Trời. Đến khi chết đi ngươi mới hiểu thì không phải đã quá muộn rồi sao? Phải vậy không? (Thưa, phải.) Nhân lúc hiện tại vẫn còn sống, chưa hồ đồ, vẫn còn có thể tiếp nhận một vài sự vật, sự việc tích cực, thì hãy mau chóng tiếp nhận. Tiếp nhận, không phải là biến nó thành một loại tư tưởng, lý luận, cũng không phải là biến nó thành một loại khẩu hiệu, mà là thử làm như vậy, thực hành như vậy. Buông bỏ các loại suy nghĩ, các loại ham muốn cá nhân của mình từng chút từng chút một, đừng cảm thấy mình là cha mẹ, mình làm như thế nào cũng đúng, làm như thế nào cũng được, làm như thế nào con cái cũng nên tiếp nhận, thiên hạ không có đạo lý như vậy. Cha mẹ là người, vậy con cái không phải là người sao? Con cái không phải là vật phụ thuộc của ngươi, cũng không phải nô lệ của ngươi, chúng là một loài thọ tạo độc lập, chúng hiếu thuận hay không hiếu thuận có liên quan gì đến ngươi? Cho nên, dù cha mẹ như thế nào, con cái bao nhiêu tuổi, chúng đã đến tuổi hiếu thuận với ngươi hay chưa, đến tuổi sống độc lập hay chưa, cha mẹ đều nên có suy nghĩ như vậy. Cha mẹ phải xây dựng tư tưởng và quan điểm đối xử đúng đắn với con cái, không nên cực đoan, cũng không nên lấy những tư tưởng, quan điểm sai lầm, thối nát hoặc là cổ hủ để đánh giá mọi chuyện này. Những tư tưởng, quan điểm này phù hợp với quan niệm của con người, cũng phù hợp với lợi ích, nhu cầu xác thịt, nhu cầu tình cảm của con người, nhưng chúng không phải là lẽ thật. Cho dù ngươi cảm thấy chúng có chính đáng hay không, tóm lại, những thứ này cuối cùng sẽ mang đến cho con người đủ loại phiền toái, vướng mắc, chỉ có thể làm cho ngươi rơi vào đủ loại khốn cảnh, bộc phát sự nóng nảy với con cái. Ngươi nói lý lẽ của ngươi, chúng nói lý lẽ của chúng, cuối cùng, ngươi hận chúng, chúng hận ngươi, ngươi oán trách chúng, chúng oán trách ngươi, người thân giờ chẳng còn là người thân, mà trở mặt thành thù rồi. Nếu ai cũng tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận tư tưởng, quan điểm đúng đắn thì những chuyện này sẽ rất dễ đối mặt, những mâu thuẫn và bất hoà nảy sinh trong đó cũng sẽ được giải quyết. Nhưng nếu ngươi cứ kiên trì giữ quan niệm truyền thống thì những vấn đề này không những sẽ không được giải quyết, mà mâu thuẫn nảy sinh từ đó sẽ càng ngày càng sâu. Bản thân văn hóa truyền thống vốn dĩ không phải là tiêu chí để đánh giá sự việc, sự vật. Trong chuyện này liên quan đến những thứ thuộc về nhân tính, còn trộn lẫn tình cảm của con người, ham muốn cá nhân, sự nóng nảy của con người, và những thứ xuất phát từ xác thịt khác. Đương nhiên, trong văn hóa truyền thống còn có một thứ mang tính thực chất nhất, đó chính là sự giả tạo. Dùng sự hiếu thuận của con cái để chứng minh cha mẹ giáo dục tốt, để chứng minh con cái của mình có nhân tính. Tương tự như vậy, con cái dùng sự hiếu thuận đối với cha mẹ để chứng minh mình không phải là người vong ân bội nghĩa, mình là người khiêm tốn, quân tử, bằng cách đó có chỗ đứng trong các chủng tộc, các nhóm người trong xã hội, dùng nó làm vốn liếng sinh tồn. Đây vốn dĩ là thứ giả tạo nhất, mang tính thực chất nhất trong văn hóa truyền thống, những thứ này đều không phải là tiêu chí để đánh giá sự việc, sự vật. Cho nên, với tư cách là cha mẹ mà nói, họ nên buông bỏ những yêu cầu này đối với con cái, dùng tư tưởng, quan điểm đúng đắn để đối đãi với con cái, để nhìn nhận thái độ mà con cái dành cho mình. Nếu như nói ngươi không có lẽ thật, không hiểu lẽ thật, vậy ít nhất ngươi nên dùng góc độ của nhân tính mà nhìn. Nhìn từ góc độ của nhân tính là nhìn như thế nào? Con cái sinh sống trong xã hội này, sinh sống trong các nhóm người, các chức vụ công việc, các tầng lớp, thì cuộc sống của chúng cũng không dễ dàng gì. Chúng có những chuyện phải đối mặt và xử lý trong các hoàn cảnh khác nhau, chúng có cuộc sống của riêng mình, cũng có số phận mà Đức Chúa Trời đặt ra cho chúng, chúng cũng có phương thức sinh tồn của riêng mình. Đương nhiên, đối với xã hội hiện đại này mà nói, áp lực của bất kỳ một người độc lập nào trong xã hội này cũng đều rất lớn. Đối mặt với vấn đề sinh tồn, đối mặt với quan hệ cấp trên cấp dưới, còn cả đối mặt với vấn đề về con cái, v.v. áp lực của họ đều rất lớn. Công bằng mà nói, mỗi người đều sống không dễ dàng gì. Nhất là trong hoàn cảnh sống hỗn loạn, nhịp độ nhanh, khắp nơi đầy rẫy cạnh tranh, nồng nặc mùi máu như hiện nay, mỗi người đều trải qua cuộc sống không dễ dàng, đều rất gian nan. Điều này được tạo thành như thế nào thì chúng ta không cần phải nói nữa. Con người sống trong hoàn cảnh như vậy, nếu không tin Đức Chúa Trời, cũng không thực hiện bổn phận, thì không có đường để đi, con đường duy nhất của họ chính là mưu cầu thế giới, giữ mình sống sót, không ngừng thích nghi với thế giới này, không ngừng trả bất kỳ giá nào vì tương lai của mình, vì sự sinh tồn của mình, để sống qua mỗi một ngày. Thực ra, mỗi một ngày họ đều rất đau khổ, đều là vật lộn mà vượt qua. Cho nên, nếu cha mẹ lại yêu cầu con cái làm như thế này, như thế kia thêm nữa, đó chắc chắn là một loại tàn phá, giày vò họa vô đơn chí đối với thân xác và tâm hồn của chúng. Cha mẹ có nhóm người quen biết trong cuộc sống của mình, cũng có cách sống và hoàn cảnh sống của mình, con cái cũng có hoàn cảnh sống, không gian sinh tồn và bối cảnh cuộc sống của mình. Nếu cha mẹ can thiệp quá nhiều hoặc có quá nhiều yêu cầu đối với con cái, bắt chúng làm cái này làm cái kia vì cha mẹ, coi đây là một sự báo đáp cho những thứ mình đã bỏ ra cho con cái. Nhìn vào điểm này thì cha mẹ làm như vậy là rất vô nhân đạo, đúng không? Cho dù con cái sống như thế nào, sinh tồn như thế nào, chúng gặp phải khó khăn như thế nào trong xã hội, cha mẹ cũng không có trách nhiệm và nghĩa vụ vì chúng mà làm bất kỳ chuyện gì. Nhưng cha mẹ cũng không được thêm bất kỳ phiền toái và vướng víu nào vào trong cuộc sống phức tạp, hoặc là hiện trạng cuộc sống khốn khó của con cái, cha mẹ nên làm như vậy. Đừng yêu cầu quá nhiều đối với con cái của mình, cũng đừng chỉ trích con cái của mình quá nhiều, nên bình tĩnh mà xem xét, sống chung bình đẳng với chúng, đặt mình vào hoàn cảnh của chúng mà suy nghĩ. Đương nhiên, cha mẹ cũng phải xử lý tốt cuộc sống của mình, cha mẹ mà như vậy thì sẽ được con cái tôn trọng, cũng đáng được người khác tôn trọng. Với tư cách là cha mẹ, nếu như ngươi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, vậy thì dù cho thực hiện bổn phận nào trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi đều không có thời gian nghĩ đến những chuyện như yêu cầu con cái hiếu thuận, trông cậy con cái chăm sóc khi về già. Nếu như còn có người như vậy, vậy thì đó không phải là người có đức tin thực sự, càng không phải là người mưu cầu lẽ thật, đều là kẻ hồ đồ, người không tin. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Nếu cha mẹ bận rộn, có bổn phận phải thực hiện, công việc bận rộn, thì càng không nên đề cập đến chuyện con cái có hiếu thuận hay không. Nếu cha mẹ luôn nói “Con cái không hiếu thuận, không trông cậy được, cũng không thể chăm sóc cho tôi khi về già”, vậy đây là ngươi ăn no rửng mỡ, quá nhàn rỗi, không có việc gì nên đi kiếm chuyện. Phải vậy không? Nếu gặp phải những người cha mẹ như vậy thì phải làm sao? Phải dạy cho họ bài học. Dạy như thế nào đây? Ngươi nói: “Bản thân cha không sinh hoạt được nữa sao? Cha đã đến mức không ăn được cơm, không uống được nước rồi sao? Cha đã đến mức sống không nổi rồi sao? Sống được thì sống, sống không được thì chết vậy!”. Ngươi dám nói những lời này không? Các ngươi nói xem, nói như vậy có nhân đạo không? (Thưa, chúng con không dám nói lời này.) Nói không nên lời, đúng không? Không nỡ lòng. (Thưa, phải.) Các ngươi lớn tuổi hơn một chút nữa thì sẽ có thể nói ra lời này, nếu cha mẹ làm quá nhiều chuyện khiến con người tức giận thì ngươi sẽ có thể nói ra được. Cha mẹ vẫn đối xử với ngươi quá tốt, chưa làm tổn thương ngươi, nếu họ làm tổn thương ngươi thì ngươi sẽ có thể nói ra lời này. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Nếu họ suốt ngày đòi ngươi về nhà, họ nói: “Về nhà đi, đem tiền cho ta, đồ vô ơn!”, suốt ngày mắng ngươi, suốt ngày nguyền rủa ngươi thì ngươi sẽ có thể nói ra những lời này rồi. Ngươi sẽ nói: “Cha sống được thì sống, sống không được thì chết! Không có con cái thì sống không được sao? Cha nhìn đi, cụ già nhà kia không có con cái, chẳng phải vẫn sống rất tốt, rất vui vẻ sao? Mỗi ngày tự mình lo liệu cho cuộc sống của mình, có chút thời gian thì ra ngoài đi dạo, tập thể dục, cuộc sống mỗi ngày rất phong phú. Cha xem cha cái gì cũng không thiếu, sao cha lại không sống được nữa? Cha không biết tự trọng, cha đáng chết! Con cái hiếu thuận với cha là điều nên làm sao? Con cái không phải là nô lệ của cha, không phải là tài sản riêng của cha, con đường của cha phải dựa vào chính cha mà đi, con cái không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm này. Đồ ăn, đồ mặc, đồ dùng đều cung cấp cho cha, cha cũng sống đầy đủ, vậy cha còn làm ầm ĩ cái gì? Làm ầm ĩ nữa thì con sẽ đưa cha đến viện dưỡng lão!”. Đối với loại cha mẹ này thì phải xử lý như vậy, đúng không? Không thể nuông chiều được. Nếu con cái không ở bên cạnh chăm sóc, họ sẽ khóc lóc rên rỉ suốt ngày, giống như trời sập xuống vậy, sống không nổi. Sống không nổi, vậy ngươi để cho họ chết thử xem, họ không chết đâu, họ tiếc cái mạng của mình mà. Quy tắc sống của họ là muốn sống dựa vào người khác, sống tốt hơn, tự tại hơn, tùy ý hơn. Hạnh phúc, niềm vui của họ đều phải xây dựng trên sự đau khổ của con cái, đây có phải là cha mẹ đáng chết hay không? (Thưa, phải.) Con cái ngày ngày ở bên cạnh họ, hầu hạ họ, họ mới hài lòng, vui vẻ, họ đắc ý thì con cái phải đau khổ, phải chịu đựng. Cha mẹ như vậy có phải đáng chết hay không? (Thưa, phải.)
Về điều cuối cùng của chủ đề kỳ vọng của cha mẹ đối với thế hệ sau, hôm nay chúng ta thông công đến đây thôi. Đối với chuyện con cái có hiếu thuận hay không, có thể trông cậy được không, có thể chăm sóc cha mẹ khi về già và đưa tang cho họ hay không, có phải Ta đã nói rõ ràng rồi không? (Thưa, phải.) Ngươi làm cha mẹ thì không nên có những yêu cầu như vậy, ngươi không nên có tư tưởng, quan điểm như vậy, cũng không nên có những kỳ vọng như vậy đối với con cái của ngươi. Con cái không nợ ngươi, ngươi nuôi dạy chúng là trách nhiệm, nuôi chúng tốt hay không tốt đó là một chuyện khác, chúng không nợ ngươi một chút nào cả. Chúng đối xử tốt với ngươi, chăm sóc ngươi cũng chỉ là thực hiện trách nhiệm, chứ không phải trả nợ, chúng không hề nợ ngươi. Cho nên, con cái không có nghĩa vụ phải hiếu thuận với ngươi, phải để cho ngươi trông cậy, để ngươi dựa vào. Hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Chúng chăm sóc ngươi, để ngươi dựa vào, cho ngươi chút tiền tiêu, cũng chỉ là trách nhiệm mà người làm con cái nên làm, đó không phải là hiếu đạo. Lúc trước chúng ta đã nói qua ví dụ “Dê còn biết ơn quỳ bú, quạ còn biết nghĩa trở lại mớm nuôi”, động vật đều biết đạo lý này, ngay cả động vật cũng có thể làm được, huống chi là con người! Con người là loài thọ tạo cao cấp nhất trong tất cả các sinh vật, là một loài thọ tạo có tư tưởng, có nhân tính, có tình cảm do Đức Chúa Trời tạo ra. Là con người thì không cần giáo dục cũng hiểu được chuyện này. Về chuyện con cái có hiếu thuận hay không, xét về tổng thể thì phải xem Đức Chúa Trời có tiền định duyên phận giữa các ngươi hay không, giữa các ngươi có quan hệ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau hay không, ngươi có thể hưởng được phúc này hay không. Xét từ khía cạnh nhỏ thì phải xem con cái của ngươi có nhân tính đó hay không, nếu chúng thật sự có lương tâm lý trí, ngươi không cần giáo dục thì ngay từ nhỏ chúng đã hiểu được. Nếu từ nhỏ đã hiểu được như vậy, ngươi nói xem, lớn lên không phải chúng sẽ càng hiểu hơn sao? Phải vậy không? (Thưa, phải.) Từ nhỏ đã biết đạo lý “Kiếm tiền cho cha mẹ tiêu mới là đứa trẻ ngoan”, vậy sau khi lớn lên không phải chúng sẽ càng hiểu hơn sao? Còn cần giáo dục sao? Còn cần cha mẹ giáo dục tư tưởng cho chúng như vậy sao? Không cần. Cho nên, cha mẹ yêu cầu con cái phải hiếu thuận, phải chăm sóc khi về già và đưa tang, đây đều là cách làm ngu xuẩn. Đứa bé ngươi sinh ra không phải là người sao? Là cây to hay hoa nhựa? Chúng không hiểu hay sao mà ngươi còn phải giáo dục? Chuyện này ngay cả loài chó cũng hiểu. Ngươi xem, lúc hai con chó ở cùng với mẹ, những con chó khác xông đến sủa mẹ nó, nó không bằng lòng, nó đứng sau lan can mà bảo vệ mẹ nó, không cho những con chó khác sủa mẹ nó. Con chó kia còn biết, huống chi là con người! Không cần giáo dục, thực hiện trách nhiệm là việc mà con người có thể làm được, cha mẹ không cần tiêm nhiễm tư tưởng như vậy cho con cái, chúng sẽ tự làm. Nếu chúng không có nhân tính, cho dù có điều kiện chúng cũng không làm; nếu chúng có nhân tính và cũng có điều kiện thì chúng tự khắc sẽ làm. Cho nên, trong chuyện con cái có hiếu thuận hay không, cha mẹ không cần yêu cầu, nhắc nhở, chỉ trích, làm như vậy đều là thừa thãi. Ngươi có thể hưởng thụ được sự hiếu thuận của con cái đó là cái phúc của ngươi, ngươi hưởng thụ không được cũng không phải là tổn thất gì, mọi thứ đều có Đức Chúa Trời tiền định, đúng không? Được rồi, hôm nay chúng ta thông công đến đây thôi. Tạm biệt!
Ngày 27 tháng 5 năm 2023
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?