Mưu cầu lẽ thật là gì (15) Phần 2

Lần trước, chúng ta đã thông công xong về câu nói về đức hạnh: “Được giao việc gì cũng phải tận tâm xử lý”. Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Trước hết, chúng ta nên cố gắng tìm cách mổ xẻ tư tưởng và quan điểm sai lầm trong câu nói về đức hạnh này cũng như ý đồ của Sa-tan là gì khi đề xướng câu nói này. Thành ngữ Trung Quốc có câu: “Lòng dạ nham hiểm khôn lường”, vậy lòng dạ nham hiểm khôn lường của Sa-tan nằm ở đâu? Đây là những gì chúng ta cần phải phơi bày và mổ xẻ. “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” là một tư tưởng và câu nói khác mà Sa-tan đề xướng trong nhân loại, và nhìn bề ngoài có vẻ là lời nói hùng hồn, có khí khái và uy lực. Vậy câu nói này có gì khí khái đến vậy? Nó có đáng trân trọng và khắc cốt ghi tâm không? Có đáng để nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo quan điểm và tư tưởng này không? Nó có gì đáng để tiếp thu không? Nó có phải là một câu nói tích cực không? Nếu nó không phải là một điều tích cực hay một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, thì nó có tác động tiêu cực gì đến con người? Khi đề xướng câu nói như thế này và tiêm nhiễm tư tưởng, quan điểm này vào con người, ý đồ của Sa-tan là gì? Chúng ta nên phân định nó như thế nào? Nếu ngươi có thể phân định nó, thì câu này sẽ bị phủ nhận và bác bỏ trong thâm tâm ngươi, và ngươi sẽ không còn bị nó ảnh hưởng nữa. Dù câu này đôi khi sẽ lóe lên trong tâm trí ngươi và làm nhiễu loạn sâu trong tâm linh ngươi, nhưng nếu ngươi có thể phân định nó, thì ngươi sẽ không bị nó ràng buộc hay trói buộc. Theo các ngươi, câu nói: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” có gì đáng để tiếp thu không? Đây có phải là một câu nói có ảnh hưởng tích cực đến mọi người không? (Thưa, không.) Các ngươi có muốn trở thành một quân tử không? Làm quân tử là điều tốt hay điều xấu? Làm quân tử hay ngụy quân tử tốt hơn? Làm quân tử hay tiểu nhân tốt hơn? Các ngươi chưa bao giờ suy nghĩ về những vấn đề này sao? (Thưa, chưa.) Mặc dù các ngươi chưa suy nghĩ về những điều này, nhưng có một điều chắc chắn: các ngươi thường sử dụng từ “quân tử”, nói những điều như: “Thà làm chân tiểu nhân còn hơn là ngụy quân tử”, rồi “Bậc chân quân tử thì tinh thần độ lượng đến mức bị xúc phạm cũng không chấp mà có thể tha thứ. Đó mới gọi là quân tử!”. Việc ngươi có thể nói những điều này chứng tỏ điều gì về ngươi? Có phải nó chứng tỏ rằng quân tử có một vị thế nhất định trong tư tưởng, quan điểm của ngươi, và những câu nói hệ tư tưởng về quân tử tồn tại trong tâm trí ngươi không? Chúng ta có thể nói như vậy được không? (Thưa, có.) Ngươi tán thành và ngưỡng mộ những người trong xã hội cư xử như quân tử và những người được gọi là quân tử, và ngươi nỗ lực để trở thành quân tử, để được xem là quân tử thay vì tiểu nhân. Nếu có người nói: “Anh đích thị là tiểu nhân”, thì ngươi sẽ rất buồn. Nhưng nếu có người nói: “Anh đích thị là quân tử”, thì ngươi sẽ phấn khởi. Đó là bởi ngươi cảm thấy nếu ai đó khen ngợi ngươi bằng cách gọi ngươi là quân tử, thì vô hình trung, nhân cách ngươi được nâng lên, và phương thức cũng như phương pháp hành xử và hành động của ngươi được khẳng định. Tất nhiên, sau khi ngươi nhận được kiểu khẳng định này trong xã hội, thì ngươi cảm thấy mình có thân phận tôn quý và không phải là người ti tiện hay thuộc hạng hạ đẳng. Chính nhân quân tử, dù là truyền thuyết hay thực sự tồn tại, đều chiếm một vị trí nhất định trong sâu thẳm lòng người. Vì vậy, khi Ta hỏi các ngươi xem quân tử hay tiểu nhân tốt hơn, thì không ai trong các ngươi dám trả lời. Tại sao? Bởi vì các ngươi nghĩ: “Sao Ngài có thể hỏi như vậy được nhỉ? Tất nhiên là làm quân tử tốt hơn làm tiểu nhân rồi. Chẳng phải quân tử là người tốt, chính trực và có phẩm chất đạo đức cao đẹp hay sao? Chẳng phải nói rằng làm quân tử không tốt là trái với lẽ thường hay sao? Chẳng phải nó sẽ đi ngược lại nhân tính bình thường hay sao? Quân tử mà không tốt, thì loại người gì mới tốt chứ?”. Thế nên các ngươi không dám trả lời, không đúng sao? (Thưa, đúng.) Chẳng phải điều này chứng thực rằng trong thâm tâm các ngươi có một sự lựa chọn rõ ràng giữa quân tử và tiểu nhân sao? Các ngươi có khuynh hướng chọn ai hơn? (Thưa, quân tử.) Như vậy, mục tiêu của chúng ta đã rõ. Chúng ta sẽ tập trung vào việc phân định và phân tích quân tử. Khỏi cần nói, không ai thích tiểu nhân cả. Vậy chính xác thì quân tử là gì? Nếu ngươi hỏi: “Làm quân tử hay tiểu nhân tốt hơn?”, thì đối với Ta, câu trả lời rất rõ ràng: cả hai đều tệ bởi vì cả quân tử lẫn tiểu nhân đều không phải là nhân vật chính diện. Chỉ là mọi người đánh giá hành vi, hành động, nhân cách và đạo đức của tiểu nhân tương đối thấp, nên mới không thích tiểu nhân. Khi đạo đức và nhân cách thấp kém của kẻ tiểu nhân phô bày công khai, thì mọi người càng thấy họ tiểu nhân hơn. Thế nhưng quân tử thường thể hiện cung cách nói năng và hành động tao nhã, phẩm chất đạo đức cao thượng, nhân cách cao quý, và mọi người tôn trọng, cảm thấy được thêm ích lợi nhờ họ. Kết quả là người ta gọi họ là quân tử. Khi một quân tử thể hiện bản thân theo cách này, họ được khen ngợi, bội phục và đánh giá cao. Vì vậy, mọi người yêu mến quân tử, không thích tiểu nhân. Tuy nhiên, căn cứ vào đâu để mọi người xác định một người là quân tử hay tiểu nhân? (Thưa, dựa trên hành vi bên ngoài của họ.) Mọi người đánh giá một người là cao quý hay thấp hèn dựa trên hành vi của người đó, nhưng tại sao mọi người lại đánh giá người khác dựa trên hành vi của họ? Câu trả lời là tố chất mà hầu hết mọi người có chỉ có khả năng đạt đến mức này. Họ chỉ có thể xem liệu hành vi của một người là tốt hay xấu; chứ không thể thấy rõ được thực chất của người đó. Kết quả là họ chỉ có thể xác định một người là quân tử hay tiểu nhân dựa trên hành vi của người đó. Vậy phương pháp phân định này có chính xác không? (Thưa, không.) Hoàn toàn không chính xác. Vậy có chính xác không khi coi một quân tử là người có nhân cách cao quý và phẩm chất đạo đức cao thượng? (Thưa, không chính xác.) Đúng vậy, không chính xác. Diễn giải về quân tử là người có nhân cách cao quý, phẩm chất đạo đức cao thượng, có tôn nghiêm, có đạo đức, là không chính xác. Vậy bây giờ nhìn lại, cách gọi “quân tử” có tích cực không? (Thưa, không.) Nó không tích cực. Quân tử không cao quý hơn tiểu nhân. Vì vậy, nếu có người hỏi: “Làm quân tử hay tiểu nhân tốt hơn?”, thì câu trả lời là gì? (Thưa, cả hai đều tệ.) Chính xác. Nếu có người hỏi tại sao cả hai đều tệ, thì câu trả lời rất đơn giản. Cả quân tử lẫn tiểu nhân đều không phải là nhân vật chính diện; không ai trong số họ thực sự là người tốt cả. Họ chứa đầy tâm tính bại hoại và chất độc của Sa-tan. Họ bị Sa-tan kiểm soát và đầu độc, và họ sống theo logic cũng như phép tắc của nó. Vì vậy, có thể nói chắc rằng trong khi tiểu nhân không phải là người tốt, thì quân tử cũng không thể là nhân vật chính diện. Ngay cả khi một quân tử được người khác coi là người tốt, thì họ cũng chỉ đang giả vờ tốt. Đó không phải là người trung thực được Đức Chúa Trời khen ngợi, càng không phải là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Chỉ là quân tử cư xử tốt thường xuyên hơn chút và cư xử tệ ít thường xuyên hơn chút, trong khi tiểu nhân cư xử tệ thường xuyên hơn chút và cư xử tốt ít thường xuyên hơn chút. Quân tử được tôn trọng hơn chút, tiểu nhân bị xem thường hơn chút. Đây là sự khác biệt duy nhất giữa quân tử và tiểu nhân. Nếu mọi người đánh giá họ theo hành vi của họ, thì chỉ có được kết quả này mà thôi.

Mọi người xác định một người là quân tử hay tiểu nhân dựa trên hành vi của họ. Có người nói: “Người này là quân tử vì đã làm rất nhiều điều vì lợi ích chung. Ai cũng đánh giá vậy. Vì vậy, anh ấy là quân tử, là người có phẩm chất đạo đức cao thượng”. Nếu tất cả mọi người đều nói một người là quân tử, thì điều đó có biến người đó thành người tốt và nhân vật chính diện được không? (Thưa, không.) Tại sao không? Bởi vì hết thảy con người đều bại hoại, có những tâm tính bại hoại và không có các nguyên tắc lẽ thật. Vì vậy, bất kể ai nói một người nào đó là quân tử, thì câu đó cũng đến từ Sa-tan, từ một con người bại hoại. Tiêu chuẩn đánh giá của con người là không đúng, cho nên kết quả đem lại cũng không đúng. Đức Chúa Trời không bao giờ nói về quân tử hay tiểu nhân. Ngài không đòi hỏi con người phải là một chân quân tử thay vì ngụy quân tử, Ngài cũng không bao giờ phán: “Các ngươi đều là lũ tiểu nhân. Ta không muốn tiểu nhân, Ta muốn quân tử”. Đức Chúa Trời có phán như vậy không? (Thưa, không.) Ngài không phán như vậy. Đức Chúa Trời không bao giờ đánh giá hoặc xác định một người là tốt hay xấu qua lời nói và hành động của họ. Thay vào đó, Ngài đánh giá và xác định theo thực chất của họ. Đánh giá theo thực chất của con người nghĩa là gì? Một mặt, nó có nghĩa là con người được đánh giá dựa trên phẩm chất nhân tính họ, và dựa trên việc họ có lương tâm, lý trí hay không. Mặt khác, họ được đánh giá dựa trên thái độ của họ đối với lẽ thật và đối với Đức Chúa Trời. Đây là cách Đức Chúa Trời đánh giá và xác định một người là cao hay thấp, quý hay hèn. Do đó, trong lời Đức Chúa Trời, không có những thứ như quân tử hay tiểu nhân. Trong hội thánh, giữa những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi, Ngài không yêu cầu họ phải là quân tử, hay đề xướng chuyện làm quân tử, Ngài cũng không yêu cầu mọi người chỉ trích tiểu nhân. Nhà Đức Chúa Trời tuyệt đối không căn cứ vào quan điểm của văn hóa truyền thống về đức hạnh mà đánh giá ai là người có phẩm chất đạo đức cao thượng. Không phải hễ ai là quân tử thì đề bạt, bồi dưỡng, hễ ai là tiểu nhân thì thanh trừ, đào thải. Nhà Đức Chúa Trời đề bạt, bồi dưỡng, thanh trừ hoặc đào thải người theo nguyên tắc riêng, không nhìn người theo những tiêu chuẩn và câu nói về đức hạnh, hễ ai là quân tử thì đề bạt, hễ ai là tiểu nhân thì loại bỏ. Thay vào đó, nhà Đức Chúa Trời đối xử với tất cả mọi người theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Nếu như trong hội thánh có người luôn mưu cầu làm quân tử thì các ngươi nghĩ họ là dạng người gì? (Thưa, họ không tốt.) Một số người mới tin Đức Chúa Trời luôn đánh giá mọi người theo tiêu chuẩn quân tử hay tiểu nhân. Khi họ thấy các lãnh đạo hội thánh tỉa sửa và xử lý những người gây gián đoạn và nhiễu loạn, họ nói: “Lãnh đạo này không phải là quân tử! Khi một anh chị em mắc lỗi nhỏ, anh ta cứ bám mãi vào đó, không buông tha. Quân tử ai lại đi quan tâm chuyện đó. Quân tử người ta phải khoan dung, tha thứ, thậm chí còn xoa dịu – người quân tử độ lượng hơn nhiều! Lãnh đạo này quá khó khăn với mọi người. Anh ta rõ ràng là tiểu nhân!”. Những người này nói rằng những người bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không phải là quân tử. Họ nói rằng những người làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ và có trách nhiệm là tiểu nhân. Các ngươi nghĩ gì về những người nhìn nhận người khác theo cách này? Họ có đang nhìn người theo lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Họ không nhìn người theo lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Hơn nữa, họ còn lấy những tư tưởng, quan điểm, phương thức và phương pháp mà Sa-tan dùng để đánh giá con người, rồi đi gieo rắc và phát tán trong hội thánh. Những thứ này rõ ràng là tư tưởng và quan điểm của người ngoại đạo và người không tin. Nếu ngươi không biết phân định, và nghĩ rằng quân tử là người tốt, có phẩm chất đạo đức cao đẹp, và là trụ cột trong hội thánh, thì ngươi có thể bị người mà ngươi xem là quân tử đó mê hoặc. Bởi vì ngươi có cùng tư tưởng, quan điểm với người đó, nên khi có người đưa ra nhận xét hoặc phát ngôn về quân tử, chắc chắn ngươi sẽ bị lôi kéo và mê hoặc lúc nào không hay. Tuy nhiên, nếu ngươi biết phân định những điều như vậy, thì ngươi sẽ bác bỏ những phát ngôn đó và không bị chúng mê hoặc. Thay vào đó, ngươi sẽ kiên quyết đánh giá con người và sự việc, phán đoán đúng sai, theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật. Rồi ngươi sẽ nhìn nhận con người và sự việc một cách chính xác, cũng như hành động theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Những người không tin không mưu cầu lẽ thật, và những người không biết phân định, không sẵn sàng tuân theo quy tắc của nhà Đức Chúa Trời, thường đưa ra những tư tưởng và quan điểm đến từ Sa-tan và phổ biến trong dân ngoại đạo, để mê hoặc các anh chị em và làm nhiễu loạn hiểu biết của họ về lẽ thật. Nếu mọi người không biết phân định, thì dù có thể không bị những người đó mê hoặc, làm nhiễu loạn, thì họ cũng thường bị lời nói của những người đó hạn chế, và e dè khi hành động hoặc nói năng. Họ sẽ không dám giữ vững các nguyên tắc lẽ thật, không dám kiên quyết hành động theo yêu cầu của lời Đức Chúa Trời, càng không dám bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Đây có phải là do thiếu sự phân định những tư tưởng và câu nói của Sa-tan không? (Thưa, phải.) Lý do rõ ràng là vậy. Những chữ “quân tử” và “tiểu nhân” không hợp lệ trong hội thánh. Những người ngoại đạo giỏi giả vờ và sống sau mặt nạ. Họ đề xướng nên làm quân tử, đừng làm tiểu nhân, và họ áp dụng những cách ngụy trang này trong cuộc sống. Họ sử dụng những thứ này để xác lập vị thế giữa mọi người, lừa người khác cho họ uy tín và danh vọng, đạt được danh lợi. Trong nhà Đức Chúa Trời, tất cả những thứ này phải bị đào thải và ngăn cấm. Chúng không được phép lan truyền trong nhà Đức Chúa Trời hoặc giữa dân sự được chọn của Đức Chúa Trời, cũng như không được cho những thứ này cơ hội làm nhiễu loạn và mê hoặc dân sự được chọn của Đức Chúa Trời. Đó là bởi vì tất cả những thứ này đều đến từ Sa-tan, không dựa trên lời Đức Chúa Trời, và chắc chắn không phải là các nguyên tắc lẽ thật mà con người nên tuân thủ trong việc nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Do đó, “quân tử”, “ngụy quân tử”, “tiểu nhân” không phải là những cách nói chính xác để định nghĩa thực chất của một con người. Ta đã giải thích rõ cách nói “quân tử” chưa? (Thưa, rồi.)

Chúng ta sẽ xem thêm câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” để xem nó thực sự nghĩa là gì. Nghĩa đen của câu này là quân tử phải nhất ngôn cửu đỉnh. Tục ngữ có câu: Lời nói phải chắc như đinh đóng cột, đã nói thì phải giữ lời, nói được làm được. Vì vậy, để trở thành một quân tử có phẩm chất đạo đức cao đẹp, được mọi người yêu mến và đánh giá cao, thì người ta phải hành động theo câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Nghĩa là quân tử thì phải thành tín; phải chịu trách nhiệm về những gì mình nói và hứa, nhất định phải hoàn thành; không được nói mà không giữ lời hoặc thất tín với người khác. Người thường thất tín với người khác không phải là quân tử hay người tốt, mà là tiểu nhân. Có thể diễn giải câu “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” như vậy. Nó chủ yếu nhấn mạnh lời nói và biểu hiện của quân tử về mặt phẩm chất đạo đức và sự thành tín. Trước hết, Ta hỏi, chữ “ngôn” trong “quân tử nhất ngôn” nghĩa là gì? Nó mang hai ý nghĩa: lời hứa quân tử đưa ra hoặc cam kết làm điều gì đó. Như Ta đã nói, quân tử không phải là người tốt, mà là người bình thường bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc. Vì vậy, về mặt thực chất của con người, những cách chính con người thể hiện bản thân trong những điều họ hứa là gì? Nói năng kiêu ngạo, phóng đại, tự đề cao bản thân, nói không đúng sự thật về mình, nói không đúng sự thật, dối trá, nặng lời, trút giận. Tất cả những điều này đều có thể thấy trong những điều con người nói và hứa. Vì vậy, sau khi người ta nói những điều này, ngươi đề nghị họ giữ lời hứa, thực hiện điều họ đã nói, không nuốt lời, và nếu họ làm đến nơi đến chốn, ngươi sẽ nghĩ rằng họ là quân tử, là người tốt. Điều đó chẳng hoang đường sao? Nếu những điều mà những con người bại hoại nói hàng ngày được kiểm tra và truy cứu kỹ lưỡng, ngươi sẽ thấy một trăm phần trăm là những lời dối trá, sáo rỗng hoặc lẫn lộn đúng sai. Không một lời nào là chính xác, đúng sự thật hay dựa trên sự thật cả. Thay vào đó, những phát ngôn của họ bóp méo sự thật, đảo lộn trắng đen, một số thậm chí còn chứa những ý đồ nham hiểm khôn lường hoặc ngụy kế của Sa-tan. Nếu tất cả những lời này được thực hiện, nó sẽ gây ra rất nhiều hỗn loạn. Chưa nói điều gì sẽ xảy ra trong một tập thể lớn, mà chỉ nói ngay trường hợp có một người gọi là quân tử trong gia đình chẳng hạn, người luôn bình phẩm bừa bãi, tuôn ra hàng tá lý thuyết vô nghĩa và những lời kiêu ngạo, sai lầm, thâm hiểm, ác độc. Nếu anh ta là người nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy, thì hậu quả sẽ ra sao? Gia đình này sẽ trở nên hỗn loạn đến đâu? Cũng giống như ma vương của đất nước con rồng lớn sắc đỏ. Cho dù những chính sách của nó vô lý hay tà ác đến đâu, thì nó vẫn đưa ra, và chúng được những người dưới trướng của nó vẫn quán triệt, thi hành chính xác – không ai dám phản đối hay ngăn cản, vì thế mà dẫn đến loạn quốc. Hơn nữa, nhiều thảm họa đã ập xuống, và hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh đã bắt đầu diễn ra. Cả nước chìm trong hỗn loạn tột độ. Nếu một lãnh tụ ma vương nắm quyền trong một quốc gia hoặc dân tộc một thời gian dài, thì người dân của quốc gia đó sẽ phải gánh chịu đại nạn. Tình hình sẽ trở nên hỗn loạn đến đâu? Nếu mọi người chấp hành và thi hành tất cả những lời vớ vẩn, ngụy biện, và dối trá mà ma vương đưa ra, thì có mang lại gì tốt đẹp cho nhân loại không? Nhân loại sẽ chỉ ngày càng trở nên hỗn loạn, tối tăm và tà ác. May thay, câu “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” chỉ là lời sáo rỗng, một luận điệu, Sa-tan không thể hiện thực hóa và không thể thành tựu lời nó nói được. Nhờ đó mà nhân gian vẫn còn trật tự và loài người vẫn tương đối yên ổn. Nếu không thì mọi ngóc ngách của nhân gian, mọi nơi có “quân tử” sẽ đều hỗn loạn. Đây là một trong những sai lầm của câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Từ góc độ thực chất của con người, chúng ta có thể thấy những lời nói, phát ngôn và lời hứa của họ là không đáng tin cậy. Một điều sai lầm khác của câu nói đó là nhân loại bị hạn chế bởi tư tưởng, quan điểm “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Họ nghĩ: “Chúng ta phải giữ lời và đã nói thì phải làm, bởi như vậy mới là quân tử”. Tư tưởng và quan điểm này chi phối tư duy của con người và trở thành tiêu chuẩn để họ nhìn nhận, phán xét và nhận định người ta. Cách này có thích đáng và chính xác không? (Thưa, nó không chính xác.) Tại sao không chính xác? Thứ nhất, bởi vì những gì mọi người nói gần như vô giá trị, và chỉ là những lời sáo rỗng, dối trá và phóng đại. Thứ hai, sử dụng tư tưởng, quan điểm này để chi phối mọi người và yêu cầu họ giữ lời là không công bằng. Người ta thường sử dụng câu “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” để đánh giá sự cao quý hay thấp hèn của một con người. Vô hình trung, mọi người thường phiền não và bị kìm kẹp về chuyện làm sao để giữ lời hứa. Nếu không thể giữ lời hứa của mình, họ sẽ phải chịu sự kỳ thị và chê trách của người khác, và nếu không thể hoàn thành một chuyện nhỏ nào đó thì họ khó mà khẳng định được bản thân trong cộng đồng. Như vậy là không công bằng và không nhân đạo với những người này. Do có những tâm tính bại hoại, nên con người nói năng tùy thích, muốn nói gì thì nói, không quan tâm những phát ngôn của mình phi lý hay trái sự thật đến đâu. Con người bại hoại là như vậy. Lẽ tự nhiên là vạn vật đều vận hành theo tâm tính riêng của nó: gà phải học cục tác, chó phải học sủa, sói phải học hú. Nếu thứ không phải là con người, mà lại bị yêu cầu nghiêm ngặt phải nói lời của con người và làm việc của con người, thì sẽ rất khó. Con người có tâm tính bại hoại của Sa-tan, một tâm tính kiêu ngạo và giả dối, vì vậy việc họ nói dối, phóng đại và nói những lời sáo rỗng là lẽ đương nhiên. Nếu ngươi hiểu lẽ thật và có thể nhìn thấu mọi người, thì tất cả điều này sẽ có vẻ bình thường và thông thường đối với ngươi. Ngươi không nên sử dụng tư tưởng sai lầm “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” để nhìn nhận con người và sự việc, để đánh giá và xác định người ta có tốt hoặc đáng tin cậy hay không. Phương pháp đánh giá này không đúng và không nên áp dụng. Phương pháp đúng là gì? Con người có tâm tính bại hoại, vì vậy việc họ phóng đại và nói những điều không phản ánh tình hình thực tế của mình là điều bình thường. Ngươi phải có cách tiếp cận đúng đắn với chuyện này. Ngươi không nên yêu cầu người ta phải giữ lời hứa theo tiêu chuẩn quân tử, và càng không nên ràng buộc người khác hay chính mình bằng tư tưởng “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Làm vậy không đúng. Hơn nữa, đánh giá nhân tính và phẩm chất đạo đức của một con người bằng việc họ có phải là quân tử hay không về căn bản đã sai lầm rồi, nó không phải là phương thức đúng đắn. Cơ sở của nó sai và không phù hợp với lời Đức Chúa Trời hay lẽ thật. Vì vậy, bất kể thế giới ngoại đạo dùng loại tư tưởng, quan điểm nào để đánh giá một con người, và bất kể thế giới ngoại đạo đề xướng việc là quân tử hay tiểu nhân, thì trong nhà Đức Chúa Trời không có chủ trương “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”, không khuyên bất kỳ ai nên là quân tử, và ngươi chắc chắn không bắt buộc phải hành động theo câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Ngay cả khi ngươi khắt khe đòi hỏi bản thân phải là quân tử và là hiện thân của câu nói “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”, thì sao nào? Ngươi có thể làm điều này rất tốt và trở thành một quân tử khiêm tốn, luôn giữ lời hứa và không bao giờ thất hứa. Nhưng nếu ngươi không bao giờ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, không tuân theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi hoàn toàn là kẻ chẳng tin. Ngay cả khi nhiều người tán thành và ủng hộ ngươi, nói rằng ngươi là quân tử, ngươi không bao giờ thất hứa, nhất ngôn cửu đỉnh, thì sao nào? Điều đó có đồng nghĩa với việc ngươi hiểu lẽ thật không? Điều đó có đồng nghĩa với việc ngươi đi theo con đường của Đức Chúa Trời không? Cho dù ngươi tuân thủ câu nói về đức hạnh “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” tốt và phù hợp đến đâu, nhưng nếu ngươi không hiểu lời Đức Chúa Trời, không tuân thủ và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi sẽ không nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger