Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 15

18/08/2021

Con người có khuynh hướng định nghĩa Đức Chúa Trời dựa trên kinh nghiệm (Trích đoạn)

Khi đang trao đổi về đề tài biết về Đức Chúa Trời, các ngươi có để ý điều gì không? Các ngươi có để ý rằng thái độ của Ngài những ngày này đã trải qua một sự biến đổi không? Thái độ của Ngài đối với con người là không thể thay đổi phải không? Ngài sẽ luôn luôn chịu đựng như thế này, dành tất cả tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài cho con người đến đời đời sao? Vấn đề này cũng liên quan đến thực chất của Đức Chúa Trời. … Khi biết rằng Đức Chúa Trời yêu nhân loại, họ định nghĩa Ngài là biểu tượng của tình yêu: Họ tin rằng bất kể con người làm gì, bất kể họ hành xử ra sao, bất kể họ đối xử với Đức Chúa Trời thế nào và bất kể họ có thể bất tuân như thế nào, không điều gì trong số này thực sự quan trọng, bởi Đức Chúa Trời có tình yêu thương và tình yêu thương của Ngài là vô hạn và vô lượng. Đức Chúa Trời có tình yêu thương, vì vậy Ngài có thể khoan dung cho con người; và Đức Chúa Trời có tình yêu thương, vì vậy Ngài có thể thương xót con người, thương xót sự non nớt của họ, thương xót sự thiếu hiểu biết của họ và thương xót sự bất tuân của họ. Điều này thực sự là vậy phải không? Đối với một số người, khi họ đã trải qua sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời một lần hay thậm chí một vài lần, họ sẽ xem những kinh nghiệm này là vốn liếng trong sự hiểu biết của riêng họ về Đức Chúa Trời, tin rằng Ngài sẽ mãi mãi nhẫn nại và thương xót đối với họ, sau đó, trong suốt cuộc đời, họ lấy sự nhẫn nại này của Đức Chúa Trời và xem đó là tiêu chuẩn mà Ngài dùng để đối xử với họ. Cũng có những người, sau một lần trải nghiệm sự khoan dung của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ mãi mãi định nghĩa Đức Chúa Trời là người khoan dung – và trong tâm trí họ, sự khoan dung này là vô hạn, vô điều kiện, và thậm chí hoàn toàn vô nguyên tắc. Những niềm tin như thế có đúng không? Mỗi lần những vấn đề về thực chất của Đức Chúa Trời hay tâm tính của Đức Chúa Trời được thảo luận, thì các ngươi dường như đều hoang mang. Nhìn thấy các ngươi như thế này làm cho Ta rất lo lắng. Các ngươi đã nghe rất nhiều lẽ thật liên quan đến thực chất của Đức Chúa Trời; các ngươi cũng nghe rất nhiều thảo luận liên quan đến tâm tính của Ngài. Tuy nhiên, trong tâm trí các ngươi, những vấn đề này và lẽ thật về những khía cạnh này chỉ là những ký ức dựa trên lý thuyết và những chữ viết; trong cuộc sống hàng ngày của mình, không ai trong số các ngươi từng có thể trải nghiệm hay thấy được tâm tính của Đức Chúa Trời thực sự là gì. Do đó, các ngươi hết thảy đều ngu muội trong niềm tin của mình; hết thảy các ngươi đều tin một cách mù quáng, đến độ mà các ngươi có một thái độ bất kính đối với Đức Chúa Trời và thậm chí phớt lờ Ngài. Việc các ngươi có thái độ này đối với Đức Chúa Trời dẫn đến điều gì? Nó dẫn đến việc các ngươi luôn luôn đưa ra những kết luận về Đức Chúa Trời. Một khi ngươi đã có được một chút ít kiến thức, thì ngươi cảm thấy rất thỏa mãn, như thể ngươi đã có được trọn vẹn Đức Chúa Trời. Sau đó, ngươi kết luận rằng Đức Chúa Trời là như thế, và ngươi không để Ngài tự do hành động. Hơn nữa, bất kỳ khi nào Đức Chúa Trời làm điều gì mới, ngươi chỉ đơn giản từ chối thừa nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Một ngày nọ, khi Đức Chúa Trời phán: “Ta không còn yêu thương loài người nữa; Ta sẽ không còn dành sự thương xót cho con người nữa; Ta không còn bất kỳ sự dung thứ hay nhẫn nại nào đối với họ nữa; trong Ta đầy dẫy sự ghê tởm và ác cảm tột bậc đối với họ”, những lời tuyên bố như thế sẽ tạo nên sự xung đột trong thâm tâm của con người. Thậm chí một số người trong số họ còn nói: “Ngài không phải là Đức Chúa Trời của con nữa; Ngài không còn là Đức Chúa Trời mà con muốn đi theo. Nếu đây là những gì Ngài phán, thì Ngài không còn đủ tiêu chuẩn làm Đức Chúa Trời của con, và con không cần phải tiếp tục đi theo Ngài. Nếu Ngài không ban cho con lòng thương xót, tình yêu thương và sự khoan dung nữa, thì con sẽ ngừng đi theo Ngài. Nếu Ngài khoan dung với con vô thời hạn, luôn luôn nhẫn nại với con, và cho con thấy rằng Ngài là tình yêu thương, Ngài là sự nhẫn nại, và Ngài là sự khoan dung, thì chỉ khi đó con mới có thể đi theo Ngài, và chỉ khi đó con mới có tự tin để đi theo Ngài đến cùng. Vì con có sự nhẫn nại và thương xót của Ngài, nên sự bất tuân và những vi phạm của con có thể được tha thứ và tha tội vô thời hạn, và con có thể phạm tội mọi lúc mọi nơi, xưng tội và được tha tội mọi lúc mọi nơi, và chọc giận Ngài mọi lúc mọi nơi. Ngài sẽ không có bất kỳ ý kiến hay bất kỳ kết luận nào về con”. Mặc dù không một ai trong các ngươi có thể nghĩ về loại vấn đề này một cách chủ quan và có chủ ý như thế, nhưng bất cứ khi nào các ngươi xem Đức Chúa Trời như là một công cụ được dùng để tha thứ cho những tội lỗi của các ngươi hoặc là một đối tượng được dùng để có được một đích đến tốt đẹp, thì các ngươi đã ngấm ngầm đặt Đức Chúa Trời hằng sống đối lập với các ngươi, như là kẻ thù của các ngươi. Đây là những gì Ta nhìn thấy. Ngươi có thể tiếp tục nói những điều như: “Con tin vào Đức Chúa Trời”, “Con mưu cầu lẽ thật”, “Con muốn thay đổi tâm tính của mình”, “Con muốn thoát khỏi ảnh hưởng của bóng tối”, “Con muốn làm Đức Chúa Trời thỏa lòng”, “Con muốn đầu phục Đức Chúa Trời”, “Con muốn trung tín với Đức Chúa Trời, và làm tốt bổn phận của mình”, v.v. Tuy nhiên, cho dù những lời nói của ngươi nghe có vẻ ngọt ngào đến mấy, cho dù ngươi có thể biết được bao nhiêu lý thuyết, và cho dù lý thuyết đó có hoành tráng hoặc cao cả đến đâu chăng nữa, thì thực tế của vấn đề là giờ đây có nhiều người các ngươi đã học cách sử dụng những quy định, giáo lý, lý thuyết mà các ngươi đã nắm vững để đưa ra những kết luận về Đức Chúa Trời, do đó tự nhiên đặt Ngài đối lập với chính các ngươi. Mặc dù ngươi có thể đã nắm vững những câu chữ và giáo lý, nhưng ngươi chưa thực sự bước vào hiện thực của lẽ thật, vì vậy rất khó cho ngươi để đến gần với Đức Chúa Trời, để biết về Ngài và để hiểu được Ngài. Điều này thật đáng thương!

– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Leave a Reply

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger