Lời Đức Chúa Trời hằng ngày: Biết đến Đức Chúa Trời | Trích đoạn 73

19/03/2021

Các truyện ngụ ngôn của Đức Chúa Jêsus

Truyện ngụ ngôn về người gieo giống (Ma-thi-ơ 13:1-9)

Truyện ngụ ngôn về cỏ lùng (Ma-thi-ơ 13:24-30)

Truyện ngụ ngôn về hột cải (Ma-thi-ơ 13:31-32)

Truyện ngụ ngôn về men (Ma-thi-ơ 13:33)

Truyện ngụ ngôn về cỏ lùng được giải thích (Ma-thi-ơ 13:36-43)

Truyện ngụ ngôn về của báu (Ma-thi-ơ 13:44)

Truyện ngụ ngôn về ngọc châu (Ma-thi-ơ 13:45-46)

Truyện ngụ ngôn về tay lưới (Ma-thi-ơ 13:47-50)

Đầu tiên là truyện ngụ ngôn về người gieo giống. Đây là một truyện ngụ ngôn rất thú vị; gieo giống là một sự việc phổ biến trong đời sống con người. Thứ hai là truyện ngụ ngôn về cỏ lùng. Bất kỳ ai từng trồng trọt, và chắc chắn là mọi người trưởng thành, đều biết “cỏ lùng” là gì. Thứ ba là truyện ngụ ngôn về hột cải. Tất cả các ngươi đều biết hột cải là gì, có phải không? Nếu các ngươi không biết, các ngươi có thể xem qua Kinh Thánh. Truyện ngụ ngôn thứ tư là truyện ngụ ngôn về men. Bây giờ, hầu hết mọi người đều biết men được dùng cho việc lên men, và nó là thứ con người dùng trong đời sống hàng ngày. Những truyện ngụ ngôn tiếp theo, bao gồm truyện thứ sáu là truyện ngụ ngôn về của báu; thứ bảy là truyện ngụ ngôn về ngọc châu; và thứ tám, truyện ngụ ngôn về tay lưới, hết thảy đều được rút ra và có nguồn gốc từ đời thực của con người. Những truyện ngụ ngôn này vẽ lên dạng bức tranh nào? Đó là một bức tranh về việc Đức Chúa Trời trở thành một người bình thường và sống bên cạnh loài người, sử dụng ngôn ngữ của sự sống, ngôn ngữ của con người, để giao tiếp với con người và chu cấp cho họ những gì họ cần. Khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và sống giữa nhân loại trong một thời gian dài, sau khi Ngài đã trải nghiệm và chứng kiến những lối sống khác nhau của con người, những trải nghiệm này trở thành tài liệu giảng dạy của Ngài mà qua đó Ngài biến đổi ngôn ngữ thánh thần của Ngài thành ngôn ngữ con người. Dĩ nhiên, những điều mà Ngài thấy và nghe trong cuộc sống cũng làm phong phú trải nghiệm con người của Con người. Khi Ngài muốn con người hiểu một số lẽ thật, hiểu ý muốn nào đó của Đức Chúa Trời, khi ấy Ngài có thể dùng những truyện ngụ ngôn tương tự như những câu chuyện bên trên để nói với con người về ý muốn của Đức Chúa Trời và những yêu cầu của Ngài với nhân loại. Những truyện ngụ ngôn này đều liên quan đến cuộc sống của con người; không có một truyện nào mà không bắt nhịp với đời sống con người. Khi Đức Chúa Jêsus sống với nhân loại, Ngài đã thấy những người nông dân làm đồng, và Ngài đã biết cỏ lùng là gì và lên men là gì; Ngài đã hiểu rằng con người yêu của báu, do đó Ngài dùng những phép ẩn dụ về của báu lẫn ngọc châu. Trong cuộc sống, Ngài thường thấy ngư dân quăng lưới; Đức Chúa Jêsus đã thấy điều này và những hoạt động khác liên quan đến đời sống con người, và Ngài cũng đã trải nghiệm dạng cuộc sống đó. Cũng như mọi con người bình thường khác, Ngài đã trải nghiệm những thói quen thường ngày của con người và việc họ ăn ba bữa một ngày. Ngài đã đích thân trải nghiệm cuộc sống của một người bình thường, và đã quan sát cuộc sống của những người khác. Khi Ngài quan sát và đích thân trải nghiệm tất cả những điều này, điều Ngài nghĩ đến không phải là làm thế nào để có một cuộc sống tốt hay làm sao Ngài có thể sống tự do hay thoải mái hơn. Thay vào đó, từ những trải nghiệm của Ngài về đời thực của con người, Đức Chúa Jêsus đã nhìn thấy sự gian khổ trong cuộc sống con người. Ngài đã thấy sự gian nan, sự cùng khổ và buồn bã của con người sống dưới quyền của Sa-tan và sống một cuộc sống tội lỗi dưới sự bại hoại của Sa-tan. Trong khi Ngài đích thân trải nghiệm cuộc sống con người, Ngài cũng đã trải nghiệm việc con người sống giữa sự bại hoại thì bất lực như thế nào, Ngài đã thấy và trải nghiệm những hoàn cảnh khốn khổ của những người sống trong tội lỗi, những người mất mọi phương hướng giữa sự hành hạ mà họ phải chịu bởi Sa-tan và ma quỷ. Khi Đức Chúa Jêsus nhìn thấy những điều này, Ngài nhìn thấy chúng bằng thần tính hay nhân tính của Ngài? Nhân tính của Ngài thật sự tồn tại và rất sống động; Ngài có thể trải nghiệm và nhìn thấy toàn bộ điều này. Nhưng dĩ nhiên, Ngài cũng thấy những điều này trong thực chất của Ngài, tức là thần tính của Ngài. Nghĩa là, chính Đấng Christ, Đức Chúa Jêsus là một con người, đã thấy điều này, và mọi điều Ngài đã nhìn thấy khiến Ngài cảm nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác mà Ngài đã đảm nhận trong lần Ngài sống trong xác thịt này. Mặc dù chính Ngài biết rằng trách nhiệm mà Ngài cần đảm nhận trong xác thịt là rất lớn, và Ngài biết nỗi đau mà Ngài sẽ đối mặt là tàn nhẫn như thế nào, nhưng khi Ngài thấy nhân loại bất lực trong tội lỗi, khi Ngài thấy sự cùng khổ của cuộc sống của họ và những sự đấu tranh yếu ớt của họ dưới luật pháp, Ngài cảm thấy càng đau lòng hơn, và càng trở nên khắc khoải cứu rỗi nhân loại khỏi tội lỗi. Cho dù Ngài sẽ đối mặt với dạng khó khăn nào hay sẽ phải chịu dạng nỗi đau nào, Ngài trở nên ngày càng quyết tâm cứu chuộc nhân loại, những người đang sống trong tội lỗi. Trong quá trình này, các ngươi có thể nói rằng Đức Chúa Jêsus đã bắt đầu hiểu ngày càng rõ hơn về công tác Ngài cần làm và những gì Ngài đã được giao phó. Ngài cũng trở nên ngày càng thiết tha hoàn thành công tác mà Ngài đảm nhận – gánh lấy tội lỗi của toàn thể nhân loại, chuộc tội cho nhân loại để họ không còn sống trong tội lỗi nữa, và đồng thời, Đức Chúa Trời sẽ có thể tha tội cho con người bởi của lễ chuộc tội, cho phép Ngài tiếp tục tiến xa hơn trong công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài. Có thể nói rằng trong lòng Đức Chúa Jêsus, Ngài sẵn lòng dâng chính Ngài cho nhân loại, sẵn lòng hy sinh chính Ngài. Ngài cũng sẵn lòng hành động như một của lễ chuộc tội, bị đóng đinh vào cây thập tự, và quả thật Ngài thiết tha hoàn thành công tác này. Khi Ngài thấy những hoàn cảnh khốn khổ của cuộc sống con người, Ngài càng muốn làm tròn sứ mạng của mình nhanh nhất có thể, không trì hoãn một phút hay thậm chí một giây nào. Cảm nhận sự khẩn thiết như thế, Ngài đã chẳng màng suy nghĩ về việc sự đau đớn của Ngài sẽ nhiều như thế nào, Ngài cũng không nuôi dưỡng bất kỳ sự e sợ nào về việc Ngài sẽ phải chịu sự sỉ nhục nhiều như thế nào. Ngài chỉ giữ vững một sự tin chắc trong lòng Ngài: miễn sao Ngài dâng chính Ngài, miễn sao Ngài chịu đóng đinh vào thập tự như một của lễ chuộc tội, thì ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện và Đức Chúa Trời sẽ có thể bắt đầu công tác mới. Sự sống của nhân loại và trạng thái tồn tại của họ trong tội lỗi sẽ được biến đổi hoàn toàn. Sự tin chắc của Ngài và điều Ngài quyết làm có liên quan đến việc cứu rỗi con người, và Ngài chỉ có một mục tiêu, đó là thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời hầu cho Đức Chúa Trời có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo của công tác của Ngài một cách thành công. Đây là điều nằm trong tâm trí của Đức Chúa Jêsus vào lúc đó.

Sống trong xác thịt, Đức Chúa Trời nhập thể sở hữu nhân tính bình thường; Ngài đã có những cảm xúc và sự hợp lẽ phải của một người bình thường. Ngài biết hạnh phúc là gì, đau đớn là gì, và khi Ngài thấy nhân loại sống trong dạng cuộc sống này, Ngài cảm nhận sâu sắc rằng việc đơn thuần ban cho con người một số lời giáo huấn, chu cấp cho họ điều gì đó hay dạy họ điều gì đó, là không đủ để đưa họ ra khỏi tội lỗi. Việc đơn thuần vâng theo các điều răn cũng không chuộc được tội lỗi của họ – chỉ khi Ngài gánh lấy tội lỗi của nhân loại và trở thành hình tượng giống như xác thịt tội lỗi, Ngài mới đổi lấy được sự tự do của nhân loại và sự tha thứ của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Như vậy sau khi Đức Chúa Jêsus đã trải nghiệm và chứng kiến cuộc sống của con người trong tội lỗi, một niềm khao khát mạnh mẽ hiển hiện trong lòng Ngài – để cho phép con người tự giải thoát khỏi cuộc sống vật vã trong tội lỗi của họ. Sự khao khát này khiến Ngài càng ngày càng cảm thấy rằng Ngài phải đi đến cây thập tự và gánh lấy tội lỗi của nhân loại sớm và nhanh nhất có thể. Đây là những ý nghĩ của Đức Chúa Jêsus vào lúc đó, sau khi Ngài đã sống với con người và nhìn thấy, nghe, và cảm nhận sự khốn khổ của cuộc sống trong tội lỗi của họ. Việc Đức Chúa Trời nhập thể có thể có dạng ý muốn này đối với nhân loại, việc Ngài có thể bày tỏ và tỏ lộ dạng tâm tính này – có phải đây là điều một người bình thường có thể có không? Một người bình thường sẽ thấy gì khi sống trong dạng môi trường này? Họ sẽ nghĩ gì? Nếu một người bình thường đối mặt với tất cả những điều này, liệu họ sẽ nhìn nhận vấn đề từ một quan điểm cao trọng hay không? Chắc chắn là không! Mặc dù diện mạo bên ngoài của Đức Chúa Trời nhập thể giống y như một con người, và mặc dù Ngài biết kiến thức của con người và nói ngôn ngữ của con người, và đôi khi thậm chí bày tỏ ý của Ngài thông qua những phương pháp hay cách nói của con người, nhưng tuy thế, cách Ngài nhìn nhận con người và nhìn thực chất của sự việc tuyệt đối không phải là cùng một cách mà những người bại hoại nhìn nhận nhân loại và thực chất của sự việc. Góc nhìn của Ngài và tầm cao nơi Ngài đứng là điều mà một người bại hoại không thể đạt được. Điều này là bởi Đức Chúa Trời là lẽ thật, bởi vì xác thịt mà Ngài mặc lấy cũng sở hữu thực chất của Đức Chúa Trời, những ý nghĩ của Ngài và những gì được bày tỏ bởi nhân tính của Ngài cũng là lẽ thật. Đối với những người bại hoại, điều Ngài bày tỏ trong xác thịt là những sự chu cấp lẽ thật, và sự sống. Những sự chu cấp này không chỉ cho một người, mà cho toàn thể nhân loại. Trong lòng của bất kỳ người bại hoại nào, chỉ có một vài người liên kết với họ. Họ chỉ chăm lo và quan tâm đến một nhúm người này. Khi thảm họa sắp đến, trước hết họ nghĩ đến con cái, vợ chồng, hay cha mẹ họ. Cùng lắm, một người nhân từ hơn sẽ dành chút suy nghĩ cho một người bà con hay bạn thân nào đó, nhưng những ý nghĩ của ngay cả một người nhân từ như vậy có vươn xa hơn thế không? Không, không bao giờ! Bởi suy cho cùng, con người là con người, và họ chỉ có thể nhìn vào mọi thứ từ tầm cao và góc nhìn của một con người. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhập thể thì hoàn toàn khác với một con người bại hoại. Cho dù xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời có tầm thường, bình thường, hay thấp hèn như thế nào, hay thậm chí con người coi khinh Ngài như thế nào đi nữa, thì những ý nghĩ và thái độ của Ngài đối với nhân loại cũng là những điều không người nào có thể sở hữu, không người nào có thể bắt chước. Ngài sẽ luôn quan sát nhân loại từ góc độ của thần tính, từ tầm cao của vị trí của Ngài là Đấng Tạo Hóa. Ngài sẽ luôn nhìn nhân loại thông qua thực chất và tư duy của Đức Chúa Trời. Ngài tuyệt đối không thể nhìn nhân loại từ tầm thấp của một người bình thường, hay từ góc độ của một người bại hoại. Khi con người nhìn vào nhân loại, họ nhìn với tầm nhìn của con người, và họ dùng những điều như kiến thức của con người, những phép tắc và lý thuyết của con người để làm thước đo của họ. Điều này nằm trong phạm vi những gì con người có thể nhìn thấy với mắt họ và phạm vi mà những người bại hoại có thể đạt được. Khi Đức Chúa Trời nhìn vào nhân loại, Ngài nhìn với tầm nhìn của thần, và Ngài dùng thực chất của Ngài, dùng việc Ngài có gì và là gì như một thước đo. Phạm vi này bao gồm những điều mà con người không thể thấy, và đây là điểm mà Đức Chúa Trời nhập thể và con người bại hoại khác nhau hoàn toàn. Sự khác biệt này được quyết định bởi thực chất khác nhau của con người và Đức Chúa Trời – chính những thực chất khác biệt này quyết định thân phận và địa vị của họ cũng như góc độ và tầm cao nơi họ nhìn sự việc. Các ngươi có thấy sự bày tỏ và tỏ lộ về chính Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus không? Các ngươi có thể nói rằng những gì Đức Chúa Jêsus đã làm và phán có liên quan đến chức vụ của Ngài và đến công tác quản lý của riêng Đức Chúa Trời, rằng đó là toàn bộ sự bày tỏ và tỏ lộ thực chất của Đức Chúa Trời. Mặc dù Ngài đã có một biểu hiện con người, nhưng thực chất thánh của Ngài và sự tỏ lộ thần tính của Ngài là không thể phủ nhận. Liệu sự biểu hiện con người này có thật là sự biểu hiện của nhân tính không? Sự biểu hiện con người của Ngài, theo thực chất của nó, hoàn toàn khác với biểu hiện con người của những người bại hoại. Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời nhập thể. Nếu Ngài thật sự là một trong những người bình thường, bại hoại, thì Ngài liệu có thể nhìn sự sống trong tội lỗi của nhân loại từ một góc độ của thần không? Tuyệt đối không! Đây là điểm khác biệt giữa Con người và người bình thường. Những người bại hoại đều sống trong tội lỗi, và khi bất kỳ ai nhìn thấy tội lỗi, họ không có bất kỳ cảm xúc đặc biệt nào về nó; tất cả họ đều như nhau, giống như một con heo sống trong bùn, hoàn toàn không cảm thấy khó chịu hay dơ bẩn – trái lại, nó ăn khỏe và ngủ ngon. Nếu ai đó làm vệ sinh chuồng heo, con heo sẽ thật sự cảm thấy khó ở với sự dễ chịu, và nó sẽ không ở sạch. Không lâu sau, nó sẽ lại một lần nữa lăn mình trong bùn, hoàn toàn thoải mái, bởi nó là một tạo vật nhơ bẩn. Con người xem con heo là nhơ bẩn, nhưng nếu ngươi làm vệ sinh chỗ ở của con heo, nó không hề cảm thấy khá hơn – đây là lý do tại sao không ai nuôi heo trong nhà. Cách con người nhìn con heo sẽ luôn khác với cách chính bản thân con heo cảm nhận, bởi vì con người và con heo không phải đồng loại. Và bởi vì Con người nhập thể không phải cùng loại với con người bại hoại, chỉ Đức Chúa Trời nhập thể có thể đứng ở một góc độ của thần, và tầm cao của Đức Chúa Trời, nơi mà từ đó Ngài nhìn nhân loại và muôn vật.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Xem thêm

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Chia sẻ

Hủy

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger