Cách thức và đặc điểm phán truyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa là một sự tượng trưng cho thân phận và thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa
Sách sáng thế 17:4-6 Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.
Sách sáng thế 18:18-19 Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước. Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Ðức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham.
Sách sáng thế 22:16-18 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chánh mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.
Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.
Nhiều người mong muốn tìm kiếm và đạt được các phước lành của Đức Chúa Trời, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể đạt được những phước lành này, bởi Đức Chúa Trời có các nguyên tắc riêng của Ngài, và ban phước cho con người theo cách riêng của Ngài. Những lời Đức Chúa Trời hứa với con người và lượng ân sủng mà Ngài ban cho con người được ban phát dựa trên suy nghĩ và hành động của con người. Vậy thì, các phước lành của Đức Chúa Trời thể hiện điều gì? Con người có thể thấy điều gì trong chúng? Ở đây, chúng ta hãy tạm gác lại cuộc thảo luận về việc Đức Chúa Trời ban phước cho những loại người nào và các nguyên tắc ban phước cho con người của Đức Chúa Trời là gì. Thay vào đó, chúng ta hãy xem xét việc Đức Chúa Trời ban phước cho con người với mục tiêu biết được thẩm quyền của Đức Chúa Trời, từ góc độ nhận biết thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Bốn đoạn Kinh Thánh ở trên là toàn bộ những ghi chép về việc Đức Chúa Trời ban phước cho con người. Chúng cung cấp sự mô tả chi tiết về những người đón nhận các phước lành của Đức Chúa Trời, như là Áp-ra-ham và Gióp, cũng như những lý do tại sao Đức Chúa Trời ban các phước lành của Ngài và những gì chứa đựng trong các phước lành này. Giọng điệu và cách phán của Đức Chúa Trời, cùng góc độ, và vị trí Ngài phán, cho phép con người nhận ra rằng Đấng ban cho các phước lành và người đón nhận các phước lành đó có thân phận, địa vị và thực chất khác nhau rõ ràng. Giọng điệu, cách phán những lời này, và vị trí chúng được phán ra, đều độc nhất đối với Đức Chúa Trời, Đấng sở hữu thân phận của Đấng Tạo Hóa. Ngài có thẩm quyền và sức mạnh, cũng như sự vinh hiển của Đấng Tạo Hóa và sự oai nghi mà không ai được phép nghi ngờ.
Trước tiên chúng ta hãy xem Sách sáng thế 17:4-6: “Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra”. Những lời này là giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, cũng như là sự ban phước của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham: Đức Chúa Trời sẽ khiến Áp-ra-ham trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc, sẽ sinh sản rất nhiều, làm cho ông thành nhiều nước, và các vua sẽ do nơi ông mà ra. Ngươi có thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong những lời này không? Và ngươi thấy thẩm quyền đó như thế nào? Ngươi thấy được khía cạnh nào trong thực chất thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Đọc kỹ những lời này, không khó để khám phá ra rằng thẩm quyền và thân phận của Đức Chúa Trời được tỏ lộ rõ ràng trong những lời phán của Đức Chúa Trời. Ví dụ, khi Đức Chúa Trời phán “ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ… vì ta đặt ngươi làm… Ta sẽ làm cho ngươi…”, thì những cụm từ như là “ngươi sẽ” và “ta sẽ”, mang sự khẳng định về thân phận và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, một mặt, là biểu thị cho sự thành tín của Đấng Tạo Hóa; mặt khác, chúng là những lời đặc biệt được sử dụng bởi Đức Chúa Trời, Đấng sở hữu thân phận của Đấng Tạo Hóa – cũng như là một phần của từ vựng thông thường. Nếu một người nào đó nói họ hy vọng người khác sẽ sinh sản rất nhiều, rằng sẽ làm cho họ thành nhiều nước, và các vua sẽ do nơi họ mà ra, thì chắc chắn đó là một kiểu ước muốn, không phải là một lời hứa hay một lời chúc phước. Vì thế, con người không dám nói rằng “Tôi sẽ làm cho anh trở nên như thế này, như thế kia… anh sẽ như thế này, thế kia”, bởi họ biết rằng họ không sở hữu một quyền năng như thế; điều đó không phụ thuộc vào họ, và ngay cả khi họ nói những điều như thế, thì lời họ sẽ là những lời vô nghĩa sáo rỗng bị thôi thúc bởi những ham muốn và tham vọng của họ. Có ai dám lớn tiếng như vậy nếu họ cảm thấy rằng họ không thể đạt được những mong muốn của mình hay không? Mọi người đều chúc cho con cháu mình gặp điều tốt lành, và hy vọng rằng chúng sẽ nổi trội và gặt hái nhiều thành công. “Sẽ thật may mắn nếu một người trong số chúng trở thành hoàng đế! Nếu một đứa trở thành thống đốc thì cũng tốt – miễn chúng là những người quan trọng!”. Đây là tất cả những điều ước của con người, nhưng con người chỉ có thể chúc những điều tốt lành cho con cháu họ, mà không thể thực hiện hoặc biến bất kỳ lời hứa nào của họ thành hiện thực. Trong lòng, mọi người biết rõ rằng họ không sở hữu quyền năng để đạt được những điều như thế, bởi vì mọi thứ về chúng đều ngoài tầm kiểm soát của họ, và vì vậy làm sao họ có thể điều khiển số phận của những người khác? Lý do tại sao Đức Chúa Trời có thể phán những lời như thế này là vì Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền như thế, và có khả năng hoàn thành và thực hiện mọi lời Ngài đã hứa với con người, và khiến mọi lời chúc phước mà Ngài đã ban cho con người trở thành sự thật. Con người đã được Đức Chúa Trời tạo nên, và đối với Đức Chúa Trời thì việc khiến con người đông con nhiều cháu chỉ như trò chơi của trẻ con; để làm cho con cháu của một người nào đó thịnh vượng thì chỉ cần một lời phán từ Ngài. Ngài sẽ không bao giờ phải đổ mồ hôi vì một điều như thế, hoặc làm cho tâm trí Ngài căng thẳng, hoặc rối như tơ vò về điều đó; đây chính là quyền năng của Đức Chúa Trời, chính là thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Sau khi đọc “Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước” trong Sáng thế 18:18, các ngươi có thể cảm nhận được thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có thể cảm nhận được sự phi thường của Đấng Tạo Hóa không? Các ngươi có thể cảm nhận được uy quyền tối cao của Đấng Tạo Hóa không? Những lời của Đức Chúa Trời là chắc chắn. Đức Chúa Trời phán những lời này không phải vì, hoặc để thể hiện sự tin chắc của Ngài vào thành công; thay vào đó, chúng là bằng chứng về thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời phán, và là một mệnh lệnh làm ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời. Có hai sự bày tỏ mà các ngươi nên chú ý ở đây. Khi Đức Chúa Trời phán “Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước”, thì có bất kỳ yếu tố mơ hồ nào trong những lời này không? Có bất kỳ yếu tố lo lắng nào không? Có bất kỳ yếu tố sợ hãi nào không? Bởi vì những cụm từ “chắc sẽ” và “đều sẽ” trong lời phán của Đức Chúa Trời, những yếu tố này, là của riêng con người và thường được thể hiện trong họ, chưa bao giờ liên quan đến Đấng Tạo Hóa. Không một ai dám dùng những lời như thế khi chúc người khác những điều tốt lành, không một ai dám chúc phước cho người khác với một sự chắc chắn như là ban cho họ một dân lớn và cường thạnh, hoặc hứa rằng các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ họ mà được phước. Lời Đức Chúa Trời càng chắc chắn, chúng càng chứng minh một điều gì đó – và điều đó là gì? Chúng chứng minh rằng Đức Chúa Trời có thẩm quyền như thế, rằng thẩm quyền của Ngài có thể đạt được những điều này, và rằng thành quả của chúng là không thể tránh khỏi. Đức Chúa Trời chắc chắn trong lòng Ngài, không chút do dự, về tất cả những gì Ngài đã chúc phước cho Áp-ra-ham. Hơn nữa, toàn bộ điều này sẽ đạt được theo lời Ngài, không thế lực nào có thể thay đổi, ngăn cản, phá hoại hoặc làm nhiễu loạn việc thực hiện của nó. Bất kể chuyện gì khác xảy ra, không gì có thể hủy bỏ hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện và hoàn thành lời Đức Chúa Trời. Đây chính là sức mạnh của những lời được phán ra từ miệng của Đấng Tạo Hóa, và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không cho phép con người chối bỏ! Sau khi đọc xong những lời này, ngươi có còn cảm thấy nghi ngờ không? Những lời này được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời, và có quyền năng, sự oai nghi, và thẩm quyền trong lời Đức Chúa Trời. Sức mạnh và thẩm quyền như thế, cũng như sự chắc chắn hoàn thành trong thực tế, không thể đạt được bởi bất kỳ loài thọ tạo hoặc không thọ tạo nào. Chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể trò chuyện với con người với một giọng điệu và ngữ điệu như thế, và sự thật đã chứng minh rằng những lời hứa của Ngài không phải là những lời sáo rỗng, hoặc những lời khoe khoang vô bổ, mà là sự thể hiện thẩm quyền độc nhất không thể vượt qua bởi bất kỳ con người, sự việc hoặc sự vật nào.
Sự khác biệt giữa những lời phán của Đức Chúa Trời và những lời nói của con người là gì? Khi ngươi đọc những lời này do Đức Chúa Trời phán, thì ngươi cảm nhận được sức mạnh của lời Đức Chúa Trời và thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Ngươi cảm thấy thế nào khi nghe người khác nói những lời như thế? Ngươi có nghĩ rằng họ cực kỳ ngạo mạn và khoác lác, là những người đang thể hiện bản thân không? Bởi họ không có quyền năng này, họ không sở hữu thẩm quyền như thế, và vì vậy họ hoàn toàn không có khả năng đạt được những điều như thế. Những người rất chắc chắn về lời hứa của mình chỉ cho thấy sự bất cẩn trong những phát ngôn của họ. Nếu ai đó nói những lời như thế, thì chắc chắn họ kiêu ngạo và quá tự tin, và đang tỏ lộ chính mình là một ví dụ điển hình về tâm tính của thiên sứ trưởng. Những lời này đến từ miệng của Đức Chúa Trời; ngươi có cảm nhận được bất kỳ yếu tố kiêu ngạo nào ở đây không? Ngươi có cảm thấy rằng lời Đức Chúa Trời chỉ là một trò đùa không? Lời Đức Chúa Trời là thẩm quyền, lời Đức Chúa Trời là sự thật, và trước khi lời được phán ra từ miệng của Ngài, điều đó có nghĩa là, trong khi Ngài đang quyết định làm điều gì đó, thì điều đó đã được hoàn thành. Có thể nói rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời đã phán với Áp-ra-ham là một giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, và là một lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham. Lời hứa này là một sự thật đã xác lập cũng như là một sự thật đã đạt được, và những sự thật này dần dần được thực hiện trong ý định của Đức Chúa Trời theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Vì vậy, đối với Đức Chúa Trời, việc phán những lời như thế không có nghĩa là Ngài có một tâm tính kiêu ngạo, bởi vì Đức Chúa Trời có thể đạt được những điều như thế. Ngài có quyền năng và thẩm quyền này, và đủ khả năng đạt được những việc đó, và việc hoàn thành chúng hoàn toàn nằm trong khả năng của Ngài. Khi những lời như thế này được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời, thì chúng là một sự mặc khải và thể hiện tâm tính thực sự của Đức Chúa Trời, một sự mặc khải và biểu hiện hoàn hảo về thực chất và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và không gì thích đáng và phù hợp hơn là một bằng chứng về thân phận của Đấng Tạo Hóa. Cách thức, giọng điệu và lời lẽ trong những lời phán như thế chính xác là dấu hiệu thân phận của Đấng Tạo Hóa, và hoàn toàn tương ứng với sự bày tỏ của chính thân phận Đức Chúa Trời; trong chúng không có sự giả vờ, không có sự bất tịnh; chúng hoàn toàn và tuyệt đối là sự thể hiện hoàn hảo về thực chất và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Về phần các loài thọ tạo, chúng không sở hữu thẩm quyền này, cũng không sở hữu thực chất này, chứ đừng nói đến việc chúng sở hữu sức mạnh do Đức Chúa Trời ban cho. Nếu con người thể hiện hành vi như thế, thì điều đó chắc chắn sẽ là sự bùng phát về tâm tính bại hoại của họ, và gốc rễ của điều này sẽ là tác động xen vào của tính kiêu ngạo và tham vọng điên cuồng của con người, cũng như sự phơi bày những ý định thâm độc của không ai khác ngoài ma quỷ và Sa-tan, kẻ mong muốn mê hoặc con người và dụ dỗ họ phản bội Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đánh giá như thế nào về những điều được tỏ lộ bằng ngôn ngữ như thế? Đức Chúa Trời sẽ phán rằng ngươi mong muốn chiếm đoạt vị trí của Ngài và rằng ngươi mong muốn mạo nhận và thay thế Ngài. Khi ngươi bắt chước giọng điệu lời phán của Đức Chúa Trời, thì ý định của ngươi là thay thế vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng mọi người, chiếm đoạt loài người đúng ra thuộc về Đức Chúa Trời. Đây là Sa-tan, rõ ràng và đơn giản; đây là những hành động của con cháu thiên sứ trưởng, Trời không thể tha! Trong số các ngươi, có ai đã từng bắt chước Đức Chúa Trời theo cách nào đó bằng việc nói một vài lời, với ý định gây lầm lạc và mê hoặc mọi người, và khiến họ cảm thấy như thể lời nói và hành động của người này mang thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời, như thể thực chất và thân phận của người này là độc nhất, và thậm chí như thể giọng điệu ngôn từ của người này tương tự của Đức Chúa Trời chưa? Các ngươi đã bao giờ làm điều gì như thế này chưa? Các ngươi có bao giờ bắt chước giọng điệu của Đức Chúa Trời trong khi nói, với điệu bộ được cho là đại diện cho tâm tính của Đức Chúa Trời, với những gì các ngươi cho là sức mạnh và thẩm quyền chưa? Có phải hầu hết các ngươi thường hành động, hoặc định hành động, theo cách đó không? Giờ đây, khi các ngươi thực sự thấy, nhận thức và biết về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, và nhìn lại những gì các ngươi đã từng làm, và những gì các ngươi đã từng tỏ lộ về bản thân mình, ngươi có cảm thấy kinh tởm không? Các ngươi có nhận ra sự hèn hạ và vô liêm sỉ của mình không? Sau khi mổ xẻ tâm tính và thực chất của những kẻ như thế, có thể nói rằng họ là dòng giống chết tiệt đáng bị rủa sả không? Có thể nói rằng bất kỳ ai làm những điều như thế đều tự đem lại sự sỉ nhục cho chính mình không? Các ngươi có nhận ra sự nghiêm trọng trong bản chất của nó không? Chính xác thì nó nghiêm trọng đến mức nào? Ý định của những người hành động theo cách này là bắt chước Đức Chúa Trời. Họ muốn trở thành Đức Chúa Trời, khiến mọi người thờ phụng họ như là Đức Chúa Trời. Họ muốn xóa bỏ vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng con người, và loại bỏ Đức Chúa Trời, Đấng làm việc giữa con người, và họ làm điều này để đạt được mục đích kiểm soát con người, nuốt chửng con người, và chiếm hữu họ. Mọi người đều có những ham muốn và tham vọng trong tiềm thức như thế này, và mọi người đều sống trong kiểu thực chất Sa-tan bại hoại này, trong một bản chất Sa-tan mà trong đó họ thù địch với Đức Chúa Trời, phản bội Đức Chúa Trời, và mong muốn trở thành Đức Chúa Trời. Sau sự thông công của Ta về đề tài thẩm quyền của Đức Chúa Trời, các ngươi có còn mong muốn hoặc ham hố mạo nhận hoặc bắt chước Đức Chúa Trời không? Ngươi có còn mong muốn trở thành Đức Chúa Trời không? Thẩm quyền của Đức Chúa Trời con người không thể bắt chước và thân phận cùng địa vị của Đức Chúa Trời con người không thể mạo nhận. Dù ngươi có khả năng bắt chước giọng điệu Đức Chúa Trời phán, nhưng ngươi không thể bắt chước thực chất của Đức Chúa Trời. Dù ngươi có thể đứng vào vị trí của Đức Chúa Trời và mạo nhận là Đức Chúa Trời, nhưng ngươi sẽ không bao giờ có thể làm được những điều Đức Chúa Trời dự định làm, và sẽ không bao giờ có thể cai trị và điều khiển muôn vật. Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi sẽ mãi mãi là một loài thọ tạo nhỏ bé, và bất kể các kỹ năng và khả năng của ngươi có giỏi đến mức nào, bất kể ngươi có bao nhiêu ân tứ, thì mọi thứ của ngươi đều dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa. Dù ngươi có thể nói một số lời bạo miệng, thì điều này không thể cho thấy rằng ngươi có thực chất của Đấng Tạo Hóa, cũng không thể hiện rằng ngươi sở hữu thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời là thực chất của chính Đức Chúa Trời. Chúng không được học hoặc thêm vào từ bên ngoài, mà là thực chất vốn có của chính Đức Chúa Trời. Và vì thế, mối quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và các loài thọ tạo không bao giờ có thể thay đổi. Là một trong nhân loại thọ tạo, con người phải giữ vị trí của riêng mình, và cư xử một cách thấu đáo. Hãy nghiêm túc bảo vệ những gì Đấng Tạo Hóa giao phó cho ngươi. Đừng vi phạm phép tắc, hoặc làm những điều ngoài khả năng của ngươi hoặc điều gì ghê tởm đối với Đức Chúa Trời. Đừng có cố gắng trở nên vĩ nhân, siêu nhân, hoặc trỗi vượt hơn người, mà cũng đừng cố gắng trở thành Đức Chúa Trời. Con người không nên mong muốn như thế này. Việc cố gắng trở nên vĩ nhân hoặc siêu nhân là hết sức hoang đường. Việc cố gắng trở thành Đức Chúa Trời thậm chí còn nhục nhã hơn; điều đó thật kinh tởm và đáng khinh. Điều đáng khen ngợi, và điều các loài thọ tạo nên nắm giữ hơn bất kỳ điều gì khác, là trở nên một loài thọ tạo thực sự; đây là mục tiêu duy nhất mà tất cả mọi người nên theo đuổi.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?