Lúc ở trên Thập giá Đức Chúa Jêsus thực sự có ý gì khi nói “Mọi việc đã được trọn”?
Các Cơ Đốc nhân tin rằng khi Đức Chúa Jêsus nói “Mọi việc đã được trọn” trên thập giá, ý Ngài là công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất. Nên mọi người chắc chắn rằng khi Chúa trở lại, Ngài sẽ không làm công tác cứu rỗi nữa, mà Ngài sẽ chỉ nâng tất cả các tín hữu lên trời để gặp Chúa, đưa họ vào thiên đàng và thế là xong. Đây là điều mà các những người tin Chúa tin chắc như vậy. Đó là lý do quá nhiều người luôn nhìn chăm chăm lên trời, ngồi không chờ đợi Chúa đưa họ lên thẳng thiên quốc. Nhưng giờ các thảm họa lớn đã đến và hầu hết mọi người vẫn chưa thấy Chúa đến, nên đức tin của họ đang suy yếu và họ cũng thấy nản lòng. Thậm chí một số còn nghi ngờ: Có thực Chúa đã hứa như vậy không? Ngài có đến hay không đây? Thực ra, Đức Chúa Jêsus đã bí mật tái lâm làm Con người lâu rồi, đang bày tỏ nhiều lẽ thật và thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời. Nhưng hầu hết mọi người chẳng cố lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời hoặc tìm kiếm để nghe lời Đức Thánh Linh phán dạy các hội thánh, và trước giờ họ luôn cho rằng Chúa phải đến trên một đám mây để đưa họ vào thiên đàng, vì vậy họ đang lỡ mất cơ hội nghênh tiếp Chúa. Đó sẽ là một nỗi ân hận cả đời. Có lẽ điều này liên quan đến cách người ta diễn giải lời Đức Chúa Jêsus trên thập giá: “Mọi việc đã được trọn”.
Chúng ta hãy bắt đầu từ đây nhé. Tại sao quá nhiều tín hữu lại nghĩ rằng Đức Chúa Jêsus nói “Mọi việc đã được trọn” nghĩa là công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời đã hoàn tất? Có cơ sở nào trong Kinh Thánh để nghĩ thế không? Đức Thánh Linh có xác nhận điều này không? Chúa có từng nói Ngài sẽ không thực hiện bất cứ công tác cứu rỗi nhân loại nào nữa không? Đức Thánh Linh có làm chứng rằng những lời này ám chỉ việc Đức Chúa Trời hoàn tất công tác cứu rỗi của Ngài không? Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng: Không. Vậy thì, tại sao mọi người lại chắc mẩm những lời này của Đức Chúa Jêsus nghĩa là công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời lúc đó đã hoàn tất rồi? Như thế chẳng phải hơi vô lý sao? Hiểu được lời Đức Chúa Trời không phải là chuyện dễ. Trong 2 Phi-e-rơ 1:20 có nói: “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được”. Hậu quả của việc diễn giải Kinh thánh theo ý mình rất nghiêm trọng. Hãy nghĩ đến những người Pha-ri-si – họ đã tự diễn giải những lời tiên tri về Đấng Mê-si, và kết quả là, Đấng Mê-si đã đến, và họ thấy rằng Đức Chúa Jêsus không phù hợp với cách diễn giải của họ. Nên họ đã lên án công tác của Ngài và thậm chí còn đóng đinh Ngài lên thập giá. Họ đã đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Điều này trực tiếp dẫn đến việc họ bị Đức Chúa Jêsus rủa sả. Họ đã bị rủa sả!
Vì vậy khi Đức Chúa Jêsus nói “Mọi việc đã được trọn” trên thập giá, là Ngài đang nói về cái gì? Muốn hiểu được điều này, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về những lời tiên tri trong Kinh Thánh về sự tái lâm của Chúa vào thời kỳ sau rốt, đặc biệt là những việc chính Đức Chúa Jêsus đã nói Ngài sẽ làm, và những chuyện dụ ngôn của Ngài về thiên quốc. Những điều này có liên quan trực tiếp đến công tác của Ngài vào thời kỳ sau rốt. Chúng ta cần có một sự hiểu biết cơ bản về những lời tiên tri và dụ ngôn này để hiểu đúng Đức Chúa Jêsus thực sự đã nói về điều gì khi Ngài nói câu này trên thập giá. Kể cả nếu chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ, thì không có lý nào để cho rằng Ngài đã ám chỉ công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất cả. Đây là một niềm tin tùy tiện và lố bịch. Thực tế, nếu chúng ta nghiêm túc xem xét những lời tiên tri và dụ ngôn của Đức Chúa Jêsus về thiên quốc, thì chúng ta có thể đạt được hiểu biết cơ bản về thiên quốc và công tác của Chúa khi Ngài tái lâm. Và chúng ta sẽ không diễn giải sai tuyên bố “Mọi việc đã được trọn” của Ngài. Đức Chúa Jêsus đã tiên tri: “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:12-13). “Lại nếu kẻ nào nghe lời Ta mà không vâng giữ ấy chẳng phải Ta xét đoán kẻ đó; vì Ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ Ta ra và không nhận lãnh lời Ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời Ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng” (Giăng 12:47-48). “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con. … Cha đã ban quyền thi hành sự phán xét cho Con, vì là Con người” (Giăng 5:22, 27). Và trong 1 Phi-e-rơ cũng nói: “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:17). Trong Khải huyền, chúng ta thấy: “Kìa, Sư tử của chi phái Giu-đa, tức là Chồi của vua Ða-vít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra” (Khải Huyền 5:5). “Ai có tai, hãy nghe lời Ðức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh” (Khải Huyền 2:7). Đức Chúa Jêsus cũng dùng nhiều dụ ngôn để mô tả thiên quốc, như là: “Nước thiên đàng cũng giống như một tay lưới thả xuống biển, bắt đủ mọi thứ cá. Khi lưới được đầy rồi, thì người đánh cá kéo lên bờ; đoạn, ngồi mà chọn giống tốt để riêng ra, đem bỏ vào rổ, còn giống xấu thì ném đi. Ðến ngày tận thế cũng như vầy: các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa; ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 13:47-50). Từ những lời tiên tri và dụ ngôn này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Jêsus đã phán Ngài sẽ làm rất nhiều việc khi tái lâm. Nhưng phần quan trọng nhất của việc đó chính là bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét. Điều này sẽ dẫn dắt mọi người bước vào mọi lẽ thật và phân loại tất cả mọi người. Ai có thể được hoàn thiện thì sẽ được hoàn thiện, và ai phải bị loại bỏ sẽ bị loại bỏ. Điều này hoàn toàn ứng nghiệm mọi lời Đức Chúa Jêsus đã phán về thiên quốc. Hãy nghĩ đến các dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng, lướt đánh cá, các trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, cừu và dê, tôi tớ tốt và tôi tớ xấu. Công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời sẽ chia tách lúa mì khỏi cỏ lùng, tôi tớ tốt khỏi tôi tớ xấu, những người yêu lẽ thật khỏi những kẻ chỉ mong được thoải mái. Các trinh nữ khôn ngoan sẽ tham dự tiệc cưới của Chiên con và được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Còn các trinh nữ khờ dại thì sao? Họ sẽ bị rơi vào thảm họa, khóc lóc và nghiến rằng, vì họ đã không lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời. Đây là công tác phán xét để phân loại mọi người, thưởng thiện và phạt ác. Đồng thời điều này sẽ hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri trong Khải huyền: “Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!” (Khải Huyền 22:11). “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Khải Huyền 22:12). Khi thực sự hiểu những lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus, ta mới hiểu được rằng sự đến của Chúa trong thời kỳ sau rốt chủ yếu là để bày tỏ lẽ thật và phán xét, phân loại mọi người và quyết định kết cục của họ. Vậy chúng ta có thể thực sự tuyên bố rằng khi Đức Chúa Jêsus nói “Mọi việc đã được trọn” trên thập giá, tức là Ngài đang ám chỉ công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời đã hoàn thành không? Liệu chúng ta có tiếp tục ngu ngốc nhìn chăm chăm lên trời, chờ đợi Đức Chúa Jêsus ngự mây xuống và đưa chúng ta lên trời để gặp Ngài không? Liệu chúng ta có còn tùy tiện lên án mọi lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ khi Ngài công tác trong thời kỳ sau rốt không? Liệu chúng ta có trơ trẽn phủ nhận chuyện Chúa đã trở lại trong xác thịt làm Con người để thực hiện công tác phán xét của thời kỳ sau rốt không? Các thảm họa lớn đã đến, và rất nhiều tín hữu vẫn lạc trong giấc mơ Chúa sẽ trở lại, họ nghĩ rằng Ngài sẽ không bao giờ loại bỏ họ. Đã đến lúc thức tỉnh rồi. Nếu họ không thức tỉnh, khi các thảm họa kết thúc và Đức Chúa Trời Toàn Năng công khai xuất hiện trước tất cả mọi người, Đức Chúa Trời sẽ làm mới lại trời và đất, và tất cả những người trong thế giới tôn giáo sẽ khóc lóc và nghiến răng. Điều đó sẽ ứng nghiệm lời tiên tri này trong Khải huyền: “Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cùng trông thấy; hết thảy các chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài” (Khải Huyền 1:7).
Nhiều người chắc chắn sẽ hỏi thực sự thì ý của Đức Chúa Jêsus là gì khi Ngài nói “Mọi việc đã được trọn” trên thập giá? Thực ra, nó rất đơn giản. Lời Đức Chúa Jêsus luôn rất hiện thực và thực tế, nên khi Ngài nói câu này, chắc chắn Ngài đang đề cập đến công tác cứu chuộc của mình. Nhưng người ta cứ khăng khăng hiểu những lời thực tế này của Chúa là nói về công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời, mà điều này là cực kỳ tùy tiện, vì Đức Chúa Trời chỉ hoàn thành phần nào công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài. Vẫn còn bước quan trọng nhất – công tác phán xét của Ngài trong thời kỳ sau rốt. Sao bạn lại dám chắc “Mọi việc đã được trọn” nghĩa là toàn bộ công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất chứ? Chẳng phải điều đó hơi lố bịch và phi lý sao? Tại sao ban đầu Đức Chúa Jêsus lại bị đóng đinh? Ngài đã thực sự thành tựu điều gì qua chuyện này? Kết quả là gì? Mọi tín hữu đều biết chuyện này, vì chuyện này được ghi rất rõ trong Kinh Thánh. Đức Chúa Jêsus đã đến để cứu chuộc nhân loại. Bằng cách chịu bị đóng đinh, Đức Chúa Jêsus đã lấy thân làm của lễ chuộc tội cho nhân loại, gánh lấy tội lỗi của mọi người để con người không phải bị kết án và xử tử trước luật pháp nữa. Sau đó, con người có thể được tha thứ tội lỗi miễn là họ tin vào Chúa, cầu nguyện và thú tội với Ngài, tận hưởng ân điển phong phú vô cùng từ Đức Chúa Trời. Đây là sự cứu rỗi bằng ân điển, và đó là điều mà công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus đã đạt được. Mặc dù tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ qua đức tin, không ai có thể phủ nhận rằng chúng ta vẫn cứ liên tục phạm tội. Chúng ta đang sống trong vòng luẩn quẩn của pham tội, thú tội và lại phạm tội. Chúng ta đã không hề thoát khỏi tội lỗi. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta vẫn có bản tính tội lỗi, và có các tâm tính Sa-tan, vì thế chúng ta không thể sửa chữa vấn đề tiếp tục phạm tôi sau khi tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ. Điều này khiến tất cả các tín hữu không biết phải làm gì cả – đó là điều vô cùng đau đớn. Lời Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh” (Lê-vi 11:45). Đức Chúa Trời công chính và thánh khiết, nên bất cứ ai uế tạp không thể thấy Ngài. Vì vậy, làm sao những người luôn phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời lại xứng đáng được vào vương quốc của Đức Chúa Trời chứ? Khi con người chưa hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi và trở nên tinh sạch, thì công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời có thực sự kết thúc được không? Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ phải là cứu rỗi hoàn toàn – Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ dở chừng công tác của mình. Đó là lý do Đức Chúa Jêsus đã nhiều lần tiên tri sự tái lâm của Ngài. Ngài đã trở lại trong thời kỳ sau rốt cũng khá lâu rồi, làm Đức Chúa Trời Toàn Năng nhập thể. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ lẽ thật để thực hiện công tác phán xét trên nền tảng của công tác cứu chuộc. Việc này là để làm tinh sạch nhân loại khỏi các tâm tính bại hoại của chúng ta để chúng ta có thể được giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi. Đó là để hoàn toàn cứu rỗi chúng ta khỏi các thế lực Sa-tan và cuối cùng đưa chúng ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Chỉ khi công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt đã được hoàn tất thì công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời mới được hoàn thành.
Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Mặc dù Jêsus đã làm nhiều công tác giữa con người, nhưng Ngài chỉ hoàn thành việc cứu chuộc toàn thể nhân loại và trở thành của lễ chuộc tội cho con người; Ngài vẫn chưa loại bỏ khỏi con người tất cả những tâm tính bại hoại của họ. Để hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, không chỉ cần Jêsus trở thành của lễ chuộc tội và gánh lấy những tội lỗi của con người, mà còn cần Đức Chúa Trời làm công tác vĩ đại hơn nữa để hoàn toàn loại bỏ khỏi con người tâm tính Sa-tan bại hoại của họ. Và vì thế, khi con người đã được tha thứ tội lỗi, Đức Chúa Trời đã trở lại xác thịt để dẫn dắt con người vào thời đại mới, và bắt đầu công tác của hình phạt và sự phán xét. Công tác này đã đưa con người vào một cõi cao hơn. Tất cả những ai quy phục dưới sự thống trị của Ngài sẽ được hưởng lẽ thật cao hơn và nhận lãnh những phước lành lớn hơn. Họ sẽ thực sự sống trong sự sáng, và họ sẽ đạt được lẽ thật, đường đi, và sự sống” (Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
“Thông qua công tác phán xét và hành phạt này, con người sẽ hoàn toàn biết được thực chất ô uế và bại hoại trong chính bản thân mình, họ sẽ có thể thay đổi hoàn toàn và trở nên thanh sạch. Chỉ bằng cách này, con người mới có thể trở nên xứng đáng để trở lại trước ngôi của Đức Chúa Trời. Mọi công tác được thực hiện ngày hôm nay là để con người có thể được làm cho thanh sạch và được thay đổi; thông qua sự phán xét và hành phạt bằng lời, cũng như thông qua sự tinh luyện, con người có thể gột sạch sự bại hoại của mình và được làm cho tinh sạch. Thay vì xem giai đoạn công tác này là công tác cứu rỗi, sẽ thích hợp hơn khi nói đó là công tác làm tinh sạch” (Lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
“Mục đích trong công tác hành phạt và phán xét của Đức Chúa Trời chính là nhằm thanh tẩy nhân loại, vì lợi ích của sự nghỉ ngơi cuối cùng; không có sự thanh tẩy như thế, thì không ai trong loài người có thể được phân chia theo loại thành các loại khác nhau hoặc bước vào sự nghỉ ngơi. Công tác này là con đường duy nhất của loài người để bước vào sự nghỉ ngơi. Chỉ có công tác thanh tẩy của Đức Chúa Trời mới tẩy sạch sự bất chính của con người, và chỉ có công tác hành phạt và phán xét của Ngài mới đem sự sáng đến cho các thành phần bất tuân của nhân loại, qua đó tách những người có thể được cứu khỏi những người không thể được cứu, và những người sẽ được ở lại khỏi những người sẽ không được ở lại. Khi công tác này kết thúc, những ai được cho phép ở lại đều sẽ được thanh tẩy và bước vào một trạng thái cao hơn của nhân loại, ở đó họ sẽ tận hưởng một đời sống con người lần thứ hai trên đất tuyệt vời hơn; nói cách khác, họ sẽ bắt đầu ngày nghỉ ngơi của con người, và cùng tồn tại với Đức Chúa Trời. Sau khi những kẻ không được phép ở lại đã bị hành phạt và phán xét, chân tướng của họ sẽ hoàn toàn bị phơi bày, mà sau đó tất cả họ sẽ bị hủy diệt và, giống như Sa-tan, sẽ không bao giờ được phép tồn tại trên đất. Nhân loại của tương lai sẽ không bao gồm bất kỳ ai trong loại người này. Những người như thế không phù hợp để bước vào vùng đất của sự nghỉ ngơi cuối cùng, họ cũng không phù hợp để dự phần vào ngày nghỉ ngơi mà Đức Chúa Trời và nhân loại sẽ cùng chia sẻ, bởi họ là mục tiêu của sự trừng phạt và là những kẻ xấu xa, bất chính. … Toàn bộ mục đích đằng sau công tác phạt ác thưởng thiện cuối cùng của Đức Chúa Trời là để thanh tẩy triệt để tất cả mọi người để Ngài có thể đem một nhân loại thanh sạch thánh khiết vào trong sự nghỉ ngơi đời đời. Giai đoạn này trong công tác của Ngài là quan trọng nhất; nó là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ công tác quản lý của Ngài” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng rất rõ ràng. Trong Thời đại Ân điển, công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus chỉ là để tha thứ cho tội lỗi của nhân loại. Chính công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt sẽ làm tinh sạch và cứu rỗi triệt để nhân loại. Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng phán xét và vạch trần bản tính và thực chất dấy loạn, chống đối Đức Chúa Trời, cho phép chúng ta biết được tâm tính Sa-tan và sự bại hoại của chính mình, cho chúng ta thấy mình đầy những tâm tính Sa-tan, như là ngạo mạn, xảo quyệt và gian ác mà không có chút nào giống con người. Đây là cách duy nhất để con người thấy được lẽ thật của việc họ bị Sa-tan làm cho bại hoại trầm trọng như thế nào, để họ thực sự khinh ghét bản thân và thật lòng hối cải, rồi ăn năn với Đức Chúa Trời. Khi đó họ mới thấy lẽ thật quý giá biết bao và bắt đầu tập trung vào việc đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và bước vào hiện thực lẽ thật. Điều này cho phép họ dần loại bỏ được tâm tính bại hoại và bắt đầu thay đổi tâm tính sống của mình, và cuối cùng có thể thực sự tuân phục và kính sợ Đức Chúa Trời, và sống theo lời Ngài. Đây là cách để mọi người có thể hoàn toàn loại bỏ các thế lực Sa-tan và được Đức Chúa Trời cứu rỗi triệt để, rồi họ có thể được Đức Chúa Trời bảo vệ và sống sót qua các thảm họa lớn trong thời kỳ sau rốt, bước vào đích đến tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho loài người. Điều này ứng nghiệm lời tiên tri trong Khải huyền 21:3-6. “Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: nầy, đền tạm của Ðức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Ðức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhứt đã qua rồi. Ðấng ngự trên trôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Ðoạn, lại rằng: Hãy chép; vì những lời nầy đều trung tín và chơn thật. Ngài là phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không”. Ở đây, Đức Chúa Trời phán “Xong rồi”. Chỗ này hoàn toàn khác với điều Đức Chúa Jêsus đã nói trên thập giá: “Mọi việc đã được trọn”. Đây là hai ngữ cảnh khác nhau, thế giới khác nhau. Khi Đức Chúa Jêsus nói: “Mọi việc đã được trọn” trên thập giá, Ngài đang nói đến việc hoàn thành công tác cứu chuộc của Ngài. Câu nói “Xong rồi” trong Sách Khải huyền là Đức Chúa Trời đang nói về việc hoàn thành trọn vẹn công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài, khi đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người, Ngài sẽ sống giữa họ, và họ sẽ là thần dân của vương quốc của Ngài, nơi không còn nước mắt, chết chóc hay khổ sở. Đây là dấu hiệu duy nhất của việc Đức Chúa Trời hoàn thành công tác cứu rỗi của Ngài.
Đến lúc này, mọi người cần phải hiểu rõ rằng việc nói những lời của Đức Chúa Jêsus trên thập giá ám chỉ công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã hoàn tất là hoàn toàn trái với thực tế về công tác của Đức Chúa Trời và chỉ là quan niệm của con người. Việc diễn giải sai lời Chúa là lừa gạt và gây hiểu lầm, và không biết đã có bao nhiêu người tin vào điều này. Những ai mù quáng bám vào điều này, chỉ chờ Chúa đột nhiên xuất hiện trên mây để họ có thể được cất vào vương quốc, trong khi từ chối xem xét nhiều lẽ thật được Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ, sẽ hoàn toàn bỏ lỡ mất cơ hội được gặp Chúa. Và tất nhiên, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tội lỗi và được cứu rỗi hoàn toàn. Rồi đức tin của cả đời sẽ trở nên vô nghĩa, và họ chắc chắn sẽ rơi vào thảm họa và bị Đức Chúa Trời loại bỏ.
Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật bền vững và vĩnh cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự chấp thuận của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của vương quốc thiên đàng, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi phép tắc, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. Những ai không được cung cấp nước sự sống thì sẽ vẫn mãi là những xác chết, là những món đồ chơi của Sa-tan, và là con cái của địa ngục. Vậy thì làm sao họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Nếu ngươi chỉ cố bám víu vào quá khứ, chỉ cố giữ mọi thứ nguyên trạng bằng cách đứng yên, và không thử thay đổi hiện trạng cũng như buông bỏ lịch sử, thì chẳng phải ngươi sẽ luôn luôn chống lại Đức Chúa Trời sao? Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút khuây khỏa tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được sự sống của con người, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để suy ngẫm sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống” (Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?