Về cuộc đời của Phi-e-rơ

Phi-e-rơ là tấm gương mà Đức Chúa Trời giới thiệu cho nhân loại, ông là một nhân vật nổi tiếng. Tại sao một người bình thường như vậy lại được Đức Chúa Trời tạo dựng thành một tấm gương sáng để được các thế hệ sau ca tụng? Đương nhiên, không cần phải nói là điều này không thể tách rời sự bày tỏ của ông với Đức Chúa Trời, tình yêu của ông với Đức Chúa Trời. Vậy rốt cục tấm lòng yêu Đức Chúa Trời của Phi-e-rơ được thể hiện ở đâu, rốt cục trải nghiệm cả đời của ông như thế nào, hãy cùng trở lại Thời đại Ân điển để nhìn lại phong tục thời đó, thấy được Phi-e-rơ ở thời đại đó.

Phi-e-rơ được sinh ra trong một gia đình nông dân Do Thái bình thường, cha mẹ làm nghề nông để nuôi sống cả gia đình. Phi-e-rơ là con cả trong gia đình, ông có bốn em trai và em gái. Tất nhiên, đây không phải là phần chính mà chúng ta muốn nói, Phi-e-rơ mới là nhân vật trung tâm của chúng ta. Khi ông lên năm tuổi, cha mẹ ông bắt đầu dạy ông học chữ đọc sách. Vào thời điểm đó, kiến thức của người Do Thái khá uyên bác – các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại đều rất tiến bộ. Dưới sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đó, cha mẹ của Phi-e-rơ cũng đều được giáo dục ở trình độ cao. Tuy họ là người nông thôn, nhưng kiến thức khá phong phú, tương đương với sinh viên đại học phổ thông ngày nay. Sống trong điều kiện xã hội tuyệt vời như vậy, rõ ràng là điều may mắn với Phi-e-rơ. Ông thông minh lanh lợi, dễ tiếp nhận những điều mới. Sau khi tới trường, với những bài đã học, ông đều có thể học một biết mười mà dường như chẳng hề tốn công sức. Cha mẹ ông tự hào vì có một người con trai thông minh lanh lợi như vậy, vì vậy họ đã dành hết tất cả tâm huyết để cho ông đi học, hy vọng rằng ông có thể xuất sắc hơn người, có được một chức vụ chính thức trong xã hội bấy giờ. Trong sự không hay không biết, Phi-e-rơ có hứng thú với Đức Chúa Trời, vì vậy khi học trung học năm mười bốn tuổi, ông đã chán ngấy với chương trình giảng dạy về “Văn hóa Hy Lạp cổ đại” mà mình đang học, đặc biệt là rất ghét những nhân vật hư cấu trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Kể từ đó, Phi-e-rơ, người vừa bước vào thời thanh xuân, bắt đầu nghiên cứu về cuộc sống, bắt đầu tiếp xúc với xã hội. Ông không báo đáp công sức của cha mẹ bằng lương tâm vì ông thấy rõ “con người đang sống trong một không gian tự lừa dối mình, tất cả đều sống trong cuộc sống vô nghĩa, hủy hoại cả cuộc đời của bản thân để tranh giành công danh lợi lộc”. Lý do ông thấy điều này có liên quan lớn đến môi trường xã hội mà ông đang sống. Kiến thức của con người càng nhiều, mối quan hệ giữa người với người càng phức tạp, và thế giới nội tâm của con người càng phức tạp, thì vì thế mà không gian con người đang sống càng trống rỗng. Trong tình cảnh này, Phi-e-rơ bắt đầu đi khắp mọi nơi trong thời gian rảnh rỗi. Trong số những người mà ông đã đến thăm, những người theo tôn giáo chiếm đa số. Dường như trong thâm tâm, ông có cảm giác mơ hồ rằng những điều khó hiểu trong thế giới con người có thể được làm sáng tỏ trong thế giới tôn giáo, vì vậy, ông thường lui tới một nhà nguyện cách nhà không xa để tham dự các buổi nhóm thờ phượng. Cha mẹ ông không hề hay biết về việc này. Sau đó, Phi-e-rơ, người luôn có phẩm hạnh và học vấn xuất sắc, bắt đầu ghét đi học. Dưới sự giám sát của cha mẹ, ông miễn cưỡng học hết trung học. Ông bơi từ biển kiến thức vào bờ, hít một hơi thật sâu và từ đó trở đi, không ai giáo dục và hạn chế ông nữa.

Sau khi rời khỏi trường, ông bắt đầu đọc nhiều loại sách, nhưng ở tuổi mười bảy, Phi-e-rơ vẫn thiếu kinh nghiệm xã hội. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông vừa làm ruộng để nuôi sống mình, vừa dành toàn bộ thời gian để đọc sách và tham dự các buổi nhóm thờ phượng tôn giáo. Cha mẹ ông, những người luôn tràn đầy hi vọng về ông thường xuyên nguyền rủa Thiên đàng vì đã sinh ra một “nghịch tử” như vậy. Nhưng dù có làm vậy, họ cũng không thể ngăn cản trái tim đói khát sự công chính của ông. Ông đã phải chịu nhiều thất bại trong những trải nghiệm của mình nhưng trái tim ông đói khát, vì vậy ông phát triển nhanh như nấm sau cơn mưa. Chẳng bao lâu sau, ông đã “may mắn” được tiếp xúc với những nhân vật cấp cao của giới tôn giáo. Vì trái tim khao khát của ông rất mãnh liệt nên ông tiếp xúc với những người đó ngày càng thường xuyên hơn, gần như dành toàn bộ thời gian ở với họ. Khi ông đang chìm đắm trong niềm hạnh phúc tràn trề, bỗng nhiên ông phát hiện ra rằng hầu hết những người trong số đó chỉ tin bằng miệng mà không ai thực tâm dâng hiến. Tấm lòng ngay thẳng, đơn sơ của Phi-e-rơ làm sao có thể chịu được một cú sốc như vậy? Ông phát hiện ra rằng hầu hết những người mà mình tiếp xúc đều là những con quái vật đội lốt người, mặt người dạ thú. Khi đó Phi-e-rơ rất ngây thơ, nên đã nhiều lần khuyên nhủ những người đó bằng cả trái tim nhưng những chức sắc tôn giáo gian manh xảo quyệt đó làm sao có thể lắng nghe lời khuyên nhủ tốt đẹp của một chàng trai trẻ tràn đầy nhựa sống đó? Lúc này, Phi-e-rơ cảm thấy cuộc sống thực sự trống rỗng, ông đã thất bại khi bước trên bậc thềm đầu tiên trong cuộc đời… Một năm sau, ông rời khỏi nhà nguyện và bắt đầu cuộc sống tự lập của riêng mình.

Sau khi nếm trải một lần thất bại vào năm 18 tuổi, Phi-e-rơ đã trở nên trưởng thành và từng trải hơn nhiều. Tất cả sự ngây thơ thời trai trẻ của ông đã biến mất, tất cả sự hồn nhiên và chất phác của tuổi trẻ đã bị giấu kín một cách tàn nhẫn bởi sự thất bại của ông. Kể từ đó, ông bắt đầu cuộc sống làm ngư dân. Sau đó, người ta đều có thể thấy những người lắng nghe lời giảng đạo của ông trên chiếc thuyền đánh cá. Ông kiếm sống bằng nghề câu cá và giảng đạo khắp nơi. Những người nghe giảng đều bị mê hoặc bởi những bài giảng của ông, vì những điều ông giảng rất phù hợp với tấm lòng của những người dân thời đó. Mọi người đều vô cùng cảm động bởi sự trung thực của ông, ông thường dạy mọi người phải đối xử với người khác bằng cả trái tim, mọi việc đều khẩn cầu Đấng Chủ tể của trời đất và vạn vật, không được phớt lờ lương tâm và làm những việc khuất tất, việc gì cũng đều làm hài lòng Đức Chúa Trời kính yêu trong tim… Mọi người thường vô cùng xúc động sau khi nghe lời của ông. Mọi người đều được truyền cảm hứng từ ông, thỉnh thoảng lại khóc lóc cay đắng. Khi đó, những người đi theo ông đều rất phục ông. Họ đều là những người nghèo khổ, tất nhiên, do ảnh hưởng của xã hội thời đó, số người đi theo ông cũng rất ít. Hơn nữa, ông còn bị giới tôn giáo trong xã hội đương thời đàn áp, vì vậy, ông đã đi khắp nơi, sống cô đơn trong hai năm. Với những trải nghiệm phi thường trong hai năm đó, ông đã mở mang rất nhiều kiến thức, học được nhiều điều mà trước đây bản thân chưa từng biết đến. Phi-e-rơ lúc đó và Phi-e-rơ lúc 14 tuổi đã là hai con người khác nhau – dường như chẳng hề có điểm chung nào. Trong thời gian hai năm đó, ông được tiếp xúc với các kiểu người khác nhau và nhìn thấy nhiều chân tướng khác nhau của xã hội, từ đó ông dần loại bỏ các loại nghi lễ tôn giáo trong giới tôn giáo. Do công tác của Đức Thánh Linh tại thời điểm ấy nên ông cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Lúc đó, Jêsus cũng đã làm việc được nhiều năm, vì vậy, công việc của ông cũng chịu sự ảnh hưởng bởi công tác của Đức Thánh Linh nhưng ông vẫn chưa tiếp xúc với Jêsus. Vì vậy, khi ông giảng đạo đã có được nhiều điều mà nhiều thế hệ thánh đồ chưa bao giờ có. Tất nhiên, lúc bấy giờ, ông cũng biết đôi điều về Jêsus, nhưng chưa có cơ hội gặp mặt. Trong tâm ông chỉ hi vọng và khao khát được gặp nhân vật trên thiên đàng mà Đức Thánh Linh đã sinh ra.

Vào một buổi chiều hoàng hôn, ông đang câu cá trên thuyền (nơi này được cho là gần bờ biển Biển hồ Ga-li-lê tại thời điểm đó), tuy cầm cần câu trong tay nhưng trong lòng lại có suy nghĩ khác. Ánh sáng hoàng hôn soi xuống mặt nước tạo thành vùng biển mênh mông đỏ rực như máu. Ánh sáng còn lại phản chiếu lên khuôn mặt trẻ trung nhưng điềm tĩnh, chín chắn của Phi-e-rơ, như thể ông đang suy tư về điều gì đó. Ngay lúc đó, một làn gió nhẹ thổi qua, Phi-e-rơ chợt thấy cuộc sống của mình thật cô đơn, vì vậy bỗng nhiên cảm thấy hoang vắng. Nước trên mặt biển lấp lánh theo từng gợn sóng, đủ để thấy ông không hề có tâm trí câu cá. Khi ông đang chìm đắm trong những suy tư về nhiều điều khác nhau, bất chợt ông nghe thấy tiếng ai đó đang nói sau lưng mình: “Si-môn người Do Thái, con trai của Giô-na, cuộc sống của ngươi thật cô đơn, ngươi có đồng ý đi theo Ta không?” Khi nghe thấy điều này, Phi-e-rơ vô cùng kinh ngạc, chiếc cần câu trong tay rơi xuống và nhanh chóng chìm xuống đáy nước. Phi-e-rơ vội vàng quay người lại, chỉ nhìn thấy một người đàn ông xuất hiện trước mặt và đứng trên thuyền đánh cá của mình. Ông đưa mắt nhìn từ đầu tới chân: Mái tóc chấm vai ánh lên màu vàng kim dưới ánh nắng mặt trời, mặc bộ quần áo màu xám, dáng người vừa phải, cách ăn vận hoàn toàn là một người Do Thái. Trong chiều hoàng hôn, bộ quần áo màu xám trông hơi đen, khuôn mặt có vẻ khá rạng rỡ. Nhiều lần, Phi-e-rơ cố gắng để nhìn thấy khuôn mặt của Jêsus nhưng vẫn chưa thành. Lúc đó, trong sâu thẳm tâm hồn, Phi-e-rơ tin rằng, người này nhất định là Đấng thánh trong trái tim, và vì thế, ông liền sấp mình xuống trên thuyền đánh cá và nói: “Chẳng lẽ Ngài là Chúa đến giảng Phúc Âm của vương quốc thiên đàng ư? Tôi đã nghe về những trải nghiệm của Ngài nhưng chưa từng gặp Ngài. Tôi muốn đi theo Ngài nhưng không thể tìm thấy Ngài”. Lúc này, Jêsus đã đi đến khoang thuyền và lặng lẽ ngồi xuống: “Ngươi hãy đứng lên và ngồi bên cạnh ta! Ta đến là để tìm người thực sự yêu ta, truyền giảng Phúc Âm của vương quốc thiên đàng. Ta đang đi khắp nơi để tìm người có chung một lòng với ta, ngươi có sẵn lòng không?” Phi-e-rơ đáp: “Tôi phải đi theo đấng được Cha trên trời sai đến. Tôi đã yêu Cha trên trời, sao lại không sẵn sàng đi theo được chứ?” Mặc dù quan niệm tôn giáo trong lời nói của Phi-e-rơ khá mạnh mẽ nhưng Jêsus lại rất hài lòng và gật đầu mỉm cười. Lúc đó, một tình cảm yêu thương của người cha dành cho Phi-e-rơ đã nảy sinh trong trái tim của Ngài.

Phi-e-rơ đi theo Jêsus trong nhiều năm, nhìn thấy nhiều điều về Jêsus mà ông chưa từng thấy. Sau một năm theo Ngài, Phi-e-rơ được Jêsus chọn là người đứng đầu trong số mười hai sứ đồ (tất nhiên đây chỉ là điều trong lòng Jêsus, con người hoàn toàn không thể nhìn ra được). Trong cuộc sống, mọi hành động của Jêsus đều được Phi-e-rơ xem là tấm gương, đặc biệt là những bài giảng của Jêsus đều khắc sâu vào trong tim của ông. Ông rất chu đáo, trung thành với Jêsus, chưa bao giờ phàn nàn về Jêsus. Vì vậy, ông trở thành người đồng hành trung thành của Jêsus ở khắp mọi nơi. Sự dạy dỗ của Jêsus, lời nói dịu dàng của Jêsus, cách ăn, mặc, ở, đi lại của Jêsus, ông đều nhìn thấy rõ. Ông luôn luôn noi gương Jêsus, không bao giờ tự cho mình là đúng, mà gạt bỏ tất cả những điều cũ kỹ trong quá khứ để làm theo từng lời nói và hành động của Jêsus. Lúc đó, ông cảm thấy đất trời vạn vật đều nằm trong tay của Đấng Toàn Năng, vì vậy ông không tự lựa chọn cho riêng mình, mà rút ra những điều mà Jêsus đã làm để làm gương. Từ trong cuộc sống của Ngài nhìn thấy, Jêsus không bao giờ tự cho việc mình làm là đúng, không bao giờ khoe khoang về bản thân, mà dùng tình yêu để cảm hóa con người. Phi-e-rơ có thể nhìn thấy bản chất của Jêsus qua những hoàn cảnh khác nhau, vì vậy, mọi thứ của Jêsus đều trở thành đối tượng mà Phi-e-rơ noi theo. Qua trải nghiệm của mình, ông càng ngày càng cảm thấy sự đáng mến của Jêsus, ông đã nói rằng: “Tôi đã từng tìm kiếm Đấng Toàn Năng trong vũ trụ, có thể nhìn thấy những điều kỳ diệu của đất trời vạn vật, tôi mới cảm thấy được sự đáng mến của Đấng Toàn Năng, nhưng trái tim tôi chưa bao giờ có tình yêu đích thực, trong mắt tôi chưa bao giờ thấy được sự đáng mến của Đấng Toàn Năng. Giờ đây, trong mắt của Đấng Toàn Năng, tôi đã được Ngài để mắt đến, tôi mới cảm thấy sự đáng mến của Đức Chúa Trời, tôi mới phát hiện ra rằng Đức Chúa Trời đâu chỉ tạo ra vạn vật để khiến nhân loại yêu mến Ngài. Tôi đã tìm thấy điểm đáng mến vô tận của Ngài trong cuộc sống hằng ngày của tôi, sao nó có thể chỉ bị giới hạn trong hoàn cảnh của ngày hôm nay?” Thời gian trôi qua, Phi-e-rơ cũng có nhiều điểm đáng mến. Ông rất vâng lời Jêsus và tất nhiên cũng phải chịu không ít thất bại. Khi Jêsus đưa ông đi khắp nơi giảng đạo, ông luôn khiêm tốn lắng nghe những bài giảng của Jêsus, không bao giờ kiêu ngạo vì đi theo Jêsus nhiều năm. Sau khi Jêsus phán với ông rằng lý do Ngài đã đến để chịu đóng đinh trên thập giá là để hoàn thành công tác của Ngài, ông thường cảm thấy đau lòng, thường hay khóc một mình trong bóng tối nhưng ngày “bất hạnh” đó vẫn đến. Sau khi Jêsus bị bắt, Phi-e-rơ đã khóc trên thuyền đánh cá một mình và cầu nguyện rất nhiều cho việc này nhưng trong lòng ông hiểu rõ đó là ý muốn của Đức Chúa Trời là Cha, không ai có thể thay đổi được. Ông luôn đau khổ, khóc vì ảnh hưởng của tình yêu – tất nhiên, đây là điểm mềm yếu của con người, vì vậy khi biết Jêsus phải bị đóng đinh trên thập giá, ông đã hỏi Jêsus: “Ngài đi rồi có còn quay lại với chúng tôi, chăm sóc chúng tôi không? Chúng tôi còn có thể gặp được Ngài nữa không?” Mặc dù lời nói này quá ngây thơ, lại chứa đầy quan niệm của con người, nhưng trong lòng Jêsus hiểu được cảm giác đau khổ của Phi-e-rơ, vì vậy vẫn dùng tình yêu để quan tâm đến sự yếu đuối của Phi-e-rơ: “Phi-e-rơ, Ta đã yêu ngươi, ngươi có biết không? Những gì ngươi nói tuy không có lý nhưng Cha từng hứa rằng sau khi Ta chết sẽ phục sinh và xuất hiện trước mặt con người trong 40 ngày. Ngươi không tin Thần của ta sẽ luôn ban ân điển cho hết thảy các ngươi sao?” Sau đó Phi-e-rơ mới có chút an ủi, nhưng vẫn luôn cảm thấy có điều thiết sót trong sự lẽ ra đã hoàn hảo. Vì vậy, lần đầu tiên xuất hiện sau khi phục sinh, Jêsus đã xuất hiện công khai trước Phi-e-rơ, nhưng để Phi-e-rơ không tiếp tục giữ vững quan niệm, Jêsus đã từ chối bữa ăn thịnh soạn của ông và biến mất trong nháy mắt. Lúc đó, Phi-e-rơ mới càng hiểu rõ hơn về Jêsus và càng yêu mến Đức Chúa Jêsus hơn. Sau khi phục sinh, Jêsus thường xuất hiện trước Phi-e-rơ. Sau 40 ngày khi Ngài lên thiên đàng, Ngài đã xuất hiện trước Phi-e-rơ ba lần, mỗi lần xuất hiện đều vào thời điểm công tác của Đức Thánh Linh sắp kết thúc và bắt đầu công tác mới.

Cả đời của Phi-e-rơ đều sống bằng nghề câu cá và việc giảng đạo. Trong những năm cuối đời, ông đã viết hai thư tín và viết một vài bức thư cho hội thánh Phi-la-đen-phi thời bấy giờ, mọi người lúc đó đã rất cảm động. Ông không bao giờ dùng vốn tự có của mình để dạy bảo người khác, mà cho con người nguồn cung cấp sự sống phù hợp. Trong suốt cuộc đời, ông không bao giờ quên những lời dạy của Jêsus – ông luôn được truyền cảm hứng. Khi đi theo Jêsus, ông đã quyết tâm phải lấy cái chết để báo đáp tình yêu của Chúa, phải luôn luôn noi gương Jêsus trong mọi việc, Jêsus cũng đã hứa với ông điều này. Vì thế năm ông 53 tuổi (hơn 20 năm rời xa Jêsus), Jêsus đã xuất hiện trước ông để hoàn thành tâm nguyện của ông. Trong bảy năm sau đó, Phi-e-rơ sống để hiểu rõ chính mình. Một ngày cuối của bảy năm này, ông đã bị đóng đinh ngược trên thập giá, theo đó kết thúc cuộc đời phi thường của mình.

Trước: Chương 6

Tiếp theo: Chương 8

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger