Chương 6

Con người kinh ngạc khi họ đọc những lời phán của Đức Chúa Trời, và họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện một việc vĩ đại trong lĩnh vực thuộc linh, điều mà con người không có khả năng, và rằng chính Đức Chúa Trời phải đích thân hoàn thành. Do vậy, Đức Chúa Trời một lần nữa phán những lời về lòng khoan dung đối với nhân loại. Họ mâu thuẫn trong lòng: “Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của lòng thương xót và yêu thương nhân từ, Ngài là Đức Chúa Trời chỉ quật ngã con người mà thôi. Tại sao Ngài lại khoan dung với chúng ta? Có thể nào Đức Chúa Trời đã một lần nữa thay đổi phương pháp?” Khi những quan niệm và ý nghĩ này đi vào lòng họ, họ cố hết sức để đấu tranh chống lại chúng. Nhưng sau khi công tác của Đức Chúa Trời tiếp diễn một thời gian, Đức Thánh Linh làm công tác vĩ đại trong hội thánh, và mọi người bắt đầu thực hiện chức năng của họ, tất cả mọi người đều bước vào phương pháp của Đức Chúa Trời, bởi không ai có thể thấy bất kỳ sự sai sót nào trong những gì Đức Chúa Trời phán và làm. Đối với việc bước tiếp theo của Đức Chúa Trời chính xác sẽ là gì, không ai có chút ý niệm nào dù mơ hồ nhất. Như Đức Chúa Trời đã phán: “Trong tất cả những gì ở dưới trời, ai không nằm trong tay Ta chứ? Ai không hành động theo sự hướng dẫn của Ta chứ?” Tuy nhiên, Ta cho các ngươi một lời khuyên: Đối với những vấn đề mà các ngươi không rõ, không ai trong các ngươi phải nói hay làm bất cứ điều gì cả. Ta nói điều này không phải để làm giảm bầu nhiệt huyết của ngươi, mà để cho phép ngươi làm theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời trong hành động của mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngươi cũng không được nhụt chí hay trở nên hoài nghi bởi việc Ta đề cập đến “sai sót”; mục đích của Ta chủ yếu là để nhắc ngươi chú ý đến lời Đức Chúa Trời. Con người lại kinh ngạc khi đọc lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Hãy tinh ý đối với những vấn đề về tâm linh, chăm chú đến lời Ta, và thực sự có khả năng coi Thần của Ta và hữu thể của Ta, cũng như lời Ta và hữu thể Ta là một tổng thể không thể tách rời, để tất cả mọi người có thể làm đẹp lòng Ta trong sự hiện diện của Ta”. Hôm qua, họ đã đọc những lời cảnh báo, những lời về lòng khoan dung của Đức Chúa Trời – nhưng hôm nay, Đức Chúa Trời đột nhiên nói về những vấn đề thuộc linh. Chuyện gì đang xảy ra? Tại sao Đức Chúa Trời lại cứ thay đổi phương pháp mà Ngài phán dạy? Tại sao toàn bộ điều này lại được coi là tổng thể không thể tách rời? Có thể nào những lời của Đức Chúa Trời là không thực tế không? Sau khi đọc kỹ lời Đức Chúa Trời, người ta khám phá ra rằng khi xác thịt của Đức Chúa Trời và Thần của Ngài tách rời, xác thịt trở thành một cơ thể vật chất với những thuộc tính của xác thịt – cái mà con người gọi là một cái xác biết đi. Xác thịt nhập thể đến từ Thần: Ngài là hiện thân của Thần, Lời trở nên xác thịt. Nói cách khác, chính Đức Chúa Trời sống trong xác thịt. Đó là tính chất quan trọng của việc tách rời Thần của Đức Chúa Trời khỏi hữu thể của Ngài. Vì lý do đó, mặc dù Ngài được gọi là con người, nhưng Ngài không phải là loài người. Ngài không có những thuộc tính của con người, Ngài là hữu thể mà chính Đức Chúa Trời mặc lấy, hữu thể mà Đức Chúa Trời chấp nhận. Lời Đức Chúa Trời là hiện thân cho Thần của Đức Chúa Trời, và lời Đức Chúa Trời được trực tiếp mặc khải trong xác thịt – điều mà, hơn nữa, cho thấy rằng Đức Chúa Trời sống trong xác thịt và là Đức Chúa Trời thực tế hơn, qua đó chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và kết thúc thời đại con người phản nghịch với Đức Chúa Trời. Sau khi nói với mọi người về con đường để biết Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời lại thay đổi chủ đề lần nữa, hướng sang mặt kia của vấn đề.

“Ta đã đặt chân đến khắp mọi nơi, ta đã quan sát khắp khoảng không mênh mông của vũ trụ, và Ta đã bước đi giữa dân chúng, nếm trải những ngọt bùi và đắng cay giữa con người”. Mặc dù đơn giản, những lời này không dễ hiểu cho nhân loại. Chủ đề đã thay đổi, nhưng về bản chất, nó vẫn như cũ: Nó vẫn cho phép con người biết về Đức Chúa Trời nhập thể. Tại sao Đức Chúa Trời lại nói Ngài đã nếm trải những ngọt bùi và đắng cay giữa con người? Tại sao Ngài nói Ngài đã bước đi giữa dân chúng? Đức Chúa Trời là Thần, và Ngài cũng là hữu thể nhập thể. Không bị ràng buộc bởi những giới hạn của hữu thể nhập thể, Thần có thể đặt chân đến khắp mọi nơi, Thần có thể quan sát khắp khoảng không mênh mông của vũ trụ, cho thấy rằng Thần của Đức Chúa Trời đầy dẫy khắp vũ trụ, rằng Ngài bao phủ khắp các địa cực, rằng không điều gì là không được sắp đặt bởi tay Đức Chúa Trời và không nơi nào là không thể tìm thấy dấu chân của Đức Chúa Trời. Mặc dù Thần đã trở nên xác thịt và được sinh làm người, sự hiện hữu của Thần không phủ nhận mọi nhu cầu của con người; chính hữu thể của Đức Chúa Trời cũng ăn, mặc, ngủ, và ở như bình thường, và Ngài làm những gì con người nên làm như bình thường. Nhưng bởi bản chất nội tại của Ngài là khác biệt, Ngài không phải là “con người” mà mọi người nói đến. Và mặc dù Ngài chịu khổ giữa nhân loại, Ngài không từ bỏ Thần bởi sự thống khổ này. Mặc dù Ngài được ban phúc lành, Ngài không quên Thần bởi những phúc lành này. Thần và hữu thể hoạt động trong quan hệ thầm lặng. Thần và hữu thể không thể bị tách rời, cũng chưa bao giờ bị tách rời, bởi hữu thể là hiện thân của Thần, Ngài đến từ Thần, Thần có một hình thể. Do vậy sự siêu việt là không thể đối với Thần trong xác thịt; nghĩa là, Thần không có khả năng với những điều siêu nhiên, nghĩa là, Thần không thể tách khỏi thể xác vật chất. Nếu Ngài phải tách khỏi thể xác phàm tục, thì sự nhập thể của Đức Chúa Trời sẽ mất hết ý nghĩa. Chỉ khi Thần được thể hiện hoàn toàn trong thể xác vật chất, con người mới có thể biết về chính Đức Chúa Trời thực tế, và chỉ khi đó ý muốn của Đức Chúa Trời mới được thành tựu. Chỉ sau khi giới thiệu tách bạch thân thể xác thịt và Thần với con người, Đức Chúa Trời mới chỉ ra sự mù quáng và bất tuân của con người: “ấy thế mà chưa bao giờ con người thực sự biết Ta, chưa bao giờ chú ý đến Ta trong suốt các hành trình của Ta”. Một mặt, Đức Chúa Trời nói rằng Ngài bí mật ẩn trong thân thể xác thịt, không bao giờ làm bất cứ điều gì siêu nhiên để mọi người thấy; mặt khác, Ngài phàn nàn rằng con người không biết Ngài. Không có gì mâu thuẫn trong điều này. Trên thực tế, từ một quan điểm cụ thể, không khó để thấy rằng Đức Chúa Trời đạt được những mục đích của Ngài từ hai mặt này. Nếu Đức Chúa Trời phải trình diễn những dấu kỳ phép lạ, Ngài sẽ không cần đảm đương công tác lớn lao. Với chính miệng Ngài, Ngài sẽ đơn thuần rủa sả con người đến chết, và họ sẽ chết ngay lập tức, và như thế mọi người sẽ bị thuyết phục – nhưng điều này không đạt được mục tiêu của Đức Chúa Trời trong việc trở nên xác thịt. Nếu Đức Chúa Trời thật sự phải hành động như thế, con người sẽ không bao giờ có thể chủ ý tin vào sự hiện hữu của Ngài. Họ sẽ không có khả năng có đức tin thật, và hơn nữa, sẽ nhầm lẫn ma quỷ là Đức Chúa Trời. Quan trọng hơn, con người sẽ không bao giờ có thể biết tâm tính của Đức Chúa Trời – và chẳng phải điều này là một phương diện ý nghĩa của hữu thể của Đức Chúa Trời trong xác thịt sao? Nếu mọi người không có khả năng biết Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời vô hình đó, Đức Chúa Trời siêu nhiên đó, sẽ mãi mãi thống trị giữa con người. Và trong điều này, chẳng phải con người sẽ bị thống lĩnh bởi những quan niệm của chính họ sao? Nói một cách đơn giản hơn, chẳng phải đó sẽ là Sa-tan, con quỷ thống trị sao? “Tại sao Ta nói Ta đã lấy lại quyền năng? Tại sao Ta nói có rất nhiều ý nghĩa của sự nhập thể?” Khoảnh khắc Đức Chúa Trời trở nên xác thịt chính là khoảnh khắc Ngài lấy lại quyền năng, và cũng chính là thời điểm thần tính của Ngài hiện lên trực tiếp để hành động. Hết thảy mọi người đều dần biết đến Đức Chúa Trời thực tế, và do đó hoàn toàn xóa bỏ vị trí của Sa-tan trong lòng họ, cho Đức Chúa Trời vị trí sâu hơn trong lòng họ. Trong quá khứ, con người đã thấy Đức Chúa Trời trong tâm trí họ với hình tượng của Sa-tan, như một Đức Chúa Trời vô hình và mơ hồ; và ấy thế mà họ tin Đức Chúa Trời này không chỉ hiện hữu, mà còn có khả năng thực hiện mọi dạng dấu kỳ phép lạ, và mặc khải nhiều lẽ mầu nhiệm, chẳng hạn như bộ mặt xấu xa của những kẻ bị ma quỷ thống lĩnh. Điều này đủ để chứng minh rằng Đức Chúa Trời trong tâm trí con người không phải là hình tượng của Đức Chúa Trời, mà là hình tượng của điều gì đó khác Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã nói rằng Ngài ao ước chiếm được 0,1 phần trăm trong lòng con người. Đây là tiêu chuẩn cao nhất mà Ngài yêu cầu ở con người. Ngoài những gì ở bề mặt, còn có một phương diện thực tế của những lời này. Nếu không được giải thích như thế, con người sẽ nghĩ những yêu cầu của Đức Chúa Trời với họ quá thấp, như thể Đức Chúa Trời đã hiểu quá ít về họ. Chẳng phải đây là tâm thái của con người sao?

Bằng cách kết hợp điều đã đề cập ở trên và ví dụ về Phi-e-rơ bên dưới, con người sẽ nhận thấy rằng Phi-e-rơ thật sự đã biết Đức Chúa Trời rõ hơn bất kỳ ai khác, bởi ông đã có thể quay lưng với Đức Chúa Trời mơ hồ và theo đuổi kiến thức về Đức Chúa Trời thực tế. Tại sao lại đặc biệt đề cập đến việc cha mẹ ông đã là những ma quỷ chống đối Đức Chúa Trời như thế nào? Điều đó chứng tỏ rằng Phi-e-rơ đã không theo đuổi Đức Chúa Trời trong lòng mình. Cha mẹ ông là đại diện của Đức Chúa Trời mơ hồ; đây là ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời đề cập đến họ. Hầu hết mọi người đều không chú ý nhiều đến sự thật này. Thay vào đó, họ tập trung vào những lời cầu nguyện của Phi-e-rơ. Ở một số người, những lời cầu nguyện của Phi-e-rơ luôn trên môi họ, liên tục ở trong tâm trí họ, ấy thế mà họ không bao giờ so sánh Đức Chúa Trời thực tế với kiến thức của Phi-e-rơ. Tại sao Phi-e-rơ lại quay sang chống đối cha mẹ mình và tìm kiếm kiến thức về Đức Chúa Trời? Tại sao Phi-e-rơ lại khích lệ chính mình với những bài học từ những người đã thất bại? Tại sao ông đã hấp thụ đức tin và tình yêu thương của tất cả những người yêu mến Đức Chúa Trời qua các thời đại? Phi-e-rơ bắt đầu nhận biết rằng tất cả những điều tích cực đều đến từ Đức Chúa Trời, được Ngài trực tiếp ban phát mà không qua tay Sa-tan xử lý. Điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời mà ông biết là Đức Chúa Trời thực tế, không phải là Đức Chúa Trời siêu nhiên. Tại sao lại nói rằng Phi-e-rơ tập trung vào việc hấp thụ đức tin và tình yêu thương của tất cả những người yêu mến Đức Chúa Trời qua các thời đại? Từ đây có thể thấy rằng sự thất bại của con người xuyên suốt các thời đại chủ yếu là vì họ chỉ có đức tin và tình yêu nhưng không có khả năng biết Đức Chúa Trời thực tế. Kết quả là, đức tin của họ vẫn còn mơ hồ. Tại sao Đức Chúa Trời đề cập nhiều đến đức tin của Gióp, mà không nói rằng ông biết Đức Chúa Trời, và tại sao Đức Chúa Trời nói Gióp không ngang hàng với Phi-e-rơ? Những lời của Gióp rằng – “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài” – cho thấy rằng ông chỉ sở hữu đức tin, và đã không có kiến thức. Những lời “Sự trái ngược của cha mẹ Phi-e-rơ đã giúp ông biết nhiều hơn về lòng từ ái và thương xót của Ta” thường gợi lên nhiều câu hỏi từ hầu hết mọi người: Tại sao Phi-e-rơ cần một sự trái ngược để biết Đức Chúa Trời? Tại sao ông không có khả năng biết Đức Chúa Trời một cách trực tiếp? Tại sao ông chỉ biết lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã không nói về bất cứ điều gì khác? Chỉ có thể tìm kiếm kiến thức về Đức Chúa Trời thực tế sau khi nhận ra tính chất hão huyền của Đức Chúa Trời mơ hồ; mục đích của những lời này là để làm cho con người trục xuất Đức Chúa Trời mơ hồ trong lòng họ. Kể từ khi tạo dựng cho đến ngày nay, nếu con người đã luôn biết gương mặt thật của Đức Chúa Trời, họ sẽ không có khả năng phân biệt những việc của Sa-tan, bởi câu nói phổ biến của con người – “con người ta không nhận thấy mặt đất bằng phẳng cho tới khi đã băng qua một ngọn núi” – minh họa cho quan điểm của Đức Chúa Trời khi phán những lời này. Bởi vì Ngài mong muốn ban cho con người sự hiểu biết sâu hơn về tính xác thực của ví dụ mà Ngài ban, Đức Chúa Trời chủ ý nhấn mạnh lòng thương xót và yêu thương nhân từ, chứng tỏ rằng thời đại mà Phi-e-rơ sống là Thời đại Ân điển. Từ một góc độ khác, điều này phơi bày toàn bộ vẻ gớm guốc của ma quỷ, kẻ không làm gì khác ngoài gây hại và làm bại hoại con người, đưa lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời vào sự tương phản càng rõ ràng hơn nữa.

Đức Chúa Trời cũng vạch ra những sự thật về các thử sự luyện của Phi-e-rơ và miêu tả những hoàn cảnh thực của chúng, càng chỉ rõ cho con người rằng Đức Chúa Trời không chỉ sở hữu lòng thương xót và yêu thương nhân từ, mà còn sở hữu sự oai nghi và thịnh nộ, và rằng những ai sống trong sự bình an thì không nhất thiết là sống giữa những phúc lành của Đức Chúa Trời. Việc nói với con người về những trải nghiệm của Phi-e-rơ sau những sự thử luyện của ông thậm chí càng là bằng chứng to lớn hơn về tính xác thực của những lời của Gióp “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” Như thế là đã rõ ràng rằng kiến thức của Phi-e-rơ về Đức Chúa Trời quả thật đã đạt được những lĩnh vực chưa từng có, những lĩnh vực chưa bao giờ đạt được bởi con người của các thời đại trong quá khứ, điều cũng là thành quả của sự hấp thụ đức tin và tình yêu thương của tất cả những người yêu mến Đức Chúa Trời qua các thời đại và sự tự khích lệ bản thân của ông bằng cách dùng những bài học về những người đã thất bại trong quá khứ. Vì lý do này, tất cả những ai đạt được kiến thức thật về Đức Chúa Trời được gọi là “thành quả”, và điều này bao gồm Phi-e-rơ. Những lời cầu nguyện của Phi-e-rơ với Đức Chúa Trời cho thấy kiến thức thật của ông về Đức Chúa Trời suốt trong những sự thử luyện của ông. Tuy nhiên, con sâu làm rầu nồi canh chính là ở việc ông không có khả năng nắm bắt hoàn toàn ý muốn của Đức Chúa Trời, đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu “chiếm 0,1 phần trăm trong lòng con người” trên cơ sở kiến thức của Phi-e-rơ về Ngài. Việc ngay cả Phi-e-rơ, người biết Đức Chúa Trời rõ nhất, cũng không có khả năng nắm bắt chính xác ý muốn của Đức Chúa Trời cho thấy rằng con người thiếu năng lực để biết Đức Chúa Trời, bởi vì họ đã bị làm cho quá bại hoại bởi Sa-tan; điều này cho phép mọi người biết được thực chất của con người. Hai điều kiện tiên quyết này – việc con người thiếu năng lực để biết Đức Chúa Trời và việc họ bị tiêm nhiễm hoàn toàn bởi Sa-tan – là vật làm nền cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời, bởi vì Đức Chúa Trời chỉ hoạt động bằng lời, Ngài không đảm nhận bất kỳ không việc khó khăn nào, và do đó Ngài chiếm một vị trí nhất định trong lòng con người. Nhưng tại sao con người chỉ cần đạt được 0,1 phần trăm đó để đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời? Điều này có thể được giải thích bởi Đức Chúa Trời đã không tạo ra năng lực này trong con người. Thiếu đi năng lực này, nếu con người đạt được 100 phần trăm kiến thức về Đức Chúa Trời, thì mọi động thái của Đức Chúa Trời sẽ rõ như ban ngày với họ – và bởi bản chất vốn có của con người, con người sẽ lập tức phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời, họ sẽ đứng lên và công khai chống đối Ngài, đó là cách Sa-tan đã sa ngã. Do vậy Đức Chúa Trời không bao giờ đánh giá thấp con người, vì lý do rằng Ngài đã mổ xẻ họ một cách thấu đáo, và biết rõ mồn một mọi thứ về họ, thậm chí biết chính xác có bao nhiêu nước trong máu của họ. Vậy thì bản tính của loài người đối với Ngài còn rõ ràng hơn bao nhiêu nữa? Đức Chúa Trời không bao giờ mắc sai lầm, và Ngài chọn lựa những lời phán của Ngài với độ chính xác tột bực. Do đó không có mâu thuẫn giữa việc Phi-e-rơ không có sự nắm bắt chính xác về ý muốn của Đức Chúa Trời và việc ông có kiến thức to lớn nhất về Đức Chúa Trời; hơn nữa, hai điều này hoàn toàn không liên quan. Không phải để tập trung sự chú ý của con người vào Phi-e-rơ mà Đức Chúa Trời đã đề cập đến ông như một ví dụ. Tại sao một người như Gióp lại không thể biết Đức Chúa Trời, nhưng Phi-e-rơ thì biết? Tại sao Đức Chúa Trời nói rằng con người có khả năng đạt được điều này, nhưng lại nói rằng đó là do quyền năng vĩ đại của Ngài? Phải chăng con người thật sự tốt một cách tự nhiên? Điều này con người không dễ biết được; không ai nhận ra ý nghĩa nội tại của điều này nếu Ta không phán về nó. Mục đích của những lời này là để ban cho con người một sự thông sáng, hầu cho họ có thể có đức tin để phối hợp với Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó Đức Chúa Trời mới có thể hoạt động với sự phối hợp của con người. Đó là tình hình thật trong lĩnh vực thuộc linh, và nó hoàn toàn không thể hiểu thấu đối với con người. Loại bỏ vị trí của Sa-tan trong lòng người và thay vào đó dành vị trí đó cho Đức Chúa Trời – đây là ý nghĩa của đẩy lùi sự tấn công dữ dội của Sa-tan, và chỉ như thế mới có thể nói rằng Đấng Christ đã giáng thế, chỉ như thế mới có thể nói rằng các vương quốc trên đất đã trở thành vương quốc của Đấng Christ.

Tại thời điểm này, sự đề cập đến việc Phi-e-rơ đã và đang là một kiểu mẫu và gương mẫu trong vài ngàn năm không phải chỉ để đơn thuần nói rằng ông đã là một kiểu mẫu và gương mẫu; những lời này là sự phản ánh của trận chiến đang được tiến hành trong lĩnh vực thuộc linh. Sa-tan đã và đang hoạt động trong con người suốt thời gian này với hy vọng hão huyền là ăn sống nuốt tươi họ, qua đó khiến Đức Chúa Trời hủy diệt thế giới và mất đi những nhân chứng của Ngài. Ấy thế mà Đức Chúa Trời đã phán rằng: “Trước hết Ta sẽ tạo ra một kiểu mẫu để Ta có thể được một vị trí nhỏ nhất trong lòng con người. Ở giai đoạn này, nhân loại không làm vui lòng cũng không hoàn toàn biết Ta; tuy nhiên, bởi quyền năng vĩ đại của Ta mà con người sẽ trở nên hoàn toàn có thể quy phục Ta và thôi không phản nghịch chống lại Ta nữa, và Ta sẽ dùng tấm gương này để đánh bại Sa-tan. Nói thế nghĩa là, Ta sẽ dùng 0,1 phần trăm đó của lòng người mà Ta chiếm được để trấn ấp mọi thế lực mà Sa-tan đã thi hành trên nhân loại”. Như vậy, hôm nay Đức Chúa Trời đề cập đến Phi-e-rơ như một ví dụ để ông có thể làm khuôn mẫu cho hết thảy nhân loại noi gương và thực hành. Kết hợp với đoạn mở đầu, điều này minh họa cho tính xác thực của điều mà Đức Chúa Trời đã phán về tình hình trong lĩnh vực thuộc linh: “Ngày nay không như trước kia: Ta sẽ làm những việc chưa từng thấy kể từ khi sáng thế, sẽ phán những lời chưa từng nghe qua mọi thời đại, vì Ta yêu cầu tất cả mọi người đều phải biết đến Ta trong xác thịt”. Từ đây, rõ ràng là Đức Chúa Trời đã bắt đầu hành động dựa trên những lời của Ngài hôm nay. Con người chỉ có thể thấy những gì đang diễn ra ở bên ngoài, họ không thể thấy điều thật sự đang diễn ra trong lĩnh vực thuộc linh, và do đó Đức Chúa Trời trực tiếp phán rằng: “Đây là các bước quản lý của Ta, nhưng con người không hề hay biết. Mặc dù Ta đã phán rõ ràng, nhưng mọi người vẫn lầm lẫn; thật khó làm cho họ thông hiểu. Đấy chẳng phải là sự thấp hèn của con người sao?” Có những lời lồng trong những lời này: Chúng giải thích rằng một trận chiến đang diễn ra trong lĩnh vực thuộc linh, như được miêu tả bên trên.

Ý muốn của Đức Chúa Trời không hoàn toàn đạt được sau sự miêu tả ngắn gọn của Ngài về câu chuyện của Phi-e-rơ, do đó Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu sau đối với con người liên quan đến những vấn đề của Phi-e-rơ: “Trên khắp vũ trụ và bầu trời, giữa mọi vật trên trời dưới đất, vạn vật dưới đất trên trời đều dồn hết sức lực cho giai đoạn cuối trong công tác của Ta. Chắc chắn các ngươi không muốn là những kẻ đứng nhìn, bị sai khiến bởi các thế lực của Sa-tan chứ?” Con người được khai sáng một cách sâu sắc sau khi đọc về kiến thức của Phi-e-rơ, và để càng hiệu quả hơn nữa, Đức Chúa Trời cho con người thấy hậu quả của sự trụy lạc, phóng túng, và thiếu kiến thức về Đức Chúa Trời của họ; hơn nữa, Ngài nói với nhân loại – một lần nữa, và với độ chính xác cao hơn nữa – về điều thật sự đang diễn ra trong cuộc chiến trong lĩnh vực thuộc linh. Chỉ như thế con người mới cảnh giác hơn với việc bị Sa-tan chiếm lấy. Hơn nữa, nó làm sáng tỏ rằng nếu mọi người thất bại lần này, thì ở thời điểm này họ sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi như đã từng. Kết hợp lại với nhau, những lời cảnh báo này làm sâu sắc ấn tượng của loài người về lời Đức Chúa Trời, chúng làm cho con người trân quý lòng thương xót của Đức Chúa Trời hơn, và trân trọng những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, hầu cho mục đích cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời có thể thật sự đạt được.

Trước: Chương 5

Tiếp theo: Về cuộc đời của Phi-e-rơ

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger