Người ta thường nói, “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, vậy thì tại sao ngày nay Đức Chúa Trời không loại bỏ tất cả những kẻ xấu xa?
Câu Kinh Thánh liên quan:
“Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định” (Giảng Sư 3:1).
“Việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến này Lót ra khỏi thành Sô-đôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy” (Lu-ca 17:26-30).
“Vì Con người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên sứ, lúc đó, Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm” (Ma-thi-ơ 16:27).
“Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Khải Huyền 22:12).
“Vì nầy, ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu ngạo, mọi kẻ làm sự gian ác sẽ như rơm cỏ; Ðức Giê-hô-va vạn quân phán: ngày ấy đến, thiêu đốt chúng nó, chẳng để lại cho chúng nó hoặc rễ hoặc nhành. … Các ngươi sẽ giày đạp những kẻ ác, vì trong ngày ta làm, chúng nó sẽ như là tro dưới bàn chơn các ngươi, Ðức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Ma-la-ki 4:1-3).
Lời Đức Chúa Trời có liên quan:
Mọi điều Đức Chúa Trời làm đều được lên kế hoạch chính xác. Khi Ngài thấy một việc hay một tình huống xuất hiện, trong mắt Ngài, có một tiêu chuẩn để đo lường nó, và tiêu chuẩn này quyết định liệu Ngài sẽ đưa ra một kế hoạch để xử lý nó hay sẽ dùng phương pháp nào để xử lý việc này hay tình huống này. Ngài không lãnh đạm hay vô cảm đối với mọi thứ. Thật ra là đối lập hoàn toàn. Có một câu ở đây tuyên bố điều Đức Chúa Trời đã phán với Nô-ê: “Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất”. Khi Đức Chúa Trời phán điều này, Ngài có ý rằng Ngài sắp hủy diệt chỉ mỗi loài người không? Không! Đức Chúa Trời nói Ngài sẽ hủy diệt mọi sinh vật sống thuộc xác thịt. Tại sao Đức Chúa Trời lại muốn hủy diệt? Có một sự tỏ lộ khác về tâm tính Đức Chúa Trời ở đây; trong mắt Đức Chúa Trời, có một giới hạn trong sự kiên nhẫn của Ngài đối với sự bại hoại của con người, đối với sự nhơ bẩn, hung ác, và bất tuân của mọi xác thịt. Giới hạn của Ngài là gì? Như Đức Chúa Trời đã phán: “Nầy, Ðức Đức Chúa Trời Trời nhìn xem thế gian, thấy điều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại”. Cụm từ “vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại” nghĩa là gì? Nó có nghĩa là bất kỳ sinh vật sống nào, bao gồm những người theo Đức Chúa Trời, những người kêu cầu danh Đức Chúa Trời, những người từng làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời, những người chính miệng công nhận Đức Chúa Trời và thậm chí tán dương Đức Chúa Trời – một khi hành vi của họ đầy bại hoại và đến mắt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ phải hủy diệt họ. Đó là giới hạn của Đức Chúa Trời. Như vậy thì Đức Chúa Trời đã giữ kiên nhẫn với con người và sự bại hoại của mọi xác thịt đến mức độ nào? Đến mức độ mà hết thảy mọi người, dù là những người theo Đức Chúa Trời hay những người ngoại đạo, đều không đi trên con đường đúng đắn. Đến mức độ mà con người không chỉ bại hoại về đạo đức và đầy tà ác, mà cũng chẳng có ai tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, huống chi có ai tin rằng thế giới được Đức Chúa Trời cai trị và rằng Đức Chúa Trời có thể mang sự sáng và con đường đúng cho con người. Đến mức độ mà con người ghét sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và đã không cho phép Đức Chúa Trời được hiện hữu. Một khi sự bại hoại của con người đạt đến điểm này, Đức Chúa Trời không thể chịu đựng được nữa. Điều gì sẽ thay thế nó? Cơn thịnh nộ và hình phạt của Đức Chúa Trời sẽ đến. Chẳng phải đó là sự tỏ lộ phần nào tâm tính Đức Chúa Trời sao? Trong thời đại hiện tại này, không có người nào là công chính trong mắt Đức Chúa Trời sao? Không có người nào là hoàn thiện trong mắt Đức Chúa Trời Trời sao? Thời đại này có phải là thời đại mà hành vi của mọi xác thịt trên đất đều bại hoại trong mắt Đức Chúa Trời không? Vào ngày nay và thời đại này, chẳng phải mọi con người xác thịt – ngoại trừ những người Đức Chúa Trời muốn làm cho trọn vẹn, và những người có thể theo Đức Chúa Trời và chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài – đều đang thách thức giới hạn kiên nhẫn của Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải mọi thứ diễn ra bên cạnh các ngươi – những gì các ngươi mắt thấy tai nghe, và đích thân trải nghiệm mỗi ngày trong thế giới này – không đầy sự hung ác sao? Trong mắt Đức Chúa Trời, chẳng lẽ một thế gian như thế, thời đại như thế, không nên bị kết thúc sao? Mặc dù bối cảnh của thời đại hiện tại hoàn toàn khác với bối cảnh thời Nô-ê, những cảm xúc và cơn thịnh nộ mà Đức Chúa Trời có đối với sự bại hoại của con người vẫn y nguyên. Đức Chúa Trời có thể kiên nhẫn bởi công tác của Ngài, nhưng xét đến những tình huống và điều kiện, thì trong mắt Đức Chúa Trời, thế gian này đã phải bị hủy diệt từ lâu. Những tình huống vượt xa những gì trước kia, khi thế gian bị hủy diệt bởi trận lụt.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Vào thời của Nô-ê, con người đã ăn, uống, cưới, gả đến mức Đức Chúa Trời không thể chịu đựng được khi chứng kiến, vì thế, Ngài đã trút một trận lụt lớn để hủy diệt loài người, chỉ tha cho gia đình tám người của Nô-ê cùng tất cả các loài chim và thú. Tuy nhiên, trong thời kỳ sau rốt, những ai được Đức Chúa Trời tha là những người đã trung thành với Ngài cho đến cuối cùng. Mặc dù cả hai thời đại đều là những thời kỳ vô cùng bại hoại mà Đức Chúa Trời không chịu đựng nổi khi chứng kiến, và loài người trong cả hai thời đại đã trở nên bại hoại đến nỗi họ phủ nhận Đức Chúa Trời là Chúa của họ, nhưng Đức Chúa Trời đã chỉ hủy diệt con người trong thời của Nô-ê. Nhân loại trong cả hai thời đại đã khiến Đức Chúa Trời vô cùng đau buồn, tuy nhiên cho đến bây giờ, Đức Chúa Trời vẫn kiên nhẫn với con người của thời kỳ sau rốt. Tại sao lại như vậy? Các ngươi đã bao giờ tự hỏi tại sao chưa? Nếu các ngươi thực sự không biết, thì để Ta nói cho các ngươi biết. Lý do mà Đức Chúa Trời có thể ban ân điển cho con người trong thời kỳ sau rốt không phải là vì họ ít bại hoại hơn con người trong thời của Nô-ê, hay họ đã tỏ ra ăn năn với Đức Chúa Trời, càng không phải vì công nghệ trong thời kỳ sau rốt đã quá tiến bộ đến nỗi Đức Chúa Trời không đành hủy diệt họ. Thay vào đó, chính là vì Đức Chúa Trời có công tác phải làm trong một nhóm người trong thời kỳ sau rốt, và vì Đức Chúa Trời mong muốn đích thân thực hiện công tác này trong sự nhập thể của Ngài. Hơn nữa, Đức Chúa Trời muốn chọn một bộ phận trong nhóm này để trở thành đối tượng cứu rỗi của Ngài và thành quả của kế hoạch quản lý của Ngài, và mang những con người này vào trong thời đại kế tiếp.
– Ngươi đã biết chưa? Đức Chúa Trời đã làm một việc vĩ đại giữa con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Ngày nay, bất kể họ có những hành động gì, miễn là họ không cản trở sự quản lý của Đức Chúa Trời và không liên quan gì đến công tác mới của Đức Chúa Trời, thì những người như thế sẽ không phải chịu sự báo trả tương ứng, vì ngày thạnh nộ vẫn chưa đến. Có nhiều việc mà những người tin Đức Chúa Trời lẽ ra đã xử lý, và họ nghĩ rằng những kẻ làm ác đó phải chịu sự báo trả càng sớm càng tốt. Tuy nhiên bởi vì công tác quản lý của Đức Chúa Trời vẫn chưa đến hồi kết thúc, và ngày thạnh nộ vẫn chưa đến, nên những kẻ bất chính vẫn tiếp tục thực hiện những việc làm bất chính của chúng. … Bây giờ không phải là thời điểm trừng phạt con người, mà là thời điểm thực hiện công tác chinh phục, trừ khi có những kẻ phá hỏng sự quản lý của Đức Chúa Trời, trong trường hợp đó chúng sẽ phải chịu sự trừng phạt dựa trên mức độ nghiêm trọng của những hành động của mình.
– Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Mục đích trong công tác của Đức Chúa Trời trên con người là giúp họ có thể đáp ứng được ý muốn của Đức Chúa Trời, và nó được thực hiện để mang lại cho họ sự cứu rỗi. Do đó, trong thời gian Ngài cứu rỗi con người, Ngài không làm công tác trừng phạt họ. Trong khi mang sự cứu rỗi đến cho con người, Đức Chúa Trời không phạt ác hoặc thưởng thiện, Ngài cũng không mặc khải đích đến của nhiều hạng người khác nhau. Đúng hơn, chỉ sau khi giai đoạn cuối cùng trong công tác của Ngài kết thúc thì Ngài sẽ làm công tác phạt ác thưởng thiện, và chỉ khi đó Ngài mới mặc khải kết cục của tất cả các hạng người khác nhau. Những kẻ bị trừng phạt sẽ là những kẻ thực sự không thể được cứu, trong khi những ai được cứu rỗi sẽ là những người đã có được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong thời gian Ngài cứu rỗi con người. Trong khi công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời đang được thực hiện, từng người một có thể được cứu rỗi sẽ được cứu nhiều nhất có thể, và không ai trong số họ bị loại bỏ, bởi mục đích công tác của Đức Chúa Trời là cứu rỗi con người. Trong suốt thời gian Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, tất cả những kẻ không thể đạt được một sự thay đổi trong tâm tính của mình – cũng như tất cả những kẻ không thể hoàn toàn quy phục Đức Chúa Trời – sẽ trở thành đối tượng của sự trừng phạt.
– Ngươi nên đặt các phước lành về địa vị sang một bên và hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời để mang sự cứu rỗi đến cho con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Một khi đã được phân chia như vậy, họ sẽ không bị trừng phạt hoặc được ban thưởng ngay lập tức; mà Đức Chúa Trời chỉ thực hiện công việc phạt ác thưởng thiện sau khi Ngài đã hoàn thành việc thực hiện công tác chinh phục của Ngài trong những ngày sau rốt. Thực ra, Ngài đã và đang phân chia con người thành người tốt và kẻ xấu từ khi Ngài bắt đầu thực hiện công tác của Ngài giữa họ. Chỉ là Ngài sẽ ban thưởng cho người công chính và trừng phạt kẻ gian ác chỉ sau khi công tác của Ngài kết thúc; chứ không phải là Ngài sẽ phân chia họ theo loại vào lúc kết thúc công tác của Ngài rồi sau đó ngay lập tức bắt đầu công việc phạt ác thưởng thiện. Toàn bộ mục đích đằng sau công tác phạt ác thưởng thiện cuối cùng của Đức Chúa Trời là để thanh tẩy triệt để tất cả mọi người để Ngài có thể đem một nhân loại thanh sạch thánh khiết vào trong sự nghỉ ngơi đời đời. Giai đoạn này trong công tác của Ngài là quan trọng nhất; nó là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ công tác quản lý của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không hủy diệt kẻ ác, thay vào đó để cho họ ở lại, thì mọi người vẫn không thể bước vào sự nghỉ ngơi, và Đức Chúa Trời sẽ không thể mang toàn thể nhân loại vào một cõi tốt hơn. Công tác đó sẽ không trọn vẹn. Khi công tác của Ngài được hoàn thành, toàn nhân loại sẽ hoàn toàn thánh khiết; chỉ bằng cách này thì Đức Chúa Trời mới có thể an tâm sống trong sự nghỉ ngơi.
– Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?