Người cộng sự không phải là địch thủ

01/12/2022

Bởi Âu Chân, Myanmar

Không lâu sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, tôi bắt đầu thực hành chăm tưới cho người mới. Vì nhiệt tình và chủ động, tôi đã tạo ra được chút thành quả trong bổn phận, và được chọn làm trưởng nhóm. Sau đó, tôi đã trở thành một chấp sự Phúc Âm. Các anh chị em nói mặc dù còn trẻ, nhưng tôi đáng tin cậy, mang gánh nặng trong bổn phận và có trách nhiệm. Điều này làm tính hư vinh của tôi cực kỳ thỏa mãn. Tháng Mười năm 2020, tôi trở thành một lãnh đạo hội thánh, việc này khiến tôi thậm chí càng cảm thấy trong lòng các anh chị em, tôi là người có năng lực và mưu cầu lẽ thật. Sau một thời gian, một lãnh đạo cấp trên đã sắp xếp cho chị Lưu làm việc với tôi. Khi giới thiệu công việc với chị ấy, lãnh đạo đã nói về một số vấn đề trong hội thánh. Sau khi nghe về chuyện này, chị Lưu nói: “Chúng ta phải tìm ra căn nguyên vấn đề và nhanh chóng giải quyết nó. Nếu không, nó sẽ cản trở công tác của hội thánh”. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nghe chị ấy nói như vậy, bởi tôi lo chị Lưu sẽ coi thường tôi vì có những vấn đề này trong công việc của mình. Trong vài ngày sau, chị Lưu đã tìm hiểu tình hình thực tế tại hội thánh. Sau đó, chị ấy đã nói với tôi trước mặt một số đồng sự và các anh chị em: “Người chấp sự Phúc Âm và một số trưởng nhóm mà tôi đã gặp trong hai ngày qua không mang gánh nặng. Khi người mới có các quan niệm và khó khăn, các trưởng nhóm đã không giải quyết chúng hay tìm kiếm, mà còn sa lầy trong khó khăn. Cứ như vậy thì họ không thể chăm tưới người mới tốt được”. Tôi cảm thấy hơi khó chịu khi nghe chị ấy nói vậy. Bởi vì tôi đang tập trung đào luyện một vài trưởng nhóm. Theo lời chị ấy thì chẳng ai trong số họ giỏi cả, nên tôi cảm thấy có thể chị ấy đòi hỏi hơi quá. Tôi nghĩ: “Chị chỉ vừa mới đến và không biết tình hình cụ thể, vậy mà chị đã bắt đầu bắt lỗi rồi. Chị muốn chứng tỏ mình mang gánh nặng và có thể tìm ra vấn đề sao? Hay là chị chỉ đang cố tạo ấn tượng vì là người mới ở đây? Nếu cứ tìm hiểu vấn đề trong công việc của tôi, chị sẽ hủy hoại hình tượng tốt đẹp của tôi trong mắt các anh chị em mất”. Tôi kìm nén cơn giận và nói: “Chị nói đúng về những vấn đề này. Tuy nhiên, cả các lãnh đạo và chấp sự Phúc Âm đều đang đối mặt với các khó khăn thực tế, nên đôi khi công tác theo dõi chưa được làm tốt, và chúng ta phải thông cảm”. Nghe thấy vậy, chị ấy nói: “Những khó khăn này có thể giải quyết được bằng việc thông công về lẽ thật. Nếu có thể tiếp nhận lẽ thật và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ mang gánh nặng và có trách nhiệm trong bổn phận. Điều quan trọng là liệu chúng ta có thông công về lẽ thật để giải quyết những vấn đề này không”. Nhưng tôi đã không lập tức chấp nhận điều đó mà thậm chí còn tức giận hơn. Tôi tự hỏi: “Ý chị là tôi không thể thông công về lẽ thật sao?”. Quan điểm của tôi về chị Lưu đã hoàn toàn thay đổi. Tôi không còn nghĩ về chị ấy như là một cộng sự và là người giúp đỡ mình nữa, mà là đối thủ của tôi. Tôi nghĩ, nếu chuyện này tiếp diễn, sớm muộn gì chị ấy cũng sẽ là người dẫn dắt trong công việc, nhưng tôi là lãnh đạo, và chị ấy chỉ ở đây để hợp tác với tôi. Chị ấy giỏi hơn tôi về mọi mặt, và luôn làm tôi phải xấu hổ. Như vậy thì làm sao tôi có chút phẩm giá nào chứ? Và các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi đây? Sau đó, tôi không muốn làm việc với chị ấy nữa, và cũng không muốn nói chuyện với chị. Có lần, trong một cuộc họp đồng sự, chúng tôi đã đọc lời Đức Chúa Trời phơi bày các lãnh đạo giả không làm công tác thực tế, chị Lưu đã suy ngẫm và biết mình, nói rằng chị đến hội thánh này đã được một thời gian, nhưng vì không làm được công tác thực tế, nên khó khăn của người mới vẫn chưa được giải quyết kịp thời, vì vậy họ đã mắc kẹt trong khó khăn và không biết phải thực hành lẽ thật như thế nào, làm trì hoãn sự phát triển trong đời sống của họ. Mặc dù chị ấy đang thảo luận về việc hiểu về bản thân, nhưng tôi nghe cứ như là chị ấy đang vạch trần tôi vì không làm công tác thực tế. Tôi bắt đầu đoán ý chị ấy: “Chị đang nói về những vấn đề này là cố tình để mọi người biết về các vấn đề trong công việc của tôi, phải không? Trước kia các anh chị em đã có ấn tượng tốt về tôi, vậy mà giờ chị lại vạch trần tôi như thế, chẳng phải là làm tổn hại hình ảnh của tôi sao? Giờ thì họ sẽ nghĩ gì về tôi đây?”. Lúc đó, tôi đã rất khó chịu và muốn rời đi, nhưng tôi cảm thấy làm vậy thì vô lý quá, nên tôi buộc phải ở lại cho đến cuối giờ.

Tối hôm đó, chị Lưu đến gặp tôi để thảo luận về cuộc bầu cử các chấp sự mới của hội thánh và hỏi tôi ai là người mang gánh nặng mà có thể bổ nhiệm được. Sau khi chị ấy hỏi vậy, tôi cảm thấy rất bực bội. Tôi nghĩ: “Còn ứng viên nào phù hợp nữa sao? Chị đã từ chối tất cả những người tốt nhất rồi. Các vấn đề còn tồn tại ở hội thánh của chúng ta, nhưng chị không chỉ nói về chúng công khai ở đây, mà còn thảo luận về chúng trước mặt các anh chị em ở những hội thánh khác. Giờ thì họ đã biết tôi không làm được công tác thực tế. Tại sao khi nói, chị lại không nghĩ đến cảm giác của tôi chứ? Tôi nghĩ chị đang cố tình nhắm vào tôi!”. Tôi nghiêm nghị nói: “Kể từ khi chị đến, không ai mang gánh nặng cả”. Chị ấy nhỏ giọng trả lời tôi: “Vậy ý chị là tôi không nên ở đây phải không?”. Tôi đã quá bốc đồng, và nhận ra những điều mình nói là sai, nên tôi lập tức đáp lại “Không phải”. Chúng tôi đều im lặng một lúc trước khi tiếp tục thảo luận công việc. Sau đó, khi nghĩ về những gì mình đã nói với chị ấy, tôi cảm thấy hơi tội lỗi. Lẽ ra tôi không nên nói với chị ấy như thế. Tôi muốn xin lỗi chị ấy sau khi buổi thảo luận kết thúc, nhưng khi bận bịu công việc, tôi lại quên mất.

Sau đó, khi thấy lãnh đạo cấp trên hỏi ý chị Lưu về mọi chuyện, tôi cảm thấy rất khó chịu. “Mình cũng là một lãnh đạo. Các anh chị em sẽ nghĩ gì về mình đây? Liệu họ có nói mình là một lãnh đạo vô dụng và không cần thiết phải có mình không?”. Tôi cảm thấy chị Lưu đã cướp mất hào quang của tôi, và tôi ghen tị với chị ấy. Tôi nghĩ: “Nếu chị không đến đây, lãnh đạo đã thảo luận công việc với tôi rồi”. Tôi cũng nghĩ đến chuyện hiện chị Lưu đã chi phối tất cả mọi việc, và chị ấy đã tin vào Đức Chúa Trời được một thời gian dài, hiểu lẽ thật nhiều hơn tôi. Chị ấy cũng chỉ ra các vấn đề trong công việc của tôi trước mặt các anh chị em, nên tôi không biết giờ các anh chị em đang nghĩ gì về mình nữa. Nghĩ vậy, tôi cảm thấy khủng hoảng. Tôi lo chị Lưu sẽ chiếm mất vị trí lãnh đạo của tôi. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy bất mãn và muốn trả thù chị ấy: “Chị không quan tâm đến cảm giác của tôi, vậy thì từ giờ trở đi, tôi sẽ làm khó chị”. Tôi nhớ có lần, chúng tôi đang thảo luận công việc, sau khi bày tỏ ý kiến của mình, chị Lưu đã xin tôi lời khuyên. Tôi đã lờ chị ấy đi và bới móc lỗi lầm trong việc sắp xếp công việc của chị ấy, nói cái này, cái kia không hiệu quả để cố tình gây khó dễ cho chị ấy. Có lần, chúng tôi đang thảo luận về một công việc mà chị Lưu là người chịu trách nhiệm chính. Lúc đó, tôi biết cách giải quyết vấn đề, nhưng lại không muốn đưa ra đề xuất. Tôi thậm chí còn nghĩ: “Việc sắp xếp của chị mà thất bại thì lại càng tốt hơn. Như vậy mọi người sẽ biết chị không thể xử lý mọi việc, và lãnh đạo sẽ thấy việc cứ luôn nói chuyện với chị thay vì với tôi là sai lầm”. Sau đó, chị ấy đã đưa ra một số đề nghị và tôi đều từ chối hết. Khi thấy chị ấy không biết cách giải quyết và muốn tôi cho lời khuyên, tôi thấy tự hào về bản thân. Tôi nghĩ: “Chị thậm chí còn không thể sắp xếp hợp lý công việc như thế này, vậy mà vẫn có gan để khiển trách công việc của tôi”. Lúc đó, lãnh đạo thấy tình trạng của tôi là sai và đã nhắc tôi phải làm việc hòa thuận với chị Lưu, nếu không, công tác của hội thánh sẽ bị đình trệ. Sau khi nghe lãnh đạo nói, tôi cảm thấy có chút tự trách trong lòng. Khi chúng tôi gặp bế tắc trong công việc, tại sao tôi lại không mang gánh nặng để giải quyết nó? Thay vào đó, tôi lại đứng ngoài cười nhạo. Tôi đâu có đang bảo vệ công tác của hội thánh. Sau khi nhận ra điều này, tôi đã điều chỉnh lại tâm trạng và tham gia vào các cuộc thảo luận. Nhưng vì buổi thảo luận trước bị hoãn, nên công việc được săp xếp rất trễ. Một tối nọ, lãnh đạo đến gặp tôi để chỉ ra các vấn đề của tôi. Chị ấy nói: “Ham muốn danh tiếng và địa vị của chị quá mạnh. Chị đã và đang tranh đoạt danh vọng với chị Lưu. Khi thảo luận công việc, chị không chấp nhận bất kỳ quan điểm nào chị ấy đưa ra. Chị bác bỏ tất cả. Chị Lưu cảm thấy bị chị kìm kẹp, và không biết phải hợp tác với chị như thế nào. Chị cần kiểm điểm bản thân đi”. Sau khi nghe lãnh đạo nói vậy, tôi cảm thấy rất buồn và đau lòng: “Tại sao chị Lưu lại báo cáo vấn đề của mình sau lưng mình chứ? Nếu chị ấy thực sự muốn giúp mình, chị ấy có thể nói trực tiếp với mình mà. Giờ thì lãnh đạo đã biết về vấn đề của mình và có thể tước bổn phận của mình”. Ngay khi nghĩ đến chuyện này, tôi đã cởi mở với lãnh đạo về tình trạng của mình. Tôi thậm chí còn xin được từ chức, để khỏi tiếp tục làm công tác của hội thánh bị đình trệ. Khi nói những lời đó, lòng tôi gần như tan nát. Tôi cảm thấy mình sắp đánh mất bổn phận. Lãnh đạo bảo tôi: “Khi có vấn đề, chúng ta không thể tránh được chúng. Chúng ta cần tìm kiếm lẽ thật và kiểm điểm bản thân. Việc chị Lưu có thể tìm ra vấn đề trong công việc chứng tỏ chị ấy có thể mang gánh nặng. Chẳng phải việc này có lợi cho công tác của hội thánh sao? Tại sao chị lại không đối xử đúng đắn với việc đó? Chị luôn ghen tị với chị ấy và sợ chị ấy sẽ vượt qua chị. Điều này chứng tỏ ham muốn địa vị của chị quá mạnh mẽ”. Sau khi nghe lãnh đạo thông công, tôi nhận ra ham muốn danh tiếng và địa vị của mình đúng là quá mạnh thật. Tôi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tình trạng của mình. Tôi không thể thụ động và chống đối được.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời và hiểu được đôi chút về tâm tính bại hoại mà mình tỏ lộ. “Những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ rằng bất cứ ai vạch trần họ chỉ đơn giản là làm khó họ, vì vậy họ làm khó bất cứ ai vạch trần họ, cạnh tranh và tranh đấu với những người đó. Do bản tính địch lại Đấng Christ của họ, họ sẽ không bao giờ tử tế với bất cứ ai tỉa sửa hoặc xử lý họ, cũng như sẽ không khoan nhượng hoặc tha thứ cho bất cứ ai làm như vậy, càng không cảm thấy biết ơn hoặc khen ngợi bất kỳ ai làm như vậy. Ngược lại, nếu bất kỳ ai tỉa sửa hay xử lý họ, khiến họ mất nhân phẩm và sĩ diện, thì trong lòng họ sẽ nuôi hận thù với người này, muốn tìm cơ hội trả thù người này. Họ mới hận thù người khác làm sao! Đây là những gì họ nghĩ và những gì họ nói một cách công khai trước mặt người khác: ‘Hôm nay anh đã tỉa sửa và xử lý tôi, được, giờ thì mối thù của chúng ta được khắc cốt ghi tâm. Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, nhưng tôi thề rằng tôi sẽ trả thù! Nếu anh nhận lỗi của anh với tôi, cúi đầu trước tôi, hoặc quỳ xuống van xin tôi thì tôi sẽ tha thứ cho anh, nếu không thì tôi sẽ không bao giờ bỏ qua!’. Bất kể những kẻ địch lại Đấng Christ nói hay làm gì, họ cũng không bao giờ xem sự tỉa sửa hoặc xử lý tử tế của bất kỳ ai với họ hoặc sự giúp đỡ chân thành của bất kỳ ai là sự đến của tình yêu thương và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ coi đó là dấu hiệu của sự sỉ nhục, và là khoảnh khắc xấu hổ nhất của họ. Điều này cho thấy rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không hề chấp nhận lẽ thật, rằng tâm tính của họ là chán ghét và ghê tởm lẽ thật(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 8), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời mặc khải rằng khi những kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa và xử lý, họ không những không chấp nhận, mà còn bắt đầu căm ghét người tỉa sửa, xử lý họ và còn muốn trả thù. Tôi nhận ra những kẻ địch lại Đấng Christ không chấp nhận lẽ thật, chán ngấy lẽ thật và ghét lẽ thật. Trước kia, khi thấy những từ “trả thù người khác,” tôi nghĩ cách làm này thật độc ác. Tôi tin mình không thể hiện sự độc ác này và không thể làm những điều như vậy, chỉ có những kẻ địch lại Đấng Christ và hành ác mới trả thù người khác. Nghĩ lại hành vi của mình: Khi chị Lưu chỉ ra vấn đề trong công việc của tôi trước mặt các đồng sự, các anh chị em, tôi cảm thấy hình ảnh của mình bị tổn hại, nên đã có thành kiến và chống đối chị ấy. Trong cuộc họp, chị Lưu nhận ra mình không làm được công tác thực tế dựa trên những lời của Đức Chúa Trời, tôi lại cảm thấy chị ấy đang cố tình vạch trần các vấn đề trong công việc của tôi bằng cách thảo luận về sự biết mình của chị ấy, nên tôi càng có thành kiến với chị ấy hơn. Tôi thậm chí còn công kích chị ấy, nói chẳng ai mang gánh nặng kể từ khi chị ấy đến. Sau đó, khi thấy lãnh đạo luôn thảo luận công việc với chị ấy, tôi cảm thấy chị Lưu đã cướp mất hào quang của tôi. Để trả đũa chị ấy, tôi đã không bày tỏ ý kiến khi chúng tôi thảo luận công việc, và khi chị Lưu bày tỏ suy nghĩ và đề xuất của mình, tôi lại đi bới móc lỗi lầm và phủ nhận chị ấy, khiến công việc không thể tiến triển được. Tôi đã xem chị ấy như đối thủ cạnh tranh. Để duy trì danh tiếng và địa vị, tôi thậm chí còn có thể công kích và trả đũa chị ấy. Chẳng phải tâm tính tôi tỏ lộ giống hệt của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Hơn nữa, tôi đã nghĩ lại việc chị ấy chỉ ra những vấn đề thực tế trong công việc của tôi. Giá như tôi tìm kiếm lẽ thật để kiểm điểm bản thân và sửa chữa các sai phạm, thì vấn đề có thể đã nhanh chóng được giải quyết rồi. Việc đó sẽ có lợi cho công tác của chúng ta. Nhưng tôi không những không chấp nhận, mà còn muốn trả thù chị ấy. Tôi thực sự không đáng được gọi là tín hữu tin vào Đức Chúa Trời!

Sau đó, tôi đã đọc được thêm hai đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi hiểu biết sâu hơn về thực chất và hậu quả của hành vi này. Đức Chúa Trời phán: “Một trong những đặc điểm chính trong bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ là tính xấu xa. ‘Tính xấu xa’ nghĩa là gì? Nó có nghĩa là họ có thái độ đặc biệt đê hèn đối với lẽ thật – không những không quy phục lẽ thật và không những không chịu tiếp nhận lẽ thật, mà thậm chí còn lên án những ai tỉa sửa và xử lý họ. Đó là tâm tính xấu xa của kẻ địch lại Đấng Christ. Những kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng bất cứ ai chấp nhận sự xử lý, tỉa sửa thì dễ bị bắt nạt, và rằng những người luôn xử lý, tỉa sửa người khác là người luôn muốn châm chọc và bắt nạt mọi người. Thế nên, một kẻ địch lại Đấng Christ sẽ chống lại bất cứ ai xử lý, tỉa sửa họ, và họ sẽ gây khó dễ cho người đó. Và bất cứ ai đề cập đến những khiếm khuyết hoặc sự bại hoại của kẻ địch lại Đấng Christ, hay thông công với họ về lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời, hay bắt họ tự biết mình, họ cũng đều nghĩ rằng người đó đang gây khó dễ cho họ và nhìn họ đầy ngờ vực. Trong thâm tâm, họ ghét người đó, và họ sẽ trả thù cũng như gây khó dễ cho người ta. … Loại người nào có tâm tính xấu xa như vậy? Kẻ tà ác. Trên thực tế, kẻ địch lại Đấng Christ là kẻ tà ác. Do đó, chỉ kẻ tà ác và kẻ địch lại Đấng Christ mới có một tâm tính xấu xa như vậy. Khi một người dữ tợn phải đối mặt với bất kỳ lời thúc đẩy, buộc tội, chỉ dạy hoặc giúp đỡ với mục đích tốt nào, thái độ của họ cũng không phải là cảm ơn hoặc tiếp nhận điều đó một cách khiêm tốn, mà thay vào đó là trở nên tức giận, và cảm thấy cực kỳ căm ghét, thù hận và thậm chí là mong muốn trả thù(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 8), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Những kẻ địch lại Đấng Christ coi địa vị và danh tiếng của chính họ quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Những người này không chỉ quanh co, xảo quyệt và đồi bại, mà còn có cực kỳ xấu xa. Họ sẽ làm gì khi phát hiện ra địa vị của mình đang gặp nguy hiểm, hoặc khi họ mất đi vị trí trong lòng mọi người, khi họ mất đi sự tán thành và yêu mến của mọi người, khi mọi người không còn tôn kính và nể phục họ nữa, và họ đã rơi vào nhục nhã? Họ đột nhiên thay đổi. Ngay khi mất địa vị, họ không muốn thực hiện bất cứ bổn phận gì nữa, và mọi thứ họ làm đều kém chất lượng, và họ không quan tâm đến việc làm gì cả. Nhưng đây không phải là biểu hiện tồi tệ nhất. Biểu hiện tồi tệ nhất là gì? Ngay khi những người này mất địa vị, và không ai nể trọng họ, và không ai bị họ dụ dỗ, thì sự hận thù, lòng ghen tị và sự trả thù xuất hiện. Họ không những không kính sợ Đức Chúa Trời mà còn không có một chút vâng phục nào. Hơn nữa, trong lòng họ, họ có khả năng ghét nhà Đức Chúa Trời, hội thánh cùng các lãnh đạo và người làm công; họ mong công việc của hội thánh gặp trục trặc hoặc đi vào bế tắc; họ muốn cười nhạo hội thánh, và cười nhạo các anh chị em. Họ cũng ghét bất cứ ai theo đuổi lẽ thật và kính sợ Đức Chúa Trời. Họ tấn công và chế nhạo bất cứ ai trung thành với bổn phận của mình và sẵn sàng trả giá. Đây là tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ – và chẳng phải nó xấu xa sao? Rõ ràng đây là kẻ tà ác; kẻ địch lại Đấng Christ thực chất là kẻ tà ác(Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 2), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Thấy những từ như “hung ác” và “kẻ ác” khiến lòng tôi đau đớn và sợ hãi. Tôi không mong những từ đó là dành cho mình. Hình ảnh của tôi đã bị tổn hại vì chị ấy đã chỉ ra các vấn đề trong công việc của tôi, nên tôi đã công kích và trả đũa chị ấy, cố tình làm chị ấy xấu hổ khi thảo luận công việc, và bới móc lỗi lầm trong việc sắp xếp công việc của chị ấy. Tôi thậm chí còn không giải thích khi biết cách giải quyết vấn đề chị ấy đang mắc phải trong công việc vì tôi muốn làm xấu mặt và cười nhạo chị ấy. Khi lãnh đạo vạch trần và xử lý tôi, tôi không những không kiểm điểm bản thân, mà còn ghét chị ấy vì đã trình báo vấn đề của mình. Tôi đã tiêu cực và chống đối, trút giận lên bổn phận, thậm chí còn muốn từ chức và không thực hiện bổn phận nữa. Những gì tôi thể hiện giống hệt một kẻ địch lại Đấng Christ, một tâm tính xấu xa! Điều tôi tin vào là “Người không phạm ta, ta không phạm người” và “Người mà bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa”. Khi bất cứ ai làm ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh của tôi, tôi căm ghét, công kích và trả đũa họ. Nhớ lại hồi trước khi tin vào Đức Chúa Trời, lúc có mâu thuẫn với một người bạn và chị ấy đã nói xấu tôi với người khác. Tôi đã rất tức giận, và nghĩ: “Người mà bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa”. Tôi cũng đã bí mật nói với người đó: “Sao chị có thể ngốc đến nỗi đi tử tế với chị ta chứ? Chị thậm chí còn không biết chị ta đã nói xấu chị sau lưng chị!”. Tôi nghĩ mình sẽ là kẻ yếu đuối nếu không đáp trả sau khi bị bắt nạt. Sống bằng triết lý này khiến tôi ích kỷ và xấu xa, suy nghĩ méo mó và không phân biệt được tốt xấu. Nhận ra điều này, tôi đã sốc, đồng thời cảm thấy mình thật tồi tệ. Nếu không xử lý sự xấu xa của mình, tôi chỉ có thể hành ác nhiều hơn, và rồi sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ và vứt bỏ! Nhận ra điều này, tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con từng nghĩ mình có nhân tính tốt, nhưng sự phán xét và mặc khải của lời Ngài đã cho con thấy mình có nhân tính xấu và khá xấu xa. Con thực sự đã trả đũa người chị em của mình vì sự giúp đỡ tử tế của chị ấy. Con thật không có nhân tính! Đức Chúa Trời ơi, com muốn ăn năn, thực hành lẽ thật và thay đổi bản thân. Xin hãy dẫn dắt con”.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Khi bất kỳ ai dành chút ít thời gian theo dõi hay quan sát ngươi, hay hỏi ngươi những câu hỏi chuyên sâu, cố gắng trò chuyện chân tình với ngươi và tìm hiểu xem trạng thái của ngươi trong thời gian này là gì, và thậm chí đôi lúc, khi thái độ của họ gay gắt hơn một chút, và họ xử lý và tỉa sửa ngươi một chút, sửa dạy ngươi và khiển trách ngươi, thì tất cả là vì họ có thái độ tận tâm và có trách nhiệm đối với công việc của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi không nên có suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực về điều này. Nếu ngươi có thể chấp nhận sự giám sát, quan sát và chất vấn của người khác thì điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là, trong lòng mình, ngươi chấp nhận sự khảo sát của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không chấp nhận sự giám sát, quan sát và chất vấn của mọi người đối với ngươi – nếu ngươi chống lại tất cả những điều này – thì ngươi có thể chấp nhận sự khảo sát của Đức Chúa Trời không? Sự khảo sát của Đức Chúa Trời chi tiết, sâu sắc và chính xác hơn sự chất vấn của mọi người; những gì Đức Chúa Trời yêu cầu cụ thể, chính xác và sâu sắc hơn như thế này. Vì vậy, nếu ngươi không thể chấp nhận bị những người được Đức Chúa Trời chọn giám sát, thì chẳng phải những tuyên bố của ngươi rằng ngươi có thể chấp nhận sự khảo sát của Đức Chúa Trời là những lời rỗng tuếch sao? Để ngươi có thể chấp nhận sự khảo sát và dò xét của Đức Chúa Trời, trước hết ngươi phải có thể chấp nhận sự giám sát của nhà Đức Chúa Trời, các lãnh đạo và người làm công, cũng như các anh chị em(Lời, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Bất kể vấn đề gì tồn tại trong ngươi, hay loại bại hoại nào ngươi tỏ lộ, thì ngươi cũng phải suy ngẫm và biết bản thân mình theo lời Đức Chúa Trời, hay để các anh chị em phản hồi về mình. Quan trọng nhất là ngươi phải chấp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời, và đến trước Đức Chúa Trời để cầu xin sự khai sáng và soi sáng của Ngài. Bất kể ngươi bắt tay vào làm điều đó như thế nào, tốt nhất là ngươi xác định trước các vấn đề của mình và giải quyết chúng, đó là kết quả của việc tự kiểm điểm bản thân ngươi. Dù ngươi làm gì, đừng chỉ quanh quẩn chờ bị Đức Chúa Trời vạch trần, bởi vì khi đó thì sự hối tiếc sẽ là quá muộn màng!(Mục 7. Họ tà ác, quỷ quyệt và giả dối (Phần 1), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Chỉ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới nhận ra, các anh chị em giám sát và hướng dẫn tôi chỉ vì họ nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc, và tôi nên nhận lãnh điều đó từ Đức Chúa Trời, học cách chấp nhận và vâng phục. Chỉ có như vậy mới là chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và có lòng kính sợ Ngài. Khi chị ấy tìm ra những vấn đề của tôi và chỉ ra cho tôi thấy, đó là muốn giúp đỡ và hỗ trợ tôi. Trải nghiệm sống của tôi quá nông cạn. Những người mới có vấn đề trong bổn phận của họ, nhưng tôi đã không thể thông công về lẽ thật để giải quyết chúng, và nhiều lần, tôi chỉ sắp xếp công việc và cứ để mặc kệ mà không theo dõi và hỗ trợ tiếp sau đó. Tôi đã không nắm được các nguyên tắc sắp xếp nhân sự, nhưng chị Lưu hiểu một số lẽ thật và có thể thấy rõ một số vấn đề, nên nếu chúng tôi hợp tác với nhau trong công tác của hội thánh, thì việc đó không chỉ tốt cho công việc, mà tôi còn có thể học hỏi từ chị ấy và tiến bộ nhanh hơn. Chỉ khi đó tôi mới hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại đòi hỏi chúng ta phải hợp tác trong bổn phận chứ không phải làm việc một mình. Đó là vì con người có các tâm tính bại hoại, nên chúng ta cần giám sát lẫn nhau, hướng dẫn cho nhau, và giúp nhau tránh các sai lầm. Nghĩ về chuyện này, tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi. Tôi không thể sống vì thanh danh và địa vị nữa. Tôi phải học cách buông bỏ bản thân, chấp nhận sự giám sát và dẫn dắt của người khác, hợp tác với người chị em của tôi, tìm kiếm lẽ thật, cùng nhau giải quyết vấn đề trong công việc, và thực hiện bổn phận đàng hoàng.

Sau đó, tôi muốn cởi mở với chị Lưu để vạch trần và phân tính sự bại hoại của mỉnh, cũng như xin lỗi chị ấy. Tôi đã ngạc nhiên khi lãnh đạo đã cử tôi đến một hội thánh khác để thực hiện bổn phận. Sau khi không làm chung với chị Lưu nữa, tôi cảm thấy rất ân hận. Vì vậy, tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nói rằng từ giờ trở đi, tôi muốn thực hiện bổn phận đàng hoàng và tập trung vào việc sửa đổi tâm tính bại hoại của mình. Sau đó, tại hội thánh mới, tôi đã hết mình với bổn phận. Tôi nhớ có lần chị Lý, người phụ trách việc chăm tưới, đã gọi điện cho tôi để hỏi xem cuộc họp dành cho người mới diễn ra như thế nào. Chị Lý đã cho tôi một số lời khuyên: “Chị luôn đến các cuộc họp khác, và hiếm khi đến các cuộc họp dành cho người mới, khiến chị có vẻ giống một lãnh đạo hay vắng mặt. Các anh chị em chẳng ai biết chị cả. Điều đó gây khó khăn cho việc theo dõi đúng đắn tình trạng và khó khăn của họ sau này”. Nghe chị ấy nói vậy khiến tôi choáng váng, tôi cảm thấy muốn lên cơn giận. Tôi nghĩ: “Sao chị có thể gọi tôi là một lãnh đạo vắng mặt được chứ? Chẳng phải ý chị là tôi không làm công tác thực tế và vô dụng sao? Chị thật quá lỗ mãng! Không phải là tôi không làm việc, mà là tôi đang theo dõi công việc khác. Vì chị phụ trách nhóm này, tại sao chị không chịu trách nhiệm đi? Đâu thể việc gì cũng đến tay tôi. Nếu lãnh đạo cấp trên phát hiện chuyện này, họ có nghĩ tôi không làm công tác thực tế không? Không được. Tôi cần tìm ra một số sai phạm trong công việc của chị để mà nói…”. Nghĩ vậy, tôi nhận ra tình trạng của mình là sai. Người chị em của tôi đang chỉ ra vấn đề trong công việc của tôi, thay vì chấp nhận và phản tỉnh, tôi lại nghĩ chị ấy quá lỗ mãng và muốn tìm ra vấn đề trong công việc của chị ấy để bác lại chị ấy. Tôi đã không chấp nhận lẽ thật và lại cố trả đũa. Khi nhận ra điều này, tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, việc chị Lý chỉ ra vấn đề này cho con hôm nay là sự sắp đặt của Ngài, vậy mà trong lòng con lại phản đối, đó là làm trái ý muốn của Ngài. Con muốn vâng phục và kiểm điểm bản thân”. Sau khi cầu nguyện, tôi đã bình tĩnh và bắt đầu kiểm điểm bản thân. Tôi nhận ra mình thực sự có vấn đề: Tôi đã quá phụ thuộc vào chị Lý. Tôi cảm thấy, có chị ấy phụ trách việc chăm tưới người mới, tôi có thể thư giãn và không đụng tay vào. Là lãnh đạo hội thánh, tôi hiếm khi biết tình trạng thật và khó khăn của người mới. Tôi đã không làm tròn trách nhiệm. Đây là biểu hiện của việc không làm công tác thực tế. Sau đó, tôi đã nói với chị Lý: “Tôi sẽ sắp xếp lại thời gian của mình. Trước kia, tôi không nhận ra vấn đề này, nhưng tôi muốn thay đổi”. Sau đó, tôi đã liên lạc với người mới và tham dự các cuộc họp của họ, và đã thông công để giải quyết tình trạng của họ. Thực hiện bổn phận như vậy, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng bằng cách thực hành theo lời Đức Chúa Trời và học được cách chấp nhận sự giám sát, hướng dẫn, tỉa sửa và xử lý của các anh chị em, tôi có thể thực sự đạt được chút thay đổi.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger