Câu hỏi 6: Kinh Thánh chỉ rõ rằng sau khi Đức Chúa Jêsus được làm phép báp-tem, trời mở ra, và Đức Thánh Linh hiện xuống trên Đức Chúa Jêsus như chim bồ câu, một tiếng nói vang lên: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng(Ma-thi-ơ 3:17). Và các tín hữu chúng ta đều thừa nhận Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời. Nhưng các ông làm chứng Đấng Christ nhập thể là sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, là chính Đức Chúa Trời, Rằng Đức Chúa Jêsus là chính Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời Toàn Năng cũng là chính Đức Chúa Trời. Điều này khá khó hiểu với chúng tôi và khác hẳn so với hiểu biết trước đây. Vậy Đấng Christ nhập thể là chính Đức Chúa Trời hay là Con của Đức Chúa Trời? Cả hai lập trường này có vẻ đều hợp lý với chúng tôi, và cả hai phù hợp với Kinh Thánh. Vậy thì nhận thức nào mới là đúng?

Câu trả lời: Chính xác là vấn đề mà đa số các tín hữu đều thấy khó hiểu. Khi Đức Chúa Jêsus nhập thể đến để thực hiện công tác cứu chuộc nhân loại, Đức Chúa Trời trở thành Con người, xuất hiện và thực hiện công tác giữa con người. Ngài không chỉ mở ra Thời đại Ân Điển, mà còn bắt đầu một thời đại mới với Đức Chúa Trời đích thân đến thế giới con người để sống bên cạnh con người. Với lòng kính yêu tha thiết, con người gọi Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời. Lúc đó, Đức Thánh Linh cũng làm chứng Đức Chúa Jêsus là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Jêsus đã gọi Đức Chúa Trời trên trời bằng danh Cha. Vì thế, con người tin rằng Đức Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời. Theo cách này, quan niệm về mối quan hệ Cha-Con đã được hình thành. Hãy suy nghĩ một chút. Đức Chúa Trời có nói ở bất cứ đâu trong sách Sáng Thế Ký rằng Ngài có một người con không? Trong Thời đại Luật Pháp, Giê-hô-va Đức Chúa Trời có từng nói rằng Ngài có một người con không? Ngài không nói! Điều này chứng tỏ rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, không có mối quan hệ Cha-Con nào được nói tới. Một số người có thể hỏi: Trong Thời đại Ân Điển, tại sao Đức Chúa Jêsus nói rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời hay là chính Đức Chúa Trời? Có thể nói, đây là một vấn đề mà các tín hữu chúng ta đã tranh luận qua các thời đại. Mọi người cảm thấy sự mâu thuẫn vốn có trong vấn đề này, nhưng họ không biết cách giải thích nó. Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, nhưng cũng là Con của Đức Chúa Trời, vậy thì cũng có một Đức Chúa Cha? Mọi người càng không thể giải thích vấn đề này. Hơn hai nghìn năm qua, rất ít người nhận ra rằng Đức Chúa Jêsus Christ là chính Đức Chúa Trời, là sự xuất hiện của Đức Chúa Trời. Thật ra, điều này được ghi chép rõ ràng trong Kinh Thánh. Trong Giăng 14:8, Phi-líp đã hỏi Đức Chúa Jêsus: “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi”. Vào thời điểm đó, Đức Chúa Jêsus đã trả lời Phi-líp thế nào? Đức Chúa Jêsus đã nói với Phi-líp: “Hỡi Phi-líp, Ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết Ta! Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? Ngươi há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, hay sao? Những lời Ta nói với các ngươi, chẳng phải Ta từ nói; ấy là Cha ở trong Ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài. Khi Ta nói rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, thì hãy tin Ta; bằng chẳng, hãy tin bởi công việc Ta(Giăng 14:9-11). Ở đây, Đức Chúa Jêsus đã nói rất rõ: “Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha”. Mọi người thấy đấy, Đức Chúa Jêsus chính là sự xuất hiện của chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã không nói ở đây rằng Ngài và Đức Chúa Trời có mối quan hệ Cha-Con. Ngài chỉ nói, “Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta”. “Ta với Cha là một(Giăng 10:30). Theo lời của Đức Chúa Jêsus, liệu chúng ta có thể phủ nhận việc Đức Chúa Jêsus là chính Đức Chúa Trời, chỉ có một Đức Chúa Trời và không “mối quan hệ Cha-Con” nào được nói tới?

Trích từ kịch bản phim Lẽ nhiệm mầu của sự tin kính: Phần hai

Trước: Câu hỏi 5: Thời đại Ân Điển, Đức Chúa Trời đã nhập thể làm của lễ chuộc tội và gánh tội lỗi của con người. Điều này hoàn toàn hợp lý. Đức Chúa Jêsus được thụ thai bởi Đức Thánh Linh và trở thành Con người để cứu chuộc nhân loại trong thân xác vô tội của Ngài. Chỉ có làm như vậy Sa-tan mới bị bẽ mặt. Thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã nhập thể làm Con người tái lâm để làm công tác phán xét. Chúng ta đã coi đây là sự thật. Tôi muốn hỏi điều này. Hai sự nhập thể của Đức Chúa Trời hơi khác nhau, lần đầu tiên ở Giu-đê, và lần thứ hai là ở Trung Quốc. Tại sao Đức Chúa Trời phải nhập thể tới hai lần để thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại? Ý nghĩa thật sự của hai sự nhập thể của Đức Chúa Trời là gì?

Tiếp theo: Câu hỏi 7: Nếu Đức Chúa Jêsus là chính Đức Chúa Trời, vậy thì tại sao khi Đức Chúa Jêsus cầu nguyện, Ngài vẫn cầu nguyện với Đức Chúa Cha? Đây chắc chắn là một lẽ nhiệm mầu cần được tỏ lộ. Hãy tương giao cho chúng tôi.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger