Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II

Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời

Giờ đây các ngươi đã nghe sự thông công trước về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, ta tin rằng các ngươi đã được trang bị khá nhiều hiểu biết về vấn đề này. Việc các ngươi có thể chấp nhận, tiếp thu và lĩnh hội bao nhiêu, tất cả đều phụ thuộc vào mức độ nỗ lực mà các ngươi áp dụng. Ta hi vọng rằng các ngươi sẽ tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc; và sẽ tuyệt nhiên không làm qua loa chiếu lệ! Vậy hiểu về thẩm quyền của Đức Chúa Trời có đồng nghĩa với hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời hay không? Ai đó có thể nói rằng biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời là bước khởi đầu trong việc biết về chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất, và người ta cũng có thể nói rằng việc hiểu rõ về thẩm quyền của Ngài có nghĩa là con người đã bước được vào cánh cổng nhận biết thực chất của chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất. Sự hiểu biết này là một phần trong việc hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nếu vậy thì phần còn lại là gì? Đây là chủ đề mà Ta muốn thông công ngày hôm nay – tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.

Ta đã chọn hai phần trong Kinh Thánh để thông công cho các ngươi về chủ đề hôm nay: Phần đầu tiên là việc Đức Chúa Trời phá hủy thành Sô-đôm, nội dung này có trong Sáng thế ký 19:1-11 và Sáng thế ký 19:24-25; phần thứ hai là việc Đức Chúa Trời cứu rỗi thành Ni-ni-ve, điều này được trình bày trong Giô-na 1:1-2, cùng với chương ba và chương bốn của sách Giô-na. Ta đoán rằng tất cả các ngươi đang chờ đợi để nghe Ta nói về hai phần này. Đương nhiên, những gì Ta nói không thể nằm ngoài chủ đề nhận biết Đức Chúa Trời và hiểu thực chất của Ngài, nhưng điều gì sẽ là trọng tâm của buổi thông công ngày hôm nay? Có ai trong số các ngươi biết không? Các ngươi quan tâm đến phần nào trong nội dung thông công của Ta về thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Tại sao Ta lại nói rằng chỉ duy nhất Đấng sở hữu thẩm quyền và quyền năng đó? Ta muốn giải thích điều gì khi nói như vậy? Ta muốn các ngươi học được điều gì từ đó? Có phải thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời là một khía cạnh thể hiện thực chất của Ngài hay không? Có phải những điều đó là một phần thực chất của Đức Chúa Trời, phần mà chứng minh thân phận và địa vị của Ngài không? Qua những câu hỏi này các ngươi có thể biết được những điều Ta sắp nói không? Ta muốn các ngươi lĩnh hội điều gì? Hãy suy nghĩ cẩn thận về điều này.

Vì ngang ngược chống lại Đức Chúa Trời, con người bị hủy diệt bởi cơn thịnh nộ của Ngài

Đầu tiên, hãy cùng đọc những đoạn Kinh Thánh miêu tả về việc Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm.

Sách sáng thế 19:1-11 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất. Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chơn, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường. Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc. Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi. Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại, đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng lòa mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.

Sách sáng thế 19:24-25 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.

Từ những đoạn này, không khó để nhận ra rằng sự gian ác và bại hoại của thành Sô-đôm đã đến mức đáng bị cả loài người lẫn Đức Chúa Trời khinh ghét, và rằng trong mắt Đức Chúa Trời thành Sô-đôm vì vậy mà đáng bị hủy diệt. Nhưng chuyện gì đã xảy ra trong thành trước khi nó bị hủy diệt? Người ta có thể rút ra được sự soi dẫn nào từ những sự kiện này? Thái độ của Đức Chúa Trời trước những sự kiện này cho loài người thấy được gì về tâm tính của Ngài? Để hiểu được toàn bộ câu chuyện, chúng ta hãy đọc kỹ những gì được ghi lại trong Kinh Thánh…

Sự bại hoại của thành Sô-đôm: Loài người phẫn nộ, Đức Chúa Trời nổi giận

Đêm đó, Lót tiếp đón hai sứ giả được Đức Chúa Trời phái đến và dọn tiệc đãi họ. Sau khi dùng bữa, khi họ chưa kịp đặt lưng xuống nằm nghỉ, người dân từ khắp nơi trong thành kéo đến nhà Lót và gọi ông ra. Kinh Thánh đã ghi lại lời họ như sau: “Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết”. Ai đã nói những lời này? Họ nhằm vào ai? Đây là những lời của người dân thành Sô-đôm la hét bên ngoài ngôi nhà của Lót và những lời kia là dành cho Lót. Cảm giác của ngươi thế nào khi nghe những lời này? Ngươi có tức giận không? Những lời này có làm ngươi thấy chán ngán không? Ngươi có giận sôi lên không? Chẳng phải những lời này sặc mùi Sa-tan sao? Thông qua những lời này, ngươi có thể cảm nhận được sự tà ác và bóng tối ở thành phố này không? Ngươi có thể cảm nhận được sự tàn nhẫn và man rợ trong hành vi của những người này thông qua lời nói của họ không? Ngươi có thể cảm nhận được chiều sâu sự bại hoại của họ thông qua hành vi của họ không? Thông qua nội dung lời nói của họ, không khó để thấy rằng bản tính tà ác và tâm tính hung tàn của họ đã vượt quá tầm kiểm soát của chính bản thân họ. Ngoại trừ Lót, đến từng người cuối cùng trong thành phố này đều không khác gì Sa-tan; chỉ mới nhìn vào một người khác đã khiến họ muốn hãm hại và ăn tươi nuốt sống họ… Những điều này không chỉ khiến người ta cảm thấy bản chất ghê rợn và đáng kinh sợ của thành phố, cũng như hơi thở của cái chết bao phủ khắp nơi; mà chúng còn gợi cho người ta cảm giác về sự độc ác và đẫm máu của nó.

Lót đã phản ứng thế nào khi nhận ra mình phải đối mặt với một nhóm côn đồ vô nhân tính, những kẻ đầy khát vọng cắn xé linh hồn con người? Kinh Thánh ghi lại rằng: “Tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi”. Những lời của Lót có ý nghĩa như sau: Ông sẵn sàng trao đi hai con gái của mình để bảo vệ cho hai sứ giả. Tính toán cách nào chăng nữa thì những kẻ đó đáng lẽ nên đồng ý với điều kiện của Lót và để yên cho hai sứ giả; xét cho cùng, các sứ giả là những người hoàn toàn xa lạ với họ, và các vị ấy không liên quan gì đến họ, và cũng chưa từng làm gì tổn hại đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, bản tính độc ác của những người này đã khiến họ không từ bỏ, mà thay vào đó còn tăng cường quấy phá. Đến đây, một cuộc trao đổi nữa của họ rõ ràng càng giúp chúng ta thông suốt hơn nữa về bản tính độc ác thực sự của những người này; đồng thời nó cũng cho người ta biết và hiểu lý do tại sao Đức Chúa Trời muốn hủy diệt thành này.

Vậy họ đã nói gì tiếp sau đó? Kinh Thánh đã viết: “Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa”. Tại sao họ lại muốn phá cửa nhà Lót? Lý do là họ đang sốt sắng muốn làm hại hai sứ giả. Điều gì đã mang những sứ giả này đến Sô-đôm? Mục đích của họ khi đến đó là để cứu Lót và gia đình ông; tuy nhiên, người dân thành phố đã lầm tưởng rằng họ đến để làm quan chức. Không hề hỏi mục đích của các sứ giả, chỉ dựa trên phỏng đoán mà dân thành muốn hãm hại man rợ hai sứ giả; họ muốn làm hại hai người vốn chẳng liên quan gì đến mình. Rõ ràng là người dân của thành phố này đã hoàn toàn mất đi nhân tính và lý trí của mình. Sự điên rồ và cuồng loạn của họ không khác gì bản tính độc ác muốn làm hại và ăn tươi nuốt sống con người của Sa-tan.

Khi họ yêu cầu Lót giao nộp các sứ giả, ông đã làm gì? Từ đoạn miêu tả, chúng ta biết rằng Lót đã không giao các sứ giả cho họ. Có phải Lót đã biết về hai sứ giả của Đức Chúa Trời? Tất nhiên là không! Thế nhưng tại sao ông đã có thể cứu hai người này? Ông có biết họ đến đây làm gì không? Mặc dù không biết lý do họ đến đây, nhưng Lót biết rằng họ là những bầy tôi của Đức Chúa Trời, và vì vậy ông đã đưa họ vào nhà mình. Việc ông có thể gọi những bầy tôi của Đức Chúa Trời là “chúa” cho thấy Lót vốn là môn đồ thường xuyên của Đức Chúa Trời, không giống như những người khác ở thành Sô-đôm. Do đó, khi các sứ giả của Đức Chúa Trời đến gặp ông, ông đã mạo hiểm mạng sống của chính ông để đưa họ vào nhà mình; hơn nữa, ông cũng mang hai cô con gái của mình ra trao đổi để bảo vệ hai bầy tôi này. Đây là hành động công chính của Lót; đây cũng là sự thể hiện rõ ràng thực chất bản tính của Lót, và đó cũng là lý do Đức Chúa Trời gửi những bầy tôi của mình đến để cứu Lót. Khi gặp hiểm nguy, Lót đã bảo vệ hai thiên sứ mà không quan tâm đến bất cứ điều gì khác; ông thậm chí còn cố gắng đánh đổi hai cô con gái của mình để lấy sự an toàn cho các bầy tôi. Ngoài Lót ra, có ai khác trong thành có thể làm những điều như thế không? Sự thật đã được chứng minh – không một ai cả! Do đó, rõ ràng mọi người trong thành Sô-đôm, chỉ trừ Lót, là mục tiêu của cuộc hủy diệt, và cũng hợp lẽ, họ xứng đáng bị như vậy.

Thành Sô-đôm bị hủy diệt hoàn toàn vì đã xúc phạm cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời

Khi dân thành Sô-đôm nhìn thấy hai người bầy tôi này, họ đã không hề hỏi lý do vì sao hai người lại đến đây, và cũng chẳng ai hỏi xem có phải họ đến đây để loan truyền ý nguyện của Đức Chúa Trời hay không. Ngược lại, không chờ đợi một lời giải thích, họ tụ tập thành đám đông, kéo đến như bầy chó hoang hay bầy sói hung ác để vây bắt hai người bầy tôi. Liệu Đức Chúa Trời có dõi theo khi những việc này xảy ra không? Đức Chúa Trời nghĩ gì trong lòng Ngài về hành vi này của con người, về sự kiện như thế này? Đức Chúa Trời quyết định hủy diệt thành phố này; Ngài sẽ không chờ đợi hay chần chừ, và Ngài cũng sẽ không kiên nhẫn nữa. Ngày này đã đến, và Ngài bắt đầu thực hiện công việc Ngài muốn làm. Theo đó, Sáng thế ký 19:24-25 đã viết như sau: “Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó”. Hai câu trên đã miêu tả cách Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm; và cũng cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã hủy diệt những gì. Đầu tiên, Kinh Thánh thuật lại rằng Đức Chúa Trời đã thiêu đốt thành phố trong biển lửa, biển lửa ấy lan rộng đủ để hủy diệt tất cả dân chúng và mọi vật sinh sôi trên đất. Điều đó có nghĩa là, lửa từ trời không chỉ hủy diệt thành phố, mà còn hủy diệt tất cả con người và sự sống trong thành, đến khi không còn lại dấu tích gì. Sau khi thành phố bị hủy diệt, đất đai gần như không còn tồn tại sinh vật sống; không còn sự sống và cũng không còn bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Thành phố đã biến thành vùng đất hoang tàn; một nơi trống không chứa đầy im lặng chết chóc. Nơi này sẽ không còn những hành vi tà ác chống lại Đức Chúa Trời; sẽ không còn giết chóc hay đổ máu nữa.

Tại sao Đức Chúa Trời muốn thiêu rụi thành phố này như vậy? Các ngươi thấy được điều gì từ đây? Liệu Đức Chúa Trời có thực sự đang tâm chứng kiến loài người và thiên nhiên, những loài thọ tạo của chính Ngài, bị huỷ diệt như thế này không? Nếu ngươi có thể thấu suốt sự tức giận của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thông qua ngọn lửa được ném xuống từ trời, thì không khó để hiểu được cơn thịnh nộ của Ngài dữ dội đến mức nào, dựa trên mục tiêu của cuộc hủy diệt, cũng như mức độ mà thành phố bị hủy hoại. Khi Đức Chúa Trời khinh ghét một thành phố, Ngài sẽ giáng sự trừng phạt của Ngài lên nó. Khi Đức Chúa Trời phẫn nộ với một thành phố, Ngài sẽ nhiều lần cảnh báo dân chúng về sự tức giận của mình. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời quyết định chấm dứt và hủy diệt một thành phố, điều đó có nghĩa là cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài đã bị xúc phạm, Ngài sẽ không đưa ra sự trừng phạt hay cảnh báo nào nữa. Thay vào đó, Ngài sẽ trực tiếp hủy diệt nó. Ngài sẽ làm cho nó hoàn toàn biến mất. Đó chính là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.

Sau khi thành Sô-đôm liên tiếp chống đối và tỏ thái độ thù nghịch với Đức Chúa Trời, Ngài đã triệt hạ nó hoàn toàn

Giờ đây khi chúng ta đã có những hiểu biết chung về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể quay trở lại với vấn đề của thành Sô-đôm, nơi Đức Chúa Trời coi là thành phố của tội lỗi. Nhờ hiểu về thực chất của thành phố này, chúng ta có thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời muốn hủy diệt nó và tại sao Ngài lại hủy diệt nó hoàn toàn. Từ đây, chúng ta có thể biết được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.

Từ góc nhìn của loài người, Sô-đôm là một thành phố có thể thỏa mãn hoàn toàn ham muốn và phần tà ác của con người. Hấp dẫn và mê hoặc, với ca vũ đêm này qua đêm khác, sự thịnh vượng của thành phố này đã đẩy con người đến sự mê hoặc và cuồng loạn. Sự tà ác trong thành đã làm mục ruỗng lòng người và mê dụ họ vào sự sa đọa. Đây là một thành phố nơi những quỷ dữ và tà ma tung hoành; nó chất đầy tội lỗi, giết chóc và không khí đặc quánh mùi thối rữa và máu tanh. Đó là một thành phố khiến người ta ớn lạnh, một thành phố khiến người ta phải rùng mình kinh hãi. Không ai trong thành phố này – cả đàn ông lẫn đàn bà, cả già lẫn trẻ – tìm kiếm con đường thật; không ai khao khát sự sáng hay muốn tránh xa tội lỗi. Họ sống dưới sự điều khiển của Sa-tan, dưới sự bại hoại và dối trá của Sa-tan. Họ đã mất đi nhân tính; họ đã mất đi ý thức và họ đã mất đi mục tiêu tồn tại ban đầu của con người. Họ đã thực hiện vô số những hành động gian ác chống lại Đức Chúa Trời; họ chối bỏ sự dẫn dắt của Ngài và chống lại ý muốn của Ngài. Chính những hành động độc ác của họ đã từng bước đưa những con người này, thành phố và mọi sinh linh bên trong nó, đi xuống con đường hủy diệt.

Mặc dù hai đoạn trích dẫn này không mô tả mọi chi tiết về mức độ bại hoại của dân thành Sô-đôm, thay vào đó chỉ ghi lại cách cư xử của họ đối với hai bầy tôi của Đức Chúa Trời khi họ đến thành phố, có một sự thật đơn giản tiết lộ mức độ bại hoại, tà ác và chống đối Đức Chúa Trời của dân thành Sô-đôm. Qua chi tiết này, bộ mặt và thực chất thực sự của dân chúng trong thành cũng được phơi bày. Những người này không chỉ không để tâm đến lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, mà còn không sợ sự trừng phạt của Ngài. Trái lại, họ khinh thường cơn giận dữ của Đức Chúa Trời. Họ mù quáng chống lại Đức Chúa Trời. Bất kể Ngài làm gì hay Ngài làm việc đó như thế nào, thực chất tà ác chỉ tăng thêm và họ liên tục chống lại Đức Chúa Trời. Dân thành Sô-đôm tỏ ra thù nghịch đối với sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đối với sự đến của Ngài, sự trừng phạt của Ngài và thậm chí cả những lời cảnh báo của Ngài. Họ cực kỳ ngạo mạn. Họ tấn công và hãm hại tất cả những người có thể bị tấn công và làm hại, và họ đối xử đối với các bầy tôi của Đức Chúa Trời cũng không khác gì. Nói về toàn bộ những hành vi gian ác mà dân thành Sô-đôm đã gây ra, việc làm hại các bầy tôi của Đức Chúa Trời chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và bản tính độc ác của họ như đã bộc lộ ra mới chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Do đó, Đức Chúa Trời đã chọn cách hủy diệt họ bằng ngọn lửa. Ngài đã không sử dụng một cơn hồng thủy hay một cơn bão, một trận động đất, sóng thần hoặc bất kỳ phương pháp nào khác để hủy diệt thành phố. Việc Đức Chúa Trời dùng lửa để hủy diệt thành phố này có nghĩa là gì? Nó mang ý nghĩa một sự hủy diệt hoàn toàn của thành phố; nó mang ý nghĩa rằng thành phố biến mất hoàn toàn khỏi trần gian như chưa từng tồn tại. Ở đây, “sự hủy diệt” không những ám chỉ sự biến mất về hình hài, cấu trúc hay về hình thức bên ngoài của thành phố; mà nó còn có ý nghĩa rằng linh hồn của dân chúng trong thành cũng không còn tồn tại nữa và đã hoàn toàn bị trừ tiệt. Nói một cách đơn giản, tất cả dân chúng, sự kiện và những điều liên quan đến thành phố đều đã bị hủy diệt. Dân thành này sẽ không có kiếp sau hay được tái sinh; Đức Chúa Trời đã xóa sổ họ khỏi nhân loại, khỏi những loài thọ tạo của Ngài, đến đời đời. Việc dùng lửa đã biểu thị sự chấm dứt của tội lỗi ở nơi này, và rằng tội lỗi đã bị ngăn chặn tại đó; và tội lỗi này sẽ không còn tồn tại và không thể lan tràn. Điều đó có nghĩa là sự tà ác của Sa-tan đã mất đi nguồn đất nuôi dưỡng cũng như nghĩa địa để nó nương náu và sinh sống. Trong cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan, việc Đức Chúa Trời sử dụng lửa là biểu trưng cho sự chiến thắng của Ngài mà cùng với đó Sa-tan được đánh dấu. Sự hủy diệt thành Sô-đôm là một sơ suất nghiêm trọng trong tham vọng của Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời thông qua việc làm bại hoại con người và nuốt chửng họ. Đó cũng là một mốc thời gian đáng hổ thẹn trong quá trình phát triển của loài người, khi con người từ chối sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và buông thả bản thân trong sự suy đồi. Hơn nữa, đó là di tích cho sự mặc khải thật sự về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.

Khi ngọn lửa Đức Chúa Trời ném xuống từ trời đã thiêu rụi thành Sô-đôm thành tro tàn, điều đó có nghĩa là thành phố có tên là “Sô-đôm” cũng như mọi thứ trong thành từ đó đã không còn tồn tại. Nó đã bị hủy diệt bởi cơn giận dữ của Đức Chúa Trời; biến mất giữa cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài. Bởi tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, thành Sô-đôm đã nhận sự trừng phạt thích đáng và kết cục xứng đáng của nó. Việc thành Sô-đôm bị hủy diệt là do sự tà ác của nó, và đó cũng là do Đức Chúa Trời không bao giờ muốn nhìn lại thành phố này, cũng như bất kỳ người nào đã từng sống trong đó, hay bất kỳ sự sống nào đã sinh sôi nơi thành này. Việc “không bao giờ muốn nhìn lại thành phố này” của Đức Chúa Trời chính là cơn thịnh nộ cũng như sự oai nghi của Ngài. Đức Chúa Trời thiêu rụi thành phố vì sự tà ác và tội lỗi của nó khiến Ngài cảm thấy tức giận, ghê tởm và khinh ghét, và không bao giờ muốn nhìn thấy thành phố này hay bất kỳ người nào và sinh vật nào sống trong đó nữa. Khi thành phố đã cháy rụi, chỉ còn lại đống tro tàn, nó thực sự đã không còn tồn tại đối với Đức Chúa Trời; ngay cả những ký ức của Ngài về thành Sô-đôm cũng biến mất, xóa sạch. Điều này có nghĩa là lửa trời không chỉ hủy diệt toàn bộ thành Sô-đôm, cũng không chỉ hủy diệt những con người đầy tội lỗi trong thành, cũng không chỉ hủy tất cả mọi thứ bên trong thành phố, những thứ đã vấy bẩn tội lỗi; không chỉ những thứ này, ngọn lửa cũng đã hủy diệt ký ức về sự tà ác và chống đối Đức Chúa Trời của loài người. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời khi thiêu rụi thành Sô-đôm.

Con người ở đây đã bị hư hoại đến tột cùng. Những người này không biết Đức Chúa Trời là ai hay bản thân họ đến từ đâu. Nếu ngươi nói đến Đức Chúa Trời với họ, họ sẽ công kích, phỉ báng và báng bổ. Ngay cả khi những bầy tôi của Đức Chúa Trời đến để rao truyền lời cảnh cáo của Ngài, những kẻ bại hoại này không những không tỏ dấu hiệu ăn năn hay từ bỏ việc ác của mình; mà trái lại, họ còn ngang ngược làm hại các bầy tôi của Đức Chúa Trời. Những gì họ đã thể hiện và tỏ lộ chính là thực chất bản tính thù địch tột độ đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể thấy rằng việc chống lại Đức Chúa Trời của những con người bại hoại này không chỉ là sự tỏ lộ tâm tính bại hoại của họ, cũng như không chỉ là trường hợp phỉ báng hay nhạo báng đơn thuần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sự thật. Hành vi xấu xa của họ không phải là kết quả của sự dốt nát hay ngờ nghệch; họ hành động theo lối này không phải bởi họ bị lừa gạt, và chắc chắn chẳng phải họ bị lạc lối. Hành vi của họ đã lên đến mức đối nghịch trơ trẽn trắng trợn, đối lập và la ó chống lại Đức Chúa Trời. Không còn nghi ngờ gì nữa, loại hành vi này của con người sẽ làm cho Đức Chúa Trời nổi giận, nó sẽ chọc giận tâm tính của Ngài – một tâm tính không thể bị xúc phạm. Do đó, Đức Chúa Trời đã thẳng thắn và công khai trút cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài; đây là sự tỏ lộ đích thực tâm tính công chính của Ngài. Đối mặt với một thành phố tràn ngập tội lỗi, Đức Chúa Trời mong muốn hủy diệt nó theo cách nhanh nhất có thể; xóa sổ những con người trong đó và toàn bộ tội lỗi của họ một cách triệt để nhất, để chấm dứt sự tồn tại của dân chúng thành này và ngăn chặn tội lỗi trong nơi này nhân rộng. Cách nhanh nhất và triệt để nhất để thực hiện điều đó là thiêu rụi thành phố. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với dân thành Sô-đôm không phải là sự ruồng bỏ hay khinh miệt. Đúng hơn, Ngài đã dùng cơn thịnh nộ, sự oai nghi và thẩm quyền của mình để trừng phạt, đánh gục và cuối cùng hủy diệt hoàn toàn những con người này. Thái độ của Ngài đối với họ không chỉ là sự hủy diệt về thể xác mà còn là sự hủy diệt vĩnh viễn về linh hồn, một sự xóa bỏ đời đời. Đây là hàm ý thực sự của Đức Chúa Trời trong cụm từ “không còn tồn tại”.

Mặc dù không bộc lộ và không được loài người biết tới, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không dung thứ cho bất kỳ sự xúc phạm nào

Đức Chúa Trời đối xử với toàn bộ nhân loại khờ dại và thiếu hiểu biết chủ yếu bằng lòng nhân từ và sự khoan dung. Sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời, mặt khác, được ẩn giấu trong phần lớn thời gian, trước phần lớn các sự kiện, và con người không thể nhận biết được. Kết quả là, con người khó có thể thấy Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ của mình, và cũng khó có thể hiểu cơn thịnh nộ của Ngài. Vì vậy, con người đã coi nhẹ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Khi con người đối mặt với công tác cũng như hành động khoan dung và tha thứ cuối cùng của Đức Chúa Trời – đó là, khi con người được nhận lòng nhân từ và lời cảnh báo cuối cùng của Ngài – nếu họ vẫn tiếp tục những hành vi chống lại Đức Chúa Trời và không có động thái gì ăn năn hối cải, không thay đổi và nhận lấy lòng nhân từ của Ngài, thì Đức Chúa Trời sẽ không ban cho họ sự khoan dung và kiên nhẫn hơn nữa. Trái lại, chính lúc này, Đức Chúa Trời sẽ rút lại sự nhân từ của mình. Sau đó, Ngài sẽ chỉ trút xuống cơn thịnh nộ của mình. Ngài có thể bộc lộ cơn thịnh nộ theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có thể dùng các cách khác nhau để trừng phạt và hủy diệt con người.

Việc Đức Chúa Trời dùng lửa để phá hủy thành Sô-đôm là cách nhanh nhất để Ngài tiệt trừ hoàn toàn một con người hay bất cứ vật gì khác. Việc thiêu dân chúng thành Sô-đôm không chỉ huỷ diệt thể xác của họ; nó còn hủy diệt hoàn toàn tâm linh, linh hồn và thể xác của họ; đảm bảo rằng dân chúng trong thành sẽ không còn tồn tại cả trong thế giới vật chất lẫn thế giới mà con người không thể nhìn thấy. Đây là cách mà Đức Chúa Trời tỏ lộ và thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài. Cách tỏ lộ và thể hiện này là một mặt trong thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và lẽ tự nhiên đó cũng là sự tỏ lộ thực chất về tâm tính công chính của Ngài. Khi Đức Chúa Trời giáng sự phẫn nộ của Ngài xuống, Ngài không còn thể hiện lòng nhân từ hay sự thương xót, và Ngài cũng không ban thêm bất kỳ sự khoan dung hay kiên nhẫn nào nữa; không có người nào, hay điều gì hay lý do nào có thể thuyết phục Ngài tiếp tục kiên nhẫn, và lại mở lòng nhân từ hay ban phát sự khoan dung của Ngài thêm một lần nữa. Thay vì những điều đó, Đức Chúa Trời không do dự giáng xuống cơn thịnh nộ và sự oai nghi của mình, làm những điều Ngài muốn, và Ngài sẽ làm những điều này một cách nhanh chóng và gọn ghẽ theo ý muốn của mình. Đây là cách mà Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài, điều mà con người không được phép xúc phạm tới, và nó cũng thể hiện một mặt trong tâm tính công chính của Ngài. Khi chứng kiến Đức Chúa Trời tỏ ra lo lắng và yêu thương loài người, con người không thể nhận biết được cơn thịnh nộ của Ngài, không thấy sự oai nghi của Ngài và cũng không cảm thấy được rằng Ngài không dung thứ cho sự xúc phạm. Những điều này luôn khiến con người tin rằng tâm tính công chính của Đức Chúa Trời chỉ có lòng nhân từ, sự bao dung và tình yêu thương. Tuy nhiên, khi chứng kiến Đức Chúa Trời hủy diệt một thành phố hoặc khinh ghét loài người, cơn thịnh nộ khi hủy diệt con người, và sự oai nghi của Ngài đã cho phép loài người phần nào hiểu được mặt còn lại trong tâm tính công chính của Ngài. Đây chính là sự không dung thứ với xúc phạm của Đức Chúa Trời. Tâm tính của Đức Chúa Trời không khoan dung với sự xúc phạm vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ loài thọ tạo nào, và trong các loài phi thọ tạo, không gì có thể can thiệp hay tác động đến điều đó; nó càng không thể bị sao chép và làm theo. Do vậy, khía cạnh này trong tâm tính của Đức Chúa Trời là khía cạnh là nhân loại cần phải hiểu rõ nhất. Chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có tâm tính này, và chỉ có chính Đức Chúa Trời mới sở hữu được loại tâm tính này. Đức Chúa Trời sở hữu loại tâm tính này bởi vì Ngài khinh ghét sự gian ác, tăm tối, sự dấy loạn và những hành vi tà ác của Sa-tan, những hành vi khiến loài người trở nên bại hoại và độc ác, vì Ngài khinh ghét mọi hành vi tội lỗi đối nghịch với Ngài, và vì thực chất thánh khiết và không bị ô uế của Ngài. Chính vì điều này mà Đức Chúa Trời sẽ không chịu bất kỳ loài thọ tạo hay loài phi thọ tạo nào công khai đối nghịch hay chống lại Ngài. Ngay cả đối với một cá nhân mà Đức Chúa Trời đã từng tỏ lòng nhân từ hoặc người Ngài từng lựa chọn, chỉ cần người đó khiêu khích tâm tính của Ngài và vi phạm nguyên tắc về sự kiên nhẫn và khoan dung của Ngài, Ngài sẽ hé mở và tỏ lộ tâm tính công chính không dung thứ cho bất kỳ sự xúc phạm nào mà không một chút thương xót hay do dự.

Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự che chở cho mọi thế lực chính nghĩa và mọi điều tốt đẹp

Thông qua việc hiểu những ví dụ trên về lời nói, suy nghĩ và hành động của Đức Chúa Trời, ngươi có thể hiểu được tâm tính công chính của Ngài, một tâm tính không dung thứ cho sự xúc phạm từ con người không? Tóm lại, cho dù loài người hiểu được đến đâu thì đây là một khía cạnh trong tâm tính của chính Đức Chúa Trời, và nó là độc nhất chỉ có nơi Ngài. Việc Đức Chúa Trời không khoan dung với sự xúc phạm là thực chất chỉ có duy nhất nơi Ngài; cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là tâm tính chỉ có duy nhất nơi Ngài; sự oai nghi của Đức Chúa Trời cũng là thực chất chỉ có duy nhất nơi Ngài. Nguyên tắc ẩn sau sự giận dữ của Đức Chúa Trời đại diện cho thân phận và địa vị chỉ Ngài có được. Không cần phải nói, nguyên tắc này cũng chính là biểu tượng về thực chất của chính Đức Chúa Trời độc nhất vô song. Tâm tính của Đức Chúa Trời là thực chất vốn có của Ngài, và tâm tính này hoàn toàn không thay đổi theo sự dịch chuyển của thời gian, và cũng không biến đổi theo sự thay đổi của không gian địa lý. Tâm tính vốn có của Ngài chính là thực chất cố hữu của Đức Chúa Trời. Bất kể Ngài thực hiện công việc của mình với ai thì thực chất của Ngài cũng không thay đổi, và tâm tính công chính của Ngài cũng vậy. Khi một người làm Đức Chúa Trời nổi giận, Ngài sẽ bộc lộ tâm tính cố hữu của Ngài; tại thời điểm đó, nguyên tắc ẩn sau cơn giận dữ của Ngài không thay đổi, thân phận và địa vị độc nhất của Ngài cũng không thay đổi. Ngài không trở nên tức giận vì một sự thay đổi trong thực chất của Ngài, hoặc bởi những yếu tố khác đã xuất hiện trong tâm tính của Ngài, mà chính sự chống đối của loài người đối với Ngài đã xúc phạm đến tâm tính của Ngài. Sự khiêu khích trắng trợn của loài người với Đức Chúa Trời là một thách thức nghiêm trọng đến thân phận và địa vị của Ngài. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, khi loài người khiêu chiến với Ngài, là loài người đang đọ sức với Ngài và thử thách cơn giận của Ngài. Khi loài người đối nghịch với Đức Chúa Trời, khi loài người đọ sức với Đức Chúa Trời, khi loài người liên tục thử thách cơn giận dữ của Đức Chúa Trời – đó cũng là lúc tội lỗi lan tràn – cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ tự nhiên tỏ lộ và hiện diện. Do đó, sự bày tỏ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một biểu tượng rằng tất cả các thế lực tà ác sẽ không còn tồn tại; và nó là một biểu tượng rằng tất cả những thế lực thù nghịch sẽ bị huỷ diệt. Đây chính là tính độc nhất của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và của cơn thịnh nộ của Ngài. Khi sự tôn nghiêm và thánh khiết của Đức Chúa Trời bị thử thách, khi những thế lực chính nghĩa bị cản trở hoặc không được con người nhận biết, Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống cơn thịnh nộ của Ngài. Do thực chất của Đức Chúa Trời, tất cả những thế lực trên trần gian chống lại Ngài, đối nghịch với Ngài và tranh đấu với Ngài đều là tà ác, bại hoại và bất công; chúng bắt nguồn từ Sa-tan và thuộc về Sa-tan. Bởi vì Đức Chúa Trời là công bằng, là thuộc về sự sáng và sự thánh khiết hoàn hảo, tất cả những điều tà ác, bại hoại và những gì thuộc về Sa-tan sẽ tan biến khi cơn thịnh nộ của Ngài được trút xuống.

Mặc dù cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời trút xuống là một phần trong tâm tính công chính của Ngài, cơn giận dữ của Ngài không phải là không phân biệt mục tiêu hay không có nguyên tắc. Trái lại, Đức Chúa Trời không hề dễ nổi giận hay dễ dàng bộc lộ cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài. Hơn nữa, Đức Chúa Trời kiểm soát và điều chỉnh cơn thịnh nộ của Ngài một cách hợp lý; không giống như cách con người bùng lên tức giận hay sục sôi với cơn giận dữ của mình. Kinh Thánh đã ghi lại rất nhiều cuộc trò chuyện giữa con người và Đức Chúa Trời. Một số người dùng những lời lẽ nông cạn, dốt nát và ấu trĩ, nhưng Đức Chúa Trời không vùi dập hay chỉ trích họ. Cụ thể là, trong thử luyện đối với Gióp, Đức Giê-hô-va đã đối xử với ba người bạn của Gióp và những người khác như thế nào sau khi Ngài nghe được những lời họ nói với Gióp? Ngài có chê trách họ không? Ngài có nổi trận lôi đình với họ không? Ngài đã không làm những điều ấy! Thay vào đó, Ngài bảo Gióp cầu xin thay họ và cầu nguyện cho họ; về phần mình, Đức Chúa Trời không hề giữ trong lòng những lỗi lầm của họ. Những ví dụ trên đây đều minh chứng cho thái độ chủ yếu của Đức Chúa Trời trước loài người, dù họ bại hoại và dốt nát. Vì vậy, khi Đức Chúa Trời trút ra cơn thịnh nộ thì đó không phải là sự bày tỏ tâm trạng hay trút bỏ cảm xúc. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không hoàn toàn là cơn giận dữ bùng phát như loài người lầm tưởng. Đức Chúa Trời trút ra cơn thịnh nộ của Ngài không phải vì Ngài không thể kiểm soát tâm trạng của chính mình hay do sự tức giận của Ngài đã đạt tới ngưỡng phải bùng phát ra ngoài. Trái lại, cơn thịnh nộ của Ngài là sự thể hiện và sự bày tỏ chân thực của tâm tính công chính của Ngài; đây chính là sự mặc khải có tính biểu trưng về thực chất thánh khiết của Ngài. Đức Chúa Trời phẫn nộ, không khoan nhượng cho bất kỳ sự xúc phạm nào – điều này không có nghĩa rằng Đức Chúa Trời giận dữ mà không phân biệt căn nguyên hay không theo các nguyên tắc; chỉ con người bại hoại mới độc quyền nổi giận một cách vô cớ và ngẫu nhiên, một kiểu nổi giận không phân biệt các nguyên cớ. Khi một con người có địa vị, họ thường khó kiểm soát tâm trạng của mình, và vì vậy họ sẽ muốn mượn cớ để trút bỏ sự bất mãn và giải toả cảm xúc; họ sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, để thể hiện khả năng của mình và cho người khác biết địa vị và thân phận của mình là khác với những người bình thường. Tất nhiên, những người bại hoại không có bất kỳ địa vị nào cũng sẽ thường xuyên mất kiểm soát. Họ thường tức giận vì lợi ích cá nhân mình bị tổn hại. Để bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của chính mình, họ sẽ thường xuyên giải tỏa cảm xúc và thể hiện bản tính kiêu ngạo của họ. Con người sẽ nổi giận và trút bỏ cảm xúc để bao biện cho tội lỗi, và những hành động này là cách mà con người thể hiện sự bất mãn của mình. Những hành động này đầy những sự bất khiết; chúng đầy những toan tính và mưu mô; chúng đầy sự tà ác và bại hoại của con người; và hơn hết, chúng đầy những tham vọng và ham muốn cuồng loạn của con người. Khi chính nghĩa đấu tranh với cái ác, con người sẽ không nổi giận để bảo vệ sự tồn tại của chính nghĩa hay để giữ gìn nó; trái lại, khi các thế lực chính nghĩa bị đe dọa, đàn áp và tấn công, con người chỉ tỏ thái độ phớt lờ, lảng tránh hoặc lùi bước. Tuy nhiên, khi đối mặt với các thế lực tà ác, con người thường tỏ thái độ phục tùng, và cúi đầu và quỳ gối. Do đó, sự tức giận của con người là lối thoát cho các thế lực tà ác, một sự bày tỏ của hành vi tà ác lan tràn và không thể ngăn chặn của con người phàm tục. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời tỏ cơn thịnh nộ, tất cả các thế lực tà ác sẽ bị ngăn chặn; mọi tội lỗi hãm hại con người sẽ bị ngăn chặn; tất cả các thế lực thù địch cản trở công tác của Đức Chúa Trời sẽ bị tỏ lộ, tách biệt ra và bị nguyền rủa; còn tất cả những kẻ đồng loã với Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị trừng phạt và diệt trừ tận gốc. Thay vào đó công tác của Đức Chúa Trời sẽ không có bất kỳ trở ngại nào; kế hoạch quản lý của Ngài sẽ tiếp tục từng bước phát triển theo dự kiến; những người được Đức Chúa Trời chọn sẽ không bị Sa-tan quấy nhiễu và mê hoặc; còn những ai theo Đức Chúa Trời sẽ được hưởng sự dẫn dắt và sự chu cấp trong môi trường bình yên và thanh thản. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một biện pháp để ngăn chặn các thế lực tà ác khỏi nhân rộng và lộng hành, và đó cũng là một biện pháp bảo vệ sự tồn tại và truyền bá của những điều công bình và tích cực, và vĩnh viễn bảo vệ chúng khỏi bị đàn áp và huỷ diệt.

Các ngươi có thấy được thực chất của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời khi Ngài hủy diệt thành Sô-đôm không? Có điều gì khác lẫn lộn trong cơn thịnh nộ của Ngài không? Cơn thịnh nộ của Ngài có thuần túy không? Nói theo ngôn từ của con người thì cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời có thuần khiết không? Có bất kỳ mánh khóe lừa bịp nào đằng sau cơn thịnh nộ của Ngài không? Có mưu mô nào không? Có bí mật nào không nói ra được không? Ta có thể nói với các ngươi một cách nghiêm túc và trang trọng rằng: Không ai có thể hoài nghi bất cứ điều gì về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Cơn giận của Ngài là một cơn giận thuần túy, thuần khiết, và không che giấu bất kỳ mục đích hay mục tiêu gì khác. Các nguyên cớ đằng sau cơn giận của Ngài là thuần khiết, không thể chê trách và không thể bị chỉ trích. Đó là sự tỏ lộ và biểu hiện tự nhiên của thực chất thánh khiết của Ngài; đó là điều mà không loài thọ tạo nào có được. Đây là một phần thuộc về tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời, và đó cũng là sự khác biệt rõ rệt giữa thực chất của Đấng Tạo Hóa và thực chất của loài thọ tạo của Ngài.

Cho dù một người có nổi giận trước mặt hoặc sau lưng người khác, thì ai cũng có ý định và mục đích khác nhau cho cơn giận của họ. Có thể họ đang xây dựng uy tín của mình, hoặc có thể họ đang bảo vệ lợi ích, duy trì hình ảnh hoặc giữ thể diện của chính mình. Một số người tập kiềm chế cơn giận của mình, trong khi số khác thì hấp tấp hơn và để cơn giận bùng lên bất cứ khi nào họ muốn mà không hề cố gắng kiềm chế. Nói tóm lại, sự giận dữ của con người khởi nguồn từ tâm tính bại hoại của họ. Bất kể mục đích của cơn giận là gì thì đó cũng là điều trần tục và thuận theo tự nhiên; nó không liên quan gì đến công lý hay bất công bởi vì không có gì trong thực chất bản tính của con người tương ứng với lẽ thật. Do đó, không thể so sánh cơn giận dữ của nhân loại bại hoại với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Không có trường hợp ngoại lệ, hành vi của một con người bị Sa-tan làm bại hoại bắt đầu với mong muốn bảo vệ sự bại hoại, và quả thực nó được thực hiện dựa trên sự bại hoại; đây là lý do tại sao cơn giận của con người không thể được đề cập ngang hàng với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, cho dù cơn giận của con người có thể hợp lý thế nào chăng nữa trên lý thuyết. Khi Đức Chúa Trời trút xuống cơn thịnh nộ của Ngài, các thế lực tà ác bị phán xét, những thứ tà ác bị tiêu diệt, trong khi những điều chính đáng và tích cực bắt đầu được hưởng sự bảo vệ và che chở của Đức Chúa Trời, và được phép tồn tại. Đức Chúa Trời trút cơn thịnh nộ của Ngài vì những điều bất công, tiêu cực và tà ác cản trở, quấy nhiễu hoặc phá hủy hoạt động bình thường và sự phát triển của những điều công chính và tích cực. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không nhằm bảo vệ địa vị và thân phận của chính Ngài, mà là để bảo vệ sự tồn tại của những điều công chính, tích cực, đẹp đẽ và tốt lành, để bảo vệ luật pháp và trật tự cho sự tồn tại bình thường của loài người. Đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nổi giận là sự tỏ lộ rất đúng đắn, tự nhiên và chân thực về tâm tính của Ngài. Không có động cơ nào đằng sau cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, cũng không có sự lừa dối hay âm mưu nào; huống hồ là những ham muốn, toan tính, độc địa, bạo lực, tà ác hay bất cứ các đặc điểm chung nào khác của con người bại hoại. Trước khi Đức Chúa Trời trút cơn thịnh nộ, Ngài đã thấu được thực chất của mọi vấn đề một cách rõ ràng và đầy đủ, và Ngài đã đúc rút ra các khái niệm và kết luận chính xác và rõ ràng. Do đó, Ngài có mục tiêu và thái độ hết sức rõ ràng trong mọi vấn đề Ngài thực hiện. Ngài không hồ đồ; Ngài không mù quáng; Ngài không bốc đồng; Ngài không bất cẩn; và Ngài chắc chắn không phải là không có nguyên tắc. Đây là khía cạnh thực tế về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và chính nhờ khía cạnh này trong cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mà loài người mới được tồn tại bình thường. Nếu không có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời thì nhân loại sẽ rơi vào tình trạng sống bất thường; tất cả những điều công chính, đẹp đẽ và lương thiện sẽ bị hủy diệt và không còn tồn tại. Nếu không có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời thì luật lệ và quy tắc tồn tại của các loài thọ tạo sẽ bị phá vỡ hoặc thậm chí bị lật đổ hoàn toàn. Kể từ khi tạo ra con người, Đức Chúa Trời đã luôn dùng tâm tính công chính của mình để bảo vệ và duy trì sự tồn tại bình thường của loài người. Bởi vì tâm tính công chính của Ngài chứa đựng cả cơn thịnh nộ và sự oai nghi nên tất cả những con người, sự việc, sự vật tà ác và tất cả những gì gây xáo trộn và làm tổn hại tới sự tồn tại bình thường của nhân loại sẽ bị trừng phạt, chế ngự và hủy diệt bởi cơn thịnh nộ của Ngài. Hàng mấy thiên niên kỷ qua, Đức Chúa Trời đã luôn dùng tâm tính công chính của mình để đánh bại và hủy diệt tất cả những quỷ dữ và tà ma chống lại Ngài và đóng vai trò là đồng phạm và tay sai cho Sa-tan trong công tác quản lý loài người của Đức Chúa Trời. Do đó, công tác cứu rỗi loài người của Đức Chúa Trời luôn đi đúng theo kế hoạch của Ngài. Điều này có nghĩa rằng, nhờ có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mà những sự nghiệp chính nghĩa nhất giữa nhân loại chưa từng bị hủy diệt.

Bây giờ các ngươi đã hiểu được về thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, các ngươi chắc hẳn sẽ càng hiểu rõ hơn về cách phân biệt sự tà ác của Sa-tan!

Mặc dù Sa-tan tỏ ra nhân đạo, công bằng và đạo đức, nhưng thực chất của nó là tà ác và hung tàn

Sa-tan xây dựng danh tiếng thông qua việc lừa dối mọi người, và thường tạo dựng hình tượng bản thân là người tiên phong và hình mẫu của chính nghĩa. Dưới vỏ bọc bảo vệ chính nghĩa, nó làm hại con người, nuốt chửng linh hồn con người và dùng đủ loại phương tiện để làm tê liệt, mê hoặc và kích động con người. Mục tiêu của Sa-tan là khiến con người chấp thuận và làm theo hành vi tà ác của nó, để khiến con người cùng nó chống lại thẩm quyền và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi ai đó nhìn thấu các thủ đoạn và mưu chước của nó, nhìn thấu bộ mặt đê hèn của nó, và khi ai đó không muốn tiếp tục bị nó giày xéo và lừa phỉnh hay tiếp tục làm nô lệ cho nó, hoặc không muốn bị trừng phạt và bị hủy diệt cùng với nó, thì Sa-tan sẽ thay đổi diện mạo thánh thiện trước đây và xé bỏ mặt nạ để lộ bộ mặt thật tà ác, nham hiểm, xấu xí và man rợ của mình. Nó không ưa thích việc gì hơn là tiêu diệt tất cả những ai không chịu đi theo nó và những ai chống lại các thế lực tà ác của nó. Đến đây, Sa-tan không thể giả bộ một diện mạo đáng tin cậy, đàng hoàng được nữa; thay vào đó, bộ mặt thật xấu xí và độc ác của nó bị lộ diện dưới lốt cừu. Một khi những mưu chước của Sa-tan được đem ra ánh sáng và bộ mặt thật của nó bị phơi bày, nó sẽ nổi điên và bộc lộ sự dã man của mình. Sau việc này, mong muốn làm hại và nuốt chửng con người của nó sẽ chỉ càng mãnh liệt hơn. Nó nổi điên vì con người tỉnh ngộ ra; và nó ngày càng thù ghét và báo thù con người vì khát vọng của họ là mong cầu tự do, sự sáng và thoát khỏi nhà tù của nó. Cơn cuồng nộ của Sa-tan là nhằm bảo vệ và duy trì sự tà ác của nó, và đó cũng là một sự tỏ lộ chân thực về bản tính độc ác của nó.

Hành vi của Sa-tan phơi bày bản tính tà ác của nó trong mọi việc. Trong tất cả các hành vi tà ác mà Sa-tan đã thực hiện đối với con người – từ những nỗ lực ban đầu để mê hoặc con người đi theo nó cho tới việc lợi dụng con người, mà qua đó đã lôi kéo họ vào những việc tà ác, cho tới sự thù ghét loài người của nó sau khi bộ mặt thực sự của nó đã bị vạch trần và sau khi con người đã nhận ra và ruồng bỏ nó – không một hành động gì trên đây mà không thể vạch trần thực chất tà ác của Sa-tan; cũng như không thể chứng minh rằng Sa-tan chẳng liên quan gì đến những điều tốt đẹp, và rằng Sa-tan là nguồn gốc của mọi điều tà ác. Mỗi một hành động của nó đều nhằm bảo vệ sự tà ác của nó, duy trì những hành vi tà ác của nó, chống lại những điều công bình và tích cực, phá vỡ luật lệ và quy tắc tồn tại thông thường của loài người. Những hành động này đều thù địch Đức Chúa Trời, và chúng sẽ bị cơn thịnh nộ của Ngài hủy diệt. Mặc dù Sa-tan cũng có cơn giận dữ của nó, nhưng cơn giận của nó chỉ là một cách bộc lộ bản tính tà ác của nó. Lý do Sa-tan bực tức và nổi giận là: những thủ đoạn bí mật của nó đã bị phơi bày; mưu chước của nó không dễ dàng thực hiện; tham vọng và khao khát điên cuồng muốn thay thế Đức Chúa Trời và chiếm lấy vị trí Đức Chúa Trời của nó đã bị hạ gục và ngăn chặn; mục tiêu thống trị toàn bộ nhân loại của nó giờ đã trở thành hư vô và không bao giờ có thể đạt được. Chính việc Đức Chúa Trời nhiều lần bộc lộ cơn thịnh nộ của Ngài đã ngăn mưu chước của Sa-tan trở thành hiện thực và ngăn chặn sự tà ác của nó lây lan và lộng hành. Vì lý do này, Sa-tan vừa căm ghét vừa kinh sợ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Mỗi khi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống, nó không chỉ vạch trần bộ mặt thật đê hèn của Sa-tan mà còn phơi bày những khao khát tà ác của nó dưới ánh sáng; và đồng thời, các nguyên nhân dẫn tới cơn cuồng loạn của Sa-tan trước loài người cũng hoàn toàn được phơi bày. Cơn cuồng loạn bùng phát của Sa-tan là một sự tỏ lộ đích thực về bản tính tà ác của nó, và là sự vạch trần các âm mưu của nó. Tất nhiên, mỗi lần Sa-tan nổi giận, điều này truyền báo sự hủy diệt của những điều tà ác, sự bảo vệ và duy trì của những điều tích cực, và nó cũng truyền báo một thực tế rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không thể bị xúc phạm!

Con người không được dựa trên kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình để hiểu về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời

Khi phải đối mặt với sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, ngươi có nói rằng những lời của Ngài đã bị pha tạp? Ngươi có nói rằng có điều gì đó ẩn đằng sau cơn giận dữ của Đức Chúa Trời, và rằng cơn thịnh nộ của Ngài đã bị pha tạp? Ngươi có phỉ báng Đức Chúa Trời, nói rằng tâm tính của Ngài không nhất thiết là hoàn toàn công chính? Khi đối phó với từng hành động của Đức Chúa Trời, ngươi trước hết phải thấu suốt rằng tâm tính công chính của Ngài không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác, và tâm tính đó là thánh khiết và hoàn hảo. Những hành động này bao gồm sự đánh gục, sự trừng phạt và sự hủy diệt loài người của Đức Chúa Trời. Không có ngoại lệ, mỗi một hành động của Đức Chúa Trời đều được thực hiện đúng theo kế hoạch và tâm tính vốn có của Ngài, và không bao hàm chút nào của kiến thức, truyền thống và triết lý của loài người. Mỗi một hành động của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ của tâm tính và thực chất của Ngài, không liên quan gì đến bất kỳ thứ gì thuộc về nhân loại bại hoại. Trong quan niệm của con người, chỉ có tình thương, lòng nhân từ và sự khoan dung của Đức Chúa Trời đối với nhân loại là hoàn hảo, không bị pha tạp, và thánh khiết. Tuy nhiên, không ai hiểu rằng cơn giận dữ và cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời cũng thuần khiết như thế; hơn nữa, không ai đặt những câu hỏi như là tại sao Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm nào, hay tại sao cơn giận dữ của Ngài lại dữ dội đến vậy. Trái lại, một số người nhầm lẫn cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự nóng nảy, giống như sự nóng nảy của nhân loại bại hoại; một số lầm tưởng sự giận dữ của Đức Chúa Trời là cơn nóng giận của nhân loại bại hoại. Họ thậm chí còn lầm tưởng rằng cơn giận dữ của Đức Chúa Trời giống như sự tỏ lộ tự nhiên tâm tính bại hoại của loài người, và rằng Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài cũng giống như sự giận dữ của con người bại hoại khi họ gặp phải tình huống không vui vẻ, họ còn tin rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ tâm trạng của Ngài. Sau sự thông công này, Ta hy vọng rằng mỗi người trong các ngươi sẽ không còn bất kỳ quan niệm sai lạc, tưởng tượng hay sự suy đoán nào về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Ta hy vọng rằng sau khi nghe những lời của Ta, các ngươi có thể có một sự thừa nhận chân thật trong lòng mình về cơn thịnh nộ của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, rằng các ngươi có thể gạt bỏ mọi nhận thức sai lầm trước đây về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và rằng các ngươi có thể thay đổi niềm tin và quan điểm lệch lạc của chính mình về thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ta hy vọng rằng các ngươi sẽ có một định nghĩa chính xác về tâm tính của Đức Chúa Trời trong lòng, rằng các ngươi sẽ không còn nghi ngờ gì về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và rằng các ngươi sẽ không áp đặt bất kỳ lý luận và hình dung nào của loài người lên tâm tính đích thực của Đức Chúa Trời. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là thực chất thực sự của chính Ngài. Nó không phải thứ do con người viết nên hay uốn nắn thành. Tâm tính công chính của Ngài là tâm tính công chính của Ngài và nó không có mối liên quan hay liên hệ đến bất kỳ loài thọ tạo nào. Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không bao giờ trở thành một loài thọ tạo, và ngay cả khi Ngài trở thành một thành viên trong các loài thọ tạo thì tâm tính và thực chất vốn có của Ngài cũng sẽ không thay đổi. Do đó, hiểu về Đức Chúa Trời không giống như hiểu về một sự vật; không giống như phân tích về một sự việc, và cũng không giống như hiểu một con người. Nếu con người áp dụng khái niệm và phương pháp để biết về một sự vật hay hiểu về một con người của mình để hiểu về Đức Chúa Trời, thì sẽ không bao giờ lĩnh hội được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Việc biết đến Đức Chúa Trời không thể dựa vào kinh nghiệm hay tưởng tượng, do đó, ngươi không bao giờ được áp đặt những kinh nghiệm hoặc tưởng tượng của mình lên Đức Chúa Trời; cho dù kinh nghiệm và tưởng tượng của ngươi có phong phú đến mức nào thì chúng vẫn còn hạn chế. Hơn thế nữa, tưởng tượng của ngươi không tương ứng với sự thật, và lại càng không tương ứng với lẽ thật, và nó không tương thích với tâm tính và thực chất đích thực của Đức Chúa Trời. Ngươi sẽ không bao giờ thành công nếu ngươi dựa vào tưởng tượng của mình để hiểu về thực chất của Đức Chúa Trời. Cách duy nhất là: hãy chấp nhận tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, sau đó dần dần trải nghiệm và thấu hiểu. Bởi sự hợp tác và khao khát tìm kiếm lẽ thật của ngươi, sẽ có một ngày Đức Chúa Trời sẽ soi sáng để ngươi thực sự hiểu và biết tới Ngài. Với điều này, chúng ta có thể kết thúc phần trao đổi này ở đây.

Nhân loại được Đức Chúa Trời ban cho lòng nhân từ và sự bao dung vì đã chân thành hối cải

Dưới đây là câu chuyện trong Kinh Thánh về việc “Đức Chúa Trời cứu rỗi thành Ni-ni-ve”.

Giô-na 1:1-2 Có lời Ðức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta.

Giô-na 3 Lại có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi. Vậy Giô-na chờ dậy và đi đến Ni-ni-ve, theo lịnh của Ðức Giê-hô-va. Vả, Ni-ni-ve là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường. Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống! Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Ðức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.

Giô-na 4 Bấy giờ Giô-na rất không đẹp lòng, và giận dữ. Người cầu nguyện Ðức Giê-hô-va rằng: hỡi Ðức Giê-hô-va, tôi cầu xin Ngài, ấy há chẳng phải là điều tôi đã nói khi tôi còn ở trong xứ tôi sao? Vì đó nên tôi lật đật trốn qua Ta-rê-si vậy. Bởi tôi biết rằng Ngài là Ðức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, và đổi ý không xuống tai vạ. Hỡi Ðức Giê-hô-va, vậy bây giờ, tôi nài xin Ngài hãy cất lấy sự sống tôi; vì về phần tôi, chết còn hơn sống! Ðức Giê-hô-va trả lời cùng người rằng: Ngươi giận có nên không? Bấy giờ Giô-na ra khỏi thành Ni-ni-ve, ngồi phía đông thành ấy. Tại đó, người làm một cái chòi, ngồi dưới bóng chòi ấy mà đợi xem điều sẽ xảy đến cho thành ấy. Vả, Ðức Giê-hô-va sắm sẵn một dây giưa cao lên bên trên Giô-na, đặng phủ bóng trên đầu người, và cứu người khỏi sự khổ cực. Giô-na rất vui vì cớ dây ấy. Nhưng bữa sau, vừa lúc hừng đông, Ðức Chúa Trời sắm một con sâu, sâu chích dây ấy đến nỗi héo. Ðoạn, đến khi mặt trời mọc, Ðức Chúa Trời sắm gió cháy thổi từ phương đông, và mặt trời giọi xuống trên đầu Giô-na, đến nỗi ngất đi, và cầu chết mà rằng: Về phần tôi, chết còn hơn sống! Ðức Chúa Trời bèn phán cùng Giô-na rằng: Ngươi nổi giận vì cớ dây nầy có nên không? Người thưa rằng: Tôi giận cho đến chết cũng phải lắm. Ðức Giê-hô-va lại phán: Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?

Tóm tắt câu chuyện thành Ni-ni-ve

Mặc dù câu chuyện “Đức Chúa Trời cứu rỗi thành Ni-ni-ve” không dài, nhưng nó cho phép con người nhìn thoáng qua khía cạnh còn lại trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Để hiểu chính xác khía cạnh đó bao gồm những gì, chúng ta phải quay trở lại Kinh Thánh và nhìn lại một trong những hành động của Đức Chúa Trời đã thực hiện trong quá trình công tác của mình.

Trước hết, hãy cùng xem lại đoạn đầu câu chuyện: “Có lời Ðức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta” (Giô-na 1:1-2). Từ đoạn trích này trong Kinh Thánh, chúng ta biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phái Giô-na đi đến thành Ni-ni-ve. Tại sao Ngài ra lệnh cho Giô-na đi đến thành này? Kinh Thánh nói rất rõ về điều này: Sự gian ác của dân chúng trong thành đã đến tai Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và do đó, Ngài đã phái Giô-na đến để tuyên bố với họ những gì Ngài dự định làm. Mặc dù không có ghi chép gì cho chúng ta biết Giô-na là ai, nhưng điều này tất nhiên không liên quan đến việc hiểu biết về Đức Chúa Trời; vì vậy, các ngươi không cần phải hiểu về người tên Giô-na này. Các ngươi chỉ cần biết những gì Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho Giô-na làm và lý do tại sao Ngài lại làm như vậy.

Lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã đến được với dân thành Ni-ni-ve

Chúng ta hãy đọc đoạn trích thứ hai, thuộc chương ba trong sách Giô-na: “Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống!”. Đây là những lời mà Đức Chúa Trời trực tiếp truyền lại cho Giô-na để nói với dân thành Ni-ni-ve. Vì vậy, theo lẽ tất nhiên, đó cũng là những lời mà Đức Giê-hô-va muốn nói với dân thành Ni-ni-ve. Những lời này nói với dân chúng rằng Đức Chúa Trời đã bắt đầu ghê tởm và khinh ghét người dân trong thành vì Ngài đã chứng kiến sự gian ác của họ, và vì thế, Ngài muốn hủy diệt thành phố này. Tuy nhiên, trước khi Đức Chúa Trời hủy diệt thành này, Ngài đưa ra cảnh báo cho dân chúng Ni-ni-ve, và Ngài đồng thời cho họ cơ hội ăn năn hối cải về sự gian ác của mình và bắt đầu lại từ đầu. Cơ hội này sẽ kéo dài bốn mươi ngày không hơn không kém. Nói cách khác, nếu người dân trong thành không ăn năn, thừa nhận tội lỗi của họ và phủ phục trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong vòng bốn mươi ngày, Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thành phố như Ngài đã làm với thành Sô-đôm. Đây là những gì Đức Giê-hô-va muốn nói với người dân thành Ni-ni-ve. Rõ ràng, đây không phải là lời tuyên bố đơn giản. Tuyên bố này không chỉ truyền đạt sự tức giận của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, mà còn thể hiện thái độ của Ngài đối với dân chúng Ni-ni-ve; đồng thời cũng là một cảnh báo nghiêm túc cho những người sống trong thành. Lời cảnh báo này cho họ biết những hành động gian ác của họ đã khiến Giê-hô-va Đức Chúa Trời khinh ghét, và rằng chúng sẽ sớm đưa chính họ đến bờ vực của sự diệt vong. Chính vì vậy, cuộc sống của cư dân thành Ni-ni-ve sắp rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Sự khác biệt rõ rệt về phản ứng của thành Ni-ni-ve và thành Sô-đôm trước lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời

Bị đạp đổ có nghĩa là gì? Theo từ ngữ thông thường, nó có nghĩa là không còn tồn tại nữa. Nhưng theo cách nào? Ai có thể đạp đổ cả một thành phố? Tất nhiên, con người không thể thực hiện một hành động như vậy. Dân thành Ni-ni-ve không ngu ngốc; ngay khi nghe được lời tuyên bố này, họ đã hiểu ý. Họ biết rằng tuyên bố này đến từ Đức Chúa Trời; họ biết rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện công tác của Ngài; họ biết rằng sự gian ác của họ đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Ngài sẽ trút giận lên họ, để họ sớm bị hủy diệt cùng với thành phố của mình. Người dân trong thành đã phản ứng thế nào sau khi nghe lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Kinh Thánh mô tả chi tiết cụ thể cách những người này phản ứng, từ nhà vua đến dân thường. Những lời sau đây được ghi lại trong Kinh Thánh: “Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình…” (Giô-na 3:5-9).

Sau khi nghe lời tuyên bố của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, dân chúng Ni-ni-ve đã bày tỏ một thái độ hoàn toàn trái ngược với những gì dân chúng thành Sô-đôm đã làm – dân thành Sô-đôm đã công khai chống lại Đức Chúa Trời, tiếp tục làm hết điều ác này tới điều ác khác, nhưng sau khi nghe những lời này, dân thành Ni-ni-ve không phớt lờ vấn đề hay kháng cự; thay vào đó họ tin vào Đức Chúa Trời và bắt đầu kiêng ăn. Từ “tin” ở đây có nghĩa là gì? Bản thân từ này cho thấy đức tin và sự quy phục. Nếu chúng ta giải thích từ này bằng những hành động thực tế của người dân thành Ni-ni-ve, thì nó có nghĩa rằng họ tin Đức Chúa Trời có thể và sẽ làm những gì Ngài nói, và rằng họ sẵn sàng ăn năn. Liệu có phải người dân Ni-ni-ve cảm thấy sợ hãi trước thảm họa sắp xảy ra? Chính niềm tin của họ đã gieo nỗi sợ hãi vào trong lòng họ. Vậy, chúng ta có thể chứng minh niềm tin và nỗi sợ hãi của dân thành Ni-ni-ve bằng điều gì? Đúng như Kinh Thánh đã nói: “…rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ”. Điều này nói lên rằng dân Ni-ni-ve thực sự tin, và từ niềm tin này mà họ có nỗi sợ hãi, sau đó dẫn đến việc họ kiêng ăn và mặc bao gai. Đây là cách họ thể hiện rằng họ đã bắt đầu ăn năn. Trái ngược hoàn toàn với dân Sô-đôm, dân chúng Ni-ni-ve không những không chống lại Đức Chúa Trời, họ còn thể hiện rõ sự ăn năn qua hành vi và hành động của mình. Tất nhiên, đây là điều mọi người dân thành Ni-ni-ve đều làm, không chỉ dân thường – mà nhà vua cũng không ngoại lệ.

Sự ăn năn của vua Ni-ni-ve đã được Giê-hô-va Đức Chúa Trời khen ngợi

Khi nghe tin này, vua Ni-ni-ve đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào của mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Sau đó, vua truyền lệnh cho dân trong thành dù bất kỳ ai cũng không được ăn gì hết, và gia súc, bò hay cừu sẽ không được gặm cỏ hay uống nước. Con người và vật nuôi đều phải quấn bao gai; mọi người đều chân thành cầu xin Đức Chúa Trời. Vua còn ra lệnh rằng mỗi người dân phải rũ bỏ cái ác và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Xét từ loạt hành động này, vua Ni-ni-ve đã thể hiện sự sám hối chân thực trong lòng mình. Loạt những hành động của nhà vua – đứng dậy từ ngai vàng, trút bỏ áo bào, mặc bao gai và ngồi trong tro – cho người ta thấy rằng vua Ni-ni-ve đã gạt thân phận hoàng gia của mình sang một bên và mặc bao gai giống như những người dân thường. Điều này nói lên rằng vua Ni-ni-ve không chiếm giữ ngai vàng của mình để tiếp tục con đường ác hay gây ra bạo lực sau khi nghe được lời cảnh báo từ Đức Giê-hô-va; thay vào đó, nhà vua đã gạt quyền lực đang nắm giữ sang một bên và ăn năn trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Tại thời điểm này, vua Ni-ni-ve không ăn năn như thân phận một vị vua; ông đã đến trước Đức Chúa Trời để xưng tội và ăn năn hối lỗi như một bầy tôi bình thường của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, vua cũng ra lệnh cho cả thành phố xưng tội và ăn năn hối lỗi trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời giống như mình; ngoài ra, nhà vua còn có một kế hoạch cụ thể về việc ăn năn hối cải, như Kinh Thánh đã ghi lại: “Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước… Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình”. Là người cai trị thành phố, vua Ni-ni-ve sở hữu địa vị và quyền lực tối cao, và có thể làm bất cứ điều gì ông muốn. Trước lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nhà vua đã có thể phớt lờ vấn đề hoặc chỉ đơn giản là tự ăn năn và thú nhận tội lỗi của mình; còn việc người dân trong thành có lựa chọn hối cải hay không, nhà vua hoàn toàn đã có thể phớt lờ. Tuy nhiên, vua Ni-ni-ve đã không hề làm như thế. Không chỉ đứng dậy khỏi ngai vàng, mặc bao gai và ngồi trong tro, xưng tội và ăn năn về tội lỗi của mình trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nhà vua còn ra lệnh cho tất cả dân thành và gia súc trong thành làm điều tương tự. Nhà vua thậm chí còn ra lệnh cho người dân “ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời”. Qua những hành động này, vua Ni-ni-ve thực sự đã làm được những điều mà đấng cai trị nên làm. Loạt hành động của nhà vua là những điều bất kỳ vị vua nào trong lịch sử loài người cũng khó có thể làm được, và thật ra, đã không có vị vua nào khác đạt được điều này. Những hành động này có thể được gọi là những điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người; xứng đáng được cả nhân loại tưởng nhớ và học theo. Kể từ buổi bình minh của loài người, mọi vị vua đều dẫn dắt thần dân của mình phản kháng và chống lại Đức Chúa Trời. Chưa ai từng dẫn các thần dân của mình đến cầu xin Đức Chúa Trời để được cứu rỗi khỏi sự gian ác của họ, để nhận được sự khoan dung của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và tránh sự trừng phạt sắp xảy ra. Tuy nhiên, vua Ni-ni-ve đã có thể dẫn dắt các thần dân của mình đi theo Đức Chúa Trời, bỏ lại cái xấu của mọi người đằng sau và rũ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Hơn nữa, nhà vua cũng đã gạt được ngai vàng sang một bên, và nhờ vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã đổi ý và cảm thấy hối tiếc, đã rút lại cơn thịnh nộ của Ngài và cho phép người dân trong thành phố sống sót và không hủy diệt họ. Những hành động của nhà vua chỉ có thể được gọi là một phép lạ hiếm có trong lịch sử loài người; thậm chí có thể được coi là hình mẫu cho sự ăn năn hối cải và xưng nhận tội lỗi trước Đức Chúa Trời của nhân loại bại hoại.

Đức Chúa Trời nhìn thấy sự hối cải chân thành trong sâu thẳm trái tim người dân thành Ni-ni-ve

Sau khi nghe lời tuyên bố của Đức Chúa Trời, vua Ni-ni-ve và các thần dân đã thực hiện một loạt các hành động. Bản chất của các hành động này và những hành vi của họ là gì? Nói cách khác, thực chất của toàn bộ cách hành xử của họ là gì? Tại sao họ làm những điều đó? Trong mắt của Đức Chúa Trời, họ đã thực sự ăn năn hối cải, không chỉ vì họ đã tha thiết cầu xin Đức Chúa Trời và thú nhận tội lỗi của mình trước Đức Chúa Trời, mà còn vì họ đã từ bỏ hành vi xấu xa của mình. Họ đã hành động như thế bởi vì sau khi nghe những lời của Đức Chúa Trời, họ vô cùng sợ hãi và tin rằng Ngài sẽ làm như Ngài nói. Bằng cách nhịn ăn, mặc bao gai và ngồi trong tro, họ muốn bày tỏ sự sẵn lòng thay đổi và tránh xa sự gian ác, họ đã cầu nguyện xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời kiềm chế cơn giận, cầu xin Ngài rút lại quyết định của mình cũng như thảm họa sắp ập đến với họ. Phân tích tất cả các hành vi của họ, chúng ta có thể thấy họ đã hiểu rằng những hành động xấu xa trước đây của họ bị Đức Giê-hô-va khinh ghét và họ hiểu lý do tại sao Ngài sẽ sớm hủy diệt họ. Vì những lý do này mà họ đều muốn ăn năn hối cải hoàn toàn, tránh xa con đường ác của họ và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Nói cách khác, một khi họ biết về tuyên bố của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thì mỗi người trong số họ đều cảm thấy sợ hãi trong lòng; họ không còn tiếp tục hành vi xấu xa của mình và cũng không tiếp tục thực hiện những hành vi bị Giê-hô-va Đức Chúa Trời khinh ghét. Ngoài ra, họ cầu xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời tha thứ cho những tội lỗi trong quá khứ của mình và không đối xử với họ dựa trên những hành động trong quá khứ. Họ sẵn sàng không bao giờ quay lại con đường gian ác và làm theo lời chỉ dạy của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, chỉ để có thể không bao giờ làm Giê-hô-va Đức Chúa Trời nổi giận nữa. Sự ăn năn của họ rất sâu sắc và chân thành. Nó đến từ sâu thẳm đáy lòng của họ và không hề giả tạo, cũng không phải là nhất thời.

Một khi hết thảy dân chúng thành Ni-ni-ve, từ vua đến dân thường, biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nổi giận với họ, thì Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy rõ ràng và minh bạch mỗi một hành động tiếp theo của họ và toàn bộ hành vi của họ, cũng như mỗi một quyết định và lựa chọn mà họ đưa ra. Lòng Đức Chúa Trời đã lay động trước thái độ của họ. Tâm trạng Đức Chúa Trời lúc đó ra sao? Kinh Thánh có thể trả lời câu hỏi đó cho ngươi. Những lời sau đây được ghi lại trong Kinh Thánh: “Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó” (Giô-na 3:10). Mặc dù Đức Chúa Trời đã đổi ý, tâm trạng của Ngài không hề phức tạp. Đơn giản là Ngài chuyển từ việc thể hiện cơn giận dữ sang nguôi ngoai cơn giận, và sau đó quyết định không giáng thảm họa lên thành Ni-ni-ve. Lý do Đức Chúa Trời nhanh chóng quyết định – không giáng thảm hoạ lên thành Ni-ni-ve – là vì Ngài đã quan sát thấy tấm lòng của mỗi người dân ở thành Ni-ni-ve. Ngài đã nhìn thấy những điều sâu thẳm trong lòng họ: sự ăn năn chân thành và sự xưng nhận tội lỗi của họ, niềm tin chân thành của họ với Ngài, ý thức sâu sắc về việc những hành động xấu xa của họ đã gây phẫn nộ như thế nào tới tâm tính của Ngài và hậu quả là sự sợ hãi trước hình phạt của Giê-hô-va Đức Chúa Trời lơ lửng trên đầu. Đồng thời, Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng đã nghe thấy những lời cầu nguyện từ sâu thẳm trái tim họ cầu xin Ngài chấm dứt cơn giận để họ có thể tránh được thảm họa này. Khi Đức Chúa Trời quan sát thấy tất cả những sự thật này, cơn giận của Ngài đã dần dần biến mất. Bất kể trước đây cơn thịnh nộ của Ngài đã dữ dội đến mức nào, khi Ngài nhìn thấy sự ăn năn hối cải chân thành trong sâu thẳm trái tim của những người này, lòng Ngài cảm động, và vì vậy, Ngài không đang tâm giáng thảm họa lên đầu họ, và Ngài đã không còn tức giận họ. Thay vào đó, Ngài tiếp tục mở rộng lòng nhân từ và khoan dung đến họ, và tiếp tục chỉ dẫn và chu cấp cho họ.

Nếu niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời là thật, ngươi sẽ thường xuyên được Ngài che chở

Việc Đức Chúa Trời thay đổi ý định của Ngài đối với người dân Ni-ni-ve không hề chứa sự do dự hay bất cứ điều gì mập mờ hay mơ hồ. Thay vào đó, nó là sự chuyển đổi từ giận dữ thuần túy sang khoan dung thuần túy. Đây là sự tỏ lộ thật sự về thực chất của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ chần chừ hay do dự trong hành động của mình; các nguyên tắc và mục đích đằng sau những hành động của Ngài đều rõ ràng và minh bạch, thuần khiết và hoàn hảo, hoàn toàn không có âm mưu hay toan tính nào pha lẫn trong đó. Nói cách khác, thực chất của Đức Chúa Trời không chứa chấp bóng tối hay sự tà ác. Đức Chúa Trời nổi giận với dân Ni-ni-ve là bởi vì Ngài đã nhận thấy những hành động gian ác của họ; tại thời điểm đó, sự tức giận của Ngài bắt nguồn từ thực chất của Ngài. Tuy nhiên, khi cơn giận dữ của Đức Chúa Trời tan biến và một lần nữa Ngài ban cho dân Ni-ni-ve sự khoan dung, thì tất cả những gì Ngài bộc lộ vẫn là thực chất của riêng Ngài. Toàn bộ sự thay đổi này là do sự thay đổi trong thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời. Trong toàn bộ khoảng thời gian này, tâm tính không thể bị xúc phạm của Đức Chúa Trời không thay đổi; thực chất khoan dung của Đức Chúa Trời không thay đổi; và thực chất yêu thương và nhân từ của Đức Chúa Trời không thay đổi. Khi con người thực hiện hành vi gian ác và xúc phạm Đức Chúa Trời, Ngài sẽ trút giận lên họ. Khi con người thực sự ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ mềm lòng và cơn giận của Ngài sẽ lắng xuống. Khi con người tiếp tục ngoan cố chống lại Đức Chúa Trời, cơn giận dữ của Ngài sẽ không nguôi; và cơn thịnh nộ của Ngài sẽ đè nén họ từng chút một cho đến khi họ bị hủy diệt. Đây là thực chất của tâm tính Đức Chúa Trời. Bất kể Đức Chúa Trời biểu lộ và tỏ lộ điều gì trong tâm tính Ngài – dù là sự thịnh nộ, hay lòng thương xót và nhân từ – cũng đều tùy thuộc vào biểu hiện và hành vi của con người, cũng như thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời trong sâu thẳm lòng họ. Nếu Đức Chúa Trời liên tục phẫn nộ với một người, thì tâm người này chắc chắn chống lại Đức Chúa Trời. Bởi vì người này chưa bao giờ thực sự ăn năn, cúi đầu trước Đức Chúa Trời hoặc có niềm tin thực sự vào Đức Chúa Trời, nên họ chưa bao giờ nhận được sự thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời. Nếu một người thường xuyên nhận được sự quan tâm, thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời, thì người này chắc chắn có niềm tin thực sự vào Đức Chúa Trời, và lòng họ không chống lại Đức Chúa Trời. Người này thường thực sự ăn năn trước Đức Chúa Trời; do đó, ngay cả khi Đức Chúa Trời thường sửa dạy, Ngài sẽ không nổi cơn thịnh nộ với người đó.

Câu chuyện kể ngắn gọn ở trên cho phép con người nhìn thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời, để thấy tính thực tế trong thực chất của Ngài, để thấy rằng sự giận dữ của Đức Chúa Trời và sự thay đổi trong tâm ý Ngài không phải là vô cớ. Mặc cho sự đối lập hoàn toàn Đức Chúa Trời thể hiện giữa khi Ngài nổi giận và khi Ngài mềm lòng, điều khiến loài người tin rằng dường như có một khoảng cách rất lớn hoặc một sự đối lập mạnh mẽ giữa hai khía cạnh thuộc thực chất của Đức Chúa Trời – sự tức giận của Ngài và sự khoan dung của Ngài – một lần nữa, thái độ của Đức Chúa Trời đối với sự ăn năn của dân thành Ni-ni-ve cho phép loài người nhìn thấy một khía cạnh khác trong tâm tính thật của Đức Chúa Trời. Sự mềm lòng của Đức Chúa Trời cho phép nhân loại một lần nữa nhìn thấy tính chân thật về lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời, và thấy được sự tỏ lộ thực sự về thực chất của Đức Chúa Trời. Nhân loại phải thừa nhận rằng lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời không phải là những điều huyền bí, cũng chẳng phải là bịa đặt. Điều này là do cảm xúc của Đức Chúa Trời tại thời điểm đó là thật; việc Đức Chúa Trời mềm lòng là thật; Đức Chúa Trời đã thực sự ban cho nhân loại lòng nhân từ và sự khoan dung của Ngài một lần nữa.

Sự ăn năn thật sự trong lòng của dân thành Ni-ni-ve đã giúp họ được Đức Chúa Trời ban sự nhân từ và giúp họ thay đổi kết cục của chính mình

Có mâu thuẫn nào giữa sự mềm lòng của Đức Chúa Trời và cơn thịnh nộ của Ngài không? Tất nhiên là không! Bởi vì sự khoan dung của Đức Chúa Trời tại thời điểm cụ thể đó là có lý do của nó. Lý do này có thể là gì? Điều đó đã được viết trong Kinh Thánh: “Mỗi người đều quay lưng lại với con đường tà ác của mình” và “từ bỏ bạo lực khỏi tay mình”.

“Con đường ác” này không phải nói đến một vài hành động độc ác, mà là nguồn gốc tà ác đằng sau hành vi của con người. “Quay lưng lại với con đường ác của mình” có nghĩa là những người đó sẽ không bao giờ thực hiện những hành động này nữa. Nói cách khác, họ sẽ không bao giờ cư xử theo cách xấu xa này nữa; phương pháp, nguồn gốc, mục đích, ý định và nguyên tắc hành động của họ đều đã thay đổi; họ sẽ không bao giờ sử dụng những phương pháp và nguyên tắc đó để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho lòng mình nữa. Từ “từ bỏ” trong “từ bỏ bạo lực khỏi tay mình” có nghĩa là đặt xuống hoặc gạt sang một bên, hoàn toàn rũ bỏ quá khứ và không bao giờ quay trở lại. Khi dân Ni-ni-ve từ bỏ bạo lực khỏi tay họ, điều này đã chứng minh cũng như đại diện cho sự ăn năn thực sự của họ. Đức Chúa Trời quan sát mọi người từ bên ngoài cũng như trong lòng họ. Khi Đức Chúa Trời quan sát sự ăn năn thực sự trong lòng người dân Ni-ni-ve mà không nghi ngờ gì và cũng nhận thấy rằng họ đã rời bỏ con đường xấu xa của mình và từ bỏ bạo lực khỏi tay họ, Ngài đã mềm lòng. Điều này nói lên rằng cách ứng xử và những hành vi của những người này cùng nhiều cách làm khác nhau của họ, cũng như sự thú nhận và ăn năn tội lỗi thực sự trong lòng họ đã khiến Đức Chúa Trời mềm lòng, thay đổi ý định của mình, rút lại quyết định của mình và không trừng phạt hoặc hủy diệt dân thành Ni-ni-ve. Do đó, dân Ni-ni-ve có được một kết cục khác cho chính mình. Họ đã giữ được mạng sống của mình và đồng thời được Đức Chúa Trời ban cho lòng nhân từ và sự khoan dung, đến lúc đó Đức Chúa Trời cũng rút lại cơn thịnh nộ của mình.

Sự nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời không hiếm hoi – Sự sám hối đích thực của con người mới hạn hữu

Bất kể Đức Chúa Trời đã tức giận như thế nào với người dân thành Ni-ni-ve, ngay khi họ tuyên bố nhịn ăn và mặc bao gai cùng ngồi trong tro, lòng Ngài bắt đầu dịu lại, và Ngài bắt đầu đổi ý. Khi Ngài tuyên bố với họ rằng Ngài sẽ phá hủy thành của họ – trong khoảnh khắc trước khi họ xưng tội và sám hối về tội lỗi của mình – Đức Chúa Trời vẫn còn nổi giận với họ. Một khi họ đã thực hiện một loạt các hành động ăn năn, cơn phẫn nộ của Đức Chúa Trời với người dân của Ni-ni-ve dần dần chuyển thành lòng thương xót và sự khoan dung với họ. Không có gì mâu thuẫn trong việc Đức Chúa Trời đồng thời thể hiện hai khía cạnh này của tâm tính của Ngài trong cùng một sự việc. Vậy, con người nên hiểu biết về sự không mâu thuẫn này như thế nào? Đức Chúa Trời đã thể hiện và tỏ lộ lần lượt hai thực chất đối lập trước và sau khi người dân thành Ni-ni-ve hối cải, cho phép họ thấy được sự thực tế và tính không thể bị xúc phạm trong thực chất của Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng thái độ của Ngài để nói cho người dân rằng: Không phải Đức Chúa Trời không khoan dung với con người, hay không phải Ngài không muốn rủ lòng thương xót với họ; mà chính là họ hiếm khi thực sự hối cải trước Đức Chúa Trời, và người ta hiếm khi thực sự rời bỏ con đường ác của họ và buông bỏ bạo lực khỏi tay mình. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời tức giận với con người, Ngài hy vọng rằng con người có thể thực sự ăn năn và thực tình Ngài hy vọng thấy được sự ăn năn đích thực của con người, khi đó Ngài sẽ hào phóng ban cho họ lòng thương xót và sự khoan dung. Điều này nói lên rằng sự hành ác của con người dẫn đến cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, trong khi đó Ngài ban lòng thương xót và khoan dung cho những người lắng nghe và thực sự ăn năn trước Ngài, cho những người có thể rời khỏi con đường ác của họ và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Thái độ của Đức Chúa Trời bộc lộ rất rõ ràng qua cách Ngài đối xử với người dân thành Ni-ni-ve: hoàn toàn không khó để nhận được lòng thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời; và điều Ngài cần là sự ăn năn thực sự của một người. Miễn sao con người rời khỏi con đường ác của họ và buông bỏ bạo lực trong tay, Đức Chúa Trời sẽ hồi tâm chuyển ý và thay đổi thái độ của Ngài đối với họ.

Tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa là chân thực và sinh động

Khi tấm lòng Đức Chúa Trời lay động trước dân thành Ni-ni-ve, liệu có phải lòng nhân từ và sự khoan dung của ngài là một tấm bình phong giả dối hay không? Tất nhiên là không! Thế thì sự chuyển biến giữa hai khía cạnh này trong tâm tính của Đức Chúa Trời trong cùng một vấn đề cho thấy điều gì? Tâm tính của Đức Chúa Trời là một thể hoàn chỉnh, không hề chia tách. Cho dù Ngài đang bày tỏ sự giận dữ hay lòng nhân từ và khoan dung đối với con người, đây đều là những sự thể hiện của tâm tính công chính của Ngài. Tâm tính của Đức Chúa Trời là sống động và rõ ràng một cách sinh động, và Ngài thay đổi suy nghĩ và thái độ của Ngài theo diễn tiến của sự vật. Sự chuyển đổi trong thái độ của Ngài đối với người dân thành Ni-ni-ve cho loài người biết rằng Ngài có những suy nghĩ và ý niệm riêng của Ngài; Ngài không phải là một người máy hay một bức tượng bằng đất sét, mà Ngài chính là Đức Chúa Trời hằng sống. Ngài có thể giận dữ với dân thành Ni-ni-ve, cũng như Ngài có thể tha thứ cho quá khứ của họ tùy theo thái độ của họ. Ngài có thể quyết định giáng họa lên dân thành Ni-ni-ve, và Ngài cũng có thể thay đổi quyết định vì sự ăn năn sám hối của họ. Con người thích áp dụng một cách máy móc các phép tắc và họ thích dùng phép tắc để quy định và định nghĩa Đức Chúa Trời, cũng như việc họ thích dùng công thức để tìm hiểu tâm tính của Đức Chúa Trời. Do đó, trong giới hạn suy nghĩ của con người thì Đức Chúa Trời không nghĩ ngợi, và Ngài cũng không có bất cứ ý tưởng thiết yếu nào. Nhưng trên sự thật, suy nghĩ của Đức Chúa Trời liên tục chuyển đổi theo những thay đổi của sự vật và môi trường. Trong lúc những suy nghĩ này chuyển biến thì những khía cạnh khác nhau trong thực chất của Đức Chúa Trời sẽ được tỏ lộ. Trong quá trình chuyển đổi này, tại chính khoảnh khắc Đức Chúa Trời thay đổi ý định, những gì Ngài tỏ ra cho nhân loại thấy là sự tồn tại chân thật của Ngài, và rằng tâm tính công chính của Ngài thì đầy sức sống năng động. Đồng thời, Đức Chúa Trời dùng sự mặc khải đích thực của riêng Ngài để chứng minh cho nhân loại thấy sự thật về sự tồn tại của cơn thịnh nộ, lòng nhân từ, lòng thuơng xót và lòng khoan dung của Ngài. Thực chất của Ngài sẽ được tỏ ra bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu tùy theo diễn biến phát triển của mọi sự. Ngài sở hữu cơn thịnh nộ của chúa sơn lâm và lòng khoan dung và nhân từ của một người mẹ. Bất cứ ai cũng không được phép chất vấn, xâm phạm, sửa đổi hay xuyên tạc tâm tính công chính của Ngài. Trong mọi sự việc và đối với mọi vật, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, tức là cơn thịnh nộ và lòng khoan dung của Ngài, có thể bộc lộ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Ngài mạnh mẽ bày tỏ những khía cạnh này ở mọi ngóc ngách trong toàn tạo hóa và quyết liệt thể hiện chúng trong mọi khoảnh khắc trôi qua. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian; hay nói cách khác, tâm tính công chính của Ngài không được thể hiện hay tỏ lộ một cách máy móc theo sự hạn chế về thời gian hoặc không gian, mà thay vào đó là một sự thoải mái hoàn toàn ở mọi nơi và mọi lúc. Khi ngươi thấy Đức Chúa Trời mềm lòng và thôi trút cơn thịnh nộ của Ngài đồng thời kiềm lại việc hủy diệt thành Ni-ni-ve, ngươi có thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ có lòng yêu thương và lòng nhân từ hay không? Ngươi có thể nói rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chứa đựng những lời sáo rỗng hay không? Khi Đức Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ sôi sục và rút lại sự thương xót của Ngài, ngươi có thể nói rằng Ngài không dành tình yêu thương thực sự đối với con người không? Đức Chúa Trời bày tỏ cơn thịnh nộ dữ dội để đáp lại những hành động tà ác của con người; cơn thịnh nộ của Ngài không hề sai lầm. Đức Chúa Trời cảm động trong lòng trước sự ăn năn của con người và chính sự ăn năn này dẫn tới sự mềm lòng của Ngài. Khi Ngài cảm động, khi Ngài mềm lòng, và khi Ngài tỏ lòng nhân từ và khoan dung của Ngài với con người, tất cả những điều này hoàn toàn không có sai lầm; chúng trong sạch, thuần khiết, không hoen ố và không bị vấy bẩn. Sự khoan dung của Ngài đơn thuần là lòng khoan dung; cũng như sự nhân từ của Ngài không gì khác hơn là lòng nhân từ. Tâm tính của Ngài tỏ lộ cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ và sự khoan dung tùy theo sự sám hối của con người và những cách hành xử khác nhau của họ. Dù Ngài có tỏ lộ và bày tỏ điều gì chăng nữa thì điều đó cũng hoàn toàn thuần khiết và trực tiếp; thực chất của nó khác với thực chất của bất kỳ loài thọ tạo nào. Những nguyên tắc cơ bản trong các hành động mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ, những suy nghĩ và tư tưởng của Ngài, hoặc bất cứ quyết định cụ thể nào cũng như từng hành động của Ngài đều không có bất cứ sai lầm nào và không hề bị vấy bẩn. Vì Đức Chúa Trời đã quyết định như thế và đã hành động như thế, thì Ngài cũng hoàn thành công việc của mình như vậy. Những kết quả công việc của Ngài là đúng đắn và chính xác hoàn mỹ bởi vì nguồn gốc của chúng không có thiếu sót và không bị vấy bẩn. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là không có sai lầm. Tương tự như vậy, lòng nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời – vốn không loài thọ tạo nào sở hữu được – là thánh khiết và hoàn hảo, và chúng có thể đứng vững trước sự suy xét và trải nghiệm chín chắn.

Sau khi hiểu được câu chuyện của thành Ni-ni-ve, các ngươi giờ đây có thấy được thực chất phần còn lại trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có thấy được phần còn lại trong tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời không? Có ai trong nhân loại sở hữu kiểu tâm tính này không? Có ai sở hữu cơn thịnh nộ giống như Đức Chúa Trời không? Có ai sở hữu lòng nhân từ và khoan dung như Ngài không? Ai trong số các loài thọ tạo có thể bộc lộ cơn thịnh nộ dữ dội như vậy và quyết định hủy diệt hay giáng thảm họa cho nhân loại? Và ai có đủ tư cách để ban phát lòng nhân từ, để tha thứ và xá tội cho con người và theo đó thay đổi quyết định trước đây về việc hủy diệt con người? Đấng Tạo Hóa thể hiện tâm tính công chính của Ngài thông qua những cách thức và nguyên tắc độc nhất của riêng Ngài; Ngài không chịu kiểm soát hay ràng buộc của bất cứ con người, sự việc hay sự vật nào. Với tâm tính độc nhất vô song của Ngài, không một ai có thể thay đổi được suy nghĩ và ý tưởng của Ngài, cũng không người nào có thể thuyết phục Ngài và thay đổi bất cứ quyết định nào của Ngài. Toàn bộ hành vi và suy nghĩ của tất cả loài thọ tạo tồn tại dưới sự phán xét của tâm tính công chính của Ngài. Không ai có thể kiểm soát việc Ngài thể hiện cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ; chỉ thực chất của Đấng Tạo Hóa – hay nói cách khác, tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa – mới có thể định đoạt chuyện này. Đây là bản chất độc nhất vô song trong tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa!

Một khi đã phân tích và thấu hiểu được việc Đức Chúa Trời chuyển đổi thái độ đối với dân thành Ni-ni-ve, các ngươi có thể dùng từ “độc nhất vô song” để miêu tả lòng nhân từ thuộc về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời hay không? Ở trên chúng ta đã nói rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một khía cạnh của thực chất trong tâm tính công chính độc nhất của Ngài. Giờ Ta sẽ định nghĩa hai khía cạnh, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời và lòng nhân từ của Ngài, cả hai đều thuộc về tâm tính công chính của Ngài. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là thánh khiết; nó không dung thứ cho việc bị xúc phạm cũng như bị chất vấn; nó là điều gì đó mà không ai trong những loài thọ tạo và loài phi thọ tạo sở hữu được. Nó là độc nhất và dành riêng cho Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là thánh khiết và không thể bị xúc phạm. Cũng theo cách đó, khía cạnh còn lại trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời – lòng nhân từ của Đức Chúa Trời – là thánh khiết và không được phép xúc phạm. Không một loài thọ tạo hay loài phi thọ tạo nào có thể thay thế hay đại diện cho Đức Chúa Trời trong hành động của Ngài, cũng không ai đã có thể thay thế hoặc đại diện cho Ngài trong việc hủy diệt thành Sô-đôm hay cứu rỗi Ni-ni-ve. Đây là sự bày tỏ chân thực về tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời.

Những tình cảm chân thành của Đấng Tạo Hóa Đối Với Con Người

Người ta thường nói rằng để biết Đức Chúa Trời là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, Ta nói rằng để biết Đức Chúa Trời không hề là một chuyện khó, bởi vì Đức Chúa Trời thường xuyên cho phép con người chứng kiến hành động của Ngài. Đức Chúa Trời chưa bao giờ ngừng đối thoại với loài người; Ngài chưa bao giờ che giấu bản thân trước loài người và Ngài cũng chưa từng ẩn nấp. Những suy nghĩ, ý tưởng, lời nói và hành động của Ngài đều được tỏ lộ cho nhân loại thấy. Chính vì thế, chỉ cần có lòng ước muốn được biết Đức Chúa Trời, thì con người có thể hiểu và nhận biết Ngài qua đủ loại phương pháp và phương tiện. Lý do mà con người mù quáng nghĩ rằng Đức Chúa Trời cố tình tránh mặt họ, rằng Đức Chúa Trời cố tình che giấu chính mình khỏi nhân loại, rằng Đức Chúa Trời không có ý định cho phép con người được hiểu và biết Ngài, là bởi vì họ không biết Đức Chúa Trời là ai, và họ cũng không ước muốn được hiểu Đức Chúa Trời. Thậm chí hơn thế nữa, con người không hề để ý đến suy nghĩ, lời nói hay việc làm của Đấng Tạo Hóa… Nói thực, nếu một người chỉ sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tập trung và để hiểu lời nói hoặc việc làm của Đấng Tạo Hóa, và nếu họ quan tâm một chút đến suy nghĩ của Đấng Tạo Hóa và tiếng lòng của Ngài, thì sẽ chẳng hề khó để họ nhận ra rằng suy nghĩ, lời nói và việc làm của Đấng Tạo Hóa là những điều có thể nhìn thấy được và rất minh bạch. Cũng như vậy, sẽ chẳng cần nỗ lực nhiều để nhận ra rằng Đấng Tạo Hóa luôn ở giữa con người, rằng Ngài luôn trò chuyện với con người và muôn loài thọ tạo khác, và rằng mỗi ngày Ngài vẫn đang thi hành các công việc mới. Tâm tính và thực chất của Ngài được thể hiện qua sự đối thoại của Ngài với con người; những suy nghĩ và ý tưởng của Ngài được tỏ lộ hoàn toàn qua hành động của Ngài; Ngài luôn luôn đồng hành và dõi theo con người mọi lúc. Ngài thầm nói với con người và muôn loài thọ tạo bằng những lời tĩnh lặng: “Ta ở trên các tầng trời, và Ta ngự giữa các loài thọ tạo của mình. Ta luôn dõi theo; Ta đang chờ đợi, Ta đang ở bên ngươi…”. Bàn tay của Ngài ấm áp và mạnh mẽ; bước chân Ngài nhẹ nhàng; giọng Ngài nhỏ nhẹ và dịu dàng; bóng hình Ngài lướt qua rồi lại quay về, ôm lấy cả nhân loại; nét mặt của Ngài thật đẹp đẽ và hiền từ. Ngài chưa bao giờ rời đi, cũng chưa bao giờ biến mất. Ngày đêm Ngài không ngừng bầu bạn với con người, chưa bao giờ rời khỏi họ. Sự quan tâm tận tình và tình yêu đặc biệt của Ngài đối với nhân loại, cũng như mối quan tâm và tình yêu đích thực của Ngài đối với con người, đã được tỏ hiện từng chút một khi Ngài cứu thành Ni-ni-ve. Đặc biệt, cuộc trao đổi giữa Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Giô-na đã thể hiện đầy đủ hơn sự thương cảm của Đấng Tạo Hóa đối với loài người mà chính Ngài đã dựng nên. Thông qua những lời này, ngươi có thể đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về những tình cảm chân thành của Đức Chúa Trời đối với nhân loại…

Phân đoạn sau đây được chép trong sách Giô-na 4:10-11: “Ðức Giê-hô-va lại phán: Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?”. Đây chính là những lời có thật của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, được ghi lại từ cuộc đối thoại giữa Ngài và Giô-na. Mặc dù cuộc trao đổi này chỉ diễn ra một cách ngắn gọn, nhưng nó lại chứa đựng vô vàn sự quan tâm của Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại và sự miễn cưỡng của Ngài khi phải từ bỏ loài người. Những lời này bày tỏ thái độ và tình cảm chân thật trong lòng mà Đức Chúa Trời dành cho các loài thọ tạo của Ngài. Thông qua những lời này, những lời rõ ràng và chính xác mà con người hiếm khi nghe thấy, Đức Chúa Trời đã công bố tâm ý thực sự của Ngài dành cho nhân loại. Cuộc trao đổi này đại diện cho thái độ mà Đức Chúa Trời dành cho người dân thành Ni-ni-ve – nhưng đó là thái độ như thế nào? Đó là thái độ của Ngài đối với dân Ni-ni-ve trước và sau khi họ ăn năn, và là thái độ mà Ngài đối xử với nhân loại. Ẩn trong những lời này là ý nghĩ và tâm tính của Ngài.

Những suy nghĩ nào của Đức Chúa Trời đã được tỏ lộ qua những lời này? Nếu để ý kỹ những chi tiết khi ngươi đọc, sẽ không khó để nhận ra rằng Ngài dùng từ “đoái tiếc”; cách dùng từ này diễn tả thái độ thực sự của Đức Chúa Trời đối với nhân loại.

Từ góc độ ngữ nghĩa, người ta có thể diễn giải từ “đoái tiếc” theo cách khác nhau: Thứ nhất, nó có nghĩa là “yêu thương và bảo vệ, cảm thấy thương cảm trước điều gì đó”; thứ hai, là “yêu thương một cách thiết tha”; và cuối cùng là “không sẵn lòng và không thể chịu được nếu làm tổn thương cái gì đó”. Nói tóm lại, từ này ngụ ý một tình cảm và tình yêu dịu dàng, cũng như một sự không đành lòng từ bỏ một ai đó hoặc một điều gì đó; nó ám chỉ lòng thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời dành cho con người. Dù Đức Chúa Trời sử dụng từ này, một từ thường được con người nói, nhưng khi Ngài phán từ này, tiếng lòng và thái độ của Ngài đối với nhân loại được biểu lộ trọn vẹn.

Mặc dù thành Ni-ni-ve tràn ngập những con người bại hoại, tà ác, và bạo lực như ở Sô-đôm, nhưng sự ăn năn của họ đã khiến Đức Chúa Trời hồi tâm chuyển ý và quyết định không hủy diệt họ. Bởi vì sự đáp ứng của họ đối với lời nói và sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời đã thể hiện một thái độ hoàn toàn trái ngược với thái độ của dân chúng thành Sô-đôm, và bởi sự đầu phục chân thành trước Đức Chúa Trời và thành thật ăn năn, cũng như những biểu hiện chân thật và khẩn thiết trong mọi mặt của họ, Đức Chúa Trời một lần nữa đã bày tỏ sự đoái thương hết lòng của chính Ngài và ban tặng điều đó cho dân chúng. Không một ai có thể sao chép những gì Đức Chúa Trời ban cho con người và sự đoái thương của Ngài dành cho nhân loại; và không một ai có thể sở hữu sự thương xót và lòng khoan dung của Đức Chúa Trời cũng như tình cảm chân thật của Ngài đối với nhân loại. Có ai mà ngươi nghĩ là một người đàn ông hoặc phụ nữ vĩ đại, hoặc thậm chí là một siêu nhân, ở chức cao trọng vọng, nói với giọng điệu của một vĩ nhân, hoặc nói về những điều cao cả nhất, đưa ra tuyên bố này với loài người hoặc với các loài thọ tạo chưa? Ai trong nhân loại có thể biết tình trạng cuộc sống của con người rõ như lòng bàn tay mình? Ai có thể gánh được trọng trách và trách nhiệm cho sự tồn tại của nhân loại? Ai có đủ tư cách để tuyên bố hủy diệt một thành phố? Và ai có đủ tư cách để ân xá cho một thành phố? Ai có thể nói họ đoái thương thứ do chính họ làm ra? Chỉ duy nhất Đấng Tạo Hóa! Chỉ một mình Đấng Tạo Hóa mới có sự ân cần đến nhân loại này. Chỉ có duy nhất Đấng Tạo Hóa có thể bày tỏ lòng cảm thương và tình cảm cho nhân loại này. Chỉ duy một mình Đấng Tạo Hóa mới có thể ban cho nhân loại này một tình cảm chân thật, không thể phá vỡ. Tương tự như vậy, chỉ một mình Đấng Tạo Hóa mới có thể ban sự thương xót cho nhân loại này và đoái thương tất cả các loài thọ tạo của Ngài. Lòng Ngài bị kéo theo mỗi một hành động của con người: Ngài tức giận, đau khổ và buồn lòng vì sự tà ác và bại hoại của con người; Ngài hài lòng, sung sướng, tha thứ và hân hoan trước sự ăn năn và đức tin của con người; mỗi một suy nghĩ và ý tưởng của Ngài đều tồn tại vì nhân loại và xoay quanh nhân loại; việc Ngài có gì và là gì được bày tỏ hoàn toàn vì con người; toàn bộ cảm xúc của Ngài đều đan xen với sự tồn tại của con người. Vì con người, Ngài không ngừng di chuyển và hối hả; Ngài âm thầm cho đi từng chút của cuộc đời mình; Ngài cống hiến từng giây phút của cuộc đời của mình… Ngài chưa bao giờ biết nâng niu chính cuộc sống của mình, nhưng Ngài lại luôn đoái thương loài người mà chính Ngài đã dựng nên… Ngài ban tất cả mọi điều Ngài có cho nhân loại này… Ngài ban sự thương xót và khoan dung một cách vô điều kiện và không hề mong đợi được đền đáp. Ngài làm điều này chỉ để cho loài người được tiếp tục tồn tại trước mặt Ngài, nhận lãnh sự sống mà Ngài chu cấp; Ngài làm điều này để rồi một ngày nào đó, con người sẽ quy phục trước Ngài và nhận ra rằng Ngài chính là Đấng nuôi dưỡng sự tồn tại của con người và đem đến sự sống cho tất cả mọi loài thọ tạo.

Đấng Tạo Hóa bày tỏ tình cảm chân thật của Ngài dành cho nhân loại

Cuộc trò chuyện giữa Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Giô-na chắc chắn là sự bày tỏ của những tình cảm chân thật của Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại. Một mặt, cuộc trò chuyện này cho chúng ta biết về sự hiểu biết của Đấng Tạo Hóa về mọi loài thọ tạo mà Ngài tể trị; như Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nói: “Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?”. Nói cách khác, sự hiểu biết của Đức Chúa Trời về thành Ni-ni-ve khác xa với một sự hiểu biết vội vàng. Ngài không chỉ biết số lượng sinh vật sống trong thành phố (bao gồm con người và vật nuôi), mà Ngài còn biết bao nhiêu người không biết phân biệt tay phải với tay trái – nghĩa là, bao nhiêu trẻ em và thanh thiếu niên đang ở đó. Đây là một minh chứng vững chắc về sự toàn tri của Đức Chúa Trời về con người. Mặt khác, cuộc trò chuyện này cho chúng ta biết thái độ của Đấng Tạo Hóa đối với nhân loại, có nghĩa là, cho thấy mức độ quan trọng của nhân loại trong lòng của Đấng Tạo Hóa. Đúng như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời nói: “Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve…?”. Đây là những lời mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã quở trách Giô-na, nhưng tất cả đều đúng.

Mặc dù Giô-na được Giê-hô-va Đức Chúa Trời sai đi công bố lời của Ngài cho dân chúng thành Ni-ni-ve, nhưng ông không hiểu ý định của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và cũng không hiểu sự lo lắng và mong đợi của Ngài đối với dân chúng trong thành. Với lời quở trách này, Đức Chúa Trời muốn nói cho ông rằng con người là loài thọ tạo do chính tay Ngài tạo ra; và rằng Ngài đã bỏ ra công sức khó nhọc cho mỗi một con người; rằng mỗi một người đều mang trên mình kỳ vọng của Đức Chúa Trời; và rằng mỗi một con người đều tận hưởng sự sống ban cho từ Đức Chúa Trời; và với mỗi một con người, Đức Chúa Trời đều đã phải trả một cái giá khó nhọc. Lời quở trách này cũng nói với Giô-na rằng Đức Chúa Trời đoái thương loài người, loài thọ tạo do Ngài tạo ra, nhiều như thể Giô-na đoái tiếc cây thầu dầu. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bỏ rơi họ một cách dễ dàng, hoặc cho đến khi còn có thể; nhất là khi có rất nhiều trẻ em và gia súc vô tội ở trong thành. Đối với những con người thọ tạo non nớt và thiếu hiểu biết mà Ngài đã tạo nên, những người thậm chí không thể phân biệt tay phải với tay trái của mình, Đức Chúa Trời càng không thể kết thúc cuộc sống của chúng và định đoạt số phận của chúng một cách vội vàng như vậy. Đức Chúa Trời mong muốn nhìn thấy chúng trưởng thành; Ngài hy vọng rằng chúng sẽ không bước đi trên cùng con đường của những người đi trước, rằng chúng sẽ không phải nghe sự cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời lần nữa, và rằng chúng sẽ làm chứng về quá khứ của Ni-ni-ve. Thậm chí, hơn thế nữa, Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy Ni-ni-ve sau khi thành phố này đã ăn năn, muốn nhìn thấy tương lai của Ni-ni-ve sau sự ăn năn đó, và quan trọng hơn hết là nhìn thấy Ni-ni-ve sống dưới sự thương xót của Đức Chúa Trời một lần nữa. Chính vì thế, trong mắt Đức Chúa Trời, những con người thọ tạo không thể phân biệt tay phải và tay trái đó chính là tương lai của Ni-ni-ve. Chúng sẽ gánh vác trên vai quá khứ đáng khinh chê của Ni-ni-ve, giống như việc chúng sẽ gánh vác nhiệm vụ quan trọng là làm chứng nhân về quá khứ và tương lai của Ni-ni-ve dưới sự dẫn dắt của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Trong lời tuyên bố về tình cảm chân thật của mình, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã bày tỏ toàn bộ lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa đối với nhân loại. Điều đó cho loài người biết rằng “lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa” không phải là một cụm từ sáo rỗng, cũng không phải là một lời hứa suông; “lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa” có các nguyên tắc, phương pháp và mục tiêu cụ thể. Đức Chúa Trời là có thật, trong Ngài không hề có sự giả dối hay ngụy trang, và cũng trong cung cách như vậy, sự thương xót của Ngài được ban tặng không ngừng cho nhân loại trong mọi lúc và mọi thời đại. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, cuộc trao đổi của Đấng Tạo Hóa với Giô-na là lời tuyên bố độc nhất, duy nhất của Đức Chúa Trời giải thích vì sao Ngài bày tỏ lòng thương xót với con người, cách mà Ngài bày tỏ lòng thương xót với họ, sự khoan dung của Ngài và tình cảm thực sự của Ngài đối với nhân loại. Những lời súc tích của Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong cuộc trò chuyện này bày tỏ toàn bộ suy nghĩ của Ngài về con người; đó là một sự bày tỏ chân thực về thái độ từ trong lòng Ngài đối với con người, và nó cũng là một bằng chứng cụ thể rằng Ngài ban sự thương xót chứa chan cho con người. Lòng thương xót của Ngài không chỉ được ban cho những thế hệ đi trước, mà nó cũng được ban tặng cho những người non trẻ, điều đó không bao giờ thay đổi, từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Mặc dù cơn giận của Đức Chúa Trời thường xuyên xảy ra ở một vài nơi nhất định và vào những thời đại nhất định của nhân loại, nhưng lòng thương xót của Đức Chúa Trời không bao giờ chấm dứt. Với lòng thương xót, Đức Chúa Trời sẽ chỉ dẫn và dìu dắt hết thế hệ này đến thế hệ khác của con người thọ tạo mà Ngài tạo nên, chu cấp và nuôi dưỡng hết thế hệ này đến thế hệ khác của con người thọ tạo, bởi vì tình cảm của Ngài về nhân loại không bao giờ đổi thay. Đúng như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phán: “Còn ta, há không đoái tiếc…?”. Ngài đã luôn đoái thương loài thọ tạo của Ngài. Đây chính là lòng thương xót xuất phát từ tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa, và đó cũng chính là sự độc nhất vô song trọn vẹn của Đấng Tạo Hóa!

Năm kiểu người

Bây giờ, tạm thời Ta sẽ dừng thông công về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời tại đây. Tiếp theo đây, Ta sẽ phân môn đệ của Đức Chúa Trời làm vài hạng mục khác nhau, dựa theo hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời cũng như sự hiểu biết và trải nghiệm của họ về tâm tính công chính của Ngài, để các ngươi có thể biết được bản thân mình đang ở giai đoạn nào cũng như vóc giạc hiện tại của các ngươi. Ở phương diện kiến thức của con người về Đức Chúa Trời cũng như hiểu biết của họ về tâm tính công chính của Ngài, những giai đoạn và vóc giạc khác nhau của con người nhìn chung có thể được chia thành năm kiểu. Chủ đề này căn cứ trên cơ sở hiểu biết về Đức Chúa Trời độc nhất vô song cùng với tâm tính công chính của Ngài. Do đó, khi các ngươi đọc nội dung dưới đây, các ngươi nên cố gắng thận trọng xác định chính xác mức độ hiểu biết và kiến thức của các ngươi về sự độc nhất vô song của Đức Chúa Trời và tâm tính công chính của Ngài, và rồi dựa vào đó để quyết định xem các ngươi thực sự thuộc về giai đoạn nào, vóc giạc thực sự của các ngươi hiện giờ là ở tầm mức nào và các ngươi thực sự là kiểu người nào.

Kiểu người thứ nhất: Giai đoạn hài nhi quấn tã

“Hài nhi quấn tã” là như thế nào? Hài nhi quấn tã là một đứa bé chỉ vừa mới đến với thế giới này, một đứa trẻ sơ sinh. Chính là thời điểm con người ở trạng thái non nớt nhất.

Con người ở giai đoạn này căn bản không có nhận thức hay ý thức gì về niềm tin vào Đức Chúa Trời. Họ mông lung và vô tri trước mọi sự. Những người này có thể đã tin vào Đức Chúa Trời trong một thời gian dài hoặc trong thời gian chưa phải là dài lắm, nhưng tình trạng mông lung và vô tri cùng với vóc giạc thực sự của họ đặt họ vào trong giai đoạn hài nhi quấn tã. Định nghĩa chính xác cho tình trạng hài nhi quấn tã là thế này: Dù kiểu người này đã có niềm tin vào Đức Chúa Trời trong bao lâu đi nữa, thì họ vẫn sẽ luôn u mê, mơ hồ và ngớ ngẩn; họ không rõ tại sao mình tin vào Đức Chúa Trời, họ cũng không biết Đức Chúa Trời là ai hay ai là Đức Chúa Trời. Dù họ theo Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng họ không có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và họ không thể xác định được liệu Đấng mình đang đi theo có phải là Đức Chúa Trời hay không, chứ đừng nói đến việc họ có thực sự tin vào Đức Chúa Trời và theo Ngài hay không. Đây là tình trạng thực của kiểu người này. Suy nghĩ của những người này thì mù mờ, nói đơn giản là đức tin của họ còn mơ hồ. Họ luôn ở trong trạng thái mông lung và trống rỗng; “u mê”, “mơ hồ” và “ngớ ngẩn” là những từ để khái quát về tình trạng của họ. Họ chưa từng chứng kiến và cũng chưa từng cảm nhận được sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và do đó trò chuyện với họ về việc hiểu Đức Chúa Trời cũng giống như việc bắt họ đọc một quyển sách viết bằng chữ tượng hình; họ sẽ chẳng hiểu được và cũng chẳng công nhận. Với họ, biết đến Đức Chúa Trời cũng giống như nghe chuyện thần thoại. Dù suy nghĩ của họ có thể mù mờ, nhưng họ lại thực sự tin tưởng chắc chắn rằng việc hiểu biết về Đức Chúa Trời là hoàn toàn lãng phí thời gian và công sức. Đây chính là kiểu người thứ nhất: một đứa trẻ sơ sinh còn quấn tã.

Kiểu người thứ hai: Giai đoạn nhũ nhi

So với hài nhi quấn tã, thì kiểu người này đã tiến bộ hơn. Tiếc thay, họ vẫn không có chút hiểu biết nào về Đức Chúa Trời. Họ vẫn thiếu một sự hiểu biết rõ ràng và sự thông sáng về Đức Chúa Trời, và họ vẫn chưa rõ lắm tại sao họ nên tin Đức Chúa Trời, ấy thế nhưng trong lòng họ lại có mục đích và ý tưởng rõ ràng của riêng mình. Họ không quan tâm liệu việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng hay sai. Mục tiêu và mục đích mà họ tìm kiếm thông qua niềm tin vào Đức Chúa Trời là để được hưởng ân điển của Ngài, để có được niềm vui và sự yên bình, để sống cuộc đời thoải mái, để được hưởng sự bao bọc và che chở của Đức Chúa Trời và để sống trong phước lành của Ngài. Họ không thực sự để tâm đến mức độ hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời, và cũng không có sự thôi thúc tìm kiếm hiểu biết về Đức Chúa Trời, và họ cũng không bận tâm về việc Đức Chúa Trời đang làm gì hay Ngài muốn làm gì. Họ chỉ mù quáng tìm cách để được hưởng ân điển của Ngài và có được nhiều hơn phước lành của Ngài; họ tìm cách để được nhận gấp hàng trăm lần ở thời đại này và cuộc sống đời đời trong thời đại tới. Những suy nghĩ của họ, họ đã dâng mình được bao nhiêu, những gì họ đã cho đi, cũng như những đau khổ của họ, tất cả đều có chung một mục tiêu: để dành được ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì khác nữa. Kiểu người này chỉ chắc chắn rằng Đức Chúa Trời có thể che chở cho họ được bình an và ban ân điển của Ngài cho họ. Có thể nói rằng họ không hứng thú và cũng chẳng rõ tại sao Đức Chúa Trời lại muốn cứu rỗi con người hay kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được với những lời nói và việc làm của Ngài là gì. Họ chưa từng cố gắng để biết được thực chất và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và cũng không thể khơi dậy được hứng thú với việc đó. Họ không có xu hướng chú ý đến những điều này, cũng chẳng muốn biết chúng. Họ không muốn hỏi về công tác của Đức Chúa Trời, những gì Ngài yêu cầu ở con người, tâm ý của Ngài hay bất cứ điều gì khác liên quan đến Ngài; và họ cũng không buồn hỏi về những điều này. Điều này là vì họ tin rằng những vấn đề này không liên quan gì đến việc họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời; và họ chỉ quan tâm đến một vị Đức Chúa Trời tồn tại liên quan trực tiếp đến những lợi ích của bản thân họ và có thể ban phát ân điển cho con người. Họ chẳng có hứng thú với bất cứ điều gì khác, và vì thế họ không thể bước vào thực tế lẽ thật, bất kể họ đã tin vào Đức Chúa Trời trong bao nhiêu năm chăng nữa. Nếu không có ai thường xuyên nuôi dưỡng chăm tưới cho họ, thì họ khó có thể tiếp tục đi theo con đường tin vào Đức Chúa Trời. Nếu họ không thể hưởng được niềm vui và sự yên bình trước đây hoặc ân điển của Đức Chúa Trời, thì rất có khả năng họ sẽ từ bỏ. Đây là kiểu người thứ hai: con người tồn tại ở giai đoạn nhũ nhi.

Kiểu người thứ ba: Giai đoạn trẻ cai sữa, hay giai đoạn trẻ nhỏ

Nhóm người này có một số nhận thức rõ ràng nhất định. Họ ý thức được rằng thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời không có nghĩa là bản thân họ sở hữu trải nghiệm thật; và họ ý thức được rằng nếu họ không bao giờ mệt mỏi với việc tìm kiếm niềm vui và sự yên bình, với việc tìm kiếm ân điển, hoặc nếu họ có khả năng làm chứng bằng cách chia sẻ trải nghiệm được hưởng ân điển của Đức Chúa Trời hay ngợi ca Đức Chúa Trời vì những phước lành mà Ngài đã ban cho họ, những điều này không có nghĩa là họ sở hữu sự sống, cũng không có nghĩa là họ có được hiện thực của lẽ thật. Bắt đầu từ nhận thức của mình, họ ngừng vọng tưởng ngông cuồng rằng họ sẽ chỉ nhận ân điển của Đức Chúa Trời; thay vào đó, khi họ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ đồng thời mong muốn được làm việc gì đó cho Ngài. Họ sẵn lòng làm tròn bổn phận của mình, họ chịu đựng chút ít vất vả và mỏi mệt, sẵn lòng hợp tác ở mức độ nào đó với Đức Chúa Trời. Thế nhưng bởi vì sự theo đuổi niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ quá vấy bẩn, do ý định và ham muốn cá nhân của họ quá mạnh mẽ, vì bản tính của họ quá ngạo mạn, mà họ gặp trở ngại trong việc làm thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời hay trung thành với Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó họ thường xuyên không đáp ứng được những ham muốn cá nhân của mình hoặc không thực hiện được lời hứa của mình với Đức Chúa Trời. Bản thân họ thường rơi vào trạng thái mâu thuẫn: Họ muốn làm thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời hết mức có thể, nhưng họ lại dùng hết sức của mình để chống đối Ngài; họ thường thề nguyện với Đức Chúa Trời nhưng lại nhanh chóng phản bội lời thề của mình. Thậm chí họ còn rơi vào tình trạng mâu thuẫn khác thường xuyên hơn: họ chân thành tin vào Đức Chúa Trời, thế nhưng lại phủ nhận Đức Chúa Trời và mọi điều xuất phát từ Ngài; họ lo âu hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ khai sáng họ, dẫn dắt họ, chu cấp và giúp đỡ họ, thế nhưng họ vẫn tìm kiếm lối thoát cho riêng mình. Họ muốn hiểu và muốn biết Đức Chúa Trời, nhưng không sẵn lòng tiến gần về phía Ngài. Thay vào đó, họ luôn né tránh Đức Chúa Trời và họ khép lòng trước Ngài. Trong khi họ có một sự hiểu biết và trải nghiệm hời hợt về nghĩa đen trong lời Đức Chúa Trời và về lẽ thật, và những ý niệm nông cạn về Ngài và về lẽ thật, trong tiềm thức họ vẫn không thể khẳng định hay xác nhận rằng liệu Đức Chúa Trời có là lẽ thật; cũng không thể khẳng định được liệu Đức Chúa Trời thật sự công chính hay không. Họ cũng chẳng thể khẳng định tính thực tế trong tâm tính cùng thực chất của Đức Chúa Trời, đừng nói gì đến sự hiện hữu đích thực của Ngài. Niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ luôn chứa đựng hoài nghi và lầm tưởng và nó cũng bao hàm trí tưởng tượng và các quan niệm. Khi họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ cũng miễn cưỡng trải nghiệm hay thực hành một vài lẽ thật mà họ cho rằng có thể làm phong phú thêm đức tin của họ; để tăng trải nghiệm về niềm tin vào Đức Chúa Trời, để xác minh những hiểu biết của họ về đức tin vào Đức Chúa Trời, để thỏa mãn sự hư danh của họ khi cất bước trên hành trình sống mà họ tự dựng lên và hoàn tất một công việc chính nghĩa cho nhân loại. Đồng thời họ cũng làm những điều này để thỏa mãn khát khao có được phước lành, là một phần trong sự đánh cược của họ với mong muốn nhận lãnh nhiều phước lành hơn cho nhân loại, và để hoàn thành tham vọng và khao khát cả đời của họ là không ngơi nghỉ cho đến khi họ có được Đức Chúa Trời. Những người này hiếm khi có thể được Đức Chúa Trời khai sáng, vì khát khao và ý định đạt được phước lành là quá quan trọng với họ. Họ không muốn và quả thực không chịu đựng được việc từ bỏ điều này. Họ lo sợ rằng nếu không có mong muốn có được phước lành, nếu không có tham vọng ấp ủ về việc không ngơi nghỉ cho đến khi có được Đức Chúa Trời, họ sẽ mất đi động lực để tin Đức Chúa Trời. Do đó, họ không muốn phải đối diện với hiện thực. Họ không muốn phải đối mặt với những lời của Đức Chúa Trời hay với công tác của Ngài. Họ không muốn đối mặt với tâm tính hay thực chất của Đức Chúa Trời, nói gì đến chuyện đề cập đến sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nguyên nhân là vì một khi Đức Chúa Trời, thực chất và tâm tính công chính của Ngài thay thế trí tưởng tượng của họ, giấc mơ của họ sẽ tan thành mây khói; cái mà họ gọi là đức tin và “công trạng” thuần khiết tích lũy qua nhiều năm nếm mật nằm gai chịu mọi khổ đau sẽ tan biến và hóa thành hư vô. Tương tự như thế, “lãnh thổ” mà họ đã chinh phục bằng mồ hôi nước mắt qua nhiều năm sẽ trên bờ sụp đổ. Tất cả điều này có nghĩa là nhiều năm nỗ lực vất vả của họ đã hóa thành vô ích, rằng họ phải bắt đầu lại từ con số không. Đây là nỗi đau khó có thể vượt qua được nhất trong lòng họ và đó là kết quả mà họ không muốn nhìn thấy nhất; do đó họ luôn bị bủa vây trong bế tắc, từ chối quay đầu lại. Đây là kiểu người thứ ba: con người tồn tại trong giai đoạn trẻ cai sữa.

Ba kiểu người miêu tả ở trên – nghĩa là những người tồn tại trong ba giai đoạn này – không có bất cứ niềm tin chân chính nào vào thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời hay vào tâm tính công chính của Ngài, họ cũng không có bất kỳ nhận thức hay sự khẳng định chắc chắn nào về những điều này. Do đó, rất khó để ba kiểu người này bước vào hiện thực của lẽ thật, và họ cũng khó mà nhận được lòng nhân từ, sự khai sáng hay soi sáng từ Đức Chúa Trời bởi vì cách họ tin vào Đức Chúa Trời cùng với sự lầm tưởng của họ về Ngài khiến Ngài không thể nào thực hiện được công tác của Ngài trong lòng họ. Những ngờ vực, ngộ nhận và tưởng tượng của họ về Đức Chúa Trời đã vượt xa đức tin và hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời. Đây là ba kiểu người thật sự đang ở trong nguy hiểm, và đây là ba giai đoạn rất nguy hiểm. Khi một người giữ thái độ hoài nghi về Đức Chúa Trời, về thực chất và thân phận của Ngài, hoài nghi về việc Đức Chúa Trời có phải là lẽ thật hay không và Ngài có thực sự hiện hữu hay không, và khi một người không thể chắc chắn về những điều này, làm sao mà họ có thể chấp nhận được mọi điều đến từ Đức Chúa Trời? Làm sao mà một người có thể thừa nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, là con đường đi và là sự sống? Làm sao một người có thể đón nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời? Làm sao một người có thể chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài? Làm sao mà loại người này có thể nhận được sự chỉ dạy và chu cấp thực sự của Đức Chúa Trời? Những người thuộc ba giai đoạn này có thể chống đối, phán xét, báng bổ hay phản bội Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Họ có thể từ bỏ con đường thật và từ bỏ Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Có thể nói rằng những người ở ba giai đoạn này tồn tại trong một giai đoạn nguy hiểm, vì họ vẫn chưa bước vào đúng con đường của đức tin vào Đức Chúa Trời.

Kiểu người thứ tư: Giai đoạn trẻ lớn khôn hay chính là thời ấu thơ

Sau khi cai sữa – nghĩa là sau khi được hưởng ân điển dạt dào của Đức Chúa Trời – con người bắt đầu khám phá ý nghĩa của đức tin vào Đức Chúa Trời, và mong muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau, chẳng hạn như tại sao con người lại có sự sống, con người nên sống ra sao và vì lý do gì Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài với con người. Khi những suy nghĩ chưa phân minh cùng những luồng suy nghĩ mơ hồ này nảy sinh và tồn tại trong con người, họ sẽ liên tục được chăm tưới và họ cũng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong giai đoạn này, con người không còn nghi ngờ gì về sự thật rằng Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, và nắm bắt chính xác ý nghĩa của việc tin Đức Chúa Trời. Từ cơ sở đó, con người dần có hiểu biết về Đức Chúa Trời, và dần tìm được một số câu trả lời cho những suy nghĩ chưa phân minh và những luồng suy nghĩ còn mơ hồ của họ về tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời. Nói tới những thay đổi về tâm tính cũng như sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, con người trong giai đoạn này bắt đầu đi đúng hướng và bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Chính trong giai đoạn này, con người bắt đầu có sự sống. Những dấu hiệu rõ ràng về việc con người có sự sống dần trả lời được các câu hỏi khác nhau trong lòng họ về việc hiểu rõ Đức Chúa Trời – như là những hiểu lầm, tưởng tượng, quan niệm và định nghĩa mơ hồ về Đức Chúa Trời – và con người không chỉ bắt đầu tin và nhận ra rằng Ngài thực sự tồn tại, mà họ còn bắt đầu có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và có một vị trí đúng đắn cho Đức Chúa Trời trong lòng mình, và việc thực sự đi theo Đức Chúa Trời đã thay thế cho đức tin mơ hồ của họ. Trong giai đoạn này, con người dần biết những nhận thức sai lầm của mình về Đức Chúa Trời cũng như những mưu cầu và cách tin sai lầm của mình. Họ bắt đầu khát khao lẽ thật, khát khao được trải qua sự phán xét, trừng phạt và sửa dạy của Đức Chúa Trời, và khát khao một sự thay đổi trong tâm tính của mình. Trong giai đoạn này, con người dần từ bỏ mọi thứ quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời; đồng thời thay đổi và cải chính hiểu biết không đúng đắn của mình về Đức Chúa Trời và tiếp nhận một số kiến thức cơ bản đúng đắn về Đức Chúa Trời. Mặc dù một phần kiến thức mà con người có được trong giai đoạn này không quá cụ thể hoặc chính xác, nhưng ít nhất họ dần dần bắt đầu từ bỏ những quan niệm, nhận thức sai lầm và ngộ nhận về Đức Chúa Trời; họ không còn giữ những quan niệm và tưởng tượng chủ quan của mình về Đức Chúa Trời. Họ bắt đầu học cách từ bỏ – từ bỏ những gì xuất phát từ những quan niệm của riêng mình, những thứ từ những sự hiểu biết và những thứ từ Sa-tan; họ bắt đầu sẵn sàng đầu phục trước những điều đúng đắn và tích cực, ngay cả những điều xuất phát từ lời của Đức Chúa Trời và phù hợp với lẽ thật. Họ cũng bắt đầu cố gắng trải nghiệm những lời của Đức Chúa Trời, để tự mình hiểu và thực hiện lời Ngài, lấy lời Ngài làm nguyên tắc hành động và làm nền tảng để thay đổi tâm tính của họ. Trong giai đoạn này, con người vô thức tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, vô thức tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống của mình. Trong khi tiếp nhận sự phán xét, hình phạt cũng như tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, họ ngày càng nhận thức và có thể cảm nhận được trong lòng họ sự hiện hữu đích thực của Đức Chúa Trời. Từ những lời của Đức Chúa Trời, từ những trải nghiệm và từ cuộc sống của họ, con người ngày càng cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời đã luôn điều khiển số phận, luôn dẫn dắt và chu cấp cho con người. Thông qua kết nối với Đức Chúa Trời, con người dần xác thực được sự tồn tại của Ngài. Do đó, trước khi nhận ra điều này, trong tiềm thức con người đã tán thành và tin tưởng chắc chắn vào công tác của Đức Chúa Trời, cũng như chấp thuận những lời của Ngài. Một khi đã thuận theo lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, con người không ngừng phủ nhận bản thân, phủ nhận những quan niệm, kiến thức và tưởng tượng chủ quan của mình, đồng thời không ngừng tìm kiếm để biết lẽ thật là gì và tâm ý của Đức Chúa Trời là gì. Trong giai đoạn phát triển này, kiến thức của con người về Đức Chúa Trời khá hời hợt, con người thậm chí không thể diễn tả rõ ràng kiến thức này bằng ngôn từ, cũng không thể bày tỏ nó thật chi tiết cụ thể, và họ chỉ có một sự nhận thức cũng như hiểu biết cơ bản; tuy nhiên, so với ba giai đoạn trước, cuộc sống non nớt của con người trong giai đoạn này đã được chăm tưới và cung cấp bởi lời của Đức Chúa Trời, và vì vậy mà đã bắt đầu phát triển. Sự sống của họ tựa như một hạt giống chôn trong lòng đất; sau khi có được độ ẩm và chất dinh dưỡng, hạt sẽ từ đất nhú lên; sự nảy mầm đó đại diện cho sự ra đời của một cuộc sống mới. Sự ra đời này cho phép con người nhìn thoáng thấy những dấu chỉ của sự sống. Khi con người có được sự sống, họ sẽ phát triển. Do đó, dựa trên những nền tảng này – dần bước đi đúng hướng trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, từ bỏ những quan niệm của riêng mình, và tiếp nhận sự dẫn dắt của Ngài – cuộc sống của con người chắc chắn sẽ từng bước phát triển. Vậy phải đo đếm sự trưởng thành này trên cơ sở nào? Sự trưởng thành được tính theo trải nghiệm của một người với những lời của Đức Chúa Trời và hiểu biết thực sự của họ về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Mặc dù trong giai đoạn phát triển này con người khó diễn tả bằng lời những hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời và thực chất của Ngài, nhóm người này không còn chủ quan theo đuổi niềm vui từ sự hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời, hoặc tin Đức Chúa Trời chỉ để theo đuổi mục đích của riêng họ, là để có được ân điển của Ngài. Thay vào đó, họ sẵn sàng theo đuổi cuộc sống theo lời Đức Chúa Trời, và trở thành đối tượng được Ngài cứu rỗi. Thêm vào đó, họ tự tin và sẵn sàng tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Đây là dấu ấn của một con người trong giai đoạn phát triển.

Mặc dù con người trong giai đoạn này đã có một số kiến thức về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, nhưng kiến thức này còn rất mơ hồ và không rõ ràng. Mặc dù họ không thể giải thích rõ ràng điều này, nhưng họ cảm thấy rằng nội tại bản thân đã nắm bắt được một vài điều, bởi họ đã đạt được một chừng mực kiến thức và hiểu biết về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời thông qua hình phạt và phán xét của Ngài. Tuy nhiên, tất cả đều khá hời hợt và còn trong giai đoạn sơ khai. Nhóm người này có quan điểm cụ thể về cách tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, được bày tỏ trong những thay đổi về mục tiêu và phương thức theo đuổi những mục tiêu này của họ. Qua những lời và công tác của Đức Chúa Trời, qua tất cả những yêu cầu của Ngài đối với con người và qua những điều Ngài tỏ lộ về loài người, con người đã thấy được rằng nếu họ vẫn không theo đuổi lẽ thật, vẫn không cố gắng bước vào hiện thực, nếu họ vẫn không tìm cách làm hài lòng hoặc không tìm cách hiểu về Đức Chúa Trời khi trải nghiệm lời Ngài, thì họ sẽ đánh mất ý nghĩa của lòng tin vào Đức Chúa Trời. Họ thấy rằng dù có hưởng ân điển của Đức Chúa Trời tới bao nhiêu thì họ cũng không thể thay đổi được tâm tính của mình, không thể làm hài lòng Đức Chúa Trời hoặc không thể hiểu Ngài, và nếu con người cứ tiếp tục sống trong ân điển của Ngài, họ sẽ không bao giờ trưởng thành, không bao giờ đạt được sự sống hay có thể nhận được sự cứu rỗi. Tóm lại, nếu con người không thể thực sự trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, và không thể hiểu Đức Chúa Trời qua lời Ngài, thì họ sẽ mãi mãi ở giai đoạn hài nhi và không bao giờ tiến được một bước nào trong sự trưởng thành trong đời sống. Nếu ngươi mãi sống trong giai đoạn là một hài nhi, nếu ngươi không bao giờ bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, nếu ngươi không bao giờ xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, nếu ngươi không bao giờ thực sự tin và hiểu về Đức Chúa Trời, thì liệu có khả năng nào Đức Chúa Trời làm cho ngươi được hoàn thiện? Do đó, bất cứ ai bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, bất cứ ai xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, bất cứ ai bắt đầu tiếp nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời, bất cứ ai mà tâm tính bại hoại đã bắt đầu thay đổi và bất cứ ai có trái tim khao khát lẽ thật, ai có ước muốn biết được Đức Chúa Trời và có mong muốn được Đức Chúa Trời cứu rỗi, thì đều là những người thực sự có được sự sống. Đây chính là kiểu người thứ tư, con người trong giai đoạn trẻ nhỏ đang trưởng thành, con người trong giai đoạn ấu thơ.

Kiểu người thứ năm: Giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống, hoặc giai đoạn của con người trưởng thành

Sau khi trải qua giai đoạn bước đi chập chững của thời thơ ấu, một giai đoạn trưởng thành với bao thăng trầm lặp đi lặp lại, cuộc sống của con người đi vào ổn định, sự tấn tới của họ không bị ngắt nhịp và cũng không ai có thể ngáng trở. Mặc dù con đường phía trước vẫn còn gồ ghề và nhiều chông gai nhưng họ không còn yếu đuối hay sợ hãi; và họ không còn dò dẫm tiến lên hoặc bị mất phương hướng. Nền tảng của họ đã bén rễ sâu bền vào những kinh nghiệm thực tế về lời Đức Chúa Trời, và lòng họ bị thu hút bởi phẩm chất và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Họ khao khát được đi theo bước chân của Đức Chúa Trời, để hiểu thực chất của Ngài và thấu hiểu toàn bộ về Ngài.

Con người trong giai đoạn này đã biết rõ phải tin ai, và con người biết rõ lý do tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời và hiểu ý nghĩa cuộc sống của chính mình; và họ biết rõ rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời bày tỏ đều là lẽ thật. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, họ nhận ra rằng nếu không có sự phán xét và trừng phạt của Đức Chúa Trời, một người sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng hoặc hiểu về Ngài, và sẽ không bao giờ có thể thực sự đến trước Đức Chúa Trời. Trong lòng của những người này là một khao khát mãnh liệt được Đức Chúa Trời thử luyện, để thấy được tâm tính công chính của Ngài khi đang nhận thử luyện, để có được tình yêu thuần khiết hơn, đồng thời có thể thực sự hiểu biết Đức Chúa Trời hơn. Những người thuộc giai đoạn này đã hoàn toàn dứt khỏi giai đoạn hài nhi, giai đoạn hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời và ăn bánh no nê. Họ không còn đặt hy vọng ngông cuồng vào việc khiến Đức Chúa Trời dung thứ và tỏ lòng nhân từ với mình; thay vào đó, họ tự tin đón nhận và hy vọng được Đức Chúa Trời không ngừng trừng phạt và phán xét, để tách bản thân khỏi tâm tính bại hoại và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời, sự theo đuổi của họ, hay các mục tiêu cuối cùng của sự theo đuổi: lòng họ đã tỏ tường về tất cả những điều này. Do đó, con người trong giai đoạn trưởng thành đã hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn đức tin mơ hồ, thoát khỏi giai đoạn dựa vào ân điển để được cứu rỗi, thoát khỏi giai đoạn cuộc sống non nớt không thể chịu đựng được những thử luyện, thoát khỏi giai đoạn mông lung, thoát khỏi giai đoạn dò dẫm, thoát khỏi giai đoạn thường xuyên không nhìn thấy con đường đúng đắn để bước đi, thoát khỏi giai đoạn bấp bênh nóng lạnh thất thường, và thoát khỏi giai đoạn bước theo Đức Chúa Trời với đôi mắt bị che kín. Con người ở giai đoạn này thường xuyên được Đức Chúa Trời khai sáng và soi sáng, và thường xuyên kết nối và giao tiếp thực sự với Ngài. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này đã nắm bắt được một phần tâm ý của Đức Chúa Trời; họ có thể tìm thấy các nguyên tắc của lẽ thật trong mọi việc họ làm; và họ biết làm thế nào để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Hơn thế, họ cũng đã tìm thấy con đường để biết đến Đức Chúa Trời và bắt đầu làm chứng cho sự hiểu biết của mình về Ngài. Trong quá trình dần trưởng thành, họ dần có hiểu biết và kiến thức về tâm ý của Đức Chúa Trời, về tâm ý của Ngài khi tạo ra loài người và tâm ý của Ngài trong việc quản lý loài người. Họ cũng dần có hiểu biết và kiến thức về thực chất trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Không có quan niệm hay trí tượng tượng chủ quan nào của con người có thể thay thế được kiến thức này. Mặc dù không thể nói rằng trong giai đoạn thứ năm cuộc đời của con người đã hoàn toàn trưởng thành hoặc con người ở giai đoạn này đã công chính hay trọn vẹn, nhưng kiểu người này đã tiến một bước đến giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống và đã có thể đến trước Đức Chúa Trời để đối mặt trực tiếp với lời Ngài và với Ngài. Bởi lẽ kiểu người này đã trải nghiệm rất nhiều lời của Đức Chúa Trời, đã trải qua vô số thử luyện và chịu vô số sự sửa dạy, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời nên sự quy phục của họ trước Đức Chúa Trời không phải là tương đối mà là tuyệt đối. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời đã chuyển từ tiềm thức sang kiến thức rõ ràng và chính xác, từ hời hợt đến sâu sắc, từ mờ ảo và mơ hồ đến tỉ mỉ và hữu hình. Họ đã chuyển từ việc dò dẫm vất vả và tìm kiếm thụ động sang kiến thức dễ dàng và chủ động làm chứng. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này có được thực tế lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, rằng họ đã bước vào con đường dẫn đến sự hoàn thiện như con đường mà Phi-e-rơ đã đi. Đây là kiểu người thứ năm, con người trong trạng thái trưởng thành hay chính là giai đoạn trưởng thành.

Ngày 14 tháng 12 năm 2013

Trước: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I

Tiếp theo: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger