Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất IV

Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời (I)

Chúng ta đã có thêm một số sự thông công về thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong buổi họp trước. Bây giờ, chúng ta sẽ không thảo luận về chủ đề sự công chính của Đức Chúa Trời nữa. Điều chúng ta sẽ nói ngày hôm nay là một chủ đề hoàn toàn mới – sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, tuy thế, là một khía cạnh khác trong thực chất độc nhất của Đức Chúa Trời, vì vậy việc chúng ta thông công về chủ đề này là rất quan trọng. Trước đây Ta đã thông công về hai khía cạnh khác trong thực chất của Đức Chúa Trời – tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và thẩm quyền của Đức Chúa Trời; những khía cạnh này, và khía cạnh mà Ta sẽ thông công ngày hôm nay, tất cả đều độc nhất đúng không? (Đúng vậy.) Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời cũng là duy nhất, vì vậy chủ đề cho sự thông công của chúng ta hôm nay sẽ là những gì tạo nên nền tảng và gốc rễ của sự độc nhất này. Hôm nay chúng ta sẽ thông công về thực chất độc nhất của Đức Chúa Trời – sự thánh khiết của Ngài. Có lẽ một vài người trong các ngươi có một số nghi ngại, và đang thắc mắc: “Tại sao chúng ta nên thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời?”. Đừng lo lắng, Ta sẽ diễn giải từ từ cho các ngươi. Một khi các ngươi đã nghe những gì Ta nói, các ngươi sẽ biết lý do tại sao với Ta, việc thông công về chủ đề này là rất cần thiết.

Trước tiên, hãy định nghĩa từ “thánh khiết”. Dựa trên quan niệm của các ngươi và tất cả kiến thức mà các ngươi đã đạt được, các ngươi hiểu định nghĩa của từ “thánh khiết” là gì? (“Thánh khiết” có nghĩa là không bị hoen ố, hoàn toàn không có sự bại hoại hoặc những khiếm khuyết của con người. Sự thánh khiết tỏa ra hết thảy những điều tích cực, dù là trong suy nghĩ, lời nói hay hành động.) Rất tốt. (“Thánh khiết” là thiêng liêng, không tì vết, không thể xúc phạm bởi con người. Nó là độc nhất, nó chỉ có ở Đức Chúa Trời và nó là biểu tượng của Ngài.) Đây là định nghĩa của các ngươi. Trong lòng của mỗi người, từ “thánh khiết” này có một phạm vi, một định nghĩa và một cách diễn giải. Ít nhất, khi các ngươi nhìn thấy từ “thánh khiết”, tâm trí các ngươi không trống rỗng. Các ngươi có một phạm vi định nghĩa nhất định cho từ này và lời nói của một số người phần nào đó gần với những lời nói định nghĩa thực chất tâm tính của Đức Chúa Trời. Điều này là rất tốt. Hầu hết mọi người tin rằng từ “thánh khiết” là một từ tích cực, và điều này chắc chắn là đúng. Nhưng hôm nay, khi chúng ta thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, Ta sẽ không chỉ nói về những định nghĩa hay giải thích. Thay vào đó, Ta sẽ đưa ra các sự thật làm bằng chứng để cho ngươi thấy tại sao Ta nói Đức Chúa Trời là thánh khiết và tại sao Ta sử dụng từ “thánh khiết” để mô tả thực chất của Đức Chúa Trời. Đến khi sự thông công của chúng ta kết thúc, ngươi sẽ cảm thấy việc sử dụng từ “thánh khiết” để định nghĩa thực chất của Đức Chúa Trời và nói về Đức Chúa Trời là hoàn toàn xác đáng và phù hợp nhất. Ít nhất, trong phạm vi ngôn ngữ hiện tại của con người, sử dụng từ này để nói về Đức Chúa Trời là đặc biệt thích hợp – trong tất cả các từ của ngôn ngữ nhân loại, chỉ duy nhất từ này là hoàn toàn phù hợp để nói về Đức Chúa Trời. Từ này, khi được sử dụng để chỉ Đức Chúa Trời, không phải là một từ sáo rỗng, cũng không phải là một từ ngữ khen ngợi vô căn cứ hay nịnh hót sáo rỗng. Mục đích thông công của chúng ta là cho phép mỗi người nhận ra sự thật về khía cạnh này trong thực chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không sợ sự hiểu biết của con người, mà Ngài sợ sự hiểu lầm của họ. Đức Chúa Trời mong muốn mọi người biết thực chất của Ngài và Ngài có gì và là gì. Vì vậy, mỗi khi chúng ta đề cập đến một khía cạnh trong thực chất của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể viện dẫn nhiều nhận thức để cho mọi người thấy rằng khía cạnh này trong thực chất của Đức Chúa Trời thực sự tồn tại.

Giờ chúng ta đã có định nghĩa về từ “thánh khiết”, hãy thảo luận một vài ví dụ. Theo những quan niệm của con người, họ tưởng tượng ra nhiều thứ và nhiều người là “thánh khiết”. Ví dụ, các chàng trai và cô gái đồng trinh được định nghĩa là thánh khiết trong từ điển của nhân loại. Nhưng họ có thực sự thánh khiết không? Cái gọi là “thánh khiết” này và từ “thánh khiết” mà chúng ta sẽ thông công ngày hôm nay có phải là một và như nhau không? Những người trong số con người có đạo đức tốt, những người có lời nói tinh tế và có văn hóa, những người không bao giờ làm tổn thương bất cứ ai, và những người, bằng lời nói, làm cho người khác thoải mái và dễ chịu – họ có thánh khiết không? Những người thường làm việc tốt, bác ái và đưa ra trợ giúp tuyệt vời cho người khác, những người mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống của mọi người, họ có thánh khiết không? Những người không nuôi những tư tưởng vị kỷ, những người không đặt ra yêu cầu hà khắc đối với bất cứ ai, những người khoan dung với mọi người, họ có thánh khiết không? Những người chưa bao giờ cãi nhau hay lợi dụng ai, họ có thánh khiết không? Và những người làm việc vì lợi ích của người khác, những người mang lại lợi ích cho người khác và mang lại sự khai trí cho người khác bằng mọi cách thì sao, họ có thánh khiết không? Những người dành tất cả khoản dành dụm cả đời của mình cho người khác và sống một cuộc sống đơn giản, những người nghiêm khắc với bản thân nhưng đối xử với người khác một cách rộng lượng, họ có thánh khiết không? (Không.) Tất cả các ngươi đều nhớ mẹ mình đã chăm sóc và trông nom các ngươi bằng mọi cách có thể tưởng tượng được như thế nào, họ có thánh khiết không? Những thần tượng mà các ngươi yêu mến, dù là người nổi tiếng, người có danh tiếng hay vĩ nhân, họ có thánh khiết không? (Không.) Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những nhà tiên tri trong Kinh Thánh, những người có thể nói những điều về tương lai mà nhiều người không biết – những người này có thánh khiết không? Những người có thể ghi lại những lời Đức Chúa Trời và sự thật về công tác của Ngài trong Kinh Thánh – họ có thánh khiết không? Môi-se có thánh khiết không? Áp-ra-ham có thánh khiết không? (Không.) Gióp thì sao? Ông ấy có thánh khiết không? (Không.) Gióp được Đức Chúa Trời gọi là một người công chính, vậy tại sao ngay cả ông cũng không được gọi là thánh khiết? Những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác thực sự không thánh khiết sao? Họ có hay không? (Không.) Các ngươi có chút không chắc chắn, không chắc về câu trả lời, và không dám nói “Không”, nhưng cũng không dám nói “Có”, nên cuối cùng các ngươi chỉ nói nửa vời là “Không”. Để Ta hỏi một câu hỏi khác. Các sứ giả của Đức Chúa Trời – các sứ giả mà Đức Chúa Trời gửi xuống đất, họ có thánh khiết không? Các thiên sứ có thánh khiết không? (Không.) Nhân loại không bị Sa-tan làm sa ngã, họ có thánh khiết không? (Không.) Các ngươi cứ trả lời “Không” cho mọi câu hỏi. Căn cứ vào đâu? Các ngươi đang mù mờ, phải không? Vậy tại sao ngay cả các thiên sứ cũng được cho là không thánh khiết? Giờ các ngươi cảm thấy không chắc chắn, đúng không? Các ngươi có thể giải đáp được dựa trên cơ sở nào mà con người, sự vật hoặc những thứ phi thọ tạo mà chúng ta đã đề cập trước đó không phải là thánh khiết không? Ta chắc chắn các ngươi không thể. Vậy thì chẳng phải việc các ngươi nói “Không” có chút vô trách nhiệm sao? Chẳng phải ngươi đang trả lời cách mù quáng sao? Một số người đang băn khoăn: “Vì Ngài đã đặt câu hỏi theo cách này, câu trả lời chắc chắn phải là ‘Không’”. Đừng cho Ta những câu trả lời liến thoắng. Hãy suy nghĩ cẩn thận xem câu trả lời là “Có” hay “Không”. Các ngươi sẽ biết lý do tại sao câu trả lời là “Không” khi chúng ta thông công xong về chủ đề tiếp theo. Ta sẽ sớm cho các ngươi câu trả lời. Đầu tiên, hãy đọc từ trong Kinh Thánh.

1. Mệnh lệnh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời cho con người

Sách sáng thế 2:15-17 Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn. Rồi, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.

2. Sự cám dỗ của Rắn với người nữ

Sách sáng thế 3:1-5 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Ðức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Ðức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.

Hai đoạn này là những đoạn trích từ sách Sáng-thế ký trong Kinh thánh. Tất cả các ngươi có thấy quen thuộc hai đoạn này không? Chúng liên quan đến các sự kiện xảy ra lúc ban đầu, khi loài người lần đầu tiên được thọ tạo; những sự kiện này là thật. Trước tiên chúng ta hãy xem loại lệnh nào mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã truyền cho A-đam và Ê-va; nội dung của lệnh này rất quan trọng đối với chủ đề của chúng ta ngày hôm nay. “Rồi, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán dạy rằng; Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn: nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết”. Ngụ ý mệnh lệnh của Đức Chúa Trời cho con người trong đoạn này là gì? Thứ nhất, Đức Chúa Trời nói với con người những gì họ có thể ăn, cụ thể là, trái của nhiều loại cây. Không có nguy hiểm và không có chất độc; tất cả có thể ăn được và ăn thỏa thích như con người mong muốn, không phải lo lắng và nghi ngờ gì. Đây là một phần trong mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Phần khác là một cảnh báo. Trong lời cảnh báo này, Đức Chúa Trời phán với con người họ không được ăn trái từ cây biết điều thiện và điều ác. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ ăn từ cây này? Đức Chúa Trời phán với con người: Nếu ngươi ăn nó, ngươi chắc chắn sẽ chết. Chẳng phải những lời này là thẳng thắn sao? Nếu Đức Chúa Trời phán với ngươi điều này nhưng ngươi không hiểu tại sao, liệu ngươi có coi những lời Ngài là một quy tắc hay một mệnh lệnh phải được vâng phục không? Những lời như vậy phải được vâng phục. Nhưng cho dù con người có thể vâng lời hay không, những lời Đức Chúa Trời là không thể chối cãi. Đức Chúa Trời phán với con người rất rõ ràng những gì họ có thể ăn và những gì họ không thể ăn, và những gì sẽ xảy ra nếu họ ăn những gì họ không thể ăn. Trong những lời ngắn gọn này mà Đức Chúa Trời phán dạy, ngươi có thể thấy điều gì về tâm tính của Đức Chúa Trời không? Những lời này của Đức Chúa Trời có đúng không? Có sự lừa dối nào không? Có bất kỳ giả dối nào không? Có sự đe dọa nào không? (Không có.) Đức Chúa Trời phán dạy con người một cách trung thực, thành thật và chân thành về những gì họ có thể ăn và những gì họ không thể ăn. Đức Chúa Trời phán rõ ràng và thẳng thắn. Có bất kỳ ẩn ý nào trong những lời này không? Những lời không thẳng thắn sao? Có cần phải phỏng đoán không? Không cần phỏng đoán. Ý nghĩa của chúng là rõ ràng trong nháy mắt. Khi đọc chúng, người ta cảm thấy hoàn toàn rõ ràng về ý nghĩa của chúng. Đó là, những gì Đức Chúa Trời muốn nói và những gì Ngài muốn bày tỏ xuất phát từ trái tim Ngài. Những điều Đức Chúa Trời bày tỏ là tinh sạch, thẳng thắn và rõ ràng. Không có động cơ bí mật, cũng không có bất kỳ ẩn ý nào. Ngài trực tiếp phán dạy con người, bảo họ những gì có thể ăn và những gì không thể ăn. Điều đó có nghĩa là, qua những lời này của Đức Chúa Trời, con người có thể thấy rằng tấm lòng của Đức Chúa Trời là minh bạch và chân thực. Không có dấu vết của sự giả dối ở đây; không phải kiểu nói với ngươi rằng ngươi không được ăn những gì có thể ăn được, hoặc nói với ngươi “Hãy làm điều đó và xem điều gì sẽ xảy ra” với những thứ mà ngươi không thể ăn được. Đây không phải là những gì Đức Chúa Trời muốn nói. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời nghĩ trong lòng, thì đó là những gì Ngài phán dạy. Nếu Ta nói Đức Chúa Trời là thánh khiết bởi vì Ngài thể hiện và mặc khải chính Ngài trong những lời này theo cách này, thì ngươi có thể cảm thấy rằng Ta đã xé việc bé ra to hoặc Ta đã phóng đại một vấn đề quá xa. Nếu vậy, đừng lo lắng; chúng ta vẫn chưa xong đâu.

Bây giờ chúng ta hãy nói về “Sự cám dỗ của con rắn với người nữ”. Ai là con rắn? Là Sa-tan. Nó đóng vai trò là vật làm nền trong kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Đức Chúa Trời, và đó là một vai trò mà chúng ta phải đề cập khi thông công về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Tại sao Ta lại nói điều này? Nếu ngươi không biết sự tà ác và bại hoại của Sa-tan, nếu ngươi không biết về bản tính của Sa-tan, thì ngươi không có cách nào để thừa nhận sự thánh khiết, và ngươi cũng không thể biết được sự thánh khiết thực sự là gì. Trong bối rối, mọi người tin rằng những gì Sa-tan làm là đúng, bởi vì họ sống trong kiểu tâm tính bại hoại này. Không có vật làm nền, không có điểm so sánh, ngươi không thể biết sự thánh khiết là gì. Đó là lý do tại sao Sa-tan phải được nhắc đến ở đây. Sự đề cập như vậy không phải lời sáo rỗng. Thông qua những lời và việc làm của Sa-tan, chúng ta sẽ thấy Sa-tan hành động như thế nào, Sa-tan làm sa ngã loài người ra sao, và bản tính và diện mạo của Sa-tan là gì. Vậy người nữ đã nói gì với con rắn? Người nữ kể lại cho con rắn những gì Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nói với bà. Khi bà nói những lời này, bà có chắc chắn rằng những gì Đức Chúa Trời đã nói với mình là đúng không? Bà không thể chắc chắn. Là một người mới được thọ tạo, bà không có khả năng phân biệt thiện ác, và bà cũng không có bất kỳ nhận thức nào về bất cứ điều gì xung quanh mình. Đánh giá trên những lời bà ấy nói với con rắn, bà không chắc trong lòng mình rằng những lời Đức Chúa Trời là đúng; thái độ của bà ấy là như thế. Vì vậy, khi con rắn thấy rằng người nữ có thái độ không chắc chắn đối với những lời Đức Chúa Trời, nó đã nói: “Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Ðức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”. Có bất cứ điều gì có vấn đề trong những lời này không? Khi các ngươi đọc câu này, các ngươi có nắm bắt được ý đồ của con rắn không? Những ý đồ đó là gì? Nó muốn dụ dỗ người nữ này, để ngăn bà ấy nghe lời Đức Chúa Trời. Nhưng nó đã không nói những điều này cách trực tiếp. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng nó rất xảo quyệt. Nó bày tỏ ý của nó một cách ranh mãnh và lảng tránh để đạt được mục tiêu đã định, điều mà nó luôn giấu trong tâm trí nó, được che giấu khỏi con người – đó là sự xảo quyệt của con rắn. Đây luôn là cách nói và hành động của Sa-tan. Nó nói “không chắc”, mà không xác nhận cách này hay cách khác. Nhưng khi nghe điều này, lòng người nữ dốt nát đã bị lay động. Con rắn rất hài lòng, vì lời của nó đã có tác dụng mong muốn, đó là ý đồ xảo quyệt của con rắn. Hơn nữa, bằng cách hứa hẹn một kết quả có vẻ như hấp dẫn đối với con người, nó đã quyến rũ bà ấy, nói rằng: “Hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra”. Vì vậy, bà ấy suy ngẫm: “Mắt mình được mở ra là một điều tốt!”. Và sau đó nó nói một thứ thậm chí còn tốt hơn, những lời chưa từng được con người biết đến, những lời mang sức mạnh dụ dỗ lớn đối với những người nghe chúng: “Hai ngươi sẽ như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”. Chẳng phải những lời này cám dỗ con người cách mãnh liệt sao? Nó giống như ai đó nói với ngươi rằng: “Khuôn mặt của ngươi có hình dạng tuyệt vời, ngoại trừ sống mũi của ngươi hơi ngắn. Nếu ngươi sửa nó, thì ngươi sẽ là một người đẹp đẳng cấp thế giới!”. Liệu những lời này có làm lay động trái tim của một người trước đây chưa bao giờ ấp ủ ý muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ không? Chẳng phải những lời này đầy cám dỗ sao? Chẳng phải sự dụ dỗ rất hấp dẫn với ngươi sao? Và đây chẳng phải là một sự cám dỗ sao? (Đúng vậy.) Đức Chúa Trời có nói những điều như thế này không? Có bất cứ gợi ý nào về điều này trong những lời Đức Chúa Trời mà chúng ta vừa mới nghiên cứu không? Đức Chúa Trời có nói những gì Ngài nghĩ trong lòng không? Con người có thể thấy được tấm lòng của Đức Chúa Trời qua lời Ngài không? (Có.) Nhưng khi con rắn nói những lời đó với người nữ, ngươi có thể thấy tấm lòng của nó không? Không thấy. Và vì sự thiếu hiểu biết của con người, con người dễ dàng bị quyến rũ bởi những lời nói của con rắn và dễ dàng bị lừa. Vậy ngươi có thể thấy được những ý đồ của Sa-tan không? Ngươi có thể thấy được mục đích đằng sau những gì Sa-tan nói không? Ngươi có thể thấy âm mưu và mưu mẹo của Sa-tan không? (Không.) Kiểu tâm tính nào được thể hiện qua cách nói của Sa-tan? Loại thực chất nào ngươi đã thấy trong Sa-tan qua những lời này? Chẳng phải nó tinh vi sao? Có thể trên bề mặt hắn mỉm cười với ngươi, hoặc có thể hắn không tỏ ra bất kỳ biểu hiện nào. Nhưng trong thâm tâm, hắn đang tính toán làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình, và chính mục tiêu này là điều ngươi không thể nhìn thấy. Tất cả những hứa hẹn mà hắn đưa ra cho ngươi, tất cả những thuận lợi mà hắn mô tả, đều là chiêu bài cám dỗ của hắn. Ngươi thấy những điều này là tốt, vì vậy ngươi cảm thấy rằng những gì hắn nói là hữu ích hơn, thực chất hơn những gì Đức Chúa Trời phán dạy. Khi chuyện này xảy ra, chẳng phải con người sẽ trở thành một tù nhân đầu phục sao? Chiến lược này mà Sa-tan sử dụng chẳng phải là quỷ quyệt sao? Ngươi cho phép bản thân chìm vào sự suy đồi. Không cần Sa-tan phải nhấc một ngón tay, mà chỉ bằng cách nói hai câu này, ngươi sẽ trở nên vui vẻ đi theo Sa-tan, tuân theo Sa-tan. Do đó, mục tiêu của Sa-tan đã đạt được. Chẳng phải ý đồ này nham hiểm sao? Chẳng phải đây là diện mạo nguyên sơ nhất của Sa-tan sao? Từ những lời của Sa-tan, con người có thể thấy động cơ hiểm ác của hắn, nhìn thấy diện mạo ghê tởm và thấy được thực chất của hắn. Chẳng phải vậy sao? Khi so sánh những câu này, nếu không phân tích, có lẽ ngươi có thể cảm thấy như thể những lời của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thật buồn tẻ, tầm thường và sáo rỗng, rằng chúng không biện minh bằng cách nói hào hứng ở đây để ngợi khen sự trung thực của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta lấy lời của Sa-tan và diện mạo ghê tởm của Sa-tan làm vật làm nền, chẳng phải những lời này của Đức Chúa Trời có trọng lượng đáng kể cho con người thời nay sao? (Đúng vậy.) Qua sự so sánh này, con người có thể cảm nhận được sự toàn hảo thuần khiết của Đức Chúa Trời. Mọi lời Sa-tan nói, cũng như động cơ, ý đồ của Sa-tan và cách hắn nói, tất cả đều bị pha tạp. Đặc điểm chính trong cách nói của Sa-tan là gì? Sa-tan sử dụng lời nói nước đôi để cám dỗ ngươi, mà không để ngươi nhìn thấu tính hai mang của hắn, và cũng không để cho ngươi nhận ra mục tiêu của hắn; Sa-tan để ngươi đớp mồi, nhưng ngươi vẫn phải ngợi khen và ca ngợi những công lao của hắn. Chẳng phải âm mưu này chính là phương pháp thường lệ của Sa-tan sao? (Đúng vậy.) Bây giờ chúng ta hãy xem những lời và cách diễn đạt khác của Sa-tan cho phép con người nhìn thấy gì nữa trong diện mạo ghê tởm của hắn. Chúng ta hãy đọc thêm trong Kinh Thánh.

3. Hội thoại giữa Sa-tan và Đức Chúa Trời Giê-hô-va

Gióp 1:6-11 Vả, một ngày kia các con trai của Ðức Chúa Trời đến ra mắt Ðức Giê-hô-va, và Sa-tan cũng đến trong vòng chúng. Ðức Giê-hô-va phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa với Ðức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó. Ðức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng; nơi thế gian chẳng có người nào giống như nó, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Ðức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác? Sa-tan thưa với Ðức Giê-hô-va rằng: Gióp há kính sợ Ðức Chúa Trời luống công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt.

Gióp 2:1-5 Xảy ra một ngày kia, các con trai của Ðức Chúa Trời đến ra mắt Ðức Giê-hô-va, Sa-tan cũng có đến trong vòng chúng đặng ra mắt Ðức Giê-hô-va. Ðức Giê-hô-va bèn phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa cùng Ðức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó. Ðức Giê-hô-va lại phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ ta chăng? Trên đất chẳng có ai giống như người, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Ðức Chúa Trời, và lánh khỏi đều ác; lại người bền đỗ trong sự hoàn toàn mình, mặc dầu ngươi có giục ta phá hủy người vô cớ. Sa-tan thưa lại với Ðức Giê-hô-va rằng: Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình. Nhưng bây giờ xin Chúa hãy giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt.

Hai đoạn này bao gồm toàn bộ một cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan; chúng ghi lại những gì Đức Chúa Trời nói và những gì Sa-tan nói. Đức Chúa Trời không nói nhiều, và Ngài phán rất đơn giản. Chúng ta có thể thấy được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong những lời đơn giản của Ngài không? Vài người sẽ nói rằng điều này không dễ thực hiện. Thế chúng ta có thể thấy được sự ghê tởm của Sa-tan trong lời đáp của nó không? Trước tiên hãy nhìn vào kiểu câu hỏi Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã hỏi Sa-tan. “Ngươi ở đâu đến?”. Chẳng phải đây là câu hỏi thẳng nó sao? Có ẩn ý nào không? Không có; nó chỉ là một câu hỏi thẳng thắn. Nếu Ta hỏi các ngươi: “Ngươi ở đâu đến?” thì các ngươi sẽ trả lời như thế nào? Nó có phải là câu hỏi khó trả lời không? Liệu các ngươi sẽ đáp: “Tôi trải qua đây đó và dạo chơi tại nơi nó”? (Không.) Các ngươi sẽ không trả lời như thế. Thế thì các ngươi cảm thấy thế nào khi các ngươi thấy Sa-tan trả lời theo cách này? (Chúng con cảm thấy Sa-tan đang vô lý, mà cũng gian dối.) Các ngươi có thể nói Ta đang cảm thấy gì không? Mỗi khi Ta thấy những lời này của Sa-tan, Ta cảm thấy ghê tởm, vì Sa-tan nói, nhưng lời nó chẳng có chút thực chất gì. Sa-tan đã trả lời câu hỏi của Đức Chúa Trời chưa? Không, những lời Sa-tan nói không phải là một câu trả lời, chúng chẳng đem lại điều gì. Chúng không phải là một câu trả lời cho câu hỏi của Đức Chúa Trời. “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”. Hiểu biết của ngươi về những lời này là gì? Thế Sa-tan đến từ đâu? Các ngươi đã nhận được câu trả lời nào cho câu hỏi này chưa? (Chưa.) Đây là “thiên tài” của các âm mưu quỷ quyệt của Sa-tan – không để bất cứ ai phát hiện được nó thật sự đang nói gì. Nghe những lời này ngươi vẫn không thể phân định được nó nói gì, ngay cả khi nó đã trả lời xong. Vậy mà Sa-tan tin rằng nó đã trả lời hoàn hảo. Thế ngươi cảm thấy như thế nào? Ghê tởm? (Vâng.) Giờ ngươi bắt đầu cảm thấy ghê tởm đối với những lời này. Những lời của Sa-tan có một đặc điểm nhất định: Những gì Sa-tan nói khiến ngươi vò đầu bứt tóc, không thể hiểu được nguồn gốc những lời của nó. Đôi khi Sa-tan có những động cơ và nói theo cách cố ý, và đôi khi bị chi phối bởi bản tính của nó, những lời như vậy phát ra một cách tự phát, và vọt ra thẳng từ miệng Sa-tan. Sa-tan không dành nhiều thời gian để cân nhắc những lời như vậy; thay vì thế, chúng được bày tỏ mà không suy nghĩ. Khi Đức Chúa Trời hỏi hắn đến từ đâu, Sa-tan trả lời bằng một vài từ nhập nhằng. Ngươi cảm thấy rất rối, không bao giờ biết được chính xác Sa-tan ở đâu đến. Có ai trong số các ngươi nói như thế này không? Kiểu nói này là gì? (Nó mập mờ và không đưa ra một câu trả lời chắc chắn.) Chúng ta nên dùng loại từ ngữ gì để miêu tả kiểu nói này? Là dương đông kích tây, làm cho lẫn lộn. Giả sử một ai đó không muốn cho người khác biết họ đã làm gì ngày hôm qua. Ngươi hỏi họ: “Hôm qua tôi thấy anh. Anh đã đi đâu vậy?”. Họ không nói trực tiếp cho ngươi họ đã đi đâu. Thay vào đó, họ nói: “Ngày hôm qua thật là một ngày dài. Thật là mệt mỏi!”. Họ đã trả lời câu hỏi của ngươi chưa? Họ đã trả lời, nhưng họ đã không đưa ra câu trả lời mà ngươi muốn. Đây chính là “thiên tài” trong kỹ xảo ăn nói của con người. Ngươi không bao giờ có thể nhận ra được điều họ muốn nói, hay nắm bắt được nguồn gốc hoặc ý đồ của lời họ. Ngươi không biết được họ đang cố né tránh điều gì vì trong lòng họ có câu chuyện của riêng mình – điều này thật nham hiểm. Có bất kỳ ai trong các ngươi cũng thường nói theo cách này không? (Có.) Thế mục đích của các ngươi là gì? Có phải đôi khi là để bảo vệ quyền lợi của bản thân, đôi khi để duy trì niềm tự hào, vị trí, và hình tượng của riêng ngươi, để bảo vệ những bí mật đời sống riêng tư của ngươi? Cho dù mục đích có là gì, nó đều không tách rời khỏi những quyền lợi của ngươi, gắn kết với những quyền lợi của ngươi. Điều này chẳng phải là bản tính của con người sao? Tất cả những ai có một bản tính như thế đều có quan hệ mật thiết với Sa-tan, nếu không phải là người nhà của nó. Chúng ta có thể nói như vậy, đúng không? Nói chung, biểu hiện này là gớm ghiếc và đáng ghê tởm. Giờ các ngươi cũng cảm thấy ghê tởm, đúng không? (Đúng.)

Chúng ta hãy cùng xem những câu sau. Sa-tan đáp lại câu hỏi của Đức Giê-hô-va, nói rằng: “Gióp há kính sợ Ðức Chúa Trời luống công sao?”. Sa-tan đang mở ra một cuộc tấn công vào sự đánh giá của Đức Giê-hô-va về Gióp, và cuộc tấn công này mang màu thù địch. “Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao?”. Đây là trí hiểu và sự đánh giá của Sa-tan về công tác của Đức Giê-hô-va trên Gióp. Sa-tan đánh giá như này, nói rằng: “Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt”. Sa-tan luôn nói một cách mập mờ nhưng ở đây nó nói bằng những lời lẽ chắc chắn. Thế mà, những lời này, dù chúng được nói bằng những lời lẽ chắc chắn, lại là một cuộc tấn công, một điều báng bổ và một hành động thách thức Giê-hô-va Đức Chúa Trời, thách thức chính Đức Chúa Trời. Các ngươi cảm thấy như thế nào khi nghe những lời này? Các ngươi có thấy ác cảm không? Các ngươi có thể nhìn thấu được các ý đồ của Sa-tan không? Trước hết, Sa-tan bác bỏ đánh giá của Đức Giê-hô-va về Gióp – một người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Rồi Sa-tan bác bỏ mọi điều Gióp nói và làm, nghĩa là, nó bác bỏ sự kính sợ của ông ấy với Đức Giê-hô-va. Đây chẳng phải là buộc tội sao? Sa-tan đang buộc tội, bác bỏ và nghi ngờ hết thảy mọi việc Đức Giê-hô-va làm và phán dạy. Nó không tin, nói rằng: “Nếu Ngài nói những điều như này, thì sao tôi đã không thấy nó? Ngài đã ban cho người quá nhiều ơn phước, thế thì sao người lại có thể không kính sợ Ngài?”. Đây chẳng phải là một sự bác bỏ mọi điều mà Đức Chúa Trời làm sao? Buộc tội, bác bỏ, báng bổ – chẳng phải những lời của Sa-tan là một sự công kích sao? Chẳng phải chúng là sự thể hiện thật sự những gì Sa-tan nghĩ trong lòng sao? Những lời này chắc chắn không giống với những lời chúng ta vừa đọc: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”. Chúng hoàn toàn khác nhau. Thông qua những lời này, Sa-tan phơi bày toàn bộ lòng dạ nó – thái độ của nó với Đức Chúa Trời và sự ghê tởm của nó đối với sự kính sợ Đức Chúa Trời của Gióp. Khi điều này xảy ra, bản tính hiểm độc và tà ác của nó hoàn toàn lộ ra. Nó ghê tởm những ai kính sợ Đức Chúa Trời, ghê tởm những ai lánh khỏi điều ác, và thậm chí còn ghê tởm Giê-hô-va hơn vì ban ơn phước cho con người. Nó muốn dùng cơ hội này để hủy diệt Gióp, người mà Đức Chúa Trời tận tay nâng đỡ, để huỷ hoại ông ấy, bảo rằng: “Ngài nói Gióp kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác. Tôi lại thấy khác”. Nó dùng nhiều cách khác nhau để kích động và xúi giục Giê-hô-va, và dùng những thủ đoạn khác nhau hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời giao Gióp cho Sa-tan để bị mặc sức thao túng, làm hại và hành hạ. Nó muốn lợi dụng cơ hội này để hủy diệt người đàn ông công chính và hoàn hảo này trong mắt Đức Chúa Trời. Có phải chỉ là một sự bốc đồng nhất thời khiến Sa-tan có loại lòng dạ này không? Không, không phải vậy. Nó đã được hình thành từ lâu rồi. Khi Đức Chúa Trời làm công tác, quan tâm đến một người, và dò xét người này, và khi Ngài ưu ái cũng như khen ngợi người này, Sa-tan cũng theo sát sao phía sau, cố gắng mê hoặc người đó và tàn hại họ. Nếu Đức Chúa Trời muốn thu phục người này, Sa-tan sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để cản trở Đức Chúa Trời, dùng mọi thủ đoạn tà ác khác nhau để cám dỗ, làm nhiễu loạn và phá hoại công tác của Đức Chúa Trời, hầu để đạt được mục đích ngầm của nó. Mục đích này là gì? Nó không muốn Đức Chúa Trời thu phục được bất cứ ai; nó muốn đoạt lấy những người mà Ngài muốn thu phục, để sở hữu họ, kiểm soát họ, chưởng quản họ để họ thờ phượng nó, hầu để họ nhập bọn với nó trong việc hành ác, và chống đối Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là động cơ nham hiểm của Sa-tan sao? Các ngươi thường nói rằng Sa-tan rất ác độc, rất tà ác, nhưng các ngươi đã thấy nó chưa? Các ngươi có thể thấy loài người xấu xa như thế nào; các ngươi chưa thấy Sa-tan thực tà ác ra sao. Tuy nhiên, trong vấn đề của Gióp, các ngươi đã quan sát rõ Sa-tan tà ác như thế nào. Vấn đề này đã khiến cho diện mạo của Sa-tan và thực chất ghê tởm của nó trở nên rất rõ ràng. Trong khi chiến đấu với Đức Chúa Trời, và lê bước theo Ngài, mục đích của Sa-tan là phá hủy toàn bộ công tác Đức Chúa Trời muốn làm, chiếm hữu và kiểm soát những ai mà Đức Chúa Trời muốn thu phục, hủy diệt hoàn toàn những ai mà Đức Chúa Trời muốn thu phục. Nếu họ không bị hủy diệt, thì họ cũng rơi vào sự chiếm hữu của Sa-tan, bị nó sử dụng – đây là mục đích của nó. Và Đức Chúa Trời làm gì? Đức Chúa Trời chỉ phán một câu đơn giản trong đoạn này; không có ghi chép thêm về bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời làm, nhưng chúng ta thấy có thêm nhiều ghi chép về những gì Sa-tan nói và làm. Trong đoạn tiếp theo của Kinh Thánh, Giê-hô-va hỏi Sa-tan: “Ngươi ở đâu đến?”. Câu trả lời của Sa-tan là gì? (Vẫn là “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”.) Vẫn là câu đó. Điều này đã trở thành khẩu hiệu của Sa-tan, danh thiếp của Sa-tan. Sao lại như vậy? Sa-tan không đáng ghét sao? Chắc chắn việc nói ra câu ghê tởm này chỉ một lần là đủ. Tại sao Sa-tan cứ nhắc lại nó chứ? Việc này chứng tỏ một điều: bản tính của Sa-tan không thay đổi. Sa-tan không thể giả vờ để che đậy bộ mặt xấu xa của nó. Đức Chúa Trời hỏi nó một câu và đây là cách nó trả lời. Việc này mà như thế thì hãy tưởng tượng xem nó hẳn đối xử với con người như thế nào! Sa-tan không e ngại Đức Chúa Trời, không sợ Đức Chúa Trời, và không vâng phục Đức Chúa Trời. Thế nên nó dám ngông cuồng ngạo mạn trước Đức Chúa Trời, dám dùng những lời hệt nhau để phủi đi câu hỏi của Đức Chúa Trời, dám lặp đi lặp lại cùng một câu trả lời cho câu hỏi của Đức Chúa Trời, dám toan dùng câu trả lời này để làm bẽ mặt Đức Chúa Trời – đây là bộ mặt xấu xí của Sa-tan. Nó không tin vào sự toàn năng của Đức Chúa Trời, không tin vào thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và chắc chắn không sẵn lòng đầu phục sự thống trị của Đức Chúa Trời. Nó luôn luôn đối nghịch với Đức Chúa Trời, luôn luôn công kích hết thảy mọi điều mà Đức Chúa Trời thực hiện, cố gắng phá hỏng hết thảy mọi điều mà Đức Chúa Trời thực hiện – đây là mục đích tà ác của nó.

Như được ghi lại trong Sách Gióp, hai đoạn hội thoại mà Sa-tan nói này và những điều Sa-tan đã làm đại diện cho sự chống đối của nó với Đức Chúa Trời trong kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Ngài – ở đây, bản chất thật của Sa-tan bị phơi bày. Ngươi đã từng thấy lời và việc làm của Sa-tan trong đời thực chưa? Khi ngươi thấy chúng, ngươi có thể không nghĩ chúng là những điều do Sa-tan nói, mà thay vào đó nghĩ chúng là những điều do con người nói. Cái gì được thể hiện, khi những điều như vậy được con người nói ra? Sa-tan được thể hiện. Ngay cả khi ngươi nhận ra nó, ngươi vẫn không thể nắm bắt được nó thực sự đang được nói ra bởi Sa-tan. Nhưng giờ đây, ngươi chắc chắn đã thấy điều chính Sa-tan đã nói. Giờ đây ngươi có sự hiểu biết hết sức rõ ràng và chắc chắn về diện mạo ghê tởm và sự tà ác của Sa-tan. Thế có phải hai đoạn do Sa-tan nói này có giá trị để giúp con người ngày nay có được kiến thức về bản tính của Sa-tan không? Có phải hai đoạn này đáng được ghi nhớ cẩn thận để cho nhân loại hôm nay có khả năng nhận ra được bộ mặt ghê tởm của Sa-tan, nhận ra bộ mặt thật ban đầu của Sa-tan không? Mặc dù điều này có vẻ không phải là một điều thích hợp để nói, nhưng những lời này được bày tỏ như vậy, dù sao cũng có thể được xem là chính xác. Thật vậy, đây là cách duy nhất mà Ta có thể bày tỏ ý này, và nếu các ngươi có thể hiểu được nó, thì thế là đủ. Hết lần này đến lần khác, Sa-tan công kích những điều Đức Giê-hô-va thực hiện, phun ra những lời buộc tội về sự kính sợ của Gióp với Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Sa-tan cố gắng khiêu khích Đức Giê-hô-va bằng những cách thức khác nhau, cố khiến Đức Giê-hô-va dung túng cho sự xúi giục của nó về Gióp. Lời nó do vậy có một bản chất rất khiêu khích. Thế hãy nói cho Ta, một khi Sa-tan đã nói những lời này, Đức Chúa Trời có thể thấy rõ điều Sa-tan muốn làm không? (Có.) Trong lòng Đức Chúa Trời, người đàn ông Gióp mà Đức Chúa Trời xem xét – người hầu cận này của Đức Chúa Trời, người mà Đức Chúa Trời xem là một người công chính, một người hoàn hảo – liệu ông ta có thể chống lại được kiểu cám dỗ này không? (Được.) Tại sao Đức Chúa Trời lại chắc chắn về điều đó như vậy? Có phải Đức Chúa Trời luôn dò xét lòng người? (Đúng.) Thế Sa-tan có khả năng dò xét lòng người không? Sa-tan không thể. Ngay cả nếu Sa-tan có thể thấy lòng ngươi, bản tính tà ác của nó sẽ không bao giờ cho nó tin rằng sự khánh khiết là sự thánh khiết, hay sự nhơ bẩn là sự nhơ bẩn. Sa-tan tà ác không bao giờ có thể trân quý bất cứ điều gì thánh khiết, chính nghĩa hay tươi sáng. Sa-tan không thể ngừng hành động không mệt mỏi phù hợp với bản tính của nó, sự tà ác của nó, và qua những phương thức thường lệ của nó. Ngay cả khi cái giá là bản thân nó bị trừng phạt và hủy diệt bởi Đức Chúa Trời, nó cũng không ngần ngại ngoan cố chống lại Đức Chúa Trời – điều này là tà ác, đây là bản tính của Sa-tan. Thế nên trong đoạn này, Sa-tan nói: “Lấy da đền da, phàm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình. Nhưng bây giờ xin Chúa hãy giơ tay ra, đụng đến hại xương thịt người, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt”. Sa-tan nghĩ rằng sự kính sợ của con người với Đức Chúa Trời là vì con người đã thu được quá nhiều lợi lộc từ Đức Chúa Trời. Con người thu được những mối lợi từ Đức Chúa Trời, thế nên họ nói Đức Chúa Trời là tốt lành. Nhưng không phải vì Đức Chúa Trời là tốt lành, mà chỉ vì con người thu được quá nhiều mối lợi nên người ta mới có thể kính sợ Đức Chúa Trời theo cách này. Một khi mà Đức Chúa Trời lấy đi những mối lợi này khỏi con người, thì họ sẽ từ bỏ Ngài. Trong bản tính tà ác của Sa-tan, nó không tin rằng lòng người có thể thực sự kính sợ Đức Chúa Trời. Vì bản tính tà ác của nó, nó không biết sự thánh khiết là gì, càng không biết sự kính sợ là gì. Nó không biết thuận phục Đức Chúa Trời là gì hay kính sợ Đức Chúa Trời là gì. Vì nó không biết những điều này, nó nghĩ rằng con người cũng không thể kính sợ Đức Chúa Trời. Nói cho Ta nghe, Sa-tan không tà ác sao? Ngoại trừ hội thánh của chúng ta, không có tôn giáo và giáo phái, hay các nhóm tôn giáo và xã hội nào tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, họ càng không tin rằng Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và đang làm công tác phán xét, nên họ nghĩ rằng điều ngươi tin không phải là Đức Chúa Trời. Một kẻ lăng nhăng nhìn xung quanh hắn và thấy mọi người khác lăng nhăng giống như mình nó vậy. Một kẻ xuyên tạc nhìn xung quanh và chỉ thấy sự không trung thực và những dối trá. Một kẻ gian ác thấy mọi người khác gian ác và muốn đấu đá với mọi người hắn thấy. Những ai phần nào thật thà thấy mọi người khác thật thà, nên họ luôn bị lừa gạt, luôn bị lừa đảo, và họ chẳng thể làm gì về việc này. Ta lấy vài ví dụ này để củng cố cho các ngươi trong niềm tin: bản tính tà ác của Sa-tan không phải là sự thôi thúc nhất thời hay bị quyết định bởi hoàn cảnh, cũng như nó không phải là sự biểu hiện tạm thời phát sinh từ bất cứ lý do hay yếu tố bối cảnh nào. Tuyệt đối không! Sa-tan chỉ là không thể không như vậy! Nó không thể làm điều gì tốt lành. Ngay cả khi nó nói điều gì dễ nghe, nó chỉ để dụ dỗ ngươi. Lời nó càng dễ chịu, càng khéo léo, càng nhẹ nhàng, thì những ý định độc ác đằng sau những lời này càng hiểm độc hơn. Loại bộ mặt nào, loại bản tính nào Sa-tan thể hiện trong hai đoạn này? (Quỷ quyệt, hiểm độc và tà ác.) Đặc điểm chính của Sa-tan là tà ác; trên hết, Sa-tan là tà ác và hiểm độc.

Giờ thì chúng ta đã kết thúc cuộc thảo luận về Sa-tan, hãy cùng quay lại nói về Đức Chúa Trời của chúng ta. Trong suốt kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Đức Chúa Trời, rất ít lời phán trực tiếp của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh, và những gì được ghi chép lại rất đơn giản. Chúng ta hãy bắt đầu từ đầu. Đức Chúa Trời thọ tạo con người và kể từ đó đã luôn dẫn dắt đời sống của nhân loại. Dù ban ơn phước cho nhân loại, quy định luật pháp và các điều răn cho con người, hay quy định những quy tắc khác cho đời sống, các ngươi có biết chủ đích của Đức Chúa Trời là gì trong việc thực hiện những điều này không? Trước hết, ngươi có thể nói chắc chắn rằng hết thảy những điều mà Đức Chúa Trời thực hiện là vì lợi ích của nhân loại không? Những lời này đối với các ngươi có vẻ là những lời to tát, sáo rỗng, nhưng khi xem xét những chi tiết bên trong, chẳng phải mọi thứ mà Đức Chúa Trời thực hiện là để dẫn dắt và hướng dẫn con người đến việc sống một đời sống bình thường sao? Dù điều đó khiến con người tuân theo phép tắc của Ngài hay tuân giữ luật pháp của Ngài, mục đích của Đức Chúa Trời là để con người không rơi vào việc thờ phượng Sa-tan và không bị Sa-tan hãm hại; đây là điều cơ bản nhất, và đây là những gì được thực hiện ngay từ ban đầu. Ngay từ ban đầu, khi con người không hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã đưa ra một số luật pháp và quy tắc đơn giản và tạo ra những luật lệ bao quát mọi vấn đề có thể nhận thức được. Những luật lệ này đơn giản, tuy nhiên bên trong chúng chứa đựng tâm ý của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quý trọng, trân quý và hết mực yêu thương nhân loại. Thế chúng ta có thể nói lòng Ngài thánh khiết không? Chúng ta có thể nói lòng Ngài thanh sạch không? (Có.) Đức Chúa Trời có thêm bất kỳ động cơ nào không? (Không có.) Thế mục đích này của Ngài là đúng đắn và tích cực đúng không? Trong quá trình công tác của Đức Chúa Trời, hết thảy những luật lệ Ngài tạo ra có một tác động tích cực lên con người, dẫn lối cho con người. Thế có những suy nghĩ tư lợi nào trong tâm trí Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời có thêm bất kỳ mục đích nào liên quan tới con người không? Đức Chúa Trời có muốn lợi dụng con người theo cách nào đó không? Không một chút nào. Đức Chúa Trời thực hiện như Ngài phán, và những lời nói, hành động của Ngài khớp với những suy nghĩ trong lòng Ngài. Không có mục đích nhơ bẩn, không có những suy nghĩ tư lợi. Không điều gì Ngài làm là vì chính bản thân Ngài; hết thảy mọi điều Ngài làm, Ngài làm vì con người, không có bất cứ mục đích cá nhân nào. Mặc dù Ngài có những kế hoạch và ý định, những điều mà Ngài đặt ra cho con người, không gì trong đó là vì bản thân Ngài. Mọi thứ Ngài làm được thực hiện chỉ vì nhân loại, để bảo vệ nhân loại, để giữ nhân loại không bị lạc lối. Thế chẳng phải tấm lòng này của Ngài quý giá sao? Ngươi có thể thấy dù chỉ một dấu hiệu nhỏ nhất của tấm lòng quý giá như thế ở Sa-tan không? Ngươi không thể thấy mảy may một dấu hiệu nào của điều này ở Sa-tan, ngươi hoàn hoàn không thể thấy được. Mọi thứ Đức Chúa Trời thực hiện được mặc khải tự nhiên. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào cách Đức Chúa Trời làm việc; Ngài thực hiện công tác của Ngài như thế nào? Đức Chúa Trời có lấy những luật pháp và lời Ngài và buộc chặt chúng quanh đầu từng người, như câu thần chú vòng kim cô(a), áp đặt chúng lên từng người một không? Ngài có làm việc theo cách này không? (Không.) Thế Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài theo cách nào? Ngài có đe dọa không? Ngài có quanh co khi Ngài phán với các ngươi không? (Không.) Khi ngươi không hiểu được lẽ thật, làm sao Đức Chúa Trời hướng dẫn ngươi được? Ngài soi sáng cho ngươi, nói rõ cho ngươi rằng làm điều này không phù hợp với lẽ thật, và rồi Ngài bảo ngươi điều ngươi nên làm. Từ những cách thức mà Đức Chúa Trời làm việc này, ngươi cảm thấy mình có mối quan hệ dạng gì với Đức Chúa Trời? Ngươi có cảm thấy Đức Chúa Trời vượt quá tầm với không? (Không.) Thế ngươi cảm thấy thế nào khi ngươi thấy những cách thức mà Đức Chúa Trời làm việc này? Lời Đức Chúa Trời đặc biệt chân thực, và mối quan hệ của Ngài với con người đặc biệt bình thường. Đức Chúa Trời đặc biệt gần gũi với ngươi; không có khoảng cách giữa ngươi và Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời hướng dẫn ngươi, khi Ngài cung cấp cho ngươi, giúp đỡ ngươi và hỗ trợ ngươi, ngươi cảm thấy Đức Chúa Trời mới tốt bụng làm sao, sự tôn kính mà Ngài cảm thúc; ngươi cảm thấy Ngài mới đáng mến làm sao, ngươi cảm thấy sự ấm áp của Ngài. Nhưng khi Đức Chúa Trời trách cứ ngươi vì sự bại hoại của ngươi, hoặc khi Ngài phán xét và sửa dạy ngươi vì phản nghịch Ngài, Ngài dùng phương pháp gì? Ngài có trách cứ ngươi bằng lời không? Ngài có sửa dạy ngươi thông qua môi trường của ngươi và thông qua những con người, sự vật và sự việc không? (Có.) Đức Chúa Trời sửa dạy ngươi đến đâu? Đức Chúa Trời có sửa dạy con người đến cùng mức độ mà Sa-tan hãm hại con người không? (Không, Đức Chúa Trời sửa dạy con người chỉ đến mức độ mà con người có thể chịu đựng được.) Đức Chúa Trời làm việc theo một cách nhẹ nhàng, tinh tế, yêu thương và quan tâm, một cách cực kỳ có chừng mực và đích đáng. Cách của Ngài không kích động trong ngươi những phản ứng cảm xúc mạnh như: “Đức Chúa Trời đang khiến mình làm việc này” hay “Đức Chúa Trời đang khiến mình làm việc kia”. Đức Chúa Trời không bao giờ cho ngươi kiểu kiểu ý thức hay cảm giác dữ dội đến mức lòng ngươi không chịu nổi. Chẳng phải vậy sao? Ngay cả khi ngươi chấp nhận lời phán xét và sự trừng phạt của Đức Chúa Trời, thì ngươi cảm thấy như thế nào? Khi ngươi cảm nhận được thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời, thì ngươi cảm thấy như thế nào? Ngươi có cảm thấy Đức Chúa Trời thiêng liêng và bất khả xâm phạm không? Ngươi có cảm thấy khoảng cách giữa bản thân mình và Đức Chúa Trời vào những lúc này? Ngươi có cảm thấy Đức Chúa Trời đáng sợ không? Không – thay vào đó, ngươi cảm thấy sự kính sợ đối với Đức Chúa Trời. Chẳng phải là vì công tác của Đức Chúa Trời khiến mọi người cảm thấy hết thảy những điều này sao? Liệu họ có những cảm xúc này nếu đó là Sa-tan làm việc không? Tuyệt đối không. Đức Chúa Trời dùng lời Ngài, lẽ thật của Ngài, và đời sống của Ngài để liên tục cung cấp cho con người, hỗ trợ con người. Khi con người yếu đuối, khi con người tiêu cực, Đức Chúa Trời chắc chắn không phán gay gắt rằng: “Đừng tiêu cực. Có gì mà tiêu cực chứ? Tại sao ngươi yếu đuối? Lý do gì để phải yếu đuối? Ngươi luôn quá yếu đuối, và ngươi luôn quá tiêu cực! Ngươi sống vậy có ích gì? Hãy chết đi cho xong!”. Đức Chúa Trời có làm việc theo cách này không? (Không.) Đức Chúa Trời có thẩm quyền hành động theo cách này không? Có, Ngài có. Tuy vậy Đức Chúa Trời không hành động theo cách này. Lý do Đức Chúa Trời không hành động theo cách này là vì thực chất của Ngài, thực chất sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Tình yêu thương của Ngài dành cho con người, sự quý trọng và trân quý con người của Ngài không thể được bày tỏ rõ ràng chỉ trong một hai câu. Nó không phải là điều gì đó được tạo ra bởi sự khoe khoang của con người mà là điều mà Đức Chúa Trời mang lại trong sự thực hành thực tế; nó là sự mặc khải thực chất của Đức Chúa Trời. Hết thảy những cách mà Đức Chúa Trời làm việc này có thể khiến con người thấy được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không? Trong tất cả những cách mà Đức Chúa Trời làm việc này, bao gồm những ý định tốt lành của Ngài, bao gồm những tác động Ngài muốn làm việc trên con người, bao gồm những cách thức khác nhau Ngài áp dụng để làm việc trên con người, kiểu công tác Ngài thực hiện, điều Ngài muốn con người hiểu là gì – ngươi đã thấy bất kì sự tà ác và giả dối nào trong những ý định tốt lành của Đức Chúa Trời chưa? (Chưa.) Thế nên trong mọi điều Đức Chúa Trời thực hiện, mọi điều Đức Chúa Trời phán, mọi điều Ngài nghĩ trong lòng, cũng như toàn bộ thực chất của Đức Chúa Trời mà Ngài mặc khải – chúng ta có thể gọi Đức Chúa Trời là thánh khiết không? (Có.) Có bất cứ ai đã từng thấy sự thánh khiết này trên thế gian, hay trong bản thân người ấy chưa? Ngoài Đức Chúa Trời ra, ngươi đã từng thấy nó trong bất cứ con người nào, hay trong Sa-tan chưa? (Chưa.) Dựa trên cuộc thảo luận của chúng ta tới giờ, chúng ta có thể gọi Đức Chúa Trời là Đấng Độc nhất, chính Đức Chúa Trời thánh khiết không? (Có.) Hết thảy mọi thứ Đức Chúa Trời ban cho con người, bao gồm những lời Ngài, những cách thức khác nhau mà Đức Chúa Trời làm việc trên con người, điều Đức Chúa Trời nói với con người, và điều Đức Chúa Trời nhắc nhở con người, điều Ngài khuyên nhủ và động viên – hết thảy bắt nguồn từ một thực chất: sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Nếu không có Đức Chúa Trời thánh khiết như vậy, không người nào có thể thay vị trí của Ngài để thực hiện công tác Ngài làm. Nếu Đức Chúa Trời giao toàn bộ những người này cho Sa-tan, các ngươi có bao giờ nghĩ xem hết thảy các ngươi sẽ ở trong tình trạng nào ngày hôm nay không? Hết thảy các ngươi có đang ngồi đây, nguyên vẹn và bất khả xâm phạm không? Các ngươi cũng sẽ nói: “Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó” không? Ngươi sẽ quá trơ tráo, rất tự phụ và đầy thái độ nghênh ngang đến nỗi nói ra những lời như thế và khoác lác không biết xấu hổ trước Đức Chúa Trời không? Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn các ngươi sẽ như vậy. Thái độ của Sa-tan đối với con người cho phép con người thấy thực chất bản tính của Sa-tan hoàn toàn khác biệt với Đức Chúa Trời. Thực chất của Sa-tan là gì mà trái ngược với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời? (Sự tà ác của Sa-tan.) Bản tính tà ác của Sa-tan trái ngược với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Lý do tại sao phần lớn mọi người không nhận ra được sự mặc khải này của Đức Chúa Trời và thực chất sự thánh khiết này của Đức Chúa Trời là vì họ sống dưới quyền lực của Sa-tan, trong sự bại hoại của Sa-tan và trong vòng vây cuộc sống của Sa-tan. Họ không biết sự thánh khiết là gì, hay làm thế nào để định nghĩa sự thánh khiết. Ngay cả khi ngươi nhận thức được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, ngươi vẫn không thể định nghĩa được nó là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời với bất kỳ sự chắc chắn nào. Đây là sự chênh lệch trong hiểu biết của con người về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Điều gì là đặc điểm công việc của Sa-tan trên con người? Ngươi phải có khả năng biết được điều này qua những trải nghiệm của chính mình – đây là điểm đặc trưng nguyên mẫu của Sa-tan, điều mà nó lặp đi lặp lại, điều mà nó cố làm với từng người một. Có lẽ các ngươi không thể thấy được đặc điểm này, nên các ngươi không cảm nhận được Sa-tan rất đáng sợ và đáng ghét. Có ai biết đặc điểm này là gì không? (Nó dụ dỗ, lôi kéo và cám dỗ con người.) Đúng rồi; đây là vài cách mà đặc điểm này biểu lộ. Sa-tan cũng mê hoặc, tấn công và buộc tội con người – hết thảy những điều này là các biểu hiện. Còn nữa không? (Nó nói dối.) Gian lận và dối trá đến với Sa-tan hết sức tự nhiên. Nó thường làm những điều này. Ngoài ra còn có hành vi điều khiển mọi người, xúi giục họ, ép buộc họ làm việc, ra lệnh cho họ và cưỡng ép chiếm hữu họ. Giờ Ta sẽ mô tả cho các ngươi điều này khiến các ngươi dựng tóc gáy, nhưng Ta không làm để dọa các ngươi. Đức Chúa Trời làm việc trên con người và trân quý con người trong cả thái độ của Ngài và trong lòng Ngài. Mặt khác, Sa-tan không hề trân quý con người, và nó lúc nao cũng nghĩ cách làm hại con người. Chẳng phải vậy sao? Khi nó nghĩ về việc hãm hại con người, tâm trạng của nó có phải là một kiểu cấp bách không? (Có.) Vì thế, liên quan đến công việc của Sa-tan trên con người, Ta có hai cụm từ có thể mô tả đầy đủ sự tà ác và hiểm độc của Sa-tan, có thể thật sự cho các ngươi hiểu được sự đáng khinh ghét của Sa-tan: Trong cách tiếp cận con người của Sa-tan, nó luôn muốn chiếm giữ và cưỡng ép chiếm hữu con người, từng người một, đến mức nó có thể đạt được sự kiểm soát con người hoàn toàn và hãm hại con người một cách nghiêm trọng, để nó có thể đạt được mục đích của mình và thực hiện được tham vọng ngông cuồng của nó. “Cưỡng ép chiếm hữu” nghĩa là gì? Nó có phải là điều xảy ra được sự ưng thuận của ngươi, hay không được sự ưng thuận của ngươi? Nó xảy ra khi ngươi biết, hay khi ngươi không biết? Câu trả lời là nó xảy ra mà ngươi hoàn toàn không biết! Nó xảy ra trong những tình huống mà ngươi không biết, có khi nó còn không nói gì hay làm gì với ngươi, không có căn cứ, không bối cảnh – Sa-tan ở đó, vòng quanh ngươi, vây quanh ngươi. Nó tìm một cơ hội để lợi dụng và rồi nó mạnh bạo chiếm lấy ngươi, sở hữu ngươi, đạt được mục đích của nó là giành được sự kiểm soát hoàn toàn đối với ngươi và gây tổn hại cho ngươi. Đây là ý định và hành vi điển hình nhất của Sa-tan khi nó vật lộn giành giật nhân loại khỏi Đức Chúa Trời. Các ngươi cảm thấy thế nào khi các ngươi nghe điều này? (Kinh hoàng và sợ hãi trong lòng.) Ngươi có cảm thấy ghê tởm không? (Có.) Khi các ngươi cảm thấy sự ghê tởm này, các ngươi có nghĩ rằng Sa-tan vô liêm sỉ không? Khi các ngươi nghĩ rằng Sa-tan vô liêm sỉ, thì các ngươi có cảm thấy ghê tởm những người xung quanh các ngươi luôn muốn kiểm soát các ngươi, những người với tham vọng ngông cuồng về địa vị và lợi ích không? (Có.) Thế những phương pháp nào Sa-tan dùng để sở hữu và cưỡng ép chiếm hữu con người? Các ngươi có rõ về điều này không? Khi ngươi nghe thấy hai cụm từ “cưỡng ép chiếm hữu” và “sở hữu”, ngươi cảm thấy ghê tởm và ngươi có thể cảm nhận được sự tà ác trong những lời này. Không được ngươi ưng thuận hay biết đến, Sa-tan sở hữu ngươi, cưỡng ép chiếm hữu ngươi, và làm ngươi bại hoại. Ngươi có thể nếm trải được gì trong lòng mình? Ngươi có cảm thấy căm ghét và ghê tởm không? (Có.) Khi ngươi cảm nhận được sự căm ghét và ghê tởm đối với những cách này của Sa-tan, ngươi dành cho Đức Chúa Trời loại cảm xúc gì? (Lòng biết ơn.) Lòng biết ơn Đức Chúa Trời vì đã cứu rỗi ngươi. Thế thì bây giờ, ngay lúc này, ngươi có khao khát hay ý muốn để Đức Chúa Trời chiếm lấy và kiểm soát hết thảy ngươi có gì và ngươi là gì không? (Có.) Trong bối cảnh nào ngươi trả lời như vậy? Có phải ngươi nói “có” vì ngươi sợ bị chiếm lấy và sở hữu một cách mạnh bạo bởi Sa-tan không? (Phải.) Ngươi không được có kiểu tâm lý này; nó không đúng. Đừng sợ hãi, vì Đức Chúa Trời ở đây. Không có gì phải sợ cả. Một khi ngươi đã hiểu được thực chất tà ác của Sa-tan, ngươi nên có một sự hiểu biết chính xác hơn hoặc một sự trân quý sâu sắc hơn đối với sự yêu thương của Đức Chúa Trời, những ý định tốt đẹp của Đức Chúa Trời, lòng nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời đối với con người, và tâm tính công chính của Ngài. Sa-tan thật đáng ghét, thế nhưng nếu điều này không soi dẫn tình yêu Đức Chúa Trời của ngươi và sự nương cậy, tin tưởng Đức Chúa Trời của ngươi, thì ngươi là kiểu người gì vậy? Ngươi có sẵn lòng để Sa-tan hãm hại ngươi như vậy không? Sau khi nhìn thấy sự tà ác và sự ghê tởm của Sa-tan, chúng ta quay lại và rồi nhìn vào Đức Chúa Trời. Kiến thức của ngươi về Đức Chúa Trời giờ đã trải qua bất kỳ sự thay đổi nào chưa? Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời thánh khiết không? Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời hoàn mỹ không? “Đức Chúa Trời là sự thánh khiết độc nhất” – Đức Chúa Trời có xứng đáng với danh hiệu này không? (Có.) Thế trên thế gian và giữa vạn vật, chẳng phải chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có thể xứng đáng với hiểu biết này mà con người có về Đức Chúa Trời sao? (Phải.) Thế chính xác Đức Chúa Trời cho con người điều gì? Có phải Ngài chỉ cho ngươi một chút chăm sóc, lo lắng và quan tâm mà ngươi không hay biết không? Đức Chúa Trời đã cho con người điều gì? Đức Chúa Trời đã đem sự sống cho con người, cho con người mọi thứ, và ban hết thảy điều này cho con người vô điều kiện mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, không có bất cứ động cơ ngầm nào. Ngài dùng lẽ thật, lời Ngài và đời sống của Ngài để dẫn dắt và hướng dẫn con người, đem con người ra khỏi sự hãm hại của Sa-tan, tránh khỏi những sự cám dỗ và sự xui khiến của Sa-tan, cho con người thấu rõ bản tính tà ác và bộ mặt gớm guốc của Sa-tan. Tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời cho nhân loại có thật không? Đó có phải là điều mà mỗi người các ngươi có thể cảm nghiệm không? (Có.)

Nhìn lại vào đời sống của các ngươi cho đến nay, vào hết thảy công tác Đức Chúa Trời đã thực hiện trên ngươi trong toàn bộ những năm đức tin của ngươi. Dù những cảm xúc mà điều này gợi lên cho ngươi là sâu sắc hay hời hợt, đây chẳng phải là điều cần thiết nhất trong hết thảy mọi điều đối với ngươi sao? Nó không phải là điều ngươi cần đạt được nhất sao? (Phải.) Đây không phải là lẽ thật sao? Đây không phải là sự sống sao? (Phải.) Đức Chúa Trời đã bao giờ ban sự khai sáng cho ngươi, và rồi yêu cầu ngươi đưa cho Ngài bất cứ thứ gì để đáp lại hết thảy những gì Ngài đã cho ngươi không? (Không.) Thế mục đích của Đức Chúa Trời là gì? Tại sao Đức Chúa Trời làm điều này? Có phải Đức Chúa Trời có mục đích chiếm hữu ngươi không? (Không.) Có phải Đức Chúa Trời muốn lên ngôi Ngài trong lòng con người không? (Phải.) Thế sự khác biệt giữa việc Đức Chúa Trời lên ngôi Ngài và sự cưỡng ép chiếm hữu của Sa-tan là gì? Đức Chúa Trời muốn thu phục được lòng người, Ngài muốn chiếm lấy lòng người – điều này nghĩa là gì? Có phải nó nghĩa là Đức Chúa Trời muốn con người trở thành những con rối, những cỗ máy của Ngài không? (Không phải.) Thế mục đích của Đức Chúa Trời là gì? Có sự khác biệt nào giữa việc Đức Chúa Trời muốn chiếm lấy lòng người và sự chiếm hữu và sở hữu con người mạnh bạo của Sa-tan không? (Có.) Sự khác biệt là gì? Ngươi có thể nói rõ với Ta không? (Sa-tan làm việc đó thông qua vũ lực, trong khi Đức Chúa Trời để con người tự nguyện.) Đây có phải là sự khác biệt không? Đức Chúa Trời dùng lòng ngươi để làm gì? Đức Chúa Trời chiếm lấy ngươi để làm gì? Trong lòng mình, ngươi hiểu “Đức Chúa Trời chiếm giữ lòng người” như thế nào? Chúng ta phải công bằng trong cách chúng ta thảo luận về Đức Chúa Trời ở đây, nếu không mọi người sẽ luôn hiểu nhầm, và nghĩ: “Đức Chúa Trời luôn muốn chiếm giữ tôi. Ngài muốn chiếm giữ tôi để làm gì? Tôi không muốn bị chiếm giữ, tôi chỉ muốn làm chủ chính mình. Ngài nói Sa-tan chiếm lấy mọi người, nhưng Đức Chúa Trời cũng chiếm giữ mọi người. Chẳng phải nó tương tự nhau sao? Tôi không muốn để bất cứ ai chiếm lấy tôi. Tôi là chính tôi!”. Sự khác biệt ở đây là gì? Hãy suy nghĩ đi. Ta hỏi các ngươi, cụm từ “Đức Chúa Trời chiếm lấy con người” là một cụm từ sáo rỗng sao? Sự chiếm giữ con người của Đức Chúa Trời có phải nghĩa là Ngài sống trong lòng ngươi và kiểm soát mọi lời và mọi cử động của ngươi không? Nếu Ngài nói ngươi ngồi, ngươi dám không đứng không? Nếu Ngài nói ngươi đi hướng đông, ngươi dám không đi hướng tây không? “Sự chiếm giữ” này có ám chỉ điều gì theo hướng này không? (Không, không phải. Đức Chúa Trời muốn con người sống thể hiện ra Đức Chúa Trời có gì và là gì.) Qua những năm mà Đức Chúa Trời đã quản lý con người, trong công tác của Ngài trên con người cho tới bây giờ trong giai đoạn cuối này, điều gì là tác động dự định đối với con người của hết thảy những lời Ngài đã phán? Có phải đó là con người sống thể hiện ra Đức Chúa Trời có gì và là gì không? Nhìn vào nghĩa đen của việc “Đức Chúa Trời chiếm giữ lòng người”, nó có vẻ như Đức Chúa Trời chiếm lòng người là chiếm giữ nó, sống trong nó và không ra nữa; Ngài trở thành chủ nhân của con người và có khả năng thống trị và thao túng lòng người tùy ý, hầu để con người phải làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời nói họ làm. Theo nghĩa này, nó có vẻ như thể mỗi người có thể trở thành Đức Chúa Trời và sở hữu thực chất và tâm tính của Ngài. Vậy trong trường hợp này, lẽ nào con người cũng có thể thực hiện những việc làm của Đức Chúa Trời? “Sự chiếm giữ” có thể được giải thích theo cách này không? (Không.) Thế nó là gì? Ta hỏi các ngươi điều này: Có phải hết thảy những lời và lẽ thật mà Đức Chúa Trời cung cấp cho con người là một sự mặc khải về thực chất của Đức Chúa Trời và Ngài có gì và là gì không? (Đúng vậy.) Điều này chắc chắn là đúng. Nhưng có nhất thiết chính Đức Chúa Trời phải thực hành và sở hữu hết thảy những lời Ngài cung cấp cho con người không? Hãy suy nghĩ về điều này. Khi Đức Chúa Trời phán xét con người, tại sao Ngài phán xét? Do đâu mà có những lời này? Nội dung của những lời Đức Chúa Trời phán này khi Ngài phán xét con người là gì? Chúng dựa trên điều gì? Có phải chúng dựa trên tâm tính bại hoại của con người không? (Phải.) Thế hiệu quả đạt được bởi sự phán xét con người của Đức Chúa Trời lên con người có dựa trên thực chất của Đức Chúa Trời không? (Có.) Thế “việc chiếm giữ con người” của Đức Chúa Trời có phải là một cụm từ sáo rỗng không? Chắc chắn là không phải. Thế tại sao Đức Chúa Trời phán những lời này cho con người? Mục đích Ngài phán những lời này là gì? Có phải Ngài muốn dùng những lời này để có tác dụng như đời sống của con người? (Đúng.) Đức Chúa Trời muốn sử dụng toàn bộ lẽ thật này mà Ngài đã phán trong những lời này để có tác dụng như đời sống của con người. Khi con người mang toàn bộ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời này và biến chúng thành đời sống của chính mình, thì con người có thể thuận phục Đức Chúa Trời không? Con người khi đó có thể kính sợ Đức Chúa Trời không? Rồi con người có thể lánh khỏi điều ác không? Khi con người đạt đến điểm này, thì người ta có thể thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời không? Con người khi đó có thể vâng phục thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Khi những người như Gióp, hay Phi-e-rơ, đi đến cuối con đường, khi đời sống họ có thể được xem là đã đạt được sự trưởng thành, khi họ có một sự hiểu biết đích thực về Đức Chúa Trời – thì Sa-tan còn có thể xỏ mũi họ không? Sa-tan còn có thể mạnh bạo sở hữu họ không? (Không.) Vậy đây là kiểu người gì? Đây có phải là một người đã được Đức Chúa Trời thu phục hoàn toàn không? (Phải.) Ở cấp độ ý nghĩa này, các ngươi thấy kiểu người đã được Đức Chúa Trời thu phục hoàn toàn này như thế nào? Từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, trong những tình huống này, Ngài đã chiếm được lòng người này. Nhưng người này cảm thấy gì? Có phải là lời Đức Chúa Trời, thẩm quyền của Đức Chúa Trời và đường đi của Đức Chúa Trời trở thành sự sống trong con người, rằng sự sống này khi đó xâm chiếm toàn bộ hữu thể con người, khiến mọi thứ người ta sống thể hiện ra cũng như thực chất của người ta đủ để thỏa lòng Đức Chúa Trời? Từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, có phải lòng người ngay lúc này được Ngài chiếm hữu không? (Phải.) Làm thế nào bây giờ các ngươi hiểu được cấp độ ý nghĩa này? Có phải Thần của Đức Chúa Trời đã chiếm hữu ngươi không? (Không, là lời Đức Chúa Trời chiếm hữu chúng con.) Đó là đường đi của Đức Chúa Trời và lời Ngài đã trở thành sự sống của ngươi, và đó là lẽ thật đã trở thành sự sống của ngươi. Lúc này, thì con người sở hữu sự sống đến từ Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không thể nói rằng sự sống này là đời sống của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, chúng ta không thể nói rằng sự sống con người thu được từ lời Đức Chúa Trời là đời sống của Đức Chúa Trời. Thế nên cho dù con người đi theo Đức Chúa Trời bao lâu, con người thu nhận được bao nhiêu lời từ Đức Chúa Trời, thì con người cũng không bao giờ có thể trở thành Đức Chúa Trời. Ngay cả khi một ngày Đức Chúa Trời phán: “Ta đã chiếm giữ lòng ngươi, giờ đây ngươi sở hữu đời sống của Ta”, thì ngươi sẽ cảm thấy ngươi là Đức Chúa Trời sao? (Không.) Thế thì ngươi sẽ trở thành gì? Chẳng phải ngươi sẽ có một sự thuận phục tuyệt đối cho Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải lòng ngươi sẽ tràn đầy sự sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi sao? Đây là một biểu hiện rất bình thường của những gì xảy ra khi Đức Chúa Trời chiếm lấy lòng người. Đây là nhận thức. Thế nên nhìn vào nó từ khía cạnh này, con người có thể trở thành Đức Chúa Trời không? Khi con người có thể sống bày tỏ ra thực tế của lời Đức Chúa Trời, trở thành người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thì liệu con người có thể sở hữu bản chất sự sống và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không? Tuyệt đối là không. Cho dù chuyện gì xảy ra, rốt cuộc thì con người vẫn là con người. Ngươi là một loài thọ tạo; khi ngươi nhận lãnh lời Đức Chúa Trời từ Đức Chúa Trời và nhận lãnh đường đi của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thể sở hữu sự sống đến từ lời Đức Chúa Trời, ngươi trở thành người được Đức Chúa Trời khen ngợi, nhưng ngươi sẽ không bao giờ sở hữu được bản chất sự sống của Đức Chúa Trời, càng không sở hữu sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Giờ chúng ta quay trở lại chủ đề mà chúng ta vừa thảo luận. Trong cuộc thảo luận này, Ta đã hỏi các ngươi một câu – Áp-ra-ham có thánh khiết không? Gióp có thánh khiết không? (Không.) “Sự thánh khiết” này đại diện cho thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời, và con người quá thiếu kém. Con người không có thực chất của Đức Chúa Trời hay tâm tính của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi con người đã trải nghiệm hết thảy những lời Đức Chúa Trời và đã được trang bị tính hiện thực của chúng, thì con ngươi vẫn không thể sở hữu được thực chất thánh khiết của Đức Chúa Trời; con người là con người. Ngươi hiểu mà, đúng không? Thế giờ đây trí hiểu của ngươi về cụm từ “Đức Chúa Trời chiếm lấy lòng người” này là gì? (Chính là lời Đức Chúa Trời, đường đi của Đức Chúa Trời, và lẽ thật của Ngài trở thành sự sống của con người.) Ngươi đã thuộc lòng những lời này. Ta mong các ngươi sẽ có một trí hiểu sâu sắc hơn. Vài người có thể thắc mắc: “Thế tại sao nói rằng các sứ giả và thiên sứ của Đức Chúa Trời không thánh khiết?”. Các ngươi nghĩ gì về câu hỏi này? Có lẽ các ngươi đã chưa suy xét nó trước đây. Ta sẽ dùng một ví dụ đơn giản: Khi ngươi bật một con rô-bốt, nó có thể vừa nhảy vừa nói chuyện, và ngươi có thể hiểu điều nó nói. Ngươi có thể gọi nó đáng yêu và lanh lợi, nhưng nó sẽ không bao giờ hiểu được vì nó không có sự sống. Khi ngươi tắt nguồn cấp năng lượng của nó, nó còn có thể di chuyển không? Khi rô-bốt này được kích hoạt, ngươi có thể thấy nó lanh lợi và đáng yêu. Ngươi đánh giá nó, dù đó là thực chất hay thiển cận, nhưng bất kể thế nào, ngươi có thể thấy nó chuyển động. Nhưng khi ngươi tắt nguồn cấp năng lượng của nó, ngươi có thấy bất kỳ kiểu tính cách nào trong nó không? Ngươi có thấy nó sở hữu bất kỳ kiểu thực chất nào không? Ngươi có hiểu ý nghĩa điều Ta đang phán không? Nghĩa là, mặc dù rô bốt này có thể chuyển động và dừng lại, ngươi không bao giờ có thể mô tả nó là có bất kỳ kiểu thực chất nào. Chẳng phải đây là nhận thức sao? Giờ đây, chúng ta sẽ không nói thêm về điều này nữa. Đã đủ để các ngươi có sự hiểu biết chung chung về ý nghĩa. Chúng ta hãy kết thúc sự thông công tại đây. Tạm biệt!

Ngày 17 tháng 12 năm 2013

Chú thích:

a. “Thần chú vòng kim cô” là câu thần chú được sử dụng bởi Đường Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Trung Quốc. Đường Tăng đã dùng câu thần chú này để khống chế Tôn Ngộ Không bằng cách siết chặt chiếc vòng kim cô trên đầu của Tôn Ngộ Không, gây nhức đầu dữ dội, và do đó khống chế được Tôn Ngộ Không. Nó đã trở thành phép ẩn dụ để miêu tả điều gì đó ràng buộc một người.

Trước: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III

Tiếp theo: Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất V

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger