Biết đến Đức Chúa Trời III
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 83
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Sách sáng thế 1:3-5 Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Ðức Chúa Trời thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Ðức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất.
Sách sáng thế 1:6-7 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:9-11 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Ðức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:14-15 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:20-21 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. Ðức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Sách sáng thế 1:24-25 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. Ðức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Vào ngày thứ nhất, ngày và đêm của loài người được sinh ra và trụ vững nhờ vào thẩm quyền của Đức Chúa Trời
Chúng ta hãy xem đoạn đầu tiên: “Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Ðức Chúa Trời thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Ðức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất” (Sách sáng thế 1:3-5). Đoạn này mô tả hành động đầu tiên của Đức Chúa Trời vào lúc bắt đầu cuộc tạo dựng, và ngày thứ nhất Đức Chúa Trời trải qua có buổi chiều và buổi mai. Nhưng đó là một ngày rất đặc biệt: Đức Chúa Trời bắt đầu chuẩn bị sự sáng cho muôn vật, và hơn nữa, còn phân sự sáng khỏi sự tối. Vào ngày này, Đức Chúa Trời bắt đầu phán, và lời cùng thẩm quyền của Ngài tồn tại song hành. Thẩm quyền của Ngài bắt đầu được thể hiện giữa muôn vật và quyền năng của Ngài lan rộng giữa muôn vật như là kết quả của lời Ngài. Từ ngày này trở đi, muôn vật được hình thành và đứng vững bởi lời Đức Chúa Trời, thẩm quyền của Đức Chúa Trời và quyền năng của Đức Chúa Trời, và chúng bắt đầu hoạt động nhờ vào lời Đức Chúa Trời, thẩm quyền của Đức Chúa Trời và quyền năng của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời phán những lời “Phải có sự sáng”, thì có sự sáng. Đức Chúa Trời không bắt tay vào bất cứ chương trình làm việc nào; sự sáng đã xuất hiện bởi lời Ngài. Đây là sự sáng mà Đức Chúa Trời gọi là ngày, và ngày nay con người vẫn còn phụ thuộc vào nó vì sự tồn tại của mình. Bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, thực chất và giá trị của nó chưa bao giờ thay đổi, và nó chưa bao giờ biến mất. Sự tồn tại của nó cho thấy thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời, và chỉ rõ sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa. Nó chứng thực, lặp đi lặp lại, thân phận và địa vị của Đấng Tạo Hóa. Nó không mơ hồ, hoặc hư ảo, mà là một sự sáng thật có thể thấy được bởi con người. Từ đó trở đi, trong thế giới trống rỗng mà “đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực”, có một thứ vật chất đầu tiên được tạo ra. Vật này đến từ những lời của miệng Đức Chúa Trời, và xuất hiện trong hành động đầu tiên của sự tạo dựng muôn vật bởi thẩm quyền và lời phán của Đức Chúa Trời. Ngay sau đó, Đức Chúa Trời lệnh cho sự sáng và bóng tối tách ra… Mọi thứ đã thay đổi và đạt được bởi lời Đức Chúa Trời… Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng này là “Ngày” và sự tối Ngài đặt tên là “Đêm”. Khi đó, buổi chiều đầu tiên và buổi mai đầu tiên đã được tạo ra trong thế giới Đức Chúa Trời dự định tạo dựng nên, và Đức Chúa Trời phán rằng đây là ngày thứ nhứt. Đây là ngày đầu tiên trong cuộc tạo dựng muôn vật của Đấng Tạo Hóa, là khởi đầu của cuộc tạo dựng muôn vật, và là lần đầu tiên mà thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa đã được thể hiện trong thế giới mà Ngài đã tạo dựng nên.
Thông qua những lời này, con người có thể thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời và của lời Đức Chúa Trời, cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời. Bởi vì chỉ có Đức Chúa Trời mới sở hữu quyền năng như thế, nên chỉ có Đức Chúa Trời mới có thẩm quyền như thế; bởi vì Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền như thế, nên chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền năng như thế. Có bất kỳ người nào hoặc vật nào có thể sở hữu thẩm quyền và quyền năng như thế không? Trong lòng các ngươi có câu trả lời không? Ngoài Đức Chúa Trời, có bất kỳ loài thọ tạo hoặc không thọ tạo nào sở hữu thẩm quyền như thế không? Các ngươi có bao giờ thấy một ví dụ như thế trong bất kỳ cuốn sách hoặc ấn phẩm nào không? Có bất kỳ ghi chép nào về một ai đó đã tạo nên trời đất và muôn vật không? Nó không xuất hiện trong bất kỳ cuốn sách nào hoặc ghi chép nào khác; đây tất nhiên là những lời duy nhất có thẩm quyền và đầy quyền năng về sự sáng thế kỳ diệu của Đức Chúa Trời, điều được ghi chép lại trong Kinh Thánh; những lời này nói lên thẩm quyền và thân phận độc nhất của Đức Chúa Trời. Có thể nói thẩm quyền và quyền năng như thế tượng trưng cho thân phận độc nhất của Đức Chúa Trời được không? Có thể nói chúng được sở hữu bởi Đức Chúa Trời, và chỉ một mình Đức Chúa Trời không? Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ có chính Đức Chúa Trời mới sở hữu thẩm quyền và quyền năng như thế! Thẩm quyền và quyền năng không thể được sở hữu hoặc thay thế bởi bất kỳ loài thọ tạo hoặc không thọ tạo nào! Đây có phải là một trong những đặc điểm của chính Đức Chúa Trời độc nhất không? Các ngươi đã chứng kiến điều đó chưa? Những lời này nhanh chóng và rõ ràng cho phép con người hiểu sự thật rằng Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền độc nhất và quyền năng độc nhất, thân phận và địa vị tối cao. Từ sự thông công ở trên, các ngươi có thể nói rằng Đức Chúa Trời mà các ngươi tin là chính Đức Chúa Trời độc nhất không?
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 84
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Vào ngày thứ hai, thẩm quyền của Đức Chúa Trời sắp đặt nước, tạo ra khoảng không, và một không gian cho sự sinh tồn cơ bản nhất của con người xuất hiện
“Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy” (Sách sáng thế 1:6-7). Những thay đổi nào đã xảy ra sau khi Đức Chúa Trời phán? “Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước”? Kinh Thánh có chép: “Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không”. Kết quả sau khi Đức Chúa Trời đã phán và làm điều này là gì? Câu trả lời nằm ở phần cuối của đoạn đó: “thì có như vậy”.
Hai câu ngắn này ghi chép lại một sự kiện kỳ diệu, và mô tả một cảnh tượng tuyệt vời – công việc phi thường trong đó Đức Chúa Trời đã điều khiển nước, và tạo ra một không gian mà con người có thể tồn tại…
Trong bức tranh này, nước và khoảng không xuất hiện trước mắt Đức Chúa Trời ngay tức khắc, và chúng được phân chia bởi thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời, và được phân rẽ ra thành một phần “ở trên” và một phần “ở dưới” theo cách Đức Chúa Trời chỉ định. Điều này có nghĩa là, khoảng không được Đức Chúa Trời tạo ra không chỉ bao phủ phần nước ở dưới, mà còn giữ phần nước ở trên… Trong chuyện này, con người không thể không trố mắt nhìn, chết lặng đi, và há hốc miệng ngưỡng mộ trước sức mạnh trong thẩm quyền của Ngài và trước sự ngoạn mục của cảnh tượng Đấng Tạo Hóa đã di chuyển, phán truyền cho nước, và tạo ra khoảng không. Thông qua lời Đức Chúa Trời, quyền năng của Đức Chúa Trời và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã đạt được một kỳ tích tuyệt vời khác. Chẳng phải đây là sức mạnh trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa sao? Chúng ta hãy dùng thánh thư để giải thích các việc làm của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời phán lời Ngài, và bởi những lời này của Đức Chúa Trời đã có một khoảng không ở giữa nước. Đồng thời, có một sự thay đổi cực kỳ lớn đã xảy ra trong không gian bởi những lời này của Đức Chúa Trời, và nó không phải sự thay đổi theo nghĩa thông thường, mà là một dạng thay thế trong đó từ không có gì trở thành một thứ gì đó. Nó đã được sinh ra từ những ý định của Đấng Tạo Hóa và trở thành một thứ gì đó từ không có gì bởi những lời được Đấng Tạo Hóa phán ra, và hơn nữa, từ thời điểm này trở đi nó sẽ tồn tại và trụ vững vì Đấng Tạo Hóa, và sẽ di chuyển, thay đổi và làm mới theo các ý định của Đấng Tạo Hóa. Đoạn này mô tả hành động thứ hai của Đấng Tạo Hóa trong sự sáng thế của Ngài. Đó là một sự thể hiện khác về thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa, một công việc tiên phong khác được thực hiện bởi Đấng Tạo Hóa. Ngày này là ngày thứ hai Đấng Tạo Hóa trải qua kể từ khi sáng lập thế giới, và nó là một ngày tuyệt vời khác đối với Ngài: Ngài bước đi giữa sự sáng, Ngài mang lại khoảng không, Ngài sắp đặt và điều khiển nước, và những việc làm, thẩm quyền, và quyền năng của Ngài được đưa vào hoạt động trong ngày mới…
Có khoảng không nào ở giữa nước trước khi Đức Chúa Trời phán lời Ngài không? Tất nhiên là không! Còn sau khi Đức Chúa Trời phán “Phải có một khoảng không ở giữa nước” thì sao? Những điều Đức Chúa Trời dự định đã xuất hiện; có khoảng không ở giữa nước, và nước được phân rẽ ra bởi vì Đức Chúa Trời đã phán “đặng phân rẽ nước cách với nước”. Bằng cách này, theo lời phán của Đức Chúa Trời, hai đối tượng mới, hai vật mới được sinh ra đã xuất hiện giữa muôn vật bởi thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời. Các ngươi cảm thấy thế nào về sự xuất hiện của hai vật mới này? Các ngươi có cảm nhận được sự vĩ đại trong quyền năng của Đấng Tạo Hóa không? Các ngươi có cảm nhận được sức mạnh độc nhất và phi thường của Đấng Tạo Hóa không? Sự vĩ đại trong sức mạnh và quyền năng đó là do thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và thẩm quyền này là một biểu trưng của chính Đức Chúa Trời, và là một đặc điểm độc nhất của chính Đức Chúa Trời.
Có phải phân đoạn này một lần nữa đã đem lại cho các ngươi một ý thức sâu sắc về sự độc nhất của Đức Chúa Trời không? Thực ra, điều này là quá đủ; thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa vượt xa điều này. Sự độc nhất của Ngài không chỉ là vì Ngài sở hữu một thực chất không giống như của bất kỳ vật thọ tạo nào, mà còn vì thẩm quyền và quyền năng của Ngài là phi thường, vô hạn, tột bậc so với tất cả, và cao hơn tất cả, và hơn nữa, bởi vì thẩm quyền của Ngài cùng những gì Ngài có và là có thể tạo ra sự sống, sản sinh các phép lạ, và tạo ra từng giây phút kỳ diệu và phi thường. Đồng thời, Ngài có thể thống trị sự sống mà Ngài tạo dựng và nắm quyền tối thượng trên các phép lạ và từng giây phút mà Ngài tạo ra.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 85
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Vào ngày thứ ba, lời Đức Chúa Trời sinh ra đất và biển, và thẩm quyền của Đức Chúa Trời khiến thế giới tràn ngập sự sống
Chúng ta hãy đọc câu đầu tiên của Sách sáng thế 1:9-11: “Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra”. Điều gì đã xảy ra sau khi Đức Chúa Trời chỉ đơn giản phán, “Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra”? Và còn có gì trong không gian này ngoài sự sáng và khoảng không? Trong Kinh Thánh có chép: “Ðức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”. Điều này có nghĩa là, bây giờ đã có đất và biển trong không gian này, và đất và biển được tách riêng ra. Những thứ mới mẻ này xuất hiện theo mệnh lệnh từ miệng của Đức Chúa Trời, “thì có như vậy”. Kinh Thánh có mô tả việc Đức Chúa Trời đã vội vã khi Ngài làm việc này không? Nó có mô tả Ngài sử dụng sức lao động không? Vậy thì, Đức Chúa Trời đã làm điều này như thế nào? Đức Chúa Trời đã khiến những thứ mới mẻ này được sinh ra như thế nào? Tất nhiên, Đức Chúa Trời dùng lời để đạt được tất cả những điều này, để tạo nên toàn bộ điều này.
(…)
Chúng ta hãy tiếp tục đến câu cuối của phân đoạn này: “Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy”. Trong khi Đức Chúa Trời đang phán, thì tất cả những điều này được hình thành theo ý định của Đức Chúa Trời, và ngay lập tức, đủ loại dạng sống nhỏ bé mỏng manh run rẩy ngoi đầu lên khỏi mặt đất, và trước cả khi chúng giũ bụi khỏi cơ thể mình, thì chúng đã háo hức vẫy tay chào nhau, gật đầu và mỉm cười với thế giới. Chúng cám ơn Đấng Tạo Hóa về sự sống mà Ngài đã ban cho chúng, và loan báo với thế giới rằng chúng là một phần trong số muôn vật, và rằng từng thành viên sẽ tận hiến cuộc đời mình để bày tỏ thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Khi lời Đức Chúa Trời được phán ra, đất trở nên màu mỡ và xanh tươi, tất cả các loại thảo mộc mà con người có thể thưởng thức đều nhú mầm và ngoi lên khỏi mặt đất, và núi non cùng đồng bằng trở nên rậm rạp bởi cây cối và các khu rừng… Thế giới cằn cỗi này, nơi không có dấu vết nào của sự sống, đã nhanh chóng được bao phủ bởi vô số cỏ, thảo mộc, cây cối, và phủ đầy cây xanh… Mùi thơm của cỏ và mùi hương của đất lan tỏa trong không khí, và một loạt thực vật bắt đầu hô hấp cùng với sự lưu thông của không khí, và bắt đầu quá trình phát triển. Đồng thời, nhờ lời Đức Chúa Trời và theo ý định của Đức Chúa Trời, mọi cây trồng đều bắt đầu vòng đời vĩnh cửu trong đó chúng lớn lên, đơm hoa, kết trái và sinh sôi. Chúng bắt đầu tuân thủ nghiêm ngặt tiến trình sống của riêng mình và bắt đầu thực hiện những vai trò riêng của mình giữa muôn vật… Tất cả chúng đều đã được sinh ra và được sống bởi lời của Đấng Tạo Hóa. Chúng sẽ nhận được sự chu cấp và nuôi dưỡng không ngừng của Đấng Tạo Hóa, và sẽ luôn luôn bền bỉ tồn tại khắp nơi cùng chốn trên đất để thể hiện thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa, và chúng sẽ luôn luôn thể hiện sức sống đã được Đấng Tạo Hóa ban cho mình…
Sự sống của Đấng Tạo Hóa thật phi thường, suy nghĩ của Ngài thật phi thường, và thẩm quyền của Ngài thật phi thường, và vì thế, khi lời Ngài được phán ra, thì kết quả cuối cùng là “thì có như vậy”. Rõ ràng, Đức Chúa Trời không cần phải động tay khi Ngài làm việc; Ngài chỉ đơn thuần sử dụng ý nghĩ của Ngài để điều khiển và lời Ngài để ra lệnh, và bằng cách này đạt được mọi việc. Vào ngày này, Đức Chúa Trời đã tập hợp nước vào một chỗ, và để cho đất khô xuất hiện, sau đó Đức Chúa Trời khiến cây cỏ nảy mầm từ đất, ở đó mọc lên các thảo mộc cho giống và những cây ăn trái, và Đức Chúa Trời phân chia chúng ra theo từng loại và làm cho mỗi loại đều chứa hạt giống của mình. Toàn bộ việc này xảy ra theo những ý định của Đức Chúa Trời và những mệnh lệnh từ lời Đức Chúa Trời, và từng thứ đều xuất hiện lần lượt trong thế giới mới này.
Khi Ngài chưa khởi đầu công việc của Ngài, Đức Chúa Trời đã có một bức tranh về những gì Ngài định đạt được trong tâm trí Ngài, và khi Đức Chúa Trời bắt đầu đạt được những điều này, cũng là lúc Đức Chúa Trời cất tiếng phán về nội dung của bức tranh này, thì những thay đổi trong muôn vật đã bắt đầu xảy ra nhờ thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời. Bất kể Đức Chúa Trời đã làm điều đó như thế nào, hoặc Ngài thực thi thẩm quyền của Ngài ra sao, thì tất cả đều đạt được từng bước một theo kế hoạch của Đức Chúa Trời và bởi lời Đức Chúa Trời, và từng bước một, những sự thay đổi đã xảy ra giữa trời và đất nhờ lời và thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Tất cả những sự thay đổi và sự kiện này thể hiện thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, sự phi thường và vĩ đại trong quyền năng sự sống của Đấng Tạo Hóa. Ý định của Ngài không phải là những ý tưởng đơn giản, hoặc một bức tranh trống rỗng, mà là một thẩm quyền sở hữu sức sống và năng lượng phi thường, và chúng là quyền năng khiến muôn vật thay đổi, hồi sinh, đổi mới, và diệt vong. Vì điều này, tất cả mọi thứ hoạt động bởi ý định của Ngài, và đồng thời, thành tựu bởi lời từ miệng Ngài…
Trước khi muôn vật xuất hiện, trong ý định của Đức Chúa Trời một kế hoạch hoàn chỉnh đã được hình thành từ lâu, và một thế giới mới đã thành tựu từ lâu. Mặc dù vào ngày thứ ba đã xuất hiện tất cả các loại thực vật trên đất, Đức Chúa Trời không có lý do gì để dừng bước trong cuộc sáng thế của Ngài; Ngài dự định tiếp tục phán lời Ngài, tiếp tục thành tựu việc dựng nên mọi thứ mới mẻ. Ngài sẽ phán, sẽ ra lệnh, sẽ thực thi thẩm quyền của Ngài và thể hiện quyền năng của Ngài, và Ngài đã chuẩn bị mọi thứ Ngài hoạch định để chuẩn bị cho muôn vật và nhân loại mà Ngài dự định tạo dựng…
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 86
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Vào ngày thứ tư, các mùa, ngày, và năm của nhân loại ra đời khi Đức Chúa Trời thực thi thẩm quyền của Ngài một lần nữa
Đấng Tạo Hóa dùng lời Ngài để hoàn thành kế hoạch của Ngài, và bằng cách này Ngài đã trải qua ba ngày đầu tiên trong kế hoạch của Ngài. Trong ba ngày này, không thấy Đức Chúa Trời bận rộn, hoặc kiệt sức; ngược lại, Ngài đã trải qua ba ngày đầu tiên tuyệt vời trong kế hoạch của Ngài, và hoàn thành công trình vĩ đại biến đổi hoàn toàn thế giới. Một thế giới hoàn toàn mới hiện ra trước mắt Ngài, và từng mảnh ghép một, bức tranh tuyệt đẹp được giữ kín trong ý định của Ngài cuối cùng đã được tỏ lộ trong lời Đức Chúa Trời. Sự xuất hiện của từng thứ mới mẻ giống như sự ra đời của một đứa trẻ sơ sinh, và Đấng Tạo Hóa đã vui mừng về bức tranh từng có trong ý định của Ngài, nhưng giờ đây đã được ban cho sự sống. Vào thời điểm đó, lòng Ngài đã có chút mãn nguyện, nhưng kế hoạch của Ngài chỉ mới bắt đầu. Trong chớp mắt, một ngày mới đã đến – và trang tiếp theo trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa là gì? Ngài đã phán những gì? Ngài đã thực thi thẩm quyền của Ngài như thế nào? Trong khi đó, những điều gì mới đã đến với thế giới mới này? Theo sự hướng dẫn của Đấng Tạo Hóa, ánh mắt của chúng ta hướng vào ngày thứ tư trong cuộc tạo dựng muôn vật của Đấng Tạo Hóa, một ngày mà lại là một khởi đầu mới. Tất nhiên, đối với Đấng Tạo Hóa, chắc chắn đó là một ngày tuyệt vời nữa, và đó là một ngày cực kỳ quan trọng nữa đối với nhân loại ngày nay. Tất nhiên, đó là một ngày vô giá. Nó đã tuyệt vời như thế nào, làm sao nó lại quan trọng đến vậy, và nó vô giá ra sao? Trước tiên chúng ta hãy lắng nghe những lời được phán bởi Đấng Tạo Hóa…
“Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất” (Sách sáng thế 1:14-15). Đây là một sự thực thi thẩm quyền nữa của Đức Chúa Trời đã được thể hiện bởi các vật thọ tạo sau khi Ngài tạo ra chỗ khô cạn và thực vật trên đó. Đối với Đức Chúa Trời, một hành động như thế cũng dễ dàng như những gì Ngài đã làm, bởi vì Đức Chúa Trời có quyền năng như thế; Đức Chúa Trời tốt lành như lời Ngài, và lời Ngài sẽ được thành toàn. Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho ánh sáng xuất hiện trên trời, và ánh sáng này không chỉ soi sáng bầu trời và trên mặt đất, mà còn đóng vai trò là những dấu hiệu cho ngày và đêm, cho các mùa, ngày, và năm. Bằng cách này, khi Đức Chúa Trời cất tiếng phán, thì mọi hành động mà Đức Chúa Trời muốn đạt được đều đã được thực hiện theo ý Đức Chúa Trời và theo cách Đức Chúa Trời chỉ định.
Các vì sáng trên trời là vật chất trong bầu trời có thể phát ra ánh sáng; chúng có thể soi sáng bầu trời, đất và biển. Chúng quay vòng theo nhịp và tần số do Đức Chúa Trời phán truyền, và soi sáng đất trong những khoảng thời gian khác nhau, và bằng cách này chu kỳ quay của các vì sáng khiến ngày và đêm được sinh ra ở phía đông và phía tây của đất liền, và chúng không chỉ là các dấu hiệu cho đêm và ngày, mà qua những chu kỳ khác nhau này chúng cũng đánh dấu các ngày lễ và nhiều ngày đặc biệt khác nhau của nhân loại. Chúng là sự bổ sung và phụ trợ hoàn hảo cho bốn mùa – xuân, hạ, thu và đông – do Đức Chúa Trời lập nên, cùng với điều đó các vì sáng cũng đóng vai trò một cách hài hòa như các cột mốc đều đặn và chính xác cho các kỳ, ngày và năm âm lịch của nhân loại. Mặc dù chỉ sau khi nông nghiệp ra đời, loài người mới bắt đầu hiểu và đụng tới sự phân chia các kỳ hạn, ngày và năm theo âm lịch sinh ra bởi ánh sáng do Đức Chúa Trời tạo ra, nhưng thực ra các kỳ hạn, ngày và năm âm lịch mà con người biết đến ngày nay đã bắt đầu được sinh ra từ lâu vào ngày thứ tư trong cuộc tạo dựng muôn vật của Đức Chúa Trời, và tương tự như thế, chu kỳ thay đổi luân phiên giữa các mùa xuân, hạ, thu và đông mà con người trải qua cũng đã bắt đầu từ lâu vào ngày thứ tư trong cuộc tạo dựng muôn vật của Đức Chúa Trời. Các vì sáng do Đức Chúa Trời tạo ra giúp con người phân biệt giữa ngày và đêm một cách rõ ràng, chính xác và thường xuyên, đếm các ngày, và theo dõi các kỳ và năm theo âm lịch một cách rõ ràng. (Ngày trăng tròn là kết thúc một tháng, và từ điều này con người đã biết rằng sự chiếu sáng của các vì sáng bắt đầu một chu kỳ mới; ngày trăng bán nguyệt là kết thúc nửa tháng, điều này báo cho con người biết rằng một kỳ âm lịch đang bắt đầu, từ đó có thể suy ra có bao nhiêu ngày và đêm trong một kỳ âm lịch, bao nhiêu kỳ âm lịch trong một mùa, và bao nhiêu mùa trong một năm, và tất cả điều này được tỏ ra một cách rất đều đặn.) Vì vậy, con người đã có thể dễ dàng theo dõi các kỳ, ngày, và năm âm lịch được đánh dấu bởi sự quay vòng của các vì sáng. Từ đó trở đi, nhân loại và muôn vật tự lúc nào không hay đã sống giữa sự hoán đổi có trật tự của ngày và đêm và sự luân phiên của các mùa sinh ra bởi sự quay vòng của các vì sáng. Đây là ý nghĩa trong việc tạo ra ánh sáng của Đấng Tạo Hóa vào ngày thứ tư. Tương tự, mục tiêu và ý nghĩa trong hành động này của Đấng Tạo Hóa vẫn không thể tách rời khỏi thẩm quyền và quyền năng của Ngài. Và vì thế, ánh sáng do Đức Chúa Trời tạo ra và giá trị mà chúng sớm mang lại cho con người là một kỳ công nữa trong sự thực thi thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa.
Trong thế giới mới này, nơi mà loài người chưa xuất hiện, Đấng Tạo Hóa đã chuẩn bị sẵn buổi chiều và buổi mai, khoảng không, đất và biển, cỏ, thảo mộc và nhiều loại cây khác nhau, các vì sáng, mùa, ngày và năm cho một sự sống mới mà Ngài sẽ sớm tạo dựng. Thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa được thể hiện trong mỗi sự vật mới mẻ mà Ngài đã tạo dựng, và lời phán cùng thành tựu của Ngài xảy ra đồng thời, không có sự khác biệt nhỏ nhất, và không cách quãng chút nào. Sự xuất hiện và ra đời của tất cả những sự vật mới mẻ này là bằng chứng về thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa: Ngài tốt lành như lời Ngài, và lời Ngài sẽ được thành toàn, và những gì Ngài hoàn thành sẽ tồn tại mãi mãi. Sự thật này chưa bao giờ thay đổi: nó đã như vậy trong quá khứ, nó như vậy ngày hôm nay, và nó sẽ như vậy cho đến đời đời. Khi các ngươi xem lại những lời này trong thánh thư một lần nữa, chúng cảm giác có mới mẻ đối với các ngươi không? Các ngươi có thấy nội dung gì mới, và có những khám phá mới nào không? Đó là vì những việc làm của Đấng Tạo Hóa đã lay động lòng các ngươi, hướng dẫn các ngươi biết đến thẩm quyền và quyền năng của Ngài, và mở cánh cửa cho sự hiểu biết của các ngươi về Đấng Tạo Hóa, và những việc làm cùng thẩm quyền của Ngài đã ban sự sống dựa trên những lời này. Vì vậy, trong những lời này, con người đã nhìn thấy sự thể hiện chân thật và sống động về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, thực sự chứng kiến uy quyền tối cao của Đấng Tạo Hóa và thấy được sự phi thường trong thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa.
Thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa tạo ra hết phép lạ này đến phép lạ khác; Ngài thu hút sự chú ý của con người, và con người không thể không trố mắt sững sờ trước những việc làm đầy kinh ngạc được tạo ra từ sự thực thi thẩm quyền của Ngài. Quyền năng phi thường của Ngài mang đến hết sự vui thích này đến sự vui thích khác, và con người bị lóa mắt và vui mừng khôn xiết, há hốc miệng trong sự ngưỡng mộ, kinh sợ và phấn khích; hơn nữa, con người rõ ràng bị cảm thúc và trong họ nảy sinh sự tôn trọng, tôn kính, và gắn bó. Thẩm quyền và việc làm của Đấng Tạo Hóa có một tác động rất lớn và có tác dụng làm tinh sạch tâm hồn của con người, và hơn thế nữa, làm thỏa mãn tâm hồn của con người. Mọi ý định của Ngài, mọi lời phán của Ngài, và mọi sự tỏ lộ về thẩm quyền của Ngài là một kiệt tác giữa muôn vật, và là một công trình vĩ đại đáng được nhận thức và hiểu biết sâu sắc bởi loài người thọ tạo.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 87
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Ngày thứ năm, lần lượt từng sinh mệnh với những hình hài khác nhau bằng các phương thức khác nhau thể hiện quyền năng của Đấng Tạo Hóa
Kinh thánh nói như sau: “Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. Ðức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” (Sách sáng thế 1:20-21). Trong Kinh thánh nói rất rõ, trong ngày này, Đức Chúa Trời đã tạo ra các loài sinh vật sống trong nước, tạo ra các loài chim bay bên trên mặt đất, nghĩa là tạo ra các loài cá và các loài chim, và Đức Chúa Trời phân loại chúng theo từng loài. Như vậy, nhờ có sự sáng tạo của Ngài mà trên mặt đất, trong không trung và ở dưới nước trở nên phong phú…
Theo lời của Đức Chúa Trời nói, trong khoảnh khắc, từng sinh mệnh với hình thái khác nhau lần lượt hiện ra sống động trong lời nói của Đấng Tạo Hóa. Tất cả cùng đua chen nhau, nhảy nhót, vui mừng hò hét được đến với thế giới này… Dưới nước, các loài cá bơi lội, các loài có mai sinh ra trong cát, các loài sinh vật có vảy, có vỏ và sinh vật thân mềm với thể tích có lớn, có nhỏ, có dài, có ngắn, đua nhau sinh ra trong nước dưới các hình thái khác nhau. Đồng thời, các loài tảo biển cũng phát triển nhanh chóng, uốn mình theo chuyển động của các loài sinh vật trong nước, như thôi thúc vùng nước tĩnh lặng, như muốn nói với nó rằng: “Hãy sôi động lên đi! Mang theo những người bạn của ngươi, bởi vì ngươi đã không còn cô độc nữa!” Ngay từ khoảnh khắc các loài sinh vật trong nước được Đức Chúa Trời tạo ra xuất hiện, từng sinh mệnh sống động này ngay lập tức đã mang lại sức sống cho vùng nước vốn bấy lâu tĩnh lặng này, và cũng mở ra một kỷ nguyên mới… Từ đó, chúng dựa vào nhau, bầu bạn cùng nhau, không hề phân biệt. Nước tồn tại vì những loài sinh vật sống bên trong nó, nuôi dưỡng từng sự sống trong vòng tay của nó. Mọi sự sống cũng nhờ có sự nuôi dưỡng của nước mà tồn tại vì nước. Đôi bên cùng dâng hiến sinh mệnh cho nhau, đồng thời chứng kiến sự vĩ đại và kỳ diệu trong khả năng sáng tạo của Đấng Tạo Hoá, chứng kiến sức mạnh quyền năng siêu việt vô song của Đấng Tạo Hóa theo một cách thức giống nhau…
Khi nước biển không còn trầm lặng nữa, đồng thời không trung cũng trở nên náo nhiệt. Từng con chim lớn, nhỏ từ mặt đất bay vút lên không trung. Sự khác biệt giữa chúng và các loài sinh vật sống dưới nước là chúng có lông vũ và đôi cánh, thân hình đẹp đẽ và uyển chuyển. Chúng vỗ đôi cánh, kiêu hãnh và tự hào khoe vẻ ngoài rực rỡ, bản lĩnh và khả năng đặc biệt mà Đấng Tạo Hóa đã ban tặng cho chúng. Chúng tự do bay lượn, mặc sức chao liệng, xuyên qua trời đất, xuyên qua thảo nguyên, và rừng rậm… Chúng là con cưng của bầu trời, chúng là con cưng của vạn vật, chúng sẽ trở thành sợi dây liên kết của trời và đất, chúng sẽ truyền những thông điệp tới vạn vật… Chúng ca hát, bay lượn, mang đến âm thanh, tiếng cười vui vẻ và mang đến sức sống tươi mới cho thế giới vốn trống rỗng này… Chúng dùng giọng hót lanh lảnh và trong vắt, dùng tiếng lòng của chúng để tán dương Đấng Tạo Hóa đã ban tặng sinh mệnh cho chúng. Chúng nhảy múa vui vẻ để thể hiện sự hoàn mỹ và kỳ diệu mà Đấng Tạo Hóa đã tạo ra. Chúng sẽ dâng hiến cả đời để làm chứng cho uy quyền của Đấng Tạo Hóa thông qua sinh mệnh đặc biệt mà Ngài đã ban cho chúng…
Cho dù là các loài sinh vật dưới nước, hay các loài sinh vật bay trên trời, chúng đều tuân theo lời dạy của Đấng Tạo Hóa, sống trong hình hài cấu tạo khác nhau, và sống thành bầy đàn theo giống loài như lời dạy của Đấng Tạo Hóa. Không một sinh vật nào có thể thay đổi quy luật này, quy tắc này. Chúng chưa từng dám vượt qua ranh giới mà Đấng Tạo Hóa đã đặt, và chúng cũng không thể nào vượt qua được ranh giới ấy. Theo số mệnh của Đấng Tạo Hóa, chúng sinh sôi nảy nở, tuân thủ nghiêm khắc vòng đời và quy luật cuộc sống mà Đấng Tạo Hóa đã đặt ra, chúng tự giác tuân thủ mệnh lệnh bất thành văn của Đấng Tạo Hóa cũng như những sắc lệnh và giới luật trên thiên đàng Ngài đã ban cho chúng, cho đến tận ngày hôm nay. Chúng trò chuyện với Đấng Tạo Hóa theo cách đặc biệt, lĩnh hội ý muốn của Đấng Tạo Hóa, tuân theo mệnh lệnh của Đấng Tạo Hóa. Không có một sinh vật nào từng vượt qua quyền năng của Đấng Tạo Hóa, vậy mà Đấng Tạo Hóa kiểm soát và chi phối chúng chỉ trong tâm trí, cho dù không có lời nói nào được phát ra, nhưng quyền năng duy nhất của Đấng Tạo Hóa vẫn lặng lẽ kiểm soát vạn vật vốn khác với loài người, không có chức năng ngôn ngữ. Sự thực hiện quyền năng bằng phương thức đặc biệt này khiến con người có nhận thức mới và cách giải thích mới về quyền năng độc nhất của Đấng Tạo Hoá. Ở đây, ta phải nói rằng, trong một ngày mới, sự thực thi quyền năng của Đấng Tạo Hoá lại một lần nữa thể hiện sự độc nhất của Ngài.
Tiếp theo, hãy cùng xem câu nói sau cùng trong đoạn kinh thánh này: “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”. Các người hiểu câu nói này như thế nào? Trong câu nói này có tâm trạng của Đức Chúa Trời. Ngài nhìn vạn vật do Ngài sáng tạo ra đã được hình thành nhờ có lời nói của Ngài, tất cả đều đang dần thay đổi. Vào lúc này, liệu Đức Chúa Trời có thấy hài lòng với mọi thứ mà Ngài dùng lời nói tạo ra, hay mọi sự mà Ngài đã làm nên không? Câu trả lời là “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”. Ở đây, các ngươi nhận ra điều gì? “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” đại diện cho điều gì, tượng trưng cho điều gì? Điều này có nghĩa là, Đức Chúa Trời có năng lực này và trí tuệ này để thực hiện những việc mà Ngài đã lên kế hoạch, việc mà Ngài đã xác định để hoàn thành những mục tiêu mà Ngài đã đặt ra. Khi Đức Chúa Trời đã hoàn thành từng việc, liệu Ngài có hối hận không? Câu trả lời vẫn là “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”. Nói cách khác, Đức Chúa Trời không những không cảm thấy hối hận mà còn rất hài lòng. Việc Ngài không hối hận nói lên điều gì? Điều đó có nghĩa rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời là hoàn hảo, năng lực và trí tuệ của Đức Chúa Trời là hoàn hảo, và quyền năng của Đức Chúa Trời chính là nguồn gốc duy nhất để Ngài hoàn thành một cách hoàn hảo. Khi con người thực hiện một việc gì đó liệu cũng có thể thấy điều đó là tốt lành giống như Đức Chúa Trời không? Mỗi một việc làm của con người liệu có thể đều đạt đến sự hoàn hảo không? Con người có thể hoàn thành một việc gì đó một lần và mãi mãi không? Cũng giống như câu nói “Không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn” của con người vậy, những việc mà con người làm vĩnh viễn không thể đạt đến sự hoàn mỹ. Khi Đức Chúa Trời nhận thấy mọi sự Đức Chúa Trời đã làm và Đức Chúa Trời đạt được đều là tốt lành, mỗi thứ mà Đức Chúa Trời tạo ra đều được định hình bằng lời nói của Đức Chúa Trời, cũng có thể nói là, khi “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”, thứ mà Ngài sáng tạo ra được định hình, được phân loại, được cố định vị trí, công dụng và chức năng chỉ bằng một lần và vĩnh viễn. Đồng thời, vai trò của nó trong vạn vật và quá trình mà nó sẽ phải trải qua trong suốt quá trình Đức Chúa Trời quản lý vạn vật đều đã được Đức Chúa Trời định sẵn, vĩnh viễn không thay đổi. Đây chính là luật trời mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho vạn vật.
Câu nói “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” giản dị, rất khó thu hút sự chú ý của con người. Một câu nói vốn khó có thể khiến con người chú ý, lại chính là câu nói truyền đạt luật trời và giới luật mà Đức Chúa Trời ban cho tạo hóa. Trong câu nói này, quyền năng của Đấng Tạo Hóa lại một lần nữa được thể hiện một cách thực tế và sâu sắc hơn. Đấng Tạo Hóa không chỉ có thể đạt được mọi thứ mà Ngài muốn có, mọi việc mà Ngài muốn làm nhờ lời nói của Ngài, mà Ngài còn có thể dùng lời nói để chi phối trong tay mọi thứ mà Ngài đã tạo ra, cai quản vạn vật mà Ngài tạo ra dưới quyền năng của Ngài, và hơn nữa, mọi thứ đều có hệ thống và quy củ. Vạn vật cũng vì lời nói của Ngài mà đã sinh sôi, tồn tại và diệt mất; hơn nữa, nhờ thẩm quyền của Ngài mà chúng tồn tại trong quy luật do Ngài đặt ra, không có thứ gì được miễn trừ! Quy luật này đã bắt đầu từ chính thời khắc “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”, và nó sẽ tồn tại, tiếp tục và vận hành vì kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời cho đến ngày Đấng Tạo Hóa bãi bỏ nó! Quyền năng duy nhất của Đấng Tạo Hóa không chỉ thể hiện ở chỗ Ngài có thể sáng tạo ra vạn vật, ra lệnh cho vạn vật, đồng thời còn thể hiện ở chỗ Ngài có thể cai quản vạn vật, ban cho vạn vật sự sống, hơn thế nữa, còn thể hiện ở chỗ Đấng Tạo Hóa có thể tạo ra hình hài hoàn hảo, cấu trúc sinh mệnh hoàn hảo và vai trò hoàn hảo cho vạn vật mà Ngài sẽ sáng tạo trong kế hoạch của Ngài chỉ bằng một lần và mãi mãi, để chúng xuất hiện và tồn tại trong thế giới mà Ngài đã tạo ra, và thể hiện ở chỗ mọi suy nghĩ của Đấng Tạo Hóa không chịu ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào, không chịu giới hạn bởi thời gian, không gian và địa lý. Thân phận duy nhất của Đấng Tạo Hóa sẽ vĩnh viễn không bao giờ thay đổi giống như quyền năng của Ngài. Quyền năng của Ngài luôn là tượng trưng và đại diện cho thân phận duy nhất của Ngài. Quyền năng của Ngài tồn tại mãi mãi cùng với thân phận của Ngài!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 88
Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật (Các trích đoạn)
Vào ngày thứ sáu, Đấng Tạo Hóa phán, và từng loại sinh vật trong tâm trí của Ngài lần lượt xuất hiện
Thế mà công tác tạo ra muôn vật của Đấng Tạo Hóa đã kéo dài được năm ngày, ngay sau đó Đấng Tạo Hóa đã chào đón ngày thứ sáu trong cuộc tạo dựng muôn vật của Ngài. Ngày này là một sự khởi đầu mới nữa, và một ngày đặc biệt nữa. Vậy thì, kế hoạch của Đấng Tạo Hóa vào đêm trước của ngày mới này là gì? Sinh vật mới nào Ngài sẽ tạo ra, Ngài sẽ dựng nên? Hãy lắng nghe, đó là tiếng phán của Đấng Tạo Hóa…
“Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. Ðức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành” (Sách sáng thế 1:24-25). Các sinh vật nào được bao gồm? Kinh Thánh chép: súc vật, côn trùng, và thú rừng tùy theo loại. Điều đó có nghĩa là, vào ngày này không chỉ có đủ loại sinh vật sống trên đất, mà chúng còn được phân chia tùy theo loài, và tương tự như vậy, “Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”.
Như trong năm ngày trước đây, Đấng Tạo Hóa cũng phán với cùng một giọng điệu và ra lệnh cho sự ra đời của các sinh vật mà Ngài mong muốn, và chúng xuất hiện trên đất, từng con tùy theo loài của chúng. Khi Đấng Tạo Hóa thực thi thẩm quyền của Ngài, không lời nào của Ngài được phán ra vô ích, và vì thế, vào ngày thứ sáu, từng sinh vật Ngài dự định tạo ra đã xuất hiện vào thời điểm được chỉ định. Khi Đấng Tạo Hóa phán “Ðất phải sanh các vật sống tùy theo loại”, thì trái đất ngay lập tức đầy sự sống, và trên mặt đất đột nhiên nổi lên hơi thở của đủ loại sinh vật… Trong đồng vắng xanh tươi, những con bò mập mạp, phe phẩy đuôi, lần lượt xuất hiện, những con cừu kêu be be tự tập trung thành đàn, và những con ngựa hí lên bắt đầu phi nước đại… Bỗng chốc, những cánh đồng cỏ rộng lớn tĩnh mịch đã bùng nổ sự sống… Sự xuất hiện của các loại gia súc khác nhau này là một cảnh tượng tuyệt đẹp trên đồng cỏ yên tĩnh, và mang lại sức sống vô biên… Chúng sẽ là bạn đồng hành của các đồng cỏ, và là chủ nhân của các đồng cỏ, chúng sẽ phụ thuộc lẫn nhau; chúng cũng sẽ trở thành kẻ bảo vệ và canh giữ những vùng đất này, nơi sẽ là môi trường sống lâu dài của chúng, và nơi sẽ cung cấp cho chúng tất cả những gì chúng cần, một nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sự tồn tại của chúng…
Vào cùng ngày mà các loại gia súc khác nhau này ra đời, bởi lời của Đấng Tạo Hóa, vô số côn trùng cũng đã xuất hiện, hết con này đến con khác. Mặc dù chúng là những sinh vật nhỏ nhất trong số tất cả những tạo vật, nhưng sinh lực của chúng vẫn là sự sáng tạo kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa, và chúng đã không đến quá muộn… Một số vẫy những đôi cánh bé nhỏ của chúng, trong khi số khác chậm rãi bò; một số nhảy tâng tâng, số khác thì loạng choạng; một số xông lên phía trước, trong khi số khác nhanh chóng thụt lại; một số thì bò ngang, số khác nhảy khắp nơi… Tất cả đều tất bật cố gắng tìm nhà cho mình: Một số lao vào trong cỏ, một số bắt đầu đào hang dưới đất, một số bay lên cây, ẩn trong những cánh rừng… Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng chúng không muốn chịu đựng sự giày vò của cái bụng trống rỗng, và sau khi tìm được nhà cho mình, chúng lao đi tìm thức ăn để nuôi bản thân. Một số trèo lên ngọn cỏ để ăn những chiếc lá non, một số ngoạm đầy miệng đất và nuốt chửng xuống bụng, ăn một cách rất khoái trá và thích thú (đối với chúng, ngay cả đất cũng là một bữa ăn ngon); một số trốn trong rừng, nhưng chúng không chịu nghỉ ngơi, bởi thứ nhựa cây trong những chiếc lá màu xanh đậm bóng loáng mang đến một bữa ăn ngon lành… Sau khi chúng đã no nê, các con côn trùng vẫn không chịu ngừng hoạt động; mặc dù dáng vóc nhỏ nhắn, nhưng chúng sở hữu một năng lượng khổng lồ và sự phấn khích vô hạn, và vì vậy trong tất cả các vật thọ tạo, chúng là loài năng động và cần cù nhất. Chúng không bao giờ lười biếng, và không bao giờ thích nghỉ ngơi. Khi cơn thèm ăn của chúng đã được thỏa mãn, chúng vẫn tiếp tục lao động vất vả vì tương lai của mình, bận rộn và vội vã vì ngày mai của mình, vì sự sống còn của mình… Chúng nhẹ nhàng ngân nga những bản balat mang nhiều giai điệu và nhịp điệu khác nhau để động viên và thúc giục chính mình. Chúng cũng thêm niềm vui cho cỏ cây và từng tấc đất, làm cho mỗi ngày và mỗi năm trở nên độc nhất… Bằng những ngôn ngữ của riêng mình và theo cách riêng của mình, chúng truyền thông tin đến mọi sinh vật sống trên đất. Dùng cuộc đời đặc biệt của bản thân mình, chúng đã đánh dấu muôn vật, mà trên đó chúng đã để lại dấu vết của mình… Chúng có mối quan hệ mật thiết với đất đai, cây cỏ và những cánh rừng, và chúng đã mang lại sinh khí và sức sống cho đất đai, cây cỏ và những cánh rừng. Chúng đem chỉ thị và lời chào của Đấng Tạo Hóa đến cho mọi sinh vật…
Ánh mắt của Đấng Tạo Hóa lướt qua muôn vật mà Ngài đã tạo ra, và vào lúc này mắt Ngài dừng lại trên những cánh rừng và những ngọn núi, Ngài suy nghĩ. Khi lời Ngài được thốt ra, trong những khu rừng rậm, và trên những ngọn núi, xuất hiện một loại sinh vật không giống với bất kỳ loại nào đã đến trước đó: Chúng là những động vật hoang dã được phán ra từ miệng của Đức Chúa Trời. Bị quá hạn lâu ngày, chúng lắc đầu và vẫy đuôi, mỗi con có một khuôn mặt độc nhất của riêng mình. Một số con có lớp áo lông, một số con có áo giáp, một số con nhe nanh, một số con cười nhăn nhở, một số con có cổ dài, một số con có đuôi ngắn, một số con có đôi mắt hung dữ, một số con có cái nhìn rụt rè, một số con cúi xuống để ăn cỏ, một số con có miệng đầy máu, một số con nhảy tưng tưng trên hai chân; một số con bước trên bốn móng guốc, một số con nhìn ra xa từ ngọn cây, một số con nằm rình rập trong rừng, một số con tìm những cái hang để nghỉ, một số con chạy nhảy và nô đùa trên đồng bằng, một số con đi lảng vảng xuyên những cánh rừng…; một số con đang gầm lên, một số con đang hú, một số con đang sủa, một số con đang kêu la…; một số con có giọng cao vút, một số con có giọng trung, một số con có giọng rất to, một số con có giọng trong trẻo và du dương…; một số con trông dữ tợn, một số con dễ thương, một số con gớm ghiếc, một số con đáng yêu, một số con đáng sợ, một số con ngây thơ quyến rũ… Lần lượt, từng con một bước ra. Hãy xem chúng cao và mạnh chừng nào, tự tung tự tác, biếng nhác thờ ơ với nhau, không thèm liếc mắt nhìn nhau… Mỗi con có một đời sống đặc biệt do Đấng Tạo Hóa ban cho, và sự hoang dã, cùng thú tính của chính nó, chúng xuất hiện trong các khu rừng và trên các ngọn núi. Chúng khinh thường tất cả, vì thế hoàn toàn hống hách – suy cho cùng, chúng là chủ nhân đích thực của những ngọn núi và những khu rừng. Từ thời điểm mà sự xuất hiện của chúng được định đoạt bởi Đấng Tạo Hóa, chúng đã “tuyên bố chủ quyền” đối với rừng núi, bởi Đấng Tạo Hóa đã chỉ định ranh giới của chúng và xác định phạm vi tồn tại của chúng. Chỉ có chúng là chúa tể đích thực của rừng núi, và đó là lý do tại sao chúng rất hoang dã, rất kiêu ngạo. Chúng được gọi là “động vật hoang dã” chỉ vì, trong tất cả các loài thọ tạo, chúng là những loài thực sự hoang dã, dữ tợn, và không thể thuần hóa được. Chúng không thể được thuần hóa, vì thế chúng không thể được nuôi dạy, và không thể sống hòa thuận với loài người hoặc lao động thay cho loài người. Chính vì chúng không thể được nuôi dạy, không thể làm việc cho loài người, nên chúng phải sống cách xa loài người, và con người không thể tiếp cận chúng. Đổi lại, chính vì chúng sống cách xa loài người, và con người không thể đến gần chúng, nên chúng có thể hoàn thành trách nhiệm do Đấng Tạo Hóa ban cho: bảo vệ các ngọn núi và các khu rừng. Sự hoang dã của chúng bảo vệ các ngọn núi và canh giữ các khu rừng, và là sự bảo vệ và bảo đảm tốt nhất cho sự tồn tại và nhân giống của chúng. Đồng thời, sự hoang dã của chúng duy trì và bảo đảm sự cân bằng giữa muôn vật. Sự xuất hiện của chúng mang lại sự hỗ trợ và nương cậy cho rừng núi; sự xuất hiện của chúng đã đưa vô vàn sinh khí và sức sống vào núi rừng hoang vắng và hiu quạnh. Từ thời điểm này trở đi, núi rừng đã trở thành môi trường sống cố định của chúng, và chúng sẽ không bao giờ rời khỏi nhà của mình, vì chính bởi chúng mà núi rừng xuất hiện và tồn tại; những động vật hoang dã sẽ hoàn thành bổn phận của mình và làm mọi thứ có thể để bảo vệ núi rừng. Vì vậy, các động tật hoang dã cũng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ thị của Đấng Tạo Hóa để bám giữ lấy lãnh thổ, tiếp tục sử dụng bản chất thú tính của mình để duy trì sự cân bằng của muôn vật do Đấng Tạo Hóa tạo nên, cũng như thể hiện thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 89
Dưới thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, muôn vật đều hoàn thiện
Muôn vật được Đấng Tạo Hóa tạo dựng, bao gồm cả những vật có thể di chuyển và những vật không thể di chuyển, như là chim và cá, như là cây và hoa, và bao gồm cả gia súc, côn trùng, và động vật hoang dã được tạo ra vào ngày thứ sáu – tất cả chúng đều tốt lành trong mắt của Đức Chúa Trời, và hơn nữa, trong mắt Đức Chúa Trời, những vật này, phù hợp với kế hoạch của Ngài, đều đã đạt được đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện và đạt tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được. Từng bước một, Đấng Tạo Hóa làm công tác Ngài dự định làm theo kế hoạch của Ngài. Lần lượt, những vật Ngài dự định tạo ra đã xuất hiện, và sự xuất hiện của mỗi vật là một sự phản ánh về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, một sự kết tinh thẩm quyền của Ngài; bởi vì sự kết tinh này, mọi loài thọ tạo đều không thể không biết ơn đối với ân sủng và sự chu cấp của Đấng Tạo Hóa. Khi những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời biểu hiện ra, thế giới này đã đầy lên, từng chút một, với đủ các sự vật được Đức Chúa Trời tạo ra, và nó thay đổi từ sự hỗn độn và tối tăm thành sự rõ ràng và tươi sáng, từ sự tĩnh lặng chết chóc đến sự sống động và sức sống vô tận. Trong số muôn vật của sự tạo dựng, từ lớn đến nhỏ, từ nhỏ đến cực nhỏ, không có sự vật nào là không được tạo ra bởi thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa, và có một sự cần thiết cùng giá trị độc nhất và cố hữu đối với sự tồn tại của mỗi vật thọ tạo. Bất kể những khác biệt về hình dạng và cấu trúc, thì chúng cũng nhất thiết phải được tạo ra bởi Đấng Tạo Hóa để tồn tại dưới thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Đôi khi con người sẽ thấy một con côn trùng, thứ rất xấu xí, và họ sẽ nói rằng: “Con côn trùng đó thật gớm ghiếc, không đời nào mà một vật xấu xí như thế lại có thể được Đức Chúa Trời tạo ra – không đời nào Ngài lại tạo ra vật gì xấu như thế”. Thật là một cái nhìn ngu ngốc! Điều họ nên nói là: “Mặc dù con côn trùng này thật xấu xí, nhưng nó đã được Đức Chúa Trời tạo nên, và vì vậy nó phải có mục đích độc nhất của riêng nó”. Trong ý nghĩ của Đức Chúa Trời, Ngài đã dự định ban từng hình dáng, đủ loại chức năng và sự hữu dụng, cho các sinh vật khác nhau mà Ngài tạo ra, và vì thế không có vật nào trong số những vật Đức Chúa Trời tạo ra lại giống hệt nhau. Từ bề ngoài cho đến cấu tạo bên trong, từ thói quen sinh hoạt cho đến nơi chúng cư ngụ – mỗi con mỗi khác. Con bò có hình dáng của con bò, con lừa có hình dáng của con lừa, con hươu có hình dáng của con hươu, và con voi có hình dáng của con voi. Ngươi có thể nói con nào trông đẹp nhất, và con nào xấu nhất không? Ngươi có thể nói con nào hữu dụng nhất, và sự tồn tại của con nào là ít cần thiết nhất không? Một số người thích dáng vẻ bề ngoài của con voi, nhưng không ai sử dụng voi để canh tác; một số người thích dáng vẻ bề ngoài của sư tử và hổ, bởi hình dáng của chúng ấn tượng nhất trong số muôn vật, nhưng các ngươi có thể nuôi chúng như là những con thú cưng không? Tóm lại, khi nói đến vô số vật của sự tạo dựng, thì con người nên làm theo thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, điều đó có nghĩa là, tuân theo trật tự do Đấng Tạo Hóa đã chỉ định cho muôn vật; đây là thái độ khôn ngoan nhất. Chỉ có thái độ tìm kiếm và vâng phục đối với những ý định ban đầu của Đấng Tạo Hóa mới là sự chấp nhận và tin chắc thực sự vào thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Nó tốt đẹp trong mắt của Đức Chúa Trời, vậy thì lý do gì mà con người phải bắt lỗi?
Do đó, muôn vật dưới thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa đều sẽ chơi một bản giao hưởng mới về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, đều sẽ bắt đầu một khúc dạo đầu tuyệt vời về công tác của Ngài trong một ngày mới, và tại thời điểm này Đấng Tạo Hóa cũng sẽ mở ra một trang mới trong công tác quản lý của Ngài! Theo quy luật đã được chỉ định bởi Đấng Tạo Hóa về những chồi non vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè, thu hoạch vào mùa thu, và lưu trữ vào mùa đông, muôn vật sẽ lặp lại kế hoạch quản lý của Đấng Tạo Hóa, và chúng sẽ đón chào ngày mới, sự khởi đầu mới và lối sống mới của chính mình. Chúng sẽ tiếp tục sống và sinh sản không ngừng để chào đón từng ngày dưới quyền tối thượng trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa…
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 90
Không một loài thọ tạo hoặc không thọ tạo nào có thể thay thế thân phận của Đấng Tạo Hóa
Từ khi Ngài khởi đầu cuộc tạo dựng muôn vật, thì quyền năng của Đức Chúa Trời bắt đầu được bày tỏ và tỏ lộ, bởi Đức Chúa Trời đã dùng lời để tạo ra muôn vật. Bất kể cách thức Ngài đã tạo ra chúng, bất kể lý do Ngài đã tạo ra chúng, muôn vật đều ra đời, trụ vững và tồn tại bởi lời Đức Chúa Trời; đây là thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa. Vào thời điểm trước khi loài người xuất hiện trên thế giới, Đấng Tạo Hóa đã dùng quyền năng và thẩm quyền của Ngài để tạo ra muôn vật cho loài người, và sử dụng những phương pháp độc nhất của Ngài để chuẩn bị một môi trường sống phù hợp cho loài người. Tất cả những gì Ngài đã làm là để chuẩn bị cho loài người, những người sẽ sớm nhận được hơi thở của Ngài. Điều này có nghĩa là, vào thời điểm trước khi loài người được tạo ra, thì thẩm quyền của Đức Chúa Trời đã được thể hiện trong mọi vật thọ tạo khác với loài người, trong những thứ to lớn như trời, các vì sáng, biển, và đất, và trong những vật nhỏ như động vật và chim chóc, cũng như trong tất cả các loại côn trùng và vi sinh vật, bao gồm cả các loại vi khuẩn khác nhau mà mắt thường không thể nhìn thấy. Mọi vật đều được ban cho sự sống bởi lời của Đấng Tạo Hóa, mọi vật đều sinh sôi nảy nở bởi lời của Đấng Tạo Hóa, và mọi vật đều sống dưới quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa bởi lời Ngài. Mặc dù chúng không nhận được hơi thở của Đấng Tạo Hóa, nhưng chúng vẫn thể hiện sức sống do Đấng Tạo Hóa ban cho qua các hình dạng và cấu trúc khác nhau của chúng; mặc dù chúng không nhận được khả năng nói chuyện mà Đấng Tạo Hóa ban cho loài người, nhưng mỗi vật đều nhận được một cách bày tỏ cuộc sống của mình, thứ do Đấng Tạo Hóa ban cho, và thứ khác với ngôn ngữ của con người. Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không chỉ ban sức sống cho những vật thể có vẻ như bất động, để chúng sẽ không bao giờ biến mất, mà Ngài còn ban bản năng sinh sản và sinh sôi nảy nở cho mọi sinh vật, để chúng sẽ không bao giờ biến mất, và để hết thế hệ này đến thế hệ khác, chúng sẽ truyền lại những quy luật và quy tắc sinh tồn do Đấng Tạo Hóa ban cho mình. Cách thức Đấng Tạo Hóa thực thi thẩm quyền của Ngài không theo quan điểm vĩ mô hay vi mô một cách cứng nhắc, và không bị giới hạn dưới bất kỳ hình thức nào; Ngài có thể điều khiển các hoạt động của vũ trụ và nắm quyền tối thượng trên sự sống và sự chết của muôn vật, và hơn nữa, Ngài có thể huy động muôn vật để chúng phục vụ Ngài; Ngài có thể quản lý tất cả hoạt động của núi non, sông hồ, và cai trị muôn vật trong chúng, và hơn thế nữa, Ngài có thể chu cấp những thứ cần thiết cho muôn vật. Đây là biểu hiện về thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa giữa muôn vật ngoài loài người. Một biểu hiện như thế không chỉ cho một đời; nó sẽ không bao giờ ngừng, cũng không bao giờ nghỉ, và nó không thể bị thay đổi hoặc bị phương hại bởi bất kỳ người nào hoặc vật nào, nó cũng không thể được thêm vào hoặc bớt đi bởi bất kỳ người nào hoặc vật nào – bởi không gì có thể thay thế thân phận của Đấng Tạo Hóa, và do đó, thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không thể bị thay thế bởi bất kỳ vật thọ tạo nào; bất kỳ vật không thọ tạo nào cũng không thể đạt được nó. Hãy lấy các sứ giả và thiên sứ của Đức Chúa Trời làm ví dụ. Họ không sở hữu quyền năng của Đức Chúa Trời, càng không sở hữu thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, và lý do tại sao họ không có quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời là vì họ không sở hữu thực chất của Đấng Tạo Hóa. Những vật không thọ tạo, như các sứ giả và thiên sứ của Đức Chúa Trời, mặc dù họ có thể làm một số việc thay mặt Đức Chúa Trời, nhưng không thể đại diện Đức Chúa Trời. Mặc dù họ sở hữu một số quyền năng mà con người không sở hữu, nhưng họ không sở hữu thẩm quyền của Đức Chúa Trời, họ không sở hữu thẩm quyền của Đức Chúa Trời để tạo ra muôn vật, điều khiển muôn vật, và nắm quyền tối thượng trên muôn vật. Vì vậy, sự độc nhất của Đức Chúa Trời không thể bị thay thế bởi bất kỳ vật không thọ tạo nào, và tương tự, thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời không thể bị thay thế bởi bất kỳ vật không thọ tạo nào. Trong Kinh Thánh, các ngươi có đọc thấy bất kỳ sứ giả nào của Đức Chúa Trời đã tạo ra muôn vật chưa? Tại sao Đức Chúa Trời không phái bất kỳ sứ giả hoặc thiên sứ nào của Ngài đi tạo ra muôn vật? Đó là vì họ không sở hữu thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và vì vậy họ không sở hữu khả năng thực thi thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Giống như mọi loài thọ tạo, tất cả họ đều dưới quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa, và dưới thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, vì vậy tương tự như thế, Đấng Tạo Hóa cũng là Đức Chúa Trời và Đấng Chủ Tể của họ. Từng người một trong số họ – dù họ có cao quý hay thấp hèn, có quyền năng lớn hay nhỏ – thì không một ai có thể vượt qua thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, và vì thế trong số họ, không một ai có thể thay thế thân phận của Đấng Tạo Hóa. Họ sẽ không bao giờ được gọi là Đức Chúa Trời, và sẽ không bao giờ có thể trở thành Đấng Tạo Hóa. Đây là những lẽ thật và sự thật bất di bất dịch!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 91
Đức Chúa Trời dùng lời Ngài để thiết lập một giao ước với con người
Sách sáng thế 9:11-13 Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa. Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðây là dấu chỉ về sự giao ước mà ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất.
Sau khi Ngài tạo ra muôn vật, thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa được khẳng định và thể hiện một lần nữa trong Giao ước Cầu vồng
Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa luôn luôn được thể hiện và thực thi giữa muôn loài thọ tạo, và Ngài không những cai trị số phận của muôn vật, mà Ngài còn cai trị loài người, loài thọ tạo đặc biệt mà Ngài đã tạo ra bằng chính đôi tay của Ngài, loài sở hữu cấu trúc sự sống khác và tồn tại trong một dạng sống khác. Sau khi tạo nên muôn vật, Đấng Tạo Hóa đã không ngừng thể hiện thẩm quyền và quyền năng của Ngài; đối với Ngài, thẩm quyền mà Ngài dùng để nắm quyền tối thượng trên muôn vật và số phận của toàn thể loài người chỉ chính thức bắt đầu khi loài người thực sự được sinh ra từ bàn tay Ngài. Ngài dự định quản lý nhân loại, và cai trị nhân loại; Ngài dự định cứu nhân loại và thực sự thu phục nhân loại, thu phục một nhân loại có thể quản trị muôn vật; Ngài dự định làm cho một nhân loại như thế sống dưới thẩm quyền của Ngài, biết và vâng phục thẩm quyền của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời đã bắt đầu chính thức thể hiện thẩm quyền của Ngài giữa con người bằng lời Ngài, và bắt đầu sử dụng thẩm quyền của Ngài để thực hiện lời Ngài. Tất nhiên, thẩm quyền của Đức Chúa Trời được thể hiện ở khắp mọi nơi trong quá trình này; Ta chỉ chọn ra một vài ví dụ cụ thể, được nhiều người biết đến để từ đó các ngươi có thể hiểu và biết về sự độc nhất của Đức Chúa Trời và thẩm quyền độc nhất của Ngài.
Có một sự giống nhau giữa phân đoạn trong Sáng Thế 9:11-13 và phân đoạn ở trên liên quan đến sự ghi chép về cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời, tuy nhiên cũng có một sự khác biệt. Sự giống nhau là gì? Sự giống nhau nằm ở việc Đức Chúa Trời sử dụng lời để làm những điều Ngài định làm, và sự khác biệt là phân đoạn được trích dẫn ở đây trình bày cuộc đối thoại của Đức Chúa Trời với con người, trong đó Ngài đã thiết lập một giao ước với con người và cho con người biết điều gì chứa đựng trong giao ước. Sự thực thi thẩm quyền của Đức Chúa Trời đã đạt được trong cuộc trò chuyện của Ngài với con người, điều đó có nghĩa là, trước khi tạo ra loài người, lời Đức Chúa Trời là những sự chỉ dẫn và mệnh lệnh, được ban ra cho các sinh vật Ngài dự dịnh tạo ra. Nhưng giờ đây đã có người nghe được lời Đức Chúa Trời, và vì thế lời Ngài vừa là một cuộc trò chuyện với con người, vừa là lời chỉ thị và lời răn đối với con người. Hơn nữa, lời Đức Chúa Trời còn là các điều răn chứa thẩm quyền và được ban ra cho muôn vật.
Hành động nào của Đức Chúa Trời được ghi lại trong phân đoạn này? Phân đoạn ghi lại giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với con người sau khi Ngài hủy diệt thế giới bởi trận lụt; nó cho con người biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không giáng sự hủy diệt như thế xuống thế giới một lần nữa, và rằng, để đạt được mục đích này, Đức Chúa Trời đã tạo ra một dấu chỉ. Dấu chỉ này là gì? Trong Kinh Thánh có nói rằng: “Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất”. Đây là nguyên văn những lời Đấng Tạo Hóa phán với loài người. Khi Ngài phán những lời này, một cầu vồng xuất hiện trước mắt con người, và nó vẫn tồn tại ở đó cho đến tận ngày nay. Mọi người đều đã thấy một cầu vồng như thế, và khi ngươi nhìn thấy nó, ngươi có biết nó xuất hiện như thế nào không? Khoa học không có khả năng chứng minh về nó, hoặc định vị nguồn gốc của nó, hoặc xác định chỗ của nó. Đó là vì cầu vồng là một dấu chỉ của giao ước được thiết lập giữa Đấng Tạo Hóa và con người; nó không cần có cơ sở khoa học, nó không được chế tạo bởi con người, con người cũng không có khả năng thay đổi nó. Nó là một sự tiếp tục thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa sau khi Ngài phán những lời của Ngài. Đấng Tạo Hóa đã sử dụng phương pháp đặc biệt của chính Ngài để giữ giao ước của Ngài với con người và lời hứa của Ngài, và vì thế việc Ngài sử dụng cầu vồng như một dấu chỉ của giao ước mà Ngài đã thiết lập là một sắc lệnh và luật lệ thiên thượng sẽ không bao giờ thay đổi, dù liên quan đến Đấng Tạo Hóa hay loài người thọ tạo. Luật lệ bất biến này, phải nói là, một biểu hiện thực sự nữa về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa sau khi Ngài tạo ra muôn vật, và phải nói rằng thẩm quyền và quyền năng của Đấng Tạo Hóa là vô hạn; Việc Ngài sử dụng cầu vồng như một dấu chỉ là một sự tiếp tục và mở rộng thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Đây là một hành động khác được Đức Chúa Trời thực hiện bằng lời Ngài, và là một dấu chỉ của giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với con người bằng lời. Ngài đã phán với con người về những điều Ngài quyết định thực hiện, và theo cách nào nó sẽ được thực hiện và đạt được. Bằng cách này, sự việc được thực hiện theo những lời từ miệng Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Trời sở hữu quyền năng như thế, và ngày nay, vài ngàn năm sau khi Ngài phán những lời này, con người vẫn có thể nhìn thấy cầu vồng được phán ra từ miệng của Đức Chúa Trời. Bởi vì những lời đó đã được Đức Chúa Trời phán ra, điều này vẫn giữ nguyên và không thay đổi cho đến ngày nay. Không ai có thể loại bỏ cầu vồng này, không ai có thể thay đổi luật lệ của nó, và nó tồn tại chỉ bởi lời Đức Chúa Trời. Đây chính là thẩm quyền của Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời tốt lành cũng như lời Ngài, và lời Ngài sẽ được thành toàn, và điều mà Ngài hoàn thành sẽ kéo dài mãi mãi”. Những lời như thế được thể hiện rõ ràng ở đây, và đó là một dấu hiệu và đặc điểm rõ ràng về thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời. Một dấu hiệu và đặc điểm như thế không được sở hữu hoặc nhìn thấy trong bất kỳ loài thọ tạo nào, mà cũng không được nhìn thấy trong bất kỳ loài không thọ tạo nào. Nó chỉ thuộc về Đức Chúa Trời độc nhất, và cho thấy sự khác biệt giữa thân phận và thực chất chỉ được sở hữu bởi Đấng Tạo Hóa với thân phận và thực chất của các vật thọ tạo. Đồng thời, nó cũng là một dấu hiệu và đặc điểm mà, trừ chính Đức Chúa Trời ra, bất kỳ loài thọ tạo nào hoặc không thọ tạo nào cũng không bao giờ có thể vượt qua.
Việc Đức Chúa Trời thiết lập giao ước của Ngài với con người là một hành động vô cùng quan trọng, một hành động mà Ngài định dùng để truyền đạt một sự thật cho con người và cho con người biết ý muốn của Ngài. Để đạt điều này, Ngài đã sử dụng một phương pháp độc nhất, dùng một dấu chỉ đặc biệt để thiết lập một giao ước với con người, một dấu chỉ là một lời hứa về giao ước mà Ngài thiết lập với con người. Vậy thì, sự thiết lập giao ước này có phải là một sự kiện vĩ đại không? Chính xác nó vĩ đại như thế nào? Đây chính là điều rất đặc biệt về giao ước: Nó không phải là một giao ước được thiết lập giữa người này với người khác, hoặc giữa nhóm này với nhóm khác, hoặc giữa nước này với nước khác, mà là một giao ước được thiết lập giữa Đấng Tạo Hóa và toàn thể nhân loại, và nó sẽ vẫn còn hiệu lực cho đến ngày mà Đấng Tạo Hóa loại bỏ muôn vật. Người thực hiện giao ước này là Đấng Tạo Hóa, và người duy trì nó cũng là Đấng Tạo Hóa. Tóm lại, toàn bộ giao ước cầu vồng được thiết lập với loài người đã được thực hiện và đạt được theo cuộc trò chuyện giữa Đấng Tạo Hóa và loài người, và đã tồn tại như vậy cho đến tận ngày nay. Loài thọ tạo có thể làm gì khác ngoài việc đầu phục, vâng lời, tin tưởng, thấu hiểu, làm chứng, và ngợi khen thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa? Bởi không ai ngoài Đức Chúa Trời độc nhất sở hữu quyền năng để thiết lập một giao ước như thế. Sự xuất hiện của cầu vồng, hết lần này đến lần khác, là một thông báo cho nhân loại và gợi sự chú ý của họ đến giao ước giữa Đấng Tạo Hóa và loài người. Trong sự xuất hiện liên tục của giao ước giữa Đấng Tạo Hóa và loài người, những gì được bày tỏ cho loài người không phải là cầu vồng hoặc bản thân giao ước, mà là thẩm quyền bất biến của Đấng Tạo Hóa. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của cầu vồng thể hiện những việc làm lớn lao và kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa trong những nơi ẩn cư, và đồng thời, là một sự phản ánh quan trọng về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, điều sẽ không bao giờ tàn lụi, và sẽ không bao giờ thay đổi. Đây chẳng phải là biểu hiện của một khía cạnh khác trong thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa sao?
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 92
Các phước lành của Đức Chúa Trời
Sách sáng thế 17:4-6 Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.
Sách sáng thế 18:18-19 Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước. Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Ðức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham.
Sách sáng thế 22:16-18 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chánh mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.
Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.
Cách thức và đặc điểm phán truyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa là một sự tượng trưng cho thân phận và thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa (Các trích đoạn)
Nhiều người mong muốn tìm kiếm và đạt được các phước lành của Đức Chúa Trời, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể đạt được những phước lành này, bởi Đức Chúa Trời có các nguyên tắc riêng của Ngài, và ban phước cho con người theo cách riêng của Ngài. Những lời Đức Chúa Trời hứa với con người và lượng ân sủng mà Ngài ban cho con người được ban phát dựa trên suy nghĩ và hành động của con người. Vậy thì, các phước lành của Đức Chúa Trời thể hiện điều gì? Con người có thể thấy điều gì trong chúng? Ở đây, chúng ta hãy tạm gác lại cuộc thảo luận về việc Đức Chúa Trời ban phước cho những loại người nào và các nguyên tắc ban phước cho con người của Đức Chúa Trời là gì. Thay vào đó, chúng ta hãy xem xét việc Đức Chúa Trời ban phước cho con người với mục tiêu biết được thẩm quyền của Đức Chúa Trời, từ góc độ nhận biết thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Bốn đoạn Kinh Thánh ở trên là toàn bộ những ghi chép về việc Đức Chúa Trời ban phước cho con người. Chúng cung cấp sự mô tả chi tiết về những người đón nhận các phước lành của Đức Chúa Trời, như là Áp-ra-ham và Gióp, cũng như những lý do tại sao Đức Chúa Trời ban các phước lành của Ngài và những gì chứa đựng trong các phước lành này. Giọng điệu và cách phán của Đức Chúa Trời, cùng góc độ, và vị trí Ngài phán, cho phép con người nhận ra rằng Đấng ban cho các phước lành và người đón nhận các phước lành đó có thân phận, địa vị và thực chất khác nhau rõ ràng. Giọng điệu, cách phán những lời này, và vị trí chúng được phán ra, đều độc nhất đối với Đức Chúa Trời, Đấng sở hữu thân phận của Đấng Tạo Hóa. Ngài có thẩm quyền và sức mạnh, cũng như sự vinh hiển của Đấng Tạo Hóa và sự oai nghi mà không ai được phép nghi ngờ.
Trước tiên chúng ta hãy xem Sách sáng thế 17:4-6: “Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra”. Những lời này là giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, cũng như là sự ban phước của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham: Đức Chúa Trời sẽ khiến Áp-ra-ham trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc, sẽ sinh sản rất nhiều, làm cho ông thành nhiều nước, và các vua sẽ do nơi ông mà ra. Ngươi có thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong những lời này không? Và ngươi thấy thẩm quyền đó như thế nào? Ngươi thấy được khía cạnh nào trong thực chất thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Đọc kỹ những lời này, không khó để khám phá ra rằng thẩm quyền và thân phận của Đức Chúa Trời được tỏ lộ rõ ràng trong những lời phán của Đức Chúa Trời. Ví dụ, khi Đức Chúa Trời phán “ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ… vì ta đặt ngươi làm… Ta sẽ làm cho ngươi…”, thì những cụm từ như là “ngươi sẽ” và “ta sẽ”, mang sự khẳng định về thân phận và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, một mặt, là biểu thị cho sự thành tín của Đấng Tạo Hóa; mặt khác, chúng là những lời đặc biệt được sử dụng bởi Đức Chúa Trời, Đấng sở hữu thân phận của Đấng Tạo Hóa – cũng như là một phần của từ vựng thông thường. Nếu một người nào đó nói họ hy vọng người khác sẽ sinh sản rất nhiều, rằng sẽ làm cho họ thành nhiều nước, và các vua sẽ do nơi họ mà ra, thì chắc chắn đó là một kiểu ước muốn, không phải là một lời hứa hay một lời chúc phước. Vì thế, con người không dám nói rằng “Tôi sẽ làm cho anh trở nên như thế này, như thế kia… anh sẽ như thế này, thế kia”, bởi họ biết rằng họ không sở hữu một quyền năng như thế; điều đó không phụ thuộc vào họ, và ngay cả khi họ nói những điều như thế, thì lời họ sẽ là những lời vô nghĩa sáo rỗng bị thôi thúc bởi những ham muốn và tham vọng của họ. Có ai dám lớn tiếng như vậy nếu họ cảm thấy rằng họ không thể đạt được những mong muốn của mình hay không? Mọi người đều chúc cho con cháu mình gặp điều tốt lành, và hy vọng rằng chúng sẽ nổi trội và gặt hái nhiều thành công. “Sẽ thật may mắn nếu một người trong số chúng trở thành hoàng đế! Nếu một đứa trở thành thống đốc thì cũng tốt – miễn chúng là những người quan trọng!”. Đây là tất cả những điều ước của con người, nhưng con người chỉ có thể chúc những điều tốt lành cho con cháu họ, mà không thể thực hiện hoặc biến bất kỳ lời hứa nào của họ thành hiện thực. Trong lòng, mọi người biết rõ rằng họ không sở hữu quyền năng để đạt được những điều như thế, bởi vì mọi thứ về chúng đều ngoài tầm kiểm soát của họ, và vì vậy làm sao họ có thể điều khiển số phận của những người khác? Lý do tại sao Đức Chúa Trời có thể phán những lời như thế này là vì Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền như thế, và có khả năng hoàn thành và thực hiện mọi lời Ngài đã hứa với con người, và khiến mọi lời chúc phước mà Ngài đã ban cho con người trở thành sự thật. Con người đã được Đức Chúa Trời tạo nên, và đối với Đức Chúa Trời thì việc khiến con người đông con nhiều cháu chỉ như trò chơi của trẻ con; để làm cho con cháu của một người nào đó thịnh vượng thì chỉ cần một lời phán từ Ngài. Ngài sẽ không bao giờ phải đổ mồ hôi vì một điều như thế, hoặc làm cho tâm trí Ngài căng thẳng, hoặc rối như tơ vò về điều đó; đây chính là quyền năng của Đức Chúa Trời, chính là thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Sau khi đọc “Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước” trong Sáng thế 18:18, các ngươi có thể cảm nhận được thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có thể cảm nhận được sự phi thường của Đấng Tạo Hóa không? Các ngươi có thể cảm nhận được uy quyền tối cao của Đấng Tạo Hóa không? Những lời của Đức Chúa Trời là chắc chắn. Đức Chúa Trời phán những lời này không phải vì, hoặc để thể hiện sự tin chắc của Ngài vào thành công; thay vào đó, chúng là bằng chứng về thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời phán, và là một mệnh lệnh làm ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời. Có hai sự bày tỏ mà các ngươi nên chú ý ở đây. Khi Đức Chúa Trời phán “Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước”, thì có bất kỳ yếu tố mơ hồ nào trong những lời này không? Có bất kỳ yếu tố lo lắng nào không? Có bất kỳ yếu tố sợ hãi nào không? Bởi vì những cụm từ “chắc sẽ” và “đều sẽ” trong lời phán của Đức Chúa Trời, những yếu tố này, là của riêng con người và thường được thể hiện trong họ, chưa bao giờ liên quan đến Đấng Tạo Hóa. Không một ai dám dùng những lời như thế khi chúc người khác những điều tốt lành, không một ai dám chúc phước cho người khác với một sự chắc chắn như là ban cho họ một dân lớn và cường thạnh, hoặc hứa rằng các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ họ mà được phước. Lời Đức Chúa Trời càng chắc chắn, chúng càng chứng minh một điều gì đó – và điều đó là gì? Chúng chứng minh rằng Đức Chúa Trời có thẩm quyền như thế, rằng thẩm quyền của Ngài có thể đạt được những điều này, và rằng thành quả của chúng là không thể tránh khỏi. Đức Chúa Trời chắc chắn trong lòng Ngài, không chút do dự, về tất cả những gì Ngài đã chúc phước cho Áp-ra-ham. Hơn nữa, toàn bộ điều này sẽ đạt được theo lời Ngài, không thế lực nào có thể thay đổi, ngăn cản, phá hoại hoặc làm nhiễu loạn việc thực hiện của nó. Bất kể chuyện gì khác xảy ra, không gì có thể hủy bỏ hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện và hoàn thành lời Đức Chúa Trời. Đây chính là sức mạnh của những lời được phán ra từ miệng của Đấng Tạo Hóa, và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không cho phép con người chối bỏ! Sau khi đọc xong những lời này, ngươi có còn cảm thấy nghi ngờ không? Những lời này được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời, và có quyền năng, sự oai nghi, và thẩm quyền trong lời Đức Chúa Trời. Sức mạnh và thẩm quyền như thế, cũng như sự chắc chắn hoàn thành trong thực tế, không thể đạt được bởi bất kỳ loài thọ tạo hoặc không thọ tạo nào. Chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể trò chuyện với con người với một giọng điệu và ngữ điệu như thế, và sự thật đã chứng minh rằng những lời hứa của Ngài không phải là những lời sáo rỗng, hoặc những lời khoe khoang vô bổ, mà là sự thể hiện thẩm quyền độc nhất không thể vượt qua bởi bất kỳ con người, sự việc hoặc sự vật nào.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 93
Các phước lành của Đức Chúa Trời
Sách sáng thế 17:4-6 Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.
Sách sáng thế 18:18-19 Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước. Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Ðức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham.
Sách sáng thế 22:16-18 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chánh mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.
Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.
Cách thức và đặc điểm phán truyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa là một sự tượng trưng cho thân phận và thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa (Trích đoạn)
Sự khác biệt giữa những lời phán của Đức Chúa Trời và những lời nói của con người là gì? Khi ngươi đọc những lời này do Đức Chúa Trời phán, thì ngươi cảm nhận được sức mạnh của lời Đức Chúa Trời và thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Ngươi cảm thấy thế nào khi nghe người khác nói những lời như thế? Ngươi có nghĩ rằng họ cực kỳ ngạo mạn và khoác lác, là những người đang thể hiện bản thân không? Bởi họ không có quyền năng này, họ không sở hữu thẩm quyền như thế, và vì vậy họ hoàn toàn không có khả năng đạt được những điều như thế. Những người rất chắc chắn về lời hứa của mình chỉ cho thấy sự bất cẩn trong những phát ngôn của họ. Nếu ai đó nói những lời như thế, thì chắc chắn họ kiêu ngạo và quá tự tin, và đang tỏ lộ chính mình là một ví dụ điển hình về tâm tính của thiên sứ trưởng. Những lời này đến từ miệng của Đức Chúa Trời; ngươi có cảm nhận được bất kỳ yếu tố kiêu ngạo nào ở đây không? Ngươi có cảm thấy rằng lời Đức Chúa Trời chỉ là một trò đùa không? Lời Đức Chúa Trời là thẩm quyền, lời Đức Chúa Trời là sự thật, và trước khi lời được phán ra từ miệng của Ngài, điều đó có nghĩa là, trong khi Ngài đang quyết định làm điều gì đó, thì điều đó đã được hoàn thành. Có thể nói rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời đã phán với Áp-ra-ham là một giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, và là một lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham. Lời hứa này là một sự thật đã xác lập cũng như là một sự thật đã đạt được, và những sự thật này dần dần được thực hiện trong ý định của Đức Chúa Trời theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Vì vậy, đối với Đức Chúa Trời, việc phán những lời như thế không có nghĩa là Ngài có một tâm tính kiêu ngạo, bởi vì Đức Chúa Trời có thể đạt được những điều như thế. Ngài có quyền năng và thẩm quyền này, và đủ khả năng đạt được những việc đó, và việc hoàn thành chúng hoàn toàn nằm trong khả năng của Ngài. Khi những lời như thế này được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời, thì chúng là một sự mặc khải và thể hiện tâm tính thực sự của Đức Chúa Trời, một sự mặc khải và biểu hiện hoàn hảo về thực chất và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và không gì thích đáng và phù hợp hơn là một bằng chứng về thân phận của Đấng Tạo Hóa. Cách thức, giọng điệu và lời lẽ trong những lời phán như thế chính xác là dấu hiệu thân phận của Đấng Tạo Hóa, và hoàn toàn tương ứng với sự bày tỏ của chính thân phận Đức Chúa Trời; trong chúng không có sự giả vờ, không có sự bất tịnh; chúng hoàn toàn và tuyệt đối là sự thể hiện hoàn hảo về thực chất và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Về phần các vật thọ tạo, chúng không sở hữu thẩm quyền này, cũng không sở hữu thực chất này, chứ đừng nói đến việc chúng sở hữu sức mạnh do Đức Chúa Trời ban cho. Nếu con người thể hiện hành vi như thế, thì điều đó chắc chắn sẽ là sự bùng phát về tâm tính bại hoại của họ, và gốc rễ của điều này sẽ là tác động xen vào của tính kiêu ngạo và tham vọng điên cuồng của con người, cũng như sự phơi bày những ý định thâm độc của không ai khác ngoài quỷ dữ, Sa-tan, kẻ mong muốn lừa gạt con người và dụ dỗ họ phản bội Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đánh giá như thế nào về những điều được tỏ lộ bằng ngôn ngữ như thế? Đức Chúa Trời sẽ phán rằng ngươi mong muốn chiếm đoạt vị trí của Ngài và rằng ngươi mong muốn mạo nhận và thay thế Ngài. Khi ngươi bắt chước giọng điệu lời phán của Đức Chúa Trời, thì ý định của ngươi là thay thế vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng mọi người, chiếm đoạt loài người đúng ra thuộc về Đức Chúa Trời. Đây là Sa-tan, rõ ràng và đơn giản; đây là những hành động của con cháu thiên sứ trưởng, Trời không thể tha! Trong số các ngươi, có ai đã từng bắt chước Đức Chúa Trời theo cách nào đó bằng việc nói một vài lời, với ý định lường gạt và lừa dối mọi người, và khiến họ cảm thấy như thể lời nói và hành động của người này mang thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời, như thể thực chất và thân phận của người này là độc nhất, và thậm chí như thể giọng điệu ngôn từ của người này tương tự của Đức Chúa Trời chưa? Các ngươi đã bao giờ làm điều gì như thế này chưa? Các ngươi có bao giờ bắt chước giọng điệu của Đức Chúa Trời trong khi nói, với điệu bộ được cho là đại diện cho tâm tính của Đức Chúa Trời, với những gì các ngươi cho là sức mạnh và thẩm quyền chưa? Có phải hầu hết các ngươi thường hành động, hoặc định hành động, theo cách đó không? Giờ đây, khi các ngươi thực sự thấy, nhận thức và biết về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, và nhìn lại những gì các ngươi đã từng làm, và những gì các ngươi đã từng tỏ lộ về bản thân mình, ngươi có cảm thấy kinh tởm không? Các ngươi có nhận ra sự hèn hạ và vô liêm sỉ của mình không? Sau khi mổ xẻ tâm tính và thực chất của những kẻ như thế, có thể nói rằng họ là dòng giống chết tiệt đáng bị rủa sả không? Có thể nói rằng bất kỳ ai làm những điều như thế đều tự đem lại sự sỉ nhục cho chính mình không? Các ngươi có nhận ra sự nghiêm trọng trong bản chất của nó không? Chính xác thì nó nghiêm trọng đến mức nào? Ý định của những người hành động theo cách này là bắt chước Đức Chúa Trời. Họ muốn trở thành Đức Chúa Trời, khiến mọi người thờ phụng họ như là Đức Chúa Trời. Họ muốn xóa bỏ vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng con người, và loại bỏ Đức Chúa Trời, Đấng làm việc giữa con người, và họ làm điều này để đạt được mục đích kiểm soát con người, nuốt chửng con người, và chiếm hữu họ. Mọi người đều có những ham muốn và tham vọng trong tiềm thức như thế này, và mọi người đều sống trong kiểu thực chất Sa-tan bại hoại này, trong một bản chất Sa-tan mà trong đó họ thù địch với Đức Chúa Trời, phản bội Đức Chúa Trời, và mong muốn trở thành Đức Chúa Trời. Sau sự thông công của Ta về đề tài thẩm quyền của Đức Chúa Trời, các ngươi có còn mong muốn hoặc ham hố mạo nhận hoặc bắt chước Đức Chúa Trời không? Ngươi có còn mong muốn trở thành Đức Chúa Trời không? Thẩm quyền của Đức Chúa Trời con người không thể bắt chước và thân phận cùng địa vị của Đức Chúa Trời con người không thể mạo nhận. Dù ngươi có khả năng bắt chước giọng điệu Đức Chúa Trời phán, nhưng ngươi không thể bắt chước thực chất của Đức Chúa Trời. Dù ngươi có thể đứng vào vị trí của Đức Chúa Trời và mạo nhận là Đức Chúa Trời, nhưng ngươi sẽ không bao giờ có thể làm được những điều Đức Chúa Trời dự định làm, và sẽ không bao giờ có thể cai trị và điều khiển muôn vật. Trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi sẽ mãi mãi là một vật thọ tạo nhỏ bé, và bất kể các kỹ năng và khả năng của ngươi có giỏi đến mức nào, bất kể ngươi có bao nhiêu ân tứ, thì mọi thứ của ngươi đều dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa. Dù ngươi có thể nói một số lời bạo miệng, thì điều này không thể cho thấy rằng ngươi có thực chất của Đấng Tạo Hóa, cũng không thể hiện rằng ngươi sở hữu thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời là thực chất của chính Đức Chúa Trời. Chúng không được học hoặc thêm vào từ bên ngoài, mà là thực chất vốn có của chính Đức Chúa Trời. Và vì thế, mối quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và các vật thọ tạo không bao giờ có thể thay đổi. Là một trong những vật thọ tạo, con người phải giữ vị trí của riêng mình, và cư xử một cách thấu đáo. Hãy nghiêm túc bảo vệ những gì Đấng Tạo Hóa giao phó cho ngươi. Đừng vi phạm phép tắc, hoặc làm những điều ngoài khả năng của ngươi hoặc điều gì ghê tởm đối với Đức Chúa Trời. Đừng có cố gắng trở nên vĩ nhân, siêu nhân, hoặc trỗi vượt hơn người, mà cũng đừng cố gắng trở thành Đức Chúa Trời. Con người không nên mong muốn như thế này. Việc cố gắng trở nên vĩ nhân hoặc siêu nhân là hết sức hoang đường. Việc cố gắng trở thành Đức Chúa Trời thậm chí còn nhục nhã hơn; điều đó thật kinh tởm và đáng khinh. Điều đáng khen ngợi, và điều các vật thọ tạo nên nắm giữ hơn bất kỳ điều gì khác, là trở nên một vật thọ tạo thực sự; đây là mục tiêu duy nhất mà tất cả mọi người nên theo đuổi.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 94
Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, hoặc địa lý, và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không thể đo lường được (Các trích đoạn)
Chúng ta hãy xem Sáng Thế 22:17-18. Đây là một phân đoạn nữa được phán bởi Giê-hô-va Đức Chúa Trời, trong đó Ngài phán với Áp-ra-ham: “Sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước”. Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban phước nhiều lần cho Áp-ra-ham rằng dòng dõi của ông sẽ sinh sôi thêm nhiều – nhưng chúng sẽ sinh sôi đến mức nào? Đến mức đã được phán trong Kinh Thánh: “như sao trên trời, đông như cát bờ biển”. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn ban cho Áp-ra-ham một dòng dõi nhiều như sao trên trời, và đông như cát bờ biển. Đức Chúa Trời phán sử dụng hình tượng, và từ hình tượng này không khó để thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ không chỉ ban cho Áp-ra-ham một, hai, hoặc thậm chí hàng ngàn con cháu, mà một con số không thể đếm được, đủ để chúng sẽ trở thành nhiều dân tộc, bởi Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng ông sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thế con số đó được quyết định bởi con người, hay nó được quyết định bởi Đức Chúa Trời? Con người có thể kiểm soát được họ có bao nhiêu con cháu không? Điều đó có tùy thuộc vào họ không? Thậm chí con người còn không quyết định được họ có vài con cháu hay không, chứ đừng nói đến nhiều như “sao trên trời, đông như cát bờ biển”. Có ai không mong muốn con cháu mình nhiều như sao trên trời không? Thật không may, sự việc không phải lúc nào cũng theo cách ngươi muốn. Bất kể con người có tài giỏi hoặc có năng lực đến mức nào, thì điều đó không tùy thuộc vào họ; không ai có thể đứng ngoài những gì Đức Chúa Trời đã định. Ngài cho phép ngươi bao nhiêu, thì đó là số lượng ngươi sẽ có: Nếu Đức Chúa Trời ban cho ngươi ít, thì ngươi sẽ không bao giờ có nhiều, và nếu Đức Chúa Trời ban cho ngươi nhiều, thì không việc gì phải bực tức ngươi có được bao nhiêu. Điều này không đúng sao? Tất cả những điều này tùy thuộc vào Đức Chúa Trời, không phải vào con người! Con người do Đức Chúa Trời cai trị, và không ai được miễn trừ!
Khi Đức Chúa Trời phán “thêm dòng dõi ngươi”, thì đây là một giao ước Đức Chúa Trời đã thiết lập với Áp-ra-ham, và giống như giao ước cầu vồng, nó sẽ được thực hiện cho đến đời đời, và nó cũng là lời Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thẩm quyền và khả năng để biến lời hứa này thành sự thật. Bất kể con người có tin nó hay không, bất kể con người có chấp nhận nó hay không và bất kể con người nhìn nhận và xem nó thế nào, thì toàn bộ điều này sẽ được thực hiện đến từng chữ, theo những lời Đức Chúa Trời đã phán. Lời Đức Chúa Trời sẽ không bị thay đổi do những thay đổi trong ý muốn hoặc quan niệm của con người, và nó sẽ không bị thay đổi do những thay đổi trong bất kỳ con người, sự việc hoặc sự vật nào. Muôn vật có thể biến mất, nhưng lời Đức Chúa Trời sẽ còn mãi mãi. Thực ra, ngày mà muôn vật biến mất chính xác là ngày lời Đức Chúa Trời hoàn toàn được ứng nghiệm, bởi Ngài là Đấng Tạo Hóa, Ngài sở hữu thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, quyền năng của Đấng Tạo Hóa, và Ngài kiểm soát muôn vật cùng mọi sinh lực; Ngài có thể khiến từ không thành có hoặc từ có thành không, và Ngài kiểm soát sự chuyển biến của muôn vật từ sống đến chết; đối với Đức Chúa Trời, không gì có thể đơn giản hơn là làm sinh sôi dòng giống của ai đó. Điều này nghe có vẻ ảo tưởng đối với con người, giống như một câu chuyện cổ tích, nhưng đối với Đức Chúa Trời, những gì Ngài quyết định và hứa thực hiện thì không hề ảo tưởng, nó cũng không phải là chuyện cổ tích. Đúng hơn, nó là một sự thật mà Đức Chúa Trời đã thấy, và là điều chắc chắn sẽ được hoàn tất. Các ngươi có hiểu rõ được điều này không? Có phải sự thật chứng minh rằng con cháu của Áp-ra-ham rất nhiều không? Chúng nhiều cỡ nào? Chúng có nhiều như “sao trên trời, đông như cát bờ biển” mà Đức Chúa Trời đã phán không? Chúng có tản ra khắp các dân tộc và vùng miền, đến mọi nơi trên thế giới không? Bởi điều gì mà sự thật này đã đạt được? Có phải nó đạt được bởi thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời không? Trong hàng trăm hoặc hàng ngàn năm sau khi lời Đức Chúa Trời được phán ra, lời Đức Chúa Trời đã tiếp tục được ứng nghiệm, và luôn luôn trở thành sự thật; đây là sức mạnh của lời Đức Chúa Trời, và bằng chứng về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên muôn vật vào buổi ban đầu, Đức Chúa Trời đã phán “phải có sự sáng”, thì có sự sáng. Điều này xảy ra rất nhanh, được ứng nghiệm trong một thời gian rất ngắn, và không có chút chậm trễ nào trong việc thực hiện và hoàn thành; hiệu quả của lời Đức Chúa Trời là tức thời. Cả hai đều là sự thể hiện thẩm quyền của Đức Chúa Trời, nhưng khi Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham, Ngài đã cho phép con người thấy một khía cạnh khác trong thực chất thẩm quyền của Đức Chúa Trời, cũng như sự thật là thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không thể đo lường, và hơn nữa, Ngài còn cho phép con người thấy một khía cạnh tinh tế và thực tế hơn trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa.
Một khi lời của Đức Chúa Trời được phán ra, thì thẩm quyền của Đức Chúa Trời nắm quyền chỉ huy công việc này, và sự thật đã được hứa từ miệng Đức Chúa Trời dần dần trở thành hiện thực. Kết quả là, những sự thay đổi bắt đầu xuất hiện giữa muôn vật, hệt như khi mùa xuân đến, cỏ trở nên xanh tươi, hoa nở rộ, cây đâm chồi, chim bắt đầu hót, vịt trời quay trở lại, và những cánh đồng đầy người… Khi mùa xuân đến, muôn vật được hồi sinh, và đây là một việc làm kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa. Khi Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài, muôn vật trên trời và dưới đất đều đổi mới và thay đổi theo ý định của Đức Chúa Trời – không gì là ngoại lệ. Khi một sự kết ước hoặc một lời hứa được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời, thì muôn vật đều phục vụ cho sự ứng nghiệm của nó, và được huy động vì sự ứng nghiệm của nó; mọi loài thọ tạo được bố trí và sắp đặt dưới quyền thống trị của Đấng Tạo Hóa, đóng vai riêng và thực hiện chức năng riêng của mình. Đây là sự biểu hiện thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Ngươi thấy gì trong điều này? Làm sao ngươi biết thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Có một phạm vi nào cho thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Có giới hạn thời gian không? Có thể nói nó có một chiều cao nhất định, hoặc chiều dài nhất định không? Có thể nói nó có một kích thước hoặc sức mạnh nhất định không? Nó có thể được đo bởi thước đo của con người không? Thẩm quyền của Đức Chúa Trời không chập chờn, không đến rồi đi, và không ai có thể đo được thẩm quyền của Ngài vĩ đại đến mức nào. Bất kể thời gian trôi qua bao lâu, khi Đức Chúa Trời ban phước cho một người, thì phước lành này sẽ cứ tiếp tục, và sự tiếp diễn của nó sẽ là bằng chứng cho thẩm quyền không thể đo lường của Đức Chúa Trời, và sẽ cho phép loài người thấy được sự tái hiện của sức sống bất diệt nơi Đấng Tạo Hóa, hết lần này đến lần khác. Mỗi biểu hiện thẩm quyền của Ngài đều là sự thể hiện hoàn hảo của những lời từ miệng Ngài, được thể hiện cho muôn vật, và cho nhân loại. Hơn nữa, mọi thứ đạt được bởi thẩm quyền của Ngài đều tuyệt vời không gì sánh bằng, và tuyệt đối hoàn hảo. Có thể nói rằng tất cả ý định của Ngài, lời Ngài và thẩm quyền của Ngài, cũng như tất cả công tác mà Ngài hoàn thành đều là một bức tranh tuyệt đẹp vô song, và đối với các vật thọ tạo, thì ngôn ngữ của loài người không thể lột tả được ý nghĩa và giá trị của nó. Khi Đức Chúa Trời hứa với một người, thì mọi thứ về họ đều quen thuộc đối với Đức Chúa Trời như lòng bàn tay của chính Ngài, cho dù đó là việc họ sống ở đâu, hoặc họ làm gì, nền tảng của họ trước và sau khi nhận được lời hứa, hoặc môi trường sống của họ đã biến động nhiều đến mức nào. Bất kể thời gian trôi qua sau khi lời Đức Chúa Trời phán là bao lâu, đối với Ngài, dường như chúng vừa mới được thốt ra. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời có quyền năng, và có một thẩm quyền đến mức mà Ngài có thể theo dõi, kiểm soát, và thực hiện mọi lời hứa của Ngài với nhân loại, và bất kể lời hứa đó là gì, bất kể phải mất bao lâu để hoàn thành, và hơn nữa, bất kể phạm vi mà thành quả của nó chạm đến rộng như thế nào – ví dụ như, thời gian, địa lý, chủng tộc, v.v. – thì lời hứa này vẫn sẽ được thực hiện và hoàn thành, và hơn thế nữa, việc thực hiện và hoàn thành nó sẽ không cần đến chút nỗ lực nhỏ nhất nào ở Ngài. Điều này chứng tỏ điều gì? Nó chứng tỏ rằng phạm vi thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời đủ để kiểm soát toàn vũ trụ, và toàn nhân loại. Đức Chúa Trời tạo ra sự sáng, nhưng điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời chỉ quản lý sự sáng, hoặc là Ngài chỉ quản lý nước bởi vì Ngài đã tạo ra nước, còn mọi thứ khác đều không liên quan đến Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là một hiểu biết sai lệch sao? Mặc dù sự ban phước của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham đã dần phai nhạt trong trí nhớ của con người sau vài trăm năm, nhưng đối với Đức Chúa Trời, thì lời hứa này vẫn được giữ nguyên. Nó vẫn đang trong quá trình hoàn thành, và chưa bao giờ dừng lại. Con người chưa bao giờ biết đến hoặc nghe về việc Đức Chúa Trời đã thực thi thẩm quyền của Ngài như thế nào, muôn vật được bố trí và sắp đặt ra sao, và có bao nhiêu câu chuyện tuyệt vời đã xảy ra giữa muôn vật trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời trong thời gian này, nhưng mọi tuyệt tác thể hiện thẩm quyền của Đức Chúa Trời và sự mặc khải về những việc làm của Ngài đều được lưu truyền và tôn cao giữa muôn vật, muôn vật bày tỏ và nói về những việc làm kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa, và từng câu chuyện được kể nhiều lần về quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa trên muôn vật sẽ được rao truyền bởi muôn vật cho đến đời đời. Thẩm quyền Đức Chúa Trời sử dụng để cai trị muôn vật, và quyền năng của Đức Chúa Trời, cho muôn vật thấy rằng Đức Chúa Trời có mặt mọi nơi, mọi lúc. Khi ngươi đã chứng kiến sự có mặt khắp nơi của thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời có mặt mọi nơi, mọi lúc. Thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi thời gian, địa lý, không gian, hoặc bất kỳ con người, sự việc hoặc sự vật nào. Phạm vi thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời vượt quá trí tưởng tượng của con người; nó không thể dò lường đối với con người, không thể tưởng tượng đối với con người, và con người sẽ không bao giờ biết nó một cách trọn vẹn.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 95
Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, hoặc địa lý, và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không thể đo lường được (Trích đoạn)
Một số người thích suy luận và tưởng tượng, nhưng trí tưởng tượng của con người có thể đạt đến mức nào? Nó có thể vượt ra ngoài thế giới này không? Con người có khả năng suy luận và tưởng tượng được về tính xác thực và chính xác về thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Sự suy luận và tưởng tượng của con người có khả năng cho phép họ đạt được một sự hiểu biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Chúng có thể khiến con người thực sự thấu tỏ và quy phục thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Sự thật chứng minh rằng sự suy luận và tưởng tượng của con người chỉ là một sản phẩm của trí tuệ con người, và không mang lại chút lợi ích hoặc sự trợ giúp nào cho sự hiểu biết của con người về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Sau khi đọc tiểu thuyết khoa học, một số người có thể tưởng tượng ra mặt trăng, hoặc các vì sao trông như thế nào. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là con người có bất kỳ sự hiểu biết nào về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Trí tưởng tượng của con người chỉ là: sự tưởng tượng. Sự thật về những điều này, tức là, về mối liên hệ của chúng với thẩm quyền của Đức Chúa Trời, thì họ hoàn toàn không nắm bắt được. Ngay cả khi ngươi đã lên đến mặt trăng thì có gì quan trọng không? Điều này có cho thấy rằng ngươi có một sự hiểu biết đa chiều về thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Nó có cho thấy rằng ngươi có thể tưởng tượng ra phạm vi thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời không? Vì sự suy luận và tưởng tượng của con người không có khả năng cho phép con người biết thẩm quyền của Đức Chúa Trời, vậy thì con người nên làm gì? Sự lựa chọn khôn ngoan nhất là không suy luận hoặc tưởng tượng, điều đó có nghĩa rằng con người đừng bao giờ dựa vào sự tưởng tượng và phụ thuộc vào suy luận khi nói đến việc biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Điều Ta muốn nói với các ngươi ở đây là gì? Sự hiểu biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, quyền năng của Đức Chúa Trời, thân phận của riêng Đức Chúa Trời, và thực chất của Đức Chúa Trời không thể đạt được bằng cách dựa vào trí tưởng tượng của ngươi. Vì ngươi không thể dựa vào trí tưởng tượng để biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, vậy thì bằng cách nào mà ngươi có thể đạt được một sự hiểu biết thực sự về thẩm quyền của Đức Chúa Trời? Cách để làm điều này là thông qua việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, qua sự thông công và qua việc trải nghiệm lời Đức Chúa Trời. Như thế, ngươi dần dần sẽ có sự trải nghiệm và xác minh về thẩm quyền của Đức Chúa Trời và ngươi sẽ dần dần có được sự nhận biết và sự hiểu biết ngày càng tăng về nó. Đây là cách duy nhất để đạt được sự hiểu biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời; không có lối tắt. Yêu cầu các ngươi đừng tưởng tượng không giống như khiến các ngươi ngồi một cách thụ động để chờ đợi sự hủy diệt, hoặc ngăn các ngươi làm bất kỳ điều gì. Không sử dụng trí não của ngươi để suy nghĩ và tưởng tượng có nghĩa là không sử dụng lôgic để suy luận, không sử dụng kiến thức để phân tích, không sử dụng khoa học làm cơ sở, mà thay vào đó hãy nhận biết, xác minh và xác nhận rằng Đức Chúa Trời mà ngươi tin có thẩm quyền, xác nhận rằng Ngài nắm quyền tối thượng trên số phận của ngươi, và rằng quyền năng của Ngài lúc nào cũng chứng minh Ngài chính là Đức Chúa Trời thật, qua lời Đức Chúa Trời, qua lẽ thật, qua mọi điều ngươi gặp trong cuộc sống. Đây là cách duy nhất mà qua đó bất kỳ ai cũng có thể đạt được một sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Một số người nói rằng họ mong muốn tìm thấy một cách đơn giản để đạt được mục tiêu này, nhưng các ngươi có thể nghĩ ra một cách như thế không? Ta nói cho ngươi biết, không cần phải suy nghĩ: Không có cách nào khác! Cách duy nhất là biết và xác minh Đức Chúa Trời có gì và là gì một cách thấu đáo và kiên định thông qua từng lời Ngài bày tỏ và mọi điều Ngài làm. Đây là cách duy nhất để biết Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời có gì, là gì, và mọi thứ về Đức Chúa Trời, không nông cạn và sáo rỗng, mà thực tế.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 96
Sự thật về quyền kiểm soát và thống trị muôn vật và muôn loài của Đấng Tạo Hóa nói lên sự tồn tại thực sự về thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa
Việc Đức Giê-hô-va ban phước cho Gióp đã được ghi chép lại trong Sách Gióp. Đức Chúa Trời đã ban cho Gióp điều gì? “Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái” (Gióp 42:12). Từ góc nhìn của con người, những thứ này được ban cho Gióp là gì? Chúng có phải là tài sản của loài người không? Với những tài sản này, chẳng phải Gióp đã rất giàu có trong thời đại đó sao? Vậy thì, ông đã có được tài sản đó như thế nào? Điều gì đã tạo nên sự giàu có của ông? Không cần phải nói – chính là nhờ vào sự ban phước của Đức Chúa Trời mà Gióp đã sở hữu được chúng. Gióp đã xem những tài sản này như thế nào và ông coi những phước lành của Đức Chúa Trời ra sao thì không phải là điều chúng ta sẽ thảo luận ở đây. Khi nói đến các phước lành của Đức Chúa Trời, tất cả mọi người đều khao khát, ngày và đêm, để được Đức Chúa Trời ban phước, tuy nhiên con người không kiểm soát việc họ có thể có được bao nhiêu tài sản trong suốt cuộc đời mình, hoặc liệu họ có thể nhận được các phước lành từ Đức Chúa Trời hay không – đây là một sự thật không thể chối cãi! Đức Chúa Trời có thẩm quyền và quyền năng ban bất kỳ tài sản nào cho con người, cho phép con người có được bất kỳ phước lành nào, tuy nhiên có một nguyên tắc đối với các phước lành của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban phước cho loại người nào? Tất nhiên, Ngài ban phước cho những người Ngài hài lòng! Cả Áp-ra-ham lẫn Gióp đều đã được Đức Chúa Trời ban phước, tuy nhiên những phước lành họ nhận được không giống nhau. Đức Chúa Trời đã ban phước cho Áp-ra-ham con cháu đông như cát và các vì sao. Khi Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham, Ngài đã khiến con cháu của một người, và một dân tộc, trở nên hùng mạnh và thịnh vượng. Trong việc này, thẩm quyền của Đức Chúa Trời đã cai trị loài người, những người đã hít thở hơi thở của Đức Chúa Trời giữa muôn vật và muôn loài. Dưới quyền tối thượng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời, loài người này đã sinh sôi và tồn tại với một tốc độ do Đức Chúa Trời quyết định, và trong một phạm vi do Đức Chúa Trời quyết định. Cụ thể, khả năng tồn tại, tốc độ phát triển và tuổi thọ trung bình của đất nước này, tất cả là một phần trong sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và nguyên tắc của tất cả những điều này hoàn toàn được dựa trên lời Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham. Điều này có nghĩa là, bất kể trong hoàn cảnh nào, lời hứa của Đức Chúa Trời cũng sẽ được tiến hành mà không gặp trở ngại gì và được thực hiện dưới sự bảo hộ trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Trong lời Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham, bất kể những biến động của thế giới, bất kể thời đại, bất kể các thảm họa mà loài người phải chịu đựng, thì con cháu của Áp-ra-ham sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt và quốc gia của họ sẽ không bị diệt vong. Tuy nhiên, việc Đức Chúa Trời ban phước cho Gióp đã khiến ông trở nên cực kỳ giàu có. Những gì Đức Chúa Trời đã ban cho ông là một loạt những sinh vật sống, có hơi thở, những chi tiết về chúng – số lượng, tốc độ sinh sản, tỷ lệ sống sót, lượng mỡ trong cơ thể chúng, v.v. – cũng đều do Đức Chúa Trời kiểm soát. Dù những sinh vật này không có khả năng nói, nhưng chúng cũng là một phần trong sự sắp đặt của Đấng Tạo Hóa và nguyên tắc đằng sau sự sắp đặt của Đức Chúa Trời cho chúng được thực hiện trên cơ sở những phước lành mà Đức Chúa Trời đã hứa với Gióp. Trong các phước lành mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham và Gióp, mặc dù những điều được hứa có khác nhau, nhưng thẩm quyền Đấng Tạo Hóa sử dụng để cai trị muôn vật và muôn loài đều như nhau. Mọi chi tiết về thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời được thể hiện trong những lời hứa và phước lành khác nhau của Ngài đối với Áp-ra-ham và Gióp, và một lần nữa cho loài người thấy rằng thẩm quyền của Đức Chúa Trời vượt xa trí tưởng tượng của con người. Những chi tiết này một lần nữa cho loài người biết rằng nếu họ mong muốn biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời, thì điều này chỉ có thể đạt được thông qua lời Đức Chúa Trời và qua việc trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời.
Thẩm quyền trong quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên muôn vật cho phép con người nhìn thấy một sự thật: thẩm quyền của Đức Chúa Trời không chỉ được thể hiện trong những lời “Và Đức Chúa Trời phán, ‘Phải có sự sáng’, thì có sự sáng, và ‘Phải có khoảng không’, thì có khoảng không, và ‘Phải có đất’, thì có đất”, mà hơn nữa, thẩm quyền của Ngài còn được thể hiện trong cách Ngài làm cho sự sáng tiếp tục, ngăn cho khoảng không khỏi biến mất và giữ cho đất tách khỏi nước mãi mãi, cũng như trong những chi tiết Ngài cai trị và quản lý những thứ Ngài đã tạo ra như thế nào: sự sáng, khoảng không và đất. Các ngươi còn nhìn thấy gì nữa trong việc Đức Chúa Trời ban phước cho loài người? Rõ ràng, sau khi Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham và Gióp, bước chân của Đức Chúa Trời đã không dừng lại, bởi Ngài chỉ vừa mới bắt đầu thực thi thẩm quyền của Ngài, Ngài đã dự định biến mỗi một lời của Ngài trở thành hiện thực và biến từng chi tiết một trong những điều Ngài phán trở thành sự thật, và vì thế trong những năm tiếp theo, Ngài tiếp tục làm mọi thứ mà Ngài đã định. Bởi vì Đức Chúa Trời có thẩm quyền, nên có lẽ dường như đối với con người, Đức Chúa Trời chỉ cần phán dạy, và không cần phải nhích một ngón tay, là mọi vấn đề và mọi sự vật đều xong xuôi. Những sự tưởng tượng như thế quá tức cười! Nếu ngươi chỉ nhìn nhận một chiều về việc Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với con người bằng lời, việc Đức Chúa Trời đạt được mọi thứ bằng lời, và ngươi không có khả năng thấy những dấu hiệu và những sự thật khác nhau về việc thẩm quyền của Đức Chúa Trời nắm giữ quyền thống trị trên sự tồn tại của muôn vật, thì sự hiểu biết của ngươi về thẩm quyền của Đức Chúa Trời còn quá rỗng tuếch và tức cười! Nếu con người tưởng tượng ra Đức Chúa Trời là như thế, thì phải nói rằng, hiểu biết của con người về Đức Chúa Trời đã bị đẩy đến đường cùng, đã chạm đến ngõ cụt, bởi Đức Chúa Trời mà con người tưởng tượng ra chỉ là một cỗ máy phát ra mệnh lệnh, không phải là Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền. Ngươi đã thấy gì qua những ví dụ về Áp-ra-ham và Gióp? Ngươi đã nhìn thấy khía cạnh thực sự trong thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời chưa? Sau khi Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham và Gióp, Đức Chúa Trời không ngụ lại nơi Ngài đã ở, Ngài cũng không sai các sứ giả của Ngài làm việc trong khi chờ xem kết quả sẽ ra sao. Ngược lại, ngay sau khi Đức Chúa Trời cất tiếng phán lời Ngài, dưới sự hướng dẫn trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời, muôn vật bắt đầu tuân theo công việc mà Đức Chúa Trời đã dự định, và có những con người, sự việc và sự vật được chuẩn bị sẵn theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa rằng, ngay sau khi lời được phán ra từ miệng của Đức Chúa Trời, thẩm quyền của Đức Chúa Trời đã bắt đầu được thực thi trên toàn bộ vùng đất, và Ngài đã lập ra một tiến trình để thực hiện và hoàn thành những lời Ngài đã hứa với Áp-ra-ham và Gióp, đồng thời cũng có những kế hoạch và sự chuẩn bị thích hợp cho tất cả những gì được yêu cầu đối với mọi bước và từng giai đoạn then chốt mà Ngài đã lên kế hoạch thực hiện. Trong thời gian này, Đức Chúa Trời đã huy động không chỉ các sứ giả của Ngài, mà cả muôn vật đã được Ngài tạo ra. Điều này có nghĩa rằng phạm vi trong đó thẩm quyền của Đức Chúa Trời được thực thi không chỉ bao gồm các sứ giả, mà cả muôn vật trong sự tạo dựng, những thứ được huy động để làm theo công tác mà Ngài đã dự định đạt được; đây là những cách thức cụ thể trong đó thẩm quyền của Đức Chúa Trời được thực thi. Trong trí tưởng tượng của các ngươi, một vài người có thể có những hiểu biết về thẩm quyền của Đức Chúa Trời như sau: Đức Chúa Trời có thẩm quyền và Đức Chúa Trời có quyền năng, và vì thế Đức Chúa Trời chỉ cần ở trên tầng trời thứ ba, hay trong một nơi cố định, và không cần làm bất kỳ công việc cụ thể nào, và toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời được hoàn tất trong ý định của Ngài. Một số người có thể cũng tin rằng, mặc dù Đức Chúa Trời đã ban phước cho Áp-ra-ham, nhưng Đức Chúa Trời không cần làm bất cứ điều gì, và đối với Ngài chỉ cần cất tiếng phán là đủ rồi. Đây có phải là những gì đã thực sự xảy ra không? Rõ ràng là không! Mặc dù Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền và quyền năng, nhưng thẩm quyền của Ngài là thực sự và có thật, không phải trống rỗng. Tính xác thực và hiện thực trong thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời dần dần được tỏ lộ và thể hiện trong sự sáng tạo ra muôn vật của Ngài, trong sự kiểm soát trên muôn vật của Ngài, và trong quá trình Ngài dẫn dắt và quản lý loài người. Mọi phương pháp, mọi quan điểm và mọi chi tiết trong quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên loài người và muôn vật, và tất cả những công tác Ngài đã hoàn thành, cũng như là sự hiểu biết của Ngài về muôn vật – hết thảy chúng đều thực sự chứng minh rằng thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời không phải là những lời sáo rỗng. Thẩm quyền và quyền năng của Ngài được thể hiện và tỏ lộ liên tục và trong muôn vật. Những sự thể hiện và tỏ lộ này nói lên sự tồn tại thực của thẩm quyền của Đức Chúa Trời, bởi Ngài đang dùng thẩm quyền và quyền năng của Ngài để tiếp tục công tác của Ngài, để điều khiển muôn vật và để cai trị muôn vật trong mọi lúc; quyền năng và thẩm quyền của Ngài không thể được thay thế bởi các thiên sứ hay bởi các sứ giả của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quyết định Ngài sẽ ban những ơn phước gì cho Áp-ra-ham và Gióp – chính Đức Chúa Trời quyết định. Mặc dù các sứ giả của Đức Chúa Trời đã đích thân đến gặp Áp-ra-ham và Gióp, nhưng những hành động của họ dựa trên các điều răn của Đức Chúa Trời, và hành động của họ được thực hiện dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, tương tự, các sứ giả cũng đều dưới quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Mặc dù con người thấy các sứ giả của Đức Chúa Trời đếp gặp Áp-ra-ham, và không chứng kiến Giê-hô-va Đức Chúa Trời đích thân làm bất cứ điều gì trong những ghi chép của Kinh Thánh, nhưng sự thật, Đấng duy nhất thực sự thực thi quyền năng và thẩm quyền là chính Đức Chúa Trời, và điều này không cho phép bất kỳ ai được nghi ngờ! Mặc dù ngươi đã thấy rằng các thiên sứ và sứ giả sở hữu quyền lực to lớn và làm các phép lạ, hay họ đã làm vài việc được Đức Chúa Trời ủy thác, nhưng những hành động của họ chỉ đơn thuần là nhằm hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và tuyệt nhiên không thể hiện thẩm quyền của Đức Chúa Trời – bởi không người nào hay vật gì có, hoặc sở hữu, thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa để tạo ra muôn vật và cai trị muôn vật. Vì vậy, không người nào hay vật gì có thể thực thi hay thể hiện thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 97
Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa là bất biến và không thể xúc phạm
1. Đức Chúa Trời dùng lời để tạo nên muôn vật
Sách sáng thế 1:3-5 Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Ðức Chúa Trời thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Ðức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất.
Sách sáng thế 1:6-7 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:9-11 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Ðức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:14-15 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy.
Sách sáng thế 1:20-21 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. Ðức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
Sách sáng thế 1:24-25 Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. Ðức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Ðức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.
2. Đức Chúa Trời dùng lời Ngài để thiết lập một giao ước với con người
Sách sáng thế 9:11-13 Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa. Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ðây là dấu chỉ về sự giao ước mà ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất.
3. Các phước lành của Đức Chúa Trời
Sách sáng thế 17:4-6 Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.
Sách sáng thế 18:18-19 Áp-ra-ham chắc sẽ được trở nên một dân lớn và cường thạnh; các dân tộc trên thế gian đều sẽ nhờ người mà được phước. Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Ðức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Ðức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham.
Sách sáng thế 22:16-18 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chánh mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.
Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.
Các ngươi đã thấy gì trong ba phần thánh thư này? Các ngươi có thấy rằng có một nguyên tắc mà theo đó Đức Chúa Trời thực thi thẩm quyền của Ngài không? Ví dụ như, Đức Chúa Trời đã sử dụng một cầu vồng để thiết lập một giao ước với con người – Ngài đặt cầu vồng trong những đám mây để cho con người biết rằng Ngài sẽ không bao giờ sử dụng một trận lụt để hủy diệt thế giới nữa. Có phải cầu vồng mà con người thấy ngày nay vẫn là cái đã được phán ra từ miệng Đức Chúa Trời không? Bản chất và ý nghĩa của nó đã thay đổi chưa? Không nghi ngờ gì, nó chưa hề thay đổi. Đức Chúa Trời đã sử dụng thẩm quyền của Ngài để thực hiện hành động này, và giao ước mà Ngài đã thiết lập với con người vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và tất nhiên, thời điểm mà giao ước này được thay đổi sẽ do Đức Chúa Trời quyết định. Sau khi Đức Chúa Trời phán “đặt mống của ta trên từng mây”, Đức Chúa Trời đã luôn giữ giao ước này, đến tận ngày nay. Ngươi thấy được gì trong điều này? Mặc dù Đức Chúa Trời sở hữu thẩm quyền và quyền năng, nhưng Ngài rất nghiêm khắc và có nguyên tắc trong những hành động của Ngài, và thành tín với lời Ngài. Sự nghiêm khắc và các nguyên tắc trong những hành động của Ngài cho thấy tính không thể xúc phạm của Đấng Tạo Hóa và tính không thể vượt qua trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Dù Ngài sở hữu thẩm quyền tối cao, và muôn vật đều dưới sự thống trị của Ngài, và mặc dù Ngài có quyền năng cai trị muôn vật, nhưng Đức Chúa Trời chưa bao giờ làm hỏng hay phá vỡ kế hoạch của chính Ngài, và mỗi lần Ngài thực thi thẩm quyền của Ngài, đều theo đúng các nguyên tắc của chính Ngài, theo chính xác những điều được phán ra từ miệng Ngài, và theo các bước và mục tiêu trong kế hoạch của Ngài. Không cần phải nói, muôn vật do Đức Chúa Trời cai trị cũng vâng phục những nguyên tắc mà theo đó thẩm quyền của Đức Chúa Trời được thực thi, và không người nào hay vật gì được miễn trừ khỏi những sắp đặt trong thẩm quyền của Ngài, chúng cũng không thể thay đổi các nguyên tắc mà theo đó thẩm quyền của Ngài được thực thi. Trong mắt Đức Chúa Trời, những ai được ban phước nhận được sự may mắn do thẩm quyền của Ngài mang lại, và những ai bị rủa sả nhận lấy sự trừng phạt bởi thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Dưới quyền tối thượng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời, không người nào hoặc vật gì được miễn trừ khỏi sự thực thi thẩm quyền của Ngài, chúng cũng không thể thay đổi những nguyên tắc mà theo đó thẩm quyền của Ngài được thực thi. Thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa không bị thay đổi bởi những sự thay đổi trong bất kỳ nhân tố nào, và tương tự, các nguyên tắc mà theo đó thẩm quyền của Ngài được thực thi không thay đổi bởi bất kỳ lý do gì. Trời và đất có thể trải qua những biến động lớn, nhưng thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa sẽ không thay đổi; muôn vật có thể biến mất, nhưng thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa sẽ không bao giờ mất đi. Đây là thực chất trong thẩm quyền bất biến và không thể xúc phạm của Đấng Tạo Hóa, và đây chính là tính độc nhất của Đấng Tạo Hóa!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 98
Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời đối với Sa-tan
Gióp 2:6 Ðức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Kìa, người ở trong tay ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người.
Sa-tan chưa bao giờ dám vi phạm thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, và bởi điều này mà muôn vật sống trong trật tự
Đây là một trích đoạn trong Sách Gióp, và “ông ấy” trong những lời này đề cập đến Gióp. Dù ngắn nhưng câu này làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nó mô tả một cuộc trao đổi riêng giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan trong cõi tâm linh, và cho chúng ta biết rằng đối tượng của lời Đức Chúa Trời là Sa-tan. Nó cũng ghi lại những điều Đức Chúa Trời đã phán một cách cụ thể. Lời Đức Chúa Trời là một điều răn và một mệnh lệnh đối với Sa-tan. Những chi tiết cụ thể trong mệnh lệnh này liên quan đến việc tha mạng cho Gióp và đâu là giới hạn Đức Chúa Trời đã vạch ra cho Sa-tan trong việc đối xử với Gióp – Sa-tan phải tha mạng cho Gióp. Điều đầu tiên chúng ta học được từ câu này chính là những lời này được Đức Chúa Trời phán với Sa-tan. Theo nguyên bản của Sách Gióp, nó cho chúng ta biết bối cảnh của những lời như vậy: Sa-tan mong muốn buộc tội Gióp, và nó phải được Đức Chúa Trời đồng ý trước khi nó có thể thử ông. Khi đồng thuận với yêu cầu thử Gióp của Sa-tan, Đức Chúa Trời đưa ra điều kiện sau với Sa-tan: “Gióp ở trong tay ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người”. Bản chất của những lời này là gì? Chúng rõ ràng là một điều răn, một mệnh lệnh. Tất nhiên, sau khi hiểu được bản chất của những lời này, ngươi cũng nên hiểu rõ rằng Đấng đã ban mệnh lệnh này là Đức Chúa Trời, và rằng kẻ tiếp nhận mệnh lệnh này và tuân theo nó chính là Sa-tan. Không cần phải nói, trong mệnh lệnh này, mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan là hiển nhiên đối với bất kỳ ai đọc những lời này. Tất nhiên, đây cũng là mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan trong cõi tâm linh, là sự khác biệt giữa thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời và Sa-tan, đã được cung cấp trong những ghi chép về cuộc trao đổi giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan trong Kinh Thánh, và là sự khác biệt rõ rệt giữa thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời và Sa-tan mà đến nay con người có thể học được trong ví dụ và bản ghi chép cụ thể. Ở đây, Ta phải nói rằng sự ghi chép lại những lời này là một tài liệu quan trọng trong sự hiểu biết của nhân loại về thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời, và nó cung cấp thông tin quan trọng cho sự hiểu biết của nhân loại về Đức Chúa Trời. Qua cuộc trao đổi giữa Đấng Tạo Hóa và Sa-tan trong cõi tâm linh, con người có thể hiểu thêm một khía cạnh cụ thể nữa trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Những lời này là một bằng chứng nữa cho thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa.
Nhìn bề ngoài, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đang trò chuyện với Sa-tan. Về thực chất, thái độ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán, và vị trí Ngài đứng thì cao hơn Sa-tan. Điều này có nghĩa rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đang ra lệnh cho Sa-tan với giọng điệu của một mệnh lệnh, và đang phán với Sa-tan những điều nó nên làm và không nên làm, rằng Gióp đã ở trong tay nó, và rằng nó tự do đối xử với Gióp theo bất kỳ cách nào nó muốn – nhưng mà nó không thể lấy mạng của Gióp. Ẩn ý là, mặc dù Gióp đã được đặt vào tay Sa-tan, nhưng mạng sống của ông không được giao cho Sa-tan; không ai có thể lấy đi mạng sống của Gióp từ tay Đức Chúa Trời trừ khi được Đức Chúa Trời cho phép. Thái độ của Đức Chúa Trời được bộc lộ rõ ràng trong mệnh lệnh này đối với Sa-tan, và mệnh lệnh này cũng thể hiện và tỏ lộ vị thế mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời trò chuyện với Sa-tan. Trong việc này, Giê-hô-va Đức Chúa Trời không những giữ địa vị của Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo ra sự sáng, không khí và muôn vật cùng muôn loài, của Đức Chúa Trời là Đấng nắm giữ quyền tối thượng trên muôn vật và muôn loài, mà còn của Đức Chúa Trời là Đấng ra lệnh cho nhân loại, và ra lệnh cho âm phủ, Đức Chúa Trời là Đấng kiểm soát sự sống và sự chết của mọi sinh vật. Trong cõi tâm linh, ngoài Đức Chúa Trời thì liệu còn ai dám ban một lệnh như thế cho Sa-tan không? Và tại sao Đức Chúa Trời đã đích thân ban mệnh lệnh của Ngài cho Sa-tan? Vì sự sống của con người, bao gồm cả của Gióp, được kiểm soát bởi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không cho phép Sa-tan làm hại hoặc lấy mạng của Gióp, và thậm chí khi Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan thử Gióp, thì Đức Chúa Trời vẫn nhớ ban một lệnh như thế một cách đặc biệt, và một lần nữa ra lệnh cho Sa-tan không được lấy mạng của Gióp. Sa-tan chưa bao giờ dám vi phạm thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và hơn nữa, luôn luôn cẩn thận lắng nghe và vâng phục những mệnh lệnh và điều răn cụ thể của Đức Chúa Trời, không bao giờ dám xem thường chúng, và tất nhiên, không dám tùy tiện thay đổi bất kỳ mệnh lệnh nào của Đức Chúa Trời. Đó là những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho Sa-tan, và vì thế Sa-tan chưa bao giờ dám vượt quá những giới hạn này. Đây chẳng phải là quyền năng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời sao? Đây chẳng phải là một lời chứng cho thẩm quyền của Đức Chúa Trời sao? Sa-tan nắm rõ hơn nhân loại nhiều trong cách hành xử với Đức Chúa Trời và cách nhìn nhận Đức Chúa Trời, và vì thế trong cõi tâm linh, Sa-tan nhìn thấy địa vị và thẩm quyền của Đức Chúa Trời rất rõ ràng, và có một sự cảm kích sâu sắc về quyền năng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc phía sau sự thực thi thẩm quyền của Ngài. Nó hoàn toàn không dám xem thường chúng, cũng không dám vi phạm chúng chút nào, hoặc làm bất kỳ điều gì vi phạm thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và nó không dám thách thức cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chút nào. Về bản tính, dù nó xấu xa và kiêu ngạo, nhưng Sa-tan chưa bao giờ dám vượt quá những ranh giới và giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho nó. Trong hàng triệu năm, nó đã nghiêm túc tuân thủ những ranh giới này, tuân theo mọi điều răn và mệnh lệnh do Đức Chúa Trời ban cho nó, và chưa bao giờ dám vượt quá giới hạn. Dù nó độc ác, nhưng Sa-tan khôn hơn con người bại hoại rất nhiều; nó biết thân phận của Đấng Tạo Hóa và biết những ranh giới của bản thân. Từ những hành động “đầu phục” của Sa-tan có thể thấy rằng thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời là những sắc lệnh thiên thượng không thể bị vi phạm bởi Sa-tan, và rằng chính vì tính độc nhất và thẩm quyền của Đức Chúa Trời mà muôn vật thay đổi và sinh sôi một cách có trật tự, rằng loài người có thể sống và sinh sôi trong tiến trình do Đức Chúa Trời thiết lập, không người nào hay vật gì có khả năng làm đảo lộn trật tự này, và không người nào hay vật gì có khả năng thay đổi luật lệ này – bởi tất cả chúng đều đến từ bàn tay của Đấng Tạo Hóa, từ mệnh lệnh và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 99
Chỉ có Đức Chúa Trời, Đấng có thân phận của Đấng Tạo Hóa, mới sở hữu thẩm quyền độc nhất (Trích đoạn)
Thân phận đặc biệt của Sa-tan đã khiến nhiều người bộc lộ một sự quan tâm mạnh mẽ đến những biểu hiện của nó trong các khía cạnh khác nhau. Thậm chí có nhiều người ngu ngốc tin rằng, cũng như Đức Chúa Trời, Sa-tan cũng sở hữu thẩm quyền, bởi Sa-tan có khả năng tỏ ra các phép lạ và có khả năng làm những điều mà loài người không thể làm. Do đó, bên cạnh việc thờ phụng Đức Chúa Trời, loài người cũng dành một chỗ cho Sa-tan trong lòng mình, và thậm chí còn thờ phụng Sa-tan như Đức Chúa Trời. Những người này vừa đáng thương hại vừa đáng khinh ghét. Họ đáng thương hại bởi sự thiếu hiểu biết của họ, và đáng khinh ghét vì dị giáo và bản chất xấu xa vốn có của họ. Ở đây, Ta cảm thấy rằng cần phải cho các ngươi biết thẩm quyền là gì, nó tượng trưng cho điều gì và nó đại diện cho điều gì. Nói chung, chính Đức Chúa Trời là thẩm quyền, thẩm quyền của Ngài tượng trưng cho quyền tối cao và thực chất của Đức Chúa Trời, và thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời đại diện cho địa vị và thân phận của Đức Chúa Trời. Vậy thì, Sa-tan có dám nói rằng chính nó là Đức Chúa Trời không? Sa-tan có dám nói rằng nó đã tạo ra muôn vật và nắm quyền tối thượng trên muôn vật không? Tất nhiên nó không dám! Bởi nó không có khả năng tạo ra muôn vật; cho đến ngày nay, nó chưa bao giờ làm ra bất cứ thứ gì đã được tạo ra bởi Đức Chúa Trời, và chưa bao giờ tạo ra được bất cứ thứ gì có sự sống. Bởi vì nó không có thẩm quyền của Đức Chúa Trời, nên nó không bao giờ có thể sở hữu địa vị và thân phận của Đức Chúa Trời, và điều này được định đoạt bởi thực chất của nó. Nó có quyền năng giống như Đức Chúa Trời không? Tất nhiên nó không có! Chúng ta gọi những hành động của Sa-tan và những phép lạ được phô diễn bởi Sa-tan là gì? Nó có phải là quyền năng không? Nó có thể được gọi là thẩm quyền không? Tất nhiên là không! Sa-tan điều khiển làn sóng của sự xấu xa, và làm đảo lộn, hủy hoại và gián đoạn mọi khía cạnh trong công tác của Đức Chúa Trời. Bởi vài ngàn năm qua, ngoài việc làm cho bại hoại và hành hạ loài người, dụ dỗ và lừa gạt con người đi đến suy đồi và chối bỏ Đức Chúa Trời để cho con người tiến về thung lũng của bóng chết, thì Sa-tan đã làm điều gì xứng đáng với dù chỉ một chút nhỏ nhất tưởng niệm, ngợi khen hay yêu mến của con người chưa? Nếu Sa-tan sở hữu thẩm quyền và quyền năng, thì liệu nhân loại có bị nó làm cho bại hoại không? Nếu Sa-tan sở hữu thẩm quyền và quyền năng, thì liệu nhân loại có bị nó làm hại không? Nếu Sa-tan sở hữu quyền năng và thẩm quyền, thì liệu nhân loại có từ bỏ Đức Chúa Trời và hướng đến sự chết không? Vì Sa-tan không có thẩm quyền và quyền năng, chúng ta nên kết luận gì về thực chất của tất cả những điều nó làm? Có những người định nghĩa tất cả những gì Sa-tan làm chỉ là trò lừa gạt, nhưng Ta tin rằng một định nghĩa như thế không thích đáng. Những sự hành ác trong việc làm cho con người bại hoại của nó chỉ là trò lừa gạt thôi sao? Thế lực hung ác mà Sa-tan dùng để hành hạ Gióp, và ham muốn mãnh liệt của nó để hành hạ và nuốt chửng ông, không thể nào đạt được chỉ đơn thuần bằng trò lừa gạt. Nhìn lại, trong phút chốc, các đàn gia súc của Gióp, chạy tán loạn khắp nơi băng qua các đồi núi, đều mất hết; trong chốc lát, tài sản đồ sộ của Gióp đã biến mất. Điều đó có thể đạt được đơn thuần bằng trò lừa gạt không? Bản chất của tất cả những gì Sa-tan làm phù hợp và tương đồng với những từ tiêu cực như làm hủy hoại, làm gián đoạn, hủy diệt, làm hại, xấu xa, độc ác và đen tối, và vì thế sự xảy ra của tất cả những gì bất chính và xấu xa có liên quan chặt chẽ với những hành động của Sa-tan, và không thể tách rời khỏi thực chất xấu xa của Sa-tan. Bất kể Sa-tan “hùng mạnh” đến đâu, bất kể nó trơ tráo và tham vọng như thế nào, bất kể khả năng gây hại của nó lớn cỡ nào, bất kể những chiêu trò nó dùng để làm hư hoại và dụ dỗ con người có đa dạng ra sao, bất kể những trò bịp bợm và mưu đồ nó dùng để dọa dẫm con người có tinh ranh cỡ nào, bất kể hình thức tồn tại của nó có thể thay đổi như thế nào, thì nó cũng chưa bao giờ có thể tạo ra một sinh vật sống nào, chưa bao giờ có thể đặt ra các luật lệ và quy tắc cho sự tồn tại của muôn vật, nó chưa bao giờ có thể cai trị và kiểm soát bất kỳ vật gì, có sự sống hay không có sự sống. Trong khắp vũ trụ bao la rộng lớn, không có một người nào hay vật gì được sinh ra từ nó, hoặc tồn tại vì nó; không có một người nào hay vật gì bị nó cai trị hoặc bị nó kiểm soát. Ngược lại, nó không những phải sống dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, mà hơn thế nữa, còn phải tuân theo tất cả những lệnh truyền và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì Sa-tan khó mà đụng đến thậm chí một giọt nước hay một hạt cát trên đất; không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, Sa-tan thậm chí không được tự ý di chuyển những con kiến trên đất, chứ đừng nói đến loài người, những người đã được Đức Chúa Trời tạo ra. Trong mắt Đức Chúa Trời, Sa-tan còn thấp kém hơn những bông hoa huệ trên núi, những con chim bay trên trời, những con cá dưới biển và những con giòi trên đất. Vai trò của nó giữa muôn vật là phục vụ muôn vật, làm việc cho loài người, phục vụ công tác của Đức Chúa Trời và kế hoạch quản lý của Ngài. Bất kể bản tính của nó độc ác thế nào, thực chất của nó xấu xa ra sao, thì điều duy nhất nó có thể làm là nghiêm túc tuân thủ chức năng của nó: phụng sự Đức Chúa Trời và tạo một đối trọng với Đức Chúa Trời. Đó là bản chất và vị trí của Sa-tan. Thực chất của nó không liên quan đến sự sống, không liên quan đến quyền năng, không liên quan đến thẩm quyền; nó đơn thuần là một món đồ chơi trong tay Đức Chúa Trời, chỉ là một cái máy phục vụ Đức Chúa Trời!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 100
Chỉ có Đức Chúa Trời, Đấng có thân phận của Đấng Tạo Hóa, mới sở hữu thẩm quyền độc nhất (Các trích đoạn)
Bản thân thẩm quyền có thể được giải thích như là quyền năng của Đức Chúa Trời. Trước tiên, có thể nói một cách chắc chắn rằng cả thẩm quyền lẫn quyền năng đều tích cực. Chúng không liên quan đến bất kỳ điều gì tiêu cực và không liên quan đến bất kỳ vật thọ tạo hay không thọ tạo nào. Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể tạo ra những vật trong bất kỳ hình dạng nào có sự sống và sức sống, và điều này được quyết định bởi sự sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là sự sống, vì vậy Ngài là nguồn của mọi sinh vật. Hơn nữa, thẩm quyền của Đức Chúa Trời có thể khiến mọi sinh vật vâng phục từng lời Đức Chúa Trời, nghĩa là, sinh ra theo những lời từ miệng Đức Chúa Trời, sống và sinh sản bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, sau đó Đức Chúa Trời cai trị và điều khiển mọi sinh vật, và sẽ không bao giờ có sự sai trật nào, cho đến đời đời. Không người nào hay vật gì có những điều này; chỉ có Đấng Tạo Hóa mới sở hữu và mang quyền năng như thế, và vì thế nó được gọi là thẩm quyền. Đây là tính độc nhất của Đấng Tạo Hóa. Vì thế, bất kể đó là bản thân từ “thẩm quyền” hay thực chất của thẩm quyền này, thì mỗi cái chỉ có thể gắn liền với Đấng Tạo Hóa, bởi nó là tượng trưng về thân phận và thực chất độc nhất của Đấng Tạo Hóa, nó đại diện cho thân phận và địa vị của Đấng Tạo Hóa; ngoài Đấng Tạo Hóa, không người nào hay vật gì có thể gắn liền với từ “thẩm quyền”. Đây là một sự diễn giải về thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa.
Dù Sa-tan nhìn vào Gióp với đôi mắt thèm muốn, nhưng không có sự cho phép của Đức Chúa Trời nó đã không dám đụng đến một sợi tóc nào trên người Gióp. Dù Sa-tan vốn xấu xa và độc ác, nhưng sau khi Đức Chúa Trời ra lệnh cho nó, nó không có sự lựa chọn nào ngoài việc tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Do đó, mặc dù Sa-tan đã điên cuồng như một con sói giữa những bầy cừu khi nó đến gặp Gióp, nhưng nó không dám quên những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho nó, không dám vi phạm mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, và trong tất cả những gì nó làm, Sa-tan không dám đi chệch khỏi những nguyên tắc và giới hạn trong lời Đức Chúa Trời – chẳng phải sự thật sao? Từ điều này có thể thấy rằng Sa-tan không dám vi phạm bất kỳ lời nào của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Đối với Sa-tan, mỗi lời từ miệng Đức Chúa Trời là một mệnh lệnh và một luật thiên thượng, một sự thể hiện thẩm quyền của Đức Chúa Trời – bởi đằng sau từng lời Đức Chúa Trời được ngầm hiểu là hình phạt của Đức Chúa Trời cho những ai vi phạm mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, cho những ai bất tuân và chống đối luật thiên thượng. Sa-tan biết rõ rằng nếu nó vi phạm mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, thì nó phải nhận lấy hậu quả của việc vi phạm thẩm quyền của Đức Chúa Trời và chống đối luật thiên thượng. Những hậu quả này chính là gì? Không cần phải nói, chúng là sự trừng phạt Đức Chúa Trời dành cho nó. Những hành động của Sa-tan đối với Gióp chỉ là một mô hình thu nhỏ của việc nó làm cho con người trở nên bại hoại, và khi Sa-tan đang thực hiện những hành động này, thì những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra và những mệnh lệnh mà Ngài đã ban ra cho Sa-tan chỉ là một mô hình thu nhỏ của những nguyên tắc đằng sau mọi việc mà nó thực hiện. Thêm vào đó, vai trò và vị trí của Sa-tan trong chuyện này chỉ là một mô hình thu nhỏ về vai trò và vị trí của nó trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời, và việc hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Trời của Sa-tan trong việc nó cám dỗ Gióp chỉ là một mô hình thu nhỏ của việc Sa-tan đã không dám tỏ ra chút chống đối nào đối với Đức Chúa Trời trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời như thế nào. Những mô hình thu nhỏ này cho các ngươi lời cảnh báo nào? Giữa muôn vật, bao gồm cả Sa-tan, không có người nào hay vật gì có thể vi phạm những luật lệ và sắc lệnh thiên thượng đã được đặt ra bởi Đấng Tạo Hóa, và không có người nào hay vật gì dám vi phạm những luật lệ và sắc lệnh thiên thượng, bởi không người nào hay vật gì có thể thay đổi hay thoát khỏi hình phạt mà Đấng Tạo Hóa giáng trên những ai không tuân theo chúng. Chỉ Đấng Tạo Hóa mới có thể thiết lập những luật lệ và sắc lệnh thiên thượng, chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có quyền năng đưa chúng vào thực thi, và chỉ có quyền năng của Đấng Tạo Hóa mới không thể bị vi phạm bởi bất kỳ con người hay sự vật nào. Đây là thẩm quyền độc nhất của Đấng Tạo Hóa, và thẩm quyền này là tối cao giữa muôn vật, và vì thế, không thể nói rằng “Đức Chúa Trời là vĩ đại nhất còn Sa-tan là số hai”. Ngoại trừ Đấng Tạo Hóa là Đấng sở hữu thẩm quyền độc nhất thì không có Đức Chúa Trời nào khác!
Giờ đây các ngươi có được một sự hiểu biết mới về thẩm quyền của Đức Chúa Trời chưa? Trước tiên, có sự khác biệt nào giữa thẩm quyền của Đức Chúa Trời vừa được đề cập đến và quyền lực của con người không? Sự khác biệt đó là gì? Một vài người nói rằng không có sự so sánh giữa hai quyền đó. Đúng vậy! Dù mọi người nói rằng không có sự so sánh giữa hai quyền đó, nhưng trong những suy nghĩ và quan niệm của con người, thì quyền lực của con người thường bị nhầm lẫn với thẩm quyền, và cả hai thường được so sánh cùng nhau. Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy? Chẳng phải con người đang phạm một sai lầm trong việc vô tình thay thế quyền này với quyền kia sao? Hai quyền không liên quan nhau, và không có sự so sánh nào giữa chúng, tuy nhiên con người vẫn không thể không tùy tiện. Điều này nên được giải quyết như thế nào? Nếu ngươi thực sự mong muốn tìm ra một giải pháp, thì cách duy nhất là hiểu và biết thẩm quyền độc nhất của Đức Chúa Trời. Sau khi hiểu và biết thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, ngươi sẽ không đồng thời đề cập đến quyền lực của con người và thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Quyền lực của con người đề cập đến điều gì? Nói một cách đơn giản, nó là một khả năng hay kỹ năng giúp tâm tính bại hoại, ham muốn và tham vọng của con người được gia tăng hoặc đạt đến mức tối đa. Điều này có được tính là thẩm quyền không? Bất kể tham vọng và ham muốn của con người có đầy rẫy hoặc sinh lợi như thế nào, thì người đó cũng không thể được cho là sở hữu thẩm quyền; cùng lắm thì sự bành trướng và thành công này cũng chỉ đơn thuần là một sự diễn hề của Sa-tan giữa con người; cùng lắm nó cũng chỉ là một trò khôi hài trong đó Sa-tan đóng vai ông tổ của chính mình để thỏa mãn tham vọng trở thành Đức Chúa Trời của nó.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 101
Chỉ có Đức Chúa Trời, Đấng có thân phận của Đấng Tạo Hóa, mới sở hữu thẩm quyền độc nhất (Các trích đoạn)
Thẩm quyền của Đức Chúa Trời tượng trưng cho điều gì? Nó có tượng trưng cho thân phận của chính Đức Chúa Trời không? Nó có tượng trưng cho quyền năng của chính Đức Chúa Trời không? Nó có tượng trưng cho địa vị độc nhất của chính Đức Chúa Trời không? Giữa muôn vật, ngươi đã nhìn thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong những điều gì? Ngươi đã thấy nó như thế nào? Đối với bốn mùa mà con người đã trải qua, ai có thể thay đổi luật giao hoán giữa mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông không? Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi và nở hoa; vào mùa hè chúng được phủ đầy lá; vào mùa thu chúng ra quả, và vào mùa đông thì lá rụng. Có ai có thể thay đổi quy luật này không. Điều này có phản ánh một khía cạnh trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời phán “Phải có sự sáng”, thì đã có sự sáng. Sự sáng này còn tồn tại không? Nó tồn tại bởi điều gì? Tất nhiên, nó tồn tại bởi lời Đức Chúa Trời, và bởi thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Không khí do Đức Chúa Trời tạo ra có còn tồn tại không? Không khí con người hít thở đến từ Đức Chúa Trời phải không? Ai có thể lấy đi những thứ đến từ Đức Chúa Trời không? Ai có thể thay đổi thực chất và chức năng của chúng không? Ai có thể làm đảo lộn ngày và đêm đã được Đức Chúa Trời phân bổ, và quy luật ngày và đêm do Đức Chúa Trời ra lệnh không? Sa-tan có thể làm một việc như thế không? Ngay cả khi ban đêm ngươi không ngủ, và xem ban đêm như là ban ngày, thì nó vẫn là ban đêm; ngươi có thể thay đổi lề thói hàng ngày của mình, nhưng ngươi không có khả năng thay đổi luật giao hoán giữa ngày và đêm – sự thật này không thể thay đổi bởi bất kỳ ai, không đúng sao? Có ai có khả năng khiến một con sư tử cày ruộng như một con bò không? Có ai có khả năng biến một con voi thành một con lừa không? Có ai có khả năng khiến một con gà bay xuyên không trung như một con chim đại bàng không? Có ai có khả năng khiến một con sói ăn cỏ như một con cừu không? (Không.) Có ai có khả năng khiến một con cá dưới nước sống trên cạn không? Điều đó không thể thực hiện bởi con người. Tại sao không? Chính vì Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho cá sống dưới nước, và vì thế chúng sống dưới nước. Trên đất liền chúng sẽ không thể sống sót được, và sẽ chết; chúng không thể vượt quá những giới hạn trong mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Muôn vật có một luật lệ và giới hạn cho sự tồn tại của chúng, và mỗi vật đều có bản năng riêng của mình. Những điều này được quy định bởi Đấng Tạo Hóa, không thể thay đổi và không thể vượt qua bởi bất kỳ con người nào. Ví dụ như, sư tử sẽ luôn luôn sống nơi hoang dã, cách xa những cộng đồng của con người, và không bao giờ có thể ngoan ngoãn và trung thành như con bò sống cùng và làm việc cho con người. Mặc dù cả voi lẫn lừa đều là động vật và cả hai đều có bốn chân, và là những vật thọ tạo hít thở không khí, nhưng chúng là những loài khác nhau, bởi chúng đã được chia thành những loại khác nhau bởi Đức Chúa Trời, chúng có bản năng riêng của mình, và vì thế chúng sẽ không bao giờ có thể hoán đổi cho nhau. Mặc dù con gà có hai chân và hai cánh giống y như chim đại bàng, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể bay trong không trung; cùng lắm nó cũng chỉ có thể bay lên một cái cây – điều này được định đoạt bởi bản năng của nó. Không cần phải nói, tất cả điều này đều bởi mệnh lệnh trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Trong sự phát triển của nhân loại ngày nay, khoa học của nhân loại có thể nói là đang phát triển và những thành tựu khám phá khoa học của con người có thể được mô tả là ấn tượng. Phải nói là, khả năng của con người đang ngày càng tuyệt vời hơn, nhưng có một bước đột phá khoa học mà nhân loại đã không thể thực hiện: Nhân loại đã chế tạo ra máy bay, tàu sân bay và bom nguyên tử, nhân loại đã bay vào không gian, đi trên mặt trăng, phát minh ra Internet và bắt đầu sống lối sống công nghệ cao, tuy nhiên nhân loại không có khả năng tạo ra một sinh vật biết hít thở. Bản năng của mọi sinh vật, những luật lệ mà chúng sống theo, và chu kỳ sống chết của mỗi loại sinh vật – tất cả những thứ này đều vượt quá sức mạnh khoa học của con người, và không thể bị nó kiểm soát. Ở đây, phải nói rằng cho dù khoa học của con người có đạt được những đỉnh cao nào, thì nó cũng không thể so sánh với bất kỳ ý định nào của Đấng Tạo Hóa, và không có khả năng nhận ra điều kỳ diệu trong sự tạo dựng của Đấng Tạo Hóa và sức mạnh trong thẩm quyền của Ngài. Có rất nhiều biển trên trái đất, tuy nhiên chúng chưa bao giờ tùy tiện vượt quá giới hạn của mình và xâm nhập vào đất liền, và đó là vì Đức Chúa Trời đã vạch ranh giới cho chúng; chúng ở tại những nơi Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho chúng, và không có sự cho phép của Đức Chúa Trời thì chúng không thể tự do xê dịch. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì chúng không thể xâm phạm lẫn nhau, và chỉ có thể xê dịch khi Đức Chúa Trời phán, và nơi chúng đến và ở được định đoạt bởi thẩm quyền của Đức Chúa Trời.
Nói thẳng ra là, “thẩm quyền của Đức Chúa Trời” có nghĩa là tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có quyền quyết định làm một việc gì đó như thế nào, và nó được thực hiện theo bất cứ cách nào Ngài muốn. Luật của muôn vật tùy thuộc vào Đức Chúa Trời, chứ không tùy thuộc vào con người; nó cũng không thể bị thay đổi bởi con người. Nó không thể bị tác động bởi ý muốn của con người, mà thay vào đó lại được thay đổi bởi ý định của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời; đây là một sự thật không thể phủ nhận đối với bất kỳ người nào. Trời đất và muôn vật, vũ trụ, bầu trời đầy sao, bốn mùa trong năm, điều hữu hình và vô hình đối với con người – tất cả chúng đều tồn tại, hoạt động và thay đổi mà không có chút sai sót nhỏ nào, dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, theo các điều răn của Đức Chúa Trời và theo các luật lệ trong buổi đầu của sự tạo dựng. Không một người hay vật nào có thể thay đổi các luật lệ của chúng hoặc thay đổi tiến trình vốn có mà qua đó chúng hoạt động; chúng được hình thành bởi thẩm quyền của Đức Chúa Trời và diệt vong bởi thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Đây chính là thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Thế giờ đã nói nhiều về điều này rồi thì ngươi có thể cảm nhận rằng thẩm quyền của Đức Chúa Trời là tượng trưng cho thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời không? Thẩm quyền của Đức Chúa Trời có thể được sở hữu bởi bất kỳ vật thọ tạo hay không thọ tạo nào không? Nó có thể được bắt chước, mạo nhận hay thay thế bởi bất kỳ con người, sự việc hay sự vật nào không?
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 102
Thân phận của Đấng Tạo Hóa là độc nhất, và ngươi không nên giữ ý niệm về thuyết đa thần
Mặc dù kỹ năng và khả năng của Sa-tan tài giỏi hơn của con người rất nhiều, mặc dù nó có thể làm những điều mà con người không thể đạt được, bất kể ngươi có ghen tị hay thèm muốn những gì Sa-tan làm, bất kể ngươi có ghét hoặc kinh tởm những điều này hay không, bất kể ngươi có khả năng thấy chúng hay không và bất kể Sa-tan có thể đạt được bao nhiêu, hoặc nó có thể lừa gạt bao nhiêu người thờ phụng và tôn thờ nó, và bất kể ngươi định nghĩa nó như thế nào, thì ngươi không thể nào nói rằng nó có thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời. Ngươi nên biết rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, chỉ có duy nhất một Đức Chúa Trời, và hơn nữa, ngươi nên biết rằng chỉ Đức Chúa Trời mới có thẩm quyền, rằng chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền năng kiểm soát và cai trị muôn vật. Chỉ vì Sa-tan có khả năng lừa gạt con người và có thể giả mạo Đức Chúa Trời, bắt chước các dấu lạ và phép lạ Đức Chúa Trời đã thực hiện và đã làm những điều tương tự như Đức Chúa Trời, nên ngươi tin một cách sai lầm rằng Đức Chúa Trời không phải là độc nhất, rằng có nhiều vị Đức Chúa Trời, rằng những vị Đức Chúa Trời khác nhau này chỉ đơn thuần có kỹ năng giỏi hơn hoặc kém hơn, và rằng có sự khác biệt trong phạm vi quyền lực mà họ sử dụng. Ngươi xếp hạng sự vĩ đại của họ theo thứ tự mà họ đến và theo tuổi tác của họ, và ngươi tin một cách sai lầm rằng có những vị thần khác ngoài Đức Chúa Trời và nghĩ rằng quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời không phải là độc nhất. Nếu ngươi có những tư tưởng như thế, nếu ngươi không nhận ra tính độc nhất của Đức Chúa Trời, không tin rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới sở hữu thẩm quyền, và nếu ngươi chỉ tuân theo thuyết đa thần, thì Ta phán rằng ngươi là cặn bã của các vật thọ tạo, ngươi là hiện thân thật sự của Sa-tan và ngươi là một người hoàn toàn xấu xa! Các ngươi có hiểu được những gì Ta đang cố dạy dỗ các ngươi qua việc phán những lời này không? Bất kể thời gian, địa điểm hoặc nền tảng của ngươi là gì, thì ngươi không được nhầm lẫn Đức Chúa Trời với bất kỳ con người, sự việc hay sự vật nào khác. Bất kể ngươi cảm thấy thẩm quyền của Đức Chúa Trời và thực chất của chính Đức Chúa Trời không thể nhận thức được và không thể tiếp cận được như thế nào, bất kể việc làm và lời nói của Sa-tan có phù hợp với những quan niệm và sự tưởng tượng của ngươi bao nhiêu, bất kể chúng làm ngươi thỏa mãn thế nào, thì đừng có ngu ngốc, đừng có nhầm lẫn những khái niệm này, đừng có chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đừng có chối bỏ thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời, đừng có tống khứ Đức Chúa Trời đi rồi đón Sa-tan vào để thay thế cho Đức Chúa Trời trong lòng ngươi và làm Đức Chúa Trời của ngươi. Ta tin chắc rằng các ngươi có thể tưởng tượng ra hậu quả của việc làm đó là gì!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 103
Dù nhân loại đã bị làm cho bại hoại, nhưng họ vẫn sống dưới quyền tối thượng trong thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa
Sa-tan đã làm cho nhân loại bại hoại trong hàng ngàn năm. Nó đã làm không biết bao nhiêu điều xấu xa, lừa dối hết thế hệ này đến thế hệ khác và phạm những tội ác man rợ trên thế gian. Nó đã ngược đãi con người, lừa dối con người, dụ dỗ con người chống đối Đức Chúa Trời, và thực hiện những hành vi gian ác làm xáo trộn và phá hoại kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, muôn vật và mọi sinh vật sống tiếp tục tuân theo những quy tắc và luật lệ do Đức Chúa Trời đặt ra. So với thẩm quyền của Đức Chúa Trời, thì bản chất tà ác và sự lan tràn của Sa-tan thật quá xấu xa, quá kinh tởm và ti tiện, quá nhỏ bé và mong manh. Mặc dù Sa-tan đi lại giữa muôn vật do Đức Chúa Trời tạo ra, nhưng nó không thể thực hiện một chút thay đổi nhỏ nào trong những con người, sự việc và sự vật do Đức Chúa Trời điều khiển. Vài ngàn năm đã trôi qua, và nhân loại vẫn còn tận hưởng sự sáng và không khí do Đức Chúa Trời ban cho, vẫn thở hơi thở do chính Đức Chúa Trời hà hơi, vẫn thưởng thức hoa lá, chim chóc, cá và côn trùng do Đức Chúa Trời tạo ra, và tận hưởng mọi thứ do Đức Chúa Trời chu cấp; ngày và đêm vẫn liên tục thay thế nhau; bốn mùa luân phiên như thường lệ; những con ngỗng bay trên trời dời đi vào mùa đông và vẫn quay về vào mùa xuân tới; cá dưới nước không bao giờ rời sông hồ – nhà của chúng; những con ve sầu trên đất hát lên nỗi lòng của chúng trong suốt những ngày hè; những con dế trong các đám cỏ dịu dàng ngân nga theo gió trong suốt mùa thu; những con ngỗng tụ họp lại thành bầy, trong khi những con chim đại bàng vẫn sống đơn độc; những đàn sư tử tự nuôi mình bằng việc săn mồi; nai sừng tấm thì không rời khỏi cỏ hoa… Mọi loài sinh vật sống trong số muôn vật đi và về rồi lại đi, hàng triệu thay đổi xảy ra trong nháy mắt – nhưng điều không thay đổi chính là bản năng của chúng và những quy luật sinh tồn. Chúng sống dưới sự chu cấp và nuôi dưỡng của Đức Chúa Trời, và không ai có thể thay đổi bản năng của chúng, và cũng không ai có thể phá hủy các quy tắc sinh tồn của chúng. Mặc dù loài người, những người sống giữa muôn vật, đã bị Sa-tan làm cho bại hoại và lừa dối, nhưng con người vẫn không thể từ bỏ nước do Đức Chúa Trời tạo ra, không khí do Đức Chúa Trời tạo ra và muôn vật do Đức Chúa Trời tạo ra, và con người vẫn sống và sinh sôi trong không gian do Đức Chúa Trời tạo ra. Bản năng của loài người không thay đổi. Con người vẫn phụ thuộc vào đôi mắt của họ để nhìn, vào đôi tai để nghe, vào bộ não để suy nghĩ, vào trái tim để hiểu biết, vào đôi chân để đi, vào đôi tay để làm việc, và v.v.; tất cả những bản năng mà Đức Chúa Trời đã ban cho con người để họ có thể nhận được sự chu cấp của Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi, những phương tiện mà qua đó con người có thể hợp tác với Đức Chúa Trời không thay đổi, khả năng của loài người để thi hành bổn phận của một vật thọ tạo không thay đổi, những nhu cầu tâm linh của loài người không thay đổi, mong mỏi của loài người để tìm được nguồn gốc của mình không thay đổi, khao khát của loài người để được cứu rỗi bởi Đấng Tạo Hóa không thay đổi. Đó là tình hình hiện nay của loài người, những người sống dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và những người đã chịu sự hủy diệt đẫm máu gây ra bởi Sa-tan. Dù loài người đã phải chịu sự áp bức của Sa-tan, và không còn là A-đam và Ê-va từ khi khởi đầu cuộc sáng thế, mà thay vào đó lại đầy dẫy những điều đối nghịch với Đức Chúa Trời, như kiến thức, sự tưởng tượng, các quan niệm, và v.v., và đầy những tâm tính bại hoại của Sa-tan, trong mắt Đức Chúa Trời, loài người vẫn như loài người mà Ngài đã tạo ra. Loài người vẫn chịu sự cai trị và bố trí của Đức Chúa Trời, và vẫn sống trong quỹ đạo do Đức Chúa Trời sắp đặt, và vì thế trong mắt Đức Chúa Trời thì loài người, những người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, chỉ là phủ đầy cáu ghét, với cái bụng sôi réo, với phản xạ chậm chạp một chút, trí nhớ không còn tốt như trước đây, và hơi già đi – nhưng tất cả các chức năng và bản năng của con người thì hoàn toàn không bị tổn hại. Đây là loài người mà Đức Chúa Trời định cứu. Loài người này chỉ cần nghe tiếng gọi của Đấng Tạo Hóa, nghe giọng nói của Đấng Tạo Hóa, và họ sẽ đứng lên và đổ xô đi định vị nguồn gốc của giọng nói này. Loài người này chỉ cần nhìn thấy hình dáng của Đấng Tạo Hóa và họ sẽ trở nên thờ ơ với mọi thứ khác, và từ bỏ mọi thứ để tận hiến bản thân cho Đức Chúa Trời, và thậm chí sẽ hy sinh mạng sống của mình cho Ngài. Khi lòng của loài người hiểu được những lời chân thành của Đấng Tạo Hóa, thì loài người sẽ từ bỏ Sa-tan và đến bên Đấng Tạo Hóa; khi loài người đã hoàn toàn gột sạch dơ dáy khỏi cơ thể mình, và một lần nữa đón nhận sự chu cấp và nuôi dưỡng của Đấng Tạo Hóa, thì trí nhớ của loài người sẽ được phục hồi, và vào thời điểm này loài người sẽ thực sự quay về với sự thống trị của Đấng Tạo Hóa.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 104
Vì ngang ngược chống lại Đức Chúa Trời, con người bị hủy diệt bởi cơn thịnh nộ của Ngài (Các trích đoạn)
Sách sáng thế 19:1-11 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất. Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chơn, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường. Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc. Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi. Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại, đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng lòa mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.
Sách sáng thế 19:24-25 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.
Từ những đoạn này, không khó để nhận ra rằng sự gian ác và bại hoại của thành Sô-đôm đã đến mức đáng bị cả loài người lẫn Đức Chúa Trời khinh ghét, và rằng trong mắt Đức Chúa Trời thành Sô-đôm vì vậy mà đáng bị hủy diệt. Nhưng chuyện gì đã xảy ra trong thành trước khi nó bị hủy diệt? Người ta có thể rút ra được sự soi dẫn nào từ những sự kiện này? Thái độ của Đức Chúa Trời trước những sự kiện này cho loài người thấy được gì về tâm tính của Ngài? Để hiểu được toàn bộ câu chuyện, chúng ta hãy đọc kỹ những gì được ghi lại trong Kinh Thánh…
Sự bại hoại của thành Sô-đôm: Loài người phẫn nộ, Đức Chúa Trời nổi giận
Đêm đó, Lót tiếp đón hai sứ giả được Đức Chúa Trời phái đến và dọn tiệc đãi họ. Sau khi dùng bữa, khi họ chưa kịp đặt lưng xuống nằm nghỉ, người dân từ khắp nơi trong thành kéo đến nhà Lót và gọi ông ra. Kinh Thánh đã ghi lại lời họ như sau: “Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết”. Ai đã nói những lời này? Họ nhằm vào ai? Đây là những lời của người dân thành Sô-đôm la hét bên ngoài ngôi nhà của Lót và những lời kia là dành cho Lót. Cảm giác của ngươi thế nào khi nghe những lời này? Ngươi có tức giận không? Những lời này có làm ngươi thấy chán ngán không? Ngươi có giận sôi lên không? Chẳng phải những lời này sặc mùi Sa-tan sao? Thông qua những lời này, ngươi có thể cảm nhận được cái ác và bóng tối ở thành phố này không? Ngươi có thể cảm nhận được sự tàn nhẫn và man rợ trong hành vi của những người này thông qua lời nói của họ không? Ngươi có thể cảm nhận được chiều sâu sự bại hoại của họ thông qua hành vi của họ không? Thông qua nội dung lời nói của họ, không khó để thấy rằng bản tính độc ác và tâm tính man rợ của họ đã vượt quá tầm kiểm soát của chính bản thân họ. Ngoại trừ Lót, đến từng người cuối cùng trong thành phố này đều không khác gì Sa-tan; chỉ mới nhìn vào một người khác đã khiến họ muốn hãm hại và ăn tươi nuốt sống họ… Những điều này không chỉ khiến người ta cảm thấy bản chất ghê rợn và đáng kinh sợ của thành phố, cũng như hơi thở của cái chết bao phủ khắp nơi; mà chúng còn gợi cho người ta cảm giác về sự độc ác và đẫm máu của nó.
Lót đã phản ứng thế nào khi nhận ra mình phải đối mặt với một nhóm côn đồ vô nhân tính, những kẻ đầy khát vọng cắn xé linh hồn con người? Kinh Thánh ghi lại rằng: “Tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi”. Những lời của Lót có ý nghĩa như sau: Ông sẵn sàng trao đi hai con gái của mình để bảo vệ cho hai sứ giả. Tính toán cách nào chăng nữa thì những kẻ đó đáng lẽ nên đồng ý với điều kiện của Lót và để yên cho hai sứ giả; xét cho cùng, các sứ giả là những người hoàn toàn xa lạ với họ, và các vị ấy không liên quan gì đến họ, và cũng chưa từng làm gì tổn hại đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, bản tính độc ác của những người này đã khiến họ không từ bỏ, mà thay vào đó còn tăng cường quấy phá. Đến đây, một cuộc trao đổi nữa của họ rõ ràng càng giúp chúng ta thông suốt hơn nữa về bản tính độc ác thực sự của những người này; đồng thời nó cũng cho người ta biết và hiểu lý do tại sao Đức Chúa Trời muốn hủy diệt thành này.
Vậy họ đã nói gì tiếp sau đó? Kinh Thánh đã viết: “Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa”. Tại sao họ lại muốn phá cửa nhà Lót? Lý do là họ đang sốt sắng muốn làm hại hai sứ giả. Điều gì đã mang những sứ giả này đến Sô-đôm? Mục đích của họ khi đến đó là để cứu Lót và gia đình ông; tuy nhiên, người dân thành phố đã lầm tưởng rằng họ đến để làm quan chức. Không hề hỏi mục đích của các sứ giả, chỉ dựa trên phỏng đoán mà dân thành muốn hãm hại man rợ hai sứ giả; họ muốn làm hại hai người vốn chẳng liên quan gì đến mình. Rõ ràng là người dân của thành phố này đã hoàn toàn mất đi nhân tính và lý trí của mình. Sự điên rồ và cuồng loạn của họ không khác gì bản tính độc ác muốn làm hại và ăn tươi nuốt sống con người của Sa-tan.
Khi họ yêu cầu Lót giao nộp các sứ giả, ông đã làm gì? Từ đoạn miêu tả, chúng ta biết rằng Lót đã không giao các sứ giả cho họ. Có phải Lót đã biết về hai sứ giả của Đức Chúa Trời? Tất nhiên là không! Thế nhưng tại sao ông đã có thể cứu hai người này? Ông có biết họ đến đây làm gì không? Mặc dù không biết lý do họ đến đây, nhưng Lót biết rằng họ là những bầy tôi của Đức Chúa Trời, và vì vậy ông đã đưa họ vào nhà mình. Việc ông có thể gọi những bầy tôi của Đức Chúa Trời là “chúa” cho thấy Lót vốn là môn đồ thường xuyên của Đức Chúa Trời, không giống như những người khác ở thành Sô-đôm. Do đó, khi các sứ giả của Đức Chúa Trời đến gặp ông, ông đã mạo hiểm mạng sống của chính ông để đưa họ vào nhà mình; hơn nữa, ông cũng mang hai cô con gái của mình ra trao đổi để bảo vệ hai bầy tôi này. Đây là hành động công chính của Lót; đây cũng là sự thể hiện rõ ràng bản tính thực chất của Lót, và đó cũng là lý do Đức Chúa Trời gửi những bầy tôi của mình đến để cứu Lót. Khi gặp hiểm nguy, Lót đã bảo vệ hai thiên sứ mà không quan tâm đến bất cứ điều gì khác; ông thậm chí còn cố gắng đánh đổi hai cô con gái của mình để lấy sự an toàn cho các bầy tôi. Ngoài Lót ra, có ai khác trong thành có thể làm những điều như thế không? Sự thật đã được chứng minh – không một ai cả! Do đó, rõ ràng mọi người trong thành Sô-đôm, chỉ trừ Lót, là mục tiêu của cuộc hủy diệt, và cũng hợp lẽ, họ xứng đáng bị như vậy.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 105
Sách sáng thế 19:1-11 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất. Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chơn, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường. Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc. Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi. Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại, đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng lòa mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.
Sách sáng thế 19:24-25 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.
Thành Sô-đôm bị hủy diệt hoàn toàn vì đã xúc phạm cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời
Khi dân thành Sô-đôm nhìn thấy hai người bầy tôi này, họ đã không hề hỏi lý do vì sao hai người lại đến đây, và cũng chẳng ai hỏi xem có phải họ đến đây để loan truyền ý nguyện của Đức Chúa Trời hay không. Ngược lại, không chờ đợi một lời giải thích, họ tụ tập thành đám đông, kéo đến như bầy chó hoang hay bầy sói hung ác để vây bắt hai người bầy tôi. Liệu Đức Chúa Trời có dõi theo khi những việc này xảy ra không? Đức Chúa Trời nghĩ gì trong lòng Ngài về hành vi này của con người, về sự kiện như thế này? Đức Chúa Trời quyết định hủy diệt thành phố này; Ngài sẽ không chờ đợi hay chần chừ, và Ngài cũng sẽ không kiên nhẫn nữa. Ngày này đã đến, và Ngài bắt đầu thực hiện công việc Ngài muốn làm. Theo đó, Sáng thế ký 19:24-25 đã viết như sau: “Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó”. Hai câu trên đã miêu tả cách Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm; và cũng cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã hủy diệt những gì. Đầu tiên, Kinh Thánh thuật lại rằng Đức Chúa Trời đã thiêu đốt thành phố trong biển lửa, biển lửa ấy lan rộng đủ để hủy diệt tất cả dân chúng và mọi vật sinh sôi trên đất. Điều đó có nghĩa là, lửa từ trời không chỉ hủy diệt thành phố, mà còn hủy diệt tất cả con người và sự sống trong thành, đến khi không còn lại dấu tích gì. Sau khi thành phố bị hủy diệt, đất đai gần như không còn tồn tại sinh vật sống; không còn sự sống và cũng không còn bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Thành phố đã biến thành vùng đất hoang tàn; một nơi trống không chứa đầy im lặng chết chóc. Nơi này sẽ không còn những hành vi tội lỗi chống lại Đức Chúa Trời; sẽ không còn giết chóc hay đổ máu nữa.
Tại sao Đức Chúa Trời muốn thiêu rụi thành phố này như vậy? Các ngươi thấy được điều gì từ đây? Liệu Đức Chúa Trời có thực sự đang tâm chứng kiến loài người và thiên nhiên, những tạo vật của chính Ngài, bị huỷ diệt như thế này không? Nếu ngươi có thể thấu suốt sự tức giận của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thông qua ngọn lửa được ném xuống từ trời, thì không khó để hiểu được cơn thịnh nộ của Ngài dữ dội đến mức nào, dựa trên mục tiêu của cuộc hủy diệt, cũng như mức độ mà thành phố bị hủy hoại. Khi Đức Chúa Trời khinh ghét một thành phố, Ngài sẽ giáng sự trừng phạt của Ngài lên nó. Khi Đức Chúa Trời phẫn nộ với một thành phố, Ngài sẽ nhiều lần cảnh báo dân chúng về sự tức giận của mình. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời quyết định chấm dứt và hủy diệt một thành phố, điều đó có nghĩa là cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài đã bị xúc phạm, Ngài sẽ không đưa ra sự trừng phạt hay cảnh báo nào nữa. Thay vào đó, Ngài sẽ trực tiếp hủy diệt nó. Ngài sẽ làm cho nó hoàn toàn biến mất. Đó chính là tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 106
Sách sáng thế 19:1-11 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất. Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chơn, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường. Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc. Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi. Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại, đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng lòa mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.
Sách sáng thế 19:24-25 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.
Sau khi thành Sô-đôm liên tiếp chống đối và tỏ thái độ thù nghịch với Đức Chúa Trời, Ngài đã triệt hạ nó hoàn toàn
Từ góc nhìn của loài người, Sô-đôm là một thành phố có thể thỏa mãn hoàn toàn ham muốn và phần xấu ác của con người. Hấp dẫn và mê hoặc, với ca vũ đêm này qua đêm khác, sự thịnh vượng của thành phố này đã đẩy con người đến sự mê hoặc và cuồng loạn. Cái ác trong thành đã làm mục ruỗng lòng người và mê dụ họ vào sự sa đọa. Đây là một thành phố nơi những quỷ dữ và tà ma tung hoành; nó chất đầy tội lỗi, giết chóc và không khí đặc quánh mùi thối rữa và máu tanh. Đó là một thành phố khiến người ta ớn lạnh, một thành phố khiến người ta phải rùng mình kinh hãi. Không ai trong thành phố này – cả đàn ông lẫn đàn bà, cả già lẫn trẻ – tìm kiếm con đường thật; không ai khao khát sự sáng hay muốn tránh xa tội lỗi. Họ sống dưới sự điều khiển của Sa-tan, dưới sự bại hoại và dối trá của Sa-tan. Họ đã mất đi nhân tính; họ đã mất đi ý thức và họ đã mất đi mục tiêu tồn tại ban đầu của con người. Họ đã thực hiện vô số những hành động gian ác chống lại Đức Chúa Trời; họ chối bỏ sự dẫn dắt của Ngài và chống lại ý muốn của Ngài. Chính những hành động độc ác của họ đã từng bước đưa những con người này, thành phố và mọi sinh linh bên trong nó, đi xuống con đường hủy diệt.
Mặc dù hai đoạn trích dẫn này không mô tả mọi chi tiết về mức độ bại hoại của dân thành Sô-đôm, thay vào đó chỉ ghi lại cách cư xử của họ đối với hai bầy tôi của Đức Chúa Trời khi họ đến thành phố, có một sự thật đơn giản tiết lộ mức độ bại hoại độc ác và chống đối Đức Chúa Trời của dân thành Sô-đôm. Qua chi tiết này, bộ mặt và thực chất thực sự của dân chúng trong thành cũng được phơi bày. Những người này không chỉ không để tâm đến lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, mà còn không sợ sự trừng phạt của Ngài. Trái lại, họ khinh thường cơn giận dữ của Đức Chúa Trời. Họ mù quáng chống lại Đức Chúa Trời. Bất kể Ngài làm gì hay Ngài làm việc đó như thế nào, thực chất xấu ác chỉ tăng thêm và họ liên tục chống lại Đức Chúa Trời. Dân thành Sô-đôm tỏ ra thù nghịch đối với sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đối với sự đến của Ngài, sự trừng phạt của Ngài và thậm chí cả những lời cảnh báo của Ngài. Họ cực kỳ ngạo mạn. Họ tấn công và hãm hại tất cả những người có thể bị tấn công và làm hại, và họ đối xử đối với các bầy tôi của Đức Chúa Trời cũng không khác gì. Nói về toàn bộ những hành vi gian ác mà dân thành Sô-đôm đã gây ra, việc làm hại các bầy tôi của Đức Chúa Trời chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và bản tính độc ác của họ như đã bộc lộ ra mới chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Do đó, Đức Chúa Trời đã chọn cách hủy diệt họ bằng ngọn lửa. Ngài đã không sử dụng một cơn hồng thủy hay một cơn bão, một trận động đất, sóng thần hoặc bất kỳ phương pháp nào khác để hủy diệt thành phố. Việc Đức Chúa Trời dùng lửa để hủy diệt thành phố này có nghĩa là gì? Nó mang ý nghĩa một sự hủy diệt hoàn toàn của thành phố; nó mang ý nghĩa rằng thành phố biến mất hoàn toàn khỏi trần gian như chưa từng tồn tại. Ở đây, “sự hủy diệt” không những ám chỉ sự biến mất về hình hài, cấu trúc hay về hình thức bên ngoài của thành phố; mà nó còn có ý nghĩa rằng linh hồn của dân chúng trong thành cũng không còn tồn tại nữa và đã hoàn toàn bị trừ tiệt. Nói một cách đơn giản, tất cả dân chúng, sự kiện và những điều liên quan đến thành phố đều đã bị hủy diệt. Dân thành này sẽ không có kiếp sau hay được tái sinh; Đức Chúa Trời đã xóa sổ họ khỏi nhân loại, khỏi những tạo vật của Ngài, đến đời đời. Việc dùng lửa đã biểu thị sự chấm dứt của tội lỗi ở nơi này, và rằng tội lỗi đã bị ngăn chặn tại đó; và tội lỗi này sẽ không còn tồn tại và không thể lan tràn. Điều đó có nghĩa là sự độc ác của Sa-tan đã mất đi nguồn đất nuôi dưỡng cũng như nghĩa địa để nó nương náu và sinh sống. Trong cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan, việc Đức Chúa Trời sử dụng lửa là biểu trưng cho sự chiến thắng của Ngài mà cùng với đó Sa-tan được đánh dấu. Sự hủy diệt thành Sô-đôm là một sơ suất nghiêm trọng trong tham vọng của Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời thông qua việc làm con người trở nên sa ngã và độc ác. Đó cũng là một mốc thời gian đáng hổ thẹn trong quá trình phát triển của loài người, khi con người từ chối sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và buông thả bản thân trong sự suy đồi. Hơn nữa, đó là di tích cho sự mặc khải thật sự về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời.
Khi ngọn lửa Đức Chúa Trời ném xuống từ trời đã thiêu rụi thành Sô-đôm thành tro tàn, điều đó có nghĩa là thành phố có tên là “Sô-đôm” cũng như mọi thứ trong thành từ đó đã không còn tồn tại. Nó đã bị hủy diệt bởi cơn giận dữ của Đức Chúa Trời; biến mất giữa cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài. Bởi tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, thành Sô-đôm đã nhận sự trừng phạt thích đáng và kết cục xứng đáng của nó. Việc thành Sô-đôm bị hủy diệt là do sự xấu xa của nó, và đó cũng là do Đức Chúa Trời không bao giờ muốn nhìn lại thành phố này, cũng như bất kỳ người nào đã từng sống trong đó, hay bất kỳ sự sống nào đã sinh sôi nơi thành này. Việc “không bao giờ muốn nhìn lại thành phố này” của Đức Chúa Trời chính là cơn thịnh nộ cũng như sự oai nghi của Ngài. Đức Chúa Trời thiêu rụi thành phố vì sự gian ác và tội lỗi của nó khiến Ngài cảm thấy tức giận, ghê tởm và khinh ghét, và không bao giờ muốn nhìn thấy thành phố này hay bất kỳ người nào và sinh vật nào sống trong đó nữa. Khi thành phố đã cháy rụi, chỉ còn lại đống tro tàn, nó thực sự đã không còn tồn tại đối với Đức Chúa Trời; ngay cả những ký ức của Ngài về thành Sô-đôm cũng biến mất, xóa sạch. Điều này có nghĩa là lửa trời không chỉ hủy diệt toàn bộ thành Sô-đôm, cũng không chỉ hủy diệt những con người đầy tội lỗi trong thành, cũng không chỉ hủy tất cả mọi thứ bên trong thành phố, những thứ đã vấy bẩn tội lỗi; không chỉ những thứ này, ngọn lửa cũng đã hủy diệt ký ức về sự xấu ác và chống đối Đức Chúa Trời của loài người. Đây là mục đích của Đức Chúa Trời khi thiêu rụi thành Sô-đôm.
Con người ở đây đã bị hư hoại đến tột cùng. Những người này không biết Đức Chúa Trời là ai hay bản thân họ đến từ đâu. Nếu ngươi nói đến Đức Chúa Trời với họ, họ sẽ công kích, phỉ báng và báng bổ. Ngay cả khi những bầy tôi của Đức Chúa Trời đến để rao truyền lời cảnh cáo của Ngài, những kẻ sa ngã này không những không tỏ dấu hiệu ăn năn hay từ bỏ hành vi xấu ác của mình; mà trái lại, họ còn ngang ngược làm hại các bầy tôi của Đức Chúa Trời. Những gì họ đã thể hiện và tỏ lộ chính là bản tính và thực chất thù địch tột độ đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể thấy rằng việc chống lại Đức Chúa Trời của những con người bại hoại này không chỉ là sự tỏ lộ tâm tính sa ngã của họ, cũng như không chỉ là trường hợp phỉ báng hay nhạo báng đơn thuần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sự thật. Hành vi xấu xa của họ không phải là kết quả của sự dốt nát hay ngờ nghệch; họ hành động theo lối này không phải bởi họ bị lừa gạt, và chắc chắn chẳng phải họ bị lạc lối. Hành vi của họ đã lên đến mức đối nghịch trơ trẽn trắng trợn, đối lập và la ó chống lại Đức Chúa Trời. Không còn nghi ngờ gì nữa, loại hành vi này của con người sẽ làm cho Đức Chúa Trời nổi giận, nó sẽ chọc giận tâm tính của Ngài – một tâm tính không thể bị xúc phạm. Do đó, Đức Chúa Trời đã thẳng thắn và công khai trút cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài; đây là sự tỏ lộ đích thực tâm tính công chính của Ngài. Đối mặt với một thành phố tràn ngập tội lỗi, Đức Chúa Trời mong muốn hủy diệt nó theo cách nhanh nhất có thể; xóa sổ những con người trong đó và toàn bộ tội lỗi của họ một cách triệt để nhất, để chấm dứt sự tồn tại của dân chúng thành này và ngăn chặn tội lỗi trong nơi này nhân rộng. Cách nhanh nhất và triệt để nhất để thực hiện điều đó là thiêu rụi thành phố. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với dân thành Sô-đôm không phải là sự ruồng bỏ hay khinh miệt. Đúng hơn, Ngài đã dùng cơn thịnh nộ, sự oai nghi và thẩm quyền của mình để trừng phạt, đánh gục và cuối cùng hủy diệt hoàn toàn những con người này. Thái độ của Ngài đối với họ không chỉ là sự hủy diệt về thể xác mà còn là sự hủy diệt vĩnh viễn về linh hồn, một sự xóa bỏ đời đời. Đây là hàm ý thực sự của Đức Chúa Trời trong cụm từ “không còn tồn tại”.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 107
Mặc dù không bộc lộ và không được loài người biết tới, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không dung thứ cho bất kỳ sự xúc phạm nào
Đức Chúa Trời đối xử với toàn bộ nhân loại khờ dại và thiếu hiểu biết chủ yếu bằng lòng nhân từ và sự khoan dung. Sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời, mặt khác, được ẩn giấu trong phần lớn thời gian, trước phần lớn các sự kiện, và con người không thể nhận biết được. Kết quả là, con người khó có thể thấy Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ của mình, và cũng khó có thể hiểu cơn thịnh nộ của Ngài. Vì vậy, con người đã coi nhẹ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Khi con người đối mặt với công tác cũng như hành động khoan dung và tha thứ cuối cùng của Đức Chúa Trời – đó là, khi con người được nhận lòng nhân từ và lời cảnh báo cuối cùng của Ngài – nếu họ vẫn tiếp tục những hành vi chống lại Đức Chúa Trời và không có động thái gì ăn năn hối cải, không thay đổi và nhận lấy lòng nhân từ của Ngài, thì Đức Chúa Trời sẽ không ban cho họ sự khoan dung và kiên nhẫn hơn nữa. Trái lại, chính lúc này, Đức Chúa Trời sẽ rút lại sự nhân từ của mình. Sau đó, Ngài sẽ chỉ trút xuống cơn thịnh nộ của mình. Ngài có thể bộc lộ cơn thịnh nộ theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có thể dùng các cách khác nhau để trừng phạt và hủy diệt con người.
Việc Đức Chúa Trời dùng lửa để phá hủy thành Sô-đôm là cách nhanh nhất để Ngài tiệt trừ hoàn toàn một con người hay bất cứ vật gì khác. Việc thiêu dân chúng thành Sô-đôm không chỉ huỷ diệt thể xác của họ; nó còn hủy diệt hoàn toàn tâm linh, linh hồn và thể xác của họ; đảm bảo rằng dân chúng trong thành sẽ không còn tồn tại cả trong thế giới vật chất lẫn thế giới mà con người không thể nhìn thấy. Đây là cách mà Đức Chúa Trời tỏ lộ và thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài. Cách tỏ lộ và thể hiện này là một mặt trong thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và lẽ tự nhiên đó cũng là sự tỏ lộ thực chất về tâm tính công chính của Ngài. Khi Đức Chúa Trời giáng sự phẫn nộ của Ngài xuống, Ngài không còn thể hiện lòng nhân từ hay sự thương xót, và Ngài cũng không ban thêm bất kỳ sự khoan dung hay kiên nhẫn nào nữa; không có người nào, hay điều gì hay lý do nào có thể thuyết phục Ngài tiếp tục kiên nhẫn, và lại mở lòng nhân từ hay ban phát sự khoan dung của Ngài thêm một lần nữa. Thay vì những điều đó, Đức Chúa Trời không do dự giáng xuống cơn thịnh nộ và sự oai nghi của mình, làm những điều Ngài muốn, và Ngài sẽ làm những điều này một cách nhanh chóng và gọn ghẽ theo ý muốn của mình. Đây là cách mà Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài, điều mà con người không được phép xúc phạm tới, và nó cũng thể hiện một mặt trong tâm tính công chính của Ngài. Khi chứng kiến Đức Chúa Trời tỏ ra lo lắng và yêu thương loài người, con người không thể nhận biết được cơn thịnh nộ của Ngài, không thấy sự oai nghi của Ngài và cũng không cảm thấy được rằng Ngài không dung thứ cho sự xúc phạm. Những điều này luôn khiến con người tin rằng tâm tính công chính của Đức Chúa Trời chỉ có lòng nhân từ, sự bao dung và tình yêu thương. Tuy nhiên, khi chứng kiến Đức Chúa Trời hủy diệt một thành phố hoặc khinh ghét loài người, cơn thịnh nộ khi hủy diệt con người, và sự oai nghi của Ngài đã cho phép loài người phần nào hiểu được mặt còn lại trong tâm tính công chính của Ngài. Đây chính là sự không dung thứ với xúc phạm của Đức Chúa Trời. Tâm tính của Đức Chúa Trời không khoan dung với sự xúc phạm vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ tạo vật nào, và trong các phi tạo vật, không gì có thể can thiệp hay tác động đến điều đó; nó càng không thể bị sao chép và làm theo. Do vậy, khía cạnh này trong tâm tính của Đức Chúa Trời là khía cạnh là nhân loại cần phải hiểu rõ nhất. Chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có tâm tính này, và chỉ có chính Đức Chúa Trời mới sở hữu được loại tâm tính này. Đức Chúa Trời sở hữu loại tâm tính này bởi vì Ngài khinh ghét sự gian ác, tăm tối, sự dấy loạn và những hành vi xấu xa của Sa-tan, những hành vi khiến loài người trở nên sa ngã và độc ác, vì Ngài khinh ghét mọi hành vi tội lỗi đối nghịch với Ngài, và vì thực chất thánh khiết và không bị ô uế của Ngài. Chính vì điều này mà Đức Chúa Trời sẽ không chịu bất kỳ tạo vật hay phi tạo vật nào công khai đối nghịch hay chống lại Ngài. Ngay cả đối với một cá nhân mà Đức Chúa Trời đã từng tỏ lòng nhân từ hoặc người Ngài từng lựa chọn, chỉ cần người đó khiêu khích tâm tính của Ngài và vi phạm nguyên tắc về sự kiên nhẫn và khoan dung của Ngài, Ngài sẽ hé mở và tỏ lộ tâm tính công chính không dung thứ cho bất kỳ sự xúc phạm nào mà không một chút thương xót hay do dự.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 108
Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự che chở cho mọi thế lực chính nghĩa và mọi điều tốt đẹp (Các trích đoạn)
Việc Đức Chúa Trời không khoan dung với sự xúc phạm là thực chất chỉ có duy nhất nơi Ngài; cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là tâm tính chỉ có duy nhất nơi Ngài; sự oai nghi của Đức Chúa Trời cũng là thực chất chỉ có duy nhất nơi Ngài. Nguyên tắc ẩn sau sự giận dữ của Đức Chúa Trời thể hiện thân phận và địa vị chỉ Ngài có được. Không cần phải nói, nguyên tắc này cũng chính là biểu tượng về thực chất của chính Đức Chúa Trời độc nhất vô song. Tâm tính của Đức Chúa Trời là thực chất vốn có của Ngài, và tâm tính này hoàn toàn không thay đổi theo sự dịch chuyển của thời gian, và cũng không biến đổi theo sự thay đổi của không gian địa lý. Tâm tính vốn có của Ngài chính là thực chất cố hữu của Đức Chúa Trời. Bất kể Ngài thực hiện công việc của mình với ai thì thực chất của Ngài cũng không thay đổi, và tâm tính công chính của Ngài cũng vậy. Khi một người làm Đức Chúa Trời nổi giận, Ngài sẽ bộc lộ tâm tính cố hữu của Ngài; tại thời điểm đó, nguyên tắc ẩn sau cơn giận dữ của Ngài không thay đổi, thân phận và địa vị độc nhất của Ngài cũng không thay đổi. Ngài không trở nên tức giận vì một sự thay đổi trong thực chất của Ngài, hoặc bởi những yếu tố khác đã xuất hiện trong tâm tính của Ngài, mà chính sự chống đối của loài người đối với Ngài đã xúc phạm đến tâm tính của Ngài. Sự khiêu khích trắng trợn của loài người với Đức Chúa Trời là một thách thức nghiêm trọng đến thân phận và địa vị của Ngài. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, khi loài người thách thức Ngài, loài người đang tranh đấu với Ngài và thử luyện cơn giận của Ngài. Khi loài người đối nghịch với Đức Chúa Trời, khi loài người tranh đấu với Đức Chúa Trời, khi loài người liên tục thử luyện cơn giận dữ của Đức Chúa Trời – đó cũng là lúc tội lỗi lan tràn – cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ tự nhiên tỏ lộ và hiện diện. Do đó, sự bày tỏ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một biểu tượng rằng tất cả các thế lực xấu ác sẽ không còn tồn tại; và nó là một biểu tượng rằng tất cả những thế lực thù nghịch sẽ bị huỷ diệt. Đây chính là tính độc nhất của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và của cơn thịnh nộ của Ngài. Khi sự tôn nghiêm và thánh khiết của Đức Chúa Trời bị thử thách, khi những thế lực chính nghĩa bị cản trở hoặc không được con người nhận biết, Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống cơn thịnh nộ của Ngài. Do thực chất của Đức Chúa Trời, tất cả những thế lực trên trần gian chống lại Ngài, đối nghịch với Ngài và tranh đấu với Ngài đều là xấu xa, bại hoại và bất công; chúng bắt nguồn từ Sa-tan và thuộc về Sa-tan. Bởi vì Đức Chúa Trời là công bằng, là thuộc về sự sáng và sự thánh khiết hoàn hảo, tất cả những điều xấu xa, bại hoại và những gì thuộc về Sa-tan sẽ tan biến khi cơn thịnh nộ của Ngài được trút xuống.
Mặc dù cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời trút xuống là một phần trong tâm tính công chính của Ngài, cơn giận dữ của Ngài không phải là không phân biệt mục tiêu hay không có nguyên tắc. Trái lại, Đức Chúa Trời không hề dễ nổi giận hay dễ dàng bộc lộ cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài. Hơn nữa, Đức Chúa Trời kiểm soát và điều chỉnh cơn thịnh nộ của Ngài một cách hợp lý; không giống như cách con người bùng lên tức giận hay sục sôi với cơn giận dữ của mình. Kinh Thánh đã ghi lại rất nhiều cuộc trò chuyện giữa con người và Đức Chúa Trời. Một số người dùng những lời lẽ nông cạn, dốt nát và ấu trĩ, nhưng Đức Chúa Trời không vùi dập hay chỉ trích họ. Cụ thể là, trong thử luyện đối với Gióp, Đức Giê-hô-va đã đối xử với ba người bạn của Gióp và những người khác như thế nào sau khi Ngài nghe được những lời họ nói với Gióp? Ngài có chê trách họ không? Ngài có nổi trận lôi đình với họ không? Ngài đã không làm những điều ấy! Thay vào đó, Ngài bảo Gióp cầu xin thay họ và cầu nguyện cho họ; về phần mình, Đức Chúa Trời không hề giữ trong lòng những lỗi lầm của họ. Những ví dụ trên đây đều minh chứng cho thái độ chủ yếu của Đức Chúa Trời trước loài người, dù họ sa ngã và dốt nát. Vì vậy, khi Đức Chúa Trời trút ra cơn thịnh nộ thì đó không phải là sự bày tỏ tâm trạng hay trút bỏ cảm xúc. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không hoàn toàn là cơn giận dữ bùng phát như loài người lầm tưởng. Đức Chúa Trời trút ra cơn thịnh nộ của Ngài không phải vì Ngài không thể kiểm soát tâm trạng của chính mình hay do sự tức giận của Ngài đã đạt tới ngưỡng phải bùng phát ra ngoài. Trái lại, cơn thịnh nộ của Ngài là sự thể hiện và sự bày tỏ chân thực của tâm tính công chính của Ngài; đây chính là sự mặc khải có tính biểu trưng về thực chất thánh khiết của Ngài. Đức Chúa Trời phẫn nộ, không khoan nhượng cho bất kỳ sự xúc phạm nào – điều này không có nghĩa rằng Đức Chúa Trời giận dữ mà không phân biệt căn nguyên hay không theo các nguyên tắc; chỉ con người bại hoại mới độc quyền nổi giận một cách vô cớ và ngẫu nhiên, một kiểu nổi giận không phân biệt các nguyên cớ. Khi một con người có địa vị, họ thường khó kiểm soát tâm trạng của mình, và vì vậy họ sẽ muốn mượn cớ để trút bỏ sự bất mãn và giải toả cảm xúc; họ sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, để thể hiện khả năng của mình và cho người khác biết địa vị và thân phận của mình là khác với những người bình thường. Tất nhiên, những người bại hoại không có bất kỳ địa vị nào cũng sẽ thường xuyên mất kiểm soát. Họ thường tức giận vì lợi ích cá nhân mình bị tổn hại. Để bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của chính mình, họ sẽ thường xuyên giải tỏa cảm xúc và thể hiện bản tính kiêu ngạo của họ. Con người sẽ nổi giận và trút bỏ cảm xúc để bao biện cho tội lỗi, và những hành động này là cách mà con người thể hiện sự bất mãn của mình. Những hành động này đầy những sự bất khiết; chúng đầy những toan tính và mưu mô; chúng đầy sự xấu xa và bại hoại của con người; và hơn hết, chúng đầy những tham vọng và ham muốn cuồng loạn của con người. Khi chính nghĩa đấu tranh với cái ác, con người sẽ không nổi giận để bảo vệ sự tồn tại của chính nghĩa hay để giữ gìn nó; trái lại, khi các thế lực chính nghĩa bị đe dọa, đàn áp và tấn công, con người chỉ tỏ thái độ phớt lờ, lảng tránh hoặc lùi bước. Tuy nhiên, khi đối mặt với các thế lực xấu xa, con người thường tỏ thái độ phục tùng, và cúi đầu và quỳ gối. Do đó, sự tức giận của con người là lối thoát cho cái ác, một sự bày tỏ của hành vi xấu xa lan tràn và không thể ngăn chặn của con người phàm tục. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời tỏ cơn thịnh nộ, tất cả các thế lực xấu ác sẽ bị ngăn chặn; mọi tội lỗi hãm hại con người sẽ bị ngăn chặn; tất cả các thế lực thù địch cản trở công tác của Đức Chúa Trời sẽ được hiện rõ, tách biệt ra và bị nguyền rủa; còn tất cả những kẻ đồng loã với Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị trừng phạt và diệt trừ tận gốc. Thay vào đó công tác của Đức Chúa Trời sẽ không có bất kỳ trở ngại nào; kế hoạch quản lý của Ngài sẽ tiếp tục từng bước phát triển theo dự kiến; những người được Đức Chúa Trời chọn sẽ không bị Sa-tan gây phiền nhiễu và lừa gạt; còn những ai theo Đức Chúa Trời sẽ được hưởng sự dẫn dắt và sự chu cấp trong môi trường bình yên và thanh thản. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một biện pháp để ngăn chặn các thế lực tà ác khỏi nhân rộng và lộng hành, và đó cũng là một biện pháp bảo vệ sự tồn tại và truyền bá của những điều công bình và tích cực, và vĩnh viễn bảo vệ chúng khỏi bị đàn áp và huỷ diệt.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 109
Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự che chở cho mọi thế lực chính nghĩa và mọi điều tốt đẹp (Các trích đoạn)
Các ngươi có thấy được thực chất của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời khi Ngài hủy diệt thành Sô-đôm không? Có điều gì khác lẫn lộn trong cơn thịnh nộ của Ngài không? Cơn thịnh nộ của Ngài có thuần túy không? Nói theo ngôn từ của con người thì cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời có thuần khiết không? Có bất kỳ mánh khóe lừa bịp nào đằng sau cơn thịnh nộ của Ngài không? Có mưu mô nào không? Có bí mật nào không nói ra được không? Ta có thể nói với các ngươi một cách nghiêm túc và trang trọng rằng: Không ai có thể hoài nghi bất cứ điều gì về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Cơn giận của Ngài là một cơn giận thuần túy, thuần khiết, và không che giấu bất kỳ mục đích hay mục tiêu gì khác. Các nguyên cớ đằng sau cơn giận của Ngài là thuần khiết, không thể chê trách và không thể bị chỉ trích. Đó là sự tỏ lộ và biểu hiện tự nhiên của thực chất thánh khiết của Ngài; đó là điều mà không tạo vật nào có được. Đây là một phần thuộc về tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời, và đó cũng là sự khác biệt rõ rệt giữa thực chất của Đấng Tạo Hóa và thực chất của tạo vật của Ngài.
Cho dù một người có nổi giận trước mặt hoặc sau lưng người khác, thì ai cũng có ý định và mục đích khác nhau cho cơn giận của họ. Có thể họ đang xây dựng uy tín của mình, hoặc có thể họ đang bảo vệ lợi ích, duy trì hình ảnh hoặc giữ thể diện của chính mình. Một số người tập kiềm chế cơn giận của mình, trong khi số khác thì hấp tấp hơn và để cơn giận bùng lên bất cứ khi nào họ muốn mà không hề cố gắng kiềm chế. Nói tóm lại, sự giận dữ của con người khởi nguồn từ tâm tính bại hoại của họ. Bất kể mục đích của cơn giận là gì thì đó cũng là điều trần tục và thuận theo tự nhiên; nó không liên quan gì đến công lý hay bất công bởi vì không có gì trong bản tính và thực chất của con người tương ứng với lẽ thật. Do đó, không thể so sánh cơn giận dữ của nhân loại bại hoại với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Không có trường hợp ngoại lệ, hành vi của một con người bị Sa-tan làm bại hoại bắt đầu với mong muốn bảo vệ sự bại hoại, và quả thực nó được thực hiện dựa trên sự bại hoại; đây là lý do tại sao cơn giận của con người không thể được đề cập ngang hàng với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, cho dù cơn giận của con người có thể hợp lý thế nào chăng nữa trên lý thuyết. Khi Đức Chúa Trời trút xuống cơn thịnh nộ của Ngài, các thế lực tà ác bị phán xét, những điều xấu xa bị tiêu diệt, trong khi những điều chính đáng và tích cực bắt đầu được hưởng sự bảo vệ và che chở của Đức Chúa Trời, và được phép tồn tại. Đức Chúa Trời trút cơn thịnh nộ của Ngài vì những điều bất công, tiêu cực và độc ác cản trở, quấy nhiễu hoặc phá hủy hoạt động bình thường và sự phát triển của những điều công chính và tích cực. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không nhằm bảo vệ địa vị và thân phận của chính Ngài, mà là để bảo vệ sự tồn tại của những điều công chính, tích cực, đẹp đẽ và tốt lành, để bảo vệ luật pháp và trật tự cho sự tồn tại bình thường của loài người. Đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nổi giận là sự tỏ lộ rất đúng đắn, tự nhiên và chân thực về tâm tính của Ngài. Không có động cơ nào đằng sau cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, cũng không có sự lừa dối hay âm mưu nào; huống hồ là những ham muốn, toan tính, độc địa, bạo lực, xấu xa hay bất cứ các đặc điểm chung nào khác của con người bại hoại. Trước khi Đức Chúa Trời trút cơn thịnh nộ, Ngài đã thấu được thực chất của mọi vấn đề một cách rõ ràng và đầy đủ, và Ngài đã đúc rút ra các khái niệm và kết luận chính xác và rõ ràng. Do đó, Ngài có mục tiêu và thái độ hết sức rõ ràng trong mọi vấn đề Ngài thực hiện. Ngài không hồ đồ; Ngài không mù quáng; Ngài không bốc đồng; Ngài không bất cẩn; và Ngài chắc chắn không phải là không có nguyên tắc. Đây là khía cạnh thực tế về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và chính nhờ khía cạnh này trong cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mà loài người mới được tồn tại bình thường. Nếu không có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời thì nhân loại sẽ rơi vào tình trạng sống bất thường; tất cả những điều công chính, đẹp đẽ và lương thiện sẽ bị hủy diệt và không còn tồn tại. Nếu không có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời thì luật lệ và quy tắc tồn tại của các tạo vật sẽ bị phá vỡ hoặc thậm chí bị lật đổ hoàn toàn. Kể từ khi tạo ra con người, Đức Chúa Trời đã luôn dùng tâm tính công chính của mình để bảo vệ và duy trì sự tồn tại bình thường của loài người. Bởi vì tâm tính công chính của Ngài chứa đựng cả cơn thịnh nộ và sự oai nghi nên tất cả những con người, sự vật, đối tượng xấu ác và tất cả những gì gây xáo trộn và làm tổn hại tới sự tồn tại bình thường của nhân loại sẽ bị trừng phạt, chế ngự và hủy diệt bởi cơn thịnh nộ của Ngài. Hàng mấy thiên niên kỷ qua, Đức Chúa Trời đã luôn dùng tâm tính công chính của mình để đánh bại và hủy diệt tất cả những quỷ dữ và tà ma chống lại Ngài và đóng vai trò là đồng phạm và tay sai cho Sa-tan trong công tác quản lý loài người của Đức Chúa Trời. Do đó, công tác cứu rỗi loài người của Đức Chúa Trời luôn đi đúng theo kế hoạch của Ngài. Điều này có nghĩa rằng, nhờ có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mà những sự nghiệp công chính nhất của con người chưa từng bị hủy diệt.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 110
Mặc dù Sa-tan tỏ ra nhân đạo, công bằng và đạo đức, nhưng thực chất của nó là độc ác và tàn bạo
Sa-tan xây dựng danh tiếng thông qua việc lừa dối mọi người, và thường tạo dựng hình tượng bản thân là người tiên phong và hình mẫu của sự công chính. Dưới vỏ bọc bảo vệ sự công chính, nó làm hại con người, nuốt chửng linh hồn con người và dùng đủ loại phương tiện để làm tê liệt, lừa dối và kích động con người. Mục tiêu của Sa-tan là khiến con người chấp thuận và làm theo hành vi xấu xa của nó, để khiến con người cùng nó chống lại thẩm quyền và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi ai đó nhìn thấu các thủ đoạn và mưu chước của nó, nhìn thấu bộ mặt đê hèn của nó, và khi ai đó không muốn tiếp tục bị nó giày xéo và lừa phỉnh hay tiếp tục làm nô lệ cho nó, hoặc không muốn bị trừng phạt và bị hủy diệt cùng với nó, thì Sa-tan sẽ thay đổi diện mạo thánh thiện trước đây và xé bỏ mặt nạ để lộ bộ mặt thật độc ác, nham hiểm, xấu xí và man rợ của mình. Nó không ưa thích việc gì hơn là tiêu diệt tất cả những ai không chịu đi theo nó và những ai chống lại các thế lực xấu xa của nó. Đến đây, Sa-tan không thể giả bộ một diện mạo đáng tin cậy, đàng hoàng được nữa; thay vào đó, bộ mặt thật xấu xí và độc ác của nó bị lộ diện dưới lốt cừu. Một khi những mưu chước của Sa-tan được đem ra ánh sáng và bộ mặt thật của nó bị phơi bày, nó sẽ nổi điên và bộc lộ sự dã man của mình. Sau việc này, mong muốn làm hại và nuốt chửng con người của nó sẽ chỉ càng mãnh liệt hơn. Điều này là bởi nó điên cuồng khi con người tỉnh ngộ ra; và nó ngày càng thù ghét sục sôi con người vì khát vọng của họ là mong cầu tự do, sự sáng và thoát khỏi nhà tù của nó. Cơn cuồng nộ của Sa-tan là nhằm bảo vệ và duy trì sự xấu xa của nó, và đó cũng là một sự tỏ lộ chân thực về bản tính độc ác của nó.
Hành vi của Sa-tan phơi bày bản tính xấu xa của nó trong mọi việc. Trong tất cả các hành vi xấu xa mà Sa-tan đã thực hiện đối với con người – từ những nỗ lực ban đầu để lừa con người đi theo nó cho tới việc lợi dụng con người, mà qua đó đã lôi kéo họ vào những việc xấu ác, cho tới sự thù ghét loài người của nó sau khi bộ mặt thực sự của nó đã bị vạch trần và sau khi con người đã nhận ra và ruồng bỏ nó – không một hành động gì trên đây mà không thể vạch trần thực chất độc ác của Sa-tan; cũng như không thể chứng minh rằng Sa-tan chẳng liên quan gì đến những điều tốt đẹp, và rằng Sa-tan là nguồn gốc của mọi điều ác. Mỗi một hành động của nó đều nhằm bảo vệ cái ác, duy trì những hành vi xấu xa của nó, chống lại những điều công bình và tích cực, phá vỡ luật lệ và quy tắc tồn tại thông thường của loài người. Những hành động này đều thù địch Đức Chúa Trời, và chúng sẽ bị cơn thịnh nộ của Ngài hủy diệt. Mặc dù Sa-tan cũng có cơn giận dữ của nó, nhưng cơn giận của nó chỉ là một cách bộc lộ bản tính xấu xa của nó. Lý do Sa-tan bực tức và nổi giận là: những thủ đoạn bí mật của nó đã bị phơi bày; mưu chước của nó không dễ dàng thực hiện; tham vọng và khao khát điên cuồng muốn thay thế Đức Chúa Trời và chiếm lấy vị trí Đức Chúa Trời của nó đã bị hạ gục và ngăn chặn; mục tiêu thống trị toàn bộ nhân loại của nó giờ đã trở thành hư vô và không bao giờ có thể đạt được. Chính việc Đức Chúa Trời nhiều lần bộc lộ cơn thịnh nộ của Ngài đã ngăn mưu chước của Sa-tan trở thành hiện thực và ngăn chặn sự xấu xa của nó lây lan và lộng hành. Vì lý do này, Sa-tan vừa căm ghét vừa kinh sợ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Mỗi khi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng xuống, nó không chỉ vạch trần bộ mặt thật đê hèn của Sa-tan mà còn phơi bày những khao khát xấu xa của nó dưới ánh sáng; và đồng thời, các nguyên nhân dẫn tới cơn cuồng loạn của Sa-tan trước loài người cũng hoàn toàn được phơi bày. Cơn cuồng loạn bùng phát của Sa-tan là một sự tỏ lộ đích thực về bản tính xấu xa của nó, và là sự vạch trần các âm mưu của nó. Tất nhiên, mỗi lần Sa-tan nổi giận, điều này truyền báo sự hủy diệt của những điều xấu xa, sự bảo vệ và duy trì của những điều tích cực, và nó cũng truyền báo một thực tế rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời không thể bị xúc phạm!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 111
Con người không được dựa trên kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình để hiểu về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời
Khi phải đối mặt với sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, ngươi có nói rằng những lời của Ngài đã bị pha tạp? Ngươi có nói rằng có điều gì đó ẩn đằng sau cơn giận dữ của Đức Chúa Trời, và rằng cơn thịnh nộ của Ngài đã bị pha tạp? Ngươi có phỉ báng Đức Chúa Trời, nói rằng tâm tính của Ngài không nhất thiết là hoàn toàn công chính? Khi đối phó với từng hành động của Đức Chúa Trời, ngươi trước hết phải thấu suốt rằng tâm tính công chính của Ngài không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác, và tâm tính đó là thánh khiết và hoàn hảo. Những hành động này bao gồm sự đánh gục, sự trừng phạt và sự hủy diệt loài người của Đức Chúa Trời. Không có ngoại lệ, mỗi một hành động của Đức Chúa Trời đều được thực hiện đúng theo kế hoạch và tâm tính vốn có của Ngài, và không bao hàm chút nào của kiến thức, truyền thống và triết lý của loài người. Mỗi một hành động của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ của tâm tính và thực chất của Ngài, không liên quan gì đến bất kỳ thứ gì thuộc về nhân loại sa ngã. Trong quan niệm của con người, chỉ có tình thương, lòng nhân từ và sự khoan dung của Đức Chúa Trời đối với nhân loại là hoàn hảo, không bị pha tạp, và thánh khiết. Tuy nhiên, không ai hiểu rằng cơn giận dữ và cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời cũng thuần khiết như thế; hơn nữa, không ai đặt những câu hỏi như là tại sao Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm nào, hay tại sao cơn giận dữ của Ngài lại dữ dội đến vậy. Trái lại, một số người nhầm lẫn cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự nóng nảy, giống như sự nóng nảy của nhân loại sa ngã; một số lầm tưởng sự giận dữ của Đức Chúa Trời là cơn nóng giận của nhân loại sa ngã. Họ thậm chí còn lầm tưởng rằng cơn giận dữ của Đức Chúa Trời giống như sự tỏ lộ tự nhiên tâm tính sa ngã của loài người, và rằng Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài cũng giống như sự giận dữ của con người sa ngã khi họ gặp phải tình huống không vui vẻ, họ còn tin rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ tâm trạng của Ngài. Sau sự thông công này, Ta hy vọng rằng mỗi người trong các ngươi sẽ không còn bất kỳ quan niệm sai lạc, tưởng tượng hay sự suy đoán nào về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Ta hy vọng rằng sau khi nghe những lời của Ta, các ngươi có thể có một sự thừa nhận chân thật trong lòng mình về cơn thịnh nộ của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, rằng các ngươi có thể gạt bỏ mọi hiểu lầm trước đây về cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và rằng các ngươi có thể thay đổi niềm tin và quan điểm lệch lạc của chính mình về thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ta hy vọng rằng các ngươi sẽ có một định nghĩa chính xác về tâm tính của Đức Chúa Trời trong lòng, rằng các ngươi sẽ không còn nghi ngờ gì về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và rằng các ngươi sẽ không áp đặt bất kỳ lý luận và hình dung nào của loài người lên tâm tính đích thực của Đức Chúa Trời. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là thực chất thực sự của chính Ngài. Nó không phải thứ do con người viết nên hay uốn nắn thành. Tâm tính công chính của Ngài là tâm tính công chính của Ngài và nó không có mối liên quan hay liên hệ đến bất kỳ điều gì trong tạo hóa. Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không bao giờ trở thành một phần của tạo hóa, và ngay cả khi Ngài trở thành một thành viên trong các loài thọ tạo thì tâm tính và thực chất vốn có của Ngài cũng sẽ không thay đổi. Do đó, hiểu về Đức Chúa Trời không giống như hiểu về một sự vật; không giống như phân tích về một sự việc, và cũng không giống như hiểu một con người. Nếu con người áp dụng khái niệm và phương pháp để biết về một sự vật hay hiểu về một con người của mình để hiểu về Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ không bao giờ lĩnh hội được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Việc biết đến Đức Chúa Trời không thể dựa vào kinh nghiệm hay trí tưởng tượng, do đó, ngươi không bao giờ được áp đặt những kinh nghiệm hoặc trí tưởng tượng của mình lên Đức Chúa Trời; cho dù kinh nghiệm và trí tưởng tượng của ngươi có phong phú đến mức nào thì chúng vẫn còn hạn chế. Hơn thế nữa, trí tưởng tượng của ngươi không tương ứng với sự thật, và lại càng không tương ứng với lẽ thật, và nó không tương thích với tâm tính và thực chất đích thực của Đức Chúa Trời. Ngươi sẽ không bao giờ thành công nếu ngươi dựa vào trí tưởng tượng của mình để hiểu về thực chất của Đức Chúa Trời. Cách duy nhất là: hãy chấp nhận tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, sau đó dần dần trải nghiệm và thấu hiểu. Bởi sự hợp tác và khao khát tìm kiếm lẽ thật của ngươi, sẽ có một ngày Đức Chúa Trời sẽ soi sáng để ngươi thực sự hiểu và biết tới Ngài.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 112
Nhân loại được Đức Chúa Trời ban cho lòng nhân từ và sự bao dung vì đã chân thành hối cải (Các trích đoạn)
Lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã đến được với dân thành Ni-ni-ve
Chúng ta hãy đọc đoạn trích thứ hai, thuộc chương ba trong sách Giô-na: “Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống!”. Đây là những lời mà Đức Chúa Trời trực tiếp truyền lại cho Giô-na để nói với dân thành Ni-ni-ve. Vì vậy, theo lẽ tất nhiên, đó cũng là những lời mà Đức Giê-hô-va muốn nói với dân thành Ni-ni-ve. Những lời này nói với dân chúng rằng Đức Chúa Trời đã bắt đầu ghê tởm và khinh ghét người dân trong thành vì Ngài đã chứng kiến sự gian ác của họ, và vì thế, Ngài muốn hủy diệt thành phố này. Tuy nhiên, trước khi Đức Chúa Trời hủy diệt thành này, Ngài đưa ra cảnh báo cho dân chúng Ni-ni-ve, và Ngài đồng thời cho họ cơ hội ăn năn hối cải về sự gian ác của mình và bắt đầu lại từ đầu. Cơ hội này sẽ kéo dài bốn mươi ngày không hơn không kém. Nói cách khác, nếu người dân trong thành không ăn năn, thừa nhận tội lỗi của họ và phủ phục trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong vòng bốn mươi ngày, Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thành phố như Ngài đã làm với thành Sô-đôm. Đây là những gì Đức Giê-hô-va muốn nói với người dân thành Ni-ni-ve. Rõ ràng, đây không phải là lời tuyên bố đơn giản. Tuyên bố này không chỉ truyền đạt sự tức giận của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, mà còn thể hiện thái độ của Ngài đối với dân chúng Ni-ni-ve; đồng thời cũng là một cảnh báo nghiêm túc cho những người sống trong thành. Lời cảnh báo này cho họ biết những hành động gian ác của họ đã khiến Giê-hô-va Đức Chúa Trời khinh ghét, và rằng chúng sẽ sớm đưa chính họ đến bờ vực của sự diệt vong. Chính vì vậy, cuộc sống của cư dân thành Ni-ni-ve sắp rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Sự khác biệt rõ rệt về phản ứng của thành Ni-ni-ve và thành Sô-đôm trước lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời
Bị đạp đổ có nghĩa là gì? Theo từ ngữ thông thường, nó có nghĩa là không còn tồn tại nữa. Nhưng theo cách nào? Ai có thể đạp đổ cả một thành phố? Tất nhiên, con người không thể thực hiện một hành động như vậy. Dân thành Ni-ni-ve không ngu ngốc; ngay khi nghe được lời tuyên bố này, họ đã hiểu ý. Họ biết rằng tuyên bố này đến từ Đức Chúa Trời; họ biết rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện công tác của Ngài; họ biết rằng sự gian ác của họ đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Ngài sẽ trút giận lên họ, để họ sớm bị hủy diệt cùng với thành phố của mình. Người dân trong thành đã phản ứng thế nào sau khi nghe lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Kinh Thánh mô tả chi tiết cụ thể cách những người này phản ứng, từ nhà vua đến dân thường. Những lời sau đây được ghi lại trong Kinh Thánh: “Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình…” (Giô-na 3:5-9).
Sau khi nghe lời tuyên bố của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, dân chúng Ni-ni-ve đã bày tỏ một thái độ hoàn toàn trái ngược với những gì dân chúng thành Sô-đôm đã làm – dân thành Sô-đôm đã công khai chống lại Đức Chúa Trời, tiếp tục làm hết điều ác này tới điều ác khác, nhưng sau khi nghe những lời này, dân thành Ni-ni-ve không phớt lờ vấn đề hay kháng cự; thay vào đó họ tin vào Đức Chúa Trời và bắt đầu kiêng ăn. Từ “tin” ở đây có nghĩa là gì? Bản thân từ này cho thấy đức tin và sự quy phục. Nếu chúng ta giải thích từ này bằng những hành động thực tế của người dân thành Ni-ni-ve, thì nó có nghĩa rằng họ tin Đức Chúa Trời có thể và sẽ làm những gì Ngài nói, và rằng họ sẵn sàng ăn năn. Liệu có phải người dân Ni-ni-ve cảm thấy sợ hãi trước thảm họa sắp xảy ra? Chính niềm tin của họ đã gieo nỗi sợ hãi vào trong lòng họ. Vậy, chúng ta có thể chứng minh niềm tin và nỗi sợ hãi của dân thành Ni-ni-ve bằng điều gì? Đúng như Kinh Thánh đã nói: “…rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ”. Điều này nói lên rằng dân Ni-ni-ve thực sự tin, và từ niềm tin này mà họ có nỗi sợ hãi, sau đó dẫn đến việc họ kiêng ăn và mặc bao gai. Đây là cách họ thể hiện rằng họ đã bắt đầu ăn năn. Trái ngược hoàn toàn với dân Sô-đôm, dân chúng Ni-ni-ve không những không chống lại Đức Chúa Trời, họ còn thể hiện rõ sự ăn năn qua hành vi và hành động của mình. Tất nhiên, đây là điều mọi người dân thành Ni-ni-ve đều làm, không chỉ dân thường – mà nhà vua cũng không ngoại lệ.
Sự ăn năn của vua Ni-ni-ve đã được Giê-hô-va Đức Chúa Trời khen ngợi
Khi nghe tin này, vua Ni-ni-ve đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào của mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Sau đó, vua truyền lệnh cho dân trong thành dù bất kỳ ai cũng không được ăn gì hết, và gia súc, bò hay cừu sẽ không được gặm cỏ hay uống nước. Con người và vật nuôi đều phải quấn bao gai; mọi người đều chân thành cầu xin Đức Chúa Trời. Vua còn ra lệnh rằng mỗi người dân phải rũ bỏ cái ác và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Xét từ loạt hành động này, vua Ni-ni-ve đã thể hiện sự sám hối chân thực trong lòng mình. Loạt những hành động của nhà vua – đứng dậy từ ngai vàng, trút bỏ áo bào, mặc bao gai và ngồi trong tro – cho người ta thấy rằng vua Ni-ni-ve đã gạt thân phận hoàng gia của mình sang một bên và mặc bao gai giống như những người dân thường. Điều này nói lên rằng vua Ni-ni-ve không chiếm giữ ngai vàng của mình để tiếp tục con đường xấu ác hay gây ra bạo lực sau khi nghe được lời cảnh báo từ Đức Giê-hô-va; thay vào đó, nhà vua đã gạt quyền lực đang nắm giữ sang một bên và ăn năn trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Tại thời điểm này, vua Ni-ni-ve không ăn năn như thân phận một vị vua; ông đã đến trước Đức Chúa Trời để xưng tội và ăn năn hối lỗi như một bầy tôi bình thường của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, vua cũng ra lệnh cho cả thành phố xưng tội và ăn năn hối lỗi trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời giống như mình; ngoài ra, nhà vua còn có một kế hoạch cụ thể về việc ăn năn hối cải, như Kinh Thánh đã ghi lại: “Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước… Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình”. Là người cai trị thành phố, vua Ni-ni-ve sở hữu địa vị và quyền lực tối cao, và có thể làm bất cứ điều gì ông muốn. Trước lời cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nhà vua đã có thể phớt lờ vấn đề hoặc chỉ đơn giản là tự ăn năn và thú nhận tội lỗi của mình; còn việc người dân trong thành có lựa chọn hối cải hay không, nhà vua hoàn toàn đã có thể phớt lờ. Tuy nhiên, vua Ni-ni-ve đã không hề làm như thế. Không chỉ đứng dậy khỏi ngai vàng, mặc bao gai và ngồi trong tro, xưng tội và ăn năn về tội lỗi của mình trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời, nhà vua còn ra lệnh cho tất cả dân thành và gia súc trong thành làm điều tương tự. Nhà vua thậm chí còn ra lệnh cho người dân “ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời”. Qua những hành động này, vua Ni-ni-ve thực sự đã làm được những điều mà đấng cai trị nên làm. Loạt hành động của nhà vua là những điều bất kỳ vị vua nào trong lịch sử loài người cũng khó có thể làm được, và thật ra, đã không có vị vua nào khác đạt được điều này. Những hành động này có thể được gọi là những điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người; xứng đáng được cả nhân loại tưởng nhớ và học theo. Kể từ buổi bình minh của loài người, mọi vị vua đều dẫn dắt thần dân của mình phản kháng và chống lại Đức Chúa Trời. Chưa ai từng dẫn các thần dân của mình đến cầu xin Đức Chúa Trời để được cứu rỗi khỏi sự gian ác của họ, để nhận được sự khoan dung của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và tránh sự trừng phạt sắp xảy ra. Tuy nhiên, vua Ni-ni-ve đã có thể dẫn dắt các thần dân của mình đi theo Đức Chúa Trời, bỏ lại cái xấu của mọi người đằng sau và rũ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Hơn nữa, nhà vua cũng đã gạt được ngai vàng sang một bên, và nhờ vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã đổi ý và cảm thấy hối tiếc, đã rút lại cơn thịnh nộ của Ngài và cho phép người dân trong thành phố sống sót và không hủy diệt họ. Những hành động của nhà vua chỉ có thể được gọi là một phép lạ hiếm có trong lịch sử loài người; thậm chí có thể được coi là hình mẫu cho sự ăn năn hối cải và xưng nhận tội lỗi trước Đức Chúa Trời của nhân loại sa ngã.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 113
Giô-na 3 Lại có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi. Vậy Giô-na chờ dậy và đi đến Ni-ni-ve, theo lịnh của Ðức Giê-hô-va. Vả, Ni-ni-ve là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường. Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống! Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Ðức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.
Đức Chúa Trời nhìn thấy sự hối cải chân thành trong sâu thẳm trái tim người dân thành Ni-ni-ve
Sau khi nghe lời tuyên bố của Đức Chúa Trời, vua Ni-ni-ve và các thần dân đã thực hiện một loạt các hành động. Bản chất của các hành động này và những hành vi của họ là gì? Nói cách khác, thực chất của toàn bộ cách hành xử của họ là gì? Tại sao họ làm những điều đó? Trong mắt của Đức Chúa Trời, họ đã thực sự ăn năn hối cải, không chỉ vì họ đã tha thiết cầu xin Đức Chúa Trời và thú nhận tội lỗi của mình trước Đức Chúa Trời, mà còn vì họ đã từ bỏ hành vi xấu xa của mình. Họ đã hành động như thế bởi vì sau khi nghe những lời của Đức Chúa Trời, họ vô cùng sợ hãi và tin rằng Ngài sẽ làm như Ngài nói. Bằng cách nhịn ăn, mặc bao gai và ngồi trong tro, họ muốn bày tỏ sự sẵn lòng thay đổi và tránh xa sự gian ác, họ đã cầu nguyện xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời kiềm chế cơn giận, cầu xin Ngài rút lại quyết định của mình cũng như thảm họa sắp ập đến với họ. Phân tích tất cả các hành vi của họ, chúng ta có thể thấy họ đã hiểu rằng những hành động xấu xa trước đây của họ bị Đức Giê-hô-va khinh ghét và họ hiểu lý do tại sao Ngài sẽ sớm hủy diệt họ. Vì những lý do này mà họ đều muốn ăn năn hối cải hoàn toàn, tránh xa con đường xấu ác của họ và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Nói cách khác, một khi họ biết về tuyên bố của Giê-hô-va Đức Chúa Trời thì mỗi người trong số họ đều cảm thấy sợ hãi trong lòng; họ không còn tiếp tục hành vi xấu xa của mình và cũng không tiếp tục thực hiện những hành vi bị Giê-hô-va Đức Chúa Trời khinh ghét. Ngoài ra, họ cầu xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời tha thứ cho những tội lỗi trong quá khứ của mình và không đối xử với họ dựa trên những hành động trong quá khứ. Họ sẵn sàng không bao giờ quay lại con đường gian ác và làm theo lời chỉ dạy của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, chỉ để có thể không bao giờ làm Giê-hô-va Đức Chúa Trời nổi giận nữa. Sự ăn năn của họ rất sâu sắc và chân thành. Nó đến từ sâu thẳm đáy lòng của họ và không hề giả tạo, cũng không phải là nhất thời.
Một khi hết thảy dân chúng thành Ni-ni-ve, từ vua đến dân thường, biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nổi giận với họ, thì Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy rõ ràng và minh bạch mỗi một hành động tiếp theo của họ và toàn bộ hành vi của họ, cũng như mỗi một quyết định và lựa chọn mà họ đưa ra. Lòng Đức Chúa Trời đã lay động trước thái độ của họ. Tâm trạng Đức Chúa Trời lúc đó ra sao? Kinh Thánh có thể trả lời câu hỏi đó cho ngươi. Những lời sau đây được ghi lại trong Kinh Thánh: “Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó” (Giô-na 3:10). Mặc dù Đức Chúa Trời đã đổi ý, tâm trạng của Ngài không hề phức tạp. Đơn giản là Ngài chuyển từ việc thể hiện cơn giận dữ sang nguôi ngoai cơn giận, và sau đó quyết định không giáng thảm họa lên thành Ni-ni-ve. Lý do Đức Chúa Trời nhanh chóng quyết định – không giáng thảm hoạ lên thành Ni-ni-ve – là vì Ngài đã quan sát thấy tấm lòng của mỗi người dân ở thành Ni-ni-ve. Ngài đã nhìn thấy những điều sâu thẳm trong lòng họ: sự ăn năn chân thành và sự xưng nhận tội lỗi của họ, niềm tin chân thành của họ với Ngài, ý thức sâu sắc về việc những hành động xấu xa của họ đã gây phẫn nộ như thế nào tới tâm tính của Ngài và hậu quả là sự sợ hãi trước hình phạt của Giê-hô-va Đức Chúa Trời lơ lửng trên đầu. Đồng thời, Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng đã nghe thấy những lời cầu nguyện từ sâu thẳm trái tim họ cầu xin Ngài chấm dứt cơn giận để họ có thể tránh được thảm họa này. Khi Đức Chúa Trời quan sát thấy tất cả những sự thật này, cơn giận của Ngài đã dần dần biến mất. Bất kể trước đây cơn thịnh nộ của Ngài đã dữ dội đến mức nào, khi Ngài nhìn thấy sự ăn năn hối cải chân thành trong sâu thẳm trái tim của những người này, lòng Ngài cảm động, và vì vậy, Ngài không đang tâm giáng thảm họa lên đầu họ, và Ngài đã không còn tức giận họ. Thay vào đó, Ngài tiếp tục mở rộng lòng nhân từ và khoan dung đến họ, và tiếp tục chỉ dẫn và chu cấp cho họ.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 114
Giô-na 3 Lại có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi. Vậy Giô-na chờ dậy và đi đến Ni-ni-ve, theo lịnh của Ðức Giê-hô-va. Vả, Ni-ni-ve là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường. Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống! Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Ðức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.
Nếu niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời là thật, ngươi sẽ thường xuyên được Ngài che chở
Việc Đức Chúa Trời thay đổi ý định của Ngài đối với người dân Ni-ni-ve không hề chứa sự do dự hay bất cứ điều gì mập mờ hay mơ hồ. Thay vào đó, nó là sự chuyển đổi từ giận dữ thuần túy sang khoan dung thuần túy. Đây là sự tỏ lộ thật sự về thực chất của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ chần chừ hay do dự trong hành động của mình; các nguyên tắc và mục đích đằng sau những hành động của Ngài đều rõ ràng và minh bạch, thuần khiết và hoàn hảo, hoàn toàn không có âm mưu hay toan tính nào pha lẫn trong đó. Nói cách khác, thực chất của Đức Chúa Trời không chứa chấp bóng tối hay sự xấu ác. Đức Chúa Trời nổi giận với dân Ni-ni-ve là bởi vì Ngài đã nhận thấy những hành động gian ác của họ; tại thời điểm đó, sự tức giận của Ngài bắt nguồn từ thực chất của Ngài. Tuy nhiên, khi cơn giận dữ của Đức Chúa Trời tan biến và một lần nữa Ngài ban cho dân Ni-ni-ve sự khoan dung, thì tất cả những gì Ngài bộc lộ vẫn là thực chất của riêng Ngài. Toàn bộ sự thay đổi này là do sự thay đổi trong thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời. Trong toàn bộ khoảng thời gian này, tâm tính không thể bị xúc phạm của Đức Chúa Trời không thay đổi; thực chất khoan dung của Đức Chúa Trời không thay đổi; và thực chất yêu thương và nhân từ của Đức Chúa Trời không thay đổi. Khi con người thực hiện hành vi gian ác và xúc phạm Đức Chúa Trời, Ngài sẽ trút giận lên họ. Khi con người thực sự ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ mềm lòng và cơn giận của Ngài sẽ lắng xuống. Khi con người tiếp tục ngoan cố chống lại Đức Chúa Trời, cơn giận dữ của Ngài sẽ không nguôi; và cơn thịnh nộ của Ngài sẽ đè nén họ từng chút một cho đến khi họ bị hủy diệt. Đây là thực chất của tâm tính Đức Chúa Trời. Bất kể Đức Chúa Trời có đang biểu lộ cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ và thương xót, thì hành vi, cử chỉ và thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời trong sâu thẳm trái tim họ mới quyết định những gì được bày tỏ qua sự tỏ lộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời liên tục phẫn nộ với một người, thì tâm người này chắc chắn chống lại Đức Chúa Trời. Bởi vì người này chưa bao giờ thực sự ăn năn, cúi đầu trước Đức Chúa Trời hoặc có niềm tin thực sự vào Đức Chúa Trời, nên họ chưa bao giờ nhận được sự thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời. Nếu một người thường xuyên nhận được sự quan tâm, thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời, thì người này chắc chắn có niềm tin thực sự vào Đức Chúa Trời, và lòng họ không chống lại Đức Chúa Trời. Người này thường thực sự ăn năn trước Đức Chúa Trời; do đó, ngay cả khi Đức Chúa Trời thường sửa dạy, Ngài sẽ không nổi cơn thịnh nộ với người đó.
Câu chuyện kể ngắn gọn ở trên cho phép con người nhìn thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời, để thấy tính thực tế trong thực chất của Ngài, để thấy rằng sự giận dữ của Đức Chúa Trời và sự thay đổi trong lòng Ngài không phải là vô cớ. Mặc cho sự đối lập hoàn toàn Đức Chúa Trời thể hiện giữa khi Ngài nổi giận và khi Ngài mềm lòng, điều khiến loài người tin rằng dường như có một khoảng cách rất lớn hoặc một sự đối lập mạnh mẽ giữa hai khía cạnh thuộc thực chất của Đức Chúa Trời – sự tức giận của Ngài và sự khoan dung của Ngài – một lần nữa, thái độ của Đức Chúa Trời đối với sự ăn năn của dân thành Ni-ni-ve cho phép loài người nhìn thấy một khía cạnh khác trong tâm tính thật của Đức Chúa Trời. Sự mềm lòng của Đức Chúa Trời cho phép nhân loại một lần nữa nhìn thấy tính chân thật về lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời, và thấy được sự tỏ lộ thực sự về thực chất của Đức Chúa Trời. Nhân loại phải thừa nhận rằng lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời không phải là những điều huyền bí, cũng chẳng phải là bịa đặt. Điều này là do cảm xúc của Đức Chúa Trời tại thời điểm đó là thật; việc Đức Chúa Trời mềm lòng là thật; Đức Chúa Trời đã thực sự ban cho nhân loại lòng nhân từ và sự khoan dung của Ngài một lần nữa.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 115
Giô-na 3 Lại có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng Giô-na lần thứ hai mà rằng: Ngươi khá trỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và rao cho nó lời ta đã dạy cho ngươi. Vậy Giô-na chờ dậy và đi đến Ni-ni-ve, theo lịnh của Ðức Giê-hô-va. Vả, Ni-ni-ve là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường. Giô-na khởi đầu vào trong thành đi một ngày, thì rao giảng và nói rằng: Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị đổ xuống! Dân thành Ni-ni-ve tin Ðức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ. Tin ấy đồn đến vua Ni-ni-ve, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. Ðoạn vua truyền lịnh nầy ra trong thành Ni-ni-ve, như là lời dụ của vua cùng của các kẻ tôn trưởng: Không luận người ta hay là thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chi hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước; nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Ðức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Ðức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Ðức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Ðức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.
Sự ăn năn thật sự trong lòng của dân thành Ni-ni-ve đã giúp họ được Đức Chúa Trời ban sự nhân từ và giúp họ thay đổi kết cục của chính mình
Có mâu thuẫn nào giữa sự mềm lòng của Đức Chúa Trời và cơn thịnh nộ của Ngài không? Tất nhiên là không! Bởi vì sự khoan dung của Đức Chúa Trời tại thời điểm cụ thể đó là có lý do của nó. Lý do này có thể là gì? Điều đó đã được viết trong Kinh Thánh: “Mỗi người đều quay lưng lại với con đường xấu ác của mình” và “từ bỏ bạo lực khỏi tay mình”.
“Con đường xấu ác” này không phải nói đến một vài hành động độc ác, mà là nguồn gốc xấu ác đằng sau hành vi của con người. “Quay lưng lại với con đường xấu ác của mình” có nghĩa là những người đó sẽ không bao giờ thực hiện những hành động này nữa. Nói cách khác, họ sẽ không bao giờ cư xử theo cách xấu xa này nữa; phương pháp, nguồn gốc, mục đích, ý định và nguyên tắc hành động của họ đều đã thay đổi; họ sẽ không bao giờ sử dụng những phương pháp và nguyên tắc đó để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho lòng mình nữa. Từ “từ bỏ” trong “từ bỏ bạo lực khỏi tay mình” có nghĩa là đặt xuống hoặc gạt sang một bên, hoàn toàn rũ bỏ quá khứ và không bao giờ quay trở lại. Khi dân Ni-ni-ve từ bỏ bạo lực khỏi tay họ, điều này đã chứng minh cũng như đại diện cho sự ăn năn thực sự của họ. Đức Chúa Trời quan sát mọi người từ bên ngoài cũng như trong lòng họ. Khi Đức Chúa Trời quan sát sự ăn năn thực sự trong lòng người dân Ni-ni-ve mà không nghi ngờ gì và cũng nhận thấy rằng họ đã rời bỏ con đường xấu xa của mình và từ bỏ bạo lực khỏi tay họ, Ngài đã mềm lòng. Điều này nói lên rằng cách ứng xử và những hành vi của những người này cùng nhiều cách làm khác nhau của họ, cũng như sự thú nhận và ăn năn tội lỗi thực sự trong lòng họ đã khiến Đức Chúa Trời mềm lòng, thay đổi ý định của mình, rút lại quyết định của mình và không trừng phạt hoặc hủy diệt dân thành Ni-ni-ve. Do đó, dân Ni-ni-ve có được một kết cục khác cho chính mình. Họ đã giữ được mạng sống của mình và đồng thời được Đức Chúa Trời ban cho lòng nhân từ và sự khoan dung, đến lúc đó Đức Chúa Trời cũng rút lại cơn thịnh nộ của mình.
Sự nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời không hiếm hoi – Sự sám hối đích thực của con người mới hạn hữu
Bất kể Đức Chúa Trời đã tức giận như thế nào với người dân thành Ni-ni-ve, ngay khi họ tuyên bố nhịn ăn và mặc bao gai cùng ngồi trong tro, lòng Ngài bắt đầu dịu lại, và Ngài bắt đầu đổi ý. Khi Ngài tuyên bố với họ rằng Ngài sẽ phá hủy thành của họ – trong khoảnh khắc trước khi họ xưng tội và sám hối về tội lỗi của mình – Đức Chúa Trời vẫn giận dữ với họ. Một khi họ đã thực hiện một loạt các hành động ăn năn, cơn giận dữ của Đức Chúa Trời với người dân của Ni-ni-ve dần dần chuyển thành lòng nhân từ và sự khoan dung với họ. Không có gì mâu thuẫn trong việc Đức Chúa Trời đồng thời thể hiện hai khía cạnh này của tâm tính của Ngài trong cùng một sự việc. Vậy, con người nên hiểu biết về sự không mâu thuẫn này như thế nào? Đức Chúa Trời đã thể hiện và tỏ lộ lần lượt hai bản chất đối lập này khi người dân thành Ni-ni-ve hối cải, cho phép họ thấy được sự thực tế và tính không thể bị xúc phạm trong thực chất của Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng thái độ của Ngài để nói cho người dân rằng: Không phải Đức Chúa Trời không khoan dung với con người, hay không phải Ngài không muốn rủ lòng nhân từ với họ; mà chính là họ hiếm khi thực sự hối cải trước Đức Chúa Trời, và người ta hiếm khi thực sự rời bỏ con đường xấu ác của họ và buông bỏ bạo lực khỏi tay mình. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời tức giận với con người, Ngài hy vọng rằng con người có thể thực sự ăn năn và thực tình Ngài hy vọng thấy được sự ăn năn đích thực của con người, khi đó Ngài sẽ hào phóng ban cho họ lòng nhân từ và sự khoan dung. Điều này nói lên rằng cách hành xử xấu ác của con người dẫn đến cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, trong khi đó Ngài ban lòng nhân từ và khoan dung cho những người lắng nghe và thực sự ăn năn trước Ngài, cho những người có thể rời khỏi con đường xấu ác của họ và từ bỏ bạo lực khỏi tay mình. Thái độ của Đức Chúa Trời bộc lộ rất rõ ràng qua cách Ngài đối xử với người dân thành Ni-ni-ve: hoàn toàn không khó để nhận được lòng nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời; và điều Ngài cần là sự ăn năn thực sự của một người. Miễn sao con người rời khỏi con đường xấu ác của họ và buông bỏ bạo lực trong tay, Đức Chúa Trời sẽ hồi tâm chuyển ý và thay đổi thái độ của Ngài đối với họ.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 116
Tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa là chân thực và sinh động
Khi tấm lòng Đức Chúa Trời lay động trước dân thành Ni-ni-ve, liệu có phải lòng nhân từ và sự khoan dung của ngài là một tấm bình phong giả dối hay không? Tất nhiên là không! Thế thì sự chuyển biến giữa hai khía cạnh này trong tâm tính của Đức Chúa Trời trong cùng một vấn đề cho thấy điều gì? Tâm tính của Đức Chúa Trời là một thể hoàn chỉnh, không hề chia tách. Cho dù Ngài đang bày tỏ sự giận dữ hay lòng nhân từ và khoan dung đối với con người, đây đều là những sự thể hiện của tâm tính công chính của Ngài. Tâm tính của Đức Chúa Trời là sống động và rõ ràng một cách sinh động, và Ngài thay đổi suy nghĩ và thái độ của Ngài theo diễn tiến của sự vật. Sự chuyển đổi trong thái độ của Ngài đối với người dân thành Ni-ni-ve cho loài người biết rằng Ngài có những suy nghĩ và ý niệm riêng của Ngài; Ngài không phải là một người máy hay một bức tượng bằng đất sét, mà Ngài chính là Đức Chúa Trời hằng sống. Ngài có thể giận dữ với dân thành Ni-ni-ve, cũng như Ngài có thể tha thứ cho quá khứ của họ tùy theo thái độ của họ. Ngài có thể quyết định giáng họa lên dân thành Ni-ni-ve, và Ngài cũng có thể thay đổi quyết định vì sự ăn năn sám hối của họ. Con người thích áp dụng một cách máy móc các phép tắc và họ thích dùng phép tắc để quy định và định nghĩa Đức Chúa Trời, cũng như việc họ thích dùng công thức để tìm hiểu tâm tính của Đức Chúa Trời. Do đó, trong giới hạn suy nghĩ của con người thì Đức Chúa Trời không nghĩ ngợi, và Ngài cũng không có bất cứ ý tưởng thiết yếu nào. Nhưng trên sự thật, suy nghĩ của Đức Chúa Trời liên tục chuyển đổi theo những thay đổi của sự vật và môi trường. Trong lúc những suy nghĩ này chuyển biến thì những khía cạnh khác nhau trong thực chất của Đức Chúa Trời sẽ được tỏ lộ. Trong quá trình chuyển đổi này, tại chính khoảnh khắc Đức Chúa Trời thay đổi ý định, những gì Ngài tỏ ra cho nhân loại thấy là sự tồn tại chân thật của Ngài, và rằng tâm tính công chính của Ngài thì đầy sức sống năng động. Đồng thời, Đức Chúa Trời dùng sự mặc khải đích thực của riêng Ngài để chứng minh cho nhân loại thấy sự thật về sự tồn tại của cơn thịnh nộ, lòng nhân từ, lòng thuơng xót và lòng khoan dung của Ngài. Thực chất của Ngài sẽ được tỏ ra bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu tùy theo diễn biến phát triển của mọi sự. Ngài sở hữu cơn thịnh nộ của chúa sơn lâm và lòng khoan dung và nhân từ của một người mẹ. Bất cứ ai cũng không được phép chất vấn, xâm phạm, sửa đổi hay xuyên tạc tâm tính công chính của Ngài. Trong mọi sự việc và đối với mọi vật, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, tức là cơn thịnh nộ và lòng khoan dung của Ngài, có thể bộc lộ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Ngài mạnh mẽ bày tỏ những khía cạnh này ở mọi ngóc ngách trong toàn tạo hóa và quyết liệt thể hiện chúng trong mọi khoảnh khắc trôi qua. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian; hay nói cách khác, tâm tính công chính của Ngài không được thể hiện hay tỏ lộ một cách máy móc theo sự hạn chế về thời gian hoặc không gian, mà thay vào đó là một sự thoải mái hoàn toàn ở mọi nơi và mọi lúc. Khi ngươi thấy Đức Chúa Trời mềm lòng và thôi trút cơn thịnh nộ của Ngài đồng thời kiềm lại việc hủy diệt thành Ni-ni-ve, ngươi có thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ có lòng yêu thương và lòng nhân từ hay không? Ngươi có thể nói rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chứa đựng những lời sáo rỗng hay không? Khi Đức Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ sôi sục và rút lại sự thương xót của Ngài, ngươi có thể nói rằng Ngài không dành tình yêu thương thực sự đối với con người không? Đức Chúa Trời bày tỏ cơn thịnh nộ dữ dội để đáp lại những hành động xấu ác của con người; cơn thịnh nộ của Ngài không hề sai lầm. Đức Chúa Trời cảm động trong lòng trước sự ăn năn của con người và chính sự ăn năn này dẫn tới sự mềm lòng của Ngài. Khi Ngài cảm động, khi Ngài mềm lòng, và khi Ngài tỏ lòng nhân từ và khoan dung của Ngài với con người, tất cả những điều này hoàn toàn không có sai lầm; chúng trong sạch, thuần khiết, không hoen ố và không bị vấy bẩn. Sự khoan dung của Ngài đơn thuần là lòng khoan dung; cũng như sự nhân từ của Ngài không gì khác hơn là lòng nhân từ. Tâm tính của Ngài tỏ lộ cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ và sự khoan dung tùy theo sự sám hối của con người và những cách hành xử khác nhau của họ. Dù Ngài có tỏ lộ và bày tỏ điều gì chăng nữa thì điều đó cũng hoàn toàn thuần khiết và trực tiếp; thực chất của nó khác với thực chất của bất cứ thứ gì trong tạo hóa. Những nguyên tắc cơ bản trong các hành động mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ, những suy nghĩ và tư tưởng của Ngài, hoặc bất cứ quyết định cụ thể nào cũng như từng hành động của Ngài đều không có bất cứ sai lầm nào và không hề bị vấy bẩn. Vì Đức Chúa Trời đã quyết định như thế và đã hành động như thế, thì Ngài cũng hoàn thành công việc của mình như vậy. Những kết quả công việc của Ngài là đúng đắn và chính xác hoàn mỹ bởi vì nguồn gốc của chúng không có thiếu sót và không bị vấy bẩn. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là không có sai lầm. Tương tự như vậy, lòng nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời – vốn không tạo vật nào sở hữu được – là thánh khiết và hoàn hảo, và chúng có thể đứng vững trước sự suy xét và trải nghiệm chín chắn.
Sau khi hiểu được câu chuyện của thành Ni-ni-ve, các ngươi giờ đây có thấy được thực chất phần còn lại trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không? Các ngươi có thấy được phần còn lại trong tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời không? Có ai trong nhân loại sở hữu kiểu tâm tính này không? Có ai sở hữu cơn thịnh nộ giống như Đức Chúa Trời không? Có ai sở hữu lòng nhân từ và khoan dung như Ngài không? Ai trong số các tạo vật có thể bộc lộ cơn thịnh nộ dữ dội như vậy và quyết định hủy diệt hay giáng thảm họa cho nhân loại? Và ai có đủ tư cách để ban phát lòng nhân từ, để tha thứ và xá tội cho con người và theo đó thay đổi quyết định trước đây về việc hủy diệt con người? Đấng Tạo Hóa thể hiện tâm tính công chính của Ngài thông qua những cách thức và nguyên tắc độc nhất của riêng Ngài; Ngài không chịu kiểm soát hay ràng buộc của bất cứ con người, sự việc hay sự vật nào. Với tâm tính độc nhất vô song của Ngài, không một ai có thể thay đổi được suy nghĩ và ý tưởng của Ngài, cũng không người nào có thể thuyết phục Ngài và thay đổi bất cứ quyết định nào của Ngài. Toàn bộ hành vi và suy nghĩ của tất cả tạo vật tồn tại dưới sự phán xét của tâm tính công chính của Ngài. Không ai có thể kiểm soát việc Ngài thể hiện cơn thịnh nộ hay lòng nhân từ; chỉ thực chất của Đấng Tạo Hóa – hay nói cách khác, tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa – mới có thể định đoạt chuyện này. Đây là bản chất độc nhất vô song trong tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa!
Một khi đã phân tích và thấu hiểu được việc Đức Chúa Trời chuyển đổi thái độ đối với dân thành Ni-ni-ve, các ngươi có thể dùng từ “độc nhất vô song” để miêu tả lòng nhân từ thuộc về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời hay không? Ở trên chúng ta đã nói rằng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là một khía cạnh của thực chất trong tâm tính công chính độc nhất của Ngài. Giờ Ta sẽ định nghĩa hai khía cạnh, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời và lòng nhân từ của Ngài, cả hai đều thuộc về tâm tính công chính của Ngài. Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời là thánh khiết; nó không dung thứ cho việc bị xúc phạm cũng như bị chất vấn; nó là điều gì đó mà không ai trong những tạo vật và phi tạo vật sở hữu được. Nó là độc nhất và dành riêng cho Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là thánh khiết và không thể bị xúc phạm. Cũng theo cách đó, khía cạnh còn lại trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời – lòng nhân từ của Đức Chúa Trời – là thánh khiết và không được phép xúc phạm. Không một tạo vật hay phi tạo vật nào có thể thay thế hay đại diện cho Đức Chúa Trời trong hành động của Ngài, cũng không ai đã có thể thay thế hoặc đại diện cho Ngài trong việc hủy diệt thành Sô-đôm hay cứu rỗi Ni-ni-ve. Đây là sự bày tỏ chân thực về tâm tính công chính độc nhất vô song của Đức Chúa Trời.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 117
Những tình cảm chân thành của Đấng Tạo Hóa Đối Với Con Người
Người ta thường nói rằng để biết Đức Chúa Trời là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, Ta nói rằng để biết Đức Chúa Trời không hề là một chuyện khó, bởi vì Đức Chúa Trời thường xuyên cho phép con người chứng kiến hành động của Ngài. Đức Chúa Trời chưa bao giờ ngừng đối thoại với loài người; Ngài chưa bao giờ che giấu bản thân trước loài người và Ngài cũng chưa từng ẩn nấp. Những suy nghĩ, ý tưởng, lời nói và hành động của Ngài đều được tỏ lộ cho nhân loại thấy. Chính vì thế, chỉ cần có lòng ước muốn được biết Đức Chúa Trời, thì con người có thể hiểu và nhận biết Ngài qua đủ loại phương pháp và phương tiện. Lý do mà con người mù quáng nghĩ rằng Đức Chúa Trời cố tình tránh mặt họ, rằng Đức Chúa Trời cố tình che giấu chính mình khỏi nhân loại, rằng Đức Chúa Trời không có ý định cho phép con người được hiểu và biết Ngài, là bởi vì họ không biết Đức Chúa Trời là ai, và họ cũng không ước muốn được hiểu Đức Chúa Trời. Thậm chí hơn thế nữa, con người không hề để ý đến suy nghĩ, lời nói hay việc làm của Đấng Tạo Hóa… Nói thực, nếu một người chỉ sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tập trung và để hiểu lời nói hoặc việc làm của Đấng Tạo Hóa, và nếu họ quan tâm một chút đến suy nghĩ của Đấng Tạo Hóa và tiếng lòng của Ngài, thì sẽ chẳng hề khó để họ nhận ra rằng suy nghĩ, lời nói và việc làm của Đấng Tạo Hóa là những điều có thể nhìn thấy được và rất minh bạch. Cũng như vậy, sẽ chẳng cần nỗ lực nhiều để nhận ra rằng Đấng Tạo Hóa luôn ở giữa con người, rằng Ngài luôn trò chuyện với con người và muôn loài thọ tạo khác, và rằng mỗi ngày Ngài vẫn đang thi hành các công việc mới. Tâm tính và thực chất của Ngài được thể hiện qua sự đối thoại của Ngài với con người; những suy nghĩ và ý tưởng của Ngài được tỏ lộ hoàn toàn qua hành động của Ngài; Ngài luôn luôn đồng hành và dõi theo con người mọi lúc. Ngài thầm nói với con người và muôn loài thọ tạo bằng những lời tĩnh lặng: “Ta ở trên các tầng trời, và Ta ngự giữa các tạo vật của mình. Ta luôn dõi theo; Ta đang chờ đợi, Ta đang ở bên ngươi…”. Bàn tay của Ngài ấm áp và mạnh mẽ; bước chân Ngài nhẹ nhàng; giọng Ngài nhỏ nhẹ và dịu dàng; bóng hình Ngài lướt qua rồi lại quay về, ôm lấy cả nhân loại; nét mặt của Ngài thật đẹp đẽ và hiền từ. Ngài chưa bao giờ rời đi, cũng chưa bao giờ biến mất. Ngày đêm Ngài không ngừng bầu bạn với con người, chưa bao giờ rời khỏi họ. Sự quan tâm tận tình và tình yêu đặc biệt của Ngài đối với nhân loại, cũng như mối quan tâm và tình yêu đích thực của Ngài đối với con người, đã được tỏ hiện từng chút một khi Ngài cứu thành Ni-ni-ve. Cụ thể là, cuộc trao đổi giữa Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Giô-na đã thể hiện đầy đủ hơn sự ân cần của Đấng Tạo Hóa đối với loài người mà chính Ngài đã dựng nên. Thông qua những lời này, ngươi có thể đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về những tình cảm chân thành của Đức Chúa Trời đối với nhân loại…
Phân đoạn sau đây được chép trong sách Giô-na 4:10-11: “Ðức Giê-hô-va lại phán: Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?”. Đây chính là những lời có thật của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, được ghi lại từ cuộc đối thoại giữa Ngài và Giô-na. Mặc dù cuộc trao đổi này chỉ diễn ra một cách ngắn gọn, nhưng nó lại chứa đựng vô vàn sự quan tâm của Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại và sự miễn cưỡng của Ngài khi phải từ bỏ loài người. Những lời này bày tỏ thái độ và tình cảm chân thật trong lòng mà Đức Chúa Trời dành cho các tạo vật của Ngài. Thông qua những lời này, những lời rõ ràng và chính xác mà con người hiếm khi nghe thấy, Đức Chúa Trời đã công bố ý định thực sự của Ngài dành cho nhân loại. Cuộc trao đổi này đại diện cho thái độ mà Đức Chúa Trời dành cho người dân thành Ni-ni-ve – nhưng đó là thái độ như thế nào? Đó là thái độ của Ngài đối với dân Ni-ni-ve trước và sau khi họ ăn năn, và là thái độ mà Ngài đối xử với nhân loại. Ẩn trong những lời này là ý nghĩ và tâm tính của Ngài.
Những suy nghĩ nào của Đức Chúa Trời đã được tỏ lộ qua những lời này? Nếu để ý kỹ những chi tiết khi ngươi đọc, sẽ không khó để nhận ra rằng Ngài dùng từ “đoái tiếc”; cách dùng từ này diễn tả thái độ thực sự của Đức Chúa Trời đối với nhân loại.
Từ góc độ ngữ nghĩa, người ta có thể diễn giải từ “đoái tiếc” theo nhiều cách khác nhau: Thứ nhất, nó có nghĩa là “yêu thương và bảo vệ, cảm thấy mềm yếu trước điều gì đó”; thứ hai, là “yêu thương một cách thiết tha”; và cuối cùng là “không sẵn lòng và không thể chịu được nếu làm tổn thương cái gì đó”. Nói tóm lại, từ này ngụ ý một tình cảm và tình yêu dịu dàng, cũng như một sự không đành lòng từ bỏ một ai đó hoặc một điều gì đó; nó ám chỉ lòng thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời dành cho con người. Đức Chúa Trời sử dụng từ này, một từ thường được con người nói, nhưng nó đã lột tả hoàn hảo tiếng lòng và thái độ của Ngài đối với nhân loại.
Mặc dù thành Ni-ni-ve tràn ngập những con người bại hoại, xấu ác, và bạo lực như ở Sô-đôm, nhưng sự ăn năn của họ đã khiến Đức Chúa Trời mềm lòng và quyết định không hủy diệt họ. Bởi vì sự đáp ứng của họ đối với lời nói và sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời đã thể hiện một thái độ hoàn toàn trái ngược với thái độ của dân chúng thành Sô-đôm, và bởi sự đầu phục chân thành trước Đức Chúa Trời và thành thật ăn năn về tội lỗi của mình, cũng như những biểu hiện chân thật và khẩn thiết trong mọi mặt của họ, Đức Chúa Trời một lần nữa đã bày tỏ sự đoái thương hết lòng của chính Ngài và ban tặng điều đó cho dân chúng. Không một ai có thể sao chép những gì Đức Chúa Trời ban cho con người và sự đoái thương của Ngài dành cho nhân loại; và không một ai có thể sở hữu sự thương xót và lòng khoan dung của Đức Chúa Trời cũng như tình cảm chân thật của Ngài đối với nhân loại. Có ai mà ngươi nghĩ là một người đàn ông hoặc phụ nữ vĩ đại, hoặc thậm chí là một siêu nhân, ở chức cao trọng vọng, nói với giọng điệu của một vĩ nhân, hoặc nói về những điều cao cả nhất, đưa ra tuyên bố này với loài người hoặc với các tạo vật chưa? Ai trong nhân loại có thể biết tình trạng cuộc sống của con người rõ như lòng bàn tay mình? Ai có thể gánh được trọng trách và trách nhiệm cho sự tồn tại của nhân loại? Ai có đủ tư cách để tuyên bố hủy diệt một thành phố? Và ai có đủ tư cách để ân xá cho một thành phố? Ai có thể nói họ đoái thương thứ do chính họ làm ra? Chỉ duy nhất Đấng Tạo Hóa! Chỉ một mình Đấng Tạo Hóa mới có sự ân cần đến nhân loại này. Chỉ có duy nhất Đấng Tạo Hóa có thể bày tỏ lòng cảm thương và tình cảm cho nhân loại này. Chỉ duy một mình Đấng Tạo Hóa mới có thể ban cho nhân loại này một tình cảm chân thật, không thể phá vỡ. Tương tự như vậy, chỉ một mình Đấng Tạo Hóa mới có thể ban sự thương xót cho nhân loại này và đoái thương tất cả các tạo vật của Ngài. Lòng Ngài đau đớn và hân hoan trước mỗi một hành động của con người: Ngài tức giận, đau khổ và buồn lòng vì sự gian ác và sa ngã của con người; Ngài hài lòng, sung sướng, tha thứ và hân hoan trước sự ăn năn và đức tin của con người; mỗi một suy nghĩ và ý tưởng của Ngài đều tồn tại vì nhân loại và xoay quanh nhân loại; việc Ngài có gì và là gì được bày tỏ hoàn toàn vì con người; toàn bộ cảm xúc của Ngài đều đan xen với sự tồn tại của con người. Vì con người, Ngài không ngừng di chuyển và hối hả; Ngài âm thầm cho đi từng chút của cuộc đời mình; Ngài cống hiến từng giây phút của cuộc đời của mình… Ngài chưa bao giờ biết nâng niu chính cuộc sống của mình, nhưng Ngài lại luôn đoái thương loài người mà chính Ngài đã dựng nên… Ngài ban tất cả mọi điều Ngài có cho nhân loại này… Ngài ban sự thương xót và khoan dung một cách vô điều kiện và không hề mong đợi được đền đáp. Ngài làm điều này chỉ để cho loài người được tiếp tục tồn tại trước mặt Ngài, nhận lãnh sự sống mà Ngài chu cấp; Ngài làm điều này để rồi một ngày nào đó, con người sẽ đầu phục trước Ngài và nhận ra rằng Ngài chính là Đấng nuôi dưỡng sự tồn tại của con người và đem đến sự sống cho tất cả mọi tạo vật.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 118
Giô-na 4 Bấy giờ Giô-na rất không đẹp lòng, và giận dữ. Người cầu nguyện Ðức Giê-hô-va rằng: hỡi Ðức Giê-hô-va, tôi cầu xin Ngài, ấy há chẳng phải là điều tôi đã nói khi tôi còn ở trong xứ tôi sao? Vì đó nên tôi lật đật trốn qua Ta-rê-si vậy. Bởi tôi biết rằng Ngài là Ðức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, và đổi ý không xuống tai vạ. Hỡi Ðức Giê-hô-va, vậy bây giờ, tôi nài xin Ngài hãy cất lấy sự sống tôi; vì về phần tôi, chết còn hơn sống! Ðức Giê-hô-va trả lời cùng người rằng: Ngươi giận có nên không? Bấy giờ Giô-na ra khỏi thành Ni-ni-ve, ngồi phía đông thành ấy. Tại đó, người làm một cái chòi, ngồi dưới bóng chòi ấy mà đợi xem điều sẽ xảy đến cho thành ấy. Vả, Ðức Giê-hô-va sắm sẵn một dây giưa cao lên bên trên Giô-na, đặng phủ bóng trên đầu người, và cứu người khỏi sự khổ cực. Giô-na rất vui vì cớ dây ấy. Nhưng bữa sau, vừa lúc hừng đông, Ðức Chúa Trời sắm một con sâu, sâu chích dây ấy đến nỗi héo. Ðoạn, đến khi mặt trời mọc, Ðức Chúa Trời sắm gió cháy thổi từ phương đông, và mặt trời giọi xuống trên đầu Giô-na, đến nỗi ngất đi, và cầu chết mà rằng: Về phần tôi, chết còn hơn sống! Ðức Chúa Trời bèn phán cùng Giô-na rằng: Ngươi nổi giận vì cớ dây nầy có nên không? Người thưa rằng: Tôi giận cho đến chết cũng phải lắm. Ðức Giê-hô-va lại phán: Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?
Đấng Tạo Hóa bày tỏ tình cảm chân thật của Ngài dành cho nhân loại
Cuộc trò chuyện giữa Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Giô-na chắc chắn là sự bày tỏ của những tình cảm chân thật của Đấng Tạo Hóa dành cho nhân loại. Một mặt, cuộc trò chuyện này cho chúng ta biết về sự hiểu biết của Đấng Tạo Hóa về mọi tạo vật mà Ngài tể trị; như Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã nói: “Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?”. Nói cách khác, sự hiểu biết của Đức Chúa Trời về thành Ni-ni-ve khác xa với một sự hiểu biết vội vàng. Ngài không chỉ biết số lượng sinh vật sống trong thành phố (bao gồm con người và vật nuôi), mà Ngài còn biết bao nhiêu người không biết phân biệt tay phải với tay trái – nghĩa là, bao nhiêu trẻ em và thanh thiếu niên đang ở đó. Đây là một minh chứng vững chắc về sự toàn tri của Đức Chúa Trời về con người. Mặt khác, cuộc trò chuyện này cho chúng ta biết thái độ của Đấng Tạo Hóa đối với nhân loại, có nghĩa là, cho thấy mức độ quan trọng của nhân loại trong lòng của Đấng Tạo Hóa. Đúng như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời nói: “Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve…?”. Đây là những lời mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã quở trách Giô-na, nhưng tất cả đều đúng.
Mặc dù Giô-na được Giê-hô-va Đức Chúa Trời sai đi công bố lời của Ngài cho dân chúng thành Ni-ni-ve, nhưng ông không hiểu ý định của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và cũng không hiểu sự lo lắng và mong đợi của Ngài đối với dân chúng trong thành. Với lời quở trách này, Đức Chúa Trời muốn nói cho ông rằng con người là tạo vật do chính tay Ngài tạo ra; và rằng Ngài đã bỏ ra công sức khó nhọc cho mỗi một con người; rằng mỗi một người đều mang trên mình kỳ vọng của Đức Chúa Trời; và rằng mỗi một con người đều tận hưởng sự sống ban cho từ Đức Chúa Trời; và với mỗi một con người, Đức Chúa Trời đều đã phải trả một cái giá khó nhọc. Lời quở trách này cũng nói với Giô-na rằng Đức Chúa Trời đoái thương loài người, tạo vật do Ngài tạo ra, nhiều như thể Giô-na đoái tiếc cây thầu dầu. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bỏ rơi họ một cách dễ dàng, hoặc cho đến khi còn có thể; nhất là khi có rất nhiều trẻ em và gia súc vô tội ở trong thành. Đối với những tạo vật non nớt và thiếu hiểu biết mà Ngài đã tạo nên, những người thậm chí không thể phân biệt tay phải với tay trái của mình, Đức Chúa Trời càng không thể kết thúc cuộc sống của chúng và định đoạt số phận của chúng một cách vội vàng như vậy. Đức Chúa Trời mong muốn nhìn thấy chúng trưởng thành; Ngài hy vọng rằng chúng sẽ không bước đi trên cùng con đường của những người đi trước, rằng chúng sẽ không phải nghe sự cảnh báo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời lần nữa, và rằng chúng sẽ làm chứng về quá khứ của Ni-ni-ve. Thậm chí, hơn thế nữa, Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy Ni-ni-ve sau khi thành phố này đã ăn năn, muốn nhìn thấy tương lai của Ni-ni-ve sau sự ăn năn đó, và quan trọng hơn hết là nhìn thấy Ni-ni-ve sống dưới sự thương xót của Đức Chúa Trời một lần nữa. Chính vì thế, trong mắt Đức Chúa Trời, những tạo vật không thể phân biệt tay phải và tay trái đó chính là tương lai của Ni-ni-ve. Chúng sẽ gánh vác trên vai quá khứ đáng khinh chê của Ni-ni-ve, giống như việc chúng sẽ gánh vác nhiệm vụ quan trọng là làm chứng nhân về quá khứ và tương lai của Ni-ni-ve dưới sự dẫn dắt của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Trong lời tuyên bố về tình cảm chân thật của mình, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã bày tỏ toàn bộ lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa đối với nhân loại. Điều đó cho loài người biết rằng “lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa” không phải là một cụm từ sáo rỗng, cũng không phải là một lời hứa suông; “lòng thương xót của Đấng Tạo Hóa” có các nguyên tắc, phương pháp và mục tiêu cụ thể. Đức Chúa Trời là có thật, trong Ngài không hề có sự giả dối hay ngụy trang, và cũng trong cung cách như vậy, sự thương xót của Ngài được ban tặng không ngừng cho nhân loại trong mọi lúc và mọi thời đại. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, cuộc trao đổi của Đấng Tạo Hóa với Giô-na là lời tuyên bố độc nhất, duy nhất của Đức Chúa Trời giải thích vì sao Ngài bày tỏ lòng thương xót với con người, cách mà Ngài bày tỏ lòng thương xót với họ, sự khoan dung của Ngài và tình cảm thực sự của Ngài đối với nhân loại. Những lời súc tích của Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong cuộc trò chuyện này bày tỏ toàn bộ suy nghĩ của Ngài về con người; đó là một sự bày tỏ chân thực về thái độ từ trong lòng Ngài đối với con người, và nó cũng là một bằng chứng cụ thể rằng Ngài ban sự thương xót chứa chan cho con người. Lòng thương xót của Ngài không chỉ được ban cho những thế hệ đi trước, mà nó cũng được ban tặng cho những người non trẻ, điều đó không bao giờ thay đổi, từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Mặc dù cơn giận của Đức Chúa Trời thường xuyên xảy ra ở một vài nơi nhất định và vào những thời đại nhất định của nhân loại, nhưng lòng thương xót của Đức Chúa Trời không bao giờ chấm dứt. Với lòng thương xót, Đức Chúa Trời sẽ chỉ dẫn và dìu dắt hết thế hệ này đến thế hệ khác của tạo vật mà Ngài tạo nên, chu cấp và nuôi dưỡng hết thế hệ này đến thế hệ khác của tạo vật, bởi vì tình cảm của Ngài về nhân loại không bao giờ đổi thay. Đúng như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phán: “Còn ta, há không đoái tiếc…?”. Ngài đã luôn đoái thương tạo vật của Ngài. Đây chính là lòng thương xót xuất phát từ tâm tính công chính của Đấng Tạo Hóa, và đó cũng chính là sự độc nhất vô song trọn vẹn của Đấng Tạo Hóa!
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Trích đoạn 119
Năm kiểu người
Ta sẽ phân môn đệ của Đức Chúa Trời làm vài hạng mục khác nhau, dựa theo hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời cũng như sự hiểu biết và trải nghiệm của họ về tâm tính công chính của Ngài, để các ngươi có thể biết được bản thân mình đang ở giai đoạn nào cũng như vóc giạc hiện tại của các ngươi. Ở phương diện kiến thức của con người về Đức Chúa Trời cũng như hiểu biết của họ về tâm tính công chính của Ngài, những giai đoạn và vóc giạc khác nhau của con người nhìn chung có thể được chia thành năm kiểu. Chủ đề này căn cứ trên cơ sở hiểu biết về Đức Chúa Trời độc nhất vô song cùng với tâm tính công chính của Ngài. Do đó, khi các ngươi đọc nội dung dưới đây, các ngươi nên cố gắng thận trọng xác định chính xác mức độ hiểu biết và kiến thức của các ngươi về sự độc nhất vô song của Đức Chúa Trời và tâm tính công chính của Ngài, và rồi dựa vào đó để quyết định xem các ngươi thực sự thuộc về giai đoạn nào, vóc giạc thực sự của các ngươi hiện giờ là ở tầm mức nào và các ngươi thực sự là kiểu người nào.
Kiểu người thứ nhất: Giai đoạn hài nhi quấn tã
“Hài nhi quấn tã” là như thế nào? Hài nhi quấn tã là một đứa bé chỉ vừa mới đến với thế giới này, một đứa trẻ sơ sinh. Chính là thời điểm con người ở trạng thái non nớt nhất.
Con người ở giai đoạn này căn bản không có nhận thức hay ý thức gì về niềm tin vào Đức Chúa Trời. Họ mông lung và vô tri trước mọi sự. Những người này có thể đã tin vào Đức Chúa Trời trong một thời gian dài hoặc trong thời gian chưa phải là dài lắm, nhưng tình trạng mông lung và vô tri cùng với vóc giạc thực sự của họ đặt họ vào trong giai đoạn hài nhi quấn tã. Định nghĩa chính xác cho tình trạng hài nhi quấn tã là thế này: Dù kiểu người này đã có niềm tin vào Đức Chúa Trời trong bao lâu đi nữa, thì họ vẫn sẽ luôn u mê, mơ hồ và ngớ ngẩn; họ không rõ tại sao mình tin vào Đức Chúa Trời, họ cũng không biết Đức Chúa Trời là ai hay ai là Đức Chúa Trời. Dù họ theo Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng họ không có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và họ không thể xác định được liệu Đấng mình đang đi theo có phải là Đức Chúa Trời hay không, chứ đừng nói đến việc họ có thực sự tin vào Đức Chúa Trời và theo Ngài hay không. Đây là tình trạng thực của kiểu người này. Suy nghĩ của những người này thì mù mờ, nói đơn giản là đức tin của họ còn mơ hồ. Họ luôn ở trong trạng thái mông lung và trống rỗng; “u mê”, “mơ hồ” và “ngớ ngẩn” là những từ để khái quát về tình trạng của họ. Họ chưa từng chứng kiến và cũng chưa từng cảm nhận được sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và do đó trò chuyện với họ về việc hiểu Đức Chúa Trời cũng giống như việc bắt họ đọc một quyển sách viết bằng chữ tượng hình; họ sẽ chẳng hiểu được và cũng chẳng công nhận. Với họ, biết đến Đức Chúa Trời cũng giống như nghe chuyện thần thoại. Dù suy nghĩ của họ có thể mù mờ, nhưng họ lại thực sự tin tưởng chắc chắn rằng việc hiểu biết về Đức Chúa Trời là hoàn toàn lãng phí thời gian và công sức. Đây chính là kiểu người thứ nhất: một đứa trẻ sơ sinh còn quấn tã.
Kiểu người thứ hai: Giai đoạn nhũ nhi
So với hài nhi quấn tã, thì kiểu người này đã tiến bộ hơn. Tiếc thay, họ vẫn không có chút hiểu biết nào về Đức Chúa Trời. Họ vẫn thiếu một sự hiểu biết rõ ràng và sự thông sáng về Đức Chúa Trời, và họ vẫn chưa rõ lắm tại sao họ nên tin Đức Chúa Trời, ấy thế nhưng trong lòng họ lại có mục đích và ý tưởng rõ ràng của riêng mình. Họ không quan tâm liệu việc tin vào Đức Chúa Trời là đúng hay sai. Mục tiêu và mục đích mà họ tìm kiếm thông qua niềm tin vào Đức Chúa Trời là để được hưởng ân điển của Ngài, để có được niềm vui và sự yên bình, để sống cuộc đời thoải mái, để được hưởng sự bao bọc và che chở của Đức Chúa Trời và để sống trong phước lành của Ngài. Họ không thực sự để tâm đến mức độ hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời, và cũng không có sự thôi thúc tìm kiếm hiểu biết về Đức Chúa Trời, và họ cũng không bận tâm về việc Đức Chúa Trời đang làm gì hay Ngài muốn làm gì. Họ chỉ mù quáng tìm cách để được hưởng ân điển của Ngài và có được nhiều hơn phước lành của Ngài; họ tìm cách để được nhận gấp hàng trăm lần ở thời đại này và cuộc sống đời đời trong thời đại tới. Những suy nghĩ của họ, họ đã dâng mình được bao nhiêu, những gì họ đã cho đi, cũng như những đau khổ của họ, tất cả đều có chung một mục tiêu: để dành được ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì khác nữa. Kiểu người này chỉ chắc chắn rằng Đức Chúa Trời có thể che chở cho họ được bình an và ban ân điển của Ngài cho họ. Có thể nói rằng họ không hứng thú và cũng chẳng rõ tại sao Đức Chúa Trời lại muốn cứu rỗi con người hay kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn đạt được với những lời nói và việc làm của Ngài là gì. Họ chưa từng cố gắng để biết được thực chất và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và cũng không thể khơi dậy được hứng thú với việc đó. Họ không có xu hướng chú ý đến những điều này, cũng chẳng muốn biết chúng. Họ không muốn hỏi về công tác của Đức Chúa Trời, những gì Ngài yêu cầu ở con người, ý muốn của Ngài hay bất cứ điều gì khác liên quan đến Ngài; và họ cũng không buồn hỏi về những điều này. Điều này là vì họ tin rằng những vấn đề này không liên quan gì đến việc họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời; và họ chỉ quan tâm đến một vị Đức Chúa Trời tồn tại liên quan trực tiếp đến những lợi ích của bản thân họ và có thể ban phát ân điển cho con người. Họ chẳng có hứng thú với bất cứ điều gì khác, và vì thế họ không thể bước vào thực tế của lẽ thật, bất kể họ đã tin vào Đức Chúa Trời trong bao nhiêu năm chăng nữa. Nếu không có ai thường xuyên nuôi dưỡng chăm tưới cho họ, thì họ khó có thể tiếp tục đi theo con đường tin vào Đức Chúa Trời. Nếu họ không thể hưởng được niềm vui và sự yên bình trước đây hoặc ân điển của Đức Chúa Trời, thì rất có khả năng họ sẽ từ bỏ. Đây là kiểu người thứ hai: con người tồn tại ở giai đoạn nhũ nhi.
Kiểu người thứ ba: Giai đoạn trẻ cai sữa, hay giai đoạn trẻ nhỏ
Nhóm người này có một số nhận thức rõ ràng nhất định. Họ ý thức được rằng thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời không có nghĩa là bản thân họ sở hữu trải nghiệm thật; và họ ý thức được rằng nếu họ không bao giờ mệt mỏi với việc tìm kiếm niềm vui và sự yên bình, với việc tìm kiếm ân điển, hoặc nếu họ có khả năng làm chứng bằng cách chia sẻ trải nghiệm được hưởng ân điển của Đức Chúa Trời hay ngợi ca Đức Chúa Trời vì những phước lành mà Ngài đã ban cho họ, những điều này không có nghĩa là họ sở hữu sự sống, cũng không có nghĩa là họ có được hiện thực của lẽ thật. Bắt đầu từ nhận thức của mình, họ ngừng vọng tưởng ngông cuồng rằng họ sẽ chỉ nhận ân điển của Đức Chúa Trời; thay vào đó, khi họ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ đồng thời mong muốn được làm việc gì đó cho Ngài. Họ sẵn lòng làm tròn bổn phận của mình, họ chịu đựng chút ít vất vả và mỏi mệt, sẵn lòng hợp tác ở mức độ nào đó với Đức Chúa Trời. Thế nhưng bởi vì sự theo đuổi niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ quá vấy bẩn, do ý định và ham muốn cá nhân của họ quá mạnh mẽ, vì bản tính của họ quá ngạo mạn, mà họ gặp trở ngại trong việc làm thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời hay trung thành với Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó họ thường xuyên không đáp ứng được những ham muốn cá nhân của mình hoặc không thực hiện được lời hứa của mình với Đức Chúa Trời. Bản thân họ thường rơi vào trạng thái mâu thuẫn: Họ muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời hết mức có thể, nhưng họ lại dùng hết sức của mình để chống đối Ngài; họ thường thề nguyện với Đức Chúa Trời nhưng lại nhanh chóng phản bội lời thề của mình. Thậm chí họ còn rơi vào tình trạng mâu thuẫn khác thường xuyên hơn: họ chân thành tin vào Đức Chúa Trời, thế nhưng lại phủ nhận Đức Chúa Trời và mọi điều xuất phát từ Ngài; họ lo âu hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ khai sáng họ, dẫn dắt họ, chu cấp và giúp đỡ họ, thế nhưng họ vẫn tìm kiếm lối thoát cho riêng mình. Họ muốn hiểu và muốn biết Đức Chúa Trời, nhưng không sẵn lòng tiến gần về phía Ngài. Thay vào đó, họ luôn né tránh Đức Chúa Trời và họ khép lòng trước Ngài. Trong khi họ có một sự hiểu biết và trải nghiệm hời hợt về nghĩa đen trong lời Đức Chúa Trời và về lẽ thật, và những ý niệm nông cạn về Ngài và về lẽ thật, trong tiềm thức họ vẫn không thể khẳng định hay xác nhận rằng liệu Đức Chúa Trời có là lẽ thật; cũng không thể khẳng định được liệu Đức Chúa Trời thật sự công chính hay không. Họ cũng chẳng thể khẳng định tính thực tế trong tâm tính cùng thực chất của Đức Chúa Trời, đừng nói gì đến sự hiện hữu đích thực của Ngài. Niềm tin vào Đức Chúa Trời của họ luôn chứa đựng hoài nghi và lầm tưởng và nó cũng bao hàm trí tưởng tượng và các quan niệm. Khi họ thụ hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, họ cũng miễn cưỡng trải nghiệm hay thực hành một vài lẽ thật mà họ cho rằng có thể làm phong phú thêm đức tin của họ; để tăng trải nghiệm về niềm tin vào Đức Chúa Trời, để xác minh những hiểu biết của họ về đức tin vào Đức Chúa Trời, để thỏa mãn sự hư danh của họ khi cất bước trên hành trình sống mà họ tự dựng lên và hoàn tất một công việc ngay chính cho nhân loại. Đồng thời họ cũng làm những điều này để thỏa mãn khát khao có được phước lành, là một phần trong sự đánh cược của họ với mong muốn nhận lãnh nhiều phước lành hơn cho nhân loại, và để hoàn thành tham vọng và khao khát cả đời của họ là không ngơi nghỉ cho đến khi họ có được Đức Chúa Trời. Những người này hiếm khi có thể được Đức Chúa Trời khai sáng, vì khát khao và ý định đạt được phước lành là quá quan trọng với họ. Họ không muốn và quả thực không chịu đựng được việc từ bỏ điều này. Họ lo sợ rằng nếu không có mong muốn có được phước lành, nếu không có tham vọng ấp ủ về việc không ngơi nghỉ cho đến khi có được Đức Chúa Trời, họ sẽ mất đi động lực để tin Đức Chúa Trời. Do đó, họ không muốn phải đối diện với hiện thực. Họ không muốn phải đối mặt với những lời của Đức Chúa Trời hay với công tác của Ngài. Họ không muốn đối mặt với tâm tính hay thực chất của Đức Chúa Trời, nói gì đến chuyện đề cập đến sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nguyên nhân là vì một khi Đức Chúa Trời, thực chất và tâm tính công chính của Ngài thay thế trí tưởng tượng của họ, giấc mơ của họ sẽ tan thành mây khói; cái mà họ gọi là đức tin và “công trạng” thuần khiết tích lũy qua nhiều năm nếm mật nằm gai chịu mọi khổ đau sẽ tan biến và hóa thành hư vô. Tương tự như thế, “lãnh thổ” mà họ đã chinh phục bằng mồ hôi nước mắt qua nhiều năm sẽ trên bờ sụp đổ. Tất cả điều này có nghĩa là nhiều năm nỗ lực vất vả của họ đã hóa thành vô ích, rằng họ phải bắt đầu lại từ con số không. Đây là nỗi đau khó có thể vượt qua được nhất trong lòng họ và đó là kết quả mà họ không muốn nhìn thấy nhất; do đó họ luôn bị bủa vây trong bế tắc, từ chối quay đầu lại. Đây là kiểu người thứ ba: con người tồn tại trong giai đoạn trẻ cai sữa.
Ba kiểu người miêu tả ở trên – nghĩa là những người tồn tại trong ba giai đoạn này – không có bất cứ niềm tin chân chính nào vào thân phận và địa vị của Đức Chúa Trời hay vào tâm tính công chính của Ngài, họ cũng không có bất kỳ nhận thức hay sự khẳng định chắc chắn nào về những điều này. Do đó, rất khó để ba kiểu người này bước vào hiện thực của lẽ thật, và họ cũng khó mà nhận được lòng nhân từ, sự khai sáng hay soi sáng từ Đức Chúa Trời bởi vì cách họ tin vào Đức Chúa Trời cùng với sự lầm tưởng của họ về Ngài khiến Ngài không thể nào thực hiện được công tác của Ngài trong lòng họ. Những ngờ vực, ngộ nhận và tưởng tượng của họ về Đức Chúa Trời đã vượt xa đức tin và hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời. Đây là ba kiểu người thật sự đang ở trong nguy hiểm, và đây là ba giai đoạn rất nguy hiểm. Khi một người giữ thái độ hoài nghi về Đức Chúa Trời, về thực chất và thân phận của Ngài, hoài nghi về việc Đức Chúa Trời có phải là lẽ thật hay không và Ngài có thực sự hiện hữu hay không, và khi một người không thể chắc chắn về những điều này, làm sao mà họ có thể chấp nhận được mọi điều đến từ Đức Chúa Trời? Làm sao mà một người có thể thừa nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, là con đường đi và là sự sống? Làm sao một người có thể đón nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời? Làm sao một người có thể chấp nhận sự cứu rỗi của Ngài? Làm sao mà loại người này có thể nhận được sự chỉ dạy và chu cấp thực sự của Đức Chúa Trời? Những người thuộc ba giai đoạn này có thể chống đối, phán xét, báng bổ hay phản bội Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Họ có thể từ bỏ con đường thật và từ bỏ Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào. Có thể nói rằng những người ở ba giai đoạn này tồn tại trong một giai đoạn nguy hiểm, vì họ vẫn chưa bước vào đúng con đường của đức tin vào Đức Chúa Trời.
Kiểu người thứ tư: Giai đoạn trẻ lớn khôn hay chính là thời ấu thơ
Sau khi cai sữa – nghĩa là sau khi được hưởng ân điển dạt dào của Đức Chúa Trời – con người bắt đầu khám phá ý nghĩa của đức tin vào Đức Chúa Trời, và mong muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau, chẳng hạn như tại sao con người lại có sự sống, con người nên sống ra sao và vì lý do gì Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài với con người. Khi những suy nghĩ chưa phân minh cùng những luồng suy nghĩ mơ hồ này nảy sinh và tồn tại trong con người, họ sẽ liên tục được chăm tưới và họ cũng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong giai đoạn này, con người không còn nghi ngờ gì về sự thật rằng Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, và nắm bắt chính xác ý nghĩa của việc tin Đức Chúa Trời. Từ cơ sở đó, con người dần có hiểu biết về Đức Chúa Trời, và dần tìm được một số câu trả lời cho những suy nghĩ chưa phân minh và những luồng suy nghĩ còn mơ hồ của họ về tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời. Nói tới những thay đổi về tâm tính cũng như sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, con người trong giai đoạn này bắt đầu đi đúng hướng và bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Chính trong giai đoạn này, con người bắt đầu có sự sống. Những dấu hiệu rõ ràng về việc con người có sự sống dần trả lời được các câu hỏi khác nhau trong lòng họ về việc hiểu rõ Đức Chúa Trời – như là những hiểu lầm, tưởng tượng, quan niệm và định nghĩa mơ hồ về Đức Chúa Trời – và con người không chỉ bắt đầu tin và nhận ra rằng Ngài thực sự tồn tại, mà họ còn bắt đầu có định nghĩa chính xác về Đức Chúa Trời và có một vị trí đúng đắn cho Đức Chúa Trời trong lòng mình, và việc thực sự đi theo Đức Chúa Trời đã thay thế cho đức tin mơ hồ của họ. Trong giai đoạn này, con người dần biết những nhận thức sai nhầm của mình về Đức Chúa Trời cũng như những mưu cầu và cách tin sai lầm của mình. Họ bắt đầu khát khao lẽ thật, khát khao được trải qua sự phán xét, trừng phạt và sửa dạy của Đức Chúa Trời, và khát khao một sự thay đổi trong tâm tính của mình. Trong giai đoạn này, con người dần từ bỏ mọi thứ quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời; đồng thời thay đổi và cải chính hiểu biết không đúng đắn của mình về Đức Chúa Trời và tiếp nhận một số kiến thức cơ bản đúng đắn về Đức Chúa Trời. Mặc dù một phần kiến thức mà con người có được trong giai đoạn này không quá cụ thể hoặc chính xác, nhưng ít nhất họ dần dần bắt đầu từ bỏ những quan niệm, lầm tưởng và ngộ nhận về Đức Chúa Trời; họ không còn giữ những quan niệm và tưởng tượng chủ quan của mình về Đức Chúa Trời. Họ bắt đầu học cách từ bỏ – từ bỏ những gì xuất phát từ những quan niệm của riêng mình, những thứ từ những sự hiểu biết và những thứ từ Sa-tan; họ bắt đầu sẵn sàng đầu phục trước những điều đúng đắn và tích cực, ngay cả những điều xuất phát từ lời của Đức Chúa Trời và phù hợp với lẽ thật. Họ cũng bắt đầu cố gắng trải nghiệm những lời của Đức Chúa Trời, để tự mình hiểu và thực hiện lời Ngài, lấy lời Ngài làm nguyên tắc hành động và làm nền tảng để thay đổi tâm tính của họ. Trong giai đoạn này, con người vô thức tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, vô thức tiếp nhận lời Đức Chúa Trời làm sự sống của mình. Trong khi tiếp nhận sự phán xét, hình phạt cũng như tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, họ ngày càng nhận thức và có thể cảm nhận được trong lòng họ sự hiện hữu đích thực của Đức Chúa Trời. Từ những lời của Đức Chúa Trời, từ những trải nghiệm và từ cuộc sống của họ, con người ngày càng cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời đã luôn điều khiển số phận, luôn dẫn dắt và chu cấp cho con người. Thông qua kết nối với Đức Chúa Trời, con người dần xác thực được sự tồn tại của Ngài. Do đó, trước khi nhận ra điều này, trong tiềm thức con người đã tán thành và tin tưởng chắc chắn vào công tác của Đức Chúa Trời, cũng như chấp thuận những lời của Ngài. Một khi đã thuận theo lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, con người không ngừng phủ nhận bản thân, phủ nhận những quan niệm, kiến thức và tưởng tượng chủ quan của mình, đồng thời không ngừng tìm kiếm để biết lẽ thật là gì và ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Trong giai đoạn phát triển này, kiến thức của con người về Đức Chúa Trời khá hời hợt, con người thậm chí không thể diễn tả rõ ràng kiến thức này bằng ngôn từ, cũng không thể bày tỏ nó thật chi tiết cụ thể, và họ chỉ có một sự nhận thức cũng như hiểu biết cơ bản; tuy nhiên, so với ba giai đoạn trước, cuộc sống non nớt của con người trong giai đoạn này đã được chăm tưới và cung cấp bởi lời của Đức Chúa Trời, và vì vậy mà đã bắt đầu phát triển. Sự sống của họ tựa như một hạt giống chôn trong lòng đất; sau khi có được độ ẩm và chất dinh dưỡng, hạt sẽ từ đất nhú lên; sự nảy mầm đó đại diện cho sự ra đời của một cuộc sống mới. Sự ra đời này cho phép con người nhìn thoáng thấy những dấu chỉ của sự sống. Khi con người có được sự sống, họ sẽ phát triển. Do đó, dựa trên những nền tảng này – dần bước đi đúng hướng trong niềm tin vào Đức Chúa Trời, từ bỏ những quan niệm của riêng mình, và tiếp nhận sự dẫn dắt của Ngài – cuộc sống của con người chắc chắn sẽ từng bước phát triển. Vậy phải đo đếm sự trưởng thành này trên cơ sở nào? Sự trưởng thành được tính theo trải nghiệm của một người với những lời của Đức Chúa Trời và hiểu biết thực sự của họ về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Mặc dù trong giai đoạn phát triển này con người khó diễn tả bằng lời những hiểu biết của họ về Đức Chúa Trời và thực chất của Ngài, nhóm người này không còn chủ quan theo đuổi niềm vui từ sự hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời, hoặc tin Đức Chúa Trời chỉ để theo đuổi mục đích của riêng họ, là để có được ân điển của Ngài. Thay vào đó, họ sẵn sàng theo đuổi cuộc sống theo lời Đức Chúa Trời, và trở thành đối tượng được Ngài cứu rỗi. Thêm vào đó, họ tự tin và sẵn sàng tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Đây là dấu ấn của một con người trong giai đoạn phát triển.
Mặc dù con người trong giai đoạn này đã có một số kiến thức về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, nhưng kiến thức này còn rất mơ hồ và không rõ ràng. Mặc dù họ không thể giải thích rõ ràng điều này, nhưng họ cảm thấy rằng nội tại bản thân đã nắm bắt được một vài điều, bởi họ đã đạt được một chừng mực kiến thức và hiểu biết về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời thông qua hình phạt và phán xét của Ngài. Tuy nhiên, tất cả đều khá hời hợt và còn trong giai đoạn sơ khai. Nhóm người này có quan điểm cụ thể về cách tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, được bày tỏ trong những thay đổi về mục tiêu và phương thức theo đuổi những mục tiêu này của họ. Qua những lời và công tác của Đức Chúa Trời, qua tất cả những yêu cầu của Ngài đối với con người và qua những điều Ngài tỏ lộ về loài người, con người đã thấy được rằng nếu họ vẫn không theo đuổi lẽ thật, vẫn không cố gắng bước vào hiện thực, nếu họ vẫn không tìm cách làm hài lòng hoặc không tìm cách hiểu về Đức Chúa Trời khi trải nghiệm lời Ngài, thì họ sẽ đánh mất ý nghĩa của lòng tin vào Đức Chúa Trời. Họ thấy rằng dù có hưởng ân điển của Đức Chúa Trời tới bao nhiêu thì họ cũng không thể thay đổi được tâm tính của mình, không thể làm hài lòng Đức Chúa Trời hoặc không thể hiểu Ngài, và nếu con người cứ tiếp tục sống trong ân điển của Ngài, họ sẽ không bao giờ trưởng thành, không bao giờ đạt được sự sống hay có thể nhận được sự cứu rỗi. Tóm lại, nếu con người không thể thực sự trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, và không thể hiểu Đức Chúa Trời qua lời Ngài, thì họ sẽ mãi mãi ở giai đoạn hài nhi và không bao giờ tiến được một bước nào trong sự trưởng thành trong đời sống. Nếu ngươi mãi sống trong giai đoạn là một hài nhi, nếu ngươi không bao giờ bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, nếu ngươi không bao giờ xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, nếu ngươi không bao giờ thực sự tin và hiểu về Đức Chúa Trời, thì liệu có khả năng nào Đức Chúa Trời làm cho ngươi được hoàn thiện? Do đó, bất cứ ai bước vào hiện thực lời Đức Chúa Trời, bất cứ ai xem lời Đức Chúa Trời là sự sống, bất cứ ai bắt đầu tiếp nhận hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời, bất cứ ai mà tâm tính sa ngã đã bắt đầu thay đổi và bất cứ ai có trái tim khao khát lẽ thật, ai có ước muốn biết được Đức Chúa Trời và có mong muốn được Đức Chúa Trời cứu rỗi, thì đều là những người thực sự có được sự sống. Đây chính là kiểu người thứ tư, con người trong giai đoạn trẻ nhỏ đang trưởng thành, con người trong giai đoạn ấu thơ.
Kiểu người thứ năm: Giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống, hoặc giai đoạn của con người trưởng thành
Sau khi trải qua giai đoạn bước đi chập chững của thời thơ ấu, một giai đoạn trưởng thành với bao thăng trầm lặp đi lặp lại, cuộc sống của con người đi vào ổn định, sự tấn tới của họ không bị ngắt nhịp và cũng không ai có thể ngáng trở. Mặc dù con đường phía trước vẫn còn gồ ghề và nhiều chông gai nhưng họ không còn yếu đuối hay sợ hãi; và họ không còn dò dẫm tiến lên hoặc bị mất phương hướng. Nền tảng của họ đã bén rễ sâu bền vào những kinh nghiệm thực tế về lời Đức Chúa Trời, và lòng họ bị thu hút bởi phẩm chất và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Họ khao khát được đi theo bước chân của Đức Chúa Trời, để hiểu thực chất của Ngài và thấu hiểu toàn bộ về Ngài.
Con người trong giai đoạn này đã biết rõ phải tin ai, và con người biết rõ lý do tại sao họ nên tin vào Đức Chúa Trời và hiểu ý nghĩa cuộc sống của chính mình; và họ biết rõ rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời bày tỏ đều là lẽ thật. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, họ nhận ra rằng nếu không có sự phán xét và trừng phạt của Đức Chúa Trời, một người sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng hoặc hiểu về Ngài, và sẽ không bao giờ có thể thực sự đến trước Đức Chúa Trời. Trong lòng của những người này là một khao khát mãnh liệt được Đức Chúa Trời thử luyện, để thấy được tâm tính công chính của Ngài khi đang nhận thử luyện, để có được tình yêu thuần khiết hơn, đồng thời có thể thực sự hiểu biết Đức Chúa Trời hơn. Những người thuộc giai đoạn này đã hoàn toàn dứt khỏi giai đoạn hài nhi, giai đoạn hưởng thụ ân điển của Đức Chúa Trời và ăn bánh mì thỏa thích. Họ không còn đặt hy vọng ngông cuồng vào việc khiến Đức Chúa Trời dung thứ và tỏ lòng nhân từ với mình; thay vào đó, họ tự tin đón nhận và hy vọng được Đức Chúa Trời không ngừng trừng phạt và phán xét, để tách bản thân khỏi tâm tính sa ngã và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời, sự theo đuổi của họ, hay các mục tiêu cuối cùng của sự theo đuổi: lòng họ đã tỏ tường về tất cả những điều này. Do đó, con người trong giai đoạn trưởng thành đã hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn đức tin mơ hồ, thoát khỏi giai đoạn dựa vào ân điển để được cứu rỗi, thoát khỏi giai đoạn cuộc sống non nớt không thể chịu đựng được những thử luyện, thoát khỏi giai đoạn mông lung, thoát khỏi giai đoạn dò dẫm, thoát khỏi giai đoạn thường xuyên không nhìn thấy con đường đúng đắn để bước đi, thoát khỏi giai đoạn bấp bênh nóng lạnh thất thường, và thoát khỏi giai đoạn bước theo Đức Chúa Trời với đôi mắt bị che kín. Con người ở giai đoạn này thường xuyên được Đức Chúa Trời khai sáng và soi sáng, và thường xuyên kết nối và giao tiếp thực sự với Ngài. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này đã nắm bắt được một phần ý muốn của Đức Chúa Trời; họ có thể tìm thấy các nguyên tắc của lẽ thật trong mọi việc họ làm; và họ biết làm thế nào để thỏa mãn mong muốn của Đức Chúa Trời. Hơn thế, họ cũng đã tìm thấy con đường để biết đến Đức Chúa Trời và bắt đầu làm chứng cho sự hiểu biết của mình về Ngài. Trong quá trình dần trưởng thành, họ dần có hiểu biết và kiến thức về ý muốn của Đức Chúa Trời, về ý muốn của Ngài khi tạo ra loài người và ý muốn của Ngài trong việc quản lý loài người. Họ cũng dần có hiểu biết và kiến thức về thực chất trong tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Không có quan niệm hay trí tượng tượng chủ quan nào của con người có thể thay thế được kiến thức này. Mặc dù không thể nói rằng trong giai đoạn thứ năm cuộc đời của con người đã hoàn toàn trưởng thành hoặc con người ở giai đoạn này đã công chính hay trọn vẹn, nhưng kiểu người này đã tiến một bước đến giai đoạn trưởng thành trong cuộc sống và đã có thể đến trước Đức Chúa Trời để đối mặt trực tiếp với lời Ngài và với Ngài. Bởi lẽ kiểu người này đã trải nghiệm rất nhiều lời của Đức Chúa Trời, đã trải qua vô số thử luyện và chịu vô số sự sửa dạy, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời nên sự quy phục của họ trước Đức Chúa Trời không phải là tương đối mà là tuyệt đối. Kiến thức của họ về Đức Chúa Trời đã chuyển từ tiềm thức sang kiến thức rõ ràng và chính xác, từ hời hợt đến sâu sắc, từ mờ ảo và mơ hồ đến tỉ mỉ và hữu hình. Họ đã chuyển từ việc dò dẫm vất vả và tìm kiếm thụ động sang kiến thức dễ dàng và chủ động làm chứng. Có thể nói rằng con người trong giai đoạn này có được thực tế của lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, rằng họ đã bước vào con đường dẫn đến sự hoàn thiện như con đường mà Phi-e-rơ đã đi. Đây là kiểu người thứ năm, con người trong trạng thái trưởng thành hay chính là giai đoạn trưởng thành.
– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời