Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham một con trai
Sách sáng thế 17:15-17 Ðức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: còn Sa-rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa-rai nữa; nhưng Sa-ra là tên người đó....
Hoan nghênh tất cả những người tìm kiếm sự xuất hiện của Đức Chúa Trời!
Sách sáng thế 22:16-18 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chánh mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.
Đây là một câu chuyện đầy đủ về phúc lành của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Mặc dù ngắn gọn nhưng nội dung của nó lại phong phú: Nó bao gồm lý do, và nền tảng cho ân tứ của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, và điều Ngài đã ban cho Áp-ra-ham. Nó cũng đầy sự hân hoan và phấn khởi khi Đức Chúa Trời phán những lời này, cũng như sự mong muốn khẩn thiết của Ngài để thu phục những người có thể lắng nghe lời Ngài. Ở đây, chúng ta thấy được sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự ân cần với những ai thuận phục lời Ngài và theo những sự phán dạy của Ngài. Như vậy, chúng ta cũng thấy cái giá mà Ngài trả để thu phục con người, và sự chăm sóc, suy nghĩ mà Ngài đặt vào việc thu phục họ. Hơn nữa, đoạn này, đoạn có chứa những từ “ta lấy chánh mình ta mà thề rằng”, cho chúng ta một cảm nhận mạnh mẽ về sự cay đắng và đau đớn mà Đức Chúa Trời phải chịu và Đức Chúa Trời đơn độc đằng sau công tác của kế hoạch quản lý của Ngài. Đây là một đoạn gợi nhiều suy nghĩ, và là đoạn mang ý nghĩa đặc biệt đối với những ai đến sau, và có tác động sâu sắc đối với họ.
Phúc lành mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham mà chúng ta đọc ở đây có to lớn không? Nó to lớn như thế nào? Có một câu quan trọng ở đây: “Các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước”. Câu này cho thấy rằng Áp-ra-ham đã nhận những phúc lành không được ban cho bất kỳ ai đến trước hay đến sau. Khi Áp-ra-ham, theo sự truyền dạy của Đức Chúa Trời, trả lại đứa con trai duy nhất của ông – đứa con trai yêu dấu duy nhất của ông – cho Đức Chúa Trời (ở đây chúng ta không thể dùng từ “dâng”; chúng ta nên nói ông trả lại con trai ông cho Đức Chúa Trời), Đức Chúa Trời không những đã không để cho Áp-ra-ham dâng Y-sác, mà Ngài còn ban phúc lành cho ông. Ngài đã ban cho Áp-ra-ham lời hứa gì? Ngài ban cho ông lời hứa nhân thêm dòng dõi cho ông. Và sẽ được nhân thêm bao nhiêu lần? Kinh Thánh cung cấp ghi chép như sau: “như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. …các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước”. Bối cảnh để Đức Chúa Trời phán những lời này là gì? Nói như vậy nghĩa là, Áp-ra-ham đã nhận những phúc lành của Đức Chúa Trời như thế nào? Ông đã nhận chúng đúng như Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh: “Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta”. Nghĩa là, bởi vì Áp-ra-ham đã làm theo sự phán dạy của Đức Chúa Trời, bởi ông đã làm mọi điều Đức Chúa Trời phán bảo, yêu cầu, và phán dạy mà không chút than oán, do đó Đức Chúa Trời đã lập lời hứa như thế với ông. Có một câu quan trọng trong lời hứa này đề cập đến những ý nghĩ của Đức Chúa Trời vào lúc đó. Các ngươi có thấy không? Các ngươi có lẽ đã không chú ý nhiều đến những lời Đức Chúa Trời phán rằng “ta lấy chánh mình ta mà thề rằng”. Chúng có nghĩa là, khi Đức Chúa Trời phán ra những lời này, Ngài đang lấy chính mình ra mà thề. Con người đã lấy gì ra thề khi họ tuyên thệ? Họ thề với Trời, nghĩa là, họ tuyên thệ với Đức Chúa Trời và thề với Đức Chúa Trời. Con người có thể không hiểu nhiều về hiện tượng Đức Chúa Trời lấy chính Ngài ra mà thề, nhưng các ngươi sẽ có thể hiểu khi Ta cung cấp cho các ngươi lời giải thích chính xác. Đối diện với một người chỉ có thể nghe lời Ngài nhưng không hiểu lòng Ngài, Đức Chúa Trời một lần nữa cảm thấy cô đơn và bối rối. Trong sự tuyệt vọng – và có thể nói là trong tiềm thức – Đức Chúa Trời đã làm điều rất tự nhiên: Đức Chúa Trời đặt tay Ngài lên tim và gọi chính Ngài khi ban lời hứa này cho Áp-ra-ham, và từ đây con người nghe Đức Chúa Trời phán “ta lấy chánh mình ta mà thề rằng”. Thông qua những hành động của Đức Chúa Trời, ngươi có thể nghĩ về bản thân mình. Khi ngươi đặt tay lên tim và tự nói với chính mình, ngươi có ý tưởng rõ ràng về điều mình đang nói không? Thái độ của ngươi có chân thành không? Ngươi có nói một cách thẳng thắn, bằng tấm lòng mình không? Do vậy, chúng ta thấy ở đây rằng khi Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, Ngài tha thiết và chân thành. Đồng thời khi phán và ban phúc lành cho Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời cũng nói với chính Ngài. Ngài đã nói với chính Ngài rằng: Ta sẽ ban phúc lành cho Áp-ra-ham, và làm cho dòng dõi ông ta nhiều như sao trên trời và đông như cát bờ biển, bởi vì ông đã nghe lời Ta và ông là người Ta chọn. Khi Đức Chúa Trời phán “Ta lấy chánh mình ta mà thề rằng”, Đức Chúa Trời đã quyết rằng nơi Áp-ra-ham, Ngài sẽ sản sinh dân sự được chọn của Y-sơ-ra-ên, sau đó Ngài sẽ dẫn những người này tiến nhanh với công tác của Ngài. Nghĩa là, Đức Chúa Trời sẽ ấn định con cháu Áp-ra-ham mang công tác quản lý của Đức Chúa Trời, và công tác của Đức Chúa Trời cùng những điều được bày tỏ bởi Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu với Áp-ra-ham và sẽ tiếp tục nơi các con cháu Áp-ra-ham, bởi đó thực hiện được mong muốn cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Các ngươi nói sao, đây không phải là phúc lành ư? Đối với con người, không có phúc lành nào vĩ đại hơn thế; có thể nói đây là phúc lành vĩ đại nhất. Phúc lành mà Áp-ra-ham đã có được không phải là sự nhân thêm dòng dõi của ông, mà là việc Đức Chúa Trời đạt được sự quản lý của Ngài, sự ủy nhiệm của Ngài, và công tác của Ngài nơi các con cháu của Áp-ra-ham. Điều này nghĩa là những phúc lành mà Áp-ra-ham có được không phải là tạm thời, mà là liên tục khi kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời diễn tiến. Khi Đức Chúa Trời phán dạy, khi Đức Chúa Trời lấy chính Ngài ra mà thề, thì Ngài đã quyết. Quá trình của sự quyết tâm này có chân thật không? Nó có thực tế không? Đức Chúa Trời đã quyết rằng, từ lúc đó trở đi, những nỗ lực của Ngài, cái giá mà Ngài trả, việc Ngài có gì và là gì, mọi thứ của Ngài, và thậm chí sự sống của Ngài, sẽ được ban cho Áp-ra-ham và các con cháu của Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời cũng đã quyết rằng, bắt đầu từ nhóm người này, Ngài sẽ tỏ hiện những việc làm của Ngài, và cho phép con người thấy được sự khôn ngoan, thẩm quyền và quyền năng của Ngài.
Cùng lúc nói với chính Ngài, Đức Chúa Trời cũng phán với Áp-ra-ham, nhưng Áp-ra-ham ngoài việc nghe những phúc lành mà Đức Chúa Trời ban cho mình, liệu ông có thể hiểu tâm ý thật của Đức Chúa Trời trong tất cả những lời của Ngài vào khoảnh khắc đó không? Ông không hiểu! Như vậy, vào khoảnh khắc đó, khi Đức Chúa Trời lấy chính Ngài ra mà thề, lòng Ngài vẫn cô đơn và âu sầu. Vẫn không một người nào có thể hiểu hay thấu hiểu Ngài dự định và lên kế hoạch những gì. Vào khoảnh khắc đó, không ai – kể cả Áp-ra-ham – có thể nói chuyện riêng tư với Ngài, càng không có bất kỳ ai có thể phối hợp với Ngài để làm công tác mà Ngài phải làm. Ở bề ngoài, Đức Chúa Trời đã thu phục Áp-ra-ham, người có thể thuận phục Ngài. Nhưng trên thực tế, nhận thức của người này về Đức Chúa Trời hầu như là không có gì cả. Ngay cả khi Đức Chúa Trời đã ban phúc lành cho Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời vẫn không thỏa lòng. Ngài không thỏa mãn có nghĩa là gì? Nghĩa là sự quản lý của Ngài chỉ mới bắt đầu, nghĩa là những người mà Ngài muốn thu phục, những người mà Ngài khao khát nhìn thấy, những người Ngài yêu thương, vẫn còn xa cách Ngài; Ngài cần thời gian, Ngài cần chờ đợi, Ngài cần kiên nhẫn. Bởi vào lúc ấy, ngoài chính Đức Chúa Trời, không ai biết Ngài cần gì, hay Ngài mong muốn thu phục gì, hay Ngài mong mỏi điều gì. Như vậy, vào lúc Đức Chúa Trời cảm thấy rất phấn khởi, Đức Chúa Trời cũng cảm thấy nặng lòng. Tuy nhiên Ngài đã không dừng bước, và Ngài tiếp tục lên kế hoạch cho bước tiếp theo mà Ngài phải làm.
Các ngươi thấy gì ở lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham? Đức Chúa Trời đã ban những phúc lành vĩ đại trên Áp-ra-ham đơn giản là vì ông đã thuận phục Đức Chúa Trời. Mặc dù ở bề ngoài, điều này có vẻ bình thường và là lẽ đương nhiên, nhưng trong đó chúng ta thấy được lòng Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời đặc biệt trân quý sự thuận phục của con người với Ngài, và nâng niu sự hiểu biết về Ngài và sự chân thành của con người đối với Ngài. Đức Chúa Trời nâng niu sự chân thành này nhiều như thế nào? Các ngươi có thể không hiểu Ngài nâng niu nó nhiều như thế nào, và có thể không ai nhận ra nó. Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham một con trai, và khi đứa con trai đó lớn lên, Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham dâng con trai ông cho Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham đã theo đúng từng lời phán dạy của Đức Chúa Trời, ông đã thuận phục Đức Chúa Trời, và sự chân thành của ông đã khiến Đức Chúa Trời cảm động và được Đức Chúa Trời trân quý. Đức Chúa Trời trân quý điều đó nhiều như thế nào? Và tại sao Ngài lại trân quý nó? Vào lúc không ai thấu hiểu lời Đức Chúa Trời hay hiểu lòng Ngài, Áp-ra-ham đã làm điều khiến các từng trời rung chuyển và đất chấn động, và nó làm Đức Chúa Trời cảm nhận cảm giác thỏa mãn chưa từng có, và đã mang đến cho Đức Chúa Trời niềm vui khi thu phục được người có thể thuận phục Ngài. Sự thỏa mãn và niềm vui này đến từ một loài thọ tạo mà chính tay Đức Chúa Trời tạo nên, và là “của lễ” đầu tiên mà con người đã dâng lên Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời trân quý nhất, kể từ khi con người được tạo dựng. Đức Chúa Trời đã vất vả chờ đợi của lễ này, và Ngài xem nó như món quà đầu tiên và quan trọng nhất từ con người, loài mà Ngài đã tạo nên. Nó cho Đức Chúa Trời thấy thành quả đầu tiên từ những nỗ lực của Ngài và cái giá mà Ngài đã trả, và nó cho Ngài thấy niềm hy vọng nơi nhân loại. Sau đó, Đức Chúa Trời đã có niềm khao khát thậm chí to lớn hơn nữa về một nhóm người như thế đồng hành cùng Ngài, đối đãi với Ngài bằng sự chân thành, và quan tâm đến Ngài bằng sự chân thành. Đức Chúa Trời thậm chí hy vọng rằng Áp-ra-ham sẽ tiếp tục sống, bởi Ngài muốn có một tấm lòng như của Áp-ra-ham để đồng hành cùng Ngài và ở cùng Ngài khi Ngài tiếp tục sự quản lý của mình. Cho dù Đức Chúa Trời muốn gì thì đó cũng chỉ là một ước muốn, chỉ là một ý tưởng – bởi Áp-ra-ham đơn thuần là một người có thể thuận phục Ngài, và không có chút hiểu biết hay nhận thức nào về Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham là người kém xa các tiêu chuẩn trong yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, đó là: biết đến Đức Chúa Trời, có thể chứng thực cho Đức Chúa Trời, và có thể đồng tâm hợp ý với Đức Chúa Trời. Như vậy, Áp-ra-ham không thể bước đi cùng Đức Chúa Trời. Trong việc Áp-ra-ham dâng Y-sác, Đức Chúa Trời đã thấy sự chân thành và thuận phục của Áp-ra-ham, và thấy rằng ông đã chịu được sự kiểm tra của Đức Chúa Trời nơi ông. Mặc dù Đức Chúa Trời đã chấp nhận sự chân thành và thuận phục của ông, ông vẫn không đáng được trở thành bạn tâm tình của Đức Chúa Trời, trở thành ai đó biết và hiểu Đức Chúa Trời, và ai đó biết nhiều về tâm tính của Đức Chúa Trời; ông còn lâu mới đồng tâm hợp ý được với Đức Chúa Trời và tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Như vậy, trong lòng Ngài, Đức Chúa Trời vẫn cô đơn và lo lắng. Đức Chúa Trời càng trở nên cô đơn và lo lắng, Ngài càng cần phải tiếp tục công tác quản lý của Ngài sớm nhất có thể, và có thể chọn lựa, thu phục một nhóm người để hoàn thành kế hoạch quản lý của Ngài và hoàn thành ý chỉ của Ngài sớm nhất có thể. Đây là mong muốn tha thiết của Đức Chúa Trời, và nó vẫn không đổi kể từ buổi đầu cho đến hôm nay. Kể từ khi Đức Chúa Trời tạo ra con người vào lúc ban đầu, Ngài đã mong mỏi một nhóm những người đắc thắng, một nhóm người có thể hiểu, nắm bắt và biết được tâm tính của Ngài, sẽ đồng hành với Ngài. Tâm ý này của Đức Chúa Trời chưa bao giờ thay đổi. Bất kể Ngài còn phải đợi bao lâu nữa, bất kể con đường phía trước có thể khó khăn như thế nào, và bất kể những mục tiêu mà Ngài mong muốn có thể xa xôi ra sao, Đức Chúa Trời cũng không bao giờ thay đổi hay từ bỏ những kỳ vọng của Ngài đối với con người. Giờ đây khi Ta đã nói điều này, các ngươi có nhận ra điều gì đó về tâm ý của Đức Chúa Trời không? Có lẽ điều mà các ngươi đã nhận ra không quá sâu sắc – nhưng nó sẽ đến dần dần!
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?
Sách sáng thế 17:15-17 Ðức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: còn Sa-rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa-rai nữa; nhưng Sa-ra là tên người đó....
Sách sáng thế 22:2-3 Ðức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm...