Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham một con trai

26/09/2020

1. Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham một con trai

Sách sáng thế 17:15-17 Ðức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: còn Sa-rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa-rai nữa; nhưng Sa-ra là tên người đó. Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ cho ngươi một con trai, Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc; những vua của các dân tộc sẽ do nơi nàng mà ra. Áp-ra-ham bèn sấp mình xuống đất, cười và nói thầm rằng: Hồ dễ người đã trăm tuổi rồi, mà sanh con được chăng? Còn Sa-ra, tuổi đã chín mươi, sẽ sanh sản được sao?

Sách sáng thế 17:21-22 Nhưng ta sẽ lập giao ước ta cùng Y-sác, độ khoảng nầy năm tới Sa-ra phải sanh cho ngươi. Khi Ðức Chúa Trời đã phán xong, thì Ngài từ Áp-ra-ham ngự lên.

2. Áp-ra-ham dâng Y-sác

Sách sáng thế 22:2-3 Ðức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho. Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình, là Y-sác, cùng đi; người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Ðức Chúa Trời đã truyền dạy.

Sách sáng thế 22:9-10 Họ đến chốn Ðức Chúa Trời đã phán dạy; tại đó, Áp-ra-ham lập bàn thờ, chất củi lên, trói Y-sác con mình lại, để lên đống củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình.

Không ai có thể cản trở công tác mà Đức Chúa Trời quyết tâm thực hiện

Như vậy, tất cả các ngươi vừa nghe câu chuyện về Áp-ra-ham. Ông được Đức Chúa Trời chọn sau trận lụt hủy diệt thế gian, tên ông là Áp-ra-ham, và khi ông được một trăm tuổi và vợ ông Sa-ra chín mươi tuổi, lời hứa của Đức Chúa Trời đến với ông. Đức Chúa Trời đã có lời hứa gì với ông? Đức Chúa Trời đã hứa điều được nói đến trong Kính Thánh: “Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ cho ngươi một con trai”. Bối cảnh lời hứa của Đức Chúa Trời về việc ban cho ông một con trai là gì? Kinh Thánh cung cấp bản ghi sau: “Áp-ra-ham bèn sấp mình xuống đất, cười và nói thầm rằng: Hồ dễ người đã trăm tuổi rồi, mà sanh con được chăng? Còn Sa-ra, tuổi đã chín mươi, sẽ sanh sản được sao?” Nói cách khác, cặp đôi có tuổi này đã quá già để có con. Và Áp-ra-ham đã làm gì sau khi Đức Chúa Trời hứa với ông? Ông đã sấp mình xuống đất mà cười, và tự nhủ rằng: “Hồ dễ người đã trăm tuổi rồi, mà sanh con được chăng?” Áp-ra-ham đã tin rằng điều đó là không thể – nghĩa là ông đã tin rằng lời hứa của Đức Chúa Trời chẳng khác gì một lời nói đùa. Từ góc độ của con người, đây là điều mà con người không thể đạt được, và tương tự cũng không thể đạt được và cũng là bất khả thi đối với Đức Chúa Trời. Có lẽ, đối với Áp-ra-ham, điều đó buồn cười: Đức Chúa Trời đã tạo ra con người, ấy thế mà Ngài có vẻ phần nào không nhận biết rằng một người quá già thì không có khả năng có con; Đức Chúa Trời nghĩ Ngài có thể cho phép tôi có con, Ngài nói rằng Ngài sẽ ban cho tôi một con trai – chắc chắn rằng điều đó là không thể! Do vậy, Áp-ra-ham sấp mình xuống đất mà cười, thầm nhủ rằng: Không thể được – Đức Chúa Trời đang đùa với tôi đây, điều này không thể thật được! Ông đã không coi những lời của Đức Chúa Trời là nghiêm túc. Như vậy, trong mắt Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham là loại người gì? (Công chính.) Chỗ nào tuyên bố rằng ông là người công chính? Các ngươi nghĩ rằng tất cả những người mà Đức Chúa Trời triệu gọi đều công chính và hoàn thiện, rằng họ đều là những người bước đi cùng Đức Chúa Trời. Các ngươi tuân giữ học thuyết! Các ngươi phải thấy rõ rằng khi Đức Chúa Trời xác định ai đó, Ngài không làm như thế một cách tùy tiện. Ở đây, Đức Chúa Trời đã không nói rằng Áp-ra-ham là công chính. Trong lòng Ngài, Đức Chúa Trời có những tiêu chuẩn để đánh giá mỗi người. Mặc dù Đức Chúa Trời đã không nói rằng Áp-ra-ham là loại người gì, thì về cách cư xử của ông, Áp-ra-ham đã có dạng đức tin nào nơi Đức Chúa Trời? Liệu có phải nó hơi trừu tượng không? Hay là ông có đức tin vĩ đại? Không, ông không có! Việc ông cười và những ý nghĩ của ông cho thấy ông là ai, do đó việc các ngươi tin rằng ông là công chính cũng chỉ là điều bịa đặt của trí tưởng tượng của các ngươi, đó là sự áp dụng học thuyết một cách mù quáng, và là một sự đánh giá không có trách nhiệm. Đức Chúa Trời có thấy Áp-ra-ham cười và những biểu hiện của ông không? Ngài có biết chúng không? Đức Chúa Trời có biết. Nhưng liệu Đức Chúa Trời có thay đổi những gì Ngài đã quyết làm không? Không! Khi Đức Chúa Trời lên kế hoạch và quyết rằng Ngài sẽ chọn người này thì chuyện đã hoàn thành. Cả những ý nghĩ lẫn cách cư xử của con người đều không chút ảnh hưởng hay gây trở ngại cho Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời sẽ không tùy tiện thay đổi kế hoạch của Ngài, cũng không thay đổi một cách bốc đồng hay làm xáo trộn kế hoạch của Ngài bởi hành xử của con người, kể cả cách hành xử ngu dốt. Vậy thì, điều gì được viết trong Sách sáng thế 17:21-22? “Nhưng ta sẽ lập giao ước ta cùng Y-sác, độ khoảng nầy năm tới Sa-ra phải sanh cho ngươi. Khi Ðức Chúa Trời đã phán xong, thì Ngài từ Áp-ra-ham ngự lên”. Đức Chúa Trời đã không hề chú ý đến những gì Áp-ra-ham nghĩ hay nói. Lý do cho sự coi nhẹ này của Ngài là gì? Đó là vì, vào lúc ấy, Đức Chúa Trời không yêu cầu rằng con người có đức tin to lớn, hoặc rằng họ có kiến thức rộng lớn về Đức Chúa Trời, hoặc, hơn thế nữa, rằng họ có thể hiểu được điều Đức Chúa Trời thực hiện và phán dạy. Do vậy, Đức Chúa Trời đã không yêu cầu con người hiểu hết những gì Ngài quyết tâm làm, hay những người Ngài quyết tâm chọn, hay những nguyên tắc cho các hành động của Ngài, bởi vóc giạc của con người đơn thuần là không đủ. Vào lúc đó, Đức Chúa Trời xem bất cứ điều gì Áp-ra-ham làm và bất cứ sự cư xử nào của ông đều là bình thường. Ngài đã không lên án hay quở trách, mà chỉ phán: “độ khoảng nầy năm tới Sa-ra phải sanh Y-sác cho ngươi”. Đối với Đức Chúa Trời, sau khi Ngài tuyên bố những lời này, thì vấn đề này đã từng bước một trở thành sự thật; trong mắt Đức Chúa Trời, điều phải được hoàn thành bởi kế hoạch của Ngài đã đạt được. Sau khi sắp xếp việc này xong, Đức Chúa Trời đã rời đi. Con người làm gì hay nghĩ gì, con người hiểu gì, các kế hoạch của con người – không điều nào trong số này có bất kỳ mối liên hệ gì với Đức Chúa Trời. Mọi điều diễn tiến theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, theo những thời điểm và và giai đoạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Đó là nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không can thiệp vào bất cứ điều gì con người nghĩ hay biết, Ngài cũng không bỏ kế hoạch của Ngài hay loại bỏ công tác của Ngài chỉ vì con người không tin hay không hiểu. Những sự việc bởi thế được hoàn thành theo kế hoạch và ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Đây chính là điều chúng ta thấy trong Kinh Thánh: Đức Chúa Trời khiến cho Y-sác được sinh ra vào thời điểm Ngài định. Liệu những thực tế có chứng tỏ rằng hành vi hay cách cư xử của con người làm cản trở công tác của Đức Chúa Trời không? Chúng đã không cản trở công tác của Đức Chúa Trời! Liệu đức tin nhỏ nhoi của con người nơi Đức Chúa Trời, và những ý niệm, sự tưởng tượng của họ về Đức Chúa Trời có ảnh hưởng đến công tác của Đức Chúa Trời không? Không, chúng không ảnh hưởng! Không một chút nào! Kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ con người, sự việc, hay môi trường nào. Tất cả những gì Ngài đã quyết làm thì sẽ được làm trọn vẹn và hoàn thành đúng lúc và theo kế hoạch của Ngài, và công tác của Ngài không thể bị can thiệp bởi bất kỳ người nào. Đức Chúa Trời bỏ qua những phương diện nhất định của sự ngu dốt và thiếu hiểu biết của con người, và thậm chí những phương diện nhất định của sự chống đối và những ý niệm của con người đối với Ngài, và Ngài làm công tác mà Ngài phải làm bất kể thế nào. Đây là tâm tính của Đức Chúa Trời, và nó là một sự phản ánh quyền tuyệt đối của Ngài.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger