Tôi đã đọc Kinh Thánh “Gióp” và thấy rằng Gióp là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, ông đã vượt qua nhiều sự cám dỗ và tấn công của Sa-tan, đứng vững làm chứng và được Đức Chúa Trời ban phước. Tôi muốn tìm cầu một chút, làm thế nào tôi có thể đạt được sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác?
Lời Đức Chúa Trời có liên quan:
Một hữu thể thọ tạo đích thực phải biết Đấng Tạo Hóa là ai, việc tạo dựng con người để làm gì, thực hiện những trách nhiệm của một hữu thể thọ tạo như thế nào, và thờ phượng Đức Chúa Trời của mọi sự tạo dựng như thế nào, phải hiểu, nắm bắt, nhận biết và quan tâm đến những ý định, mong muốn, và yêu cầu của Đấng Tạo Hóa, và phải hành động phù hợp với đường lối của Đấng Tạo Hóa – kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.
Kính sợ Đức Chúa Trời là gì? Và người ta có thể lánh khỏi điều ác như thế nào?
“Kính sợ Đức Chúa Trời” không có nghĩa là khiếp đảm và ghê sợ khôn tả, cũng không phải là lẩn tránh, cũng không phải là giữ khoảng cách, cũng không phải là sùng bái hay mê tín. Thay vào đó, đó là sự ngưỡng mộ, kính mến, tin cậy, hiểu biết, quan tâm, vâng lời, hiến dâng, yêu thương, cũng như thờ phượng, đền đáp và quy phục không điều kiện và không ca thán. Không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự ngưỡng mộ đích thực, sự tin cậy đích thực, sự hiểu biết đích thực, sự quan tâm hay vâng lời đích thực, mà chỉ khiếp sợ và bất an, chỉ hoài nghi, hiểu lầm, thoái thác, và lẩn tránh; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự hiến dâng và đền đáp đích thực; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự thờ phượng và quy phục đích thực, chỉ sùng bái và mê tín mù quáng; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người không thể hành động phù hợp với đường lối của Đức Chúa Trời, hay kính sợ Đức Chúa Trời, hay lánh khỏi điều ác. Trái lại, mọi hoạt động và hành vi mà con người thực hiện sẽ đầy sự phản nghịch và bất chấp, đầy những quy tội vu khống và những phán xét ác ý về Ngài, và đầy những việc hành ác trái với lẽ thật và ý nghĩa thật của lời Đức Chúa Trời.
Một khi con người có sự tin cậy đích thực ở Đức Chúa Trời, họ sẽ thật sự theo Ngài và nương tựa vào Ngài; chỉ với sự tin cậy và nương tựa thật sự vào Đức Chúa Trời mà con người mới có thể có sự hiểu biết và lĩnh hội đích thực; đi cùng với sự hiểu thấu thật sự về Đức Chúa Trời là sự quan tâm thật sự dành cho Ngài; chỉ với sự quan tâm thật sự dành cho Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự vâng lời đích thực; chỉ với sự vâng lời đích thực với Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự hiến dâng đích thực; chỉ có sự hiến dâng đích thực với Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự đền đáp vô điều kiện và không ca thán; chỉ với sự tin cậy và nương tựa đích thực, sự hiểu biết và quan tâm đích thực, sự vâng lời đích thực, sự hiến dâng và đền đáp đích thực mà con người mới thật sự hiểu được tâm tính và thực chất Đức Chúa Trời, và biết thân phận của Đấng Tạo Hóa; chỉ khi thật sự biết được về Đấng Tạo Hóa, con người mới có thể đánh thức sự thờ phượng và quy phục đích thực bên trong mình; chỉ khi họ có sự thờ phượng và quy phục thật sự với Đấng Tạo Hóa, con người mới có thể thật sự dẹp bỏ những cách thức tà ác của mình, nghĩa là lánh khỏi điều ác.
Điều này cấu thành toàn bộ quá trình “kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác”, và cũng là nội dung trong toàn bộ sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Đây là con đường phải đi qua để đạt được sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.
– Lời tựa, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Trước hết, chúng ta biết rằng tâm tính của Đức Chúa Trời là sự oai nghi và thạnh nộ; Ngài không phải là con chiên bị giết bởi bất kỳ ai, càng không phải là một con rối bị con người điều khiển theo cách họ muốn. Ngài cũng không phải là một khối không khí bị người ta thao túng. Nếu ngươi thực sự tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, thì ngươi nên có một lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và ngươi nên biết rằng thực chất của Ngài không phải là để bị chọc giận. Sự giận dữ này có thể gây ra bởi một lời nói, hoặc có thể bởi một suy nghĩ, hoặc có thể bởi kiểu hành vi xấu xa nào đó, hoặc thậm chí bởi hành vi ôn hòa – hành vi mà trong mắt và đạo đức của con người có thể cho qua; hoặc, có lẽ nó bị khiêu khích bởi một giáo lý hoặc một lý thuyết. Tuy nhiên, một khi ngươi đã chọc giận Đức Chúa Trời, thì cơ hội của ngươi không còn và những ngày cuối cùng của ngươi đã đến. Đây là một điều khủng khiếp! Nếu ngươi không hiểu rằng không được xúc phạm Đức Chúa Trời, thì có lẽ ngươi không sợ Ngài, và có thể ngươi đang thường xuyên xúc phạm Ngài. Nếu ngươi không biết cách kính sợ Đức Chúa Trời, thì ngươi không thể kính sợ Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ không biết cách để đặt mình vào con đường đi theo đường lối của Đức Chúa Trời – kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Một khi ngươi bắt đầu nhận thức và ý thức rằng không được xúc phạm Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ biết kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác chính là gì.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Mặc dù thực chất của Đức Chúa Trời có một yếu tố về tình yêu thương, và Ngài có lòng thương xót đối với từng người một, nhưng con người đã bỏ qua và quên đi thực tế là tôn nghiêm cũng là một thực chất của Ngài. Việc Ngài có tình yêu thương không có nghĩa là con người có thể tự do xúc phạm Ngài, mà không gợi trong Ngài cảm xúc hay phản ứng gì, và thực tế là Ngài có lòng thương xót cũng không có nghĩa là Ngài không có nguyên tắc trong cách đối xử với con người. Đức Chúa Trời là hằng sống; Ngài thực sự hiện hữu. Ngài không phải là một con rối được tưởng tượng ra hay bất kỳ vật thể nào khác. Trong khi Ngài hiện hữu, chúng ta nên cẩn thận lắng nghe tiếng lòng của Ngài mọi lúc, chú ý kỹ đến thái độ của Ngài và bắt đầu hiểu cảm nhận của Ngài. Chúng ta không nên dùng trí tưởng tượng của con người để định nghĩa Đức Chúa Trời, và cũng không nên áp đặt những suy nghĩ và ước muốn của con người lên Ngài, làm cho Đức Chúa Trời đối xử với con người theo cách thức của con người dựa trên những sự tưởng tượng của con người. Nếu ngươi làm điều này, thì ngươi đang chọc giận Đức Chúa Trời, đang kích động cơn thạnh nộ của Ngài, và thách thức phẩm cách của Ngài! Do đó, một khi các ngươi đã bắt đầu hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, Ta khuyên mỗi một người các ngươi hãy cẩn thận và thận trọng trong hành động của mình. Cũng hãy cẩn thận và thận trọng trong lời nói – về cách đối xử với Đức Chúa Trời, các ngươi càng cẩn thận và thận trọng thì càng tốt! Khi ngươi không hiểu được thái độ của Đức Chúa Trời, hãy kiềm chế nói năng bất cẩn, đừng sơ suất trong hành động của mình, và đừng chụp mũ một cách tùy ý. Thậm chí quan trọng hơn, đừng đi đến bất kỳ kết luận nào một cách tùy tiện. Thay vào đó, ngươi nên chờ đợi và tìm kiếm; những hành động này cũng là một biểu hiện của việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trên hết, nếu ngươi có thể đạt được điều này, và trên hết, nếu ngươi có thái độ này, thì Đức Chúa Trời sẽ không trách cứ ngươi vì sự ngớ ngẩn, ngu dốt và thiếu hiểu biết về những lý do đằng sau các sự việc. Thay vào đó, nhờ thái độ e sợ xúc phạm đến Đức Chúa Trời, tôn trọng ý định của Ngài và sẵn lòng vâng lời Ngài của ngươi, mà Đức Chúa Trời sẽ nhớ đến ngươi, dẫn dắt và khai sáng ngươi, hoặc khoan dung cho sự non nớt và thiếu hiểu biết của ngươi. Ngược lại, nếu ngươi có thái độ bất kính đối với Ngài – phán xét Ngài tùy thích hoặc tùy tiện phán đoán và định nghĩa các tư tưởng của Ngài – thì Đức Chúa Trời sẽ lên án ngươi, sửa dạy ngươi, và thậm chí trừng phạt ngươi; hoặc là, Ngài có thể đưa ra sự nhận xét về ngươi. Có thể sự nhận xét này sẽ bao gồm kết cục của ngươi. Do đó, Ta muốn nhấn mạnh một lần nữa: Từng người các ngươi nên cẩn thận và cẩn trọng về mọi thứ đến từ Đức Chúa Trời. Đừng nói năng một cách bất cẩn, và đừng sơ suất trong các hành động của mình. Trước khi ngươi nói bất cứ điều gì, ngươi nên dừng lại và suy nghĩ: Liệu hành động này của tôi có chọc giận Đức Chúa Trời không? Khi làm điều đó, tôi có tôn kính Đức Chúa Trời không? Thậm chí trong những vấn đề đơn giản, ngươi cũng nên cố gắng tìm hiểu những câu hỏi này, và dành nhiều thời gian hơn để xem xét chúng. Nếu ngươi có thể thực sự thực hành theo những nguyên tắc này trong mọi phương diện, trong mọi sự việc, trong mọi lúc, và áp dụng một thái độ như thế đặc biệt là khi ngươi không hiểu điều gì đó, thì Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn dẫn dắt ngươi và cung cấp cho ngươi một con đường để đi theo.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống, và giống như con người hành xử khác nhau trong những tình huống khác nhau, thái độ của Ngài đối với những hành vi này cũng khác nhau bởi vì Ngài không phải là một con rối mà Ngài cũng không phải là một khối không khí. Nhận biết được thái độ của Đức Chúa Trời là một mưu cầu đáng giá đối với nhân loại. Thông qua việc biết được thái độ của Đức Chúa Trời, con người nên học cách để có thể có được sự hiểu biết về tâm tính của Đức Chúa Trời từng chút một và bắt đầu hiểu được lòng Ngài. Khi ngươi dần dần bắt đầu hiểu được lòng Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không cảm thấy việc kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác là một việc khó thực hiện đến thế. Hơn nữa, khi ngươi hiểu được Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không thể đưa ra kết luận về Ngài như vậy. Một khi ngươi đã ngừng đưa ra những kết luận về Đức Chúa Trời, ngươi sẽ ít có khả năng xúc phạm đến Ngài, và khi ngươi không hề nhận ra điều đó, Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt ngươi để có được sự hiểu biết về Ngài; điều này sẽ làm lòng ngươi tràn đầy sự tôn kính dành cho Ngài. Sau đó ngươi sẽ ngừng định nghĩa Đức Chúa Trời thông qua các giáo lý, câu chữ, và những lý thuyết mà ngươi đã nắm vững. Thay vào đó, bằng việc thường xuyên tìm kiếm những ý định của Đức Chúa Trời trong mọi sự, ngươi sẽ vô thức trở thành người hợp lòng Đức Chúa Trời.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Trong mỗi thời đại, trong khi làm việc giữa con người, Đức Chúa Trời ban cho họ một số lời và cho họ biết một vài lẽ thật. Những lẽ thật này đóng vai trò là đường lối mà con người nên tuân thủ, đường lối mà con người nên bước vào, đường lối làm cho họ kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, đường lối mà con người nên đưa vào thực hành và tuân theo trong cuộc sống và trong suốt hành trình cuộc đời của mình. Chính vì những lý do này mà Đức Chúa Trời bày tỏ những lời này với loài người. Những lời đến từ Đức Chúa Trời này nên được con người tuân theo, và tuân theo chúng là nhận được sự sống. Nếu một người không tuân theo chúng, không đưa chúng vào thực hành, và không sống bày tỏ ra lời Đức Chúa Trời trong đời mình, thì người này đang không đưa lẽ thật vào thực hành. Hơn nữa, nếu con người đang không đưa lẽ thật vào thực hành, thì họ đang không kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, mà cũng không thể làm Đức Chúa Trời thỏa lòng. Những ai không có khả năng làm Đức Chúa Trời thỏa lòng thì không thể nhận được sự khen ngợi của Ngài, và những người như thế không có hậu.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Đi trong đường lối của Đức Chúa Trời không phải là việc tuân theo các quy tắc bề ngoài; đúng hơn, nó có nghĩa là khi ngươi gặp phải một vấn đề, trước hết ngươi xem nó là một tình huống đã được Đức Chúa Trời sắp đặt, một trách nhiệm mà Ngài đã giao cho ngươi, hoặc một nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cho ngươi. Khi đối diện vấn đề này, ngươi thậm chí nên xem nó như là một sự thử luyện mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho ngươi. Khi ngươi gặp vấn đề này, ngươi phải có một tiêu chuẩn trong lòng, và ngươi phải nghĩ rằng vấn đề này đã đến từ Đức Chúa Trời. Ngươi phải nghĩ cách xử lý nó theo cách mà ngươi có thể hoàn thành trách nhiệm của mình trong khi vẫn trung tín với Đức Chúa Trời, cũng như là làm điều đó như thế nào mà không khiến Ngài giận dữ hoặc xúc phạm tâm tính của Ngài. … để giữ đường lối của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể bỏ qua bất kỳ điều gì xảy ra đối với chúng ta hoặc xung quanh chúng ta, ngay cả những điều nhỏ nhặt; dù chúng ta có suy nghĩ mình nên chú ý đến nó hay không, miễn là bất kỳ vấn đề nào mà chúng ta đang đối mặt thì chúng ta không được bỏ qua nó. Tất cả mọi thứ xảy ra nên được xem như là những thử luyện mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chúng ta. Ngươi nghĩ thế nào về cách nhìn nhận sự việc này? Nếu ngươi có kiểu thái độ này, thì điều đó xác nhận một sự thật: Trong thâm tâm, ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và sẵn sàng lánh khỏi điều ác. Nếu ngươi có mong muốn làm Đức Chúa Trời thỏa lòng như thế này, thì những gì ngươi đưa vào thực hành sẽ không còn xa để đáp ứng tiêu chuẩn kính sợ Đức Chúa Trời và tránh khỏi điều ác.
Thường có những người tin rằng những vấn đề mà con người không chú ý nhiều và không đề cập đến thường xuyên chỉ là những chuyện nhỏ nhặt không liên quan gì đến việc đưa lẽ thật vào thực hành. Khi đối diện với một vấn đề như thế, những người này không suy nghĩ nhiều về nó, và sau đó họ để nó trôi qua. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề này là một bài học mà ngươi nên học – một bài học về việc làm thế nào để kính sợ Đức Chúa Trời và làm thế nào để lánh khỏi điều ác. Hơn nữa, điều mà ngươi càng nên quan tâm nhiều hơn nữa là việc biết Đức Chúa Trời đang làm gì khi vấn đề này nảy sinh đối với ngươi. Đức Chúa Trời ở ngay bên cạnh ngươi, quan sát từng lời nói và hành động của ngươi, dõi theo mọi việc ngươi làm và những thay đổi xảy ra trong suy nghĩ của ngươi – đây là công tác của Đức Chúa Trời. Một số người hỏi: “Nếu điều đó đúng, thì tại sao con đã không cảm nhận được nó?” Ngươi đã không cảm nhận được nó bởi vì ngươi không tuân theo đường lối kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác như là con đường chính yếu của mình; do đó ngươi không thể cảm nhận được công việc tinh tế mà Đức Chúa Trời làm trong con người, điều biểu lộ theo những ý tưởng và hành động khác nhau của con người. Ngươi thật là một người đãng trí! Vấn đề lớn là gì? Vấn đề nhỏ là gì? Những vấn đề liên quan đến việc đi trong đường lối của Đức Chúa Trời không được phân chia thành vấn đề lớn hay nhỏ, nhưng các ngươi có thể chấp nhận điều đó không? (Chúng con có thể chấp nhận điều đó.) Về những vấn đề diễn ra hàng ngày, có một vài vấn đề mà con người xem là rất lớn và quan trọng, và những chuyện khác được xem là những vấn đề vặt vãnh. Con người thường xem những vấn đề lớn này là rất quan trọng, và họ coi như chúng được Đức Chúa Trời đưa đến. Tuy nhiên, khi những vấn đề lớn này diễn ra, do vóc giạc non nớt của con người và vì tố chất kém của họ, con người thường không đủ khả năng thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, không thể nhận được bất kỳ sự mặc khải nào, và không thể có được bất kỳ kiến thức thực tế nào có giá trị. Đối với các vấn đề nhỏ, những điều này chỉ đơn giản là bị con người làm ngơ và để dần dần trôi qua. Như thế, con người đã mất nhiều cơ hội để được soi xét trước Đức Chúa Trời và được Ngài thử luyện. Nếu ngươi luôn luôn bỏ qua những con người, sự vật, sự việc, và những tình huống mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi thì điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mỗi ngày, và thậm chí mỗi phút giây, ngươi đang liên tục chối bỏ việc Đức Chúa Trời hoàn thiện ngươi, cũng như sự dẫn dắt của Ngài. Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời sắp đặt một tình huống cho ngươi, Ngài cũng đang bí mật theo dõi, nhìn vào lòng ngươi, quan sát những suy nghĩ và cân nhắc của ngươi, theo dõi cách ngươi suy nghĩ, và chờ xem ngươi sẽ hành động thế nào. Nếu ngươi là một người bất cẩn – một người chưa bao giờ nghiêm túc về đường lối của Đức Chúa Trời, lời Ngài hoặc lẽ thật – thì ngươi sẽ không quan tâm hay chú ý đến những gì Đức Chúa Trời mong muốn hoàn thành hoặc những yêu cầu Ngài mong ngươi đạt được khi Ngài sắp đặt một môi trường nhất định cho ngươi. Ngươi cũng sẽ không biết những con người, sự vật và sự việc mà ngươi gặp có liên quan thế nào đến lẽ thật hoặc ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau khi ngươi đối mặt với những tình cảnh lặp đi lặp lại và những thử luyện lặp đi lặp lại như thế này, mà Đức Chúa Trời không nhìn thấy bất kỳ kết quả nào trong ngươi, thì Ngài sẽ tiếp tục như thế nào? Sau khi đã liên tục đối mặt với những thử luyện, ngươi chưa tôn vinh Đức Chúa Trời trong lòng, ngươi cũng chưa thấy được những tình cảnh Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi thực chất là những sự thử luyện và kiểm tra từ Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ngươi đã lần lượt từ chối những cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, để chúng trôi qua hết lần này đến lần khác. Đây chẳng phải là sự bất tuân tột bực mà con người biểu lộ ra sao? (Đúng vậy.) Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy tổn thương vì điều này không? (Ngài sẽ cảm thấy vậy.) Đức Chúa Trời sẽ không cảm thấy bị tổn thương! Nghe Ta phán điều như thế một lần nữa làm các ngươi bị sốc. Có lẽ ngươi đang suy nghĩ: “Chẳng phải trước đây đã nói rằng Đức Chúa Trời luôn luôn cảm thấy bị tổn thương sao? Như thế chẳng lẽ Đức Chúa Trời không cảm thấy bị tổn thương? Vậy thì khi nào Ngài cảm thấy bị tổn thương?” Tóm lại, Đức Chúa Trời sẽ không cảm thấy bị tổn thương trong tình huống này. Vậy thì, Đức Chúa Trời có thái độ thế nào đối với kiểu hành xử được đề cập ở trên? Khi con người từ chối những thử luyện và kiểm tra mà Đức Chúa Trời đã đưa đến, và khi họ chạy trốn chúng, thì Đức Chúa Trời chỉ có một thái độ duy nhất đối với những người như vậy. Thái độ này là gì? Đức Chúa Trời cự tuyệt loại người này từ tận đáy lòng Ngài. Có hai tầng nghĩa cho từ “cự tuyệt”. Ta nên giải thích nó thế nào theo quan điểm của Ta? Về cơ bản, từ “cự tuyệt” mang nghĩa rộng là ghê tởm và căm ghét. Tầng nghĩa còn lại thì sao? Đó là phần ám chỉ việc từ bỏ điều gì đó. Hết thảy các ngươi đều biết “từ bỏ” có nghĩa là gì đúng không? Tóm lại, “cự tuyệt” là một từ thể hiện phản ứng và thái độ sau cùng của Đức Chúa Trời đối với những ai đang hành xử theo cách như thế; đó là sự căm ghét tột cùng đối với họ, và sự kinh tởm, do đó, dẫn đến quyết định loại bỏ họ. Đây là quyết định sau cùng của Đức Chúa Trời đối với một người chưa bao giờ đi trong đường lối của Đức Chúa Trời và chưa bao giờ kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.
– Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét đời sống gia đình của Gióp, về cách cư xử thông thường của ông trong cuộc sống như thế nào. Điều này sẽ cho chúng ta biết về những nguyên tắc và mục tiêu của ông trong cuộc sống, cũng như về nhân cách và sự theo đuổi của ông. … Khi Kinh Thánh miêu tả việc tiệc tùng của các con trai và con gái Gióp thì không đề cập đến Gióp, mà chỉ nói rằng các con trai và con gái ông thường ăn uống cùng nhau. Nói cách khác, ông đã không tổ chức yến tiệc, ông cũng không tham gia cùng các con trai và con gái mình ăn uống phung phí. Mặc dù giàu có và sở hữu nhiều của cải, tôi tớ, cuộc sống của Gióp không phải là một cuộc sống xa hoa. Ông không bị cuốn vào môi trường sống thượng đẳng của mình, và ông đã không vì sự giàu có của mình mà say sưa với những thú vui xác thịt hay quên dâng của lễ thiêu, và nó càng không khiến ông dần xa lánh Đức Chúa Trời trong lòng mình. Như vậy, rõ ràng là Gióp có kỷ luật trong lối sống của mình, không tham lam hay đam mê khoái lạc do kết quả của những phúc lành Đức Chúa Trời ban cho ông, và ông đã không chỉ chăm chăm vào chất lượng sống. Thay vào đó, ông khiêm nhường và nhũn nhặn, ông không có thói quen phô trương, ông cẩn trọng và cẩn thận trước Đức Chúa Trời. Ông thường nghĩ về những ân điển và phúc lành của Đức Chúa Trời, và không ngừng kính sợ Đức Chúa Trời. Trong đời sống hàng ngày, Gióp thường dậy sớm để dâng của lễ thiêu cho các con trai và con gái mình. Nói cách khác, không chỉ bản thân Gióp kính sợ Đức Chúa Trời, mà ông cũng hy vọng rằng tương tự, các con ông cũng sẽ kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Sự giàu có vật chất của Gióp không có chỗ trong lòng ông, nó cũng không thay thế vị trí của Đức Chúa Trời; dù là vì lợi ích của riêng ông hay của các con ông, những hành động hàng ngày của Gióp đều liên quan đến việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Sự kính sợ của ông đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời không chỉ dừng lại ở môi miệng ông, mà còn là điều ông đưa vào hành động và được phản ánh ở mỗi một phần trong đời sống hàng ngày của ông. Cách cư xử thực tế này của Gióp cho chúng ta thấy thực chất ông trung thực, sở hữu một bản chất yêu công lý và những điều tích cực. Việc Gióp thường xuyên đi dọn các con cái mình cho thanh sạch nghĩa là ông đã không cho phép hay chấp thuận hành vi của các con mình; thay vào đó, trong thâm tâm, ông khó chịu với hành vi của chúng, và lên án chúng. Ông đã kết luận rằng hành vi của các con trai và con gái ông không làm vui lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và do đó ông thường gọi chúng đến trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời và xưng tội. Những hành động của Gióp cho chúng ta thấy một mặt khác trong nhân tính của ông, đó là ông không bao giờ đi cùng những kẻ thường phạm tội và xúc phạm Đức Chúa Trời, mà thay vào đó lánh khỏi và tránh họ đi. Mặc dù những người này là các con trai và con gái ông, ông cũng không từ bỏ những nguyên tắc đạo đức của riêng mình bởi vì chúng là ruột thịt của ông, ông cũng không chiều theo tội lỗi của chúng bởi tình cảm của riêng ông. Thay vào đó, ông thúc giục chúng xưng tội và được sự khoan thứ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và ông đã cảnh báo chúng không được từ bỏ Đức Chúa Trời vì việc hưởng thụ tham lam của bản thân chúng. Những nguyên tắc về cách Gióp đối đãi với những người khác không thể tách khỏi những nguyên tắc về việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác của ông. Ông yêu những gì Đức Chúa Trời chấp nhận, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghê tởm; ông yêu những người kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng họ, và ghét những ai phạm điều ác hay phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Sự yêu và ghét ấy được minh chứng trong đời sống hàng ngày của ông, và là chính sự ngay thẳng của Gióp mà mắt Đức Chúa Trời đã thấy. Đương nhiên, đây cũng là biểu hiện và sự sống bày tỏ ra nhân tính thật của Gióp trong mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống hàng ngày của ông, điều mà chúng ta phải học hỏi.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Sự kính sợ và vâng phục Đức Chúa Trời của Gióp là một tấm gương cho nhân loại, và sự trọn vẹn, ngay thẳng của ông là đỉnh cao của nhân tính mà con người phải sở hữu. Mặc dù không nhìn thấy Đức Chúa Trời, ông đã nhận ra rằng Đức Chúa Trời thật sự hiện hữu, và bởi sự nhận biết này mà ông kính sợ Đức Chúa Trời, và bởi sự kính sợ Đức Chúa Trời, ông có thể vâng phục Đức Chúa Trời. Ông đã cho Đức Chúa Trời toàn quyền lấy bất cứ thứ gì ông có, ấy thế mà ông vẫn không than oán, và sấp mình trước Đức Chúa Trời mà nói với Ngài rằng, vào chính khoảnh khắc này, ngay cả khi Đức Chúa Trời lấy đi xác thịt ông, ông cũng sẽ vui vẻ để cho Ngài làm như thế mà không than oán. Toàn bộ ứng xử này là bởi nhân tính trọn vẹn và ngay thẳng của ông. Nói thế nghĩa là, như một kết quả của sự vô tội, trung thực và tử tế của ông, Gióp không lung lay trong sự nhận biết và trải nghiệm của ông về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và trên nền tảng này, ông đã đặt ra những yêu cầu cho chính mình và tiêu chuẩn hóa suy nghĩ, hành vi, ứng xử và những nguyên tắc hành động của mình trước Đức Chúa Trời theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời với ông và những việc làm của Đức Chúa Trời mà ông đã thấy giữa muôn vật. Theo thời gian, những trải nghiệm của ông đã tạo nên bên trong ông một sự kính sợ thật và thực tế với Đức Chúa Trời và khiến ông lánh khỏi điều ác. Đây là nguồn gốc sự chính trực mà Gióp giữ vững. Gióp sở hữu một nhân tính thật thà, vô tội, và tử tế, và ông đã có trải nghiệm thật về việc kính sợ Đức Chúa Trời, vâng phục Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác, cũng như sự hiểu biết rằng “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi”. Chỉ bởi những điều này mà ông có thể kiên vững với chứng ngôn của mình giữa những sự tấn công gian ác như thế từ Sa-tan, và chỉ bởi chúng mà ông có thể không làm Đức Chúa Trời thất vọng và đưa ra câu trả lời thỏa đáng với Đức Chúa Trời khi những thử luyện của Đức Chúa Trời đến trên ông.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Gióp đã không nhìn thấy mặt Đức Chúa Trời hay nghe những lời Đức Chúa Trời phán, và ông càng không đích thân trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, nhưng ông kính sợ Đức Chúa Trời và chứng ngôn của ông trong những sự thử luyện đều được chứng kiến bởi tất cả, và chúng được Đức Chúa Trời yêu thích, hài lòng, và khen ngợi, và mọi người ghen tỵ, ngưỡng mộ chúng, và thậm chí hơn thế, họ còn hát những lời khen ngợi. Không gì vĩ đại hay phi thường về cuộc đời của ông: Cũng như bất kỳ người bình thường nào, ông sống một cuộc sống không đáng kể, đi làm lúc bình minh và về nhà nghỉ lúc hoàng hôn. Sự khác biệt là trong vài thập kỷ không đáng kể của cuộc đời mình, ông đã đạt được sự hiểu biết sâu sắc về con đường của Đức Chúa Trời, nhận ra và hiểu được quyền năng và quyền tối thượng vĩ đại của Đức Chúa Trời mà chưa ai từng có. Ông không thông minh hơn bất kỳ người bình thường nào, cuộc sống của ông không đặc biệt ngoan cường, hơn nữa ông cũng không có những kỹ năng vô hình đặc biệt. Tuy nhiên, điều ông đã sở hữu là một nhân cách trung thực, tốt bụng, và ngay thẳng, một nhân cách yêu sự công bằng, công chính, và những điều tích cực – không điều gì trong số này được sở hữu bởi đại đa số những người bình thường. Ông phân biệt giữa yêu và ghét, có ý thức công lý, không chịu khuất phục và kiên trì, chú ý tỉ mỉ đến chi tiết trong suy nghĩ của mình. Do đó, trong khoảng thời gian không đáng kể của mình trên đất, ông đã nhìn thấy tất cả những điều phi thường mà Đức Chúa Trời đã làm, và ông đã thấy sự vĩ đại, thánh khiết, và công chính của Đức Chúa Trời, ông đã thấy sự quan tâm, độ lượng, và sự che chở của Đức Chúa Trời đối với con người, và ông đã thấy được sự đáng tôn kính và thẩm quyền của Đức Chúa Trời tối cao. Lý do đầu tiên giải thích tại sao Gióp có thể đạt được những điều này, những điều vượt xa bất kỳ người bình thường nào, là vì ông có một tấm lòng tinh sạch, tấm lòng ông thuộc về Đức Chúa Trời, và được dẫn dắt bởi Đấng Tạo Hóa. Lý do thứ hai là sự theo đuổi của ông: sự theo đuổi việc sống hoàn thiện và trọn vẹn của ông, việc làm một người tuân theo ý muốn của Trời, người được Đức Chúa Trời yêu thương, và người lánh khỏi điều ác. Gióp sở hữu và theo đuổi những điều này khi không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời hay nghe lời Đức Chúa Trời; mặc dù ông chưa bao giờ thấy Đức Chúa Trời, ông đã dần biết được phương tiện mà Đức Chúa Trời dùng để cai trị muôn vật, và ông đã hiểu sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời dùng để làm như thế. Mặc dù ông chưa bao giờ nghe những lời Đức Chúa Trời phán, Gióp đã biết rằng những hành động ban thưởng cho con người và lấy đi từ con người đều đến từ Đức Chúa Trời. Mặc dù những năm tháng của cuộc đời ông không khác với của bất kỳ người bình thường nào, nhưng ông đã không cho phép sự không đáng kể của cuộc đời ông ảnh hưởng đến kiến thức của ông về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời đối với muôn vật, hay ảnh hưởng đến việc ông theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trong mắt ông, những quy luật của muôn vật có đầy những việc làm của Đức Chúa Trời, và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy ở bất kỳ phần nào của đời sống con người. Ông đã không nhìn thấy Đức Chúa Trời, nhưng ông có thể nhận ra rằng những việc làm của Đức Chúa Trời ở khắp nơi, và trong khoảng thời gian không đáng kể của ông trên đất, ở mọi ngõ ngách cuộc đời mình, ông đều có thể thấy và nhận ra những việc làm phi thường, thần kỳ của Đức Chúa Trời, và ông có thể thấy được những sự sắp đặt thần kỳ của Đức Chúa Trời. Sự ẩn giấu và im lặng của Đức Chúa Trời đã không cản trở Gióp nhận ra những việc làm của Đức Chúa Trời, chúng cũng không ảnh hưởng đến kiến thức của ông về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Trong đời sống hàng ngày của ông, sự sống của ông là sự nhận biết về quyền tối thượng và những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, Đấng ẩn giấu với muôn vật. Trong đời sống hàng ngày của ông, ông cũng nghe và hiểu được tiếng lòng của Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời, Đấng im lặng giữa muôn vật nhưng lại bày tỏ tiếng lòng Ngài và những lời của Ngài bằng cách chi phối quy luật của muôn vật. Như vậy, các ngươi thấy rằng nếu mọi người có cùng nhân tính và sự theo đuổi như Gióp, thì họ có thể đạt được sự nhận biết và kiến thức giống y như của Gióp về quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Đức Chúa Trời đã không hiện ra với Gióp hay phán với ông, nhưng Gióp có thể trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời không hiện ra hay phán với con người, những việc làm của Đức Chúa Trời giữa muôn vật và quyền tối thượng của Ngài trên muôn vật là đủ để con người trở nên nhận biết về sự hiện hữu, quyền năng, và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và quyền năng, thẩm quyền của Đức Chúa Trời là đủ để làm cho con người theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Việc “kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác” và việc biết Đức Chúa Trời được gắn kết khắng khít với nhau bởi vô vàn mối dây, và mối liên kết giữa chúng là hiển nhiên. Nếu người ta muốn đạt tới sự lánh khỏi điều ác, trước tiên người ta phải có sự kính sợ thật với Đức Chúa Trời; nếu người ta muốn đạt tới sự kính sợ thật với Đức Chúa Trời, trước tiên người ta phải có được kiến thức thật về Đức Chúa Trời; nếu người ta muốn đạt tới kiến thức về Đức Chúa Trời, trước tiên người ta phải trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời, trải nghiệm sự sửa phạt và sửa dạy của Đức Chúa Trời, hình phạt và phán xét của Ngài; nếu người ta muốn trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, trước tiên người ta phải đến đối diện với lời Đức Chúa Trời, đến đối diện với Đức Chúa Trời, và xin Đức Chúa Trời ban cho cơ hội để trải nghiệm lời Đức Chúa Trời dưới mọi hình thức môi trường liên quan đến những con người, sự vật và sự việc; nếu người ta ao ước đến đối diện với Đức Chúa Trời và với lời Đức Chúa Trời, trước hết người ta phải sở hữu một tấm lòng giản dị và thành thật, sự sẵn sàng chấp nhận lẽ thật, ý chí chịu đau khổ, sự quyết tâm và dũng cảm để lánh khỏi điều ác, và khát vọng trở thành một hữu thể thọ tạo đích thực… Theo cách này, đi tới từng bước, ngươi sẽ đến gần Đức Chúa Trời hơn bao giờ hết, lòng ngươi sẽ trở nên thanh khiết hơn bao giờ hết, và cùng với kiến thức của ngươi về Đức Chúa Trời, sự sống của ngươi và giá trị của việc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết và rạng rỡ hơn bao giờ hết. Cho đến một ngày, ngươi sẽ cảm nhận rằng Đấng Tạo Hóa không còn là bí ẩn, rằng Đấng Tạo Hóa chưa bao giờ ẩn mình với ngươi, rằng Đấng Tạo Hóa chưa bao giờ giấu mặt Ngài khỏi ngươi, rằng Đấng Tạo Hóa hoàn toàn không xa ngươi, rằng Đấng Tạo Hóa không còn là Đấng ngươi hằng mong mỏi trong những ý nghĩ của mình mà không thể với tới bằng những cảm nhận của mình, rằng Ngài thật sự và đích thực đang đứng bảo vệ bên trái và bên phải ngươi, cung cấp cho sự sống của ngươi, và kiểm soát vận mệnh ngươi. Ngài không ở chân trời xa xăm, Ngài cũng không ẩn mình xa trên những đám mây. Ngài ở ngay bên cạnh ngươi, điều khiển hết thảy ngươi, Ngài là tất cả những gì ngươi có, và Ngài là điều duy nhất ngươi có. Một Đức Chúa Trời như thế cho phép ngươi yêu Ngài từ tấm lòng, gắn bó với Ngài, gần gũi Ngài, ngưỡng mộ Ngài, sợ mất Ngài, và không sẵn lòng từ bỏ Ngài nữa, không sẵn lòng bất tuân với Ngài nữa, hay lảng tránh Ngài hoặc giữ khoảng cách với Ngài nữa. Tất cả những gì ngươi muốn là quan tâm đến Ngài, vâng lời Ngài, đền đáp tất cả những gì Ngài ban cho ngươi, và quy phục sự thống trị của Ngài. Ngươi không còn từ chối được hướng dẫn, cung cấp, theo dõi, và chăm sóc bởi Ngài, không còn từ chối những gì Ngài sai khiến và ra lệnh cho ngươi. Tất cả những gì ngươi muốn là theo Ngài, đi bên Ngài, tất cả những gì ngươi muốn là chấp nhận Ngài như sự sống có một và duy nhất của mình, chấp nhận Ngài như Đức Chúa Trời có một và duy nhất của mình, Đức Chúa Trời có một và duy nhất của mình.
– Lời tựa, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?