Gióp sau những thử luyện của ông

27/09/2020

Gióp 42:7-9 Xảy sau khi Ðức Giê-hô-va đã phán các lời ấy với Gióp, thì Ngài phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man, mà rằng: Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói. Vậy bây giờ, hãy bắt bảy con bò đực và bảy con chiên đực đi đến Gióp, kẻ tôi tớ ta, mà vì các ngươi dâng lên một của lễ thiêu; rồi Gióp, kẻ tôi tớ ta sẽ cầu nguyện cho các ngươi; vì ta sẽ nhậm lời người, kẻo e ta đãi các ngươi tùy theo sự ngu muội của các ngươi; vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói. Vậy, Ê-li-pha, người Thê-man, Binh-đát, người Su-a, Sô-pha, người Na-a-ma, bèn đi và làm theo điều Ðức Giê-hô-va đã phán dặn mình; rồi Ðức Giê-hô-va nhậm lời của Gióp.

Gióp 42:10 Vậy, khi Gióp đã cầu nguyện cho bạn hữu mình rồi, Ðức Giê-hô-va bèn đem người ra khỏi cảnh khốn người, và ban lại cho Gióp bằng gấp hai các tài sản mà người đã có trước.

Gióp 42:12 Như vậy, Ðức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.

Gióp 42:17 Rồi Gióp qua đời tuổi cao tác lớn.

Những ai kính sợ Đức Chúa Trời và lành khỏi điều ác thì được Đức Chúa Trời nhìn bằng sự nâng niu, trong khi những kẻ ngu ngốc thi bị Đức Chúa Trời coi là hèn mọn

Trong Gióp 42:7-9, Đức Chúa trời nói rằng Gióp là tôi tớ của Ngài. Việc Ngài dùng từ “tôi tớ” để nói về Gióp chứng minh tầm quan trọng của Gióp trong lòng Ngài; mặc dù Đức Chúa Trời đã không gọi Gióp bằng từ gì đó cao trọng hơn, cách gọi này không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của Gióp trong lòng Đức Chúa Trời. “Kẻ tôi tớ” ở đây là biệt hiệu của Đức Chúa Trời dành cho Gióp. Việc Đức Chúa Trời nhiều lần đề cập Gióp là “Gióp, kẻ tôi tớ Ta” cho thấy Ngài hài lòng với Gióp như thế nào, và mặc dù Đức Chúa Trời đã không nói về ý nghĩa đằng sau từ “tôi tớ”, định nghĩa của Đức Chúa Trời về từ “tôi tớ” có thể thấy được từ những lời của Ngài trong đoạn Kinh Thánh này. Đức Chúa Trời lúc đầu phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man rằng: “Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói”. Những lời này là lần đầu Đức Chúa Trời công khai nói với con người rằng Ngài chấp nhận tất cả những gì Gióp nói và làm sau những thử luyện của Đức Chúa Trời với ông, và là lần đầu Ngài công khai xác nhận sự chuẩn xác và đúng đắn của tất cả những gì Gióp đã làm và nói. Đức Chúa Trời giận Ê-li-pha và những người khác vì cuộc nói chuyện ngớ ngẩn, không đúng của họ, bởi vì giống như Gióp, họ không thể thấy sự xuất hiện của Đức Chúa Trời hay nghe những lời Ngài phán trong cuộc sống của họ, nhưng Gióp đã có được kiến thức chính xác như thế về Đức Chúa Trời, trong khi họ chỉ có thể đoán mò về Đức Chúa Trời, trái với ý muốn của Đức Chúa Trời và thử luyện sự kiên nhẫn của Ngài trong tất cả những gì họ làm. Kết quả là, đồng thời với việc chấp nhận tất cả những gì Gióp đã làm và nói, Đức Chúa Trời cũng nổi cơn thịnh nộ với những người khác, bởi ở họ, Ngài không những không thể thấy bất kỳ hiện thực nào về sự kính sợ Đức Chúa Trời, mà còn không nghe gì về sự kính sợ Đức Chúa Trời trong những điều họ nói. Và do vậy, tiếp theo Đức Chúa Trời đưa ra những yêu cầu sau với họ: “Vậy bây giờ, hãy bắt bảy con bò đực và bảy con chiên đực đi đến Gióp, kẻ tôi tớ ta, mà vì các ngươi dâng lên một của lễ thiêu; rồi Gióp, kẻ tôi tớ ta sẽ cầu nguyện cho các ngươi; vì ta sẽ nhậm lời người, kẻo e ta đãi các ngươi tùy theo sự ngu muội của các ngươi”. Trong đoạn này, Đức Chúa Trời bảo Ê-li-pha và những người khác làm điều gì đó để chuộc tội của họ, bởi sự ngu muội của họ là một tội lỗi chống lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và do đó họ phải làm của lễ thiêu để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Các của lễ thiêu thường được dâng lên Đức Chúa Trời, nhưng điều bất thường về những của lễ thiêu này chính là chúng được dâng lên cho Gióp. Gióp được Đức Chúa Trời chấp nhận bởi ông đã làm chứng cho Đức Chúa Trời trong những thử luyện của ông. Trong khi đó, những người bạn này của Gióp đã bị vạch trần trong thời gian thử luyện của ông; bởi sự ngu muội của họ, họ bị Đức Chúa Trời lên án, và họ đã làm dấy lên cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và phải bị Đức Chúa Trời trừng phạt – trừng phạt bằng cách dâng của lễ thiêu trước Gióp – sau đó Gióp đã cầu nguyện cho họ để xóa đi sự trừng phạt và cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời với họ. Ý định của Đức Chúa Trời là khiến họ hổ thẹn, bởi họ không phải là những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, và họ đã lên án sự chính trực của Gióp. Một mặt, Đức Chúa Trời đang nói với họ rằng Ngài không chấp nhận hành động của họ, nhưng hết sức chấp nhận và rất vui về Gióp; mặt khác, Đức Chúa Trời đang nói với họ rằng việc được Đức Chúa Trời chấp nhận giúp nâng con người lên trước Đức Chúa Trời, rằng con người bị Đức Chúa Trời ghét bởi sự ngu muội của họ, xúc phạm Đức Chúa Trời bởi điều này, và thấp kém, đê hèn trong mắt Đức Chúa Trời. Đây là những định nghĩa mà Đức Chúa Trời đưa ra về hai loại người, và chúng là thái độ của Đức Chúa Trời đối với hai loại người này, chúng là cách nói rõ của Đức Chúa Trời về giá trị và chỗ đứng của hai loại người này. Mặc dù Đức Chúa Trời gọi Gióp là tôi tớ của Ngài, trong mắt Đức Chúa Trời, kẻ tôi tớ này được yêu mến, và được ban thẩm quyền cầu nguyện cho những người khác và tha lỗi cho họ. Kẻ tôi tớ này có thể nói chuyện trực tiếp với Đức Chúa Trời và đến trực tiếp trước Đức Chúa Trời, và địa vị của ông ta cao hơn, đáng tôn kính hơn của những người khác. Đây là ý nghĩa thật của từ “tôi tớ” mà Đức Chúa Trời đã phán. Gióp được ban vinh dự đặc biệt này bởi sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác của ông, và lý do tại sao những người khác không được Đức Chúa Trời gọi là tôi tớ là vì họ đã không kính sợ Đưc Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Hai thái độ khác biệt rõ ràng này của Đức Chúa Trời là những thái độ của Ngài với hai loại người: Những người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác thì được Đức Chúa Trời chấp nhận và được xem là đáng quý trong mắt Ngài, trong khi những kẻ ngu ngốc không kính sợ Đức Chúa Trời thì không có khả năng lánh khỏi điều ác, và không thể nhận được sự ưu ái của Đức Chúa Trời; họ thường bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và lên án, và họ thấp hèn trong mắt Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời ban thẩm quyền cho Gióp

Gióp đã cầu nguyện cho những người bạn của ông, và sau đó, bởi những lời cầu nguyện của Gióp, Đức Chúa Trời đã không xử lý họ theo sự ngu muội của họ – Ngài đã không trừng phạt họ hay đưa ra bất kỳ sự báo ứng nào với họ. Tại sao lại như thế? Đó là vì những lời cầu nguyện đã được cầu cho họ bởi tôi tớ của Đức Chúa Trời, là Gióp, đã đến tai Ngài; Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ bởi Ngài chấp nhận những lời cầu nguyện của Gióp. Như vậy, chúng ta thấy điều gì ở đây? Khi Đức Chúa Trời ban phúc cho ai đó, Ngài cho họ nhiều sự ban thưởng, và không chỉ là những phần thưởng vật chất: Đức Chúa Trời cũng ban cho họ thẩm quyền, cho họ quyền cầu nguyện cho người khác, và Đức Chúa Trời quên đi và bỏ qua những tội trọng của những người đó, bởi vì Ngài nghe những lời cầu nguyện này. Đây là thẩm quyền đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã ban cho Gióp. Thông qua những lời cầu nguyện của Gióp để xin tha tội cho họ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã khiến những kẻ ngu ngốc ấy hổ thẹn – điều mà dĩ nhiên là sự trừng phạt đặc biệt của Ngài đối với Ê-li-pha và những người khác.

Gióp một lần nữa được Đức Chúa Trời ban phúc, và không bao giờ bị Sa-tan cáo buộc lần nữa

Trong số những lời phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời có câu “các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói”. Gióp đã nói những gì? Đó là điều chúng ta đã nói đến trước đây, cũng như nhiều trang chữ trong Sách về Gióp ghi lại những lời Gióp đã nói. Trong tất cả nhiều trang chữ này, Gióp chưa từng một lần than oán hay nghi ngờ Đức Chúa Trời. Ông đơn thuần chờ đợi kết quả. Chính sự chờ đợi này là thái độ vâng phục của ông, nhờ sự chờ đợi này và nhờ những lời ông đã nói với Đức Chúa Trời, mà Gióp đã được Đức Chúa Trời chấp nhận. Khi ông chịu những thử luyện và chịu gian khổ, Đức Chúa Trời đã ở bên cạnh ông, và mặc dù nỗi gian khổ của ông không được giảm đi bởi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã thấy điều Ngài mong muốn thấy, và nghe điều Ngài mong muốn nghe. Mỗi một hành động và lời nói của Gióp đã đến mắt và tai Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời đã nghe, và Ngài đã thấy – đây là thực tế. Kiến thức của Gióp về Đức Chúa Trời và những suy nghĩ của ông về Đức Chúa Trời trong lòng ông lúc đó không thật sự cụ thể như của con người ngày nay, nhưng trong bối cảnh thời đó, Đức Chúa Trời vẫn nhận ra tất cả những gì ông đã nói, bởi hành vi và những ý nghĩ trong lòng ông, cũng như những gì ông đã thể hiện và tỏ lộ, là đủ cho những yêu cầu của Ngài. Trong thời gian Gióp chịu thử luyện, những gì ông nghĩ trong đầu và quyết tâm làm đã cho Đức Chúa Trời thấy một kết quả, kết quả làm Đức Chúa Trời thỏa lòng, và sau điều này, Đức Chúa Trời lấy đi những thử luyện của Gióp, Gióp thoát khỏi những rắc rối của ông, và những thử luyện của ông biến mất, không bao giờ xảy đến với ông lần nữa. Bởi Gióp đã chịu những thử luyện, đã đứng vững trong những thử luyện này, và đã hoàn toàn chiến thắng Sa-tan, Đức Chúa Trời đã ban cho ông những phúc lành mà ông rất xứng đáng được hưởng. Như được ghi trong Gióp 42:10, 12, Gióp được ban phúc lành một lần nữa, và được ban phúc nhiều hơn những gì ông có lúc đầu. Lúc này Sa-tan đã rút lui, không còn nói hay làm bất cứ điều gì nữa, và từ đó trở đi Gióp không còn bị Sa-tan gây trở ngại hay tấn công nữa, và Sa-tan không còn đưa ra những lời cáo buộc chống lại phúc lành của Đức Chúa Trời với Gióp nữa.

Gióp trải qua nửa sau cuộc đời mình giữa những phúc lành của Đức Chúa Trời

Mặc dù những phúc lành của Ngài vào thời đó chỉ giới hạn ở chiên, gia súc, lạc đà, của cải vật chất, v.v., nhưng những phúc lành mà Đức Chúa Trời mong muốn ban trên Gióp trong lòng Ngài còn nhiều hơn như thế này rất nhiều. Vào lúc đó, có ghi chép nào về dạng lời hứa muôn đời mà Đức Chúa Trời mong muốn ban cho Gióp không? Trong những phúc lành của Ngài dành cho Gióp, Đức Chúa Trời đã không đề cập hay đả động đến kết cuộc của ông, và bất kể tầm quan trọng hay vị trí mà Gióp có trong lòng Đức Chúa Trời, thì tựu chung Đức Chúa Trời rất thận trọng trong những phúc lành của Ngài. Đức Chúa Trời đã không thông báo kết cuộc của Gióp. Điều đó có nghĩa là gì? Vào lúc ấy, khi kế hoạch của Đức Chúa Trời chưa đạt đến mốc tuyên bố về kết cuộc của con người, kế hoạch chưa bước vào giai đoạn công tác sau cùng của Ngài, Đức Chúa Trời không đề cập đến kết cuộc, chỉ đơn thuần ban những phúc lành vật chất cho con người. Ý nghĩa của điều này là nửa sau của cuộc đời Gióp đã trôi qua giữa những phúc lành của Đức Chúa Trời, điều làm cho ông khác với những người khác – nhưng cũng như họ, ông già đi, và như bất kỳ người bình thường nào, cũng đến ngày ông giã từ trần gian. Do đó, Kinh Thánh ghi chép rằng “Rồi Gióp qua đời tuổi cao tác lớn” (Gióp 42:17). Ý nghĩa của “qua đời tuổi cao tác lớn” ở đây là gì? Trong kỷ nguyên trước khi Đức Chúa Trời tuyên bố kết cuộc của con người, Đức Chúa Trời đã đặt ra một tuổi thọ cho Gióp, và khi đến tuổi đó, Ngài cho phép Gióp ra đi khỏi thế gian này một cách tự nhiên. Từ phúc lành thứ hai của Gióp cho đến khi ông mất, Đức Chúa Trời đã không thêm bất kỳ gian khổ nào nữa. Đối với Đức Chúa Trời, sự chết của Gióp là tự nhiên, và cũng cần thiết; nó là điều rất bình thường, và không phải là sự phán xét cũng không phải sự kết án. Khi ông còn sống, Gióp đã thờ phượng và kính sợ Đức Chúa Trời; liên quan đến dạng kết cuộc mà ông có sau khi chết, Đức Chúa Trời không nói gì cả, cũng không bình luận gì về điều đó. Đức Chúa Trời có ý thức mạnh mẽ về sự đúng mực trong những gì Ngài nói và làm, và nội dung cùng nguyên tắc của những lời nói và hành động của Ngài phù hợp với giai đoạn công tác của Ngài và thời kỳ Ngài đang hoạt động. Một người như Gióp có dạng kết cuộc gì trong lòng Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời đã đi đến bất kỳ dạng quyết định nào trong lòng Ngài chưa? Dĩ nhiên Ngài đã có! Chỉ là điều này con người không biết; Đức Chúa Trời đã không muốn nói với con người, Ngài cũng không hề có ý định nói với con người. Do đó, nói sơ qua là, Gióp đã qua đời tuổi cao tác lớn, và đó là cuộc đời của Gióp.

Cái giá mà Gióp đã sống trọn trong đời ông

Gióp có sống một cuộc đời giá trị không? Giá trị ở đâu? Tại sao lại nói ông sống một cuộc đời giá trị? Đối với con người, giá trị của ông là gì? Từ quan điểm của con người, ông đại diện cho nhân loại mà Đức Chúa Trời mong muốn cứu rỗi, trong việc làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời trước Sa-tan và con người trên thế gian. Ông đã làm tròn bổn phận mà một tạo vật của Đức Chúa Trời phải làm tròn, đã làm gương, và hành động như một kiểu mẫu cho hết thảy những người mà Đức Chúa Trời mong muốn cứu rỗi, cho phép mọi người thấy rằng hoàn toàn có thể chiến thắng Sa-tan bằng cách dựa vào Đức Chúa Trời. Giá trị của ông đối với Đức Chúa Trời là gì? Đối với Đức Chúa Trời, giá trị của cuộc đời Gióp nằm ở khả năng kính sợ Đức Chúa Trời, thờ phượng Đức Chúa Trời, chứng thực cho những việc làm của Đức Chúa Trời, và ngợi khen những hành động của Đức Chúa Trời, mang đến cho Đức Chúa Trời sự yên ủi và điều gì đó để vui hưởng; đối với Đức Chúa Trời, giá trị của cuộc đời Gióp cũng nằm ở cách mà, trước khi chết, Gióp đã trải nghiệm những thử luyện và đã chiến thắng Sa-tan, làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời trước Sa-tan và mọi người trên thế gian, tôn vinh Đức Chúa Trời giữa nhân loại, yên ủi lòng Đức Chúa Trời, và cho phép tấm lòng thiết tha của Đức Chúa Trời thấy được kết quả và thấy được hy vọng. Chứng ngôn của ông đã đặt ra một tiền lệ cho khả năng đứng vững trong lời chứng với Đức Chúa Trời của một người, và cho việc có thể làm Sa-tan hổ thẹn thay cho Đức Chúa Trời, trong công tác quản lý nhân loại của Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là giá trị của cuộc đời Gióp sao? Gióp đã mang đến sự yên ủi cho lòng Đức Chúa Trời, ông đã cho Đức Chúa Trời được nếm trước niềm hân hoan được tôn vinh, và mang lại một khởi đầu tuyệt vời cho kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Từ điểm này trở đi, tên của Gióp đã trở thành biểu tượng cho sự tôn vinh Đức Chúa Trời, và là dấu hiệu cho sự chiến thắng Sa-tan của nhân loại. Những gì Gióp đã sống bày tỏ ra trong đời mình, cũng như chiến thắng vang dội của ông trước Sa-tan sẽ mãi được Đức Chúa Trời nâng niu, và sự trọn vẹn, ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời của ông sẽ được tôn kính và noi gương bởi các thế hệ sau. Ông sẽ mãi được Đức Chúa Trời nâng niu như một viên ngọc sáng không tì vết, và như thế ông cũng đáng được con người trân quý!

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger