Gióp nghe Đức Chúa Trời bằng tai (Phần 2)
Mặc dù Đức Chúa Trời ẩn giấu với con người, những việc làm của Ngài giữa muôn vật là đủ để con người biết Ngài
Gióp đã không nhìn thấy mặt Đức Chúa Trời hay nghe những lời Đức Chúa Trời phán, và ông càng không đích thân trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, nhưng ông kính sợ Đức Chúa Trời và chứng ngôn của ông trong những sự thử luyện đều được chứng kiến bởi tất cả, và chúng được Đức Chúa Trời yêu thích, hài lòng, và khen ngợi, và mọi người ghen tỵ, ngưỡng mộ chúng, và thậm chí hơn thế, họ còn hát những lời khen ngợi. Không gì vĩ đại hay phi thường về cuộc đời của ông: Cũng như bất kỳ người bình thường nào, ông sống một cuộc sống không đáng kể, đi làm lúc bình minh và về nhà nghỉ lúc hoàng hôn. Sự khác biệt là trong vài thập kỷ không đáng kể của cuộc đời mình, ông đã đạt được sự hiểu biết sâu sắc về con đường của Đức Chúa Trời, nhận ra và hiểu được quyền năng và sự tể trị vĩ đại của Đức Chúa Trời mà chưa ai từng có. Ông không thông minh hơn bất kỳ người bình thường nào, cuộc sống của ông không đặc biệt ngoan cường, hơn nữa ông cũng không có những kỹ năng vô hình đặc biệt. Tuy nhiên, điều ông đã sở hữu là một nhân cách trung thực, tốt bụng, và ngay thẳng, một nhân cách yêu sự công bằng, công chính, và những điều tích cực – không điều gì trong số này được sở hữu bởi đại đa số những người bình thường. Ông phân biệt giữa yêu và ghét, có ý thức công lý, không chịu khuất phục và kiên trì, chú ý tỉ mỉ đến chi tiết trong suy nghĩ của mình. Do đó, trong khoảng thời gian không đáng kể của mình trên đất, ông đã nhìn thấy tất cả những điều phi thường mà Đức Chúa Trời đã làm, và ông đã thấy sự vĩ đại, thánh khiết, và công chính của Đức Chúa Trời, ông đã thấy sự quan tâm, độ lượng, và sự che chở của Đức Chúa Trời đối với con người, và ông đã thấy được sự đáng tôn kính và thẩm quyền của Đức Chúa Trời tối cao. Lý do đầu tiên giải thích tại sao Gióp có thể đạt được những điều này, những điều vượt xa bất kỳ người bình thường nào, là vì ông có một tấm lòng tinh sạch, tấm lòng ông thuộc về Đức Chúa Trời, và được dẫn dắt bởi Đấng Tạo Hóa. Lý do thứ hai là sự theo đuổi của ông: sự theo đuổi việc sống hoàn thiện và trọn vẹn của ông, việc làm một người tuân theo tâm ý của Trời, người được Đức Chúa Trời yêu thương, và người lánh khỏi điều ác. Gióp sở hữu và theo đuổi những điều này khi không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời hay nghe lời Đức Chúa Trời; mặc dù ông chưa bao giờ thấy Đức Chúa Trời, ông đã dần biết được phương tiện mà Đức Chúa Trời dùng để cai trị muôn vật, và ông đã hiểu sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời dùng để làm như thế. Mặc dù ông chưa bao giờ nghe những lời Đức Chúa Trời phán, Gióp đã biết rằng những hành động ban thưởng cho con người và lấy đi từ con người đều đến từ Đức Chúa Trời. Mặc dù những năm tháng của cuộc đời ông không khác với của bất kỳ người bình thường nào, nhưng ông đã không cho phép sự không đáng kể của cuộc đời ông ảnh hưởng đến nhận thức của ông về sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với muôn vật, hay ảnh hưởng đến việc ông theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trong mắt ông, những quy luật của muôn vật có đầy những việc làm của Đức Chúa Trời, và sự tể trị của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy ở bất kỳ phần nào của đời sống con người. Ông đã không nhìn thấy Đức Chúa Trời, nhưng ông có thể nhận ra rằng những việc làm của Đức Chúa Trời ở khắp nơi, và trong khoảng thời gian không đáng kể của ông trên đất, ở mọi ngõ ngách cuộc đời mình, ông đều có thể thấy và nhận ra những việc làm phi thường, thần kỳ của Đức Chúa Trời, và ông có thể thấy được những sự sắp đặt thần kỳ của Đức Chúa Trời. Sự ẩn giấu và im lặng của Đức Chúa Trời đã không cản trở Gióp nhận ra những việc làm của Đức Chúa Trời, chúng cũng không ảnh hưởng đến nhận thức của ông về sự tể trị của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Trong đời sống hàng ngày của ông, sự sống của ông là sự nhận biết về sự tể trị và những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, Đấng ẩn giấu với muôn vật. Trong đời sống hàng ngày của ông, ông cũng nghe và hiểu được tiếng lòng của Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời, Đấng im lặng giữa muôn vật nhưng lại bày tỏ tiếng lòng Ngài và những lời của Ngài bằng cách chi phối quy luật của muôn vật. Như vậy, các ngươi thấy rằng nếu mọi người có cùng nhân tính và sự theo đuổi như Gióp, thì họ có thể đạt được sự nhận biết và nhận thức giống y như của Gióp về sự tể trị của Đức Chúa Trời trên muôn vật. Đức Chúa Trời đã không hiện ra với Gióp hay phán với ông, nhưng Gióp có thể trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời không hiện ra hay phán với con người, những việc làm của Đức Chúa Trời giữa muôn vật và sự tể trị của Ngài trên muôn vật là đủ để con người trở nên nhận biết về sự hiện hữu, quyền năng, và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và quyền năng, thẩm quyền của Đức Chúa Trời là đủ để làm cho con người theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Bởi một người bình thường như Gióp có thể đạt được sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, vậy thì mọi người bình thường theo Đức Chúa Trời cũng phải có thể. Mặc dù những lời này nghe có vẻ như suy luận lôgic, nhưng điều này không trái với các quy luật của sự vật. Tuy nhiên thực tế lại không khớp với kỳ vọng: Sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác có vẻ là điều dành riêng cho Gióp và chỉ Gióp mà thôi. Khi đề cập đến “kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác”, con người nghĩ rằng điều này chỉ nên được thực hiện bởi Gióp như thể con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác đã được đặt tên là Gióp và không liên quan gì đến những người khác cả. Lý do cho điều này thật rõ ràng: Bởi vì chỉ Gióp mới sở hữu nhân cách trung thực, tốt bụng và ngay thẳng, yêu sự công lý, công chính và những điều tích cực, do đó chỉ Gióp mới có thể theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Tất cả các ngươi hẳn đã hiểu ẩn ý ở đây – bởi không ai sở hữu một nhân tính trung thực, tốt bụng, và ngay thẳng, một nhân tính yêu sự công lý, công chính và những điều tích cực, nên không ai có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, và do đó mọi người không bao giờ có thể đạt được niềm vui của Đức Chúa Trời hay đứng vững giữa những thử luyện. Điều này cũng có nghĩa rằng, với Gióp là ngoại lệ, tất cả mọi người vẫn bị Sa-tan trói buộc và gài bẫy; tất cả họ đều bị hắn cáo buộc, tấn công và ngược đãi. Họ là những người Sa-tan cố nuốt chửng, và tất cả họ đều không có tự do, là những tù nhân đã bị Sa-tan giam cầm.
Nếu lòng người thù địch với Đức Chúa Trời, làm sao con người có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác?
Bởi vì con người ngày nay không sở hữu cùng một nhân tính như Gióp, thực chất bản tính của họ, và thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời là gì? Họ có kính sợ Đức Chúa Trời không? Họ có lánh khỏi điều ác không? Những ai không kính sợ Đức Chúa Trời hay lánh khỏi điều ác chỉ có thể được tóm tắt bằng những từ này: “kẻ thù của Đức Chúa Trời”. Các ngươi thường nói những từ này, nhưng các ngươi chưa bao giờ biết ý nghĩa thật của chúng. Những từ “kẻ thù của Đức Chúa Trời” có thực chất như sau: Chúng không nói rằng Đức Chúa Trời xem con người là kẻ thù, mà rằng con người xem Đức Chúa Trời như kẻ thù. Trước tiên, khi con người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, ai trong số họ không có mục đích, động cơ, và tham vọng riêng? Mặc dù một phần trong họ tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và đã nhìn thấy sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời vẫn chứa đựng những động cơ đó, và mục tiêu sau cùng của họ trong việc tin vào Đức Chúa Trời là nhận những phúc lành của Ngài và những điều họ muốn. Trong những trải nghiệm sống của con người, họ thường tự nhủ rằng: “Tôi đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp vì Đức Chúa Trời, và Ngài đã cho tôi được gì? Tôi phải tổng lại, và xác nhận rằng – tôi đã nhận được bất kỳ phúc lành nào gần đây chưa? Tôi đã cho đi rất nhiều trong thời gian này, tôi đã làm tốt bấy lâu nay, và chịu đựng rất nhiều – đổi lại Đức Chúa Trời đã cho tôi bất kỳ lời hứa nào chưa? Ngài có nhớ những việc lành của tôi chưa? Kết cục của tôi sẽ là gì? Tôi có thể nhận những phúc lành của Đức Chúa Trời không? …”. Mỗi người đều liên tục thực hiện những sự tính toán như thế trong lòng họ, và họ đưa ra những yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, những yêu cầu mang động cơ, tham vọng, và tâm lý đổi chác của họ. Nói vậy nghĩa là, trong lòng mình, con người liên tục kiểm tra Đức Chúa Trời, liên tục đặt ra những kế hoạch về Đức Chúa Trời, liên tục tranh luận về trường hợp kết cuộc cá nhân của riêng mình với Đức Chúa Trời, và cố gắng moi ra một câu tuyên bố từ Đức Chúa Trời, xem liệu Đức Chúa Trời có thể ban cho họ điều họ muốn hay không. Cùng với việc theo đuổi Đức Chúa Trời, con người không đối đãi với Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời. Con người luôn cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, không ngừng đòi hỏi ở Ngài, và thậm chí thúc ép Ngài trong mọi bước, được đằng chân lân đằng đầu. Cùng với việc cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, con người cũng tranh luận với Ngài, và thậm chí có những người mà khi những thử luyện xảy đến với họ hay họ thấy mình trong những tình huống nhất định, thường trở nên yếu đuối, tiêu cực, bê trễ trong công việc, và đầy than oán về Đức Chúa Trời. Từ khi con người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là một nguồn cung dồi dào, là một con dao gấp đa năng, và họ coi chính mình là chủ nợ lớn nhất của Đức Chúa Trời, như thể việc cố gắng lấy được những phúc lành và lời hứa từ Đức Chúa Trời là quyền và nghĩa vụ vốn có của họ, trong khi trách nhiệm của Đức Chúa Trời là bảo vệ, chăm sóc cho con người, và chu cấp cho họ. Đó là sự hiểu biết cơ bản về “niềm tin nơi Đức Chúa Trời” của tất cả những ai tin Đức Chúa Trời, và đó là sự hiểu biết sâu sắc nhất của họ về khái niệm niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Từ thực chất bản tính của con người cho đến sự theo đuổi chủ quan của họ, không điều gì liên quan đến sự kính sợ Đức Chúa Trời. Mục tiêu của con người trong việc tin vào Đức Chúa Trời không thể liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nói vậy nghĩa là, con người chưa bao giờ xem xét hay hiểu rằng niềm tin nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời. Với tình trạng như vậy, thực chất của con người thật rõ ràng. Đó là thực chất gì? Đó là lòng người hiểm độc, nuôi sự phản bội và lừa dối, không yêu sự công lý, công chính và những điều tích cực, nó đê tiện và tham lam. Lòng người không thể khép kín hơn với Đức Chúa Trời; họ chưa hề dâng nó cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa bao giờ thấy tấm lòng thật của con người, Ngài cũng chưa bao giờ được con người thờ phượng. Cho dù cái giá mà Đức Chúa Trời trả có đắt như thế nào, hoặc Ngài làm bao nhiêu công tác, hoặc Ngài chu cấp cho con người nhiều bao nhiêu, con người vẫn mù quáng và hoàn toàn thờ ơ với tất cả. Con người chưa bao giờ dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, họ chỉ muốn lo việc của mình, đưa ra những quyết định của riêng mình – ẩn ý của điều này là con người không muốn theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, hoặc thuận phục sự tể trị và những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, họ cũng không muốn thờ phượng Đức Chúa Trời như với một Đức Chúa Trời. Đó là tình trạng của con người ngày nay. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại Gióp lần nữa. Trước hết, ông có lập thỏa thuận với Đức Chúa Trời không? Ông có bất kỳ động cơ ngầm nào trong việc giữ vững con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác không? Vào lúc đó, Đức Chúa Trời có nói với bất kỳ ai về kết cuộc sắp tới không? Vào lúc đó, Đức Chúa Trời đã không hứa với bất kỳ ai về kết cuộc, và chính dựa trên nền tảng này mà Gióp có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Con người ngày nay có dám sánh với Gióp được không? Có quá nhiều sự chênh lệch; họ cách nhau một trời một vực. Mặc dù Gióp đã không có nhiều nhận thức về Đức Chúa Trời, nhưng ông đã dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời và nó thuộc về Đức Chúa Trời. Ông chưa bao giờ có thỏa thuận với Đức Chúa Trời, và không có ham muốn hay đòi hỏi ngông cuồng đối với Đức Chúa Trời; thay vào đó, ông tin rằng “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi”. Đây là điều ông đã thấy và đạt được từ việc giữ đúng con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác trong nhiều năm cuộc đời. Tương tự, ông cũng đã đạt kết quả được thể hiện trong những lời: “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?”. Hai câu này là những gì ông đã thấy và biết được nhờ thái độ thuận phục của ông đối với Đức Chúa Trời trong những trải nghiệm sống của ông, và chúng cũng là những vũ khí quyền lực nhất mà ông dùng để chiến thắng trong những cám dỗ của Sa-tan, và chúng là nền tảng cho việc ông đứng vững trong lời chứng về Đức Chúa Trời. Ở điểm này, các ngươi có hình dung Gióp là một người đáng mến không? Các ngươi có hy vọng được là một người như thế không? Các ngươi có sợ phải trải qua những cám dỗ của Sa-tan không? Các ngươi có quyết tâm cầu xin Đức Chúa Trời cho các ngươi chịu những thử luyện y như của Gióp không? Chắc chắn là hầu hết mọi người sẽ không dám cầu xin những điều như thế. Như vậy, rõ ràng là đức tin của các ngươi nhỏ nhoi một cách đáng thương; so với Gióp, đức tin của các ngươi chỉ đơn giản là không đáng đề cập. Các ngươi là kẻ thù của Đức Chúa Trời, các ngươi không kính sợ Đức Chúa Trời, các ngươi không có khả năng đứng vững trong lời chứng của mình về Đức Chúa Trời, và các ngươi không thể chiến thắng những cuộc tấn công, cáo buộc, và cám dỗ của Sa-tan. Điều gì khiến cho các ngươi đủ tư cách nhận được những lời hứa của Đức Chúa Trời? Khi đã nghe câu chuyện về Gióp và đã hiểu ý định của Đức Chúa Trời trong việc cứu rỗi con người và ý nghĩa của sự cứu rỗi con người, các ngươi giờ đây có đức tin để chấp nhận những thử luyện y như của Gióp không? Các ngươi không có chút quyết tâm nào để cho phép bản thân mình theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác sao?
Không e sợ những thử luyện của Đức Chúa Trời
Sau khi nhận chứng ngôn từ Gióp theo sau sự kết thúc những thử luyện của ông, Đức Chúa Trời đã quyết rằng Ngài sẽ thu phục một nhóm – hay nhiều hơn một nhóm – những người như Gióp, nhưng Ngài đã quyết không bao giờ cho phép Sa-tan tấn công hay ngược đãi bất kỳ người nào khác bằng những phương tiện mà hắn đã dùng để cám dỗ, tấn công và ngược đãi Gióp, bằng cách đánh cược với Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời đã không cho phép Sa-tan làm những việc như thế với con người yếu đuối, khờ dại, và ngu ngốc lần nào nữa – Sa-tan cám dỗ Gióp là đã đủ! Việc không cho phép Sa-tan ngược đãi con người dù hắn có muốn đến mức nào là lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời, Gióp chịu đựng sự cám dỗ và ngược đãi của Sa-tan là đủ. Đức Chúa Trời đã không cho phép Sa-tan được làm những việc như thế lần nào nữa, bởi sự sống và mọi thứ của những người theo Đức Chúa Trời được thống trị và dàn xếp bởi Đức Chúa Trời, và Sa-tan không được quyền tùy ý thao túng những người được Đức Chúa Trời chọn – các ngươi nên rõ về điểm này! Đức Chúa Trời quan tâm đến điểm yếu của con người, hiểu sự khờ dại và ngu ngốc của họ. Mặc dù, hầu cho con người có thể được cứu rỗi hoàn toàn, Đức Chúa Trời đã giao họ cho Sa-tan, nhưng Đức Chúa Trời không sẵn lòng nhìn thấy con người từng bị Sa-tan biến thành kẻ ngốc và ngược đãi, và Ngài không muốn thấy con người luôn khổ sở. Con người được tạo ra bởi Đức Chúa Trời, và việc Đức Chúa Trời cai trị và sắp đặt mọi thứ về con người là thiên kinh địa nghĩa; đây là trách nhiệm của Đức Chúa Trời, và đó là thẩm quyền mà Đức Chúa Trời dùng để thống trị muôn vật! Đức Chúa Trời không cho phép Sa-tan tùy ý ngược đãi và đối xử tệ với con người, Ngài không cho phép Sa-tan sử dụng những phương tiện khác nhau để dẫn con người đi lạc lối, và hơn nữa, Ngài không cho phép Sa-tan can thiệp vào sự tể trị của Đức Chúa Trời với con người, Ngài cũng không cho phép Sa-tan chà đạp và phá hoại các quy luật mà Đức Chúa Trời dùng để cai trị muôn vật, nói chi đến công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời là quản lý và cứu rỗi nhân loại! Những người mà Đức Chúa Trời mong muốn cứu rỗi, và những người có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời, là cốt lõi và sự kết tinh của công tác kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Đức Chúa Trời, cũng như cái giá cho những nỗ lực trong sáu nghìn năm công tác của Ngài. Dễ gì Đức Chúa Trời có thể giao những người này cho Sa-tan chứ?
Người ta thường lo và sợ những thử luyện của Đức Chúa Trời, ấy thế mà họ luôn sống trong cạm bẫy của Sa-tan, sống trong lãnh thổ nguy hiểm mà ở đó họ bị Sa-tan tấn công và ngược đãi – nhưng họ không biết sợ, và không nao núng. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời chỉ giới hạn trong những gì họ có thể thấy. Họ không có chút cảm kích nào về tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho con người, hay về sự ân cần và quan tâm của Ngài đối với con người. Ngoại trừ một chút lo lắng và sợ hãi về những thử luyện, sự phán xét và hình phạt, sự oai nghi và thịnh nộ của Đức Chúa Trời, con người không có chút hiểu biết nào về những ý định tốt của Đức Chúa Trời. Khi đề cập đến những thử luyện, con người cảm thấy như thể Đức Chúa Trời có những động cơ ngầm, và một số thậm chí còn tin rằng Đức Chúa Trời nuôi những mưu đồ xấu, không biết Đức Chúa Trời sẽ thật sự làm gì với họ; như thế, cùng với việc hô hào về sự thuận phục sự tể trị và những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, họ làm tất cả những gì có thể để chống lại và phản đối sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với con người và những sự sắp đặt dành cho con người, bởi họ tin rằng nếu không cẩn thận, họ sẽ bị Đức Chúa Trời làm cho lầm lạc, rằng nếu họ không tự chủ vận mệnh của chính họ thì tất cả những gì họ có có thể sẽ bị Đức Chúa Trời lấy mất, và cuộc đời họ thậm chí có thể kết thúc. Con người về phe của Sa-tan, nhưng họ không bao giờ lo về việc bị Sa-tan ngược đãi, và họ bị Sa-tan ngược đãi nhưng không bao giờ sợ bị Sa-tan giam cầm. Họ cứ nói rằng họ chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng lại không bao giờ tin cậy Đức Chúa Trời hay tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thật sự cứu rỗi con người khỏi móng vuốt của Sa-tan. Nếu, giống như Gióp, con người có thể quy phục những sự dàn xếp và sắp đặt của Đức Chúa Trời, và có thể dâng trọn mình vào tay Đức Chúa Trời, thì chẳng phải kết cuộc của con người sẽ giống y như của Gióp – nhận được những phúc lành của Đức Chúa Trời sao? Nếu con người có thể chấp nhận và quy phục quy tắc của Đức Chúa Trời, vậy thì có gì để mất? Do đó, Ta khuyên rằng các ngươi cẩn thận trong những hành động của mình, và cẩn trọng với mọi thứ sắp xảy đến với các ngươi. Đừng hấp tấp hay bốc đồng, đừng đối đãi với Đức Chúa Trời và những con người, sự việc, và sự vật mà Ngài đã sắp đặt cho các ngươi dựa trên tính khí nóng nảy hay sự hồn nhiên của các ngươi, hay theo những sự tưởng tượng và quan niệm của các ngươi; các ngươi phải cẩn trọng trong những hành động của mình, phải cầu nguyện và tìm kiếm nhiều hơn nữa, tránh kích động cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ điều này!
– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?