Làm thế nào để biết tâm tính Đức Chúa Trời từ công tác của Ngài

07/12/2020

Lời Đức Chúa Trời có liên quan:

Từ lúc tồn tại việc quản lý của Đức Chúa Trời, Ngài đã luôn toàn tâm thực hiện công tác của Ngài. Cho dù che giấu thân vị của Ngài khỏi con người, Ngài luôn bên cạnh con người, làm công tác trên con người, bày tỏ tâm tính Ngài, hướng dẫn toàn nhân loại với thực chất của Ngài, và làm công tác của Ngài ở mỗi một con người thông qua sự toàn năng, sự khôn ngoan, và thẩm quyền của Ngài, nhờ đó làm nên Thời đại Luật pháp, Thời đại Ân điển, và Thời đại Vương quốc của ngày nay. Mặc dù Đức Chúa Trời che giấu thân vị Ngài khỏi con người, nhưng tâm tính của Ngài, hữu thể của Ngài, những vật sở hữu của Ngài, và ý muốn của Ngài đối với nhân loại được tỏ lộ một cách cởi mở cho con người để con người nhìn thấy và trải nghiệm. Nói cách khác, mặc dù nhân loại không thể thấy hay chạm Đức Chúa Trời, tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời mà nhân loại gặp phải tuyệt đối là những sự bày tỏ của chính Đức Chúa Trời. Chẳng phải đó là sự thật sao? Bất kể cách thức hay góc độ tiếp cận mà Đức Chúa Trời chọn cho công tác của Ngài, Ngài luôn đối đãi với con người thông qua thân phận thật của Ngài, làm công tác trong phận sự của Ngài, và phán những lời Ngài buộc phải phán. Cho dù Đức Chúa Trời phán từ vị trí nào – Ngài có thể đứng ở tầng trời thứ ba, hay đứng trong xác thịt, hay thậm chí như một người bình thường – Ngài luôn phán với con người bằng cả tấm lòng Ngài và cả tâm trí Ngài, không chút dối trá hay che đậy. Khi Đức Chúa Trời thực hiện công tác của mình, Ngài bày tỏ lời Ngài và tâm tính Ngài, và bày tỏ Ngài có gì và là gì, không chút e dè nào cả. Ngài hướng dẫn nhân loại bằng sự sống của Ngài, bằng hữu thể và những vật sở hữu của Ngài.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Tâm tính của Đức Chúa Trời cởi mở với mọi người và không ẩn giấu, bởi vì Đức Chúa Trời chưa bao giờ chủ ý tránh né bất kỳ người nào và chưa bao giờ chủ ý tìm cách che giấu chính Ngài để ngăn con người biết Ngài hay hiểu Ngài. Tâm tính của Đức Chúa Trời luôn cởi mở và đối mặt với mỗi người một cách thẳng thắn. Trong sự quản lý của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời làm công tác của Ngài, đối diện với mọi người, và công tác của Ngài được thực hiện trên mỗi một con người. Khi Ngài làm công tác này, Ngài liên tục tỏ lộ tâm tính Ngài và liên tục dùng thực chất của Ngài, Ngài có gì và là gì, để hướng dẫn và chu cấp cho mỗi một người. Trong mỗi thời đại và mỗi giai đoạn, bất kể hoàn cảnh là tốt hay xấu, tâm tính của Đức Chúa Trời cũng luôn cởi mở với mỗi cá nhân, và những vật sở hữu và hữu thể của Ngài luôn cởi mở với mỗi cá nhân, cũng như sự sống của Ngài liên tục và không ngừng chu cấp, hỗ trợ cho nhân loại.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Ba giai đoạn công tác là trọng tâm của toàn bộ sự quản lý của Đức Chúa Trời, và trong các giai đoạn đó, tâm tính của Đức Chúa Trời, cũng như những gì về Ngài được bày tỏ. Những ai không biết đến ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời thì không có khả năng nhận ra Đức Chúa Trời bày tỏ tâm tính Ngài như thế nào, cũng không biết đến sự khôn ngoan trong công tác của Đức Chúa Trời. Họ cũng vẫn không biết gì về nhiều cách Ngài dùng để cứu rỗi nhân loại, và về ý muốn của Ngài đối với toàn thể nhân loại. Ba giai đoạn công tác là sự thể hiện đầy đủ công tác cứu rỗi nhân loại. Những ai không biết đến ba giai đoạn công tác sẽ không biết gì về những phương pháp và nguyên tắc khác nhau trong công tác của Đức Thánh Linh, và những ai chỉ cứng nhắc bám vào giáo lý còn sót lại từ một giai đoạn công tác nhất định là những kẻ giới hạn Đức Chúa Trời vào giáo lý, và là những kẻ có niềm tin mơ hồ và không chắc chắn nơi Đức Chúa Trời. Những kẻ như thế sẽ không bao giờ nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chỉ có ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời mới có thể biểu lộ đầy đủ tâm tính của Đức Chúa Trời, và thể hiện trọn vẹn ý định cứu rỗi toàn nhân loại của Đức Chúa Trời, cùng toàn bộ quá trình cứu rỗi nhân loại. Đây là bằng chứng cho thấy Ngài đã đánh bại Sa-tan và thu phục được nhân loại; nó là bằng chứng về chiến thắng của Đức Chúa Trời, và là sự bày tỏ toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Những người chỉ hiểu một trong ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời thì chỉ biết một phần tâm tính của Đức Chúa Trời. Trong các quan niệm của con người, thật dễ để một giai đoạn công tác riêng lẻ này trở thành giáo lý, và ngày càng có khả năng con người sẽ thiết lập các quy tắc cố định về Đức Chúa Trời và dùng phần tâm tính đơn lẻ này của Đức Chúa Trời làm đại diện cho toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, nhiều sự tưởng tượng của con người được trộn lẫn bên trong, đến mức con người cứng nhắc giới hạn tâm tính, hữu thể, và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, cũng như các nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời, vào trong các thông số giới hạn, tin rằng nếu một khi Đức Chúa Trời đã như thế, thì Ngài sẽ vẫn mãi mãi như thế và không bao giờ thay đổi. Chỉ những ai biết và xem trọng ba giai đoạn công tác mới có thể biết Đức Chúa Trời đầy đủ và chính xác. Ít nhất, họ sẽ không định nghĩa Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, hay dân Do thái, và sẽ không xem Ngài như là một Đức Chúa Trời sẽ đời đời bị đóng đinh lên thập tự giá vì con người. Nếu một người chỉ biết đến Đức Chúa Trời từ một giai đoạn công tác của Ngài, thì kiến thức của họ quá ít ỏi, và không hơn một giọt nước trong đại dương. Nếu không, tại sao nhiều kẻ bảo vệ tôn giáo xưa kia lại đóng sống Ngài lên thập tự giá? Đó chẳng phải vì con người giới hạn Đức Chúa Trời trong những thông số nào đó sao?

– Biết ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời là con đường để biết Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Ba giai đoạn công tác là một bản ghi về toàn bộ công tác của Đức Chúa Trời; chúng là một bản ghi về sự cứu rỗi loài người của Đức Chúa Trời, và chúng không phải là tưởng tượng. Nếu các ngươi thực sự mong muốn tìm kiếm một kiến thức về toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời, thì các ngươi phải biết ba giai đoạn công tác do Đức Chúa Trời thực hiện, và hơn nữa, các ngươi không được bỏ sót bất kỳ giai đoạn nào. Đây là điều tối thiểu mà những người cố gắng để biết Đức Chúa Trời phải đạt được. Bản thân con người không thể tạo ra một kiến thức thực sự về Đức Chúa Trời. Đây không phải là điều mà bản thân con người có thể tưởng tượng ra, cũng không phải là kết quả của đặc ân Đức Thánh Linh ban cho một người nào. Thay vào đó, nó là một kiến thức hình thành sau khi con người đã kinh qua công tác của Đức Chúa Trời, và nó là một kiến thức về Đức Chúa Trời mà chỉ hình thành sau khi đã trải nghiệm sự thật công tác của Đức Chúa Trời. Một kiến thức như thế không thể đạt được bởi ý nghĩ chợt lóe lên, và cũng không phải là điều có thể dạy được. Nó hoàn toàn liên quan đến kinh nghiệm cá nhân. Sự cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời là cốt lõi của ba giai đoạn công tác này, tuy nhiên bên trong công tác cứu rỗi bao gồm một vài phương pháp làm việc và một vài phương tiện mà qua đó tâm tính của Đức Chúa Trời được bày tỏ. Đây là điều con người khó nhận ra nhất, và đây chính là điều con người khó mà hiểu được. Sự phân tách các thời đại, những thay đổi trong công tác của Đức Chúa Trời, những thay đổi trong địa điểm công tác, những thay đổi về người nhận lãnh công tác này, v.v. – tất cả những điều này đều được bao gồm trong ba giai đoạn công tác. Đặc biệt, sự khác biệt trong cách làm việc của Đức Thánh Linh, cũng như những thay đổi trong tâm tính, ảnh tượng, danh hiệu, thân phận của Đức Chúa Trời, hoặc những thay đổi khác, đều là một phần trong ba giai đoạn công tác. Một giai đoạn công tác chỉ có thể đại diện cho một phần, và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Nó không bao gồm sự phân tách các thời đại, hoặc những thay đổi trong công tác của Đức Chúa Trời, càng không bao gồm những khía cạnh khác. Đây là một sự thật rõ ràng hiển nhiên. Ba giai đoạn công tác là toàn bộ công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Con người phải biết công việc của Đức Chúa Trời và tâm tính của Đức Chúa Trời trong công tác cứu rỗi; không có sự thật này, thì kiến thức của ngươi về Đức Chúa Trời chỉ toàn những lời sáo rỗng, không gì hơn ngoài việc nói lý thuyết như đúng rồi.

– Biết ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời là con đường để biết Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Trong bản ghi này về câu chuyện của Nô-ê, các ngươi có thấy một phần tâm tính Đức Chúa Trời không? Có một giới hạn cho sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời đối với sự bại hoại, nhơ bẩn, và hung ác của con người. Khi Ngài đạt đến giới hạn đó, Ngài sẽ không còn kiên nhẫn và thay vào đó sẽ bắt đầu sự quản lý mới và kế hoạch mới của Ngài, bắt đầu làm điều Ngài phải làm, tỏ lộ những việc làm của Ngài và mặt kia của tâm tính Ngài. Hành động này của Ngài không phải để chứng minh rằng con người không bao giờ được xúc phạm Ngài hay rằng Ngài đầy thẩm quyền và sự thịnh nộ, và không phải để cho thấy rằng Ngài có thể hủy diệt nhân loại. Mà chính là tâm tính Ngài và thực chất thánh khiết của Ngài không còn cho phép hay còn kiên nhẫn để dạng nhân loại này sống trước Ngài, sống dưới sự thống trị của Ngài nữa. Nói thế nghĩa là, khi toàn thể nhân loại chống lại Ngài, khi trên khắp thế gian không còn ai để Ngài có thể cứu rỗi, Ngài sẽ không còn kiên nhẫn với một nhân loại như thế nữa, và chắc chắn sẽ thực hiện kế hoạch của Ngài – hủy diệt dạng nhân loại này. Một hành động như thế của Đức Chúa Trời được quyết định bởi tâm tính Ngài. Đây là một hậu quả cần thiết, và là một hậu quả mà mọi tạo vật dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời phải chịu. Chẳng phải điều này cho thấy rằng trong thời đại hiện tại này, Đức Chúa Trời rất nóng lòng để hoàn thành kế hoạch của Ngài và cứu rỗi những người Ngài muốn cứu rỗi sao? Trong những hoàn cảnh này, Đức Chúa Trời quan tâm đến điều gì nhất? Không phải là việc những người hoàn toàn không theo Ngài hay những người chống đối Ngài theo cách nào đó đối đãi với Ngài hay cự tuyệt Ngài như thế nào, hay nhân loại đang phỉ báng Ngài ra sao. Ngài chỉ quan tâm đến việc liệu những người theo Ngài, những đối tượng của sự cứu rỗi trong kế hoạch quản lý của Ngài, đã được Ngài làm cho trọn vẹn hay chưa, liệu họ có trở nên xứng đáng với sự thỏa nguyện của Ngài hay không. Đối với những người khác ngoài những ai theo Ngài, Ngài chỉ thỉnh thoảng đưa ra chút hình phạt để thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài. Ví dụ: sóng thần, động đất, và núi lửa phun trào. Đồng thời, Ngài cũng mạnh mẽ bảo vệ và trông nom những ai theo Ngài và sắp sửa được Ngài cứu rỗi. Tâm tính Đức Chúa Trời là thế này: Một mặt, Ngài có thể có sự kiên nhẫn và chịu đựng cực độ với những người mà Ngài dự định làm cho trọn vẹn, và Ngài có thể chờ họ chừng nào Ngài có thể; mặt khác, Đức Chúa Trời cực kỳ căm ghét và ghê tởm những người kiểu Sa-tan, không theo Ngài và chống đối Ngài. Mặc dù Ngài không quan tâm liệu những loại Sa-tan này có theo Ngài hay thờ phượng Ngài hay không, Ngài vẫn khinh ghét họ dù trong lòng có sự kiên nhẫn với họ, và khi Ngài quyết định kết cục của những loại Sa-tan này, Ngài cũng chờ đợi đến những bước trong kế hoạch quản lý của Ngài.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Ban đầu, Đức Chúa Trời đã tạo ra một nhân loại mà trong mắt Ngài là rất tốt và gần gũi với Ngài, nhưng họ đã bị hủy diệt bởi trận lụt sau khi phản nghịch Ngài. Đức Chúa Trời có đau lòng không khi một nhân loại như vậy lại ngay lập tức biến mất như thế? Dĩ nhiên là đau lòng! Vậy thì sự bày tỏ nỗi đau này của Ngài là gì? Nó được ghi chép như thế nào trong Kinh Thánh? Nó được ghi chép trong Kinh Thánh ở những lời sau: “Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa”. Câu đơn giản này tỏ lộ những ý nghĩ của Đức Chúa Trời. Sự hủy diệt thế gian này đã khiến Ngài rất đau đớn. Theo cách nói của con người, Ngài đã rất buồn. Chúng ta có thể tưởng tượng: Thế gian từng đầy sự sống đã trông như thế nào sau khi bị hủy diệt bằng trận lụt? Thế gian từng đầy con người đã trông như thế nào vào lúc đó? Không có người ở, không sinh vật sống, nước ở khắp nơi và sự tàn phá hoàn toàn trên mặt nước. Một cảnh tượng như thế có phải là ý định ban đầu của Đức Chúa Trời khi Ngài tạo dựng thế gian không? Dĩ nhiên là không! Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời là nhìn thấy sự sống trên khắp đất, thấy con người mà Ngài đã tạo dựng thờ phượng Ngài, chứ không phải để Nô-ê là người duy nhất thờ phượng Ngài hay người duy nhất có thể đáp lại lời kêu gọi của Ngài để làm trọn vẹn điều được giao phó cho ông. Khi nhân loại biến mất, Đức Chúa Trời đã không thấy điều Ngài dự định ban đầu, mà là điều trái ngược hoàn toàn. Làm sao lòng Ngài có thể không đau cho được? Như vậy khi Đức Chúa Trời tỏ lộ tâm tính Ngài và bày tỏ những cảm xúc của Ngài, Đức Chúa Trời đã đưa ra quyết định. Ngài đã đưa ra dạng quyết định nào? Đặt mống trên từng mây (nghĩa là cầu vồng mà chúng ta thấy) như một giao ước với con người, một lời hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ không hủy diệt nhân loại bằng trận lụt lần nữa. Đồng thời, nó cũng là để nói với con người rằng Đức Chúa Trời đã hủy diệt thế giới bằng một trận lụt, hầu cho nhân loại sẽ nhớ mãi tại sao Đức Chúa Trời lại làm một điều như thế.

(…)

Chúng ta nên tìm hiểu phần nào của tâm tính Đức Chúa Trời từ điều này? Đức Chúa Trời đã khinh ghét con người bởi vì con người thù nghịch Ngài, nhưng trong lòng Ngài, sự chăm sóc, quan tâm, và lòng thương xót của Ngài đối với nhân loại vẫn không đổi. Ngay cả khi Ngài hủy diệt nhân loại, lòng Ngài vẫn không đổi. Khi nhân loại đầy bại hoại và bất tuân với Đức Chúa Trời đến mức trầm trọng, Đức Chúa Trời đã phải hủy diệt nhân loại này, bởi tâm tính của Ngài và thực chất của Ngài, và theo những nguyên tắc của Ngài. Thế nhưng bởi thực chất của Đức Chúa Trời, Ngài vẫn cảm thương nhân loại, và thậm chí muốn dùng nhiều cách khác nhau để cứu chuộc nhân loại hầu cho họ có thể tiếp tục sống. Tuy nhiên, con người lại chống đối Đức Chúa Trời, tiếp tục bất tuân Đức Chúa Trời, và không chịu chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời; nghĩa là, không chịu chấp nhận những ý định tốt của Ngài. Cho dù Đức Chúa Trời kêu gọi họ, nhắc nhở họ, chu cấp cho họ, giúp đỡ họ, hay khoan thứ họ như thế nào, con người cũng đã không hiểu hay cảm kích điều đó, họ cũng chẳng chú ý tới. Trong nỗi đau của Ngài, Đức Chúa Trời vẫn không quên ban cho con người lòng khoan dung tột độ của Ngài, chờ đợi con người hoán cải. Sau khi Ngài đạt đến giới hạn của Ngài, Ngài đã làm điều Ngài phải làm mà không chút lưỡng lự. Nói cách khác, có một khoảng thời gian và quá trình cụ thể từ khoảnh khắc Đức Chúa Trời lên kế hoạch hủy diệt nhân loại đến lúc khởi động công tác hủy diệt nhân loại của Ngài. Quá trình này hiện hữu với mục đích cho phép con người hoán cải, và đây là cơ hội cuối cùng Đức Chúa Trời ban cho con người. Vậy Đức Chúa Trời đã làm gì trong khoảng thời gian này trước khi hủy diệt nhân loại? Đức Chúa Trời đã làm một lượng đáng kể công tác nhắc nhở và khích lệ. Cho dù lòng Đức Chúa Trời đau đớn và buồn rầu thế nào, Ngài cũng tiếp tục ban sự chăm sóc, quan tâm, và lòng thương xót vô vàn với nhân loại. Chúng ta thấy gì từ điều này? Không nghi ngờ gì, chúng ta thấy được rằng tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại là thật và không phải là điều Ngài chỉ nói suông. Nó thực tế, hữu hình và có thể nhận thức rõ, không bịa đặt, giả dối, lừa gạt hay vờ vịt. Đức Chúa Trời không bao giờ dùng bất kỳ sự lừa dối hay tạo ra những hình tượng giả nào để làm cho con người thấy rằng Ngài đáng mến. Ngài không bao giờ dùng chứng ngôn giả để con người thấy sự đáng mến của Ngài, hoặc khoe khoang về sự đáng mến và thánh khiết của Ngài. Chẳng lẽ những khía cạnh này của tâm tính Đức Chúa Trời không xứng đáng có được tình yêu của con người sao? Chẳng lẽ chúng không đáng thờ phượng sao? Chẳng lẽ chúng không đáng trân quý sao? Đến đây, Ta muốn hỏi các ngươi: Sau khi nghe những lời này, các ngươi có nghĩ rằng sự vĩ đại của Đức Chúa Trời đơn thuần là những lời sáo rỗng trên giấy không? Sự đáng mến của Đức Chúa Trời có phải chỉ là những lời sáo rỗng không? Không! Chắc chắn là không! Quyền tối cao, sự vĩ đại, thánh khiết, khoan dung, yêu thương, v.v. của Đức Chúa Trời – mỗi chi tiết của mỗi một trong số các phương diện khác nhau trong tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời đều bày tỏ thực tế mỗi khi Ngài làm công tác của Ngài, được thể hiện trong ý muốn của Ngài đối với con người, và cũng được làm tròn và phản ánh ở mỗi người. Cho dù trước kia ngươi có cảm thấy hay không, Đức Chúa Trời cũng đang chăm sóc cho mỗi người theo mọi cách có thể, sử dụng tấm lòng chân thành, sự khôn ngoan, và những phương pháp khác nhau của Ngài để sưởi ấm lòng mỗi người, và đánh thức linh hồn mỗi người. Đây là một thực tế không thể bàn cãi.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Việc Đức Chúa Trời dùng lửa để phá hủy thành Sô-đôm là cách nhanh nhất để Ngài để tiệt trừ hoàn toàn một con người hay bất cứ vật gì khác. Việc thiêu dân chúng thành Sô-đôm không chỉ huỷ diệt thể xác của họ; nó còn hủy diệt hoàn toàn tâm linh, linh hồn và thể xác của họ; đảm bảo rằng dân chúng trong thành sẽ không còn tồn tại cả trong thế giới vật chất lẫn thế giới mà con người không thể nhìn thấy. Đây là cách mà Đức Chúa Trời tỏ lộ và thể hiện cơn thịnh nộ của Ngài. Cách tỏ lộ và thể hiện này là một mặt trong thực chất cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, và lẽ tự nhiên đó cũng là sự tỏ lộ thực chất về tâm tính công chính của Ngài. Khi Đức Chúa Trời giáng sự phẫn nộ của Ngài xuống, Ngài không còn thể hiện lòng nhân từ hay sự thương xót, và Ngài cũng không ban thêm bất kỳ sự khoan dung hay kiên nhẫn nào nữa; không có người nào, hay điều gì hay lý do nào có thể thuyết phục Ngài tiếp tục kiên nhẫn, và lại mở lòng nhân từ hay ban phát sự khoan dung của Ngài thêm một lần nữa. Thay vì những điều đó, Đức Chúa Trời không do dự giáng xuống cơn thịnh nộ và sự oai nghi của mình, làm những điều Ngài muốn, và Ngài sẽ làm những điều này một cách nhanh chóng và gọn ghẽ theo ý muốn của mình. Đây là cách mà Đức Chúa Trời thể hiện cơn thịnh nộ và sự oai nghi của Ngài, điều mà con người không được phép xúc phạm tới, và nó cũng thể hiện một mặt trong tâm tính công chính của Ngài. Khi chứng kiến Đức Chúa Trời tỏ ra lo lắng và yêu thương loài người, con người không thể nhận biết được cơn thịnh nộ của Ngài, không thấy sự oai nghi của Ngài và cũng không cảm thấy được rằng Ngài không dung thứ cho sự xúc phạm. Những điều này luôn khiến con người tin rằng tâm tính công chính của Đức Chúa Trời chỉ có lòng nhân từ, sự bao dung và tình yêu thương. Tuy nhiên, khi chứng kiến Đức Chúa Trời hủy diệt một thành phố hoặc khinh ghét loài người, cơn thịnh nộ khi hủy diệt con người, và sự oai nghi của Ngài đã cho phép loài người phần nào hiểu được mặt còn lại trong tâm tính công chính của Ngài. Đây chính là sự không dung thứ với xúc phạm của Đức Chúa Trời. Tâm tính của Đức Chúa Trời không khoan dung với sự xúc phạm vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ tạo vật nào, và trong các phi tạo vật, không gì có thể can thiệp hay tác động đến điều đó; nó càng không thể bị sao chép và làm theo. Do vậy, khía cạnh này trong tâm tính của Đức Chúa Trời là khía cạnh là nhân loại cần phải hiểu rõ nhất. Chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có tâm tính này, và chỉ có chính Đức Chúa Trời mới sở hữu được loại tâm tính này. Đức Chúa Trời sở hữu loại tâm tính này bởi vì Ngài khinh ghét sự gian ác, tăm tối, sự dấy loạn và những hành vi xấu xa của Sa-tan, những hành vi khiến loài người trở nên sa ngã và độc ác – vì Ngài khinh ghét mọi hành vi tội lỗi đối nghịch với Ngài, và vì thực chất thánh khiết và không bị ô uế của Ngài. Chính vì điều này mà Đức Chúa Trời sẽ không chịu bất kỳ tạo vật hay phi tạo vật nào công khai đối nghịch hay chống lại Ngài. Ngay cả đối với một cá nhân mà Đức Chúa Trời đã từng tỏ lòng nhân từ hoặc người Ngài từng lựa chọn, chỉ cần người đó khiêu khích tâm tính của Ngài và vi phạm nguyên tắc về sự kiên nhẫn và khoan dung của Ngài, Ngài sẽ hé mở và tỏ lộ tâm tính công chính không dung thứ cho bất kỳ sự xúc phạm nào mà không một chút thương xót hay do dự.

– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Có những nguyên tắc trong hành động của Đức Chúa Trời, và trước khi đưa ra quyết định, Ngài sẽ dành một thời gian dài quan sát và cân nhắc; Ngài chắc chắn sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định nào hay vội vàng đưa ra kết luận trước khi thời điểm thật phù hợp. Cuộc trao đổi giữa Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy rằng quyết định của Đức Chúa Trời về việc hủy diệt thành Sô-đôm là không hề sai, bởi Đức Chúa Trời đã biết rằng trong thành không có bốn mươi người công chính, cũng không có ba mươi người công chính, cũng không có hai mươi. Thậm chí không có lấy mười. Người công chính duy nhất trong thành là Lót. Tất cả những gì đã xảy ra ở Sô-đôm và những hoàn cảnh của nó đều được Đức Chúa Trời quan sát, và quen thuộc với Đức Chúa Trời như lòng bàn tay Ngài. Do đó, quyết định của Ngài không thể sai. Trái lại, so với sự toàn năng của Đức Chúa Trời, con người quá tê dại, quá ngu ngốc và thiếu hiểu biết, quá thiển cận. Đây là điều chúng ta thấy được trong cuộc trao đổi giữa Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã toát ra tâm tính Ngài từ buổi ban đầu cho đến ngày nay. Ở đây, tương tự, cũng có tâm tính của Đức Chúa Trời mà chúng ta nên thấy. Những con số thì đơn giản – chúng chẳng minh họa gì cả – nhưng ở đây có một sự bày tỏ rất quan trọng về tâm tính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không hủy diệt thành nhờ bởi năm mươi người công chính. Điều này có phải bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời không? Có phải bởi tình yêu và lòng khoan dung của Ngài không? Các ngươi đã thấy được phương diện này của tâm tính Đức Chúa Trời chưa? Thậm chí nếu chỉ có mười người công chính, Đức Chúa Trời hẳn đã không hủy diệt thành, vì mười người công chính này. Có phải đây là lòng khoan dung và tình yêu của Đức Chúa Trời hay không? Bởi lòng thương xót, khoan dung, và quan tâm của Đức Chúa Trời đối với những người công chính ấy, Ngài hẳn đã không hủy diệt thành. Đây là lòng khoan dung của Đức Chúa Trời. Và cuối cùng, chúng ta thấy kết quả gì? Khi Áp-ra-ham nói “Ngộ chỉ có mười người”, Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta cũng sẽ chẳng diệt thành đâu”. Sau đó, Áp-ra-ham không nói gì nữa – bởi trong Sô-đôm không có mười người công chính mà ông đã đề cập, và ông không còn gì để nói nữa, và vào lúc đó ông đã hiểu tại sao Đức Chúa Trời quyết hủy diệt Sô-đôm. Ở đây, các ngươi thấy tâm tính gì của Đức Chúa Trời? Loại quyết tâm nào Đức Chúa Trời đã đưa ra? Đức Chúa Trời đã quyết rằng, nếu thành này không có mười người công chính, Ngài sẽ không cho phép nó tồn tại, và hủy diệt nó là điều không thể tránh khỏi. Chẳng phải đây là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời sao? Cơn thịnh nộ này có đại diện cho tâm tính Đức Chúa Trời không? Tâm tính này có phải là sự tỏ lộ thực chất thánh khiết của Đức Chúa Trời không? Nó có là sự tỏ lộ thực chất công chính của Đức Chúa Trời mà con người không được xúc phạm không? Khi đã xác nhận rằng không có mười người công chính ở Sô-đôm, Đức Chúa Trời chắc chắn hủy diệt thành, và sẽ trừng phạt nặng những người trong thành đó, bởi họ đã chống đối Đức Chúa Trời, bởi họ quá nhơ bẩn và bại hoại.

…Lòng thương xót và khoan dung của Đức Chúa Trời quả thật có hiện hữu, nhưng sự thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời khi Ngài xả cơn thịnh nộ của Ngài cũng cho con người thấy phương diện không cho phép sự xúc phạm nào của Đức Chúa Trời. Khi con người hoàn toàn có khả năng vâng phục những sự phán dạy của Đức Chúa Trời và hành động theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót đối với con người; khi con người đã đầy bại hoại, căm hờn và thù địch đối với Ngài, thì Đức Chúa Trời vô cùng giận dữ. Ngài vô cùng giận dữ đến mức độ nào? Cơn thịnh nộ của Ngài sẽ kéo dài cho đến khi Đức Chúa Trời không còn thấy sự chống đối và những việc ác của con người nữa, cho đến khi chúng không còn ở trước mắt Ngài nữa. Chỉ khi đó cơn giận của Đức Chúa Trời mới biến mất. Nói cách khác, cho dù người đó là ai, nếu lòng họ trở nên xa cách với Đức Chúa Trời và quay lưng với Đức Chúa Trời, không bao giờ trở lại, vậy thì bất kể như thế nào, đối với mọi biểu hiện hay những ham muốn chủ quan của họ, dù họ muốn thờ phượng, theo chân và vâng phục Đức Chúa Trời trong thân thể họ hay trong suy nghĩ của họ, thì cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời cũng sẽ được tuôn xả không ngừng. Sẽ như thế này, khi Đức Chúa Trời giải phóng hoàn toàn cơn giận của Ngài, sau khi đã cho con người vô số cơ hội, thì khi được xả ra, sẽ không có cách nào rút lại, và Ngài sẽ không bao giờ thương xót và khoan dung với một nhân loại như thế lần nữa. Đây là một phương diện của tâm tính Đức Chúa Trời, phương diện không khoan thứ cho sự xúc phạm nào. Ở đây, việc Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt một thành phố có vẻ bình thường đối với con người, bởi trong mắt Đức Chúa Trời, một thành phố đầy tội lỗi không thể tồn tại và tiếp tục duy trì, và là hợp lý khi nó bị Đức Chúa Trời hủy diệt. Thế nhưng ở những điều xảy ra trước và sau sự hủy diệt Sô-đôm của Ngài, chúng ta thấy trọn vẹn tâm tính Đức Chúa Trời. Ngài khoan dung và thương xót những điều tử tế, xinh đẹp và tốt lành; còn đối với những thứ tà ác, tội lỗi, và đồi bại, Ngài vô cùng thịnh nộ, đến mức Ngài không nguôi cơn thịnh nộ của Ngài. Đây là hai phương diện chính và nổi bật nhất của tâm tính Đức Chúa Trời, và hơn nữa, chúng được tỏ lộ bởi Đức Chúa Trời từ đầu đến cuối: đầy thương xót và vô cùng thịnh nộ.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Đức Giê-hô-va sau khi dựng nên loài người đã không hướng dẫn hay chỉ dạy họ từ A-đam cho đến Nô-ê. Thay vào đó, chỉ sau khi cơn đại hồng thủy hủy hoại thế giới, Ngài mới chính thức bắt đầu chỉ dạy những người Y-sơ-ra-ên, là con cháu của Nô-ê cũng như của A-đam. Công tác và những lời phán của Ngài ở Y-sơ-ra-ên đã chỉ dẫn cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ sinh sống trên mọi miền của Y-sơ-ra-ên, từ đó cho nhân loại thấy rằng Đức Giê-hô-va không chỉ có thể hà hơi vào con người để họ có được sự sống từ Ngài và lớn dậy từ cát bụi thành con người thọ tạo, mà Ngài còn có thể thiêu rụi loài người, rủa sả loài người, và dùng cây gậy của Ngài để cai trị loài người. Và vì thế, họ cũng thấy được rằng Đức Giê-hô-va có thể hướng dẫn đời sống của con người trên đất, và phán bảo cũng như làm việc giữa loài người theo giờ giấc của ngày và đêm. Công tác Ngài đã thực hiện chỉ là để các loài thọ tạo của Ngài có thể biết được rằng con người đến từ cát bụi được Ngài nhặt lên, và hơn nữa, con người đã được Ngài dựng nên. Không chỉ thế, Ngài còn lần đầu tiên thực hiện công tác của Ngài ở Y-sơ-ra-ên để các dân tộc và các quốc gia khác (những người thật ra không biệt lập với Y-sơ-ra-ên, mà đúng hơn là tách ra từ dân Y-sơ-ra-ên, nhưng vẫn thuộc dòng dõi của A-đam và Ê-va) có thể nhận lãnh Phúc Âm của Đức Giê-hô-va từ Y-sơ-ra-ên, để tất cả các loài thọ tạo trong vũ trụ có thể kính sợ Đức Giê-hô-va và tin vào sự vĩ đại của Ngài.

– Công tác trong Thời đại Luật pháp, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Trong suốt Thời đại Luật pháp, Đức Giê-hô-va đã đặt ra những điều răn cho Môi-se để truyền cho dân Y-sơ-ra-ên, những người đã theo ông rời khỏi Ai Cập. Những điều răn này được Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên và không liên quan gì đến người Ai Cập; chúng nhằm chế ngự dân Y-sơ-ra-ên, và Ngài dùng các điều răn để đưa ra yêu cầu với họ. Họ có tuân giữ ngày Sa-bát hay không, họ có kính trọng cha mẹ hay không, họ có thờ các ngẫu tượng hay không, v.v. – đây là những nguyên tắc để phán xét họ là tội lỗi hay ngay chính. Trong số họ, có một số người bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của Đức Giê-hô-va, một số người bị ném đá đến chết, một số người được nhận lãnh ơn phước của Đức Giê-hô-va, và việc này được định đoạt tùy theo việc họ có tuân phục các điều răn này hay không. Những ai không tuân giữ ngày Sa-bát thì bị ném đá đến chết. Những thầy tế lễ mà không tuân giữ ngày Sa-bát thì bị ngọn lửa của Đức Giê-hô-va thiêu đốt. Những ai không tỏ lòng kính trọng đến cha mẹ của mình cũng bị ném đá đến chết. Hết thảy những điều này đều được Đức Giê-hô-va khen ngợi. Đức Giê-hô-va đã lập ra các điều răn và luật pháp của Ngài để khi Ngài dẫn dắt mọi người trong đời sống, họ sẽ nghe theo và vâng phục lời Ngài, không phản nghịch chống lại Ngài. Ngài đã dùng những luật pháp này để giữ cho loài người vừa được dựng nên nằm trong tầm kiểm soát, nhằm đặt nền móng tốt hơn cho công tác tương lai của Ngài. Và vì vậy, dựa trên các công tác mà Đức Giê-hô-va đã làm, thời đại đầu tiên được gọi là Thời đại Luật pháp. Mặc dù Đức Giê-hô-va đã phán nhiều lời và đã làm nhiều công tác, nhưng Ngài chỉ hướng dẫn dân chúng một cách tích cực, dạy bảo những con người ngu muội này cách làm người, cách sống, cách hiểu về đường lối của Đức Giê-hô-va. Đa phần, công tác Ngài làm là để dân chúng quan sát đường lối của Ngài và tuân theo luật pháp của Ngài. Công tác được thực hiện trên những người đã bị làm bại hoại ở mức độ nhẹ; và nó không mở rộng đến việc chuyển hóa tâm tính của họ hay giúp họ tiến bộ trong đời sống. Ngài chỉ quan tâm đến việc dùng luật pháp để chế ngự và kiểm soát mọi người. Đối với dân Y-sơ-ra-ên thời đó, Đức Giê-hô-va chỉ đơn thuần là một Đức Chúa Trời trong đền thờ, một Đức Chúa Trời trên thiên đàng. Ngài là một trụ mây, một trụ lửa. Tất cả những gì Đức Giê-hô-va yêu cầu họ làm là vâng phục cái mà con người ngày nay biết đến là luật pháp và những điều răn của Ngài – người ta còn có thể gọi là các luật lệ – bởi vì những gì Đức Giê-hô-va đã làm không phải để chuyển hóa họ, mà là để ban cho họ thêm nhiều thứ mà con người cần có và để hướng dẫn họ từ chính miệng Ngài, bởi sau khi được dựng nên, con người không có những thứ mà họ cần có. Và vì thế, Đức Giê-hô-va đã ban cho mọi người những thứ họ cần có cho đời sống của họ trên đất, giúp những con người mà Ngài đã dẫn dắt vượt qua cả tổ tiên của họ, là A-đam và Ê-va, bởi vì những gì Đức Giê-hô-va đã ban cho họ đã vượt qua những gì Ngài đã ban cho A-đam và Ê-va lúc ban đầu. Dù sao đi nữa, công tác mà Đức Giê-hô-va đã làm ở Y-sơ-ra-ên chỉ là để hướng dẫn nhân loại và giúp họ nhận ra được Đấng Tạo Hóa của họ. Ngài không chinh phục hay chuyển hóa họ, mà chỉ đơn thuần hướng dẫn họ. Đây là toàn bộ công tác của Đức Giê-hô-va trong Thời đại Luật pháp. Đó là nền tảng, là câu chuyện có thật, là thực chất công tác của Ngài trên toàn lãnh thổ Y-sơ-ra-ên, và là khởi đầu cho sáu ngàn năm công tác của Ngài – để giữ nhân loại trong tầm tay kiểm soát của Đức Giê-hô-va. Từ đây sản sinh ra thêm nhiều công tác nữa trong kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Ngài.

– Công tác trong Thời đại Luật pháp, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Công tác Jêsus đã thực hiện phù hợp với nhu cầu của con người trong thời đại đó. Nhiệm vụ của Ngài là cứu chuộc nhân loại, tha thứ cho những tội lỗi của họ, và vì vậy, tâm tính của Ngài hoàn toàn khiêm nhường, kiên nhẫn, yêu thương, mộ đạo, nhẫn nhịn, nhân từ, và nhân ái. Ngài mang đến cho nhân loại ân điển và ơn phước dồi dào, và mọi thứ mà con người có thể hưởng thụ, Ngài đều ban cho họ để họ thụ hưởng: sự bình an và hạnh phúc, sự bao dung và tình yêu thương của Ngài, lòng nhân từ và nhân ái của Ngài. Thời kỳ đó, vô vàn những thứ để thụ hưởng mà con người được tiếp xúc – cảm giác bình an và yên ổn trong lòng họ, cảm giác yên tâm trong tinh thần họ, và sự nương tựa của họ vào Jêsus Đấng Cứu Thế – tất cả đều ở thời đại mà họ đã sống. Trong Thời Đại Ân Điển, con người đã bị làm cho sa ngã bởi Sa-tan, và vì vậy, để đạt được công tác cứu chuộc toàn nhân loại đòi hỏi rất nhiều ân sủng, sự nhẫn nhịn và kiên trì vô hạn, và thậm chí nhiều hơn thế nữa là một của lễ đủ để chuộc những tội lỗi của loài người, thì mới có được hiệu quả. Điều nhân loại nhìn thấy trong Thời Đại Ân Điển chỉ đơn thuần là của lễ của Ta để chuộc tội lỗi của loài người: đó là Jêsus. Tất cả những gì họ biết là Đức Chúa Trời có thể nhân từ và nhẫn nhịn, và tất cả những gì họ thấy là sự nhân từ và nhân ái của Jêsus. Điều này hoàn toàn là bởi họ đã được sinh ra trong Thời Đại Ân Điển. Và như vậy, trước khi có thể được cứu chuộc, họ phải thụ hưởng nhiều loại ân điển mà Jêsus đã ban cho họ, để có được lợi ích từ đó. Bằng cách này, họ có thể được tha thứ tội lỗi thông qua việc thụ hưởng ân điển, và cũng có thể có cơ hội được cứu chuộc thông qua việc thụ hưởng sự nhẫn nhịn và kiên trì của Jêsus. Chỉ thông qua sự nhẫn nhịn và kiên trì của Jêsus, họ mới có được quyền nhận sự tha thứ và thụ hưởng ân điển dồi dào mà Jêsus ban cho. Đúng như Jêsus từng phán: Ta đã đến không phải để cứu chuộc những kẻ công bình mà là những kẻ có tội, để những kẻ có tội được tha thứ cho những tội lỗi của họ. Nếu Jêsus lúc trở nên xác thịt đã mang tâm tính phán xét, nguyền rủa và không dung thứ cho những sự xúc phạm của con người, thì con người đã không bao giờ có cơ hội được cứu chuộc, và vẫn mãi tội lỗi. Nếu như thế, thì kế hoạch quản lý sáu ngàn năm đã phải dừng lại ở Thời Đại Luật Pháp, và Thời Đại Luật Pháp đã phải kéo dài sáu ngàn năm. Tội lỗi của con người chỉ có nhân lên nhiều hơn và ghê tởm hơn, và việc tạo ra loài người hẳn là vô ích. Con người hẳn chỉ có thể phụng sự Đức Giê-hô-va theo luật pháp, nhưng tội lỗi của họ thì đã vượt xa tội lỗi của những con người đầu tiên được tạo ra. Jêsus càng yêu thương nhân loại, càng tha thứ cho những tội lỗi của họ và ban đủ nhân từ và nhân ái cho họ, thì nhân loại càng có quyền được Jêsus cứu rỗi, được gọi là những con chiên lạc mà Jêsus chuộc về với giá rất đắt. Sa-tan không thể xen vào việc này, vì Jêsus đã đối đãi với những môn đệ của Ngài như một người mẹ đầy yêu thương đối với con trẻ ẵm trong lòng. Ngài không nổi giận cũng không khinh miệt họ, mà đầy an ủi vỗ về; ở giữa họ Ngài không bao giờ nổi cơn thịnh nộ, mà nhẫn nhịn với những tội lỗi của họ và nhắm mắt trước sự ngu xuẩn và mê muội của họ, đến mức phán bảo rằng: “Hãy tha thứ cho người khác bảy mươi lần bảy”. Như thế, tấm lòng của những người khác đã được cảm hóa bởi tấm lòng Ngài, và chỉ như thế, mọi người mới nhận lãnh được sự tha thứ cho những tội lỗi của họ thông qua sự nhẫn nhịn của Ngài.

– Câu chuyện thật đằng sau công tác của Thời đại Cứu chuộc, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Mục đích của Jêsus là để con người có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục sống, và để họ có thể tồn tại theo cách tốt hơn. Ngài đã cứu rỗi con người khỏi tội lỗi hầu cho họ không còn rơi vào sự suy đồi và không còn sống trong âm phủ và địa ngục nữa, và bằng cách cứu rỗi con người khỏi âm phủ và địa ngục, Jêsus đã cho phép họ tiếp tục sống. Giờ đây, thời kỳ sau rốt đã đến. Đức Chúa Trời sẽ tiêu diệt con người và hủy diệt hoàn toàn loài người, nghĩa là Ngài sẽ chuyển hóa sự phản nghịch loài người. Vì lý do này, với tâm tính nhân từ và yêu thương của quá khứ, sẽ là bất khả thi để Đức Chúa Trời chấm dứt thời đại hoặc mang lại thành quả cho kế hoạch quản lý sáu nghìn năm của Ngài. Mỗi thời đại đều là một đại diện đặc biệt cho tâm tính của Đức Chúa Trời, và mỗi thời đại đều chứa đựng công tác phải được Đức Chúa Trời thực hiện. Vì vậy, công tác được chính Đức Chúa Trời thực hiện trong mỗi thời đại chứa đựng sự biểu lộ tâm tính thật của Ngài, và cả danh xưng của Ngài lẫn công tác Ngài làm đều thay đổi cùng với thời đại – tất cả chúng đều mới. Trong Thời đại Luật pháp, công tác hướng dẫn nhân loại đã được thực hiện dưới danh Đức Giê-hô-va, và giai đoạn công tác đầu tiên đã được khởi đầu trên đất. Ở giai đoạn này, công tác bao gồm việc xây dựng đền thờ, bàn thờ, và dùng luật pháp để hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên và làm việc giữa họ. Bằng cách hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên, Ngài đã thiết lập một căn cứ cho công tác của Ngài trên đất. Từ căn cứ này, Ngài đã mở rộng công tác của mình ra ngoài Y-sơ-ra-ên, nghĩa là, bắt đầu từ Y-sơ-ra-ên, Ngài đã mở rộng công tác của mình ra bên ngoài, hầu cho các thế hệ sau dần dần biết rằng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, rằng chính Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời đất và muôn vật, và rằng chính Đức Giê-hô-va đã dựng nên mọi sinh vật. Ngài đã lan truyền công tác của mình thông qua dân Y-sơ-ra-ên ra bên ngoài họ. Vùng đất Y-sơ-ra-ên là thánh địa đầu tiên cho công tác của Đức Giê-hô-va trên đất, và chính tại vùng đất của Y-sơ-ra-ên mà Đức Chúa Trời lần đầu tiên làm việc trên đất. Đó là công tác của Thời đại Luật pháp. Trong Thời đại Ân điển, Jêsus là Đức Chúa Trời đã cứu rỗi con người. Những gì Ngài có và là chính là ân điển, tình yêu, lòng nhân từ, sự nhẫn nại, sự nhịn nhục, sự khiêm nhường, sự quan tâm, và lòng khoan dung, và rất nhiều công tác Ngài đã làm là để cứu chuộc con người. Tâm tính của Ngài là lòng nhân từ và tình yêu, và vì Ngài nhân từ và yêu thương, nên Ngài đã phải chịu đóng đinh trên thập tự giá vì con người, để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời yêu thương con người như chính Ngài, nhiều đến nỗi Ngài đã phó dâng toàn bộ bản thân mình. Trong Thời đại Ân điển, danh của Đức Chúa Trời là Jêsus, có nghĩa là, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời đã cứu con người, và Ngài là một Đức Chúa Trời nhân từ và yêu thương. Đức Chúa Trời đã ở với con người. Tình yêu của Ngài, lòng nhân từ, và sự cứu rỗi của Ngài đã đồng hành với mỗi một con người. Chỉ bằng cách chấp nhận danh Jêsus và sự hiện diện của Ngài thì con người mới có thể đạt được sự bình an và niềm vui, để nhận được phước lành của Ngài, những ân điển bao la và vô lượng của Ngài, cùng sự cứu rỗi của Ngài. Thông qua sự chịu đóng đinh trên thập tự giá của Jêsus, tất cả những ai theo Ngài đều đã nhận được sự cứu rỗi và được tha tội. Trong Thời đại Ân điển, Jêsus là danh của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, công tác của Thời đại Ân điển đã được thực hiện chủ yếu dưới danh Jêsus. Trong thời đại Ân điển, Đức Chúa Trời được gọi là Jêsus. Ngài đã thực hiện một giai đoạn công tác mới ngoài Cựu Ước, và công tác của Ngài đã kết thúc bằng việc chịu đóng đinh trên thập tự giá. Đây là toàn bộ công tác của Ngài. Do đó, trong Thời đại Luật pháp, Đức Giê-hô-va là danh của Đức Chúa Trời, và trong Thời đại Ân điển, danh Jêsus đã đại diện cho Đức Chúa Trời. Trong thời kỳ sau rốt, danh của Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng – Đấng Toàn Năng, Đấng dùng quyền năng của Ngài để hướng dẫn con người, chinh phục con người, thu nhận con người, và cuối cùng sẽ kết thúc thời đại. Trong mọi thời đại, ở mọi giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Ngài đều rõ ràng.

– Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Trong công tác cuối cùng kết thúc thời đại của Đức Chúa Trời, tâm tính của Ngài là một tâm tính hành phạt và phán xét, mà qua đó, Ngài vạch trần tất cả mọi điều bất chính, để công khai phán xét tất cả mọi người, và hoàn thiện những ai yêu mến Ngài với một tấm lòng chân thành. Chỉ một tâm tính như vậy mới có thể kết thúc thời đại. Thời kỳ sau rốt đã đến rồi. Mọi thứ trong tạo vật sẽ được phân chia theo loại của chúng, và được chia thành các loại khác nhau dựa trên bản tính của chúng. Đây là thời điểm Đức Chúa Trời tiết lộ kết cục của loài người và đích đến của họ. Nếu mọi người không trải qua hình phạt và phán xét, thì sẽ không có cách nào phơi bày sự bất tuân và bất chính của họ. Chỉ thông qua hình phạt và phán xét, kết cục của muôn loài thọ tạo mới có thể được tiết lộ. Con người chỉ thể hiện bản chất thật của mình khi bị hành phạt và phán xét. Ác sẽ được xếp với ác, thiện với thiện, và toàn thể nhân loại sẽ được phân chia theo loại của họ. Thông qua hình phạt và phán xét, kết cục của muôn loài thọ tạo sẽ được tiết lộ, hầu cho kẻ ác có thể bị trừng phạt và người thiện có thể được ban thưởng, và tất cả mọi người đều trở nên khuất phục sự thống trị của Đức Chúa Trời. Toàn bộ công tác này phải đạt được thông qua hình phạt và phán xét công chính. Bởi vì sự bại hoại của con người đã lên đến đỉnh điểm và sự bất tuân của họ trở nên cực kỳ nghiêm trọng, chỉ có tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, tâm tính chủ yếu được kết hợp bởi hình phạt và phán xét và được tỏ lộ trong thời kỳ sau rốt, mới có thể chuyển hóa hoàn toàn và làm cho con người trọn vẹn. Chỉ có tâm tính này mới có thể vạch trần cái ác và qua đó trừng phạt nghiêm khắc tất cả những kẻ bất chính. Do đó, một tâm tính như vậy thấm nhuần ý nghĩa thời đại, và sự tỏ lộ, biểu lộ tâm tính của Ngài được thể hiện rõ vì công tác của mỗi thời đại mới. Không phải là Đức Chúa Trời tỏ lộ tâm tính của Ngài một cách tùy tiện và vô nghĩa. Giả sử, khi tiết lộ kết cục của con người trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời vẫn ban cho con người lòng nhân từ cùng tình yêu vô hạn và tiếp tục yêu thương họ, không bắt con người phải chịu sự phán xét công chính mà cho họ thấy sự khoan dung, kiên nhẫn, tha thứ, và tha tội cho con người dù tội lỗi của họ nghiêm trọng đến mức nào, mà không có bất kỳ sự phán xét công chính nào: vậy thì bao giờ mọi sự quản lý của Đức Chúa Trời mới kết thúc được? Khi nào thì một tâm tính như vậy có thể dẫn mọi người tới đích đến thích hợp của loài người? Lấy ví dụ, một quan tòa luôn yêu thương, một quan tòa với khuôn mặt nhân hậu và một tấm lòng nhu mì. Người yêu mến mọi người bất kể những tội ác mà họ có thể đã gây ra, và người yêu thương, nhẫn nại với họ bất kể họ là ai. Trong trường hợp đó, bao giờ người mới có thể đạt được một phán quyết công bình? Trong thời kỳ sau rốt, chỉ có sự phán xét công chính mới có thể phân chia con người theo loại của họ và đưa con người vào một cõi mới. Theo cách này, toàn bộ thời đại được kết thúc thông qua tâm tính phán xét và hành phạt công chính của Đức Chúa Trời.

– Khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Ngày nay, Đức Chúa Trời phán xét các ngươi, trừng phạt các ngươi, và kết án các ngươi, nhưng ngươi phải biết rằng mục đích của việc kết án ngươi là để ngươi biết được chính mình. Ngài kết án, rủa sả, phán xét và hành phạt để ngươi có thể biết được chính mình, để tâm tính của ngươi có thể thay đổi, và hơn thế nữa, để ngươi có thể biết được giá trị của mình, và thấy rằng tất cả hành động của Đức Chúa Trời đều công chính và phù hợp với tâm tính của Ngài và những yêu cầu trong công tác của Ngài, rằng Ngài làm việc phù hợp với kế hoạch cứu rỗi nhân loại của Ngài, và rằng Ngài là Đức Chúa Trời công chính, Đấng yêu thương, cứu rỗi, phán xét, và hành phạt con người. Nếu ngươi chỉ biết rằng ngươi có địa vị thấp hèn, rằng ngươi bại hoại và bất tuân, nhưng không biết rằng Đức Chúa Trời mong muốn làm rõ sự cứu rỗi của Ngài qua việc phán xét và hành phạt mà Ngài làm trong ngươi hôm nay, thì ngươi không cách nào có được kinh nghiệm, ngươi càng không có khả năng tiếp tục tiến tới. Đức Chúa Trời đã không đến để giết chóc hoặc hủy diệt, mà để phán xét, rủa sả, hành phạt, và cứu rỗi. Cho đến khi kế hoạch 6.000 năm quản lý của Ngài đi đến hồi kết – trước khi Ngài mặc khải kết cục của từng hạng người – thì công tác của Đức Chúa Trời trên đất sẽ vì lợi ích của sự cứu rỗi; mục đích của nó chỉ là làm cho những ai yêu mến Ngài được trọn vẹn – một cách toàn diện – và khiến họ quy phục dưới sự thống trị của Ngài. Cho dù Đức Chúa Trời cứu rỗi con người như thế nào, thì tất cả đều được thực hiện bằng cách khiến họ thoát khỏi bản chất Sa-tan cũ kỹ của họ; nghĩa là, Ngài cứu họ bằng cách để họ tìm kiếm sự sống. Nếu họ không làm thế, thì họ sẽ không có cách nào để chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Việc cứu rỗi là công tác của chính Đức Chúa Trời, và việc tìm kiếm sự sống là điều mà con người phải đảm nhận để chấp nhận sự cứu rỗi. Trong mắt con người, sự cứu rỗi là tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và tình yêu thương của Đức Chúa Trời không thể là hình phạt, phán xét, và rủa sả; sự cứu rỗi phải chứa đựng tình yêu thương, lòng thương xót, và hơn thế nữa, những lời an ủi, cũng như là phước lành vô biên được Đức Chúa Trời ban cho. Mọi người tin rằng khi Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, Ngài làm vậy bằng cách cảm thúc họ với các phước lành và ân điển của Ngài, để họ có thể dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là, Ngài cảm hóa con người tức là Ngài cứu họ. Loại cứu rỗi này được thực hiện bằng cách đạt được thỏa thuận. Chỉ khi Đức Chúa Trời ban cho họ gấp hàng trăm lần thì con người mới chịu quy phục trước danh của Đức Chúa Trời và cố gắng làm tốt vì Ngài và mang lại vinh hiển cho Ngài. Đây không phải là điều Đức Chúa Trời dự định cho loài người. Đức Chúa Trời đã đến làm việc trên đất để cứu rỗi nhân loại bại hoại; không có gì sai trong chuyện này cả. Nếu có, thì Ngài chắc chắn đã không đích thân đến để thực hiện công tác của Ngài. Trong quá khứ, phương tiện cứu rỗi của Ngài bao gồm việc thể hiện tình yêu thương và lòng thương xót tột bậc, đến nỗi Ngài trao tất cả những gì thuộc về Ngài cho Sa-tan để đổi lấy toàn nhân loại. Hiện tại không có gì giống quá khứ: Sự cứu rỗi được ban cho các ngươi hôm nay xảy ra vào thời điểm những ngày sau rốt, trong quá trình phân chia mỗi người theo hạng; phương tiện của sự cứu rỗi các ngươi không phải là tình yêu thương hoặc lòng thương xót, mà là hình phạt và phán xét, để con người có thể được cứu một cách triệt để hơn. Như thế, tất cả những gì các ngươi nhận được là hình phạt, phán xét, và đánh đập không thương tiếc, nhưng hãy biết điều này: trong việc đánh đập nhẫn tâm này không có chút trừng phạt nào cả. Bất kể lời của Ta có khắt khe đến mức nào, thì những gì giáng trên các ngươi chỉ là một vài lời có vẻ cực kỳ nhẫn tâm đối với các ngươi, và cho dù Ta có thể tức giận đến mức nào, thì những gì trút xuống các ngươi vẫn là những lời giáo huấn, và Ta không có ý làm hại các ngươi hoặc đưa các ngươi đến cái chết. Chẳng phải đây đều là sự thật sao? Hãy biết rằng ngày nay, cho dù đó là sự phán xét công chính hay sự tinh luyện và hành phạt nhẫn tâm, thì mọi thứ đều vì sự cứu rỗi. Bất kể ngày nay mỗi người được phân chia theo từng hạng hay các hạng người được bóc trần, thì mục đích trong tất cả những lời và công tác của Đức Chúa Trời là cứu những ai thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Sự phán xét công chính được mang đến để làm cho tinh sạch con người, và sự tinh luyện nhẫn tâm được thực hiện để làm họ thanh sạch; cả những lời khắt khe lẫn việc sửa phạt đều được thực hiện để làm cho tinh sạch và vì mục đích cứu rỗi.

– Ngươi nên đặt các phước lành về địa vị sang một bên và hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời để mang sự cứu rỗi đến cho con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Giờ là lúc Ta quyết định hồi kết cho mỗi người, không phải là giai đoạn Ta bắt đầu làm việc con người. Ta viết ra trong sổ sách ghi chép của Ta, từng điều một, những lời nói và những hành động của từng người, con đường mà họ đã theo Ta, những đặc điểm vốn có của họ, và cuối cùng họ đã xử sự như thế nào. Theo cách này, cho dù họ là kiểu người nào đi nữa thì cũng không ai thoát khỏi tay Ta, và sẽ ở cùng loại của mình như Ta chỉ định. Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến. Vì vậy, tất cả những kẻ bị trừng phạt đều bị trừng phạt như thế vì sự công chính của Đức Chúa Trời và là quả báo cho vô số những hành động xấu xa của họ…

Lòng thương xót của Ta được bày tỏ đến những người yêu mến Ta và từ bỏ bản thân họ. Trong khi đó, sự trừng phạt giáng trên những kẻ ác là bằng chứng chính xác cho tâm tính công chính của Ta, và hơn nữa, là lời chứng cho cơn thịnh nộ của Ta. Khi thảm họa đến, tất cả những kẻ chống lại Ta sẽ than khóc bởi họ chịu ảnh hưởng của nạn đói và dịch bệnh. Những kẻ đã phạm phải mọi kiểu gian ác, nhưng đã theo Ta trong nhiều năm, sẽ không thoát khỏi việc trả giá cho những tội lỗi của mình; họ cũng sẽ rơi vào thảm họa, hiếm thấy sự gì giống như vậy trong suốt hàng triệu năm, và họ sẽ sống trong một tình trạng hoảng loạn và sợ hãi liên miên. Và những người theo Ta – những người đã bày tỏ lòng trung thành với Ta – sẽ vui mừng và vỗ tay hoan nghênh sức mạnh của Ta. Họ sẽ trải nghiệm sự thỏa lòng không thể tả và sống giữa niềm vui mà trước đây Ta chưa từng ban cho nhân loại. Vì Ta trân trọng những việc lành của con người và ghê tởm những việc ác của họ. Kể từ khi Ta bắt đầu dẫn dắt nhân loại, Ta đã háo hức hy vọng thu phục được một nhóm người đồng tâm hợp ý với Ta. Trong khi đó, với những kẻ không đồng tâm hợp ý với Ta, Ta không bao giờ quên; Ta luôn ghê tởm họ trong lòng Ta, chỉ chờ cơ hội để giáng sự trừng phạt lên họ, là điều sẽ khiến Ta ưa thích khi nhìn thấy. Giờ đây ngày của Ta cuối cùng đã đến, và Ta không cần phải chờ đợi nữa!

Công tác cuối cùng của Ta không chỉ vì việc trừng phạt con người mà còn vì việc sắp xếp đích đến của con người. Hơn thế nữa, đó cũng là để tất cả mọi người có thể thừa nhận những việc làm và hành động của Ta. Ta muốn mỗi một người đều thấy rằng mọi điều Ta đã làm là đúng, và mọi điều Ta đã làm là một sự bày tỏ cho tâm tính của Ta. Không phải việc làm của con người, càng không phải thiên nhiên, đã sinh ra nhân loại, mà là chính là Ta – Đấng nuôi dưỡng mỗi sinh vật sống trong sự tạo dựng. Không có sự tồn tại của Ta, nhân loại sẽ chỉ diệt vong và chịu tai họa của thiên tai. Không có con người nào sẽ nhìn thấy mặt trời và mặt trăng đẹp đẽ, hay thế giới xanh tươi lần nào nữa; nhân loại sẽ chỉ đối mặt với đêm tối lạnh lẽo và thung lũng bóng chết không thể tránh khỏi. Ta là sự cứu rỗi duy nhất của nhân loại. Ta là niềm hy vọng duy nhất của nhân loại, và còn hơn thế nữa, Ta là Đấng mà sự tồn tại của cả nhân loại dựa vào. Không có Ta, nhân loại sẽ lập tức đi đến một sự bế tắc. Không có Ta, nhân loại sẽ phải chịu tai ương và bị giẫm dưới chân của mọi loại hồn ma, mặc dù không ai để ý đến Ta. Ta đã làm công tác mà không ai khác có thể làm được, và chỉ hy vọng rằng con người có thể báo đáp Ta bằng một vài việc lành. Mặc dù mới chỉ một số ít người có thể báo đáp Ta, Ta vẫn sẽ kết thúc hành trình của Ta trong thế giới loài người và bắt đầu bước tiếp theo trong công tác tỏ bày của Ta, bởi vì mọi sự tất bật ngược xuôi của Ta giữa con người trong nhiều năm này đã có kết quả, và Ta rất hài lòng. Điều Ta quan tâm không phải là số lượng người mà là những việc lành của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, Ta hy vọng rằng các ngươi chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của chính các ngươi. Khi đó Ta sẽ hài lòng; nếu không, không ai trong số các ngươi có thể thoát khỏi thảm họa sẽ xảy đến với các ngươi. Thảm họa bắt nguồn từ Ta và tất nhiên là do Ta sắp đặt. Nếu các ngươi không thể xuất hiện tốt đẹp trong mắt Ta, thì các ngươi sẽ không thoát khỏi việc gánh chịu thảm họa.

– Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger