Kẻ giả dối là gì và họ biểu hiện như thế nào

05/11/2021

Lời Đức Chúa Trời có liên quan:

Khi con người sống trong những tâm tính sa-tan bại hoại của mình, thì dù đang làm gì, họ cũng sẽ giả vờ, ngụy tạo và sử dụng những thủ đoạn ám muội; họ sẽ dùng sự giả dối trong mọi việc, tin rằng không có gì bên dưới việc thực hành sự giả dối và bày mưu tính kế. Có những người nuôi lòng giả dối ngay cả khi làm điều gì đó bình thường như mua hàng. Ví dụ, người này mua một đôi giày rất thời trang. Họ nghĩ: “Nếu các anh chị em thấy mình mang đôi giày này, họ chắc chắn sẽ nói rằng mình không tiêu tiền vào những thứ xứng đáng, do đó mình sẽ không mang đôi giày này trước mặt họ. Mình sẽ đợi để mang chúng khi không nhóm họp, và mình sẽ đợi đến khi chúng lỗi mốt và trông như không đáng giá gì trước khi mang chúng”. Bất kể ngươi hành động như thế nào trong chuyện này, chẳng phải ngươi – dù nhìn nhận sự việc thế nào – cũng đều đang thực hành sự giả dối với tư duy toan tính này của mình sao? Ngươi đã sống trong sự giả dối, ngươi đã sẵn sàng hành động theo cách này. Vậy thì tại sao ngươi lại thực hành sự giả dối? Ngươi có đang bị kiểm soát bởi những động cơ và mục tiêu của chính mình không? Và những mục tiêu này của ngươi có đúng đắn không? Thực chất của chúng là gì? Chính tâm tính sa-tan của ngươi đang kiểm soát ngươi, có phải không? Ngươi dùng những chiến thuật nhất định và thực hành sự giả dối để đạt được mục tiêu của mình, chẳng phải vậy sao? Ngươi hành động một kiểu trước mặt mọi người và kiểu khác sau lưng họ. Ngươi xảo quyệt, chơi hai mặt – dạng hành vi này là thực hành sự giả dối. Các ngươi nói gì về điều này: Những kẻ giả dối thì ngu ngốc, có phải không? Tại sao ngay khi một số người được yêu cầu mổ xẻ bản thân thì họ trở nên căng thẳng? Đó là vì những mưu mô xảo quyệt của họ có vẻ ngu ngốc, vụng về và đê tiện – chúng quá đáng hổ thẹn để cho người khác thấy, chúng là cách xử sự mờ ám của những kẻ đê tiện. Các sự vụ của những kẻ giả dối không bao giờ có thể được đưa ra công khai cho tất cả mọi người cùng thấy. Tại sao lại như thế? Bởi vì ngay khi chuẩn bị phơi bày bản thân, họ bất chợt nhận ra: “Làm sao mình có thể ngu ngốc đến mức làm chuyện đó? Làm sao mình có thể đáng kinh tởm đến vậy?” Ngay cả họ cũng cảm thấy ghê tởm bản thân mình. Nhưng khi đang làm điều đó, họ không thể cưỡng lại chính mình – họ luôn muốn hành xử theo cách đó; bởi vì bản tính họ là giả dối, và bất cứ điều gì họ làm, họ cũng bộc lộ bản tính giả dối của mình như một lẽ tất yếu – ngay cả trong một vấn đề rất nhỏ, họ cũng sẽ bộc lộ bản tính giả dối của mình. Họ không thể kiềm chế bản thân trong bất kỳ điều gì; đây là gót chân A-sin của họ. … Những người giả dối không thể không bộc lộ sự giả dối của mình, và hơn nữa, họ bộc lộ mọi lúc, mọi nơi. Đây không phải là điều họ cần học, hay đòi hỏi sự dạy bảo của người khác; trong một vấn đề hoàn toàn đơn giản, vấn đề không cần đến những lời dối trá hay vòng vèo, họ vẫn sẽ đi con đường quanh co và bịa đặt những lời dối trá để lừa mọi người.

Trích từ “Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Đặc điểm chính của những người giả dối là họ không bao giờ cởi mở khi thông công với bất kỳ ai; họ che giấu bản thân rất kỹ. Ngoài ra, không ai có thể biết được liệu những gì họ đang nói là thật hay giả. Hơn nữa, họ đặc biệt giỏi giả vờ và ngụy biện; họ giả vờ là người tốt, người có đạo đức, người thật thà, người được người khác yêu thương và kính trọng. Tương tác với họ, ngươi sẽ không bao giờ biết bên trong họ đang nghĩ gì; họ không nói với ai quan điểm hay thái độ thật của mình đối với mọi việc, và thậm chí những người thân cận nhất với họ cũng không biết. Họ không mở lòng; họ không cho đi thứ gì cả. Không chỉ vậy mà họ còn giả vờ có nhân tính, có tính thuộc linh cao, theo đuổi lẽ thật. Không ai nghĩ là họ không như vậy cả.

Trích từ “Họ không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, và phủ nhận thực chất của Đấng Christ (I)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ

Nếu ngươi giả dối, khi ấy ngươi sẽ phòng thủ và hoài nghi mọi người và mọi sự, và do đó, đức tin của ngươi ở Ta sẽ được xây dựng trên nền tảng của sự hoài nghi. Ta không bao giờ có thể công nhận đức tin ấy. Thiếu đức tin thật, ngươi càng không có tình yêu đích thực. Và nếu ngươi có khả năng hoài nghi Đức Chúa Trời và tự ý suy đoán về Ngài, thì ngươi hẳn là kẻ giả dối nhất trong tất cả mọi người. Ngươi suy đoán liệu Đức Chúa Trời có thể như con người không: tội lỗi không thể dung thứ, tính cách nhỏ nhen, không có sự công bằng và lý trí, thiếu ý thức công lý, thường xuyên có những chiến thuật xấu xa, gian dối và quỷ quyệt, vui với cái ác và bóng tối, v.v. Chẳng phải lý do con người có những ý nghĩ như vậy là vì họ thiếu kiến thức dù là nhỏ nhất về Đức Chúa Trời sao? Đức tin như thế chẳng khác nào tội lỗi! Thậm chí có những người tin rằng những ai làm vui lòng Ta chính là những kẻ xu nịnh và liếm gót, và rằng những người thiếu các kỹ năng ấy sẽ không được chào đón ở nhà Đức Chúa Trời và sẽ mất chỗ của họ ở đó. Có phải đây là kiến thức duy nhất mà các ngươi đã có được sau tất cả những năm qua không? Có phải đây là điều các ngươi đã đạt được không? Và kiến thức của các ngươi về Ta không dừng lại ở những sự hiểu lầm này; thậm chí tệ hại hơn nữa chính là sự báng bổ của các ngươi với Thần của Đức Chúa Trời và sự phỉ báng Thiên đàng. Đây là lý do tại sao Ta nói rằng đức tin như của các ngươi sẽ chỉ khiến các ngươi lạc xa hơn khỏi Ta và chống đối Ta nhiều hơn.

– Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Một người có thể không bao giờ cởi mở và truyền đạt những gì họ nghĩ với người khác. Và trong tất cả những gì họ làm, họ sẽ không bao giờ tham vấn người khác, mà thay vào đó là khép mình, có vẻ phòng thủ với người khác trong mọi việc. Họ khép chặt lòng mình nhất có thể. Chẳng phải đây là một người mưu chước sao? Ví dụ, họ có một ý tưởng mà họ cho là thông minh, và nghĩ rằng: “Tôi sẽ giữ ý tưởng cho mình lúc này. Nếu tôi chia sẻ, các người có thể sử dụng nó và cướp công của tôi. Tôi sẽ giữ lại”. Hoặc nếu có điều gì đó mà họ không hiểu hết, họ sẽ nghĩ: “Tôi sẽ không nói ra lúc này. Sẽ thế nào nếu tôi nói ra, và ai đó nói điều gì cao siêu hơn, chẳng phải tôi sẽ trông như kẻ ngốc sao? Mọi người sẽ nhìn thấu tôi, thấy được điểm yếu của tôi trong việc này. Tôi không nên nói bất cứ điều gì cả”. Vì vậy, bất kể quan điểm hay lý luận, bất kể động cơ ngầm là gì, họ đều sợ mọi người sẽ nhìn thấu họ. Họ luôn tiếp cận bổn phận của chính mình và mọi người, sự vật và sự việc bằng kiểu quan điểm và thái độ này. Đây là dạng tâm tính gì? Một tâm tính lươn lẹo, giả dối và tà ác. Bề ngoài, họ có vẻ đã nói mọi điều với người khác mà họ tin rằng họ có thể, nhưng bên dưới vẻ ngoài ấy, họ giữ lại một số điều. Họ không bao giờ nói những điều động chạm đến danh tiếng và lợi ích của họ – không nói với bất kỳ ai, ngay cả với cha mẹ mình. Họ không bao giờ nói những điều này. Đây là rắc rối!

Trích từ “Chỉ bằng cách thực hành lẽ thật mới có thể sở hữu nhân tính bình thường” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Một số người không nói sự thật cho bất cứ ai. Đôi khi họ thậm chí không tự biết điều mình đang nói là đúng hay sai – họ tự làm mình bối rối. Khi nói chuyện với người khác, họ luôn suy nghĩ và tâm trí của họ luôn quay cuồng với câu hỏi nói điều gì đó thì hậu quả sẽ như thế nào. Trước khi nói điều gì đó, họ ước lượng và dự đoán nói theo cách này có thể đạt được gì, còn nói theo cách khác có thể đạt được điều gì, và điều gì sẽ đánh lừa người kia và khiến họ không hiểu được sự thật của vấn đề. Đây là tâm tính gì vậy? Đây là sự giả dối. Người ta có dễ dàng thay đổi tâm tính giả dối không? Không có điều gì thuộc về tâm tính mà dễ thay đổi cả. Một vài người, khi đã tỏ lộ điều gì đó về bản thân họ, nghĩ rằng: “Mình đã để họ thấy suy nghĩ thực của mình. Điều này tệ thật. Mình phải tìm cách đảo ngược điều này – nói theo một cách khác đi để họ không biết được sự thật”. Đây là cách họ nghĩ và trù tính, và khi họ sắp sửa hành động, họ tỏ lộ một kiểu tâm tính: giả dối. Họ sắp làm một điều gì đó ma tà. Thậm chí trước khi làm bất cứ điều gì, họ cũng đã tỏ lộ sự giả dối của mình. Đây là một kiểu tâm tính. Không quan trọng ngươi có nói điều gì hay không, hay ngươi đã làm điều gì hay không – tâm tính này luôn ở trong ngươi, kiểm soát ngươi, khiến ngươi giở trò và giở ngón bịp, bỡn cợt với mọi người, che đậy sự thật, và giỏi ngụy tạo bản thân mình. Đây là sự giả dối. Người giả dối làm những việc cụ thể nào? Ví dụ, hai người đang trò chuyện, và một người nói: “Gần đây tôi đã trải qua một số tình cảnh, và tôi cảm thấy rằng những năm tin vào Đức Chúa Trời thật sự vô ích. Tôi là một người thất bại! Bần cùng, đáng thương! Đã một thời gian tôi không làm tốt. Tôi sẽ phấn đấu để chuộc lỗi bản thân trong tương lai”. Việc họ nói điều này có tác dụng gì? Người kia nghe thấy và nghĩ: “Người này đã ăn ăn – hoàn toàn ăn năn. Điều này thật chân thành. Mình không thể nghi ngờ gì. Họ đã thay đổi để tốt hơn. Họ thậm chí còn nói họ là một người thất bại và các vấn đề họ đối mặt gần đây tất cả đều được Đức Chúa Trời sắp đặt. Họ có thể vâng phục”. Khi gợi ra một hiệu ứng như vậy ở người nghe, mục đích của người nói đã đạt được chưa? (Được rồi.) Thế thì trạng trái thật của họ có thực sự như họ nói không? Không hẳn. Những điều họ nói đã đạt được hiệu ứng như thế, nhưng những gì họ làm không như họ nói. Mục đích của họ khi nói điều này là cách họ nói, là kết quả họ muốn đạt được. Khi nói, họ luôn cố đạt được điều gì đó, họ luôn có động cơ nào đó, họ luôn dùng một phương thức nhất định hay những ngôn lời nhất định để đạt được mục đích riêng của mình. Đây là kiểu tâm tính gì vậy? Đây là sự giả dối, và nó thật sự nham hiểm! Và thực ra, họ không hề nhận thức được rằng họ tệ hại, bần cùng và đáng thương. Họ chỉ dùng vài ngôn từ và lời nói thuộc linh để lấy lòng ngươi, để khiến ngươi có nhận định tốt về họ, để ngươi cảm thấy rằng họ đã hiểu chính bản thân họ và ăn năn. Việc đạt được hiệu quả như thế chẳng phải là sự giả dối sao?

Trích từ “Cần phải hiểu sáu khía cạnh của tâm tính bại hoại để thay đổi tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Khi người giả dối đưa lẽ thật vào thực hành, họ có làm chuyện giả dối không? Đưa lẽ thật vào thực hành đòi hỏi họ phải trả giá, phải từ bỏ lợi ích của chính mình, phải tỏ bày bản thân với người khác. Nhưng họ giữ lại điều gì đó; khi nói, họ chỉ nói một nửa và giữ lại một nửa. Người khác luôn luôn phải đoán xem ý họ là gì, luôn phải nối các điểm để tìm ra ý họ. Họ luôn chừa chỗ để lèo lái, chừa chỗ để co kéo. Ngay khi thấy họ giả dối, người khác liền không muốn tiếp xúc với họ nữa, luôn đề phòng khi giao thiệp với họ và không tin vào bất cứ điều gì họ nói, băn khoăn không biết liệu điều họ nói là đúng hay sai, và bao nhiêu phần trong đó bị pha trộn. Và vì vậy, trong lòng, mọi người thường mất lòng tin ở họ, trọng lượng của họ trong lòng mọi người rất nhỏ, hoặc thậm chí chẳng có trọng lượng nào. Đó là địa vị và trọng lượng của ngươi trong lòng mọi người. Vậy thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận ngươi ra sao trước sự hiện diện của Ngài? So với con người, Đức Chúa Trời nhìn nhận mọi người chính xác hơn, sâu sắc hơn và thực tế hơn.

Trích từ “Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Ngươi luôn nghĩ đến xác thịt và những triển vọng của bản thân, ngươi luôn muốn giảm bớt đau khổ của xác thịt, nỗ lực ít hơn, dâng mình ít hơn, trả giá ít hơn, và ngươi luôn chừa chỗ để lèo lái – và đây là thái độ giả dối của ngươi. Khi ngươi dâng mình cho Đức Chúa Trời, ngươi cũng suy đi nghĩ lại, nói rằng: “Ôi! Dâng mình cho Đức Chúa Trời ư? Mình vẫn còn phải kiếm sống; mình sẽ làm gì nếu công tác của Đức Chúa Trời không kết thúc? Vậy thì mình sẽ không cống hiến hết mình. Chúng ta không biết khi nào lời Đức Chúa Trời mới ứng nghiệm, do đó mình phải cẩn thận, mình phải suy nghĩ kỹ. Khi nào mình sắp xếp xong cuộc sống gia đình, và khi nào mình sắp xếp, thu vén xong những triển vọng tương lai, thì mình mới dâng mình cho Đức Chúa Trời”. Sự dè dặt ấy cũng là sự giả dối và hành động giữa sự giả dối, đó không phải là một thái độ trung thực. Khi tương tác với các anh chị em của mình, một số người sợ các anh chị em phát hiện ra những khó khăn trong lòng họ, và sợ các anh chị em sẽ nói gì đó về họ hay coi thường họ. Khi nói, họ luôn cố gắng gây ấn tượng rằng họ thật sự nhiệt tâm, rằng họ thật sự muốn Đức Chúa Trời, và thật sự muốn đưa lẽ thật vào thực hành, nhưng thực tế là trong lòng, họ cực kỳ yếu đuối và thụ động. Họ giả vờ mạnh mẽ để không ai có thể nhìn thấu họ. Đây cũng là giả dối. Nói tóm lại, bất kể ngươi làm gì – dù là trong cuộc sống, phụng sự Đức Chúa Trời, hay thực hiện bổn phận của mình – nếu ngươi trưng bộ mặt giả dối với mọi người và dùng nó để đánh lừa họ, khiến họ nghĩ ngươi cao trọng hay không coi thường ngươi, thì ngươi đang giả dối.

Trích từ “Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Các ngươi nói gì về điều này: Sống bên cạnh những kẻ giả dối thật mệt mỏi, phải không? (Phải.) Nó có mệt mỏi đối với họ không? Nó cũng khiến họ mệt mỏi, bởi vì giả dối khác với trung thực. Một người trung thực rất đơn giản – suy nghĩ của họ không quá phức tạp như vậy. Nhưng trong trường hợp của kẻ giả dối, họ luôn phải nói vòng vo, không bao giờ thẳng thắn trong bất cứ điều gì mình nói. Điều đó cũng mệt mỏi đối với họ; liên tục giở trò và che đậy những lời dối trá của mình thật vô cùng mệt mỏi. Họ liên tục vắt óc và cố sức suy nghĩ, sợ để điều gì đó sơ sẩy trong phút bất cẩn. Ngươi có biết một số người còn chơi trò gian dối đến mức độ nào không? Họ tham gia vào một cuộc thi với mọi người. Họ vật lộn đến mức suy sụp tinh thần và thậm chí đêm về mất ngủ. Từ đây, người ta có thể thấy mức độ giả dối của họ. Sống cuộc đời như một người trung thực thì không mệt mỏi: Một người trung thực nói bất cứ điều gì trong tâm trí họ, tỏ lộ bất cứ điều gì mình đang nghĩ, và hành động theo bất cứ điều gì mình đang nghĩ, tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi việc và hành động phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ là có thể có những chỗ họ thiếu hiểu biết, nên trong tương lai họ phải khôn ngoan hơn và phải không ngừng phát triển. Nhưng những người giả dối thì không như vậy. Họ sống dựa trên triết lý của Sa-tan, dựa trên bản tính và bản chất giả dối của chính mình. Họ phải thận trọng trong mọi việc mình làm, kẻo bị người khác nắm thóp; trong mọi việc họ làm, họ phải sử dụng các phương pháp của riêng mình, những mưu mẹo giả dối và lươn lẹo của riêng mình, để che đậy bộ mặt thật của họ, vì sợ rằng sớm muộn gì họ cũng sẽ để lộ ra – và khi họ vạch áo cho người xem lưng, họ phải cố gắng xoay chuyển tình thế. Có những lúc, khi họ cố gắng lấy lại vỏ bọc của mình, điều đó không dễ dàng cho lắm, và khi mọi thứ không suôn sẻ, họ phát cuồng lên, sợ người khác sẽ nhìn thấu họ. Và khi điều đó xảy ra, họ cảm thấy mình bị mất mặt trước những người khác, và thế là họ phải nghĩ ra điều gì đó để nói nhằm xoay chuyển tình thế. Tất cả những điều này cứ lặp đi lặp lại – chẳng phải họ sẽ thấy như thế thật mệt mỏi sao? Bộ não của họ không ngừng khuấy động; nếu không thì tất cả những lời lẽ của họ đến từ đâu? Nếu ngươi trung thực và không có động cơ thầm kín trong lời nói và việc làm, thì bất cứ điều gì ngươi làm cũng sẽ xong khi ngươi thực hiện xong, không cần phải lo lắng về việc để lộ chân tướng thật của mình. Làm sao ngươi có thể mệt mỏi được? Nhưng luôn có động cơ thầm kín đằng sau những gì kẻ giả dối nói và làm, và khi điều đó bị đưa ra ánh sáng, họ cuống cuồng nghĩ ra những cách vá víu vỏ bọc của mình, và rồi họ sẽ phô ra một mặt khác để đánh lừa ngươi nghĩ rằng đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Điều này đặc biệt mệt mỏi đối với họ. Trong những tương tác của ngươi với họ, ngươi nhận ra họ ngu ngốc như thế nào khi hành động theo cách này, và họ không cần thiết phải nói tất cả những điều này như thế nào. Có một số việc mà họ thật ra không cần giải thích, ngươi sẽ chẳng hề nghĩ gì về chúng, nhưng họ lại lao vào giải thích, lao vào cứu vãn tình hình, cho đến khi ngươi nghe đầy tai chán ngấy. Bản thân họ cũng cảm thấy sẽ không mệt mỏi đến vậy nếu họ không phải giải thích mọi thứ. Bộ não của họ hoạt động liên tục để tìm cách ngăn ngươi hiểu lầm họ, tìm cách thuyết phục ngươi rằng không có ác ý nào đằng sau những lời nói hay hành động của họ, để ngươi có thể chấp nhận và tin họ. Và vì vậy, họ cứ tiếp tục ngẫm nghĩ. Khi ban đêm không ngủ được, họ suy nghĩ về nó; trong ngày, nếu họ không thể ăn thì là họ đang nghĩ về nó; hoặc khi hỏi ý kiến người khác về một vấn đề khác, họ vẫn tiếp tục thăm dò điều này. Họ luôn đội lốt để khiến ngươi cảm thấy họ không phải là dạng người đó, rằng họ là một người tốt, hay làm ngươi cảm thấy rằng ý họ không phải thế. Những kẻ giả dối là như vậy.

Trích từ “Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Những vấn đề thuộc về bản tính không phải là điều được thực hiện trong phút yếu đuối mà là dai dẳng cả đời. Mọi việc mà một người làm đều mang hơi hướng của họ, mang những yếu tố của bản tính họ. Ngay cả khi những yếu tố ấy đôi lúc không rõ ràng, chúng vẫn tồn tại trong họ. Ví dụ, khi một người giả dối nói năng trung thực trong một trường hợp nào đó, thật ra vẫn có ngụ ý trong lời họ nói và sự giả dối trộn lẫn trong đó. Một người giả dối sẽ giở trò với bất kỳ ai, kể cả người thân của họ – thậm chí cả con cái họ. Cho dù ngươi thẳng thắn với họ thế nào, họ cũng giở trò với ngươi. Đây là bộ mặt thật của bản tính họ – họ có bản tính này. Điều này khó thay đổi và họ luôn như vậy. Những người trung thực có thể đôi khi nói điều gì đó ranh mãnh và giả dối, nhưng một người như thế thường khá trung thực; họ xử lý công việc một cách thẳng thắn và không lợi dụng người khác một cách bất công khi xử lý họ. Khi nói chuyện với người khác, họ không cố ý nói những điều để thử người khác; họ có thể mở lòng mình và trao đổi với người khác, và mọi người nói họ khá trung thực. Có những khi họ nói với chút giả dối; điều đó chỉ đơn thuần là biểu hiện của tâm tính bại hoại và không đại diện cho bản tính họ, bởi vì họ không phải là người giả dối.

Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Trong hạng người là những kẻ địch lại Đấng Christ, tính hai mặt thâm căn cố đế là một trong những thuộc tính chính mà nhân tính của họ bộc lộ. Thông qua ngôn ngữ của họ, thông qua những điều họ nói, và cách họ nói chúng, cách bày tỏ của họ, ý nghĩa của những lời nói và động cơ đằng sau đó, người ta thấy rằng những người này thiếu nhân tính bình thường, rằng họ không sở hữu sự trung thực mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở nhân tính bình thường. Hơn nữa, tính hai mặt thâm căn cố đế trong nhân tính của những người này nghiêm trọng hơn nhiều so với những lời dối trá và lừa dối của người bình thường. Đây không phải là dạng tâm tính bại hoại bình thường, hay biểu hiện của một dạng nhân tính bất thường thông thường; những lời nói dối của họ đến dễ dàng hơn so với hầu hết mọi người, và chúng được thực hành nhiều hơn. Khi hầu hết mọi người nói dối, họ phải bịa đặt lời nói dối, họ phải suy nghĩ về nó cẩn thận; nhưng dạng người này không phải bịa đặt bất cứ điều gì, hay suy nghĩ gì về nó: Họ mở miệng là nó phát ra – và ngươi bị lừa lúc nào không hay. Những lời nói dối và sự lừa dối của họ là những điều mà người phản ứng chậm mất hai hay ba ngày mới ngộ ra; chỉ khi đó họ mới nhận ra ý của người này là gì. Những người chậm hiểu, hoặc những người có IQ thấp, có thể vẫn không ngộ ra sự việc sau vài năm; cả đời họ có thể không bao giờ biết ý người đó là gì khi nói những lời đó. Những kẻ địch lại Đấng Christ có thói quen nói dối: Đặc điểm nhân tính của họ là gì? Rõ ràng, đó không phải là điều gì đó nằm trong nhân tính bình thường. Nói chính xác, nó là bản tính của ma quỷ. Tính hai mặt thâm căn cố đế, những lời nói dối và sự dối trá của họ: Có phải đây là những cách làm việc được học ở trường không? Chúng có phải là kết quả của sự dư thừa kiến thức không? Chúng có phải do sự dạy dỗ và ảnh hưởng của bố mẹ không? (Không.) Đó là bản tính cố hữu của họ. Họ sinh ra đã có những thứ này; không ai ép buộc, cũng không ai dạy họ những thứ này. Đây chỉ là con người của họ – hai mặt theo thói quen. Và hơn nữa, họ không bao giờ cảm thấy xấu hổ hay buồn bã vì những lời nói dối của mình, họ không bao giờ đau khổ hay khó chịu. Họ không những không buồn vì những lời dối trá của mình, mà họ còn thường nghĩ bản thân mình rất thông minh, trí tuệ cao; họ cảm thấy may mắn, kiêu hãnh, và ngấm ngầm vui sướng rằng mình có thể thao túng và đánh lừa người khác bằng cách sử dụng những lời dối trá và các chiến thuật khác. Những kẻ địch lại Đấng Christ là hạng người liên tục dùng lời dối trá để thao túng và lừa dối người khác. Khi họ đã nghe xong bài giảng và bài thông công của những người khác về cách trở thành một người trung thực, họ có buồn không? Họ có trách bản thân không? (Không.) Và làm thế nào để có thể nói rằng họ không cảm thấy tự trách mình, rằng họ không buồn? Bởi thực tế là họ không bao giờ mổ xẻ bản thân mình. Họ không bao giờ cởi mở và phơi bày những sự dối trá của chính mình, họ cũng không bao giờ công nhận rằng mình không trung thực. Ngoài ra, họ cứ dối trá và lừa dối mọi người khi cảm thấy cần. Đó là bản tính của họ, và không có cách nào thay đổi nó. Bản tính này không phải là sự thể hiện của nhân tính bình thường; nói đúng ra, đó là bản tính của ma quỷ.

Trích từ “Tóm tắt đặc điểm nhân tính của những kẻ địch lại Đấng Christ và bản chất của tâm tính họ (I)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger