Thực hành lẽ thật là gì
Lời Đức Chúa Trời có liên quan:
Lẽ thật mà con người cần sở hữu được tìm thấy trong lời của Đức Chúa Trời, và đó là một lẽ thật có lợi và hữu ích nhất cho nhân loại. Nó là thuốc bổ và dưỡng chất mà cơ thể các ngươi cần, một thứ giúp con người khôi phục lại nhân tính bình thường của mình. Đó là một lẽ thật mà con người phải được trang bị. Các ngươi càng thực hành lời của Đức Chúa Trời nhiều bao nhiêu, đời sống của các ngươi sẽ càng nhanh chóng đơm hoa bấy nhiêu, và lẽ thật sẽ càng trở nên rõ ràng bấy nhiêu. Khi các ngươi lớn lên trong vóc giạc, các ngươi sẽ thấy mọi điều của thế giới thuộc linh một cách rõ ràng hơn, và các ngươi sẽ càng có nhiều sức mạnh hơn để chiến thắng Sa-tan. Phần nhiều lẽ thật mà các ngươi không hiểu sẽ được làm sáng tỏ khi các ngươi thực hành lời của Đức Chúa Trời. Hầu hết mọi người đều hài lòng khi chỉ đơn thuần hiểu được câu từ của lời Đức Chúa Trời và tập trung vào việc trang bị cho bản thân những giáo lý hơn là đào sâu trải nghiệm của họ trong thực hành, nhưng đó chẳng phải là cách của người Pha-ri-si sao? Vậy thì làm thế nào cụm từ “lời của Đức Chúa Trời là sự sống” có thể thật với họ được? Cuộc sống của một người không thể phát triển chỉ đơn giản bằng việc đọc lời Đức Chúa Trời, mà chỉ khi lời Đức Chúa Trời được đưa vào thực hành. Nếu ngươi tin rằng việc hiểu lời Đức Chúa Trời là tất cả những gì cần thiết để có sự sống và vóc giạc, thì sự hiểu biết của ngươi bị méo mó. Sự hiểu biết thực sự về lời Đức Chúa Trời xảy ra khi ngươi thực hành lẽ thật, và ngươi phải hiểu rằng “chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì nó mới có thể được hiểu rõ”. Hôm nay, sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thể nói rằng ngươi biết lời Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không thể nói rằng ngươi hiểu được nó. Một số người nói rằng cách duy nhất để thực hành lẽ thật là phải hiểu nó trước, nhưng điều này chỉ đúng một phần và chắc chắn không hoàn toàn chính xác. Trước khi ngươi có kiến thức về một lẽ thật, ngươi đã không trải nghiệm lẽ thật đó. Việc cảm thấy rằng ngươi hiểu điều gì đó mình nghe trong một bài giảng không phải là sự hiểu biết thực sự – đây chỉ là việc có được những chữ nghĩa của lẽ thật, và nó không giống như việc hiểu được ý nghĩa thực sự trong đó. Chỉ có được kiến thức hời hợt về lẽ thật không có nghĩa là ngươi thực sự hiểu được nó hoặc có kiến thức về nó; ý nghĩa thực sự của lẽ thật đến từ việc trải nghiệm nó. Vì thế, chỉ khi ngươi trải nghiệm lẽ thật thì ngươi mới có thể hiểu được nó, và chỉ khi đó thì ngươi mới có thể nắm bắt được những phần ẩn giấu của nó. Đào sâu trải nghiệm của mình là cách duy nhất để nắm bắt những ý nghĩa và hiểu được bản chất của lẽ thật. Vì thế, ngươi có thể đi khắp mọi nơi với lẽ thật, nhưng nếu không có lẽ thật ở trong ngươi, thì đừng nghĩ đến việc cố gắng thuyết phục ngay cả các thành viên trong gia đình của ngươi, chứ đừng nói đến những người sùng đạo. Không có lẽ thật thì ngươi sẽ như những bông tuyết dập dờn, nhưng với lẽ thật, ngươi có thể được hạnh phúc và tự do, và không một ai có thể tấn công ngươi. Cho dù một lý thuyết có mạnh mẽ đến đâu, nó cũng không thể chiến thắng lẽ thật. Với lẽ thật, bản thân thế giới có thể bị lung lay, núi và biển dịch chuyển, trong khi việc thiếu lẽ thật có thể dẫn đến giòi bọ đục sập những tường thành vững chắc. Đây là một sự thật hiển nhiên.
– Một khi hiểu được lẽ thật, ngươi nên đưa nó vào thực hành, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Điều quan trọng nhất trong việc thực hành lẽ thật là gì? Chẳng phải là ngươi trước hết phải nắm bắt các nguyên tắc sao? Các nguyên tắc là gì? Các nguyên tắc là phương diện thực tế của lẽ thật. Khi ngươi đọc một câu trong lời Đức Chúa Trời, ngươi nghĩ đó là lẽ thật, nhưng ngươi không nắm được các nguyên tắc trong đó; ngươi cảm thấy câu ấy đúng, nhưng ngươi không biết nó thực tế theo cách nào, hay nó nhằm giải quyết tình trạng gì. Ngươi không thể nắm bắt các nguyên tắc hay con đường thực hành trong câu ấy. Đối với ngươi, lẽ thật ngươi cảm nhận này chỉ đơn thuần là học thuyết. Tuy nhiên, một khi ngươi nắm bắt được thực tế lẽ thật của câu đó, cũng như những yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì – nếu ngươi thật sự hiểu những điều này, có thể trả giá và đưa chúng vào thực hành – thì ngươi sẽ đạt được lẽ thật ấy. Khi ngươi đạt được lẽ thật, từng chút một, tâm tính bại hoại của ngươi được giải quyết, và lẽ thật đó được đưa vào bên trong ngươi. Khi ngươi có thể đưa thực tế của lẽ thật vào thực hành, và khi việc thực hiện bổn phận của ngươi, mỗi hành động của ngươi, và cách cư xử của ngươi với tư cách là một con người đều dựa trên những nguyên tắc thực hành lẽ thật này, thì chẳng phải khi ấy ngươi đã thay đổi sao? Hơn hết, ngươi đã trở thành người sở hữu thực tế lẽ thật. Chẳng phải một người sở hữu thực tế lẽ thật chính là người hành động có nguyên tắc sao? Và chẳng phải người hành động có nguyên tắc chính là người sở hữu lẽ thật sao? Chẳng phải người sở hữu lẽ thật cũng có thể tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời sao? Đó là cách những điều này liên quan đến nhau.
Trích từ thông công của Đức Chúa Trời
Thực hành lẽ thật không phải là nói những lời sáo rỗng và đọc thuộc lòng những cụm từ định sẵn. Thay vào đó, nó có nghĩa là bất kể điều gì ngươi có thể gặp phải trong cuộc sống, miễn là nó liên quan đến các nguyên tắc ứng xử của con người, quan điểm về các sự kiện, vấn đề đức tin vào Đức Chúa Trời, các nguyên tắc lẽ thật, hoặc thái độ mà một người thực hiện bổn phận của mình, tất cả mọi người phải lựa chọn – mọi người phải có một con đường để thực hành. Ví dụ, nếu quan điểm ban đầu của ngươi là không nên xúc phạm bất kỳ ai, mà phải duy trì sự hòa thuận và tránh làm mất mặt bất kỳ ai, để trong tương lai, mọi người có thể hòa thuận, thì, bị giới hạn bởi quan điểm này, khi ngươi thấy ai đó làm điều gì xấu, mắc sai lầm, hay thực hiện một hành động trái với các nguyên tắc, ngươi thà tự mình làm cho đúng, còn hơn là đối đầu với người đó. Bị giới hạn bởi quan điểm của mình, ngươi trở nên không muốn xúc phạm bất kỳ ai. Dù đang ở trước mặt ai, bị cản trở bởi những suy nghĩ về sĩ diện, về tình cảm và mối quan hệ, hoặc về những tình cảm đã phát triển qua nhiều năm tương tác, ngươi sẽ luôn nói những điều tốt đẹp để bảo vệ phẩm giá của người đó. Nếu có những điều ngươi thấy không vừa lòng, ngươi chỉ trút giận sau lưng họ và đưa ra những sự xác nhận kín đáo, thay vì làm tổn hại thể diện của họ. Ngươi nghĩ gì về cách cư xử như vậy? Chẳng phải đó là cách của một kẻ dễ dãi, là kẻ dẻo mồm và giả dối sao? Điều này vi phạm các nguyên tắc; chẳng phải hành động như vậy là hèn mọn sao? Những người hành động như vậy không phải là người tốt, cũng không phải là cao thượng. Cho dù ngươi đã phải chịu đựng bao nhiêu, và cho dù ngươi phải trả giá như thế nào, nếu ngươi cư xử không có nguyên tắc, thì ngươi đã thất bại và sẽ không được chấp thuận trước Đức Chúa Trời, cũng không được Ngài nhớ đến, cũng không làm vui lòng Ngài. Sau khi nhận ra điều này, ngươi có cảm thấy đau khổ không? (Có.) Sự đau khổ mà ngươi cảm thấy là bằng chứng rằng ngươi vẫn yêu lẽ thật, rằng ngươi có lòng yêu lẽ thật, có ý muốn yêu lẽ thật, và lương tâm của ngươi vẫn còn nhận thức. … Sự nhận thức cung cấp cho ngươi khả năng phân biệt giữa đúng và sai, giữa những điều tích cực và tiêu cực. Với nhận thức và khả năng thực hành phân biệt, sẽ dễ dàng ghét những điều tiêu cực như vậy và ghét những quan điểm không đúng cùng những tâm tính bại hoại. Điều này là bởi vì, chí ít, ngươi đã có điều cơ bản nhất – ý thức về lương tâm. Ý thức lương tâm này hoàn toàn rất có giá trị, cũng như khả năng phân biệt đúng sai, cũng như có một phần nhân tính yêu sự công chính và những điều tích cực. Đây là những thứ quý giá nhất – chúng là ba thứ đáng mơ ước và có giá trị nhất mà một người có thể có, và một khi đã sở hữu, lẽ thật có thể được đưa vào thực hành. Bây giờ chúng ta hãy để hai thứ kia sang một bên. Miễn là ngươi còn lương tâm có nhận thức, thì liệu một kẻ ác ngang nhiên thực hiện một hành động tà ác gây phá vỡ và nhiễu loạn có khuấy động những cảm xúc và quan niệm trong ngươi không? (Có.) Nếu ngươi có quan niệm và cảm xúc, ngươi đã đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản nhất để thực hành lẽ thật. Nếu ngươi có thể thấy và cảm nhận rằng những gì họ đã làm là một hành động tà ác, và ngươi tiến lên hành động, thì chẳng phải đây là thực hành lẽ thật sao? Thực hành lẽ thật là gì? (Vạch trần, báo cáo và ngăn chặn những hành động này.) Đúng vậy. Khi những điều như vậy phát sinh, và ngươi thực hiện trách nhiệm của mình theo các nguyên tắc, thì đây là thực hành lẽ thật.
Trích từ “Làm tròn bổn phận ít nhất cũng cần có lương tâm” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu ngươi có khả năng thực hành lẽ thật thì trong mọi chuyện xảy ra với ngươi trong cuộc sống, mọi người mà ngươi tiếp xúc và toàn bộ công việc Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, ngươi phải kiểm tra dựa trên những lẽ thật mà ngươi hiểu và đưa chúng vào thực hành. Nghĩa là, khi điều gì đó xảy ra, ngươi nên hành động theo cách nào và nền tảng lý thuyết cũng như cơ sở cho sự tồn tại của ngươi nên là gì? Lời Đức Chúa Trời. Ví dụ, giả sử ngươi được giao một bổn phận: Trong cách ngươi thực hiện nó, ngươi phải có một con đường mà ngươi dùng để thực hành, điều trước tiên đòi hỏi phải có một cơ sở về lý thuyết lẽ thật. Bổn phận này nên được thực hiện như thế nào cho phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời? Ngươi không được cẩu thả và làm chiếu lệ; xét về phương diện bị động, đây là điều tối thiểu cần phải đạt được. Ví dụ, giả sử như ngươi đang rửa bát. Đây là một bổn phận ngươi phải chấp nhận. Ngươi cho từng cái vào khoắng qua với nước rồi thôi. Đây có phải là đang thực hành lẽ thật không? Ngươi nghĩ mình đã thực hành lẽ thật. Ngươi đã rửa bát; ngươi đã rửa sạch. Thế ngươi đang nghĩ gì trong khi rửa? Nguyên tắc rửa bát của ngươi là gì? Nếu ngươi theo một nguyên tắc trong khi làm việc này thì ngươi đang thực hành lẽ thật. Như vậy, ngươi nên làm gì để thực hành lẽ thật khi được giao nhiệm vụ là bổn phận của mình? Có nguyên tắc nào không? Nguyên tắc đang nói đến chính là cơ sở lý thuyết. Trước hết, ngươi không được cẩu thả hay chiếu lệ; đầu tiên, hãy tuân thủ nguyên tắc này. Ngươi nên nghĩ gì trong đầu và ngươi nên làm gì để không cẩu thả hay chiếu lệ? Có vài bước. Ngươi thấy rằng bát đĩa dơ bẩn và đóng cặn, rằng chỉ rửa nước thôi thì chưa đủ; có thể có vi khuẩn, do đó ngươi phải dùng nước rửa bát để diệt khuẩn, rửa vài lần cho sạch và kiểm tra kỹ lưỡng. Đây là không cẩu thả và chiếu lệ. Đây là có nguyên tắc trong đầu và làm việc theo nguyên tắc. Ngươi không đơn thuần liếc sơ qua bát đĩa và rửa nước rồi để đó, không quan tâm liệu còn dầu mỡ hay vi khuẩn trên đó hay không và thầm nghĩ: “Bảo làm thì làm – miễn sao tôi có làm thì không phải tôi đang cẩu thả hay chiếu lệ”. Đây không phải là đang thực hành lẽ thật, mà chỉ là gắng sức một chút, phục vụ, hoàn toàn làm việc chân tay. Ngươi đã rửa bát xong; sao ngươi không thực hành lẽ thật? Sao việc này lại trở thành chỉ “gắng sức một chút”? Nếu ngươi không hành động theo nguyên tắc, thì đó không phải là thực hành lẽ thật, và nó có nghĩa là nhiệm vụ được thực hiện mà không bám sát các nguyên tắc lẽ thật; không có nguyên tắc trong lòng ngươi, ngươi hành động dựa trên những khuynh hướng, tâm trạng, cảm xúc, tưởng tượng và quan điểm của riêng mình. “Mình sẽ rửa nhanh qua, thế thôi – tại sao phải dùng nước rửa bát? Làm gì có vi khuẩn. Cứ thế đi, không vấn đề gì cả”. Chẳng phải đó là quan điểm của ngươi sao? Ngươi nghĩ theo cách ấy, nên ngươi hành động theo những quan điểm của riêng mình – đây không phải là thực hành lẽ thật. Để hành động theo các nguyên tắc lẽ thật, ngươi phải tự nhủ: “Mình không được cẩu thả hay chiếu lệ, nguyên tắc phải là rửa sạch và diệt khuẩn để an toàn và hợp vệ sinh cho mọi người sử dụng”. Đây là một nguyên tắc, và nếu ngươi làm mọi việc xoay quanh nguyên tắc này thì ngươi sẽ không cẩu thả hay chiếu lệ, mà sẽ tận tâm, làm hết sức mình, đó là khi ngươi sẽ toàn tâm, toàn ý tuân thủ bổn phận của mình. Thực hành lẽ thật là như vậy.
Trích từ “Phần quan trọng nhất của việc tin vào Đức Chúa Trời là đưa lẽ thật vào thực hành” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Chính xác thì các tiêu chí để đưa lẽ thật vào thực hành là gì? Việc ngươi có đang đưa lẽ thật vào thực hành hay không được đo lường và định nghĩa như thế nào? Làm thế nào để Đức Chúa Trời xác định liệu ngươi có phải là người chấp nhận những lời của Ngài ngay khi nghe chúng hay không? Ngài xem xét liệu trong thời gian ngươi đã tin vào Ngài và lắng nghe các bài giảng, thì có bất kỳ sự thay đổi nào trong trạng thái bên trong của ngươi, trong sự bất tuân của ngươi đối với Ngài, và trong thực chất của các khía cạnh khác nhau trong tâm tính bại hoại của ngươi hay không. Ngài xem xét liệu ngươi đã thay thế những thứ này bằng lẽ thật hay chưa, và liệu ngươi đã thay đổi trong hành vi và hành động bên ngoài hay là trong thực chất tâm tính bại hoại sâu thẳm trong lòng ngươi hay chưa. Đức Chúa Trời đo lường ngươi theo những điều này. Sau khi lắng nghe các bài giảng và ăn uống lời Đức Chúa Trời trong suốt những năm, thì những thay đổi của ngươi chỉ là bề ngoài hay trong thực chất? Đã có những thay đổi nào trong tâm tính của ngươi chưa? Đã có những thay đổi nào trong những quan niệm sai lầm của ngươi về Đức Chúa Trời, trong sự bất tuân của ngươi đối với Đức Chúa Trời, và trong cách ngươi tiếp cận những sự ủy thác và bổn phận mà Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi chưa? Sự bất tuân của ngươi đối với Đức Chúa Trời đã giảm chưa? Khi một điều gì đó xảy ra và ngươi bị vạch trần là kẻ bất tuân, thì ngươi có khả năng tự ngẫm lại bản thân không? Ngươi có khả năng vâng lời không? Ngươi đã trở nên trung thành hơn với những sự ủy thác và bổn phận mà Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi chưa, và lòng trung thành này có thanh sạch không? Trong thời gian ngươi lắng nghe các bài giảng, thì những động cơ, tham vọng, ước muốn và ý định của ngươi đã được làm cho tinh sạch chưa? Đây chẳng phải là các tiêu chí để đo lường sao? Rồi ngươi cũng có những quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời: Ngươi có còn bám lấy những quan niệm ban đầu, những sự tưởng tượng mơ hồ và trừu tượng, cùng những kết luận của mình không? Ngươi có còn phàn nàn và có những cảm xúc tiêu cực khác không? Đã có thay đổi nào trong những điều này chưa? Nếu chưa có bất kỳ thay đổi nào trong những khía cạnh này, thì ngươi là loại người nào? Điều này chứng tỏ một sự thật: Ngươi không phải là người thực hành lẽ thật.
Trích từ “Chỉ bằng cách thực hành lời Đức Chúa Trời thì một người mới có thể đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nhiều người có những hành vi bề ngoài nhất định, chẳng hạn như có thể gạt gia đình và sự nghiệp của mình sang một bên để thực hiện bổn phận, và do đó, họ tin rằng họ đang thực hành lẽ thật. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không công nhận rằng họ đang thực hành lẽ thật. Nếu mọi việc ngươi làm đều có động cơ cá nhân đằng sau và giả tạo, thì ngươi không phải đang thực hành lẽ thật; ngươi chỉ đơn giản là đang thể hiện hành vi hời hợt. Nói đúng ra, hành vi của ngươi có thể sẽ bị Đức Chúa Trời lên án; Ngài sẽ không khen ngợi hay nhớ đến nó. Mổ xẻ thêm về điều này, ngươi đang làm điều ác và hành vi của ngươi đối nghịch với Đức Chúa Trời. Nhìn bề ngoài, ngươi không phải đang làm gián đoạn hoặc làm nhiễu loạn bất kỳ điều gì và ngươi đã không gây thiệt hại thực sự hoặc vi phạm bất kỳ lẽ thật nào. Điều đó có vẻ hợp tình hợp lý, nhưng thực chất của hành động của ngươi liên quan đến việc làm điều ác và chống đối Đức Chúa Trời. Do đó, ngươi nên xác định xem liệu có sự thay đổi trong tâm tính của mình hay không và liệu ngươi có đang đưa lẽ thật vào thực hành hay không bằng cách xem xét những động cơ đằng sau các hành động của mình khi đối chiếu với lời Đức Chúa Trời. Điều đó không phụ thuộc vào quan điểm của con người về việc liệu những hành động của ngươi có phù hợp với sự tưởng tượng của con người và ý định của con người hay không, hoặc liệu chúng có phù hợp với sở thích của ngươi hay không; những điều như thế không quan trọng. Đúng hơn, điều đó phụ thuộc vào việc Đức Chúa Trời phán ngươi có tuân theo ý muốn của Ngài hay không, những hành động của ngươi có phù hợp với thực tế lẽ thật hay không và chúng có đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của Ngài hay không. Chỉ có việc so sánh bản thân với những yêu cầu của Đức Chúa Trời mới là chính xác. Việc chuyển hóa trong tâm tính và đưa lẽ thật vào thực hành không đơn giản và dễ dàng như mọi người tưởng tượng. Bây giờ các ngươi đã hiểu được điều này chưa? Các ngươi có bất kỳ trải nghiệm nào với điều này không? Khi nói đến thực chất của một vấn đề, các ngươi có thể không hiểu nó; lối vào của các ngươi quá là nông cạn. Các ngươi suốt ngày đầu tắt mặt tối, từ sáng đến tối, thức khuya dậy sớm, vậy mà các ngươi vẫn chưa đạt được sự chuyển hóa trong tâm tính sống của mình, và các ngươi không thể nắm bắt được sự chuyển hóa như thế có liên quan đến những gì. Điều này có nghĩa là sự bước vào của các ngươi quá nông cạn, chẳng phải vậy sao? Bất kể các ngươi đã tin vào Đức Chúa Trời trong bao lâu, các ngươi cũng có thể không cảm nhận được thực chất và những điều sâu xa liên quan đến việc đạt được sự chuyển hóa trong tâm tính. Có thể nói rằng tâm tính ngươi đã thay đổi không? Làm sao ngươi biết được Đức Chúa Trời có khen ngợi ngươi hay không? Ít nhất, ngươi sẽ cảm nhận được tính kiên định đặc biệt đối với mọi việc ngươi làm, và ngươi sẽ cảm nhận Đức Thánh Linh đang dẫn dắt và khai sáng ngươi và làm việc trong ngươi trong khi ngươi đang thực hiện bổn phận của mình, đang làm bất kỳ công tác nào trong nhà Đức Chúa Trời, hoặc trong những tình huống thông thường. Hành vi của ngươi sẽ phù hợp với lời Đức Chúa Trời và khi ngươi đã có được một mức độ trải nghiệm nhất định, thì ngươi sẽ cảm thấy rằng cách ngươi hành động trong quá khứ là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, sau khi ngươi trải nghiệm được một thời gian, nếu ngươi cảm thấy rằng một số việc ngươi đã làm trong quá khứ là không phù hợp và ngươi không hài lòng với chúng, và cảm thấy rằng quả thực không có lẽ thật trong những việc ngươi đã làm, thì điều này chứng tỏ rằng mọi thứ ngươi đã làm đều chống lại Đức Chúa Trời. Đó là bằng chứng cho thấy sự phục vu của ngươi chứa đầy sự dấy loạn, sự phản kháng và những cách thức hành động của con người.
Trích từ “Những điều cần biết về việc chuyển hóa tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Nếu ngươi tin vào Đức Chúa Trời nhưng không theo đuổi lẽ thật, thì ngươi có thể tin trong mười năm mà không trải nghiệm bất kỳ thay đổi nào. Cuối cùng, ngươi sẽ nghĩ rằng đây chính xác là ý nghĩa của việc tin vào Đức Chúa Trời; ngươi sẽ nghĩ rằng nó khá giống với cách ngươi đã sống trong thế giới này trước đây, và rằng việc còn sống là vô nghĩa. Điều này thực sự cho thấy rằng không có lẽ thật thì cuộc sống trống rỗng. Ngươi có thể nói một số lời giáo lý, nhưng ngươi vẫn sẽ cảm thấy không thoải mái và bất an. Nếu con người có sự hiểu biết nào đó về Đức Chúa Trời, biết cách sống một cuộc đời có ý nghĩa và có thể làm được một số việc làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, thì họ sẽ cảm thấy rằng đây là cuộc sống đích thực, rằng chỉ bằng cách sống theo cách này thì cuộc sống của họ mới có ý nghĩa, và rằng họ phải sống theo cách này để mang lại một chút thỏa lòng cho Đức Chúa Trời và cảm thấy hài lòng. Nếu họ có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời một cách có ý thức, đưa lẽ thật vào thực hành, từ bỏ bản thân, từ bỏ những tư tưởng của riêng mình, vâng lời và quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời – nếu họ có thể làm hết thảy những điều này một cách có ý thức – thì điều này có nghĩa là đưa lẽ thật vào thực hành một cách đúng đắn, và thực sự đưa lẽ thật vào thực hành, và điều này rất khác so với việc trước đây họ dựa vào trí tưởng tượng của mình và việc họ bám vào các giáo lý và quy tắc. Thực ra, thật mệt mỏi để làm bất kỳ điều gì khi họ không hiểu được lẽ thật, thật mệt mỏi khi tuân theo các giáo lý và quy tắc, và thật mệt mỏi khi không có mục tiêu và làm mọi việc một cách mù quáng. Chỉ với lẽ thật, họ mới có thể được tự do – đây không phải là lời nói dối – và với lẽ thật, họ có thể làm mọi việc một cách dễ dàng và vui vẻ. Những người sở hữu loại trạng thái này là những người sở hữu lẽ thật; họ là những người có tâm tính đã được chuyển hóa.
Trích từ “Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?