Sự bại hoại của thành Sô-đôm: Loài người phẫn nộ, Đức Chúa Trời nổi giận

26/09/2020

Đầu tiên, hãy cùng đọc những đoạn Kinh Thánh miêu tả về việc Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm.

Sách sáng thế 19:1-11 Lối chiều, hai thiên sứ đến Sô-đôm; lúc đó, Lót đương ngồi tại cửa thành. Khi Lót thấy hai thiên sứ đến, đứng dậy mà đón rước và sấp mình xuống đất. Người thưa rằng: Nầy, lạy hai chúa, xin hãy đến ở nhà của kẻ tôi tớ, và hãy nghỉ đêm tại đó. Hai chúa hãy rửa chơn, rồi sáng mai thức dậy lên đường. Hai thiên sứ phán rằng: Không, đêm nầy ta sẽ ở ngoài đường. Nhưng Lót cố mời cho đến đỗi hai thiên sứ phải đi lại vào nhà mình. Người dâng một bữa tiệc, làm bánh không men, và hai thiên sứ bèn dùng tiệc. Hai thiên sứ chưa đi nằm, mà các người nam ở Sô-đôm, từ trẻ đến già, tức cả dân, đều chạy đến bao chung quanh nhà. Bọn đó gọi Lót mà hỏi rằng: Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết. Lót bèn ra đến cùng dân chúng ở ngoài cửa, rồi đóng cửa lại, và nói cùng họ rằng: Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm chi hại cho hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi. Bọn dân chúng nói rằng: Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra, đem Lót vào nhà, và đóng cửa lại, đoạn, hành phạt bọn dân chúng ở ngoài cửa, từ trẻ đến già, đều quáng lòa mắt, cho đến đỗi tìm cửa mệt mà không được.

Sự bại hoại của thành Sô-đôm: Loài người phẫn nộ, Đức Chúa Trời nổi giận

Sách sáng thế 19:24-25 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.

Từ những đoạn này, không khó để nhận ra rằng sự gian ác và bại hoại của thành Sô-đôm đã đến mức đáng bị cả loài người lẫn Đức Chúa Trời khinh ghét, và rằng trong mắt Đức Chúa Trời thành Sô-đôm vì vậy mà đáng bị hủy diệt. Nhưng chuyện gì đã xảy ra trong thành trước khi nó bị hủy diệt? Người ta có thể rút ra được sự soi dẫn nào từ những sự kiện này? Thái độ của Đức Chúa Trời trước những sự kiện này cho loài người thấy được gì về tâm tính của Ngài? Để hiểu được toàn bộ câu chuyện, chúng ta hãy đọc kỹ những gì được ghi lại trong Kinh Thánh…

Sự bại hoại của thành Sô-đôm: Loài người phẫn nộ, Đức Chúa Trời nổi giận

Đêm đó, Lót tiếp đón hai sứ giả được Đức Chúa Trời phái đến và dọn tiệc đãi họ. Sau khi dùng bữa, khi họ chưa kịp đặt lưng xuống nằm nghỉ, người dân từ khắp nơi trong thành kéo đến nhà Lót và gọi ông ra. Kinh Thánh đã ghi lại lời họ như sau: “Những khách đã vào nhà ngươi buổi chiều tối nay ở đâu? Hãy dẫn họ ra đây, hầu cho chúng ta được biết”. Ai đã nói những lời này? Họ nhằm vào ai? Đây là những lời của người dân thành Sô-đôm la hét bên ngoài ngôi nhà của Lót và những lời kia là dành cho Lót. Cảm giác của ngươi thế nào khi nghe những lời này? Ngươi có tức giận không? Những lời này có làm ngươi thấy chán ngán không? Ngươi có giận sôi lên không? Chẳng phải những lời này sặc mùi Sa-tan sao? Thông qua những lời này, ngươi có thể cảm nhận được cái ác và bóng tối ở thành phố này không? Ngươi có thể cảm nhận được sự tàn nhẫn và man rợ trong hành vi của những người này thông qua qua lời nói của họ không? Ngươi có thể cảm nhận được chiều sâu sự bại hoại của họ thông qua hành vi của họ không? Thông qua nội dung lời nói của họ, không khó để thấy rằng bản tính độc ác và tâm tính man rợ của họ đã vượt quá tầm kiểm soát của chính bản thân họ. Ngoại trừ Lót, đến từng người cuối cùng trong thành phố này đều không khác gì Sa-tan; chỉ mới nhìn vào một người khác đã khiến họ muốn hãm hại và ăn tươi nuốt sống họ…. Những điều này không chỉ khiến người ta cảm thấy bản chất ghê rợn và đáng kinh sợ của thành phố, cũng như hơi thở của cái chết bao phủ khắp nơi; mà chúng còn gợi cho người ta cảm giác về sự độc ác và đẫm máu của nó.

Lót đã phản ứng thế nào khi nhận ra mình phải đối mặt với một nhóm côn đồ vô nhân tính, những kẻ đầy khát vọng cắn xé linh hồn con người? Kinh Thánh ghi lại rằng: “Nầy, tôi xin anh em đừng làm điều ác đó! Ðây, tôi sẵn có hai con gái chưa chồng, tôi sẽ đưa chúng nó cho anh em, rồi mặc tình anh em tính làm sao tùy ý; miễn đừng làm cho hại chi hai người kia; vì cớ đó, nên họ đến núp bóng mái nhà tôi”. Những lời của Lót có ý nghĩa như sau: Ông sẵn sàng trao đi hai con gái của mình để bảo vệ cho hai sứ giả. Tính toán cách nào chăng nữa thì những kẻ đó đáng lẽ nên đồng ý với điều kiện của Lót và để yên cho hai sứ giả; xét cho cùng, các sứ giả là những người hoàn toàn xa lạ với họ, và các vị ấy không liên quan gì đến họ, và cũng chưa từng làm gì tổn hại đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, bản tính độc ác của những người này đã khiến họ không từ bỏ, mà thay vào đó còn tăng cường quấy phá. Đến đây, một cuộc trao đổi nữa của họ rõ ràng càng giúp chúng ta thông suốt hơn nữa về bản tính độc ác thực sự của những người này; đồng thời nó cũng cho người ta biết và hiểu lý do tại sao Đức Chúa Trời muốn hủy diệt thành này.

Vậy họ đã nói gì tiếp sau đó? Kinh Thánh đã viết: “Ngươi hãy tránh chỗ khác! Lại tiếp rằng: Người nầy đến đây như kẻ kiều ngụ, lại muốn đoán xét nữa sao! Vậy, thôi! Chúng ta sẽ đãi ngươi bạc-tệ hơn hai khách kia. Ðoạn, họ lấn ép Lót mạnh quá, và tràn đến đặng phá cửa”. Tại sao họ lại muốn phá cửa nhà Lót? Lý do là họ đang sốt sắng muốn làm hại hai sứ giả. Điều gì đã mang những sứ giả này đến Sô-đôm? Mục đích của họ khi đến đó là để cứu Lót và gia đình ông; tuy nhiên, người dân thành phố đã lầm tưởng rằng họ đến để làm quan chức. Không hề hỏi mục đích của các sứ giả, chỉ dựa trên phỏng đoán mà dân thành muốn hãm hại man rợ hai sứ giả; họ muốn làm hại hai người vốn chẳng liên quan gì đến mình. Rõ ràng là người dân của thành phố này đã hoàn toàn mất đi nhân tính và lý trí của mình. Sự điên rồ và cuồng loạn của họ không khác gì bản tính độc ác muốn làm hại và ăn tươi nuốt sống con người của Sa-tan.

Khi họ yêu cầu Lót giao nộp các sứ giả, ông đã làm gì? Từ đoạn miêu tả, chúng ta biết rằng Lót đã không giao các sứ giả cho họ. Có phải Lót đã biết về hai sứ giả của Đức Chúa Trời? Tất nhiên là không! Thế nhưng tại sao ông đã có thể cứu hai người này? Ông có biết họ đến đây làm gì không? Mặc dù không biết lý do họ đến đây, nhưng Lót biết rằng họ là những bầy tôi của Đức Chúa Trời, và vì vậy ông đã đưa họ vào nhà mình. Việc ông có thể gọi những bầy tôi của Đức Chúa Trời là “chúa” cho thấy Lót vốn là môn đồ thường xuyên của Đức Chúa Trời, không giống như những người khác ở thành Sô-đôm. Do đó, khi các sứ giả của Đức Chúa Trời đến gặp ông, ông đã mạo hiểm mạng sống của chính ông để đưa họ vào nhà mình; hơn nữa, ông cũng mang hai cô con gái của mình ra trao đổi để bảo vệ hai bầy tôi này. Đây là hành động công chính của Lót; đây cũng là sự thể hiện rõ ràng bản tính thực chất của Lót, và đó cũng là lý do Đức Chúa Trời gửi những bầy tôi của mình đến để cứu Lót. Khi gặp hiểm nguy, Lót đã bảo vệ hai thiên sứ mà không quan tâm đến bất cứ điều gì khác; ông thậm chí còn cố gắng đánh đổi hai cô con gái của mình để lấy sự an toàn cho các bầy tôi. Ngoài Lót ra, có ai khác trong thành có thể làm những điều như thế không? Sự thật đã được chứng minh – không một ai cả! Do đó, rõ ràng mọi người trong thành Sô-đôm, chỉ trừ Lót, là mục tiêu của cuộc hủy diệt, và cũng hợp lẽ, họ xứng đáng bị như vậy.

– Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger