4. Tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh hơn hai mươi năm. Tôi đã biết được rằng mặc dù Kinh Thánh được viết bởi hơn 40 tác giả khác nhau vào những thời điểm khác nhau, nhưng nó không có một sai sót nào. Điều này chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời là tác giả thực sự của Kinh Thánh, và rằng toàn bộ Kinh Thánh đều đến từ Đức Thánh Linh.

Những câu Kinh Thánh tham khảo:

“Giê-hô-gia-kin được mười tám tuổi khi lên làm vua; người cai trị ba tháng tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ người tên là Nê-hu-ta, con gái của Eân-na-than ở Giê-ru-sa-lem” (2 Các Vua 24:8).

“Giê-hô-gia-kin được mười tám tuổi khi người lên ngôi làm vua, và cai trị ba tháng mười ngày tại Giê-ru-sa-lem. Người làm điều ác tại trước mặt Ðức Giê-hô-va” (2 Sử Ký 36:9).

“Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, chính đêm nay, trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần” (Ma-thi-ơ 26:34).

“Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay, cũng trong đêm nay, trước khi gà gáy hai lượt, ngươi sẽ chối ta ba lần” (Mác 14:30).

“Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi -e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta” (Lu-ca 22:34).

“Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi liều sự sống ngươi vì ta sao! Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!” (Giăng 13:38).

“Giu-đa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ” (Ma-thi-ơ 27:5).

“Tên đó lấy tiền thưởng của tội ác mình mà mua một đám ruộng, rồi thì nhào xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết” (Công Vụ Các Sứ đồ 1:18).

Lời Đức Chúa Trời có liên quan:

Kinh Thánh là một bản ghi chép lịch sử về công tác của Đức Chúa Trời ở Y-sơ-ra-ên, và ghi lại nhiều lời tiên báo của các tiên tri xưa cũng như một số lời phán của Đức Giê-hô-va trong công tác của Ngài lúc bấy giờ. Vì vậy, tất cả mọi người đều xem sách này là thánh khiết (vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và vĩ đại). Tất nhiên, đây đều là kết quả của lòng tôn kính Đức Giê-hô-va và tôn sùng Đức Chúa Trời của họ. Mọi người nói về sách này như vậy chỉ bởi vì các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời vô cùng sùng kính và tôn thờ Đấng Tạo Hóa của mình, và thậm chí có những người còn gọi sách này là sách của thiên đàng. Trên thực tế, nó chỉ đơn thuần là một bản ghi chép của con người. Nó không phải do đích thân Đức Giê-hô-va đặt tên, cũng chẳng phải do Đức Giê-hô-va đích thân hướng dẫn viết ra. Nói cách khác, tác giả của sách này không phải là Đức Chúa Trời, mà là con người. Kinh Thánh chỉ là tên gọi tôn kính mà con người đặt cho nó. Tên gọi này không phải do Đức Giê-hô-va và Jêsus quyết định sau khi thảo luận với nhau; nó không hơn gì một ý tưởng của con người. Vì sách này không phải được viết bởi Đức Giê-hô-va, càng không phải bởi Jêsus. Thay vào đó, nó là những bản ký thuật được đưa ra bởi nhiều tiên tri, sứ đồ và nhà tiên kiến xưa, được các thế hệ sau biên soạn thành một cuốn sách gồm các tác phẩm cổ xưa mà đối với mọi người, nó dường như đặc biệt thánh khiết, một cuốn sách mà họ tin rằng có chứa nhiều lẽ mầu nhiệm khôn lường và sâu xa đang chờ đợi các thế hệ tương lai khai mở. Như vậy, mọi người càng dễ tin rằng sách này là một cuốn sách của thiên đàng. Với việc thêm vào Bốn Sách Phúc Âm và Sách Khải Huyền, thái độ của mọi người đối với nó đặc biệt khác với bất kỳ cuốn sách nào khác, và do đó không ai dám mổ xẻ “cuốn sách của thiên đàng” này vì nó quá “linh thiêng”.

– Xét về Kinh Thánh (4), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Ngày nay, ai trong các ngươi dám nói rằng mọi lời được nói ra bởi những người đã được Đức Thánh Linh sử dụng đều đến từ Đức Thánh Linh? Có ai dám nói những điều như thế không? Nếu ngươi nói những điều như thế, thì tại sao sách tiên tri của E-xơ-ra đã bị loại bỏ, và tại sao cũng làm điều tương tự với sách của các thánh đồ và tiên tri cổ đại đó? Nếu tất cả chúng đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao các ngươi lại dám đưa ra những lựa chọn thất thường như vậy? Ngươi có đủ tư cách để lựa chọn công tác của Đức Thánh Linh sao? Nhiều câu chuyện từ Y-sơ-ra-ên cũng đã bị loại bỏ. Và nếu ngươi tin rằng tất cả các ghi chép này của quá khứ đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao một số sách lại bị loại bỏ? Nếu tất cả chúng đều đã đến từ Đức Thánh Linh, tất cả chúng lẽ ra nên được giữ lại, và được gửi đến cho các anh chị em của các hội thánh đọc. Chúng không nên được lựa chọn hoặc bị loại bỏ bởi ý muốn của con người; làm vậy là sai. Nói rằng những kinh nghiệm của Phao-lô và Giăng đã bị trộn lẫn với những thông hiểu cá nhân của họ không có nghĩa là những kinh nghiệm và kiến thức của họ đã xuất phát từ Sa-tan, mà chỉ là họ đã có những điều đến từ những kinh nghiệm và thông hiểu cá nhân của họ. Kiến thức của họ là dựa theo nền tảng của những kinh nghiệm thực tế vào thời điểm đó, và ai có thể tự tin nói rằng tất cả đều đã đến từ Đức Thánh Linh? Nếu tất cả Bốn Sách Phúc Âm đều đến từ Đức Thánh Linh, thì tại sao Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng mỗi người lại nói điều gì đó khác biệt về công tác của Jêsus? Nếu ngươi không tin điều này, thì hãy xem các bản ký thuật trong Kinh Thánh về việc Phi-e-rơ đã chối Chúa ba lần như thế nào: Tất cả chúng đều khác nhau, và mỗi bản ký thuật đều có những đặc điểm riêng của chúng. Nhiều kẻ ngu dốt nói rằng: “Đức Chúa Trời nhập thể cũng là một con người, vậy có thể nào những lời Ngài phán hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh không? Nếu những lời của Phao-lô và Giăng đã bị trộn lẫn với ý muốn của con người, thì những lời mà Ngài phán có thực sự không bị trộn lẫn với ý muốn của con người không?” Những kẻ nói mấy điều như vậy thật mù quáng và ngu dốt! Hãy đọc kỹ Bốn Sách Phúc Âm; đọc những gì chúng ghi lại về những điều mà Jêsus đã làm, và những lời Ngài đã phán. Mỗi bản ký thuật hoàn toàn khác nhau, và mỗi bản đều có góc nhìn riêng của nó. Nếu những gì được viết bởi các tác giả của các sách này đều hết thảy đến từ Đức Thánh Linh, thì tất cả sẽ giống nhau và nhất quán. Vậy thì tại sao lại có những khác biệt? Chẳng phải con người cực kỳ ngu ngốc khi không thể nhìn thấy điều này sao?

– Xét về danh xưng và thân phận, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Phúc Âm của Ma-thi-ơ trong Tân Ước ghi lại gia phả của Jêsus. Phần đầu nói rằng Jêsus là con cháu của Áp-ra-ham và Đa-vít, và là con trai của Giô-sép; phần tiếp theo nói rằng Jêsus đã được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, và được sinh ra bởi một nữ đồng trinh – nghĩa là Ngài không phải là con trai của Giô-sép hay con cháu của Áp-ra-ham và Đa-vít. Tuy nhiên, gia phả lại khăng khăng liên kết Jêsus với Giô-sép. Tiếp theo, gia phả bắt đầu ghi lại quá trình Jêsus được sinh ra. Nó nói rằng Jêsus đã được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, rằng Ngài được sinh ra bởi một nữ đồng trinh, và không phải là con trai của Giô-sép. Tuy nhiên, trong gia phả có viết rõ rằng Jêsus là con trai của Giô-sép, và bởi vì gia phả được viết cho Jêsus, nó ghi lại bốn mươi hai đời. Khi nói đến thế hệ của Giô-sép, nó vội vàng nói rằng Giô-sép là chồng của Ma-ri, những lời được đưa ra để chứng minh rằng Jêsus là con cháu của Áp-ra-ham. Chẳng phải đây là một sự mâu thuẫn sao? Gia phả ghi rõ dòng họ của Giô-sép, đó rõ ràng là gia phả của Giô-sép, nhưng Ma-thi-ơ lại khẳng định đó là gia phả của Jêsus. Chẳng phải điều này phủ nhận sự thật Jêsus được thai dựng bởi Đức Thánh Linh sao? Như vậy, chẳng phải gia phả được viết bởi Ma-thi-ơ là một quan niệm của con người sao? Điều đó thật nực cười! Đây là cách ngươi có thể biết rằng sách này đã không hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh.

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Ngày nay, mọi người tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Vì vậy, họ cũng tin rằng mọi lời trong Kinh Thánh là những lời duy nhất Đức Chúa Trời phán, và tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời phán. Những người tin vào Đức Chúa Trời thậm chí còn nghĩ rằng mặc dù tất cả sáu mươi sáu sách của Cựu Ước và Tân Ước đều do con người viết ra, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, và là bản ghi chép về những lời phán của Đức Thánh Linh. Đây là cách hiểu sai lầm của con người, và nó không hoàn toàn phù hợp với sự thật. Thực ra, ngoài các sách tiên tri, đa phần Cựu Ước là bản ghi chép lịch sử. Một số thư tín của Tân Ước đến từ những kinh nghiệm của con người, và một số đến từ sự khai sáng của Đức Thánh Linh; chẳng hạn, các thư tín của Phao-lô phát xuất từ công việc của một con người, tất cả chúng đều là kết quả của sự khai sáng của Đức Thánh Linh, và chúng đã được viết cho các hội thánh và là những lời khuyên bảo, khích lệ cho các anh chị em trong các hội thánh. Chúng không phải là những lời do Đức Thánh Linh phán – Phao-lô không thể phán nhân danh Đức Thánh Linh, và ông cũng không phải là một tiên tri, lại càng không nhìn thấy những khải tượng mà Giăng đã trông thấy. Các thư tín của ông được viết cho các hội thánh Ê-phê-sô, Phi-la-đen-phi, Ga-la-ti, và các hội thánh khác. Và do đó, các thư tín của Phao-lô trong Tân Ước là các thư tín mà Phao-lô đã viết cho các hội thánh, chứ không phải là những sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh, chúng cũng không phải là những lời phán trực tiếp của Đức Thánh Linh. Chúng chỉ đơn thuần là những lời khuyên bảo, an ủi và khích lệ mà ông đã viết cho các hội thánh trong suốt quá trình công tác của mình. Vì vậy, chúng cũng là một bản ghi chép về nhiều công việc của Phao-lô thời đó. Chúng đã được viết cho tất cả những người là các anh chị em trong Chúa, để cho các anh chị em trong các hội thánh thời đó sẽ làm theo lời khuyên của ông và tuân theo con đường ăn năn của Đức Chúa Jêsus. Phao-lô đã không hề nói rằng, dù là các hội thánh thời đó hay trong tương lai, tất cả đều phải ăn uống những điều ông đã viết, ông cũng không nói rằng mọi lời của ông đều đến từ Đức Chúa Trời. Dựa trên hoàn cảnh của hội thánh lúc bấy giờ, ông chỉ đơn giản tương giao với các anh chị em, khuyên bảo họ, và truyền cảm hứng cho niềm tin trong họ, và ông chỉ đơn giản rao giảng hoặc nhắc nhở mọi người và khuyên bảo họ. Những lời của ông dựa trên trọng trách của bản thân ông, và ông đã hỗ trợ mọi người thông qua những lời này. Ông đã làm công việc của một sứ đồ của các hội thánh thời đó, ông là một cộng sự được Đức Chúa Jêsus sử dụng, và do đó ông phải nhận lãnh trách nhiệm đối với các hội thánh, và phải gánh vác công tác của các hội thánh, ông phải tìm hiểu tình trạng của các anh chị em – và vì điều này, ông đã viết các thư tín cho tất cả các anh chị em trong Chúa. Tất cả những gì ông nói mang tính khai trí và tích cực đối với mọi người thì đều đúng, nhưng nó không đại diện cho những lời phán của Đức Thánh Linh, và nó không thể đại diện cho Đức Chúa Trời. Thật là một cách hiểu cực kỳ tệ hại, và là một sự báng bổ vô cùng, khi mọi người xem các bản ghi chép về những kinh nghiệm của một con người và các thư tín của một con người là những lời Đức Thánh Linh phán với các hội thánh! Điều đó đặc biệt đúng khi nói đến các thư tín Phao-lô đã viết cho các hội thánh, vì các thư tín của ông được viết cho các anh chị em dựa trên hoàn cảnh và tình hình của mỗi hội thánh vào thời điểm đó, và để khuyên bảo các anh chị em trong Chúa, hầu cho họ có thể nhận được ân điển của Đức Chúa Jêsus. Các thư tín của ông là để thúc đẩy các anh chị em vào lúc đó. Có thể nói rằng đây là trọng trách của bản thân ông, và cũng là trọng trách được Đức Thánh Linh đặt lên vai ông; xét cho cùng, ông là một sứ đồ đã dẫn dắt các hội thánh thời đó, người đã viết thư tín cho các hội thánh và khuyên bảo họ – đó là trách nhiệm của ông. Thân phận của ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ đang làm việc, và ông chỉ đơn thuần là một sứ đồ được Đức Chúa Trời phái đến; ông không phải là một tiên tri hoặc một nhà tiên báo. Đối với ông, công việc của bản thân và đời sống của các anh chị em là quan trọng nhất. Vì thế, ông không thể phán dạy nhân danh Đức Thánh Linh. Những lời của ông không phải là những lời của Đức Thánh Linh, càng không thể nói là những lời của Đức Chúa Trời, vì Phao-lô chỉ là một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời không hơn, và chắc chắn không phải là sự nhập thể của Đức Chúa Trời. Thân phận của ông không giống với thân phận của Jêsus. Những lời của Jêsus là những lời của Đức Thánh Linh, chúng là những lời của Đức Chúa Trời, vì thân phận của Ngài là của Đấng Christ – Con của Đức Chúa Trời. Làm sao Phao-lô có thể sánh ngang với Ngài được? Nếu mọi người xem các thư tín hoặc những lời giống của Phao-lô là những lời phán của Đức Thánh Linh và tôn thờ chúng như Đức Chúa Trời, thì chỉ có thể nói rằng họ quá bừa bãi. Nói gay gắt hơn, đây chẳng phải đơn giản là báng bổ sao? Làm sao một con người lại có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Và làm sao mọi người có thể cúi lạy trước những bản ghi chép về các thư tín của con người và những lời con người nói như thể chúng là sách thánh, hay sách Trời được? Những lời của Đức Chúa Trời có thể được thốt ra tùy tiện bởi một con người hay sao? Làm sao một con người có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Vậy thì ngươi nói sao – có thể nào các thư tín mà ông đã viết cho các hội thánh không bị nhiễm những ý tưởng riêng của ông không? Làm sao chúng không bị nhiễm những quan niệm của con người được? Ông đã viết thư tín cho các hội thánh dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của mình và kiến thức của riêng mình. Chẳng hạn, Phao-lô viết một thư tín cho các hội thánh Ga-la-ti, trong đó chứa một quan điểm nhất định, và Phi-e-rơ viết một thư tín khác, trong đó có một quan điểm khác. Ai trong số họ đến từ Đức Thánh Linh? Không ai dám nói chắc. Vì vậy, chỉ có thể nói rằng cả hai người họ đều mang trọng trách với các hội thánh, nhưng những bức thư của họ thể hiện vóc giạc của họ, chúng đại diện cho sự cung cấp và hỗ trợ của họ cho các anh chị em, trọng trách của họ đối với các hội thánh, và chúng chỉ đại diện cho công việc của con người – chúng không hoàn toàn đến từ Đức Thánh Linh. Nếu ngươi nói rằng các thư tín của ông là lời của Đức Thánh Linh, thì ngươi thật ngớ ngẩn, và ngươi đang phạm tội báng bổ! Các thư tín của Phao-lô và các thư tín khác trong Tân Ước tương đương với ký sự của các nhân vật thuộc linh gần đây hơn: Chúng ngang tầm với các sách của Nghê Thác Thanh hoặc những kinh nghiệm của Lawrence, v.v. Chỉ là những cuốn sách của các nhân vật thuộc linh gần đây không được biên soạn vào trong Tân Ước, nhưng bản chất của những người này là như nhau: Họ là những người được Đức Thánh Linh sử dụng trong một thời kỳ nhất định, và họ không thể đại diện trực tiếp cho Đức Chúa Trời.

– Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Trước: 3. Dựa trên những lời của Phao-lô, là người đã nói rằng: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn” (2 Ti-mô-thê 3:16), các mục sư và trưởng lão trong giới tôn giáo tin rằng những lời của Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, các bạn lại nói rằng không phải tất cả các lời trong Kinh Thánh đều là lời Đức Chúa Trời. Ý của các bạn là sao?

Tiếp theo: 5. Kinh Thánh là chứng ngôn cho công tác của Đức Chúa Trời. Chính qua Kinh Thánh mà hết thảy những ai tin vào Chúa đều thừa nhận rằng trời đất và vạn vật đã được Đức Chúa Trời tạo dựng nên. Chính nhờ Kinh Thánh mà họ thấy được sự kỳ diệu, vĩ đại và toàn năng của những việc làm của Đức Chúa Trời. Còn nữa, Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời Đức Chúa Trời và những chứng ngôn thực nghiệm của con người có thể chu cấp cho sự sống của con người và khai trí cho con người rất nhiều. Chúng ta có thể có được sự sống đời đời từ việc đọc Kinh Thánh không? Hay là Kinh Thánh chẳng chứa đựng con đường của sự sống đời đời?

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger