19. Tôi đã học được cách đối xử đúng đắn với mọi người

Bởi Tư Nguyên, Pháp

Vài năm trước, tôi làm bổn phận lãnh đạo hội thánh. Trong hội thánh có một anh họ Trần có tố chất rất tốt. Nhưng tâm tính anh rất kiêu ngạo, và anh thường chèn ép người khác. Anh ấy thích phô trương, thế nên tôi bắt đầu có thành kiến và nhận xét về anh. Một ngày nọ, anh Trần đến gặp tôi và nói muốn chăm tưới những tín hữu mới. Nhưng từ lâu, anh ấy đã không tin vào Đức Chúa Trời và hiểu biết hời hợt về lẽ thật, nên tôi không đồng ý. Thấy tôi không tán thành, anh nói: “Tôi có năng lực tốt như vậy, sao tôi không được làm bổn phận chăm tưới? Nếu tôi không làm thì thật lãng phí tài năng”. Tôi không chấp nhận điều này, và nghĩ: “Anh nghĩ bổn phận chăm tưới dễ vậy ư? Anh có thể làm tốt bổn phận này chỉ bằng ân tứ và tố chất, mà không hiểu lẽ thật ư? Đừng tự tâng bốc mình!” Tôi đã từ chối yêu cầu của anh Trần và nói với các anh chị em khác rằng anh ta thật kiêu ngạo, đưa ra nhiều ví dụ về cách anh thể hiện sự bại hoại. Một số người đồng tình với quan điểm của tôi.

Hai tuần sau, hội thánh sắp xếp rằng trong các cuộc họp tới, chúng tôi có thể xem phim về hội thánh cũng như đọc lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Những bộ phim này đều thông công về lẽ thật và làm chứng cho Đức Chúa Trời, vì thế xem phim có thể giúp chúng tôi hiểu lẽ thật. Trong buổi họp tiếp theo, anh Trần nói: “Kế hoạch này hay đấy. Vài lãnh đạo và đồng nghiệp chỉ chia sẻ những điều vô vị trong các cuộc họp, vì vậy, tốt hơn hết là xem phim. Ban đầu tôi thấy bổn phận của mình thật khó khăn vì tôi không hiểu lẽ thật. Nhưng sau đó tôi đã cầu nguyện, cậy dựa vào Đức Chúa Trời và đọc lời Ngài nhiều hơn. Những bộ phim của hội thánh cũng giúp tôi rất nhiều. Nhờ đó, tôi đã hiểu chút lẽ thật. Bây giờ tôi làm bổn phận khá thành thạo và cơ bản nắm vững các nguyên tắc. Tôi đạt được nhiều điều trong bổn phận của mình”. Tôi thấy sự thông công của anh ấy thật đáng ghét và vô cùng nhạt nhẽo. Tôi nghĩ: “Anh cố nắm bắt từng cơ hội nhỏ để thể hiện, phải không? Anh thật kiêu ngạo!” Sau đó, chúng tôi liệt kê các vấn đề sẽ xử lý trong lần họp tiếp theo và anh Trần đã đòi nhận cả ba việc. Anh ấy còn giao các vấn đề còn lại cho những người khác thông công. Ngay khi tôi đang phân công một trưởng nhóm chủ trì buổi họp, Anh Trần hỏi anh ấy với giọng nghi ngờ, “Anh làm được không?” Nghe như thể chỉ mình anh ấy mới chủ trì được buổi họp, tôi đã giận và nghĩ: “Anh thật vô lý. Anh chỉ phô trương để khiến người khác phải ngưỡng mộ. Nếu đó là điều anh theo đuổi, thì quên đi nhé”. Vì vậy, tôi sắp xếp lại mọi việc và không cho phép anh ấy chủ trì buổi họp. Trong khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy khó chịu với anh Trần mỗi khi nghĩ về hành vi của anh, nhất là vài lần tôi đã nói với anh ấy về hành vi kiêu ngạo của anh nhưng anh ấy vẫn không thay đổi. Tôi cảm thấy anh ấy quá kiêu ngạo, không biết giới hạn. Vì vậy, tôi đã quy kết anh ấy là người không thể thay đổi và quyết định một người kiêu ngạo như anh ấy rõ ràng là không phù hợp để thực hiện bổn phận. Tôi nghĩ phải thay thế anh ấy. Chỉ vậy thôi.

Khi cuộc họp kết thúc, tôi nghĩ về trạng thái và hành vi của mình, và cảm thấy hơi tệ. Tôi cảm thấy mình quá khắc nghiệt với anh Trần, vì vậy tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con biết con đang sai, nhưng con không biết vấn đề của mình là gì hay cần bước vào những nguyên tắc nào của lẽ thật. Xin hãy soi sáng và dẫn dắt con”. Ngày hôm sau, trong những buổi lễ thờ phượng, tôi đọc những lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi nên đối đãi với các thành viên của gia đình Đức Chúa Trời theo nguyên tắc nào? (Đối đãi công bằng với mỗi một anh chị em.) Làm thế nào để ngươi đối đãi công bằng với họ? Mỗi người đều có những điểm yếu và thiếu sót nhỏ, cũng như những khí chất nhất định; tất cả mọi người đều sở hữu sự tự nên công chính, điểm yếu, và những lĩnh vực mà họ thiếu kém. Ngươi nên giúp họ với một tấm lòng yêu thương, khoan dung và chịu đựng, và không quá gay gắt hay làm ầm ĩ với từng chi tiết cỏn con. Với những người non trẻ hay người mới tin Đức Chúa Trời chưa lâu, hoặc người chỉ mới bắt đầu thực hiện bổn phận của họ gần đây, những người này có những yêu cầu đặc biệt nhất định, nếu ngươi cứ bám lấy những điều này và dùng chúng để phê phán họ, thì ngươi đang hà khắc. Ngươi làm lơ việc ác mà những kẻ dẫn dắt giả mạo và những kẻ địch lại Đấng Christ làm, và ấy thế mà khi nhìn ra những thiếu sót và điểm yếu nhỏ nơi các anh chị em ngươi, ngươi không chịu giúp đỡ họ, thay vào đó lại chọn cách làm ầm ĩ với những việc đó và phán xét sau lưng họ, bởi đó khiến càng nhiều người chống đối, khai trừ, và tẩy chay họ. Đây là kiểu hành xử gì vậy? Đây chỉ là ngươi hành xử dựa trên sự ưa thích cá nhân của mình, và không đối đãi công bằng với mọi người. Điều này cho thấy một tâm tính Sa-tan xấu xa và là một sự vi phạm! Khi người ta làm mọi việc, Đức Chúa Trời quan sát; ngươi làm gì và ngươi nghĩ gì, Ngài đều thấy hết!(“Để có được lẽ thật, ngươi phải học từ những con người, sự việc và sự vật quanh mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời soi tỏ trạng thái của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi thấy mình đã đối phó với anh Trần bằng tâm tính bại hoại của mình. Nghĩ lại khoảng thời gian từ lúc gặp anh ấy, tôi thấy anh thường tỏ lộ sự kiêu ngạo trong lời nói và hành động. Vì vậy tôi cảm thấy anh ấy còn trẻ và hỗn xược, không tự biết mình. Chỉ cần nhắc đến anh ấy là tôi nghĩ ngay đến lỗi lầm của anh. Tôi bám vào những biểu hiện bại hoại của anh ấy, để quy kết rằng anh kiêu ngạo một cách phi lý trí, và những người như thế không thể thay đổi. Do vậy tôi không thể đối xử công bằng với anh ấy. Tôi cảm thấy kháng cự và phản đối bất kỳ quan điểm nào anh bày tỏ. Tôi phán xét và coi thường anh trước mặt người khác, rêu rao những thành kiến của tôi về anh, khiến người khác cùng tôi khai trừ và tẩy chay anh ấy. Tôi thậm chí muốn loại anh khỏi bổn phận. Chẳng phải tôi đang lợi dụng vị trí lãnh đạo để trấn áp và trù dập anh ấy sao? Tôi coi quan điểm và niềm tin của mình là lẽ thật, làm tiêu chí để đánh giá mọi người, như thể chỉ nhìn thoáng qua tôi cũng biết mọi điều về người đó và thấy rõ bản chất của họ. Tôi rất kiêu ngạo và tự phụ. Tôi đã bị Sa-tan làm bại hoại trầm trọng, không theo nguyên tắc của lẽ thật, và nhiều khi có những quan điểm phi lý, nhưng tôi vẫn tùy tiện phán xét và lên án người khác. Tôi không có ý thức gì cả! Tôi đã không hề tôn kính Đức Chúa Trời. Tôi đối xử với anh chị em tùy thích và bày tỏ ra bản tính ma quỷ. Việc đó rất tương phản với Đức Chúa Trời, rất ghê tởm đối với những người khác. Với suy nghĩ đó, tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi.

Sau đó, tôi tìm trong lời của Đức Chúa Trời các nguyên tắc về cách đối xử công bằng với mọi người. Tôi tìm thấy hai đoạn trong lời Ngài: “Ngươi đối đãi với người khác như thế nào đều được tỏ rõ hay ám chỉ rõ trong lời Đức Chúa Trời; thái độ mà Đức Chúa Trời dùng để đối đãi với nhân loại là thái độ mà con người nên dùng để đối đãi với nhau. Đức Chúa Trời đối đãi với mỗi một người như thế nào? Một số người có vóc giạc còn non nớt, hay trẻ dại, hay chỉ mới tin Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn. Đức Chúa Trời có thể xem những người này là không xấu cũng không hiểm độc về bản tính thực chất; chỉ đơn thuần là họ có phần ngu dốt hay thiếu tố chất, hay họ đã bị xã hội làm ô uế quá nhiều. Họ chưa bước vào thực tế lẽ thật, do đó họ khó mà giữ mình không làm những việc ngu ngốc hay thực hiện một số hành động ngu dốt nào đó. Tuy nhiên, từ góc độ của Đức Chúa Trời, những vấn đề đó không quan trọng; Ngài chỉ nhìn vào tấm lòng của những người này. Nếu họ quyết tâm bước vào thực tế lẽ thật, nếu họ đã hướng vào đúng hướng, và đây là mục tiêu của họ, vậy thì Đức Chúa Trời đang quan sát họ, chờ đợi họ, và cho họ thời gian cùng cơ hội để cho phép họ bước vào. Không phải là Đức Chúa Trời hạ gục họ bằng một cú đánh, Ngài cũng không nắm lấy một vi phạm mà họ từng phạm và không chịu bỏ qua; Ngài chưa bao giờ đối xử với con người như thế này. Nói vậy, nếu con người đối đãi với nhau theo cách như thế, thì chẳng phải điều này cho thấy tâm tính bại hoại của họ sao? Đây chính là tâm tính bại hoại của họ. Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với những người ngu dốt và ngốc nghếch, cách Ngài đối đãi với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối đãi với những biểu hiện bình thường của tâm tính bại hoại của nhân loại, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách khác nhau để kiểm soát vô vàn tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì khi ấy ngươi sẽ biết cách trải nghiệm chúng(“Để có được lẽ thật, ngươi phải học từ những con người, sự việc và sự vật quanh mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Ngươi có thể không tương hợp với tính cách của ai đó, và ngươi có thể không thích họ, nhưng khi ngươi làm việc cùng với họ, ngươi vẫn công bằng và không trút những cơn bực bội của mình khi làm bổn phận, hy sinh bổn phận của mình, hay bỏ qua những sự bực bội của mình vì lợi ích của gia đình Đức Chúa Trời. Ngươi có thể làm việc theo nguyên tắc; như thế, ngươi có lòng tôn kính cơ bản với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có nhiều hơn như thế một chút, thì khi ngươi thấy rằng ai đó có lỗi lầm hay điểm yếu – ngay cả khi họ đã xúc phạm ngươi hay làm hại lợi ích riêng của ngươi – ngươi vẫn nhịn để giúp đỡ họ. Làm như thế còn tốt hơn nữa; nó sẽ có nghĩa rằng ngươi là người sở hữu nhân tính, sở hữu hiện thực của lẽ thật, và lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Lời của Đức Chúa Trời nói rất rõ về các nguyên tắc và cách thức đối xử công bằng với mọi người, cũng như thái độ của Ngài đối với con người. Thái độ của Ngài đối với những kẻ địch lại Đấng Christ và những người độc ác là sự ghét bỏ, nguyền rủa và trừng phạt. Đối với những người có vóc giạc nhỏ, tố chất kém, và những người có nhiều tâm tính bại hoại và lỗi lầm, miễn là họ thực sự tin vào Đức Chúa Trời, mong muốn theo đuổi lẽ thật và có thể chấp nhận lẽ thật, thì thái độ của Ngài vẫn là yêu thương, thương xót và cứu rỗi. Chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời có nguyên tắc đối xử với mọi người, và Ngài yêu cầu chúng ta đối xử với người khác theo các nguyên tắc của lẽ thật. Chẳng hạn, chúng ta phải khoan dung và tha thứ cho những người thành thật tin vào Đức Chúa Trời. Ta phải yêu thương giúp đỡ, cho họ cơ hội ăn năn và thay đổi. Chúng ta không được làm mọi người nhụt chí chỉ vì họ bộc lộ một chút bại hoại. Đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời. Như anh Trần chẳng hạn, anh có tố chất và có trách nhiệm trong bổn phận. Anh cũng sẵn lòng nỗ lực theo đuổi lẽ thật. Chỉ là anh là tín hữu mới, ít kinh nghiệm, và còn chút kiêu ngạo hơn những người khác. Tôi nên đối xử công bằng với anh ấy theo nguyên tắc của lẽ thật và thông công về lẽ thật với lòng yêu thương để giúp anh ấy. Tuy nhiên, tôi không những không giúp anh, chối bỏ những thế mạnh và ưu điểm của anh ấy, mà thậm chí còn phán xét và loại trừ anh, và muốn anh ra đi khi thấy những khuyết điểm của anh. Tôi đã có bản tính hiểm độc như vậy! Tôi nghĩ về việc mình đã lãnh đạo như thế nào. Khi ấy, tôi luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác. Tôi muốn mình là người ra quyết định cuối cùng, làm bất cứ gì mình muốn, và không lắng nghe ý kiến người khác. Kết quả là, tôi đã làm vài việc gây gián đoạn công tác của hội thánh. Vậy mà Đức Chúa Trời không loại trừ tôi, thay vào đó đã dùng lời của Ngài để phán xét, kỷ luật và xử lý tôi, để tôi suy nghĩ về bản thân, cho tôi một cơ hội để ăn năn và thay đổi. Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ từ bỏ hay loại trừ chúng ta chỉ vì việc bày tỏ sự bại hoại, mà Ngài làm mọi điều có thể để cứu rỗi chúng ta. Đức Chúa Trời có lòng tốt như vậy! Sau đó, xét hành vi và cách đối xử của mình với anh Trần, tôi xấu hổ đến mức muốn chui xuống đất.

Rồi tôi đọc những lời này của Đức Chúa Trời: “Đối với việc ai đó là tốt hay xấu, và họ nên được đối đãi như thế nào, mọi người nên có những nguyên tắc hành xử của riêng mình; tuy nhiên, đối với kết cục của người đó – họ rốt cuộc bị Đức Chúa Trời trừng phạt, hay họ bị phán xét và hành phạt – đó là việc của Đức Chúa Trời. Con người không nên can thiệp; Đức Chúa Trời sẽ không cho phép ngươi khởi xướng thay cho Ngài. Đối đãi với người đó như thế nào là việc của Đức Chúa Trời. Chừng nào Đức Chúa Trời chưa quyết định dạng kết cuộc nào mà những người đó sẽ có, chưa trục xuất họ, và chưa trừng phạt họ, và họ được cứu rỗi, thì ngươi nên giúp họ một cách kiên nhẫn, bằng tình yêu thương; ngươi đừng nên mong sẽ quyết định kết cục cho những người như thế, ngươi cũng không nên dùng phương tiện của con người để trấn áp hay hành phạt họ. Ngươi có thể xử lý và tỉa sửa những người như thế, hoặc ngươi có thể mở lòng mình và tham gia thông công chân tình để giúp họ. Tuy nhiên, nếu ngươi dự tính trừng phạt, tẩy chay, và gài tội những người này, thì ngươi sẽ gặp rắc rối. Liệu làm như thế có phù hợp với lẽ thật không? Việc có những ý nghĩ như thế là kết quả của sự nóng nảy; những ý nghĩ đó đến từ Sa-tan và phát xuất từ sự oán giận của con người, cũng như từ lòng đố kỵ và ghen ghét của con người. Cách hành xử như thế không tuân theo lẽ thật. Đây là điều sẽ mang lại sự báo ứng trên ngươi, và không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời chỉ ra rằng tôi nên có nguyên tắc trong cách đối xử với người khác. Tôi không được tùy tiện đánh giá người khác bằng các quan niệm và sự tưởng tượng của mình hoặc tập trung vào vi phạm của họ, rồi lên án họ. Thay vào đó, tôi nên đối xử với họ dựa trên bản tính và bản chất của họ, giúp đỡ một cách thực tế dựa trên trạng thái và lỗi lầm của họ. Tùy vào tình trạng của người khác, một người với hiện thực của lẽ thật biết khi nào nên kiên nhẫn và giúp đỡ khi nào nên nghiêm khắc tỉa sửa và xử lý họ, và khi nào thì trách mắng họ. Họ luôn hành động đúng đắn và có nguyên tắc. Họ không ngẫu nhiên phân định ai đó hoặc đối xử với anh chị em nào bày tỏ sự bại hoại như kẻ thù. Nhưng tôi lại đối xử với anh Trần thế nào chứ? Khi thấy anh ấy tỏ lộ tâm tính kiêu ngạo, tôi chỉ nhắc qua loa với anh và khi việc đó không hiệu quả, tôi đã khai trừ, phán xét và lên án anh ấy, và nói xấu anh ấy sau lưng. Tôi không có lòng khoan dung hay kiên nhẫn. Như thế thì tôi không thể giúp anh ấy bằng lòng yêu thương được. Sau đó tôi đã cầu nguyện và ăn năn với Đức Chúa Trời, muốn thực hành các nguyên tắc của lẽ thật và giúp đỡ anh Trần bằng lòng yêu thương.

Vậy nên tôi đã đến gặp và thông công với anh về mấy đoạn trong lời của Đức Chúa Trời và chỉ ra lỗi của mình. Anh ấy bắt đầu hiểu tâm tính kiêu ngạo của mình và nhận ra sự nguy hiểm của việc không giải quyết nó. Anh nói rằng mối thông công và cảnh báo của tôi rất có ích, anh muốn soi xét bản thân và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Tôi rất xúc động khi nghe anh ấy nói vậy, nhưng cũng cảm thấy mình thật tồi tệ. Anh ấy không có khả năng thay đổi như tôi tưởng. Chính tôi mới là người không hoàn thành tốt bổn phận. Tôi không thật cố gắng giúp anh bằng lòng yêu thương. Tôi thật kiêu ngạo và hoàn toàn thiếu nhân tính!

Sau đó, tại một buổi họp, tôi nghe người anh em Cấp trên giảng thế này: “Mọi kẻ bại hoại đều có tâm tính kiêu ngạo. Ngay cả những người yêu lẽ thật và theo đuổi việc được hoàn thiện đều có tâm tính kiêu ngạo và tự cao tự đại, mặc dù điều này không ảnh hưởng đến khả năng đạt được sự cứu rỗi và được hoàn thiện. Miễn là con người có thể chấp nhận lẽ thật, việc tỉa sửa và xử lý, và có thể hoàn toàn phục tùng lẽ thật dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, thì khi đó họ hoàn toàn có khả năng đạt được sự cứu rỗi và được hoàn thiện. Thực tế, trong số những người thực sự có tố chất và quyết tâm, không ai là không kiêu ngạo. Đây là sự thật. Những người được Đức Chúa Trời chọn phải đối xử đúng đắn với người khác. Họ không được phân định ai đó không phải là người tốt hay không thể được cứu rỗi và hoàn thiện chỉ vì người đó cực kỳ kiêu ngạo và tự cao. … Về điểm này, ta cần hiểu ý của Đức Chúa Trời. Không người nào có tố chất và sự quyết tâm mà lại hoàn toàn không kiêu ngạo hay tự cao tự đại; nếu có, thì đó chắc hẳn chỉ là ngụy trang hoặc giả tạo mà thôi. Ta phải biết rằng mọi kẻ bại hoại đều có bản tính kiêu ngạo và tự phụ. Đây là một thực tế không thể phủ nhận” (“Trích từ bài thông công bên trên”). Trích sự thông công từ bên trên Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về cách đối xử với những người có tâm tính kiêu ngạo. Không phải là họ không thể thay đổi. Mấu chốt là phải xem liệu họ có thể theo đuổi và chấp nhận lẽ thật hay không. Nếu họ có thể chấp nhận lẽ thật và sự phán xét, hình phạt, việc tỉa sửa và xử lý của Đức Chúa Trời, thì không có lý do gì họ không thể thay đổi và được Ngài hoàn thiện. Anh Trần mới có đức tin không lâu, chưa trải qua nhiều sự phán xét và hình phạt. Nên cũng là bình thường khi có hơi kiêu ngạo. Nhưng khi tôi thấy anh ấy tỏ lộ tâm tính này, tôi đã phán xét và khai trừ anh, thậm chí muốn loại anh khỏi bổn phận của mình. Tôi còn kiêu ngạo hơn anh ấy! Trong thực tế, những người có ân tứ, thế mạnh và tố chất đều khá kiêu ngạo. Nhưng vì có tố chất tốt, nên họ nhanh chóng hiểu lẽ thật và thực hiện hiệu quả các bổn phận. Khi những người như vậy hiểu lẽ thật và hành động đúng nguyên tắc, điều đó thực sự có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời. Anh Trần có năng lực tốt. Tôi nên giúp anh bằng lòng yêu thương và thông công nhiều hơn để hỗ trợ anh ấy. Chỉ như thế mới là quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Trải nghiệm này giúp tôi nhận ra việc đối xử với mọi người bằng tâm tính Sa-tan bại hoại mà không có lẽ thật thì chỉ làm hại các anh chị em, trì hoãn lối vào sự sống của họ và công việc của hội thánh. Đó là một vi phạm; là làm điều ác. Tôi đã nhận ra tầm quan trọng của việc đối xử với người khác theo các nguyên tắc của lẽ thật. Tôi đạt được chút hiểu biết này nhờ vào sự dẫn dắt trong lời của Đức Chúa Trời.

Trước: 18. Sự đề phòng và hiểu lầm đã làm hại tôi

Tiếp theo: 20. Thực hành lẽ thật là chìa khóa để hợp tác hòa thuận

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger