Chương 10
Trong thời gian xây dựng hội thánh, Đức Chúa Trời hầu như không đề cập đến việc xây dựng vương quốc. Ngay cả khi Ngài đưa ra điều đó, Ngài đã nói bằng ngôn ngữ của thời đại. Khi Thời đại Vương quốc đến, Đức Chúa Trời đã vứt bỏ những phương pháp và mối quan tâm nhất định của thời đó về việc xây dựng hội thánh chỉ bằng một quyết định duy nhất, và không bao giờ phán lại dù chỉ một từ về chúng nữa. Đây chính xác là ý nghĩa cơ bản của “Chính Đức Chúa Trời”, Đấng luôn luôn mới mẻ và không bao giờ cũ. Cũng như những điều có thể đã được thực hiện trong quá khứ, rốt cuộc, chúng là một phần của thời đại đã qua, do đó, Đức Chúa Trời phân những sự kiện quá khứ như vậy vào loại đã xảy ra trong thời đại trước Đấng Christ, trong khi ngày nay được biết đến là thời đại sau Đấng Christ. Từ đó có thể thấy rằng việc xây dựng hội thánh là điều kiện tiên quyết để xây dựng vương quốc; nó đặt nền móng để Đức Chúa Trời nắm quyền năng tối thượng của Ngài trong vương quốc. Việc xây dựng hội thánh là một miêu tả nhanh của thời nay; công tác của Đức Chúa Trời trên đất chủ yếu tập trung vào phần này, đó là xây dựng vương quốc. Trước khi hoàn thành việc xây dựng hội thánh, Ngài đã có sự chuẩn bị cho tất cả các công tác phải hoàn thành, và khi thời cơ đến, Ngài chính thức bắt đầu công tác của mình. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời phán, “Thời đại Vương quốc xét cho cùng khác với các thời đại đã qua. Nó không liên quan đến việc nhân loại hành động như thế nào; đúng hơn, Ta đã xuống trần gian để đích thân thực hiện công việc của Ta, đó là điều mà con người không thể hình dung cũng như không thể đạt được”. Thật vậy, công tác này phải được thực hiện bởi đích thân Đức Chúa Trời, không con người nào có khả năng làm việc đó; chỉ là họ không thể với tới nó. Ai có thể thực hiện công tác vĩ đại như vậy trong nhân loại ngoài Đức Chúa Trời? Còn ai khác có khả năng “hành hạ” toàn thể nhân loại thừa sống thiếu chết? Liệu con người có thể sắp đặt công tác như vậy không? Tại sao Ngài nói rằng: “Ta đã xuống trần gian để đích thân thực hiện công việc của Ta”? Có lẽ nào Thần của Đức Chúa Trời thực sự biến mất khỏi mọi không gian? Dòng này, “Ta đã xuống trần gian để đích thân thực hiện công việc của Ta” đề cập đến thực tế rằng Thần của Đức Chúa Trời nhập thể vào xác thịt để làm công tác, và cả thực tế rằng Thần của Đức Chúa Trời rõ ràng đang hoạt động thông qua loài người. Bằng cách đích thân thực hiện công tác của mình, Ngài cho phép nhiều người nhìn thấy chính Đức Chúa Trời bằng mắt thường; họ không cần phải tìm kiếm Ngài kỹ càng trong linh hồn của chính mình nữa. Hơn nữa, Ngài cho phép tất cả mọi người tận mắt nhìn thấy hoạt động của Thần, cho họ thấy rằng có một sự khác biệt cơ bản giữa xác thịt của con người và của Đức Chúa Trời. Đồng thời, xuyên khắp không gian, thế giới vũ trụ, Thần của Đức Chúa Trời đang hoạt động. Tất cả dân của Đức Chúa Trời, những người đã được khai sáng, đã chấp nhận danh Đức Chúa Trời, thấy Thần của Đức Chúa Trời hoạt động như thế nào và nhờ đó trở nên thậm chí quen thuộc hơn với Đức Chúa Trời nhập thể. Như vậy, chỉ khi thần tính của Đức Chúa Trời hoạt động trực tiếp – nghĩa là chỉ khi Thần của Đức Chúa Trời có thể hoạt động mà không có sự can thiệp nào dù là nhỏ nhất – thì con người mới có thể trở nên quen thuộc với chính Đức Chúa Trời thực tế. Đây là bản chất của việc xây dựng vương quốc.
Bao nhiêu lần Đức Chúa Trời đã nhập thể trong xác thịt? Có thể là vài lần chăng? Tại sao Đức Chúa Trời lại phán nhiều lần rằng: “Ta đã từng giáng xuống thế giới của con người, trải nghiệm và quan sát sự đau khổ của họ, nhưng đã làm vậy mà không thành toàn mục đích nhập thể của Ta”? Có phải Đức Chúa Trời đã nhập thể vài lần, nhưng chưa một lần nào được nhân loại biết đến? Đó không phải là ý nghĩa của lời tuyên bố này. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời nhập thể, mục đích của Ngài thực sự không phải là để con người biết đến Ngài; đúng hơn, Ngài đã thực hiện công tác của mình và rồi biến mất mà không có bất kỳ ai hay biết hoặc thậm chí còn không có cơ hội để biết Ngài. Ngài đã không cho phép con người biết đầy đủ về mình, Ngài cũng không hoàn toàn có được ý nghĩa của việc nhập thể; như vậy, không thể nói Ngài đã hoàn toàn nhập thể. Trong lần nhập thể đầu tiên, Đức Chúa Trời chỉ đơn thuần sử dụng một thể xác không có bản chất tội lỗi để thực hiện công tác đó; sau khi nó đã hoàn tất thì không cần đề cập thêm nữa. Đối với những con người đã được Đức Chúa Trời sử dụng qua các thời đại, những trường hợp như vậy càng không đáng được gọi là “sự nhập thể”. Chỉ có chính Đức Chúa Trời thực tế ngày nay, Đấng ở dưới vỏ bọc của một con người bình thường và Đấng có một thần tính toàn vẹn, bên trong, và Đấng mà mục đích của Ngài là cho phép loài người biết Ngài, mới có thể được gọi một cách đầy đủ là một “sự nhập thể”. Ý nghĩa chuyến thăm đầu tiên của Đức Chúa Trời đến thế giới này là một khía cạnh trong ý nghĩa của điều được gọi là sự nhập thể ngày nay – nhưng chuyến thăm này không thể nào bao gồm ý nghĩa đầy đủ của những gì hiện được biết đến là sự nhập thể. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời nói “không thành toàn ý nghĩa sự nhập thể của Ta”. Trải nghiệm và quan sát sự đau khổ của con người, như lời Đức Chúa Trời phán, đề cập đến Thần của Đức Chúa Trời và hai sự nhập thể. Vì lý do này, Đức Chúa Trời đã phán: “Khi việc xây dựng vương quốc được triển khai, xác thịt nhập thể của Ta đã chính thức bắt đầu thực hiện chức vụ của Ta; nghĩa là, Vua của vương quốc đã chính thức bắt đầu nắm quyền năng tối cao của Ngài”. Mặc dù việc xây dựng hội thánh là một chứng ngôn cho danh Đức Chúa Trời, nhưng công tác vẫn chưa chính thức bắt đầu; chỉ ngày nay công tác mới có thể được gọi là xây dựng vương quốc. Tất cả những gì đã được thực hiện trước đây chỉ là một sự mường tượng trước; nó không phải việc thật. Mặc dù người ta nói rằng vương quốc đã bắt đầu, nhưng vẫn chưa có công tác nào đang được thực hiện trong đó. Chỉ ngày nay, khi công tác đang được thực hiện trong thần tính của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã chính thức bắt đầu công tác của Ngài, cuối cùng nhân loại mới bước được vào vương quốc. Do đó, “sự giáng xuống của vương quốc vào thế giới loài người – không chỉ đơn thuần là một sự biểu lộ chữ nghĩa – mà là một phần của hiện thực có thật; đây là một khía cạnh trong ý nghĩa của ‘thực tế của sự thực hành’”. Đoạn trích này là một bản tóm tắt đích xác của lý giải bên trên. Sau khi đưa ra sự mô tả này, Đức Chúa Trời chuyển sang định rõ đặc điểm tình trạng chung của loài người, điều khiến con người rơi vào tình trạng bận rộn liên tục. “Trên khắp thế giới, mọi người đều tồn tại trong lòng thương xót và nhân ái của Ta, nhưng cả nhân loại cũng nằm dưới sự phán xét của Ta, và tương tự cũng phải chịu những sự thử luyện của Ta”. Đời sống của con người bị chi phối theo những nguyên tắc và quy luật nhất định, như đã được sắp đặt bởi Đức Chúa Trời, và chúng như sau: Sẽ có những thời gian hạnh phúc, những lúc thất vọng, và hơn nữa, những lần tinh luyện bằng những khó khăn phải chịu đựng. Như vậy, không ai sẽ sống một cuộc sống thuần hạnh phúc hay thuần khổ đau; mọi cuộc sống sẽ có những thăng trầm. Trong toàn thể nhân loại, không chỉ lòng thương xót và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời là hiển nhiên, mà cả sự phán xét của Ngài cũng như toàn bộ tâm tính của Ngài cũng vậy. Có thể nói rằng tất cả con người đều tồn tại giữa những thử luyện của Đức Chúa Trời, phải không? Trên khắp thế giới rộng lớn này, tất cả con người đều bận rộn tìm lối thoát cho chính mình. Họ không chắc mình đóng vai trò gì, và một số thậm chí còn hủy hoại sự sống hoặc mất mạng vì mục đích của số phận. Ngay cả Gióp cũng không ngoại lệ với quy luật này: Mặc dù ông cũng đã chịu đựng những thử luyện của Đức Chúa Trời, thế nhưng, ông vẫn tìm kiếm một lối thoát cho chính mình. Không ai từng có thể đứng vững qua các thử luyện của Đức Chúa Trời. Do lòng tham và bản tính của con người, không ai hoàn toàn hài lòng với điều kiện hiện tại của mình, và không ai đứng vững qua các thử luyện; mọi người đều sụp đổ dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời phải nghiêm túc với loài người, và nếu Ngài vẫn phải giữ những yêu cầu chính xác như vậy với con người, thì sẽ đúng như lời Ngài nói: “Toàn bộ loài người đã khuynh đảo dưới ánh nhìn thiêu đốt của Ta”.
Mặc dù thực tế là việc xây dựng vương quốc đã chính thức bắt đầu, nhưng tiếng tung hô vương quốc vẫn chưa chính thức vang lên; hiện giờ những gì sẽ đến chỉ là một lời tiên tri. Khi tất cả dân của Đức Chúa Trời đã được làm cho trọn vẹn và tất cả các quốc gia trên đất trở thành vương quốc của Đấng Christ, thì đó sẽ là lúc bảy tiếng sấm rền vang. Thời điểm hiện tại là một bước tiến dài hướng đến giai đoạn ấy; là tiến công hướng đến ngày đó. Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời, và trong tương lai gần, nó sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hoàn thành mọi thứ mà Ngài đã phán. Do đó, rõ ràng các quốc gia trên đất chỉ như những lâu đài trên cát, run rẩy khi ngọn triều dâng đến gần: Ngày sau rốt sắp tới, và con rồng lớn sắc đỏ sẽ gục ngã dưới lời Đức Chúa Trời. Để đảm bảo kế hoạch của Ngài được thực hiện thành công, các thiên sứ trên trời đã xuống trần, làm hết sức mình để thỏa lòng Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời nhập thể đã dàn trận đến chiến trường để tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù. Bất cứ nơi đâu sự nhập thể xuất hiện là nơi ấy kẻ thù bị tiêu diệt. Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên bị xóa sổ; nó sẽ bị tàn phá bởi bàn tay của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ tuyệt đối không khoan dung ở đó. Bằng chứng về sự sụp đổ dần dần của con rồng lớn sắc đỏ có thể được thấy trong sự trưởng thành liên tục của dân của Đức Chúa Trời; điều này là hiển nhiên và hiển hiện với bất cứ ai. Sự trưởng thành của dân của Đức Chúa Trời là dấu hiệu cho sự chết đi của kẻ thù. Đây là một chút lý giải về ý nghĩa của “chiến đấu”. Do vậy, Đức Chúa Trời đã nhắc nhở dân của Ngài trong nhiều dịp về việc đưa ra những lời chứng đẹp cho Ngài để đảo ngược tình thế do các quan niệm làm nên trong lòng con người, chính là sự xấu xí của con rồng lớn sắc đỏ. Đức Chúa Trời sử dụng những lời nhắc nhở như vậy để hồi sinh đức tin của con người, và qua việc đó đạt được những thành tựu trong công tác của Ngài. Điều này là bởi Đức Chúa Trời đã phán: “Chính xác con người có khả năng làm được những gì? Chẳng phải là Ta thà tự mình làm điều đó hay sao?”. Hết thảy con người đều như vậy; họ không chỉ không có khả năng mà còn dễ nản lòng và thất vọng. Vì lý do này, họ không thể biết Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không chỉ hồi sinh đức tin của loài người; Ngài còn bí mật và không ngừng ban cho con người sức mạnh.
Tiếp theo, Đức Chúa Trời bắt đầu phán dạy toàn bộ vũ trụ. Đức Chúa Trời không chỉ bắt đầu công tác mới của Ngài ở Trung Quốc, mà trên khắp vũ trụ, Ngài đã bắt đầu thực hiện công tác mới của ngày hôm nay. Trong giai đoạn này của công tác, bởi vì Đức Chúa Trời muốn mặc khải tất cả những việc làm của Ngài trên khắp thế giới để tất cả những người đã phản bội Ngài sẽ trở lại quy phục trước ngôi Ngài, nên sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ vẫn chứa đựng lòng thương xót và yêu thương nhân từ của Ngài. Đức Chúa Trời sử dụng các sự kiện hiện tại trên khắp thế giới như là cơ hội để khiến con người cảm thấy hoảng sợ, thúc đẩy họ tìm kiếm Đức Chúa Trời để họ có thể lội ngược dòng về trước mặt Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời nói: “Đây là một trong những cách Ta làm việc và hiển nhiên là một hành động cứu rỗi cho nhân loại, và những gì Ta dành cho họ vẫn là một dạng tình yêu”. Ở đây, Đức Chúa Trời phơi bày bản chất thật của loài người với một mức độ chính xác sâu sắc, vô song và dễ dàng. Điều này khiến con người giấu mặt trong sự xấu hổ, hoàn toàn bẽ mặt. Mỗi khi Đức Chúa Trời lên tiếng, bằng cách nào đó Ngài luôn tìm cách chỉ ra một số khía cạnh trong những việc làm đáng hổ thẹn của loài người để trong lúc thoải mái, con người không quên biết chính mình và không nghĩ rằng biết chính mình là một nhiệm vụ xưa cũ. Theo bản tính con người, nếu Đức Chúa Trời ngừng chỉ ra những lỗi lầm của họ dù chỉ trong một khoảnh khắc, họ có nguy cơ trở nên phóng đãng và kiêu ngạo. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời một lần nữa phán ngày nay rằng: “Nhân loại – không hề trân trọng những danh hiệu mà Ta đã trao cho họ, rất nhiều người trong số họ vì danh hiệu ‘kẻ phục vụ’ mà ôm hận trong lòng, và rất nhiều người vì danh hiệu ‘dân của Ta’ mà nảy sinh lòng yêu mến Ta. Không ai nên cố lừa gạt Ta; mắt Ta thấy tất cả!” Ngay khi con người đọc lời khẳng định này, họ lập tức cảm thấy khó chịu. Họ cảm thấy những hành động quá khứ của mình còn quá non nớt, chỉ là dạng đối phó bẩn thỉu xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Gần đây họ muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời, nhưng mặc dù có thừa sự sẵn sàng, họ thiếu năng lực để làm điều đó và không biết mình nên làm gì. Vô tình, họ thấm nhuần một quyết tâm mới. Đây là tác dụng của việc đọc những lời này sau khi một người đã trở nên thoải mái.
Một mặt, Đức Chúa Trời nói Sa-tan cực kỳ điên rồ, trong khi mặt khác, Ngài chỉ ra rằng bản chất cũ mà hầu hết con người ai cũng mang thì chưa thay đổi. Từ đó, rõ ràng các hành động của Sa-tan được thể hiện thông qua loài người. Do đó, Đức Chúa Trời thường xuyên nhắc nhở con người không được phóng đãng, kẻo bị Sa-tan nuốt chửng. Đây không chỉ là lời tiên tri rằng một số người sẽ nổi loạn; hơn nữa, nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh vang lên để cảnh báo tất cả mọi người hãy nhanh chóng gác lại quá khứ và tìm kiếm hiện tại. Không ai muốn bị chiếm hữu bởi các quỷ dữ hay bị ma quỷ xâm chiếm, vì vậy những lời của Đức Chúa Trời thậm chí còn hơn một lời cảnh báo và khuyên răn đối với họ. Tuy nhiên, khi hầu hết mọi người chuyển sang thái cực ngược lại, gắn tầm quan trọng to lớn cho từng lời cuối của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời lại nói: “Hầu hết mọi người đang chờ đợi Ta mặc khải thêm nhiều mầu nhiệm để họ hau háu xem. Tuy nhiên, ngay cả khi ngươi đã bắt đầu hiểu được tất cả những mầu nhiệm của thiên đàng, chính xác thì ngươi có thể làm được gì với sự hiểu biết đó? Nó sẽ làm tăng sự yêu kính của ngươi dành cho Ta sao? Nó sẽ khơi dậy sự yêu kính của ngươi dành cho Ta sao?”. Từ đó, hiển nhiên là con người không sử dụng lời Đức Chúa Trời để biết Đức Chúa Trời và yêu kính Đức Chúa Trời, mà là để tăng nguồn dự trữ cho “kho nhỏ” của họ. Do đó, Đức Chúa Trời sử dụng cụm từ “họ hau háu xem” để mô tả chủ nghĩa cực đoan của loài người, điều phản ánh tình yêu kính Đức Chúa Trời của con người vẫn chưa hoàn toàn thanh sạch. Nếu Đức Chúa Trời không tiết lộ những lẽ mầu nhiệm, con người sẽ không đặt nhiều tầm quan trọng vào trong lời Ngài, mà liếc qua chúng, thoáng nhìn như thể cưỡi ngựa xem hoa. Họ sẽ không dành thời gian để thực sự suy ngẫm hay nghiền ngẫm những lời phán của Đức Chúa Trời. Hầu hết mọi người không thực sự trân quý lời Ngài. Họ không nỗ lực làm bất cứ điều gì để ăn uống lời Ngài; thay vào đó, họ chỉ lướt qua chúng một cách hời hợt. Tại sao bây giờ Đức Chúa Trời phán theo cách khác với những gì Ngài đã làm trong các thời đại trước? Tại sao tất cả lời Ngài đều thật không thể dò lường? Một số ví dụ như từ “gán nhãn” trong “Ta đã không bao giờ gán nhãn cho họ quá bình thường như vậy”, “vàng nguyên chất” trong “Có ai có thể lĩnh hội được vàng nguyên chất nhất trong lời Ta không?”, trước đó Ngài đã đề cập đến từ “chế biến” trong “mà không trải qua sự chế biến của Sa-tan”, và các cụm từ tương tự khác. Con người không hiểu tại sao Đức Chúa Trời nói theo cách này; họ không thể hiểu tại sao Ngài nói theo cách buồn cười, hài hước và khiêu khích như vậy. Chính xác đó là những thể hiện mục đích của lời Đức Chúa Trời. Ngay từ khi mới bắt đầu, con người đã luôn không có khả năng hiểu được lời Đức Chúa Trời, và dường như những lời phán của Ngài thực sự khá nghiêm nghị và hà khắc. Bằng cách thêm vào giọng điệu hài hước nhẹ nhàng nhất – thêm một vài câu châm biếm chỗ này chỗ kia – Ngài có thể làm dịu tâm trạng bằng ngôn từ của mình và cho phép con người thư giãn cơ phần nào. Làm như vậy, Ngài có thể đạt được một hiệu ứng thậm chí còn lớn hơn, buộc mọi người phải suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời.