100. Cách tôi thoát khỏi sự ràng buộc của tình cảm
Tháng 11 năm 2020, tôi nhận được một lá thư từ lãnh đạo kể lại chi tiết việc mẹ tôi, một tín hữu có thâm niên, đã không dự họp nghiêm chỉnh. Bà luôn bận rộn kiếm tiền và khi tham gia các cuộc họp ở nhiều nơi, bà thường ngủ gật. Bà hiếm khi đọc lời Đức Chúa Trời, không nghe giảng, có quan điểm giống như những người ngoại đạo và hành động của bà khá rõ ràng là của một người không tin. Hội thánh đang xem xét tình hình của bà để quyết định xem có nên loại bỏ bà hay không, vì vậy họ yêu cầu tôi làm một bản đánh giá về bà. Tôi khá sốc, nghĩ bụng: “Lãnh đạo hội thánh nhầm chăng? Ít nhất thì bề ngoài, dường như mẹ tôi đã thể hiện được phần nào niềm đam mê và nhiệt huyết trong đức tin bao năm qua. Đôi khi bà còn giúp đỡ các anh chị em khác khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Chắc chắn bà chưa đến mức đáng bị loại bỏ như vậy chứ?”. Nhưng rồi tôi chợt nhận ra hội thánh luôn loại bỏ người theo nguyên tắc và đưa ra quyết định dựa trên hành vi chung và thực chất bản tính của một người – họ sẽ không bao giờ đối xử bất công với ai. Vì bổn phận, tôi đã công tác bên ngoài thị trấn vài năm, nên tôi không chắc lâu nay hành vi của mẹ trong hội thánh như thế nào. Trước tiên tôi phải chấp nhận và quy phục đã.
Sau đó, tôi bắt đầu ngẫm lại hành động của mẹ khi tôi ở với bà. Mỗi khi tôi về nhà và hỏi thăm tình hình của bà, bà lại cố tình né tránh câu hỏi của tôi. Bà cũng hiếm khi đọc lời Đức Chúa Trời hay nghe giảng. Khi tôi thông công với bà về tầm quan trọng của việc đọc lời Đức Chúa Trời, bà sẽ nói rằng bà đồng tình, nhưng sau đó, bà lại quay về với thói quen cũ. Bà thậm chí còn không tham gia các cuộc họp định kỳ để kiếm nhiều tiền hơn. Mặc dù tôi đã thông công với bà về chuyện này vài lần, nhưng bà vẫn không thay đổi hành vi, nói rằng bà chỉ có thể dựa vào bản thân để cải thiện số phận của mình. Hơn nữa, bà thường cãi cọ với ba tôi về những chuyện nhỏ nhặt. Hễ ba tôi nói nặng lời hơn và làm tổn thương lòng tự trọng của bà, bà sẽ trở nên oán giận, thường xuyên chửi rủa ba tôi như một người ngoại đạo để trút giận. Bà không lắng nghe khi tôi thông công với bà về cách sống thể hiện ra nhân tính đúng đắn, bà nói mình không làm được như vậy. Sau đó, tôi tình cờ đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Có một số người mà đức tin của họ chưa bao giờ được thừa nhận trong lòng Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Đức Chúa Trời không thừa nhận rằng họ là những người đi theo Ngài, bởi vì Ngài không khen ngợi niềm tin của họ. Đối với những người này, cho dù họ đã theo Đức Chúa Trời được bao nhiêu năm, thì tư tưởng và quan điểm của họ cũng chưa bao giờ thay đổi; họ giống như những người ngoại đạo, tuân theo các nguyên tắc và phương pháp tương tác với mọi người của những người ngoại đạo, và theo quy luật sống và đức tin của người ngoại đạo. Họ chưa bao giờ chấp nhận lời Đức Chúa Trời như là sự sống của họ, chưa bao giờ tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, chưa bao giờ có ý định chấp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và chưa bao giờ công nhận Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của họ. Họ xem việc tin vào Đức Chúa Trời như một loại sở thích nghiệp dư nào đó, xem Ngài chỉ là nguồn nuôi dưỡng thuộc linh đơn thuần; vì thế, họ không nghĩ rằng thật đáng giá để cố gắng và hiểu được tâm tính hay thực chất của Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng, tất cả những gì tương hợp với Đức Chúa Trời thật thì không liên quan đến những người này; họ không quan tâm, và họ cũng không bận tâm chú ý. Đó là vì trong thâm tâm, có một giọng nói mạnh mẽ luôn luôn nói với họ rằng: ‘Đức Chúa Trời không thể nhìn thấy và không thể chạm tới được, và không tồn tại’. Họ tin rằng việc cố gắng để hiểu vị Đức Chúa Trời này thì không bõ công, và rằng khi làm như thế là họ đang lừa dối chính mình. Họ tin rằng chỉ bằng cách thừa nhận Đức Chúa Trời bằng lời mà không có bất kỳ lập trường thực tế nào hay hiến thân mình cho bất kỳ hành động thực tế nào, thì họ đang khá thông minh. Đức Chúa Trời nhìn vào những người này như thế nào? Ngài xem họ là những người ngoại đạo” (Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra những người không tin chỉ thừa nhận đức tin nơi Đức Chúa Trời bằng miệng chứ không bao giờ thực hành lẽ thật. Họ có thực chất bản tính không thích lẽ thật, và Đức Chúa Trời chưa bao giờ thừa nhận đức tin của họ. Mẹ tôi trước giờ chưa từng tiếp nhận lẽ thật chút nào trong bao năm theo đạo và bà tin, nghĩ, nói và hành động y như một người không có đức tin – chẳng phải điều đó khiến bà trở thành một người không tin sao? Tôi nên mô tả trung thực hành vi của bà. Nhưng mà mẹ tôi lại luôn ủng hộ đức tin của tôi, và ngay cả khi những thành viên khác trong gia đình phản đối hay đả kích tôi, mẹ vẫn luôn bảo vệ tôi để tôi có thể yên tâm thực hiện bổn phận của mình. Bà cũng đã hỗ trợ kinh tế cho tôi trong suốt những năm tôi thực hiện bổn phận bên ngoài thị trấn. Khi tôi bị bệnh, bà đã đưa tôi đến bệnh viện, lê bước lên xuống cầu thang để đăng ký và lấy thuốc cho tôi. Mỗi khi tôi về nhà, bà đều mua đồ ăn và quần áo cho tôi… Khi nhớ lại tất cả những chuyện này, tôi không có can đảm viết đánh giá về bà. Tôi cảm thấy rất đau khổ và mâu thuẫn: “Bà ấy là mẹ của mình, vì vậy bản đánh giá này rất quan trọng. Nếu mình mô tả trung thực hành vi của bà, thì khả năng bà bị loại bỏ còn cao hơn. Chẳng phải đó sẽ là dấu chấm hết cho con đường đức tin của bà sao? Bà sẽ đau lòng lắm nếu biết mình là người viết về hành vi người không tin của bà, và chắc chắn sẽ nghĩ mình vô tâm cũng như vô ơn”. Nghĩ vậy, lòng tôi đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Trong cơn đau khổ, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt cho tôi có lập trường đúng đắn và giữ vững lập trường đó.
Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy bình tâm hơn nhiều. Trong thời gian đó, tôi tình cờ đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi nên biết rằng mọi thứ xảy ra với ngươi là một thử luyện lớn và là lúc Đức Chúa Trời cần ngươi mang chứng ngôn. Mặc dù bên ngoài chúng có vẻ không quan trọng, nhưng khi những điều này xảy ra, chúng cho thấy ngươi có yêu kính Đức Chúa Trời hay không. Nếu ngươi yêu Ngài, ngươi sẽ có thể đứng vững trong chứng ngôn của mình với Ngài, và nếu ngươi không đưa tình yêu dành cho Ngài vào thực hành, điều này cho thấy ngươi không phải là người đưa lẽ thật vào thực hành, rằng ngươi không có lẽ thật, và không có sự sống, rằng ngươi là rơm rác! Mọi việc xảy ra với mọi người xảy ra khi Đức Chúa Trời cần họ đứng vững trong chứng ngôn của họ với Ngài. Mặc dù hiện tại không có gì lớn đang xảy ra với ngươi và ngươi không mang chứng ngôn tuyệt vời, nhưng mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày của ngươi đều là vấn đề chứng ngôn với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể giành được sự ngưỡng mộ của các anh chị em, các thành viên gia đình và mọi người xung quanh ngươi; nếu, một ngày nào đó, những người ngoại đạo đến và ngưỡng mộ tất cả những gì ngươi làm, và thấy rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời làm là tuyệt diệu, thì ngươi sẽ mang chứng ngôn. … Mặc dù ngươi không có khả năng làm việc lớn, nhưng ngươi có thể làm Đức Chúa Trời hài lòng. Những người khác không thể gạt bỏ quan niệm của họ, nhưng ngươi có thể; những người khác không thể mang chứng ngôn cho Đức Chúa Trời trong những trải nghiệm thực tế của họ, nhưng ngươi có thể dùng vóc giạc và hành động thực tế của mình để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời và mang chứng ngôn vang dội cho Ngài. Chỉ điều này mới được tính là thực sự yêu kính Đức Chúa Trời” (Chỉ yêu kính Đức Chúa Trời mới thực sự là tin vào Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra việc để tôi viết bản đánh giá này về mẹ tôi liên quan đến những nguyên tắc lẽ thật. Lẽ ra tôi phải chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài trong vấn đề này. Thay vì hành động theo cảm xúc, lẽ ra tôi nên mô tả khách quan tình hình thực tế của mẹ tôi. Nhưng vì mối liên hệ tình cảm của tôi với bà, nên tôi đã miễn cưỡng viết đánh giá mặc dù nhận thức rõ bà có khá nhiều hành vi của người không tin, sợ bà có thể bị loại khỏi hội thánh và mất cơ hội được cứu rỗi. Chẳng phải tôi đang không có lập trường đúng đắn và không mang lời chứng sao? Tôi không sẵn lòng đứng về phía lẽ thật trong đức tin của mình cũng như bảo vệ công tác của hội thánh, và tôi thậm chí còn bảo vệ mẹ mình vì mối liên hệ tình cảm của chúng tôi – lòng kính sợ Đức Chúa Trời của tôi đâu chứ? Trước kia, tôi đã tích cực và nhiệt tình xử lý những người bị phát hiện là kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ hành ác và người không tin, thông công với các anh chị em về ý nghĩa của công tác làm tinh sạch hội thánh, và nói về sức mạnh của công lý trong việc vạch trần những điều tiêu cực để bảo vệ công tác của hội thánh. Tuy nhiên, khi đối mặt với vấn đề của mẹ, tôi đã bị lung lay bởi mối liên hệ tình cảm của tôi với bà và không thể hành động theo nguyên tắc. Tôi không có chút thực tế lẽ thật nào và tình cảm của tôi quá lớn! Nhận ra tất cả những điều này, tôi không cảm thấy dằn vặt như trước nữa và bắt tay ngay vào việc đánh giá, gửi cho lãnh đạo ngay khi hoàn thành.
Ngày hôm sau, tôi đã đọc được trong một bài giảng rằng ngay cả khi một người đã là tín hữu nhiều năm mà không tìm kiếm lẽ thật, nếu họ không gây ra bất kỳ sự nhiễu loạn hoặc gián đoạn nào, họ có thể tạm thời chưa bị loại bỏ. Lòng tôi chợt lóe lên một tia hy vọng. Mẹ tôi chỉ không tìm kiếm lẽ thật, chứ bà chưa gây ra bất kỳ sự nhiễu loạn hoặc gián đoạn rõ ràng nào cho công tác của hội thánh. Ở tình cảnh cụ thể của bà, có lẽ bà vẫn còn cơ hội để ăn năn. Tôi nghĩ có thể lãnh đạo hội thánh chưa hiểu tình hình của bà. Chắc là tôi có thể viết một lá thư nhấn mạnh việc mẹ tôi từng nhiệt tình giúp đỡ các anh chị em như thế nào, hoặc tôi có thể nhờ họ thông công với bà thêm một chút. Chắc chắn việc để bà tiếp tục phục vụ trong hội thánh sẽ tốt hơn là bị khai trừ. Tôi rất nóng lòng muốn viết thư cho lãnh đạo hội thánh địa phương, nhưng ngay khi chuẩn bị viết, tôi bắt đầu nghĩ lại: “Mình đâu có nắm rõ hành vi hiện tại của mẹ. Nếu bà thực sự không thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời và ngủ gật trong các buổi họp, thì chẳng phải điều đó đã ảnh hưởng đến các anh chị em khác trong buổi họp sao? Chẳng phải mình đang định viết bức thư này chỉ vì có mối ràng buộc tình cảm với mẹ và muốn bảo vệ bà hay sao? Nhưng nếu bà thực sự bị loại bỏ, thì sẽ không bao giờ có cơ hội được cứu rỗi nữa”. Trong cơn đau khổ, tôi vội vàng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu được trạng thái không đúng đắn của mình và học cách kiềm chế hành động theo cảm xúc. Sau khi cầu nguyện, tôi tình cờ đọc được hai đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những vấn đề gì liên quan đến tình cảm? Thứ nhất là cách ngươi đánh giá gia đình mình, cách ngươi phản ứng với những việc họ làm. ‘Những việc họ làm’ bao gồm khi họ làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, khi họ phán xét sau lưng người khác, khi họ làm những việc của những kẻ chẳng tin, v.v. Ngươi có thể công bằng đối những việc gia đình mình làm này không? Nếu ngươi được yêu cầu viết đánh giá gia đình mình, ngươi có làm như vậy một cách khách quan và công bằng, gạt những tình cảm riêng của ngươi sang một bên không? Điều này liên quan đến cách ngươi nên đối mặt với các thành viên trong gia đình. Và ngươi có tình cảm đối với người mà ngươi có quan hệ tốt hay những người trước đây đã giúp đỡ ngươi không? Ngươi có khách quan, công bằng và chính xác về các hành động và hành vi của họ không? Ngươi có báo cáo hoặc vạch trần họ ngay lập tức nếu ngươi phát hiện ra họ đang làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh không? Hơn nữa, ngươi có tình cảm với những người thân thiết với ngươi, hoặc những người có sở thích tương tự không? Sự đánh giá, định nghĩa và phản ứng của ngươi đối với những hành động và hành vi của họ có công bằng và khách quan không? Và ngươi sẽ phản ứng thế nào nếu nguyên tắc quy định rằng hội thánh thực hiện các biện pháp chống lại người mà ngươi có mối liên hệ tình cảm, và những biện pháp này mâu thuẫn với những quan niệm riêng của ngươi? Ngươi có vâng phục không? Liệu ngươi có bí mật tiếp tục liên lạc với họ, liệu ngươi vẫn bị họ dụ dỗ, thậm chí ngươi có bị họ xúi giục bào chữa cho họ, biện minh và bảo vệ họ không? Ngươi có nhận lỗi thay và trợ giúp những người tử tế với ngươi, không quan tâm đến các nguyên tắc lẽ thật và không để ý đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến cảm xúc, phải không?” (Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (2), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Ví dụ người thân hoặc cha mẹ của ngươi tin Đức Chúa Trời, vì làm điều ác, gây nhiễu loạn hoặc vì không hề tiếp nhận lẽ thật mà hiện giờ đã bị thanh trừ. Nhưng đối với họ, ngươi không biết phân định, không biết tại sao họ lại bị thanh trừ, trong lòng ngươi vô cùng đau khổ, và luôn oán trách rằng nhà Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương, không công bằng với con người. Vậy thì ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, rồi căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để đánh giá xem những người thân này rốt cuộc là loại người gì. Nếu ngươi thực sự hiểu lẽ thật thì sẽ có thể định vị họ một cách chính xác, và sẽ thấy rằng mọi điều Đức Chúa Trời làm đều đúng, và Ngài là Đức Chúa Trời công chính. Như vậy thì các ngươi sẽ không còn lời oán thán nào nữa, sẽ có thể quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và sẽ không cảm thấy bất bình thay cho người thân và cha mẹ của mình nữa. Đây không phải là muốn chia rẽ quan hệ máu mủ giữa các ngươi, mà chỉ là xác định họ thuộc về loại người gì, để ngươi có phân định đối với họ và biết lý do tại sao họ bị đào thải. Nếu ngươi thật sự thấy rõ được chuyện này trong lòng mình, quan điểm của ngươi là đúng đắn và phù hợp với lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể đứng cùng một phía với Đức Chúa Trời, quan điểm nhìn nhận sự việc của ngươi sẽ hoàn toàn tương hợp với lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật, không thể căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà nhìn nhận con người, vẫn đứng trên quan hệ và góc độ xác thịt để nhìn nhận con người, thì ngươi vĩnh viễn không thể thoát khỏi mối quan hệ xác thịt này, và sẽ vẫn đối xử với họ như người thân của mình, thậm chí còn thân thiết hơn cả các anh chị em trong hội thánh. Vậy thì giữa lời Đức Chúa Trời và quan điểm, góc nhìn của ngươi trong việc đối xử với người thân sẽ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là sự đối lập. Trong trường hợp như vậy, ngươi sẽ không thể đứng về phía Đức Chúa Trời, và còn nảy sinh quan niệm, hiểu lầm đối với Ngài. Vậy nên, con người muốn đạt được sự tương hợp với Đức Chúa Trời thì trước hết phải phù hợp với lời Đức Chúa Trời về quan điểm nhìn nhận sự việc, có thể căn cứ lời Ngài để nhìn nhận con người và sự việc, có thể tiếp nhận được rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và có thể buông bỏ quan niệm truyền thống của con người. Bất kể đối mặt với ai hay việc gì, ngươi đều có thể giữ góc nhìn và quan điểm của mình thống nhất với Đức Chúa Trời, và đều có thể đạt đến phù hợp với lẽ thật. Như vậy, quan điểm và cách ngươi đối xử với con người sẽ không còn đối địch với Đức Chúa Trời, và ngươi còn có thể đạt đến sự thuận phục và tương hợp với Ngài. Người như vậy sẽ không còn khả năng chống đối Đức Chúa Trời nữa, họ chính là người mà Ngài muốn thu phục” (Cách xác định bản tính và thực chất của Phao-lô, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời phơi bày cách những người bị ràng buộc bởi tình cảm xác thịt không thể thực hành lẽ thật hoặc đánh giá người thân một cách khách quan và công bằng, huống hồ hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Thay vào đó, họ không ngừng bảo vệ, che chở và bênh vực cho người thân, không mảy may nghĩ cho lợi ích của hội thánh. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi đã bắt đầu hiểu được đôi chút về tình trạng của mình. Tôi nhận thức rõ được rằng thực chất bản tính của mẹ tôi là của một người không tin, và bà đã trở thành người phá vỡ đời sống hội thánh. Tôi phải thực hành lẽ thật và vạch trần hành vi của mẹ mình để bảo vệ công tác của hội thánh. Tuy nhiên, tôi lại không thể buông bỏ mối ràng buộc tình cảm của mình và lo rằng nếu bị loại bỏ, bà sẽ hoàn toàn mất cơ hội được cứu rỗi. Vì vậy, tôi đã muốn biện hộ thay cho bà và đặc biệt, khi nghĩ đến việc bà luôn tốt với tôi như thế nào, tôi đã tìm cách bảo vệ bà, che chở cho bà và không phơi bày hành vi của bà. Sau khi đọc bài giảng đó, tôi không thể chỉ đơn thuần hiểu được các nguyên tắc đằng sau việc khai trừ và loại bỏ người khỏi nhà Đức Chúa Trời, mà còn lợi dụng sơ hở trong đó. Tôi muốn hội thánh có thái độ khoan dung với bà và cho phép bà ở lại, để có lẽ bà vẫn có cơ hội được cứu rỗi. Nhà Đức Chúa Trời thực hiện công tác làm tinh sạch vì sự thanh sạch của hội thánh và cung cấp cho các anh chị em chúng tôi một môi trường tích cực để đời sống hội thánh không bị Sa-tan phá vỡ. Vậy mà tôi lại để mối ràng buộc tình cảm của mình lấn át, bảo vệ mẹ tôi mà không hề quan tâm đến công tác của hội thánh hay việc này có thể gây hại cho đời sống của các anh chị em như thế nào. Tôi thật ích kỷ và đáng khinh! Tôi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc và sống theo những triết lý Sa-tan như “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và “Người đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?”. Tôi nghĩ vì mẹ đã chăm sóc tốt cho tôi lớn lên và ủng hộ tôi thực hiện bổn phận, nên bất kỳ hành vi xấu nào về phần bà cũng nên được dung thứ. Là con gái bà, tôi cảm thấy mình sẽ thật bất hiếu nếu chỉ giương mắt đứng nhìn bà bị loại bỏ. Chỉ cần có một tia hy vọng nhỏ nhoi, tôi cũng phải chiến đấu để tìm cơ hội cho bà ở lại hội thánh. Chẳng phải tôi đang ngang nhiên đối đầu với Đức Chúa Trời sao? Bao năm là tín hữu, mẹ tôi chưa từng trân trọng lời Đức Chúa Trời, không thường xuyên dự họp hay thực hành lời Đức Chúa Trời. Thay vào đó, bà dốc sức theo đuổi những thứ trần tục, tiền bạc và thậm chí còn nói: “Mẹ không bận tâm đến việc tìm kiếm lẽ thật. Kiếm tiền là lựa chọn chắc chắn nhất của mẹ”. Một lần nọ, sau khi một cặp vợ chồng già đã là tín hữu trong hơn một thập kỷ bị loại bỏ vì những việc làm xấu xa và phá vỡ công tác của hội thánh, mẹ tôi đã nói với các anh chị em: “Rất ít người trong chúng ta sẽ thành công trong đức tin của mình – họ bị loại bỏ. Sớm muộn gì tôi cũng bị như vậy”. Lúc đó, tôi đã thông công với bà về việc hội thánh loại bỏ người theo nguyên tắc và dựa trên hành vi chung và thực chất bản tính của họ. Tôi cũng đã nói với bà rằng bà đang gieo rắc sự tiêu cực với những lời bình như vậy. Tuy nhiên, bà đã không kiểm điểm bản thân và dường như hoàn toàn dửng dưng. Tôi nhận ra mẹ tôi chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật trong suốt bao năm ở hội thánh và thậm chí không có đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời – bà chỉ là một người không tin. Tôi đã không nhận ra bản chất thực sự của bà theo lời Đức Chúa Trời, thậm chí còn cố chấp bám vào những quan điểm sai lầm của mình. Tôi tin rằng mặc dù bà không theo đuổi lẽ thật, nhưng miễn là không công khai làm nhiễu loạn và gián đoạn mọi việc, thì bà có thể tiếp tục phục vụ trong hội thánh và có lẽ vẫn có cơ hội được cứu rỗi. Tôi đã không nhận ra rằng mặc dù những người không tin bề ngoài có thể trông như không làm việc xấu, nhưng thực chất bản tính của họ không trân trọng, mà đúng hơn là không thích lẽ thật. Dù có ở trong hội thánh bao năm đi nữa, họ cũng sẽ không bao giờ đạt được sự chuyển hóa trong tâm tính sống hay được cứu rỗi. Công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt là để bày tỏ lẽ thật nhằm làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại. Nếu con người không yêu lẽ thật, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tâm tính bại hoại của mình và sớm muộn gì cũng bị đào thải. Tôi nhận ra mình đã không hiểu lẽ thật và những quan điểm cũng như niềm tin của tôi thực sự vô lý. Tôi cũng chợt nhận ra những người không tin gieo rắc ý tưởng thế tục của họ trong hội thánh, điều hoàn toàn trái với lời phán và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Những anh chị em có vóc giạc nhỏ bé, chưa hiểu lẽ thật, thiếu sáng suốt, có thể dễ dàng bị những ý tưởng như vậy cản trở và làm cho lạc lối. Điều này có thể khiến họ chìm đắm trong sự yếu đuối và tiêu cực, và trong trường hợp cực đoan, đức tin của họ có thể lung lay và họ có thể xa rời Đức Chúa Trời. Những người không tin hoàn toàn không phải là thành viên của nhà Đức Chúa Trời, họ không phải là các anh chị em của chúng tôi; thực chất, họ thuộc về quỷ Sa-tan và là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu không kịp thời dọn sạch họ khỏi hội thánh, họ sẽ chỉ gây họa. Mẹ tôi đã là tín hữu nhiều năm, nhưng bà vẫn không đọc lời Đức Chúa Trời thường xuyên, huống hồ thực hành lời Ngài. Cho dù tôi có thông công với bà thế nào, thì bà vẫn mưu cầu những thứ trần tục, kiếm tiền và không thích lẽ thật từ trong bản tính. Bà thường truyền bá những ý tưởng và quan niệm của người không tin và làm nhiễu loạn đời sống hội thánh. Ngay cả khi có được cho cơ hội khác, bà cũng sẽ không thực sự ăn năn. Việc tôi cố gắng bảo vệ thành viên cùng giuộc với ma quỷ này và muốn biện hộ thay cho bà để bà có thể ở lại trong hội thánh chứng tỏ tôi thực sự ngu ngốc và không biết đúng sai.
Sau đó, tôi tình cờ đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã tạo ra thế gian này và mang con người, một sinh vật sống mà được Ngài ban cho sự sống, vào trong đó. Và rồi con người bắt đầu có cha mẹ và họ hàng, và không còn đơn độc. Kể từ giây phút đầu tiên nhìn thấy thế giới vật chất này, con người đã được định sẵn để tồn tại trong sự tiền định của Đức Chúa Trời. Hơi thở sự sống từ Đức Chúa Trời nuôi sống mỗi một loài sinh vật sống trong suốt quá trình lớn lên đến tuổi trưởng thành. Trong quá trình này, không ai cảm thấy rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ tin rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, và chính bản năng sống của mỗi người điều khiển sự trưởng thành của họ. Điều này là bởi vì con người không biết ai ban sự sống cho mình, hoặc nó đã đến từ đâu, càng không biết cách thức mà bản năng sống tạo ra những phép mầu. Họ chỉ biết rằng thức ăn là nền tảng để sự sống của họ được tiếp tục, rằng nghị lực là nguồn gốc sự tồn tại của họ, và rằng những niềm tin trong tâm trí của họ chính là nguồn vốn mà sự tồn tại của họ phụ thuộc vào. Con người hoàn toàn không nhận biết gì về ân điển và sự chu cấp của Đức Chúa Trời, và chính vì vậy họ lãng phí sự sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình… Không một ai trong nhân loại được Đức Chúa Trời chăm sóc ngày đêm này biết tự giác thờ phượng Ngài. Đức Chúa Trời chỉ tiếp tục làm việc trên con người, loài thọ tạo mà Ngài không đặt bất cứ kỳ vọng nào, như Ngài đã lên kế hoạch. Ngài làm vậy với hy vọng một ngày nào đó, con người sẽ thức tỉnh khỏi giấc mơ của mình và chợt nhận ra giá trị và ý nghĩa cuộc sống, cái giá mà Đức Chúa Trời đã trả cho tất cả những điều mà Ngài đã ban cho con người, và sự quan tâm sốt sắng của Đức Chúa Trời khi Ngài chờ đợi con người trở lại với Ngài” (Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời lay động tôi sâu sắc. Đức Chúa Trời là nguồn sống của con người và tất cả những gì tôi có được đều bắt nguồn từ Ngài. Chính Đức Chúa Trời đã chăm sóc và nuôi dưỡng cho tôi trưởng thành. Sau đó, Đức Chúa Trời đã ban ân điển cho tôi, cho phép tôi đến trước Ngài và tiếp nhận sự chăm tưới, cung dưỡng của lời Ngài để tôi có thể hiểu thấu lẽ thật, biết được ý nghĩa cuộc đời và biết cách hành xử, lựa chọn con đường đúng đắn. Hết thảy đều là tình yêu thương và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sắc phong cho mẹ tôi làm người giám hộ cho tôi và nuôi dưỡng tôi trong thế giới vật chất – tôi nên chấp nhận sự chăm sóc của bà dành cho tôi từ Đức Chúa Trời, tôi nên tôn trọng bà và thực hiện vai trò của một người con. Tuy nhiên, khi nói đến nguyên tắc lẽ thật, tôi không thể bị ảnh hưởng bởi mối ràng buộc tình cảm, mà phải thực hành lẽ thật và vạch trần tất cả những hành vi người không tin của mẹ tôi. Chỉ như vậy mới là hành động có lương tâm, hợp lý và theo nguyên tắc lẽ thật. Nếu tôi để tình cảm xác thịt ảnh hưởng đến cách hành xử, thể hiện tình yêu thương, lòng thương xót, sự bảo vệ và che chở cho một người không tin như mẹ tôi, mà không đoái hoài chút gì đến công tác của hội thánh hoặc đến việc đời sống hội thánh của các anh chị có thể bị nhiễu loạn thế nào, hy sinh các nguyên tắc lẽ thật để bảo vệ mối quan hệ của tôi với mẹ, thì đó sẽ là phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Chỉ khi ấy tôi mới thực sự là kẻ vô lương tâm và vô ơn. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều và không bị bó buộc nữa.
Không lâu sau, tôi trở về nhà để lo một số việc và ghé thăm mẹ khi tôi ở trong thị trấn. Tối hôm đó, chúng tôi đã nói chuyện với nhau về tình hình gần đây của bà và bà biết mình sắp bị hội thánh loại bỏ. Khi tôi cố gắng thông công với bà, bà liền đổi chủ đề mà không bình luận gì. Sau khi thấy bà không hề có chút hối hận nào về những hành động của mình, tôi càng tin rằng quyết định loại bỏ bà của hội thánh hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc. Hai tháng sau, tôi nhận được một lá thư khác từ lãnh đạo hội thánh địa phương yêu cầu tôi nói chi tiết hơn về đánh giá trước đây của tôi về mẹ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Có thể nào hành vi sai trái của mẹ chưa đủ nghiêm trọng để khiến bà bị khai trừ không? Nếu đúng như vậy, có phải điều đó nghĩa là ít nhất lúc này, bà chưa bị loại bỏ không? Nhưng dường như mẹ không có chút hối hận nào khi mình thông công với bà hai tháng trước. Mình có nên nói với lãnh đạo hội thánh về việc này không?”. Khi nghĩ đi nghĩ lại vấn đề này, tôi chợt nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi là người thực sự tin Đức Chúa Trời, thì dù ngươi chưa đạt được lẽ thật và sự sống, chí ít ngươi cũng sẽ nói và hành động từ phía Đức Chúa Trời; chí ít, ngươi cũng sẽ không thừ ra đó khi thấy những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại. Khi ngươi giục lòng nhắm mắt làm ngơ, ngươi sẽ cảm thấy tội lỗi, không thoải mái, và sẽ tự nhủ: ‘Mình không thể ngồi đây và không làm gì, mình phải đứng lên và nói gì đó, mình phải gánh lấy trách nhiệm, mình phải vạch trần hành vi xấu xa này, mình phải ngăn chặn nó, để những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không bị tổn hại, và đời sống hội thánh không bị nhiễu loạn’. Nếu lẽ thật đã trở thành sự sống của ngươi, thì ngươi sẽ không chỉ có dũng khí, quyết tâm này, và sẽ không chỉ có khả năng hiểu vấn đề hoàn toàn, mà ngươi còn thực hiện trách nhiệm mình nên gánh vác vì công tác của Đức Chúa Trời và vì lợi ích của nhà Ngài, và bổn phận của ngươi bởi đó sẽ được thực hiện. Nếu ngươi có thể xem bổn phận như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, và là sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và ngươi cảm thấy rằng điều này là cần thiết để đối mặt với Đức Chúa Trời và lương tâm của mình, thì như vậy chẳng phải khi đó ngươi đang sống bày tỏ ra nhân cách và tôn nghiêm của nhân tính bình thường sao? Hành động và hành vi của ngươi sẽ là ‘kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác’, điều mà Ngài phán dạy. Ngươi sẽ thể hiện bản chất của những lời này và sống bày tỏ ra thực tế của chúng” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình phải lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận, giữ gìn trật tự bình thường của đời sống hội thánh và vạch trần những người trong hội thánh đã tự tỏ lộ mình là kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ hành ác và người không tin. Chỉ khi làm như vậy, tôi mới là đang thực hiện bổn phận và hoàn thành trách nhiệm của mình. Tôi nghĩ lại khi vợ Gióp yêu cầu ông từ bỏ Đức Chúa Trời, ông đã có thể đứng về phía Đức Chúa Trời và trách vợ mình là “người đàn bà ngu muội”. Gióp trung thực, ngay thẳng và có tư tưởng rõ ràng về những gì một người nên yêu và ghét. Ông không để mối ràng buộc tình cảm ảnh hưởng đến lối sống của mình. Tôi cũng nên phản bội xác thịt, phơi bày sự thật như tôi đã thấy và loại bỏ những người không tin khỏi hội thánh ngay lập tức. Nhận ra điều này, tôi đã viết ra mọi hành vi mà mình quan sát được ở mẹ trong lần về nhà gần nhất. Không lâu sau, tôi nhận được một lá thư nói rằng mẹ tôi đã bị loại khỏi hội thánh. Trong thư có đề cập đến một số hành vi của bà mà tôi đã trình bày chi tiết. Tôi mãn nguyện vì mình đã không bị cảm xúc chi phối và đánh mất lời chứng. Tôi cảm thấy thanh thản và an yên.
Qua trải nghiệm này, tôi đã hiểu rõ hơn về cách Đức Chúa Trời quyết định cứu rỗi ai và đào thải ai dựa trên thực chất bản tính và hành vi chung của họ. Đây là một biểu hiện rõ ràng của sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta không được để mối ràng buộc tình cảm chi phối cách chúng ta hành động với người khác, mà phải hành động dựa trên lời Đức Chúa Trời, các nguyên tắc lẽ thật. Chỉ có như vậy mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi thực sự biết ơn Đức Chúa Trời vì tôi đã đạt được sự hiểu biết mới này và được những lợi ích này.