37. Đằng sau việc không có lập trường

Bởi Kelly, Hàn Quốc

Một thời gian trước đây, có lúc bổn phận của em rất kém hiệu quả. Mỗi lần thực hiện dự án video, em đều phải chỉnh sửa nhiều lần. Chuyện này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chung của công tác. Ban đầu, em cứ nghĩ chuyện này là do em không có chính kiến, mỗi lần các anh chị em đề xuất chỉnh sửa gì đó, em đều không dựa vào nguyên tắc để xem có cần thiết không mà cứ thế sửa theo những gì họ đề xuất. Một số ý kiến không hợp lý lắm, kết quả là phải làm lại liên tục. Rồi sau khi bị tỉa sửa, cũng như tự phản tỉnh, em mới nhận ra rằng đằng sau chuyện em thiếu chính kiến chính là tâm tính Sa-tan và ý định hèn hạ.

Chuyện xảy ra vào mấy tháng trước. Một số anh chị em kiêu ngạo và tự cho mình là công chính, lúc nào cũng bảo thủ quan điểm, không thể tiếp thu ý kiến của ai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công tác. Lãnh đạo đã thông công phơi bày mấy lần, nhưng họ vẫn không thay đổi, cuối cùng bị sa thải. Vì thế, em đã thầm cảnh báo bản thân: “Nếu sau này có anh chị em nào kiến nghị, mình không được khư khư giữ quan điểm”. Sau đó, khi mọi người nêu kiến nghị chỉnh sửa lại video, hầu như lúc nào em cũng tiếp nhận, dù cho nhiều vấn đề chỉ nhỏ nhặt và không bắt buộc phải thay đổi. Thực ra em thấy một số đề xuất không phù hợp nguyên tắc hoặc chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng em lo: “Nếu không chỉnh sửa thì người phụ trách và các anh chị em sẽ nghĩ gì về mình? Liệu họ có nghĩ mình kiêu ngạo và không tiếp thu kiến nghị của ai không? Nếu để lại ấn tượng xấu rằng mình không thể tiếp nhận lẽ thật, thì mình có bị tước bổn phận không? Hơn nữa, mình không hoàn toàn chắc chắn về quan điểm của mình. Nếu như mình sai và không có sự thay đổi cần thiết, nếu đăng lên mạng rồi mới phát hiện ra vấn đề, bản thân mình sẽ phải chịu trách nhiệm”. Nghĩ như thế, em liền chọn cách an toàn, chấp nhận mọi đề xuất của họ và thực hiện chỉnh sửa. Đôi khi một vấn đề lại nhận được nhiều góp ý trái chiều, nên em tạo nhiều phiên bản và bảo người phụ trách chọn xem phiên bản nào tốt nhất, hoặc khi đội của em thảo luận công tác, em thảo luận với các anh chị em và cùng đưa ra quyết định. Em nghĩ: “Người phụ trách và đa số anh chị em đưa ra quyết định này. Đây là ý kiến của số đông, nên sẽ không có vấn đề gì lớn. Đây là cách an toàn nhất. Nếu sau này có nảy sinh vấn đề gì, đó không phải trách nhiệm của riêng mình”. Có lúc em nhận được nhiều ý kiến, và không chắc phải chỉnh sửa thế nào, nên em tìm người phụ trách nhờ giúp em quyết định nên làm theo hướng nào. Có lúc, em nghe được quá nhiều lời khuyên, và cuối cùng không biết phải dùng hiệu ứng gì, dẫn đến thực hiện bổn phận kém hiệu quả. Khi thảo luận công tác, em không ngừng yêu cầu các anh chị em giúp em ra quyết định, chuyện này khiến họ mất thời gian trong bổn phận và làm chậm trễ tiến độ công tác.

Có lần nọ, em tạo ảnh nền cho video. Nó cần phải phản ánh tình trạng đau khổ của những người sống trong tội lỗi, nên em đã tạo hình ảnh có tông màu tối với ánh sáng nền. Một số anh chị em nghĩ rằng nó quá tối và không thu hút, họ đề nghị em chỉnh sáng lên một chút, thêm ánh sáng và hiệu ứng đổ bóng. Em khá do dự về những ý kiến này. Với chủ đề đã cho, hình ảnh quá sáng không phù hợp với bầu không khí chung của người sống trong tăm tối, và tăng độ sáng sẽ vi phạm quy luật khách quan, nên em nghĩ đó không phải ý kiến hợp lý. Nhưng rồi em nghĩ vì hiện giờ đã có vài người đã đưa ra ý kiến này, nên nếu em không làm, mà nó ảnh hưởng đến tác động của video sau khi đăng lên mạng thì em sẽ phải chịu trách nhiệm. Em còn đang phân vân thì thấy lãnh đạo cũng đồng ý với sự chỉnh sửa đó, nên em bắt đầu thỏa hiệp. Nếu em cứ giữ quan điểm và không đồng ý với sự chỉnh sửa đó, mọi người có nghĩ em bảo thủ quan điểm không? Họ có nghĩ em không chịu thay đổi vì sợ phiền hà không? Vậy nên, em quyết định cứ sửa lại cho rồi. Nếu có vấn đề thì không phải chỉ mình em chịu trách nhiệm, vì em đã sửa lại dựa trên ý kiến của tất cả mọi người. Em thấy rõ ràng là thay đổi này không phù hợp, nhưng em vẫn bỏ nhiều thời gian để chỉnh sửa toàn bộ hình ảnh đó. Làm xong, em rất bất ngờ khi người phụ trách đánh giá nó dựa trên các nguyên tắc liên quan và tác động thực thế, rồi nói nó không tuân theo sự thực khách quan, bảo em phải sửa lại như cũ. Chị ấy còn nói gần đây em rất bị động trong bổn phận, không có chính kiến về ý kiến của người khác và gây cản trở tiến độ công tác, chị ấy bảo em nên tự phản tỉnh. Một thời gian dài sau đó, em không thể bình tâm, cảm thấy rất buồn và tội lỗi. Em đã bỏ quá nhiều thời gian chỉnh sửa hình ảnh, mà giờ phải sửa lại như cũ, quả thật đã trì hoãn tiến độ công tác. Em nhận ra trong thời gian này, mỗi khi gặp ý kiến trái chiều, thực ra em cũng có quan điểm riêng, nhưng để mọi người không bảo em kiêu ngạo, em đã không lên tiếng gì. Khi còn lưỡng lự về vấn đề gì, em không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, mà cứ chờ người khác ra quyết định cuối cùng, lúc nào cũng làm việc theo yêu cầu của người khác. Thực hiện bổn phận như vậy thật sự quá bị động, và nó đã gây trì hoãn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Em đã đến trước Đức Chúa Trời mà cầu nguyện, xin Ngài dẫn dắt em phản tỉnh và hiểu mình.

Trong lúc tìm kiếm và suy ngẫm, em đã đọc được những lời của Đức Chúa Trời: “Những người có thể thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời phải là những người gánh vác công tác của hội thánh, những người chịu trách nhiệm, những người giữ vững các nguyên tắc lẽ thật, những người chịu đựng và trả giá. Nếu người ta thiếu đi những lĩnh vực này thì họ không phù hợp để thực hiện một bổn phận, và họ không có đủ các điều kiện để thực hiện bổn phận. Có nhiều người sợ lãnh trách nhiệm trong việc thực hiện bổn phận. Sự sợ hãi của họ thể hiện theo ba cách chính. Cách thứ nhất là họ chọn những bổn phận không yêu cầu phải gánh trách nhiệm. Nếu một lãnh đạo hội thánh sắp xếp để họ thực hiện một bổn phận, trước tiên họ hỏi xem liệu họ có phải chịu trách nhiệm về việc đó hay không: nếu có thì họ không nhận. Nếu bổn phận đó không yêu cầu họ gánh và trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm thì họ miễn cưỡng chấp nhận, nhưng vẫn phải xem công việc có mệt mỏi hay phiền hà hay không, và dù miễn cưỡng chấp nhận bổn phận, họ vẫn không có động lực để làm tròn bổn phận đó, họ vẫn ưa qua loa chiếu lệ. Giải trí, chứ không phải lao động, và không vất vả về thể xác – đây là nguyên tắc của họ. Thứ hai là khi khó khăn ập đến hoặc họ gặp một vấn đề gì, phương sách đầu tiên của họ là báo cáo với lãnh đạo, nhờ lãnh đạo xử lý và giải quyết, với hy vọng họ có thể vẫn được nhàn nhã. Họ không quan tâm lãnh đạo xử lý vấn đề thế nào và không để tâm đến điều này – miễn là bản thân họ không phải chịu trách nhiệm thì tất cả đều tốt đối với họ. Việc thực hiện bổn phận như vậy có phải là trung thành với Đức Chúa Trời không? Điều này được gọi là đùn đẩy, lơ là bổn phận, giở trò. Đây chỉ là nói suông; họ không làm bất cứ điều gì thật sự. Họ tự nhủ: ‘Nếu mình phải xử lý việc này rồi mắc sai lầm thì sẽ thế nào? Khi họ truy cứu, chẳng phải mình sẽ bị tỉa sửa hay sao? Chẳng phải trách nhiệm sẽ đổ lên mình đầu tiên sao?’. Đây là điều họ lo lắng. Nhưng ngươi có tin rằng Đức Chúa Trời dò xét mọi sự không? Ai cũng mắc sai lầm. Nếu một người có ý định đúng đắn nhưng thiếu kinh nghiệm và chưa từng xử lý một dạng vấn đề nào đó trước đây, nhưng họ đã làm hết sức mình, thì điều đó Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy. Ngươi phải tin rằng Đức Chúa Trời soi xét lòng người và mọi sự. Nếu một người thậm chí không tin điều này thì chẳng phải họ là một người không tin sao? Một người như vậy thực hiện bổn phận thì có ý nghĩa gì chứ? Họ có thực hiện bổn phận này hay không thì đều được, đúng không? Họ sợ gánh vác trách nhiệm, họ trốn tránh trách nhiệm, gặp phải chuyện gì, cũng không tự nghĩ cách xử lý vấn đề ngay lập tức, mà việc đầu tiên là gọi điện thoại cho lãnh đạo trước, thông báo cho lãnh đạo trước. Đương nhiên, có vài người thông báo cho lãnh đạo, đồng thời bản thân họ cũng xử lý vấn đề, nhưng có vài người lại không làm như vậy. Đầu tiên họ gọi điện thoại cho lãnh đạo trước, gọi điện thoại xong thì chờ đợi một cách bị động, chờ đợi chỉ thị, lãnh đạo chỉ thị một bước thì họ làm một bước, lãnh đạo nói một chút thì họ làm một chút, lãnh đạo không nói, không chỉ thị thì họ sẽ không làm, cứ trì hoãn như thế. Thế nào cũng phải có người thúc giục, giám sát họ mới làm chút công tác. Ngươi nói xem người như vậy là đang thực hiện bổn phận sao? Cho dù là đem sức lực phục vụ, họ cũng không có lòng trung thành! Người sợ gánh trách nhiệm khi thực hiện bổn phận thì còn một biểu hiện nữa. Khi thực hiện bổn phận của mình, một số người chỉ làm một chút công việc hời hợt, đơn giản, công việc không đòi hỏi phải chịu trách nhiệm. Những công việc đi cùng với khó khăn và phải chịu trách nhiệm, họ đẩy cho người khác, và nếu có chuyện gì bất ổn, họ đổ lỗi cho những người đó và giữ cho mình khỏi bị rắc rối. Khi các lãnh đạo hội thánh thấy họ thiếu trách nhiệm, các lãnh đạo hội thánh kiên nhẫn giúp đỡ hoặc tỉa sửa họ, để họ có thể có trách nhiệm. Nhưng họ vẫn không muốn và nghĩ: ‘Bổn phận này thật khó làm. Mình phải chịu trách nhiệm khi chuyện bất thành, và mình thậm chí có thể bị thanh trừ và đào thải, và đó sẽ là dấu chấm hết cho mình’. Đây là loại thái độ gì? Nếu họ không có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện bổn phận thì làm sao có thể làm tốt bổn phận của mình được? Những người không thực sự dâng mình cho Đức Chúa Trời thì không thể làm tròn bất kỳ bổn phận nào, và những người sợ chịu trách nhiệm sẽ chỉ trì hoãn mọi việc khi họ thực hiện bổn phận của mình. Những người như vậy không đáng tin hay trông cậy; họ chỉ thực hiện bổn phận để kiếm ăn. Những ‘kẻ ăn xin’ như thế này có nên bị đào thải không? Họ nên bị. Nhà Đức Chúa Trời không muốn những người như vậy(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tình trạng của em. Em nhớ lại việc thực hiện bổn phận của mình trong thời gian này. Khi nhận được quá nhiều kiến nghị, bản thân em thấy có một số không phù hợp, một số chỉnh sửa trái nguyên tắc và không cần thiết. Nhưng em sợ nếu mình không nghe theo kiến nghị của mọi người, lỡ như có sự cố gì, em sẽ chịu trách nhiệm một mình. Em cũng sợ bảo thủ quan điểm sẽ để lại ấn tượng xấu rằng em kiêu ngạo và tự nên công chính, nên đành chiều theo ý kiến của mọi người, ai đề xuất gì cũng thay đổi, thậm chí sửa đi sửa lại và tạo ra nhiều phiên bản, chờ người phụ trách và các anh chị em quyết định thay mình. Em không hề tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, cũng không đưa ra quyết định của mình vì sợ chịu trách nhiệm. Em nghĩ làm việc như vậy an toàn hơn, vì một khi đây là quyết định của tập thể, thì chắc chắn sẽ ít vấn đề hơn, kể cả có vấn đề thì em sẽ không chịu một mình. Nhìn bề ngoài, em luôn tất bật trong bổn phận, nhưng thực ra em chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Em chỉ biết bảo vệ bản thân và trốn tránh trách nhiệm. Chẳng phải thế này là em đang giở trò sao? Thực hiện bổn phận như vậy chỉ là bỏ ra sức lực, ai bảo gì thì làm nấy. Em chưa hề mẫn cán, cũng không có trách nhiệm trong bổn phận, lại còn vô tâm với lợi ích của hội thánh. Em thực sự không có nhân tính mà. Người thành tâm thực hiện bổn phận thì quan tâm lợi ích của hội thánh trong mọi chuyện, khi gặp vấn đề chưa hiểu, họ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật, đồng lòng với Đức Chúa Trời trong bổn phận. Còn em? Em hoàn toàn giả dối và vô tâm trong bổn phận. Em chỉ như người làm mướn, chờ có lệnh ban xuống mới làm. Em không hề tìm kiếm để giải quyết vấn đề bằng lẽ thật. Thực hiện bổn phận như vậy thì chẳng hề liên quan đến Đức Chúa Trời hay lẽ thật. Em chỉ làm chiếu lệ bên ngoài, còn không bằng một kẻ làm việc chân tay.

Em lại đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác: “Tiêu chuẩn đánh giá những hành động và hành vi của một người là thiện hay ác là gì? Đó là liệu mọi suy nghĩ trong tâm tư, mọi sự tỏ lộ và hành động ra ngoài của người ta có chứng ngôn về việc đưa lẽ thật vào thực hành và sống thể hiện ra thực tế lẽ thật hay không. Nếu ngươi không có sự thực tế này hoặc sống thể hiện ra điều này, thì không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi là một kẻ hành ác. Đức Chúa Trời nhìn nhận những kẻ hành ác như thế nào? Đối với Đức Chúa Trời, những suy nghĩ và những hành động bên ngoài của ngươi không làm chứng cho Ngài, hay chúng cũng không làm nhục hoặc đánh bại Sa-tan; thay vào đó, chúng làm ô danh Ngài, và đâu đâu cũng là dấu hiệu làm ô uế Ngài. Ngươi đang không làm chứng cho Đức Chúa Trời, ngươi đang không dâng mình cho Đức Chúa Trời, ngươi cũng đang không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình vì Đức Chúa Trời; thay vào đó, ngươi đang hành động vì lợi ích của chính mình. ‘Vì lợi ích của chính mình’ có nghĩa là gì? Chính xác thì, nó có nghĩa là vì lợi ích của Sa-tan. Do đó, cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phán: ‘Hỡi kẻ làm gian ác… hãy lui ra khỏi ta!’. Trong mắt Đức Chúa Trời, những hành động của ngươi sẽ không được coi là việc lành mà sẽ bị coi là việc ác. Chúng không những không được Đức Chúa Trời chấp thuận mà còn bị lên án. Một người hy vọng đạt được gì từ niềm tin như vậy nơi Đức Chúa Trời? Tin đến cuối cùng chẳng phải vẫn là vô ích sao?(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời của Đức Chúa Trời, em hiểu ra rằng Ngài nhìn thấu lòng dạ mọi người. Ngài không nhìn vào ta làm bao nhiêu công tác hay chịu bao nhiêu đau khổ, mà Ngài xem ý định của mọi người trong bổn phận là vì Đức Chúa Trời hay vì chính họ và xem họ có chứng ngôn thực hành lẽ thật trong bổn phận không. Nếu ta thực hiện bổn phận chỉ để thỏa mãn bản thân, thì đây là sự hành ác trong mắt Đức Chúa Trời, và Ngài căm ghét nó. Qua lời Đức Chúa Trời, em thấy ra suy nghĩ của mình khi thực hiện bổn phận là vì bản thân. Để tránh chịu trách nhiệm, em cứ sửa lại những thứ chẳng quan trọng bất kể tốn bao nhiêu thời gian thậm chí còn làm nhiều phiên bản mà không quan tâm đến chuyện tiến độ công tác bị trì hoãn. Em gạt bỏ ý của mình để thực hiện những chỉnh sửa they ý kiến người khác mặc dù biết rõ là nó không phù hợp, khiến chất lượng video càng tệ hơn. Em làm trì hoãn công tác, nhưng không hề thấy lo lắng hay khẩn cấp, cũng không cố cải thiện hiệu suất bằng cách tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Em chỉ làm theo quy trình và chiếu lệ trong bổn phận, nghĩ rằng chỉ cần em chỉnh sửa xong, được mọi người thông qua là ổn. Hành vi vô trách nhiệm của em không phải là thực hiện bổn phận, không phải tích lũy việc thiện, mà là hành ác. Để bảo vệ tư lợi, em nhiều lần cản trở công tác của hội thánh, em cư xử như tay sai của Sa-tan và quấy phá công tác của hội thánh! Nghĩ đến chuyện này, em cảm thấy hoảng sợ. Em liền cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt em thay đổi thái độ với bổn phận.

Sau đó, khi gặp đủ loại ý kiến trong bổn phận, trước hết, em cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm, phân tích xem thay đổi nào cần thiết và không cần thiết, nghĩ cách cải thiện hiệu suất để tạo ra kết quả tốt hơn. Với những đề xuất thay đổi không cần thiết, em bày tỏ quan điểm dựa trên những nguyên tắc mà em hiểu, tìm kiếm và thông công với mọi người, một số quan điểm của em đã được mọi người đồng thuận. Thực hành như vậy giúp em có hiệu suất tốt hơn trong bổn phận. Em cứ tưởng em đã có thay đổi vào lối vào chuyện này rồi, nhưng đến lúc gặp những chuyện phải chịu trách nhiệm, em lại bắt đầu ngựa quen đường cũ.

Có lần nọ, em tạo hiệu ứng mờ viền cho video, và mọi người có ý kiến bất đồng về về một số chi tiết của hình ảnh. Sau khi thảo luận và tương giao, chúng em vẫn chưa quyết định được nên sửa thế nào, và bế tắc một thời gian dài. Thật ra, em biết với hiệu ứng mờ viền, miễn là nhìn vào thấy đẹp, nội dung hình ảnh không vi phạm thực tế khách quan, thì không cần phải câu nệ tiểu tiết. Nhưng sau khi nghe quá nhiều ý kiến trái chiều, em không biết phải làm sao, nghĩ bụng: “Nếu mình thay đổi theo ý kiến của mình, lỡ sau khi đăng video mà xảy ra vấn đề gì thì sao? Như thế mình sẽ phải chịu trách nhiệm”. Em sợ chịu trách nhiệm vì mắc sai lầm, nên một lần nữa, em bắt đầu tạo ra nhiều phiên bản dựa trên ý kiến của mọi người và chờ mọi người đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng cuối cùng, không ai cho em câu trả lời rõ ràng. Nhiều ngày trôi qua, em càng trở nên lo lắng hơn. Chẳng phải em lại trì hoãn tiến độ sản xuất video sao? Em mới tự vấn lòng mình: “Sao lại khó đưa ra quyết định như vậy? Tại sao mình thấy như bị trói chặt tay không gỡ ra được?”. Vì vậy, em đến trước Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tìm kiếm, xin Đức Chúa Trời dẫn dắt em phản tỉnh và hiểu bản thân.

Sau đó, em đọc được lời Đức Chúa Trời: “Các ngươi phải là người trung thực, phải có ý thức trách nhiệm khi gặp phải vấn đề, và phải tìm cách để tìm kiếm lẽ thật giải quyết vấn đề. Đừng là người gian dối. Nếu các ngươi né tránh trách nhiệm và phủi tay khi có vấn đề nảy sinh, thì ngay cả những người ngoại đạo cũng sẽ lên án các ngươi, nhà Đức Chúa Trời càng lên án ngươi! Đây là điều mà Đức Chúa Trời lên án và rủa sả, và là điều mà dân sự được Đức Chúa Trời chọn khinh ghét và chối bỏ hành vi như thế. Đức Chúa Trời yêu mến người trung thực nhưng ghét kẻ giả dối và láu cá. Nếu ngươi là một người gian dối và cố bày trò, thì Đức Chúa Trời sẽ không ghét ngươi sao? Liệu nhà Đức Chúa Trời có dễ dàng tha cho ngươi không? Sớm hay muộn ngươi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Đức Chúa Trời thích người trung thực và không thích kẻ gian dối. Mọi người phải hiểu rõ điều này và thôi mơ hồ và làm những điều dại dột. Sự ngu dốt nhất thời là điều dễ hiểu, nhưng hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật thì là ngoan cố. Người trung thực có thể gánh trách nhiệm. Họ không cân nhắc được mất của bản thân, họ chỉ bảo vệ công tác và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Họ có tấm lòng tử tế và trung thực giống như những bát nước trong mà chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể thấy tận đáy bát. Hành động của họ cũng minh bạch. Kẻ giả dối luôn bày trò, luôn ngụy trang mọi thứ, che đậy, tạo vỏ bọc thật kín cho bản thân để không ai có thể nhìn thấu họ. Mọi người không thể nhìn thấu suy nghĩ bên trong ngươi, nhưng Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy những điều sâu kín nhất trong lòng ngươi. Nếu Đức Chúa Trời thấy ngươi không phải là một người trung thực, thấy ngươi láu cá, thấy ngươi không bao giờ tiếp nhận lẽ thật, thấy ngươi luôn cố lừa dối Ngài, và thấy ngươi không dâng lòng mình cho Ngài, thì Đức Chúa Trời sẽ không thích ngươi, Ngài sẽ ghét và từ bỏ ngươi. Những người phất lên trong số những người ngoại đạo, những người nói năng lưu loát và ứng đối nhanh, họ là loại người gì? Điều này có rõ ràng với các ngươi không? Bản chất của họ là gì? Có thể nói tất cả bọn họ đều hiểm ác cực kỳ, tất cả bọn họ đều cực kỳ giả dối và gian dối, bọn họ là quỷ Sa-tan đích thực. Đức Chúa Trời có thể nào cứu rỗi ai đó như vậy không? Đức Chúa Trời không căm ghét gì cho bằng ma quỷ – những người giả dối và gian dối. Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không cứu rỗi những người như vậy, cho nên bất kể ngươi làm gì thì cũng đừng là loại người này. Những người ứng đối nhanh và cân nhắc mọi góc độ trong lời nói, những kẻ ngon ngọt khéo nói và gió chiều nào theo chiều đó khi họ giải quyết vấn đề – Ta bảo các ngươi, Đức Chúa Trời ghê tởm những người này nhất, những người như thế này không tài nào được cứu rỗi. Khi người ta giả dối và gian dối, cho dù lời nói của họ nghe có vẻ tử tế đến đâu thì chúng vẫn chỉ là những lời nói dối lừa bịp. Lời nói của họ càng hay, họ càng là quỷ Sa-tan. Đây chính là loại người mà Đức Chúa Trời khinh miệt nhất. Các ngươi nói xem: những người giả dối, giỏi nói dối, và ngon ngọt có thể nhận được công tác của Đức Thánh Linh không? Họ có thể nhận được sự soi sáng và khai sáng của Đức Thánh Linh không? Tuyệt đối không. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với những người giả dối và gian dối là gì? Ngài khinh ghét và loại bỏ họ, Ngài gạt họ sang một bên và không để ý đến họ, Ngài coi họ cùng hạng với súc vật. Trong mắt Đức Chúa Trời, những người như vậy chỉ đội lốt người; về bản chất của họ, họ cùng loại với quỷ Sa-tan, họ là những xác chết biết đi, và Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cứu rỗi họ(Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (8), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tình trạng của em. Em luôn thiếu quyết đoán khi gặp ý kiến trái chiều, sợ chịu trách nhiệm nếu sai sót, luôn cố bảo vệ bản thân, vì em bị những chất độc Sa-tan khống chế như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Hãy tự bảo vệ mình trước, cầu mong không bị đổ lỗi”, và “Pháp luật chẳng phạt số đông”. Đứng trước nhiều ý kiến của những người khác, em có quan điểm riêng của mình, nhưng không nói ra và tìm kiếm kịp thời. Đôi lúc em thấy đề xuất của người khác là không thỏa đáng, thế mà vẫn cố chấp một mực làm theo để bảo vệ bản thân. Làm theo cách đó, nếu có vấn đề thì em cũng không phải chịu trách nhiệm và không bị tỉa sửa. Bề ngoài, em tỏ vẻ tiếp thu kiến nghị của người khác, có thể tiếp nhận và thực hiện những đề xuất đó, tạo ảo tưởng rằng em không kiêu ngạo và có thể tiếp nhận lẽ thật. Thực ra, ẩn sau đó là những ý định hèn hạ. Em nghĩ lại biểu hiện của mình, mỗi lần có khả năng phải chịu trách nhiệm cho việc gì đó, em lại chăm chăm bảo vệ bản thân. Có lúc người khác gặp vấn đề và xin lời khuyên của em, thì em sẽ đoán suy nghĩ và quan điểm của họ trước, nếu họ đồng quan điểm với em, em sẽ lấy đó làm cơ sở và bổ sung lời khuyên của mình vào, nhưng nếu họ có quan điểm trái chiều, em không muốn nêu quan điểm của mình, vì sợ lỡ em sai và xảy ra vấn đề, em sẽ phải chịu trách nhiệm, nên em chỉ nói những điều mập mờ và hời hợt. Khi sống theo những triết lý sống của Sa-tan này, em trở nên đặc biệt xảo quyệt và dối trá, em có thể không bao giờ thể hiện rõ ràng quan điểm riêng, không có nguyên tắc hay lập trường, em nói và làm theo cách khiến mọi người mơ hồ và không thể nhìn thấu quan điểm thật của em. Em còn tưởng làm thế là khôn ngoan, như thế em không phải chịu hậu quả gì, em sẽ không bị tỉa sửa và không bị tước bổn phận. Em không biết rằng em đang giở trò và mưu mô với Đức Chúa Trời và các anh chị em, rằng em đã khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét, và Đức Chúa Trời không cứu rỗi người như em. Em có thể lừa dối các anh chị em, nhưng Đức Chúa Trời vẫn nhìn thấu lòng dạ của em. Nếu em tiếp tục lừa dối Đức Chúa Trời, vô trách nhiệm trong bổn phận, làm việc qua loa chiếu lệ, và không chú tâm tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, cuối cùng, em sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật, và chắc chắn em vẫn sẽ loại bỏ. Em cứ tưởng mình là đứa thông minh. Em thật ngu xuẩn! Nhận ra việc này, em bắt đầu thấy sợ hãi. Em thật sự muốn ăn năn với Đức Chúa Trời, không thể tiếp diễn như vậy nữa.

Sau đó, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời nữa: “Trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi phải nắm bắt được nguyên tắc của mọi bổn phận mà ngươi thực hiện, bất kể đó là gì, và có thể thực hành lẽ thật. Có nguyên tắc nghĩa là như vậy. Nếu ngươi chưa rõ điều gì đó, nếu ngươi không chắc điều phù hợp để làm là gì, hãy dùng cách thông công để đạt được sự đồng thuận. Khi đã xác định được điều gì có lợi nhất cho công tác của hội thánh và cho các anh chị em thì hãy làm điều đó. Đừng bị ràng buộc bởi các quy tắc, đừng trì hoãn, đừng chờ đợi, đừng là người quan sát thụ động. Nếu ngươi luôn là một người quan sát và không bao giờ có ý kiến của riêng mình, nếu ngươi luôn chờ đến khi một ai khác đã ra quyết định thì ngươi mới làm bất kỳ điều gì, và khi không có ai quyết định điều gì thì ngươi chỉ lê gót và chờ, hậu quả sẽ là gì? Mọi phần của công việc đều bị sa lầy, và không có gì được hoàn thành cả. Ngươi nên học cách tìm kiếm lẽ thật, hoặc ít nhất là có thể hành động theo lương tâm và lý trí của mình. Miễn là ngươi biết rõ cách thích hợp để làm điều gì đó, và đa số người khác nghĩ rằng cách đó là khả thi, thì đó là cách ngươi nên thực hành. Đừng sợ phải chịu trách nhiệm về sự việc, hoặc sợ xúc phạm người khác, hoặc sợ hậu quả phát sinh. Nếu ai đó không làm bất cứ điều gì thật cả, luôn tính toán, và sợ phải chịu trách nhiệm, và không làm công việc thực tế, thì điều này cho thấy người đó có quá nhiều toan tính thâm độc. Thật thất đức biết bao khi ao ước được hưởng các ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời mà chẳng làm điều gì thật cả. Chẳng có ai mà Đức Chúa Trời khinh ghét bằng những kẻ gian xảo và thâm độc như thế. Bất kể tâm tư ngươi đang suy nghĩ điều gì, ngươi đang không thực hành lẽ thật, không có lòng trung thành, những sự cân nhắc cá nhân của ngươi luôn thường trực, và ngươi luôn có những tư tưởng và ý nghĩ của riêng mình. Đức Chúa Trời quan sát những điều này, Đức Chúa Trời biết – ngươi đã nghĩ rằng Đức Chúa Trời không biết ư? Thật ngu ngốc khi nghĩ như vậy. Và nếu ngươi không ăn năn ngay lập tức thì ngươi sẽ mất công tác của Đức Chúa Trời(Thông công của Đức Chúa Trời). “Biểu hiện của một người trung thực là gì? Trước tiên, không có sự hoài nghi nào về lời Đức Chúa Trời. Đó là một trong những biểu hiện của người trung thực. Ngoài ra, biểu hiện quan trọng nhất là tìm kiếm và thực hành lẽ thật trong tất thảy mọi sự – đây là điều quan trọng nhất. Ngươi nói rằng ngươi trung thực, nhưng ngươi luôn gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên và cứ làm bất cứ điều gì mình muốn. Đó có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Ngươi nói: ‘Tuy tố chất của tôi kém cỏi, nhưng tôi có một tấm lòng trung thực’. Và ấy thế mà khi có bổn phận giao cho mình, ngươi ngại khổ và ngại chịu trách nhiệm nếu mình làm không tốt, nên ngươi viện cớ để trốn tránh bổn phận của mình hoặc đề nghị người khác làm. Đây có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Rõ ràng là không. Vậy thì, một người trung thực nên hành xử như thế nào? Họ nên quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tận tâm với bổn phận mà họ phải thực hiện và nỗ lực đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều này tự thể hiện ra theo nhiều cách: một là tiếp nhận bổn phận với lòng trung thực, không màng đến lợi lộc xác thịt, không nửa vời và không toan tính tư lợi. Đó là những biểu hiện của sự trung thực. Một cách khác là hết lòng hết sức làm tròn bổn phận của mình, làm việc một cách đúng đắn, để tâm và đặt tình yêu của mình vào bổn phận để đáp ứng Đức Chúa Trời. Đây là những biểu hiện mà một người trung thực nên có khi thực hiện bổn phận của mình(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, em thấy rằng Đức Chúa Trời yêu người trung thực. Nếu ta ngu muội hay có tố chất kém cũng không sao, quan trọng là ta phải có tấm lòng trung thực, không ngụy trang bản thân, biết nói ra những gì mình nghĩ, tìm kiếm và thông công về những gì không hiểu, hành động theo các nguyên tắc, và làm điều có lợi cho công tác của hội thánh, trung thành trong bổn phận, như vậy mới làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nhìn thấu lòng dạ mọi người. Nếu thực sự cố gắng hết mình, kể cả đôi lúc chúng ta mắc sai lầm vì tố chất kém hay không hiểu lẽ thật, ta vẫn sẽ rút ra được bài học. Chỉ cần tiếp nhận lẽ thật, tìm kiếm lẽ thật, và tổng kết vấn đề kịp thời, chúng ta sẽ càng ngày càng ít lạc lối hơn, dần nắm được nguyên tắc và thực hiện tốt bổn phận. Hội thánh không lên án mọi người và truy cứu trách nhiệm cho từng sai sót một. Hiểu được việc này, trong lòng em cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

Sau đó, em thổ lộ và thông công với một người chị em về tình trạng của mình, chị ấy đã rất kiên nhẫn giúp đỡ em. Nhờ cùng thông công và tìm kiếm lẽ thật, em đã thay đổi được quan điểm sai lầm bao lâu nay của mình. Trước kia, em luôn lo rằng nếu không nghe kiến nghị của người khác mà đưa ra quan điểm và ý kiến trái chiều, người khác sẽ nghĩ em kiêu ngạo và không tiếp nhận lẽ thật. Thực ra, đấy là bởi em không thể phân biệt giữa kiêu ngạo và kiên quyết giữ nguyên tắc. Kiên quyết giữ nguyên tắc nghĩa là thông qua tìm kiếm lẽ thật mà xác định sự thực hành phù hợp nguyên tắc và bảo vệ lợi ích của hội thánh, không ngừng bảo vệ và không thỏa hiệp khi người khác phản đối hay nêu nghi vấn. Dù bề ngoài nó có vẻ tương tự như kiêu ngạo, nhưng đấy là bảo vệ lẽ thật và là một việc tích cực. Còn kiêu ngạo là luôn cảm thấy mình hơn người, cho rằng ý kiến và quan điểm của mình là đúng; khi người khác đề xuất quan điểm trái chiều, thì cứng đầu làm theo ý mình mà không tìm kiếm hay suy ngẫm, cứ việc làm theo cách của mình, chuyện sai mà cứ cương quyết là đúng. Những ý kiến đó đến từ sự phán xét của riêng họ, không căn cứ vào nguyên tắc. Thế mà họ vẫn đòi người khác phải nghe họ và làm theo lời họ. Đây là tâm tính Sa-tan, một biểu hiện của sự kiêu ngạo. Em nhớ đến một số anh chị em bị tước bổn phận trước đây. Một số người cứ nhất quyết giữ quan điểm riêng của mình, không coi trọng đề xuất mà các anh chị em nêu ra, không tìm kiếm hay suy ngẫm, lúc nào cũng tranh cãi biện minh và không chịu sửa đổi hay cải thiện. Điều họ nhất quyết lại không hề phù hợp với nguyên tắc, đó chỉ là ý kiến và sở thích cá nhân của họ. Đây là biểu hiện của sự kiêu ngạo. Nếu có thể đánh giá và quyết định theo nguyên tắc rằng đề xuất của người khác là không hợp lý rồi nêu ra quan điểm, thì đây không phải kiêu ngạo, mà là có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm mẫn cán với công tác. Khi ta không hoàn toàn hiểu rõ vấn đề, mà bày tỏ quan điểm khi tìm kiếm và thông công với người khác, thì sẽ không phải là kiêu ngạo nhất quyết làm theo ý mình, mà là tìm hiểu nguyên tắc trước khi hành động. Khi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật, em cảm thấy rất nhẹ nhõm.

Sau đó, khi nhận được quá nhiều ý kiến trong bổn phận, em cầu nguyện với Đức Chúa Trời để bình tâm và tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật liên quan, đánh giá theo nguyên tắc xem sửa đổi đó có cần thiết không. Em cũng bắt đầu tương giao và thảo luận ý tưởng của em với mọi người. Có lần em hoàn thành một ảnh nền cho video, lãnh đạo nhận định là màu sắc không phù hợp và đề nghị em thay đổi. Em nghĩ: “Nếu mình sửa lại theo đề xuất này, sẽ tốn nhiều công sức, và chắc chắn sẽ làm chậm trễ việc đăng tải video. Đây không phải là vấn đề về nguyên tắc, chỉ là ý thích cá nhân, nên không cần phải sửa. Nhưng nếu không sửa, liệu lãnh đạo có thấy mình kiêu ngạo và không thể tiếp thu ý kiến của người khác không?”. Khi lại bắt đầu do dự, em cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dẫn dắt em thực hành theo nguyên tắc. Cầu nguyện xong, em tìm được một số tư liệu tham khảo, rồi cùng lãnh đạo và người phụ trách tìm kiếm nguyên tắc liên quan. Em cũng trao đổi hiểu biết và quan điểm của mình. Sau đó, lãnh đạo và người phụ trách đồng ý với quan điểm của em, và video đã sớm được đăng lên mạng. Em thấy vô cùng vui mừng và an tâm.

Nghĩ lại trải nghiệm trong thời gian này, em nhận ra để bảo vệ bản thân và trốn tránh trách nhiệm, em đã tự trói tay mình trong bổn phận bằng đủ kiểu lo lắng. Sống như thế rất mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả. Nhưng khi em hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời và thực hành theo nguyên tắc lẽ thật, các vấn đề được giải quyết dễ dàng, bổn phận của em trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Em đã thực sự trải nghiệm rằng sống theo triết lý của Sa-tan thì em chỉ thêm xảo quyệt và dối trá, không xứng với lòng tin của mọi người và làm Đức Chúa Trời phật lòng. Chỉ có thực hành lẽ thật và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc lẽ thật thì mới được nhận phước lành của Đức Chúa Trời. Chỉ khi làm như vậy, ta mới có thể thấy vững vàng mở lòng, tìm được niềm vui và bình an trong lòng.

Trước: 36. Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời và nghênh tiếp Chúa

Tiếp theo: 38. Khi con trai tôi bị bệnh nan y

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger