56. Việc thực hiện bổn phận của tôi đã trở thành sự đổi chác như thế nào?
Năm 2008, tôi đã nhận được công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng mục đích nhập thể của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt và sự bày tỏ lẽ thật của Ngài là để làm cho nhân loại tinh sạch hoàn toàn, cứu rỗi con người khỏi tội lỗi và đưa họ đến một đích đến tươi đẹp. Tôi rất hào hứng và muốn dâng mình trong việc thực hiện bổn phận cho Đức Chúa Trời. Không lâu sau, một lãnh đạo hội thánh đã sắp xếp cho tôi chăm tưới các tân tín hữu và phụ trách vài nhóm tụ họp. Để làm tròn bổn phận, tôi đã đóng cửa phòng khám mình điều hành trong nhiều năm và dành cả ngày làm việc trong hội thánh. Sau đó, do bị Đảng Cộng sản bắt bớ và áp bức, chồng tôi đã ly hôn tôi. Trong những năm đó, tôi luôn phải thực hiện bổn phận xa nhà, và mặc dù đôi lúc cảm thấy yếu đuối, nhưng ngay khi nghĩ rằng sự cực khổ tôi đã chịu đựng được Đức Chúa Trời nhớ đến, tôi lại có niềm tin và sức mạnh.
Vào tháng Tư năm 2017, lãnh đạo hội thánh cân nhắc bệnh cao huyết áp cùng tình trạng thế chất kém của tôi và cho tôi ngừng làm bổn phận một thời gian để tịnh dưỡng. Tôi thật sự rất buồn và nghĩ: “Đức Chúa Trời sắp kết thúc công tác của Ngài, nên hiện giờ là thời điểm then chốt để thực hiện bổn phận và chuẩn bị những việc thiện lành. Không có bổn phận để làm, mình có thể có được đích đến và kết cục tốt đẹp không? Nếu cuối cùng mình không nhận được phước lành, bao nhiêu năm qua làm việc chăm chỉ, trả giá sẽ là con số không sao?”. Sau đó, một người chị em đã cưu mang tôi. Chị ấy thông công với tôi về ý muốn của Đức Chúa Trời và giúp đỡ tôi, nhưng tôi thật sự ghen tỵ khi thấy chị ấy luôn bận rộn làm bổn phận. Tôi chẳng thể thực hiện bổn phận vì sức khỏe kém. Có phải Đức Chúa Trời đang dùng bệnh tình của tôi để tước đi tư cách thực hiện bổn phận của tôi, có phải Ngài đang cố phơi bày và đào thải tôi không? Suy nghĩ này khiến tôi bủn rủn cả người, và tôi cảm thấy cực kỳ khốn khổ, tuyệt vọng. Sự hiểu lầm và phàn nàn về Đức Chúa Trời cũng lộ ra ngoài mặt; tôi đã nghĩ về việc vài năm vừa qua, tôi đã từ bỏ tất cả và chịu khổ quá nhiều mà không oán than một lời ra sao. Sao tôi lại có thể kết thúc thế này? Thời điểm đó, tôi không thể thật sự tiếp thu được lời Đức Chúa Trời và chẳng biết thưa gì với Đức Chúa Trời khi cầu nguyện. Tôi chán ăn và không thể ngủ ngon. Lòng tôi đầy tăm tối. Thấy tôi như vậy, người chị em đó đã tỉa sửa tôi, nói rằng: “Chị không thật sự đọc lời Đức Chúa Trời, giờ chị hoàn toàn như một con người khác. Chị đang không tìm kiếm lẽ thật”. Bị tỉa sửa theo cách này thật quá khó nghe, và tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong khi tìm kiếm: “Lạy Đức Chúa Trời, con chẳng biết làm sao để xử lý tình huống này, con không hiểu ý muốn của Ngài, và con chẳng biết nên đi con đường nào. Con đang sống trong bóng tối và con thực sự khổ sở. Xin hãy khai sáng và hướng dẫn cho con”.
Vài ngày sau đó, tôi tiếp tục cầu nguyện và tìm kiếm rất nhiều. Một sáng nọ, tôi bỗng nhớ đến một câu trong lời Đức Chúa Trời: “Ngươi có gương mặt của một người có thể có được các phước lành không?”. Tôi liền mở máy tính để tìm đọc đoạn này. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Sau vài nghìn năm bại hoại, con người bị tê liệt và đần độn; họ đã trở thành một con quỷ chống đối Đức Chúa Trời, đến mức sự dấy loạn cùng Đức Chúa Trời của con người đã được ghi lại trong những cuốn sách lịch sử, và thậm chí chính con người cũng không thể kể hết về hành vi dấy loạn của mình – bởi vì con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại sâu sắc, và đã bị Sa-tan làm cho lầm đường lạc lối đến nỗi không biết làm sao. Ngay cả ngày nay, con người vẫn còn phản bội Đức Chúa Trời: Khi con người nhìn thấy Đức Chúa Trời, họ phản bội Ngài, và khi họ không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời, họ cũng phản bội Ngài như thế. Thậm chí có những người, sau khi chứng kiến những sự rủa sả của Đức Chúa Trời và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, vẫn phản bội Ngài. Và vì thế, Ta phán rằng ý thức của con người đã đánh mất chức năng ban đầu của nó, và rằng lương tâm của con người cũng đã đánh mất chức năng ban đầu của nó. Con người mà Ta nhìn thấy là một con thú đội lốt người, họ là con rắn độc, và cho dù họ có cố gắng tỏ ra đáng thương trước mắt Ta thế nào đi nữa, Ta cũng sẽ không bao giờ thương xót họ, bởi vì con người không nắm được sự khác biệt giữa trắng và đen, sự khác biệt giữa lẽ thật và không phải lẽ thật. Ý thức của con người quá tê liệt, nhưng họ vẫn ao ước có được các phước lành; nhân tính của họ quá đê hèn, nhưng họ vẫn ao ước sở hữu quyền tối thượng của một vị vua. Với ý thức như thế, họ có thể làm vua của ai? Với nhân tính như thế, làm sao họ có thể ngồi trên ngai vàng? Con người thực sự không biết xấu hổ! Họ thật là những kẻ đê tiện tự phụ! Đối với những ai trong các ngươi ao ước có được các phước lành, Ta đề nghị các ngươi trước tiên hãy tìm một cái gương và nhìn vào hình ảnh phản chiếu xấu xa của chính các ngươi – ngươi có những gì cần để làm một vị vua không? Ngươi có gương mặt của một người có thể có được các phước lành không? Chưa có chút thay đổi nào trong tâm tính của ngươi và ngươi chưa đưa được bất kỳ lẽ thật nào vào thực hành, nhưng ngươi vẫn ao ước có một ngày mai tuyệt vời. Ngươi đang ảo tưởng!” (Có một tâm tính không thay đổi là thù nghịch với Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi cũng đã đọc một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời: “Mọi người tin Đức Chúa Trời hòng để được ban phước, được tưởng thưởng, được đội mão triều thiên. Chẳng phải điều này tồn tại trong lòng mọi người sao? Thật sự là như vậy. Mặc dù mọi người không thường nói về nó, và thậm chí còn che đậy động cơ và ham muốn được phước, nhưng khao khát và động cơ sâu thẳm trong lòng người này luôn bất di bất dịch. Dù con người có hiểu được bao nhiêu lý thuyết thuộc linh, họ có trải nghiệm hay nhận thức gì, có thể thực hiện bổn phận gì, phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, hay phải trả giá thế nào, họ cũng không bao giờ buông bỏ được động lực muốn có phước lành ẩn giấu sâu trong lòng, và luôn âm thầm lao nhọc phục vụ động lực đó. Chẳng phải đây là điều sâu kín nhất trong lòng người sao? Nếu không có động cơ nhận được phước lành này, các ngươi sẽ cảm thấy thế nào? Các ngươi sẽ thực hiện bổn phận của mình và đi theo Đức Chúa Trời với thái độ ra sao? Con người sẽ ra sao nếu động cơ được nhận phước lành ẩn sâu trong lòng họ bị dẹp bỏ? Có lẽ nhiều người sẽ trở nên tiêu cực, trong khi một số người sẽ trở nên mất động lực làm bổn phận. Họ sẽ mất hứng thú trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, như thể linh hồn của họ đã tan biến. Trông họ như thể bị mất hồn. Đó là lý do tại sao Ta phán động cơ được nhận phước lành là điều được ẩn giấu sâu kín trong lòng người. Có lẽ, khi họ thực hiện bổn phận của mình hay sống đời sống hội thánh, họ sẽ cảm thấy mình có thể vứt bỏ gia đình và vui vẻ dâng mình cho Đức Chúa Trời, và cảm thấy rằng giờ họ có nhận thức về động cơ được nhận phước lành của mình, và đã gạt bỏ động cơ này sang một bên, thôi không còn bị nó chi phối hay kìm kẹp nữa. Lúc đó họ nghĩ họ không còn động cơ được ban phước nữa, nhưng Đức Chúa Trời thì nghĩ khác. Con người chỉ nhìn nhận vấn đề một cách nông cạn. Nếu không có những thử luyện, họ sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân. Miễn là họ không rời khỏi hội thánh hay chối bỏ danh Đức Chúa Trời, và họ kiên định dâng mình cho Đức Chúa Trời, thì họ tin rằng mình đã thay đổi. Họ cảm thấy không còn bị chi phối bởi nhiệt huyết cá nhân hay những bốc đồng nhất thời trong lúc thực hiện bổn phận của mình. Thay vào đó, họ tin họ có thể mưu cầu lẽ thật, và tin họ có thể liên tục tìm kiếm và thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận, để những tâm tính bại hoại của họ được làm tinh sạch và họ đạt được chút thay đổi thực sự nào đó. Tuy nhiên, khi có những việc xảy ra liên hệ trực tiếp đến đích đến và kết cục của con người, thì họ hành xử như thế nào? Toàn bộ sự thật đều bị tỏ lộ” (Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong sự sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời phán xét của Đức Chúa Trời khiến tôi không biết trốn vào đâu cả. Trước đó, về lý thuyết, tôi biết rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời không thể là để nhận phước lành, nhưng tôi đã không thật sự biết mình. Hoàn cảnh này đột nhiên phơi bày động cơ mưu cầu phước lành của tôi. Trong những năm qua, tôi đã từ bỏ nhà cửa và công việc để thực hiện bổn phận bất kể thế nào. Tôi tưởng bằng cách trả tất cả những cái giá này, chắc chắn tôi sẽ được Đức Chúa Trời tán thưởng và ban phước, và tôi sẽ có một đích đến tốt đẹp, thế nên tôi thật sự có động lực trong bổn phận của mình. Giờ tôi không thể thực hiện bổn phận vì sức khỏe kém, nên tôi nghĩ mình đã đánh mất đích đến và ước mơ có được phước lành của tôi đã tan tành. Tôi không chỉ hối tiếc vì đã từ bỏ mọi thứ, mà còn oán trách Đức Chúa Trời, lí luận với Ngài và chống lại Ngài. Tôi chán nản đến mức chẳng muốn nhúc nhích. Tôi xem sự hy sinh của mình là vốn liếng để đổi lấy phước lành của Đức Chúa Trời, nghĩ rằng sự chịu khổ và đóng góp của tôi có nghĩa là Đức Chúa Trời đã nợ tôi một đích đến và kết cục tốt đẹp. Không có được điều đó, tôi phàn nàn và oán trách Đức Chúa Trời. Động cơ để được ban phước ẩn sau sự tiêu cực của tôi. Quan điểm trong đức tin của tôi là đổi chác với Đức Chúa Trời, và lợi dụng Ngài để đạt được phước lành. Đây là lừa gạt Đức Chúa Trời và chống đối Ngài. Những đóng góp và hiến dâng của Phao-lô được thực hiện để đổi chác với Đức Chúa Trời và để đòi mão triều thiên công chính từ Ngài. Việc này xúc phạm nặng nề đến tâm tính của Đức Chúa Trời và ông đã bị trừng phạt. Sau khi hy sinh và hiến dâng được chút ít, tôi cũng đã đòi phần thưởng, lời hứa và phước lành từ Đức Chúa Trời. Khi không có được điều mình mong đợi, tôi hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, thậm chí còn tính chuyện phản bội Ngài. Tôi có khác gì Phao-lô đâu? Tôi thậm chí có còn chút lý trí hay lương tâm nào không? Tôi đã bỏ ra một chút thời gian và trả giá phần nào trong bổn phận của mình, nhưng bởi vì tôi không hiểu các nguyên tắc lẽ thật và vẫn còn đầy bại hoại, ô uế, nên tôi không thể đạt được bất kỳ kết quả tốt nào trong bổn phận của mình, và thậm chí đôi khi tôi còn gây trở ngại. Bằng cách này, tôi đang sử dụng những đóng góp và hiến dâng của mình làm vốn liếng để cố đổi chác với Đức Chúa Trời và nhận được phước lành. Tôi thật cực kỳ vô liêm sỉ! Nếu sức khỏe không ngăn cản tôi thực hiện bổn phận, hẳn không bao giờ tôi thấy được sự mưu cầu phước lành sai trái trong đức tin của mình, và cứ tiếp tục đi con đường sai trái, để rồi kết cục giống hệt như Phao-lô. Những suy nghĩ này khiến tôi sợ hãi âm ỉ, và tôi nhận ra việc Đức Chúa Trời sắp đặt tình huống này chính là tình yêu thương và sự cứu rỗi của Ngài dành cho tôi! Hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời rồi, tôi đầy hối hận và tự trách mình, tôi cầu nguyện trong nước mắt: “Lạy Đức Chúa Trời! Con vô cùng cảm tạ sự cứu rỗi của Ngài. Nếu không bị phơi bày như thế này, hẳn con đã chống đối Ngài mà chẳng biết tại sao. Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài và ngừng mưu cầu phước lành. Con chỉ muốn mưu cầu lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại của mình, và sống trọn hình tượng giống con người”.
Cầu nguyện xong, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời nói về trải nghiệm được tinh luyện của Phi-e-rơ, Đức Chúa Trời phán: “Ta đã bắt ông phải chịu vô vàn thử luyện – đương nhiên, những thử luyện này đã khiến ông ta sống dở chết dở – nhưng giữa hàng trăm lần thử luyện này, chưa một lần ông đánh mất đức tin vào Ta hay cảm thấy thất vọng về Ta. Thậm chí khi Ta nói Ta đã bỏ rơi ông, ông vẫn không nhụt chí, mà tiếp tục yêu mến Ta một cách thiết thực và theo các nguyên tắc thực hành trước đây. Ta đã bảo ông rằng Ta sẽ không khen ngợi ông cho dù ông yêu mến Ta, rằng cuối cùng Ta sẽ ném ông ta vào tay Sa-tan. Nhưng giữa những lần thử luyện như vậy, không phải thử luyện đối với xác thịt mà bằng lời nói, ông vẫn cầu nguyện với Ta và nói: ‘Lạy Đức Chúa Trời! Giữa trời đất và vạn vật, có bất kỳ con người nào, sự việc hay sự vật nào mà không nằm trong tay Ngài, Đấng Toàn Năng? Khi Ngài thương xót tôi, lòng tôi hân hoan xiết bao bởi lòng thương xót của Ngài. Khi Ngài phán xét tôi, cho dù tôi có thể không xứng đáng, tôi cảm nhận rõ hơn sự không thể dò lường trong những việc làm của Ngài, bởi vì Ngài đầy rẫy thẩm quyền và sự khôn ngoan. Dù thân xác tôi chịu khổ cực, nhưng tinh thần tôi được an ủi. Làm sao tôi có thể không ngợi ca sự khôn ngoan và những việc làm của Ngài? Thậm chí dù tôi có chết sau khi biết Ngài, làm sao tôi có thể không chết trong hân hoan và hạnh phúc? Ôi, Đấng Toàn Năng! Ngài thực sự không muốn để tôi thấy Ngài sao? Phải chăng tôi thực sự không xứng đáng nhận lãnh sự phán xét của Ngài? Phải chăng có điều gì đó nơi tôi mà Ngài không muốn thấy?’. Trong những lần thử luyện như vậy, mặc dù Phi-e-rơ không thể nắm bắt được tâm ý của Ta, nhưng rõ ràng ông đã tự hào và vinh dự được Ta tin dùng (mặc dù ông đã nhận sự phán xét của Ta để nhân loại có thể thấy sự oai nghi và cơn thịnh nộ của Ta), và ông không thấy đau buồn vì những thử luyện này. Vì lòng trung thành của ông trước Ta và vì phước lành của Ta ban cho ông, ông đã là một tấm gương và một kiểu mẫu cho con người trong hàng ngàn năm. Đây chẳng phải chính là điều các ngươi nên học tập sao?” (Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ – Chương 6, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra Phi-e-rơ không bị ràng buộc bởi vận mệnh hay đích đến. Kể cả khi Đức Chúa Trời bảo Ngài sẽ không tán thưởng Phi-e-rơ bất chấp lòng yêu kính của ông và cuối cùng sẽ giao ông cho Sa-tan, Phi-e-rơ vẫn theo đuổi việc yêu kính Đức Chúa Trời và quy phục đến tận khi chết. Trong tình yêu Phi-e-rơ dành cho Đức Chúa Trời, chẳng có sự đổi chác hay ô uế nào cả. Đó là tình yêu và sự vâng phục đích thực. Tôi đã tìm ra con đường thực hành từ lời Đức Chúa Trời và trở nên sẵn lòng theo đuổi tình yêu dành cho Đức Chúa Trời như Phi-e-rơ. Dù Đức Chúa Trời đối xử thế nào với tôi, dù tôi có một kết cục hoặc đích đến của tôi hay không, tôi vẫn sẽ quy phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Mặc dù thời điểm đó, tôi không thể thực hiện bổn phận trong hội thánh như trước kia, nhưng tôi đã hưởng sự nuôi dưỡng của lời Đức Chúa Trời trong mấy năm qua và đã có chút trải nghiệm, nên tôi có thể viết ra những gì mình đã trải nghiệm từ công tác của Đức Chúa Trời để làm chứng cho Ngài. Đây cũng là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Sau chuyện này, tôi bắt đầu thường xuyên tĩnh tâm trước Đức Chúa Trời, suy ngẫm về lời Ngài và viết những lời chứng về trải nghiệm. Tôi cảm thấy mình gần gũi với Đức Chúa Trời hơn nhiều, và không còn băn khoăn về tương lai, tiền đồ của mình nữa. Tôi có cảm giác cực kỳ nhẹ nhõm và thư thái. Sau một thời gian hồi phục sức khỏe, huyết áp của tôi về cơ bản đã bình thường, và tôi trở lại thực hiện bổn phận trong hội thánh.
Tôi tưởng rằng sau trải nghiệm đó, tôi đã có được chút hiểu biết về quan điểm của mình trong đức tin nơi Đức Chúa Trời và tôi sẽ không còn bị kìm hãm bởi những hy vọng được ban phước lành nữa. Nhưng chẳng mấy chốc, khao khát phước lành lại trỗi dậy.
Lúc đó, tôi phụng sự trong vai trò lãnh đạo hội thánh. Trong một buổi hội họp, lãnh đạo bảo chúng tôi kiểm tra năng lực thực hiện công tác thực tế của từng trưởng nhóm và bảo chúng tôi tuyệt đối không được chọn người gian xảo hoặc người không tiếp nhận lẽ thật cho vị trí đó. Nghe thấy thế, tôi cho rằng mình phải làm ngay việc này, nghĩ rằng dùng sai người có thể gây hại cho công tác của hội thánh và các anh chị em. Nếu thế, không chỉ tôi có thể bị miễn nhiệm, mà đây còn là một sự vi phạm và một việc ác. Một tháng sau đó, những thay đổi nhân sự cần thiết đã được thực hiện và tôi thấy rất mừng. Nhưng ngạc nhiên thay, lãnh đạo của chúng tôi sớm phát hiện ra một trong những người tôi chọn lại là người gian xảo. Tôi rất buồn vì chuyện này. Tôi cảm thấy mình đã không làm tròn bổn phận và đã phá vỡ công tác của hội thánh. Không lâu sau, một số anh chị em lại báo cáo rằng một người khác mà tôi chọn có tâm tính rất kiêu ngạo. Anh ta độc đoán trong bổn phận, không chấp nhận đề xuất của người khác, và anh ta mắng nhiếc, kìm hãm các anh chị em. Thấy vấn đề cứ liên tục nảy sinh trong công việc, tôi đột nhiên cảm thấy tê liệt. Tôi cảm thấy như mình có hiểu biết nông cạn về lẽ thật, mình thiếu thực tế lẽ thật. Nếu có chuyện gì không ổn và ảnh hưởng đến công tác của hội thánh, thì đó sẽ là một điều đại ác. Rồi chẳng phải tương lai và đích đến của tôi sẽ tiêu tùng sao? Tôi cảm thấy mình phải đổi bổn phận ngay lập tức. Một sáng nọ, tôi bắt đầu cảm thấy choáng váng, và thấy huyết áp mình tăng cao hơn mức bình thường. Tôi đã báo tình trạng thể chất của mình với lãnh đạo, nghĩ rằng vì sức khỏe của tôi có vấn đề, nên nếu chị ấy đổi bổn phận của tôi thì tốt biết mấy. Khi ấy tôi sẽ không chịu nhiều trách nhiệm như vậy nữa. Tôi nói với người chị em cùng làm với tôi: “Nếu bị buộc phải trở về nhà, tôi sẵn sàng vâng phục, và sau đó tôi sẽ làm bất kỳ bổn phận nào tôi làm được”. Nghe tôi nói thế, chị ấy đã tỉa sửa tôi, nói rằng tôi đang thể hiện sự tiêu cực và nên phản tỉnh đi. Tôi chẳng muốn chấp nhận điều này. Tôi nghĩ mình có thể vâng phục và sẵn sàng làm bất kỳ bổn phận gì có thể. Sao thế mà là thể hiện sự tiêu cực được? Nhưng rồi tôi nhận ra Đức Chúa Trời đã cho phép chị ấy nói thế, nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời xin Ngài dẫn dắt để tôi có thể biết được tình trạng của mình.
Sau đó tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Cho dù họ có bị thử luyện thế nào, lòng trung thành của những người có Đức Chúa Trời trong lòng mình vẫn không thay đổi; nhưng đối với những ai không có Đức Chúa Trời trong lòng mình, một khi công tác của Đức Chúa Trời không thuận lợi cho xác thịt của họ, thì họ thay đổi quan điểm của mình về Đức Chúa Trời, và thậm chí còn rời xa Đức Chúa Trời. Đó là những người sẽ không đứng vững vào lúc cuối cùng, những người chỉ tìm kiếm các phước lành của Đức Chúa Trời và không có mong muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời và dành trọn bản thân cho Ngài. Tất cả những kẻ hèn hạ như thế đều sẽ bị trục xuất khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, và chúng không xứng đáng với bất kỳ sự cảm thông nào. Những người vô nhân tính không có khả năng thực sự yêu mến Đức Chúa Trời. Khi tình cảnh an toàn và bảo đảm, hoặc có thể làm lợi, thì họ hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, nhưng một khi những gì họ mong muốn bị tổn hại hoặc cuối cùng bị bác bỏ, họ nổi loạn ngay lập tức. Thậm chí chỉ trong một đêm, họ có thể đi từ một người tươi cười, ‘tốt bụng’ đến một tên sát nhân xấu xí và tàn bạo, bất thình lình đối xử với ân nhân của mình ngày hôm qua như là kẻ thù không đội trời chung, mà chẳng có lí do chính đáng gì. Nếu những con quỷ này không bị đuổi ra, những con quỷ này mà sẽ giết hại không chớp mắt, thì chẳng phải chúng sẽ là nguồn gốc của nguy hiểm tiềm ẩn sao?” (Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời phán xét và vạch trần của Đức Chúa Trời khiến tôi thấy hổ thẹn. Chẳng phải tôi chính xác là loại người Ngài đang phơi bày sao? Tôi hăng hái và làm việc chăm chỉ khi nghĩ rằng bổn phận của mình sẽ đem lại phước lành. Còn khi không được thế, tôi đột nhiên trở nên thù địch và và không muốn làm bổn phận đó nữa. Tôi chỉ nghĩ đến tương lai và đích đến của mình. Khi phạm sai lầm trong bổn phận, tôi chẳng phản tỉnh hay tìm kiếm lẽ thật sau những thất bại của mình, hay bù đắp cho những thiếu sót của mình, hay cố gắng hết sức mình làm bổn phận; thay vào đó, tôi lại sợ mang trách nhiệm và gây nguy hiểm cho tương lai của mình. Tôi đã muốn trốn tránh bổn phận này và đổi lấy một bổn phận ít trách nhiệm hơn bằng cách viện cớ bệnh cao huyết áp của mình. Trông bên ngoài thì tôi hành xử có vẻ hợp lý, nhưng ẩn bên trong là những động cơ đáng khinh. Tôi thật quá gian xảo!
Tôi bắt đầu suy ngẫm về căn nguyên thật sự của việc tôi luôn mưu cầu phước lành trong đức tin. Tôi đọc thấy đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là khái quát về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; khi họ từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là để được ban phước lành, và khi họ trung thành với Ngài, đó là để được tưởng thưởng. Tóm lại, tất cả đều được thực hiện với mục đích được ban phước lành, được tưởng thưởng và được vào thiên quốc. Trong xã hội, con người làm việc vì lợi ích riêng của mình, còn trong nhà Đức Chúa Trời, họ thực hiện bổn phận để được ban phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: không có bằng chứng nào tốt hơn về bản tính Sa-tan của con người” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ những lời này của Đức Chúa Trời, tôi học được rằng tôi luôn nghĩ đến tương lai và đích đến của mình vì tôi đã bị Sa-tan làm bại hoại quá trầm trọng. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” và “Không có lợi, dậy sớm làm gì”, những quy luật sinh tồn này của Sa-tan từ lâu đã trở thành bản tính của tôi, khiến tôi ngày càng trở nên ích kỷ, đáng khinh và tư lợi hơn. Làm việc gì tôi cũng nghĩ về lợi ích cá nhân. Nhìn vào con đường đức tin của mình bao năm qua, xuất phát điểm thực hiện bổn phận của tôi đã là để được ban phước, ban thưởng, cuối cùng là để có đích đến tốt đẹp bằng cách được vào thiên quốc. Nhiều năm làm việc chăm chỉ và chịu đau khổ của tôi không phải là sự hiến dâng chân thành cho Đức Chúa Trời, hay thực hiện bổn phận của loài thọ tạo. Tất cả là để lợi dụng Đức Chúa Trời, dối gạt Ngài, đổi chác với Ngài. Đó hoàn toàn không phải để yêu kính hay làm Đức Chúa Trời hài lòng. Làm sao tôi có thể được gọi là người có đức tin được chứ? Việc có thể được đào tạo làm lãnh đạo là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời – ý muốn của Đức Chúa Trời là để tôi thực hành dùng lẽ thật giải quyết vấn đề, học về sự phân định và hiểu biết sâu sắc, thế mà tôi chẳng trân trọng cơ hội này. Tôi đã không trang bị lẽ thật cho bản thân và bước vào lẽ thật, mà chỉ nghĩ về tương lai và vận mệnh của mình. Tôi đang đi trên con đường của một kẻ thù của Đức Chúa Trời. Tôi biết mình phải ăn năn và mưu cầu lẽ thật, không thì chắc chắn cuối cùng sẽ bị diệt vong.
Trong một buổi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Lý do duy nhất mà Đức Chúa Trời nhập thể đã đến trong xác thịt là vì nhu cầu của con người bại hoại. Đó là vì nhu cầu của con người, chứ không phải của Đức Chúa Trời, tất cả những sự trả giá và đau khổ của Ngài là vì nhân loại, chứ không vì lợi ích của chính Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời, không có gì là được mất hay thưởng công; thứ mà Ngài đạt được hoàn toàn không phải là thứ Ngài thu hoạch sau này, mà là những thứ mà ban đầu đã thuộc sở hữu của Ngài. Tất cả những gì Ngài làm và hy sinh cho nhân loại không phải là để Ngài có thể nhận được những phần thưởng to lớn, mà hoàn toàn là vì lợi ích của nhân loại” (Nhân loại bại hoại càng cần hơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời nhập thể, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi suy ngẫm về đoạn lời này, tôi đã vô cùng xúc động trước tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời – tối cao, thánh khiết và đáng kính – đã trở nên xác thịt hai lần để cứu rỗi nhân loại bị bại hoại sâu sắc, chịu sỉ nhục và đau đớn cùng cực. Đức Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, trả giá bằng mạng sống của Ngài. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã đến Trung Quốc vào thời kỳ sau rốt, bày tỏ các lẽ thật để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại, đã chịu sự bức hại, săn lùng và báng bổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng giới tôn giáo. Ngài chịu đựng tất cả để công tác giữa chúng ta, để ban lời Ngài cho chúng ta mà chẳng cần đổi lại gì, chỉ để cứu rỗi chúng ta khỏi ảnh hưởng của Sa-tan. Đức Chúa Trời trả giá đắt như thế để cứu rỗi nhân loại, mà không bao giờ màng đến được mất của Ngài. Ngài không yêu cầu chúng ta phải đền đáp gì, Ngài không đòi hỏi gì từ chúng ta. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời vị tha và chân thật. Thực chất của Đức Chúa Trời quá đẹp đẽ và thiện lành! Rồi tôi nhìn lại mình, tôi đã nói mình có đức tin và muốn làm Đức Chúa Trời hài lòng, vậy mà tôi chẳng thật tâm hướng về Ngài chút nào. Tôi phất ngọn cờ dâng mình cho Ngài chỉ để cố đổi chác lấy phước lành. Đây là lợi dụng và dối gạt Đức Chúa Trời. Tôi đã thấy mình ích kỷ, gian xảo, ti tiện và đáng hổ thẹn đến thế nào. Một kẻ như tôi, dù có hy sinh nhiều thế nào cũng chẳng bao giờ được Đức Chúa Trời tán thưởng. Tôi cũng đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, con người phải cố gắng làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời mà không có lựa chọn khác, vì Đức Chúa Trời xứng đáng với tình yêu của con người. Những ai tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời không nên tìm kiếm bất kỳ lợi ích cá nhân nào hoặc những điều cá nhân họ ao ước; đây là cách theo đuổi đúng đắn nhất” (Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi nhận ra trong lời Đức Chúa Trời rằng là loài thọ tạo, chúng ta không nên có đức tin vì phước lành. Chúng ta nên theo đuổi tình yêu dành cho Đức Chúa Trời và cố gắng làm đúng bổn phận như một loài thọ tạo. Đây là cách sống ý nghĩa nhất. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài, ngừng tìm kiếm phước lành. Dù đích đến của con có thế nào, con cũng chỉ muốn làm tròn bổn phận để đền đáp tình yêu thương của Ngài”. Khi đã chỉnh đốn tình trạng của mình, huyết áp của tôi cũng ổn định lại.
Về sau, tôi cũng đọc được vài đoạn lời Đức Chúa Trời: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Cuối cùng, việc con người có thể đạt được sự cứu rỗi hay không không phụ thuộc vào việc họ làm bổn phận nào, mà phụ thuộc vào việc liệu họ có thể hiểu và đạt được lẽ thật hay không, và phụ thuộc vào việc liệu cuối cùng họ có thể hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, phó mặc bản thân mình vào sự sắp đặt của Ngài, không màng tiền đồ và vận mệnh bản thân, và trở thành một tạo vật đạt tiêu chuẩn hay không. Đức Chúa Trời là Đấng công chính và thánh khiết, và đây là những tiêu chuẩn mà Ngài dùng để đánh giá cả nhân loại. Những tiêu chuẩn này là bất biến, và ngươi phải nhớ điều này. Hãy ghi khắc những tiêu chuẩn này vào lòng, và đừng bao giờ nghĩ về việc tìm kiếm con đường nào khác để theo đuổi điều viển vông nào đó. Các yêu cầu và tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đòi hỏi ở tất cả những ai muốn đạt được sự cứu rỗi vĩnh viễn không thay đổi. Chúng vẫn như thế cho dù ngươi là ai” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời này của Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu ra rằng bổn phận của chúng ta chẳng liên quan gì đến việc cuối cùng ta sẽ được ban phước hay bị rủa sả. Mấu chốt để được cứu rỗi triệt để là liệu chúng ta có thể mưu cầu và đạt được lẽ thật hay không, có thay đổi được tâm tính hay không. Tôi thực hiện bổn phận gì và khi nào thực hiện, tất cả đều được Đức Chúa Trời quyết định, và kết cục cũng như đích đến của tôi lại càng phụ thuộc vào sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Việc tôi nên làm là chấp nhận sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và tận tụy thực hiện bổn phận. Tôi còn nhận ra rằng việc tôi được phụng sự trong vai trò lãnh đạo hội thánh là sự cất nhắc của Đức Chúa Trời, và đó là Đức Chúa Trời cho tôi cơ hội để thực hành, cho phép tôi thấy được những khiếm khuyết và thiếu sót của bản thân trong quá trình thực hiện bổn phận. Tìm kiếm lẽ thật và hiểu ra các nguyên tắc lẽ thật trong mọi khía cạnh có thể thúc đẩy sự trưởng thành của tôi trong đời sống. Hiểu được điều này, tôi không còn cảm thấy bị tương lai và vận mệnh của mình bó buộc nữa, cũng chẳng muốn đổi bổn phận nữa. Tôi đã có thể quy phục và thực hiện bổn phận một cách vững vàng, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết bất kỳ vấn đề nào nảy sinh. Theo thời gian, tôi đã từ từ nắm bắt được một số nguyên tắc và dần bớt phạm sai lầm hơn trong bổn phận. Việc thực hành theo lời Đức Chúa Trời và không thực hiện bổn phận vì phước lành thật sự đã giải thoát cho tôi. Bổn phận của tôi đã được Đức Chúa Trời dẫn dắt, nên kết quả ngày một cải thiện. Tạ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời Toàn Năng!