60. Tố giác lãnh đạo giả: một cuộc đấu tranh nội tâm
Tháng 8 năm 2020, lãnh đạo đã thuyên chuyển tôi tới một hội thánh khác sau khi tôi bị cách chức. Tôi để ý thấy anh Lương Huy đi trễ khoảng một tiếng ở buổi hội họp đầu tiên của tôi ở đó. Chị Đàm Mẫn, lãnh đạo hội thánh cũng ở đó. Tôi nghĩ: “Mình nghe các anh chị em nói rằng anh Lương Huy rất lơ là và muốn gì làm nấy trong bổn phận của mình, lúc nào cũng đi họp muộn không lý do. Buổi hội họp hôm nay anh ấy đi rất muộn, hẳn là Đàm Mẫn nên thông công với anh ấy về vấn đề này”. Nhưng chị ấy tỏ ra hoàn toàn bình thường về chuyện này và không nói gì cả. Trong buổi hội họp, một người anh em khác nói chuyện về việc anh ấy bị tiền tài kìm hãm, anh không thể chuyên tâm làm bổn phận và anh ấy có vẻ rất tiêu cực. Một số người tìm thấy những lời của Đức Chúa Trời để thông công giúp đỡ anh ấy, nhưng, là lãnh đạo hội thánh, Đàm Mẫn lại không chia sẻ bất cứ mối thông công nào cả. Tôi thấy chị ấy chẳng mang gánh ưu tư gì trong các buổi nhóm họp, và chỉ làm chiếu lệ mà chẳng giúp bất kì ai giải quyết vấn đề của họ. Tôi đã muốn trao đổi vấn đề này với chị ấy. Nhưng rồi tôi cho rằng vì đây là buổi hội họp đầu tiên của tôi ở đó, tôi có thể chưa thấy hết được toàn cảnh, vậy nên tôi cứ chờ và quan sát xem thế nào trước khi lên tiếng. Tôi đã rất bất ngờ khi thấy rằng những buổi hội họp tiếp theo chị ấy cũng y hệt như vậy. Thỉnh thoảng chị ấy kết thúc buổi hội họp một cách gấp gáp khi chúng tôi vừa đọc xong một vài lời Đức Chúa Trời, mà không thông công gì nhiều về chúng, và chị không chú ý thông công lời Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ bụng: “Phần chính trong bổn phận của một lãnh đạo là dẫn dắt các anh chị em đọc lời của Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật, để họ có thể hiểu lẽ thật và bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời. Nhưng Đàm Mẫn không đi đầu trong việc thông công lời Đức Chúa Trời, cũng không giải quyết được vấn đề của mọi người. Đây chẳng phải là lơ là bổn phận sao? Đây chẳng phải là làm qua loa chiếu lệ sao? Làm thế này thì sẽ được gì chứ? Chuyện này sẽ cản trở lối vào sự sống của mọi người. Mình muốn mở lời góp ý gì đó, nhưng lại sợ chị ấy không chấp nhận, sợ chị ấy sẽ nói mình kiêu ngạo và mình nên kiểm điểm bản thân sau khi bị cách chức thay vì đi nhúng mũi vào chuyện người khác”. Nghĩ như thế, tôi bèn quyết định rút lui, nhắm mắt cho qua, và tập trung vào lo việc của bản thân.
Một tháng sau tôi được đưa vào làm bổn phận khác và được phân công đến các buổi hội họp của hai nhóm khác. Các anh chị em ở những buổi hội họp đó cũng không tập trung vào việc thông công lời Đức Chúa Trời hay nói về những trải nghiệm và hiểu biết riêng của họ. Thỉnh thoảng họ chỉ tám chuyện phiếm. Tôi cảm thấy sự thành công của đời sống hội thánh có liên quan trực tiếp đến người lãnh đạo hội thánh đó, và lối vào sự sống của các anh chị em sẽ bị tổn hại nếu cứ tiếp diễn như thế, nên tôi đã nói chuyện này với Đàm Mẫn. Không ngờ, chị ấy hoàn toàn không chấp nhận, và còn khăng khăng nói rằng đời sống hội thánh không thành công là vấn đề của các anh chị em. Tôi nghĩ bụng: “Chị ấy không chịu kiểm điểm bản thân mà còn đùn đẩy hết trách nhiệm lên các anh chị em. Với tư cách là một lãnh đạo hội thánh, chị ấy hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật hay lắng nghe ý kiến của các anh chị em, cũng chẳng mang gánh ưu tư về đời sống hội thánh. Làm sao chị ấy có thể hướng dẫn người khác hiểu được lẽ thật, hay bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời chứ? Điều này sẽ chỉ làm hại các anh chị em mà thôi. Mình cần nói với chị ấy về chuyện này một lần nữa”. Nhưng khi vừa định nói ra thì tôi lại bắt đầu cảm thấy lo nghĩ: “Vừa rồi chị ấy không không chấp nhận đề xuất của mình mà còn tỏ thái độ. Vậy thì mình nhắc lại lần nữa có ích gì? Chị ấy là lãnh đạo hội thánh, nên nếu mình lại nói với chị ấy một lần nữa, chị ấy có thể nói mình vượt quá giới hạn rồi nảy sinh ác cảm với mình. Mình nên im lặng thì hơn”. Tôi thấy khó chịu khi làm thế, nhưng cuối cùng, tôi đã quyết định không nói gì cả. Qua mấy hôm sau, Đàm Mẫn kể với tôi rằng chị ấy đã tỉa sửa các anh chị em trong một buổi hội họp, rồi còn miêu tả sinh động cách chị ấy tỉa sửa họ thế nào. Tôi không khỏi bàng hoàng khi nghe chuyện này, nhủ thầm: “Sao chị lại có thể thiếu nhận thức về bản thân như thế chứ? Đời sống hội thánh vô kỉ luật vì chị vô trách nhiệm và lơ là khi làm lãnh đạo hội thánh. Sao chị lại có thể la mắng người khác như thế? Chỉ la mắng mọi người mà không thông công về lẽ thật sẽ không giải quyết được chuyện gì cả”. Tôi thật sự muốn nói đến vấn đề của chị ấy một lần nữa, nhưng thấy chị ấy hùng hồn lên án như vậy, tôi không nghĩ chị ấy sẽ tiếp thu. Tôi nghĩ: “Mình chỉ vừa mới bị cách chức, thì có quyền gì mà nhắc đến vấn đề của chị ấy? Thêm nữa, mình và chị ấy thường xuyên đụng mặt nhau, nên mọi chuyện sẽ khó khăn cho mình ở hội thánh nếu chị ấy cảm thấy bị xúc phạm. Rồi nếu chị ấy không chịu giao bổn phận cho mình, mình sẽ mất cơ hội được cứu rỗi. Thôi được rồi, mình sẽ không nói gì, tránh gây chú ý, sống đời sống hội thánh, và thực hiện bổn phận của mình”.
Tôi nghe một số anh chị em nói rằng Đàm Mẫn phụ trách công tác Phúc Âm, nhưng thậm chí chị ấy còn chẳng tham gia hội họp với họ một thời gian. Họ còn nói rằng họ không thể giải quyết vấn đề của những người mới, và một số người mới đã bị casc mục sư và trưởng lão tôn giáo quấy rối và ngừng tham gia hội họp. Tôi nghĩ: “Công tác Phúc Âm rất quan trọng, nhưng chị Đàm không làm gì để giải quyết những vấn đề thực tế. Thật hết sức vô trách nhiệm! Đàm Mẫn không làm công tác thực tế gì và trực tiếp mắc lỗi trong việc những người mới từ bỏ vì họ không nhận được bất kì sự chăm tưới hay cung dưỡng nào!”. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, và tôi nhất định phải nói thẳng với chị ấy. Mấy hôm sau, tôi gặp Đàm Mẫn và đưa ra những vấn đề mà các anh chị ấy đã đề cập, nhưng chị ấy vẫn đổ lỗi hoàn toàn cho các anh chị em. Dường như chị ấy không hề có chút trách nhiệm nào cả. Tôi cũng chỉ ra rằng do không làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề thực tế với tư cách là một lãnh đạo hội thánh, chị ấy đang vô trách nhiệm và lơ là bổn phận của mình, và rằng việc này sẽ gây đình trệ công tác của hội thánh và làm hại các anh chị em. Nhưng chị ấy chỉ xịu mặt và không nói gì. Tôi nghĩ bụng: “Chị ấy không thực hiện công tác thực tế, cũng không mang gánh ưu tư trong bổn phận của mình, và chị ấy không hề tiếp nhận lẽ thật. Điều này có nghĩa chị ấy là một lãnh đạo giả đã bị bại lộ, và mình nên tố giác những vấn đề của chị ấy lên lãnh đạo cấp cao hơn để thay chị ấy càng sớm càng tốt”. Nhưng tôi vẫn còn ngần ngại, nghĩ: “Nếu mình tố giác chị ấy, và chị ấy phát hiện ra, liệu chị ấy có nói mình bới móc chị ấy và cố ý gây chuyện với chị ấy không? Sẽ chẳng đến nỗi nào nếu chị ấy bị cách chức, nhưng nếu không, chẳng phải mình vừa làm mất lòng chị ấy sao? Như thế sẽ mình sẽ rất khó để có thể ở lại hội thánh này. Nếu chị ấy đuổi mình và mình mất bổn phận, liệu mình có mất cơ hội được cứu rỗi không? Thôi được rồi, mình không tố cáo vấn đề của chị ấy nữa, và chỉ tập trung vào thực hiện bổn phận của mình thôi”. Nhưng khi nghĩ như thế, tôi cảm thấy rất có lỗi. Tôi có thể thấy hội thánh có một lãnh đạo giả, nhưng lại không chịu nói ra. Đây có phải là bảo vệ công tác của hội thánh không? Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn, nên đã đến cầu nguyện trước Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã thấy những vấn đề của Đàm Mẫn và muốn tố giác chị ấy, nhưng con có những bận tâm vướng mắc. Xin hãy dẫn dắt con để con có thể vượt qua những thế lực đen tối này và bảo vệ công tác của hội thánh”.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn trong lời Đức Chúa Trời: “Thái độ mà con người nên có trong cách đối đãi với người lãnh đạo hay người làm công là gì? Nếu việc mà lãnh đạo hoặc người làm công làm là đúng đắn và phù hợp với lẽ thật, thì ngươi có thể thuận phục họ; nếu việc họ làm là sai và không phù hợp với lẽ thật, thì ngươi không được thuận phục họ và ngươi có thể phơi bày họ, phản đối họ và đưa ra ý kiến khác. Nếu họ không thể làm công tác thực tế hoặc là hành ác, gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, và bị tỏ lộ là lãnh đạo hay người làm công giả, hoặc là kẻ địch lại Đấng Christ, thì ngươi có thể phân định, vạch trần và tố giác họ. Tuy nhiên, một số dân được Đức Chúa Trời chọn không hiểu lẽ thật và đặc biệt hèn nhát, sợ bị những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ đàn áp và trừng trị nên không dám giữ vững nguyên tắc. Họ nói: ‘Nếu bị lãnh đạo khai trừ thì tôi kể như xong; nếu anh ta bảo mọi người vạch trần hay từ bỏ tôi, thì tôi sẽ không còn có thể tin Đức Chúa Trời nữa. Nếu tôi bị khai trừ khỏi hội thánh, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không muốn tôi và không cứu rỗi tôi nữa. Thế chẳng phải đức tin của tôi thành vô nghĩa sao?’. Chẳng phải suy nghĩ như vậy là lố bịch sao? Những người như vậy có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời không? Liệu một lãnh đạo giả hay kẻ địch lại Đấng Christ có đại diện cho Đức Chúa Trời khi họ khai trừ ngươi không? Khi một lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ trừng trị và khai trừ ngươi, thì đó là việc làm của Sa-tan, và không liên quan gì đến Đức Chúa Trời; chỉ khi hội thánh và toàn thể dân được Đức Chúa Trời chọn có quyết định thống nhất, hoàn toàn phù hợp với những sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, thì việc thanh trừ và khai trừ đó mới phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Sao mà việc bị khai trừ bởi một lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ lại có nghĩa là ngươi không thể được cứu rỗi chứ? Đây là sự bách hại của Sa-tan và những kẻ địch lại Đấng Christ, nó không có nghĩa là ngươi sẽ không được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Ngươi có thể được cứu rỗi hay không là tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Không một con người nào có đủ tư cách để quyết định xem ngươi có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi hay không. Chuyện này ngươi phải thấy rõ. Nếu ngươi coi việc mình bị khai trừ bởi những lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ là bị Đức Chúa Trời khai trừ – thì đây chẳng phải là hiểu lầm Đức Chúa Trời sao? Đây chính là hiểu lầm Đức Chúa Trời. Và điều này không chỉ là hiểu lầm Đức Chúa Trời, mà còn phản nghịch Đức Chúa Trời, còn là một kiểu báng bổ Đức Chúa Trời. Con người hiểu lầm Đức Chúa Trời theo cách này thì chẳng phải là quá ngu muội và vô tri sao? Khi một lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ khai trừ ngươi, tại sao ngươi không thể tìm kiếm lẽ thật? Tại sao ngươi không tìm người hiểu lẽ thật để từ đó có được một ít phân định? Và tại sao ngươi không phản ánh chuyện này lên cấp trên? Điều này chứng tỏ rằng ngươi không tin rằng lẽ thật nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời, nó cho thấy rằng ngươi không có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời, rằng ngươi không phải là người thực sự tin Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tin vào sự toàn năng của Đức Chúa Trời, tại sao ngươi lại sợ một lãnh đạo giả hoặc kẻ địch lại Đấng Christ trả thù ngươi? Họ có thể quyết định số phận của ngươi không? Nếu ngươi có khả năng phân định, và phát hiện ra rằng việc làm của họ không hợp lẽ thật, tại sao ngươi không thể không thông công chuyện này với những người hiểu lẽ thật trong dân được Đức Chúa Trời chọn? Ngươi có miệng, tại sao ngươi không dám nói? Tại sao ngươi lại sợ lãnh đạo giả hay kẻ địch lại Đấng Christ đến vậy? Điều này chứng tỏ ngươi là kẻ hèn nhát, kẻ vô dụng, cẩu nô tài của Sa-tan” (Mục 3. Họ loại trừ và tấn công những ai mưu cầu lẽ thật, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đọc xong lòng tôi đã sáng tỏ. Khi chúng ta phát hiện một lãnh đạo giả trong hội thánh, chúng ta không nên khúm núm và lúc nào cũng bị họ kìm hãm. Chúng ta cần đứng lên, vạch trần họ, và tố giác họ với những lãnh đạo cấp cao hơn. Đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi biết Đàm Mẫn không làm công tác thực tế, rằng chị ấy là một lãnh đạo giả, nhưng tôi không dám lên tiếng về vấn đề của chị ấy vì tôi đang nhìn nó với quan điểm sai lầm. Tôi nghĩ lãnh đạo có quyền hạn, và chị ấy quyết định tôi có thể làm bổn phận hay không, và nếu tôi xúc phạm chị ấy, tôi có thể mất bổn phận của mình và tôi sẽ không được cứu rỗi. Tôi thấy trong suốt những năm tôi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn chưa hiểu Đức Chúa Trời. Trong nhà của Đức Chúa Trời, lẽ thật và Đức Chúa Trời tể trị. Tôi có bổn phận hay không, có được cứu rỗi hay không, đều tùy thuộc vào Đức Chúa Trời, chứ không phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo nào hết. Kể cả nếu một lãnh đạo giả nắm quyền hành và tôi thực sự bị chèn ép, thì cũng sẽ chỉ tạm thời thôi. Đức Chúa Trời thấy tất cả và Đức Thánh Linh sẽ tỏ lộ mọi sự, nên những lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bị vạch trần và đào thải không sớm thì muộn. Tôi đã không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và sợ xúc phạm người khác, nhưng lại không sợ xúc phạm Đức Chúa Trời. Trong lòng tôi không có chỗ cho Đức Chúa Trời. Tôi là kiểu tín hữu gì đây? Tôi đã nghĩ như thế vì tôi không phải là một lãnh đạo, tôi không có tư cách gì mà phê bình Đàm Mẫn và lo người khác sẽ nói tôi nên lo chuyện của mình thôi. Cách tôi nhìn mọi việc thật hết sức nực cười. Là một thành viên của nhà Đức Chúa Trời, có sá chi nếu tôi có bị đình chỉ hay tôi được làm bổn phận gì – nếu tôi phát hiện một lãnh đạo giả hội thánh, thì trách nhiệm, nghĩa vụ của tôi là lên tiếng tố giác họ. Đó chính là bảo vệ công tác của hội thánh và là một điều tích cực. Đó cũng là có trách nhiệm với sự sống của các anh chị em, và đó không bao giờ là vượt quá giới hạn hay can thiệp gì cả, và đặc biệt đó không phải là kiêu ngạo hay lên mặt. Đây là bổn phận mà một trong những dân sự được Đức Chúa Trời chọn phải làm. Nhận ra điều này khiến tôi kiểm điểm về lý do vì sao tôi lại sợ vạch trần lãnh đạo giả như vậy. Căn nguyên thật sự của vấn đề này là gì?
Tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời khi tìm kiếm: “Cả lương tâm lẫn lý trí đều là những thứ nên có trong nhân tính của một con người. Chúng là những điều vừa cơ bản nhất vừa quan trọng nhất. Một kẻ thiếu lương tâm và không có lý trí của nhân tính bình thường thì là loại người gì chứ? Nói chung, họ là một kẻ thiếu nhân tính, một kẻ có nhân tính cực kỳ tệ hại. Nói cụ thể hơn thì, người này đã có những biểu hiện mất nhân tính nào? Hãy thử phân tích xem những người như thế có những đặc điểm nào và những biểu hiện cụ thể ra sao. (Thưa, họ ích kỷ và đê tiện.) Những người ích kỷ và đê tiện hành động qua loa chiếu lệ và tránh xa bất cứ điều gì không liên quan đến cá nhân họ. Họ không xem xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và họ cũng không quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Họ không có gánh nặng thực hiện bổn phận của mình hay chứng thực cho Đức Chúa Trời, và họ không có ý thức trách nhiệm. … Có một số người không gánh lấy bất kỳ trách nhiệm nào bất kể họ đang thực hiện bổn phận gì. Họ cũng không kịp thời báo cáo những vấn đề mà họ phát hiện ra với cấp trên. Khi họ nhìn thấy người ta làm gián đoạn và làm nhiễu loạn, họ nhắm mắt làm ngơ. Khi họ thấy kẻ ác làm điều ác, họ không cố gắng ngăn cản. Họ không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hay cân nhắc bổn phận và trách nhiệm của họ. Khi những người như thế thực hiện bổn phận của mình, họ không làm bất kỳ công việc thực sự nào; họ là những người ba phải và tham hưởng an nhàn; họ chỉ nói chuyện và làm việc vì hư vinh, sĩ diện, địa vị và lợi ích của riêng họ, và chỉ sẵn lòng dành thời gian, công sức cho những điều có lợi cho mình. Tất cả cử chỉ hành động và ý đồ của một kẻ như vậy, mọi người đã rõ như ban ngày: họ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu có cơ hội ló mặt hay để vui hưởng ơn phước nào đó. Nhưng khi không có cơ hội ló mặt, hay đến lúc chịu khổ, họ sẽ trở thành một con rùa rụt cổ. Loại người này có lương tâm và lý trí không? (Thưa, không.) Một người không có lương tâm và lý trí hành xử theo cách này có cảm thấy tự trách không? Những người như thế không biết tự trách mình; lương tâm của loại người này không có tác dụng gì cả. Lương tâm họ chưa bao giờ cảm thấy tự trách cả, vậy thì họ có thể cảm thấy sự quở trách hay sửa dạy của Đức Thánh Linh không? Không, họ không thể” (Khi dâng lòng mình cho Đức Chúa Trời, người ta có thể có được lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu rằng việc sợ vạch trần và tố giác một lãnh đạo giả là do việc dựa vào những triết lí Sa-tan như “Việc không phạm đến thân cứ mặc nó”, “Kín miệng để bảo vệ mình và tìm cách đổ lỗi”, và còn “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Những triết lý Sa-tan này đã trở thành phương châm của tôi và kiểm soát suy nghĩ của tôi, nên tôi luôn cố bảo vệ lợi ích của mình mà không suy nghĩ đến công tác của hội thánh. Tôi đã trở nên ngày càng hèn hạ, ích kỉ, và giả dối. Tôi đã thấy rõ Đàm Mẫn không thực hiện công tác thực tế và không chịu tiếp nhận lẽ thật, rằng chị ấy là một lãnh đạo giả. Cách cư xử của chị ấy đã ảnh hưởng tới công tác của hội thánh và làm đình trệ lối vào sự sống của các anh chị em, vậy tôi nên đưa vấn đề này ra ánh sáng và tố giác chị ấy. Nhưng tôi lại sợ bị chị ấy lên án và đàn áp nếu chị ấy bị xúc phạm, thế nên tôi đã không dám tố giác chị ấy. Tôi muốn bảo vệ danh tiếng, địa vị và tiền đồ của mình, nên tôi chỉ đứng nhìn công tác của hội thánh và lối vào sự sống của các anh chị em bị tổn hại bằng một thái độ thờ ơ, nhắm mắt làm ngơ trước một lãnh đạo giả. Tôi đã đứng về phía Sa-tan, dung túng một lãnh đạo giả quấy phá công tác của hội thánh. Tôi đã sống theo những chất độc của Sa-tan và đã trở thành nô lệ của nó, chỉ lo cho bản thân mình, hoàn toàn không tận tâm với Đức Chúa Trời, không có lương tâm và lý trí. Tôi đã không sống thể hiện ra hình tượng giống con người chút nào. Tôi thấy rằng mình vẫn nằm dưới quyền thế của Sa-tan và thuộc về Sa-tan. Tôi phải theo đuổi lẽ thật, từ bỏ Sa-tan, và trở thành người vâng phục Đức Chúa Trời. Khi tôi hiểu rõ được chuyện này, tôi cảm thấy mình thực sự mắc nợ Đức Chúa Trời và tôi căm ghét việc mình ích kỉ và vô lương tâm như thế nào. Tôi phải lên tiếng tố giác lãnh đạo giả ngay lập tức và không làm đau lòng Đức Chúa Trời nữa. Thế nên, tôi đã báo với lãnh đạo cấp cao hơn về toàn bộ những vấn đề của Đàm Mẫn như không làm công tác thực tế hay không tiếp nhận lẽ thật. Nhưng vài ngày trôi qua, và tôi không nghe tin gì từ lãnh đạo cấp trên về cách họ xử lí Đàm Mẫn. Tôi cảm thấy khá lo lắng. Nếu lãnh đạo giả này không bị đình chỉ sớm thì công tác của hội thánh có thể tiếp tục bị trì trệ, nên tôi tính viết thư một lần nữa để xem tình hình thế nào. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Nếu mình lại lôi ra chuyện này ra một lần nữa, lãnh đạo cấp trên có thể nghĩ mình đang nhiều chuyện. Thôi thì, vì mình đã nói quan điểm của mình rồi, có lẽ mình đã xong trách nhiệm rồi và không nên lo về những phần còn lại”. Nhưng suy nghĩ này cứ khiến tôi thấy day dứt mãi, và đêm đó tôi không tài nào ngủ được.
Một sáng nọ, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời này: “Nếu một hội thánh không có một ai sẵn lòng thực hành lẽ thật và không một ai có thể đứng vững làm chứng cho Đức Chúa Trời, thì hội thánh đó nên bị cô lập hoàn toàn, và các mối liên hệ của nó với những hội thánh khác phải bị cắt đứt. Điều này được gọi là ‘chết chôn’; điều này có nghĩa là cự tuyệt Sa-tan. Nếu một hội thánh có vài kẻ hay bắt nạt nội bộ, và họ được ‘những con ruồi nhặng’ hoàn toàn thiếu nhận thức theo sau – và nếu hội chúng, ngay cả sau khi thấy được lẽ thật, vẫn không có khả năng loại bỏ những sự ràng buộc và thao túng của những kẻ hay bắt nạt này, thì hết thảy những kẻ ngu ngốc đó cuối cùng sẽ bị đào thải. Những con ruồi nhặng này có thể đã chưa làm điều gì ghê gớm, nhưng chúng thậm chí còn giả dối hơn, thậm chí còn tài tình và quỷ quyệt hơn, và mọi kẻ như thế đều sẽ bị đào thải. Không một kẻ nào sót lại! Những kẻ thuộc về Sa-tan sẽ về với Sa-tan, còn những ai thuộc về Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ đi tìm kiếm lẽ thật; điều này được quyết định bởi bản tính của họ. Hãy để tất cả những kẻ theo Sa-tan đều bị diệt vong! Sẽ không tỏ ra sự thương xót nào cho những kẻ như thế. Hãy để những ai tìm kiếm lẽ thật được chu cấp, và họ có thể vui hưởng lời Đức Chúa Trời một cách thỏa lòng. Đức Chúa Trời là Đấng công chính; Ngài sẽ không thiên vị với bất kỳ ai. Nếu ngươi là một con quỷ, thì ngươi không có khả năng thực hành lẽ thật; còn nếu ngươi là người tìm kiếm lẽ thật, thì chắc chắn rằng ngươi sẽ không bị Sa-tan bắt giữ. Điều này là chắc chắn” (Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Có thể thấy từ lời Đức Chúa Trời rằng tâm tính của Ngài là thánh khiết và công chính, và không dung thứ cho bất kì sự xúc phạm nào. Ngài ghét việc những lãnh đạo giả hay những kẻ địch lại Đấng Christ phá vỡ công tác của hội thánh và làm đình trệ lối vào sự sống của các anh chị em. Đức Chúa Trời khinh ghét những ai không thực hành lẽ thật hay không bảo vệ lợi ích của hội thánh khi lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện. Kiểu người này hiểu lẽ thật mà vẫn không thực hành nó, mà thay vào đó lại chỉ nghĩ về lợi ích riêng của mình. Họ thực sự giả dối và quỷ quyệt, và họ sẽ bị đào thải nếu không chịu ăn năn. Tôi biết Đàm Mẫn là một lãnh đạo giả, và giờ lãnh đạo cấp trên chị ấy không phản hồi kịp thời, tôi cần phải tiếp tục lên tiếng và theo chuyện này đến cùng. Nhưng tôi chỉ muốn bảo vệ bản thân và không để ý đến bất cứ chuyện gì không ảnh hưởng đến cá nhân tôi. Tôi đã để chị ấy hoành hành và quấy phá công tác của hội thánh. Tôi đã không quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và đứng về phía lẽ thật, mà đã về phe Sa-tan. Đó là góp phần vào chuyện tai ác của một lãnh đạo giả. Dù có vẻ tôi không làm chuyện gì kinh khủng lắm, nhưng nếu tôi không thực hành lẽ thật hay bảo vệ công tác của hội thánh khi gặp phải vấn đề, cuối cùng tôi chỉ có thể bị đào thải. Tôi biết lần này tôi không được quan tâm đến tư lợi của mình và không được để kẻ lãnh đạo giả này tiếp tục gây tổn hại đến công tác của hội thánh. Lãnh đạo cấp cao đã trì hoãn xử lý Đàm Mẫn, nên dù không biết lý do chuyện đó là gì, thì đây cũng là phép thử của Đức Chúa Trời cho tôi để xem tôi có thể đặt tư lợi qua một bên và bảo vệ nguyên tắc lẽ thật hay không. Tôi phải tiếp tục tố giác lãnh đạo giả này để bảo vệ lợi ích của hội thánh. Vì thế, tôi đã một lần nữa đề cập trường hợp này tới lãnh đạo cấp cao hơn và nhấn mạnh tác hại và hậu quả của việc không bãi chức một lãnh đạo giả. Chị ấy trả lời và nói rằng mấy ngày qua chị ấy có việc gấp cần giải quyết, và chị ấy sẽ bãi chức chị Đàm ngay, phù hợp với nguyên tắc. Tôi thực sự nhẹ nhõm khi thấy chị ấy trả lời như vậy và tôi biết cách duy nhất để thấy bình an là đưa lẽ thật vào thực hành.
Không lâu sau, Đàm Mẫn bị thay thế và một lãnh đạo khác được bầu để gánh vác công tác của hội thánh. Sau một thời gian, đời sống hội thánh gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, và toàn bộ công tác của chúng tôi bắt đầu khởi sắc. Tôi rất vui khi thấy mọi chuyện chuyển biến như thế này, nhưng đồng thời cũng cảm thấy có chút tội lỗi và hối hận. Sau khi phát hiện một lãnh đạo giả, tôi đã không tố giác chị ấy kịp thời. Tôi đã chỉ nghĩ đến tư lợi, và đã lộ rõ tâm tính Sa-tan của mình, gây thiệt hại cho công tác của hội thánh. Tôi đã thấy việc sống theo tâm tính Sa-tan và không thực hành lẽ thật chính là hành ác, và tất cả đều bị Đức Chúa Trời định tội và khinh ghét. Tôi còn thấy công tác của Đức Chúa Trời khôn ngoan như thế nào và việc thấy lãnh đạo giả này trong hội thánh giúp tôi phát triển sự phân định. Tôi còn trải nghiệm sự tổn hại to lớn mà một lãnh đạo giả trong hội thánh có thể gây ra đối với dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Tôi cũng hiểu được về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và thấy rằng trong nhà Đức Chúa Trời, Đấng Christ và lẽ thật tể trị, và không một cá nhân nào có quyền quyết định. Bất kể người đó có địa vị cao thế nào, nếu họ không thực hành lẽ thật và làm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, họ sẽ không bao giờ được có chỗ vững chắc trong nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng họ sẽ bị đào thải. Chỉ có đưa những lời Đức Chúa Trời vào thực hành và làm mọi việc theo nguyên tắc mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.