62. Tỉnh ngộ khỏi sự kiêu ngạo của mình

Bởi Johnny, Ý

Năm 2015, tôi bắt đầu công tác truyền bá Phúc Âm, và có chút thành tựu nhờ Đức Chúa Trời dẫn dắt. Đôi lúc những người tôi rao giảng có quan niệm cứng rắn và không muốn tìm hiểu thêm về Phúc Âm. Thế nên tôi đã cầu nguyện và dựa cậy vào Đức Chúa Trời, kiên nhẫn thông công với họ về lẽ thật, và họ nhanh chóng tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Sau khi đạt được một số thành tựu trong bổn phận, tôi cảm thấy mình giỏi hơn các anh chị em khác, như thể mình là một kiểu nhân tài hiếm có.

Rồi anh Liam cộng sự và tôi mỗi người đảm nhận công tác chăm tưới cho một hội thánh. Hội thánh tôi đảm nhận khá lớn và có khá đông thành viên, nên khi bắt đầu, tôi luôn cầu nguyện và nương cậy nơi Đức Chúa Trời và thảo luận mọi việc với các anh chị em. Không lâu sau, mọi việc dần ổn định. Đa số các anh chị em đều tham dự hội họp đều đặn và rất tích cực trong bổn phận. Tôi cảm thấy khá tự mãn. Tôi nghĩ rằng ngay cả với một hội thánh lớn có nhiều thành viên như thế mà tôi vẫn có thể mau chóng đạt thành quả, nên có vẻ như tôi hẳn phải có chút tố chất. Tôi cũng thấy công tác chăm tưới của anh Liam không được suôn sẻ lắm, một số người chăm tưới trong hội thánh của anh ấy không phù hợp và bổn phận của họ cần phải được điều chỉnh, có người thì cần được thông công vì họ đang ở trong tình trạng tiêu cực. Thế nên, tôi hơi coi thường anh ấy và nghĩ anh ấy chỉ có thể giải quyết những vấn đề này nếu có tôi giúp đỡ. Sau đó, tôi bắt đầu tham gia vào công tác của anh ấy, tổng hợp lại những sai phạm và thiếu sót với mọi người trong các buổi họp, thông công lời Đức Chúa Trời để giúp giải quyết tình trạng tiêu cực của người khác, điều chỉnh bổn phận của những thành viên không phù hợp. Công tác nhanh chóng cải thiện. Thấy mình giải quyết nhanh chóng các vấn đề, tôi càng cảm thấy mình không thể thay thế được và như kiểu một nhân tài hiếm có. Sau đó, sự kiêu ngạo của tôi cứ lớn dần lên. Tôi thường phàn nàn việc các anh chị em không đặt tâm huyết khi làm bổn phận và la mắng họ: “Công tác chăm tưới đã bị trì trệ quá lâu. Có ai quan tâm ý muốn của Đức Chúa Trời và làm việc đàng hoàng không vậy? Các anh chị em thật quá vô trách nhiệm và cẩu thả. May là mấy tuần qua cũng có chút tiến triển, nếu không ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho sự trì trệ này đây?”. Không ai dám mở miệng nói lời nào. Tôi cũng thắc mắc không biết phản ứng của mình có phù hợp không, nhưng rồi tôi nghĩ nếu tôi không cứng rắn, họ sẽ không chịu để tâm. Vì tôi thường coi thường các anh chị em và la mắng họ, bảo họ làm theo như tôi nói khi phát hiện ra vấn đề hay sai lệch trong công tác của họ nên theo thời gian họ xa lánh tôi và thường không bao giờ nói chuyện với tôi trừ những chuyện liên quan đến công việc. Có lúc họ trò chuyện và cười đùa cùng nhau, nhưng ngay khi tôi xuất hiện, họ lại tản ra, như thể sợ tôi vậy. Vì họ sợ làm hỏng việc và bị la, nên hễ có chuyện gì xảy ra là họ hỏi tôi đầu tiên, đợi quyết định của tôi. Thấy tình hình như vậy tôi có cảm giác rất bất an. Tôi thắc mắc không biết có phải tôi đã quá độc đoán và đang đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ không. Nhưng rồi tôi nghĩ mình cần phải cứng rắn trong công việc. Nếu tôi không cứng rắn với họ thì sẽ không ai chịu nghe. Vậy thì đâu giải quyết được gì? Tôi cảm thấy thẳng thắn chỉ ra vấn đề như thế mới là công chính. Sau đó, tôi ngày càng trở nên kiêu ngạo và tôi phải có quyền quyết định trong mọi việc, dù lớn hay nhỏ, cũng như phải theo dõi các thành viên được bố trí và sắp xếp thế nào vì tôi cảm thấy không ai trong nhóm giỏi bằng mình. Ngay cả khi tôi thảo luận công việc với họ, chốt lại vẫn luôn là làm theo những gì tôi muốn, nên tôi nghĩ nếu tôi quyết định ngay thì có thể tiết kiệm thời gian. Có khi lãnh đạo đến hội họp và tôi không bận tâm gì đến anh ấy cả, nghĩ rằng: “Lãnh đạo thì sao nào? Anh có thể chia sẻ Phúc Âm và làm chứng không? Anh có làm tốt được dẫu chỉ một khía cạnh của công tác này không? Nếu anh chỉ có thể thông công trong những buổi hội họp mà không làm được công tác thực tế thì cũng không sánh được với tôi”. Nên mỗi khi lãnh đạo hỏi tôi tiến độ công tác thế nào rồi, tôi sẽ chia sẻ thêm nếu cảm thấy muốn nói chuyện, còn khi không muốn nói thì tôi chỉ nói vài lời cho có mà thôi. Tôi nghĩ không cần phải nói nhiều, vì rốt cuộc tôi cũng là người thực hiện công tác thôi. Lãnh đạo vạch trần tính kiêu ngạo của tôi, nói rằng tôi luôn là người quyết định trong mọi sự và không hợp tác tốt với các anh chị em. Bị tỉa sửa như thế, tôi thừa nhận với anh ấy rằng tôi kiêu ngạo, nhưng không thật sự bận tâm chuyện đó. Tôi nghĩ mình có tố chất tốt và tài giỏi, nên miễn là thực hiện công tác tốt, thì việc tôi kiêu ngạo một chút có vấn đề gì đâu chứ? Hơn nữa, tôi là người chỉ đạo hầu hết công tác của hội thánh, nên họ định làm gì đây – cách chức tôi ư? Tôi không hề tiếp thu việc lãnh đạo tỉa sửa mình và cứ thực hiện bổn phận theo cách tôi muốn, nắm hết mọi việc, mãi cho tới khi tôi bị Đức Chúa Trời vạch trần.

Một lần nọ, một hội thánh mới thành lập cần thêm người thực hiện bổn phận chăm tưới, và không thảo luận gì với anh Liam cùng mọi người, tôi bố trí một chị tới giúp họ. Tôi cho rằng nói chung họ cũng đồng ý với ý kiến của tôi, nên tôi tự quyết định cũng không sao. Nhưng tôi rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng hiểu biết về lẽ thật của chị đó quá nông cạn, chị ấy không có khả năng thực hiện công tác và không thể giải quyết các vấn đề thực tế. Đó là một trở ngại lớn cho công tác của hội thánh và sau đó chị ấy bị bố trí sang bổn phận khác. Nhưng tôi vẫn không phản tỉnh. Sau đó, vì sự kiêu ngạo không ngừng của tôi, việc tôi không tìm nguyên tắc lẽ thật khi làm bổn phận, hay không dẫn dắt người khác làm theo những nguyên tắc trong bổn phận, nên mọi người cứ phải chạy ngược chạy xuôi mà không có thành quả thực tế nào. Như vậy thực sự cản trở tiến độ của công tác. Nhưng dù vậy, tôi vẫn hoàn toàn không hay biết vấn đề của mình – tôi chỉ đổ lỗi cho người khác vì không gánh vác gánh nặng. Trong một thời gian, trong lòng tôi có linh tính rất kỳ lạ, cảm giác như sắp có chuyện khủng khiếp xảy ra. Tôi không biết phải nói gì trong những buổi hội họp hay khi cầu nguyện, và tôi thường cảm thấy buồn ngủ khi họp bàn công việc và không nhìn thấu được chuyện gì. Đầu óc cứ mơ màng và không có sức lực để làm việc, mà chỉ muốn nghỉ ngơi. Tôi biết mình đã đánh mất công tác của Đức Thánh Linh, nhưng không hiểu tại sao. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài giúp tôi hiểu bản thân.

Mấy hôm sau, lãnh đạo của tôi đến tham dự hội họp và đã tỉa sửa, vạch trần hành vi của tôi. Anh ấy nói: “Anh đã quá kiêu ngạo. Anh hay ngạo mạn mắng mỏ mọi người, gò ép họ, và thường khoe khoang về thâm niên của mình. Anh chẳng nghe ai và rất khó làm việc chung với anh. Hơn nữa, anh thích gì làm nấy mà không bàn bạc với ai cả, chuyên quyền độc đoán. Dựa trên hành vi của anh, chúng tôi quyết định tước bổn phận của anh”. Từng lời anh ấy nói như dao cứa vào lòng tôi. Tôi suy nghĩ về cách cư xử của mình. Tôi chỉ luôn làm theo ý mình và là một kẻ độc tài. Đó chẳng phải là một kẻ địch lại Đấng Christ hay sao? Suy nghĩ đó làm tôi rất sợ hãi và tôi tự nhủ: “Có phải mình bị Đức Chúa Trời vạch trần và đào thải không? Bao năm đức tin của mình sẽ kết thúc như thế sao?”. Mấy ngày liền tôi cảm thấy mình như xác chết di động vậy. Mỗi khi tỉnh giấc, tôi lại thấy vô cùng sợ hãi và không biết làm sao để sống qua ngày hôm nay. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, thưa rằng, “Lạy Đức Chúa Trời, con biết ý muốn rộng lượng của Ngài trong chuyện này, nhưng không biết làm cách nào để vượt qua. Lạy Đức Chúa Trời, con rất tuyệt vọng. Xin hãy khai sáng con để hiểu ý muốn của Ngài”. Sau đó tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời này: “Đức Chúa Trời không quan tâm mỗi ngày ngươi gặp phải chuyện gì, làm bao nhiêu việc hay bỏ ra bao nhiêu công sức, điều Ngài muốn thấy là thái độ của các ngươi đối với những chuyện này là gì. Thái độ ngươi làm những việc này và cách làm của ngươi có liên quan đến điều gì? Chúng liên quan đến việc ngươi có mưu cầu lẽ thật hay không, và cũng liên quan đến lối vào sự sống của ngươi. Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy lối vào sự sống của ngươi và con đường mà ngươi đi. Nếu ngươi đi trên con đường mưu cầu lẽ thật, và đã có lối vào sự sống, thì khi thực hiện bổn phận, ngươi sẽ có thể hợp tác hài hòa với những người khác, và ngươi sẽ dễ dàng đạt đến việc thực hiện bổn phận một cách đạt tiêu chuẩn. Nhưng trong khi thực hiện bổn phận, mà ngươi luôn nhấn mạnh việc mình có vốn liếng, hiểu nghiệp vụ, có kinh nghiệm, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật hơn những người khác, và ngươi có tư cách để quyết định, không thảo luận với người khác, luôn chuyên quyền độc đoán, lo việc làm ăn riêng và luôn muốn ‘một mình một cõi’, vậy thì ngươi có đang đi trên con đường dẫn đến lối vào sự sống không? Không, đây là mưu cầu địa vị, là đi theo con đường của Phao-lô chứ không phải là con đường dẫn đến lối vào sự sống(Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Có người đã rao truyền phúc âm được một vài năm và có chút kinh nghiệm. Anh ta đã phải chịu nhiều gian khổ trong khi rao truyền phúc âm và thậm chí còn bị giam giữ, kết án nhiều năm tù. Sau khi ra tù, anh ta tiếp tục rao truyền phúc âm, và đưa về hàng trăm người, trong đó còn có một số nhân tài; một số người thậm chí còn được chọn làm lãnh đạo hay chấp sự. Kết quả là, họ cho rằng công lao của mình quá lớn, và sử dụng điều này như vốn liếng mà anh ta khoe khoang mọi nơi, khoe mẽ và chứng thực cho chính mình, nói rằng: ‘Tôi đã đi tù tám năm, và tôi đã đứng vững trong lời chứng của mình. Khi rao truyền phúc âm, tôi đã đưa về nhiều người, trong đó có một số người hiện là lãnh đạo hoặc chấp sự. Trong nhà Đức Chúa Trời, tôi có công lao, có cống hiến’. Bất kể đang rao truyền phúc âm ở đâu, anh ta chắc chắn cũng sẽ khoe khoang với các lãnh đạo hoặc chấp sự địa phương. Anh ta cũng sẽ nói: ‘Các vị phải lắng nghe những gì tôi nói; ngay cả những lãnh đạo cấp cao của các vị cũng phải khách sáo khi nói chuyện với tôi. Bất cứ ai không làm như vậy thì tôi sẽ dạy cho một bài học!’. Người này là một kẻ bắt nạt, không phải sao? Nếu một người như thế này đã không rao truyền phúc âm và đưa về những người ấy, liệu họ có dám vênh váo như vậy không? Họ cũng dám đấy. Việc họ có thể vênh váo như vậy chứng tỏ đây là bản tính của họ. Thực chất bản tính của họ là vậy nên họ trở nên kiêu ngạo đến mức không có chút lý trí. Sau khi rao truyền phúc âm và đưa về một vài người, bản tính kiêu ngạo của họ tăng lên, và họ càng trở nên vênh váo hơn. Những người như vậy khoe khoang về vốn liếng của họ ở mọi nơi họ đến, họ cố gắng đòi công trạng ở bất cứ đâu, và thậm chí còn gây áp lực lên lãnh đạo ở các cấp bậc, cố gắng ngang hàng với họ, và thậm chí nghĩ rằng bản thân họ phải là một lãnh đạo cấp cao. Dựa trên biểu hiện và hành vi của loại người này, tất cả chúng ta nên biết rõ loại bản tính của họ và biết rõ kết cục của họ có thể là gì. Khi kẻ ma quỷ luồn lách vào được nhà Đức Chúa Trời, chúng sẽ đem sức lực phục vụ một chút và rồi tự động hiện nguyên hình; chúng không nghe bất kỳ ai tỉa sửa chúng, và kiên trì đối kháng với nhà Đức Chúa Trời. Tính chất những hành động của chúng là gì? Trong mắt Đức Chúa Trời, chúng đang tìm đường chết, và chúng sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi tự giết chính mình. Chỉ có nói như vậy mới xác đáng thôi(Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc những lời này của Đức Chúa Trời khiến tôi run sợ. Cảm giác như Đức Chúa Trời đang trực tiếp phơi bày tôi, vạch trần tình trạng của tôi và những bí mật thầm kín nhất mà tôi chưa bao giờ nói với ai. Suốt bao năm truyền bá Phúc Âm tôi đã có chút thành tích, nên tôi tưởng mình đã có đóng góp lớn, rằng tôi là nhân tài hiếm có, và tôi thường tự ghi điểm những việc mình đã làm. Tôi cảm thấy mình xứng đáng được ghi nhận và là trụ cột trong hội thánh. Tôi coi những điều này như tài sản riêng, ngạo mạn coi thường mọi người. Tôi còn hống hách mắng mỏ người khác, làm kìm hãm các anh chị em. Tôi phải có tiếng nói quyết định trong mọi sự và không hợp tác trong bổn phận, mà thay vào đó lại chuyên quyền và thích gì làm nấy, làm trì hoãn và gây cản trở nghiêm trọng công tác của hội thánh. Kể cả khi bị lãnh đạo tỉa sửa, tôi cũng không bận tâm. Thậm chí tôi còn khoe khoang về thâm niên của mình. Tôi coi thường anh ấy và nghĩ anh ấy chẳng giỏi giang gì hơn mình. Tôi không muốn chấp nhận sự giám sát hay hướng dẫn của anh ấy. Tôi muốn tự mình quyết định mọi việc. Tôi mắng mỏ các anh chị em khi họ không làm đúng kỳ vọng của mình, nói những câu như “Mấy người sẽ bị sa thải và đào thải nếu không làm tròn bổn phận”. Như thế làm họ bị ám ảnh với công việc, sợ bị tỉa sửa hay mất bổn phận nếu làm hỏng việc, và sống trong tình trạng sai lạc. Như thế sao gọi là thực hiện bổn phận? Đó chẳng phải là hành ác, chống đối Đức Chúa Trời sao? Suy nghĩ đó khiến tôi rất sợ hãi. Tôi không ngờ mình lại làm việc tà ác đến như thế, lại gò ép và gây tổn thương các anh chị em quá nhiều, cản trở và gây xáo trộn công tác đến mức đó. Tôi đã chống đối Đức Chúa Trời, nhưng lại nghĩ mình đang thực hiện bổn phận để làm thỏa lòng Ngài. Tôi thật mù quáng, ngu ngốc và không có lý trí mà! Từ lời Đức Chúa Trời tôi đã thấy cư xử như thế là chuốc lấy cái chết. Trong cụm từ của Đức Chúa Trời “chuốc lấy cái chết”, tôi đã biết Đức Chúa Trời khinh ghét, ghê tởm và căm ghét loại người đó như thế nào. Thực sự rất đau lòng, như thể Đức Chúa Trời đã xử tôi tội chết. Tôi nghĩ mình đã có thể hy sinh tất cả vì bổn phận, rằng mình luôn thành công trong bổn phận, nên chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận tôi và có kiêu ngạo một chút cũng không sao. Nhưng rồi tôi nhận ra nếu tôi không mưu cầu lẽ thật và không có sự thay đổi tâm tính, thì cho dù tôi đã hy sinh bao nhiêu hay đạt được bao nhiêu trong bổn phận của mình, tôi cũng chỉ là một người đem sức lực phục vụ. Sự phán xét và phơi bày của lời Đức Chúa Trời cho tôi thấy tâm tính công chính của Ngài không thể bị xúc phạm. Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời vô cùng nguyên tắc trong hành động của Ngài. Ở thế giới ngoài kia, nếu một người đạt được chút thành tựu, họ sẽ có chút vốn liếng và lợi thế. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời, lẽ thật và sự công chính ngự trị. Lợi dụng vốn liếng và lợi thế trong hội thánh chính là tự chuốc lấy cái chết và xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời.

Rồi tôi suy ngẫm lý do tại sao mình lại cảm thấy có chút vốn liếng và bắt đầu trở nên khinh suất, ngạo mạn và chuyên quyền sau khi đạt được chút thành tựu trong bổn phận. Tôi đang bị loại bản tính nào kiểm soát đây? Rồi tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường mưu cầu lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và không xem Ngài ra gì; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ!(Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Có nhiều loại tâm tính bại hoại có trong tâm tính Sa-tan, nhưng rõ ràng nhất và nổi bật nhất là tâm tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là gốc rễ của tâm tính bại hoại ở con người. Con người càng kiêu ngạo thì họ càng không có lý trí, và họ càng không có lý trí thì càng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào? Không chỉ những người có tâm tính kiêu ngạo coi người khác bên dưới họ, mà tệ nhất là họ thậm chí còn ra vẻ kẻ cả với Đức Chúa Trời, và không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Mặc dù người ta có thể có vẻ tin Đức Chúa Trời và theo Ngài, nhưng họ không hề đối đãi với Ngài như là Đức Chúa Trời. Họ luôn cảm thấy rằng họ sở hữu lẽ thật và nghĩ mình vĩ đại. Đây là thực chất và gốc rễ của tâm tính kiêu ngạo, và nó đến từ Sa-tan. Do đó, vấn đề kiêu ngạo phải được giải quyết. Cảm thấy mình tốt hơn những người khác – là chuyện nhỏ. Vấn đề quan trọng là tâm tính kiêu ngạo của một người ngăn họ vâng phục Đức Chúa Trời, sự tể trị của Ngài và sự sắp đặt của Ngài; người như vậy luôn muốn cạnh tranh với Đức Chúa Trời để nắm quyền và kiểm soát những người khác. Loại người này không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời dù chỉ một chút, nói chi đến việc yêu kính Đức Chúa Trời hay vâng phục Ngài. Những người kiêu ngạo và tự phụ, đặc biệt là những ai kiêu ngạo đến mức mất hết cả lý trí, không thể vâng phục Đức Chúa Trời trong niềm tin của họ vào Ngài, và thậm chí còn đề cao và làm chứng cho chính mình. Những người như vậy chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất và tuyệt đối không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu mọi người muốn đạt đến có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, thì trước tiên họ phải giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ngươi càng giải quyết triệt để tâm tính kiêu ngạo của ngươi, thì ngươi sẽ càng kính sợ Đức Chúa Trời hơn, và chỉ khi đó ngươi mới có thể vâng phục Ngài và có được lẽ thật và biết Ngài. Chỉ những người đạt được lẽ thật mới là con người đích thực(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã dạy tôi rằng nguồn gốc của sự thách thức và chống đối Đức Chúa Trời chính là sự kiêu ngạo. Khi một người có bản tính kiêu ngạo, họ không tránh khỏi việc chống đối Đức Chúa Trời và hành ác. Khi tự kiểm điểm những điều tôi đã bộc lộ suốt thời gian này, đó là vì chịu sự kiểm soát của bản tính kiêu ngạo. Tôi như đi trên mây sau khi đạt được chút thành tựu, nghĩ rằng mình có tố chất tốt, có năng lực, là nhân tài hiếm có, và rằng hội thánh không thể làm gì được nếu thiếu tôi. Tôi coi thường các anh chị em khác, thường lợi dụng địa vị để mắng mỏ và kìm hãm họ, không nghĩ gì đến họ. Tôi độc đoán và chuyên quyền trong bổn phận, không thảo luận với ai bất cứ chuyện gì. Tôi cảm thấy tự mình làm cũng được và có thể đơn phương đưa ra quyết định. Tôi hết sức kiêu ngạo và không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Khi lãnh đạo tỉa sửa tôi, tôi thừa nhận mình kiêu ngạo, nhưng lại không thực sự quan tâm. Thậm chí tôi còn cảm thấy kiêu ngạo không có gì là sai cả, nghĩ rằng bị gọi như thế nghĩa là tôi có chút khả năng. Nếu tôi không có chút vốn liếng thì sao tôi lại kiêu ngạo? Tôi rất vô lý và hết sức vô liêm sỉ. Tôi bị Sa-tan đầu độc bởi triết lý “Trên trời dưới đất, ta là bá chủ”, cư xử như ta đây là vua một cõi trong hội thánh, và chỉ mình tôi là có quyền ra quyết định cuối cùng trong mọi việc. Tôi nào có khác gì chế độ độc tài của con rồng lớn sắc đỏ đâu? Con rồng lớn sắc đỏ kiêu ngạo và vô pháp, dùng những thủ đoạn trấn áp bằng bạo lực chưa từng thấy đối với những ai không chịu nghe lời. Tôi độc đoán và cứng đầu cứng cổ trong hội thánh, không chấp nhận sai sót của bất cứ ai. Chẳng phải kiểu tâm tính như thế giống hệt con rồng lớn sắc đỏ sao? Chỉ khi đó tôi mới nhận ra mình đã kiêu ngạo đến thế nào, đã không quan tâm đến ai khác hay thậm chí cả Đức Chúa Trời, tôi đã vô thức làm trái với lẽ thật, ganh đua với Đức Chúa Trời và đi vào con đường chống đối Đức Chúa Trời. Nếu không ăn năn, chắc chắn tôi sẽ bị Đức Chúa Trời nguyền rủa và trừng phạt giống như con rồng lớn sắc đỏ. Sau đó tôi thấy rất rõ hậu quả từ bản tính kiêu ngạo của mình nghiêm trọng như thế nào, rằng vấn đề của tôi không chỉ đơn giản là biểu hiện một chút bại hoại như mình nghĩ trước kia. Suy nghĩ đó nhắc tôi nhớ khi mình la mắng và coi thường người khác và tự cao, tôi đã nói và thể hiện bản thân như thể mình vô song trên thế gian. Tôi cảm thấy căm ghét và ghê tởm bản thân. Tôi quyết tâm rằng phải bắt đầu mưu cầu lẽ thật một cách đúng đắn, tìm kiếm nguyên tắc trong mọi việc, có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và ngừng sống theo bản tính kiêu ngạo của mình và chống đối Đức Chúa Trời.

Sau đó, khi tôi đang tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp với những thành tựu mà mình có thể đạt được trong bổn phận, thì tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời này: “Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, các ngươi có thể ý thức được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và sự khai sáng của Đức Thánh Linh không? (Thưa, có.) Nếu các ngươi có thể ý thức được công tác của Đức Thánh Linh mà vẫn luôn đánh giá cao bản thân mình, nghĩ mình sở hữu sự thực tế, thì điều gì đang xảy ra ở đây? (Thưa, khi việc thực hiện bổn phận có được thành quả nào đó, con người sẽ nghĩ rằng một nửa công lao thuộc về Đức Chúa Trời, và một nửa thuộc về con người. Con người khi đó sẽ phóng đại sự hợp tác của mình đến mức không giới hạn, nghĩ rằng không có gì quan trọng hơn sự hợp tác của con người, và rằng sự khai sáng của Đức Chúa Trời sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác này.) Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại khai sáng cho ngươi? Đức Chúa Trời cũng có thể khai sáng cho những người khác chứ? (Thưa, có.) Khi Đức Chúa Trời khai sáng cho ai đó, đây là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Và chút hợp tác đó từ phía ngươi là gì? Đó có phải là công trạng của ngươi – hay đó là bổn phận và trách nhiệm của ngươi? (Thưa, là bổn phận và trách nhiệm của chúng con.) Khi ngươi nhận ra rằng đó là bổn phận và trách nhiệm của ngươi, thì ngươi có tâm thái đúng đắn, và ngươi sẽ không có ý nghĩ cố gắng tranh công. Nếu ngươi luôn nghĩ rằng: ‘Đây là sự đóng góp của tôi. Liệu sự khai sáng của Đức Chúa Trời có thể hiệu quả không nếu không có sự hợp tác của tôi? Việc này cần sự hợp tác của con người; sự hợp tác của con người chiếm phần lớn thành quả’, vậy thì ngươi sai rồi. Làm sao ngươi có thể hợp tác nếu Đức Thánh Linh không khai sáng ngươi, và nếu không ai thông công các nguyên tắc lẽ thật cho ngươi? Ngươi sẽ không biết những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, ngươi cũng sẽ không biết con đường thực hành. Ngay cả khi ngươi muốn vâng phục Đức Chúa Trời và hợp tác, ngươi cũng sẽ không biết cách. Chẳng phải ‘sự hợp tác’ này của ngươi chỉ là những lời sáo rỗng sao? Nếu không có sự hợp tác thực sự, ngươi chỉ hành động theo những ý tưởng của mình – trong trường hợp đó, liệu bổn phận mà ngươi thực hiện có thể đạt chuẩn không? Tuyệt đối không, điều này chỉ ra một vấn đề ngay trước mắt. Vấn đề đó là gì? Bất kể một người thực hiện bổn phận gì, việc họ có đạt được kết quả hay không, thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không, và có được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời hay không, đều phụ thuộc vào những hành động của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi ngươi hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của mình, nếu Đức Chúa Trời không hoạt động, nếu Đức Chúa Trời không khai sáng và hướng dẫn ngươi, thì ngươi sẽ không biết con đường của mình, phương hướng của mình, hoặc những mục tiêu của mình. Rốt cuộc thì nó dẫn đến điều gì? Sau khi lao nhọc suốt thời gian đó, ngươi sẽ không thể làm tròn bổn phận, cũng không đạt được lẽ thật và sự sống – tất cả sẽ thành vô ích. Do đó, việc bổn phận của ngươi được thực hiện theo tiêu chuẩn, mang tính xây dựng cho các anh chị em và đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời đều phụ thuộc vào Đức Chúa Trời! Con người chỉ có thể làm những việc mà cá nhân họ có khả năng, những việc mà họ phải làm, và những việc nằm trong khả năng vốn có của họ – chỉ thế thôi. Do đó, cuối cùng thì, việc thực hiện bổn phận của ngươi sao cho hiệu quả phụ thuộc vào sự hướng dẫn của lời Đức Chúa Trời và sự khai sáng cũng như sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh; chỉ khi đó ngươi mới hiểu được lẽ thật và hoàn thành sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời theo con đường mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi và các nguyên tắc mà Ngài đã đặt ra. Đây là ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời, và nếu người ta không thấy được thế, thì họ mù rồi(Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được việc mình đạt được thành tựu trong bổn phận hoàn toàn là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời cùng sự khai sáng và soi dẫn của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và bày tõ lẽ thật để chăm tưới và chu cấp cho con người, thông công rõ ràng và cụ thể về mọi khía cạnh của các nguyên tắc lẽ thật. Chỉ khi đó tôi mới hiểu được một vài lẽ thật, có phương hướng trong bổn phận, cũng như có con đường thực hành và đó hoàn toàn không phải vì tôi có tố chất tốt hay có thể thực hiện một chút công tác. Thiếu sự dẫn dắt từ lời Đức Chúa Trời hay sự khai sáng của Đức Thánh Linh, cho dù tôi có tố chất thế nào hay giỏi ăn nói ra sao, tôi cũng không bao giờ đạt được thành tựu gì. Một chút công tác mà tôi đã thực hiện chính là đang thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Đó là trách nhiệm của tôi. Dù bổn phận là gì, đó là việc mà một tạo vật nên làm. Bất cứ điều gì đạt được cũng là điều nên làm, và không phải là đóng góp hay vốn liếng riêng của chúng ta. Tuy nhiên, tôi lại không biết thân biết phận. Nghĩ rằng có chút thành tựu nghĩa là tố chất tôi giỏi và tôi tháo vát và coi đó là công cụ để tạo sức ảnh hưởng. Tôi quá tự mãn, đòi cướp vinh quang của Đức Chúa Trời. Tôi quá kiêu ngạo và không có lý trí! Trên thực tế, khi nghĩ lại, không những tôi không hoàn thành được việc gì khi làm công tác vì sự kiêu ngạo của mình, mà còn thường xuyên gây trì hoãn công tác của hội thánh. Như khi tôi bất cẩn bổ nhiệm sai người vào vị trí chăm tưới, khiến cho nhiều anh chị em không thể kịp thời nhận được sự chăm tưới và chu cấp cần thiết, làm gián đoạn nghiêm trọng công tác của hội thánh. Đồng thời, tôi cũng không bước vào nguyên tắc lẽ thật hay dẫn dắt người khác làm theo nguyên tắc trong bổn phận. Như thế nghĩa là chúng tôi đều chưa hoàn thành công tác của mình và làm trì trệ tiến độ. Nhưng tôi không chịu phản tỉnh về mọi chuyện. Thay vào đó, tôi lại tự khen mình và trở nên kiêu ngạo hơn, cảm thấy như thể công tác của hội thánh không thể thiếu mình. Nhưng nếu Đức Chúa Trời có thể khai sáng tôi, dĩ nhiên Ngài cũng có thể khai sáng người khác, nên chẳng phải công tác của hội thánh vẫn tiến triển như thường lệ sau khi tôi bị tước bổn phận sao? Tôi nghĩ hội thánh không thể làm được gì nếu thiếu tôi vì tôi quá ngạo mạn và ngu dốt. Tôi nhớ tới Phao-lô trong Thời đại Ân điển. Ông nghĩ mình có chút vốn liếng sau khi thực hiện chút công tác, nên không bận tâm đến người khác. Ông nói thẳng rằng ông không kém gì những môn đồ vĩ đại nhất, và thường xuyên coi thường Phi-e-rơ. Cuối cùng, ông định dùng công tác của mình để đòi Đức Chúa Trời tưởng thưởng mũ miện. Ông kiêu ngạo tới mức mất hết lý trí. Tôi không giống Phao-lô sao? Tôi đi vào con đường giống hệt ông. Không có sự phán xét và phơi bày của lời Đức Chúa Trời, tôi vẫn sẽ không chú ý đến vấn đề của mình, nghĩ rằng mình thật giỏi giang. Hiểu ra toàn bộ sự việc, tôi thực sự căm ghét bản thân. Tôi muốn thú nhận tội lỗi và ăn năn với Đức Chúa Trời.

Sau đó tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã làm công tác của Ngài giữa toàn thể nhân loại và vạn vật bao nhiêu năm, có ai biết không? Cho đến bây giờ, không ai biết Ngài đã công tác và quản lý toàn bộ nhân loại bao nhiêu năm, cũng không ai biết số liệu chuẩn xác, Đức Chúa Trời đâu có báo cáo những chuyện này cho nhân loại. Nhưng nếu Sa-tan có làm chút chuyện này, nó có báo cáo không? Nó chắc chắn sẽ báo cáo, nó muốn thể hiện bản thân và mê hoặc càng nhiều người hơn, để cho càng nhiều người biết công lao của nó. Tại sao Đức Chúa Trời không báo cáo chuyện này? Thực chất của Ngài có một khía cạnh là sự khiêm nhường và ẩn giấu. Điều gì trái ngược với sự khiêm nhường và ẩn giấu này? Là kiêu ngạo, thể hiện. … Khi dẫn dắt nhân loại, Đức Chúa Trời thực hiện công tác vĩ đại đó, và Ngài cai quản toàn vũ trụ. Thẩm quyền và quyền năng của Ngài rất lớn, nhưng Ngài chưa bao giờ nói: ‘Quyền năng của Ta siêu phàm’. Ngài vẫn ẩn mình giữa muôn vật, cai quản mọi sự, nuôi dưỡng và ccung ứng cho nhân loại, cho phép toàn thể nhân loại tiếp nối thế hệ này sang thế hệ khác. Lấy không khí và ánh nắng mặt trời làm ví dụ, hoặc tất cả những thứ vật chất cần thiết cho sự tồn tại của con người trên mặt đất – tất cả những thứ này đều tuôn ra không ngừng. Việc Đức Chúa Trời cung ứng cho con người là điều không thể bàn cãi. Nếu Sa-tan làm điều gì đó tốt, nó có giữ im lặng và chịu làm anh hùng vô danh không? Không bao giờ. Điều này giống như việc trong hội thánh có một số kẻ địch lại Đấng Christ từng làm chút công tác nguy hiểm, từng từ bỏ và chịu khổ, thậm chí còn phải vào tù; cũng có một số người đã có cống hiến trong một khía cạnh công tác của nhà Đức Chúa Trời. Họ không bao giờ quên những điều này, xem đó là công lao cả đời, vốn liếng cả đời của họ – điều này cho thấy con người tầm thường như thế nào! Con người thật sự nhỏ bé, còn Sa-tan thì không biết xấu hổ(Mục 7. Họ tà ác, nham hiểm và giả dối (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Đức Chúa Trời yêu nhân loại, chăm sóc cho nhân loại, và thể hiện sự quan tâm đối với nhân loại, cũng như liên tục và không ngừng chu cấp cho nhân loại. Ngài không bao giờ cảm thấy trong lòng rằng đây là một công việc phụ hay điều gì đó đáng được thật nhiều công trạng. Ngài cũng không cảm thấy rằng cứu rỗi nhân loại, chu cấp cho họ, và ban cho họ mọi thứ, là làm nên sự đóng góp khổng lồ cho nhân loại. Ngài đơn thuần chu cấp cho nhân loại một cách âm thầm và lặng lẽ, theo cách của riêng Ngài và thông qua thực chất của riêng Ngài, thông qua việc Ngài có gì và là gì. Cho dù nhân loại nhận được bao nhiêu sự chu cấp và giúp đỡ từ Ngài, Đức Chúa Trời cũng không bao giờ nghĩ đến hay cố gắng ghi vào công trạng. Điều này được quyết định bởi thực chất của Đức Chúa Trời, và cũng chính là sự bày tỏ thật về tâm tính Đức Chúa Trời(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và đã thấy tâm tính và thực chất của Ngài rộng lượng làm sao! Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa cai quản và duy trì vạn vật. Ngài đã trở nên xác thịt một lần nữa, bày tỏ lẽ thật để cứu rỗi nhân loại, trả một cái giá rất đắt cho chúng ta. Tuy vậy, Ngài chưa bao giờ nghĩ đó là sự đóng góp lớn cho nhân loại. Ngài không bao giờ tâng bốc hay khoe khoang về bất cứ điều gì. Ngài chỉ im lặng thực hiện mọi công tác của Ngài. Thực chất sự sống của Đức Chúa Trời quá đỗi nhân từ và không hề biểu lộ một chút kiêu ngạo hay khoe khoang nào. Ngài xứng đáng với tình yêu và sự tán dương đời đời của chúng ta. Tôi chỉ là một con người tầm thường, không ra gì, nhưng vẫn quá kiêu ngạo, luôn muốn có tiếng nói quyết định trong mọi sự. Mới chỉ có chút xíu thành tựu mà đã đắc ý, như thể đó là tác phẩm vĩ đại hay đóng góp to lớn gì lắm. Tôi coi thường mọi người và tự làm theo ý mình. Tôi quá vô lý và nông cạn. Đức Chúa Trời rất khiêm nhường và kín đáo, và có bản chất nhân từ, khiến tôi càng thấy tâm tính kiêu ngạo của mình thật gớm ghiếc và ghê tởm cũng như khiến tôi thực sự khao khát biết được lẽ thật để sớm loại bỏ nó, để sống trọn hình tượng giống con người.

Rồi trong một buổi hội họp, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Ngày nay, Đức Chúa Trời phán xét các ngươi, hành phạt các ngươi, và kết án các ngươi, nhưng ngươi phải biết rằng mục đích của việc kết án ngươi là để ngươi biết được chính mình. Ngài kết án, rủa sả, phán xét và hành phạt để ngươi có thể biết được chính mình, để tâm tính của ngươi có thể thay đổi, và hơn thế nữa, để ngươi có thể biết được giá trị của mình, và thấy rằng tất cả hành động của Đức Chúa Trời đều công chính và phù hợp với tâm tính của Ngài và những yêu cầu trong công tác của Ngài, rằng Ngài làm việc phù hợp với kế hoạch cứu rỗi nhân loại của Ngài, và rằng Ngài là Đức Chúa Trời công chính, Đấng yêu thương, cứu rỗi, phán xét, và hành phạt con người(Ngươi nên đặt các phước lành về địa vị sang một bên và hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời để mang sự cứu rỗi đến cho con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi đọc đoạn này, tôi thực sự xúc động bởi lời Đức Chúa Trời và hiểu được ý muốn của Ngài rõ hơn một chút. Tôi đã thực hiện bổn phận dựa trên tâm tính bại hoại, gây xáo trộn công tác, nên tôi đã bị hội thánh tước bổn phận theo nguyên tắc. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời vạch trần, đào thải tôi, và tôi cho rằng Ngài lên án tôi và tôi sẽ không được cứu rỗi. Cuối cùng tôi nhận ra rằng việc bị sa thải không phải là bị vạch trần hay bị đào thải. Sự sa thải đó đã kịp thời kìm lại những bước tà ác mà tôi đang thực hiện. Nó khiến tôi nhận biết được tâm tính bại hoại của mình và cho tôi thấy rằng mình đã đi sai đường. Đây là sự cứu rỗi và tình yêu chân thật nhất của Đức Chúa Trời dành cho tôi.

Sau đó, tôi đã vạch trần và mổ xẻ bản thân trong một buổi hội họp về việc trước đây mình đã kiêu ngạo trong bổn phận như thế nào, làm các anh chị em tổn thương ra sao, cách tôi đã phản tỉnh sau khi bị tước bổn phận. Ban đầu tôi tưởng mọi người sẽ ghê tởm mình khi thấy tôi đã quá vô nhân tính thế nào và không muốn dính líu gì đến tôi, nhưng thật bất ngờ, họ không hề khiển trách tôi. Như vậy càng khiến tôi thấy mắc nợ họ hơn. Tôi đã làm mọi người tổn thương bằng tâm tính kiêu ngạo của mình, tôi đã quá vô nhân tính. Sau đó, khi trở lại đảm nhận bổn phận cùng anh chị em, tôi điềm tĩnh hơn rất nhiều. Tôi không còn coi thường các anh chị em hay khinh khi vì sai lầm của họ và tôi đã có thể đối xử đúng mực với mọi người. Tôi cũng đã có ý thức nỗ lực lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề, không còn tin tưởng quá mức vào bản thân và hành động tùy tiện nữa. Sau một thời gian ngắn, tôi có chuyển biến tốt trong tình trạng của mình và lại được bổ nhiệm làm người phụ trách. Trong thâm tâm, tôi biết Đức Chúa Trời đã cất nhắc và chiếu cố cho tôi. Tôi nghĩ lại trước đây mình đã quá kiêu ngạo trong bổn phận, và đã làm gián đoạn và cản trở công tác của hội thánh cũng như lối vào sự sống của các anh chị em thế nào, và hội thánh vẫn cho tôi một cơ hội khác để thực hiện bổn phận quan trọng như vậy ra sao. Tôi đã thực sự cảm nghiệm được sự bao dung và nhân hậu của Đức Chúa Trời. Sau đó trong bổn phận, tôi đã không còn dựa vào tâm tính ngạo mạn của mình để cư xử độc đoán, mà đã có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời, và không ngừng cầu nguyện với Ngài khi làm bổn phận. Khi gặp phải vấn đề không giải quyết được, tôi thảo luận với người khác để có thể cùng tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Làm như thế một thời gian, tôi nhận ra hiệu quả làm việc của cả nhóm cải thiện khá nhiều. Lúc tôi tự mình làm mọi việc, và không hợp tác hay bàn bạc mọi việc với người khác, tôi thực sự thấy rất mệt mỏi. Có rất nhiều việc tôi không tính đến hoặc xem xét đầy đủ, do đó chúng tôi không đạt kết quả tốt. Nhưng giờ tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh với các anh chị em và chúng tôi bù đắp thiếu sót và điểm mạnh cho nhau, dễ dàng giải quyết vấn đề hơn rất nhiều. Nhờ hợp tác với người khác, tôi thấy được họ thực sự có những điểm mạnh. Một số người để ý tìm kiếm lẽ thật trong bổn phận và làm việc theo nguyên tắc. Một số người có thể không có nhiều tố chất, nhưng họ rất siêng năng và bảo vệ công tác của hội thánh. Đó là những điểm mạnh mà tôi không có. Trước đó tôi luôn nghĩ mình vượt trội và mạnh mẽ hơn người khác, thường đề cao bản thân và la mắng mọi người, khiến ai cũng thấy bị gò ép và xa lánh tôi, khiến tôi rất đau lòng. Giờ tôi biết mình chỉ là một tạo vật, một con người bại hoại, và chẳng có điều gì khiến tôi nổi trội hơn người khác cả. Tôi tương tác bình thường và phối hợp hài hòa với các anh chị em. Tôi có thể học hỏi từ điểm mạnh của các anh chị em để bù đắp cho những sai lầm của mình. Đó là cách sống thoải mái và dễ chịu hơn.

Trong một buổi nhóm họp một năm sau, mọi đã thông công về những gì họ học được và trải nghiệm trong năm đó. Tôi lặng lẽ lắng nghe, nghĩ về những gì mình đã đạt được trong năm qua. Rồi tôi nhận ra Đức Chúa Trời đã cứu rỗi tôi bằng cách thay thế tôi. Nếu không nhờ việc đó, tôi vẫn không thấy bản tính kiêu ngạo của mình trầm trọng đến đến thế nào, tôi vẫn thiển cận và độc đoán chỉ vì có chút tài năng, và vẫn sẽ không nhận ra được mình đang chống đối Đức Chúa Trời. Chính sự sửa dạy của Đức Chúa Trời và sự phơi bày của lời Đức Chúa Trời đã cho tôi biết được bản tính ngạo mạn của mình. Điều này cũng dạy tôi một chút về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời và khiến tôi có chút lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi vô cùng cảm tạ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!

Trước: 61. Hai mươi ngày đau khổ

Tiếp theo: 63. Thoát khỏi gánh nặng ân tình

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger