7. Giải thoát khỏi nỗi lo bệnh tật

Bởi Kim Hân, Trung Quốc

Mẹ em bị ung thư và qua đời trước khi em kết hôn, còn bố em thì mắc bệnh cao huyết áp ở tuổi 57, gây vỡ mạch máu, khiến ông bán thân bất toại, nằm liệt giường suốt 15 năm trời. Cuối cùng ông qua đời trong đau đớn. Cảnh tượng bố nằm đó trong đau đớn đã để lại một vết hằn sâu đầy ám ảnh trong lòng em. Em có bệnh cao huyết áp và đau thắt ngực. Thỉnh thoảng nửa đầu em tê rần và cảm giác như bị kim châm vậy. Em còn gặp đủ mọi vấn đề về sức khỏe khác và phải uống thuốc trường kỳ. Em nhận thấy mình có những triệu chứng giống như bố, lòng luôn lo lắng không yên: “Mình cũng đã có tuổi. Lỡ mình bị tàn tật như bố thì sao? Làm sao mình sống nổi đây? Làm sao mình thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật? Nếu không thể thực hiện bổn phận, làm sao mình được cứu rỗi đây?”. Vậy nên bất kì lúc nào xuất hiện triệu chứng, em cũng đều bị cảm giác lo lắng hành hạ. Có lần, một hội thánh cần người hỗ trợ gấp. Một lãnh đạo cấp trên đề nghị em đến giúp họ, nhưng em nghĩ: “Hội thánh đó gặp rất nhiều vấn đề. Nếu mình tới giúp thì sẽ rất phiền phức và tốn nhiều công sức. Sức khỏe mình đã kém sẵn rồi, đến đó chỉ khiến mình mệt mỏi hơn thôi. Liệu bệnh tình của mình có nặng thêm không? Lỡ mình đổ bệnh thật thì biết làm thế nào?”. Vậy nên em đã từ chối. Mấy tháng sau, hội thánh đó thực sự cần người, và lãnh đạo cấp trên lại đề xuất với em một lần nữa. Em thấy rất áy náy. Lúc trước, em đã không quan tâm ý của Đức Chúa Trời, sau chuyện đó em thấy rất lo lắng, em không thể từ chối bổn phận này thêm lần nữa, nên đã đồng ý đi.

Nhưng ngay khi tới hội thánh đó, em phát hiện công tác của họ chẳng có chút hiệu quả nào, và cảm thấy vô cùng áp lực. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nếu muốn cải thiện hiệu quả công tác, và sẽ rất cực khổ. Đầu óc em lúc nào cũng quay cuồng. Sau một thời gian, em lại bắt đầu thấy đầu mình tê rần, và cảm giác rất khó chịu, như thể dòi bò trong não. Em mất ăn mất ngủ, còn ban ngày thì thiếu sức sống. Em cảm thấy yếu ớt và không có chút sức lực nào. Em vô cùng lo lắng. Liệu bệnh tình của em có ngày càng nặng thêm không? Nếu mạch máu của em bị tắc giống như của bố, liệu em có đột quỵ không? Nếu em biến thành người sống thực vật, bị liệt hoặc thậm chí mất mạng, làm sao em thực hiện bổn phận, và đạt được sự cứu rỗi đây? Em bị nỗi lo lắng về bệnh tật hành hạ, và dù đang phụ trách công tác phúc âm, em chẳng buồn ngó ngàng gì đến chi tiết của các vấn đề. Em hiếm khi giám sát chi tiết công tác, vì sợ nếu lao lực quá thì sẽ bị tàn tật. Em rất hay nóng vội, chỉ muốn giao công tác phúc âm bề bộn cho lãnh đạo mới được bầu. Hội thánh này chưa đạt được gì nhiều trong công tác phúc âm, và em chưa giải quyết chi tiết vấn đề, nên công tác chưa có chút gì khởi sắc. Em lại còn lo liệu bệnh tình mình có trở nặng thêm không lỡ như phát bệnh thì sẽ mất luôn cả mạng. Nếu phải chết, em sẽ không thể thực hiện bổn phận và được cứu rỗi. Nhưng em nghĩ, hiện tại mình vẫn đang thực hiện bổn phận nên sẽ được Đức Chúa Trời bảo vệ, chắc sẽ không bị bệnh nặng gì đâu. Nhờ vậy, em cảm thấy yên tâm hơn một chút. Dù nỗi lo lắng vẫn ám ảnh em hết lần này đến lần khác, nhất là khi em thấy một người anh em làm công tác cùng mình đã hơn 70 nhưng rất khỏe mạnh, em trẻ hơn nhưng trong người lại mang đầy bệnh tật, em không khỏi cảm thấy buồn: “Người anh em này khỏe mạnh như vậy, chắc thực hiện bổn phận rất dễ dàng. Sao mình lại ốm yếu thế này chứ?”. Em cảm thấy rất bất lực, trở nên tiêu cực trong bổn phận. Cuối tháng 12 năm 2022, đại dịch bùng phát. Em vốn đã có sẵn rất nhiều bệnh nền rồi mà giờ lại bị nhiễm cả Covid nữa. Em bị sốt, người cảm thấy rất yếu và lại còn ho ra máu. Em bị mất vị giác và suốt hai tuần liền không ăn uống nổi. Lúc đó em cảm thấy rất đau khổ. Em nghĩ: “Không xong rồi, sức khỏe của mình đã suy sụp hoàn toàn. Nếu mình chết thì làm sao thực hiện bổn phận được nữa? Có những người mắc Covid, chỉ ho vài ngày rồi khỏe lại. Nhưng mình thì không ngừng thực hiện bổn phận, bị sốt cao mấy ngày liền và không ăn uống được gì. Sao mình lại bệnh nặng đến mức này chứ?”. Càng nghĩ em càng thấy tuyệt vọng và khổ sở. Mấy ngày sau em hạ sốt, nhưng hai người làm cùng em bị nhiễm, nên không còn ai thực hiện công tác của hội thánh. Không còn cách nào khác, em phải lê thân xác yếu ớt đi hội họp. Đang ốm mà em phải chạy đôn chạy đáo hai ba ngày trời, việc điều phối nhiều nhiệm vụ lại còn rất khó khăn vì đại dịch. Em bắt đầu thấy nản lòng, cảm thấy công tác quá khó khăn. Sức khỏe của em càng ngày càng xấu đi, công tác cũng không thực hiện tốt lắm, nên em nghĩ mình nên về nhà tĩnh dưỡng. Có thể về nhà nghỉ ngơi thì sức khỏe của em sẽ khá hơn chút. Về đến nhà của người tiếp đãi, bệnh đau thắt ngực của em đột nhiên tái phát, cảm giác như cơ thể không còn gắng gượng được nữa. Em nghĩ, “Nếu tiếp tục thực hiện bổn phận lãnh đạo, sức khỏe của mình sẽ không còn chịu được nữa, tốt hơn là không nên thực hiện bổn phận này”. Em thấy thực sự chán nản, nằm lì trên giường hai ba ngày trời. Em cảm thấy nếu muốn khỏe hơn thì mình phải tự chủ động chăm sóc sức khỏe của mình như vậy mới là thực tế. Em đã viết thư cho lãnh đạo để trình bày suy nghĩ của mình, và trở về nhà ngay sau khi gửi thư. Trên đường về nhà, em không khỏi thầm nghĩ, “Mình là tín hữu lâu năm, nhưng vì sức khỏe yếu quá nên không thể làm tốt bổn phận. Có lẽ lần này mình đã bị phơi bày hoàn toàn, liệu mình có còn được cứu rỗi không?”. Về nhà, em nằm trên giường cảm thấy trong lòng trống rỗng và không ngủ được. Lòng em đầy tội lỗi. Em cũng nghĩ đến những chi tiết cần phải sắp xếp của công tác phúc âm mà mình đang phụ trách. Nếu em ở nhà, chắc chắn công tác của hội thánh sẽ bị trì hoãn. Như thế không phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Chẳng phải em đang bỏ cuộc và phản bội Đức Chúa Trời sao? Nên em cầu nguyện với Ngài, “Lạy Đức Chúa Trời! Tại sao khi đối mặt với hoàn cảnh này con lại thấy yếu đuối và không sẵn sàng thực hiện bổn phận? Con biết điều này không phù hợp với tâm ý của Ngài, nhưng con không thể tiếp tục được nữa. Con không còn chút sức lực nào cả. Lạy Đức Chúa Trời, con cảm thấy quá lạc lối, và vô cùng đau khổ. Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con, cho con đức tin và sức mạnh”.

Trong lúc tìm kiếm, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Dù bị bệnh hay đau khổ, chỉ còn một hơi thở, chỉ cần vẫn còn sống, chỉ cần vẫn có thể nói năng và đi lại, thì ngươi có đủ sức lực để thực hiện bổn phận của mình, và ngươi nên thực hiện bổn phận của mình một cách vững vàng và thực tế. Ngươi không được từ bỏ bổn phận của một loài thọ tạo hay trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao cho ngươi. Chỉ cần ngươi chưa chết thì ngươi phải hoàn thành và làm tròn bổn phận của mình(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Em còn nghe được một bài thánh ca lời Đức Chúa Trời “Con người quá khó cứu rỗi”: “Không có người nào dự tính cả đời đi theo con đường tin Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật để đạt được nhân sinh, đạt được nhận biết về Đức Chúa Trời, và cuối cùng là sống một cuộc đời có ý nghĩa như Phi-e-rơ. Cho nên, con người khi bước đi bị lạc lối, ham mê hưởng thụ xác thịt. Khi chịu chút đau khổ, họ dễ dàng trở nên tiêu cực và yếu đuối, trong lòng không còn chỗ cho Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh cũng sẽ không còn công tác nữa và có người thậm chí còn muốn quay lại con đường cũ. Mọi công sức họ bỏ ra trong những năm tin Đức Chúa Trời đều uổng phí, và đây là một chuyện rất nguy hiểm! Chịu đựng bao nhiêu đau khổ, nghe biết bao bài giảng và đi theo bao nhiêu năm đều trở thành hoang phí, thật đáng tiếc làm sao! Con người rất dễ đi vào con đường trượt dốc, và quả thực là không dễ để đi con đường đúng đắn và lựa chọn con đường của Phi-e-rơ. Đa số mọi người đều không có tâm tư trong sáng, không thể nhìn rõ đâu là con đường đúng đắn và đâu là con đường sai lệch. Dù họ đã nghe bao nhiêu bài giảng và đọc bao nhiêu lời Đức Chúa Trời, dù họ biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng họ vẫn không tin, và dù biết đó là con đường thật nhưng vẫn không thể bước theo. Thật khó biết bao để cứu rỗi con người!(Khi tin Đức Chúa Trời, điều tối quan trọng là chọn con đường đúng, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Em bật khóc khi nghe bài thánh ca này. Lời Đức Chúa Trời thực sự khiến em xúc động, và đã chỉ cho em con đường thực hành. Dù thân thể em đang đau đớn vì bệnh tật, nhưng chỉ cần còn chút hơi thở, còn có thể đi đứng, nói chuyện, thì em không được từ bỏ bổn phận của một tạo vật. Nghĩ lại về bệnh tật của mình, em thấy nó không nặng đến nỗi khiến em không đi lại được. Chỉ là cơ thể em hơi yếu đuối và cần chịu khổ một chút để thực hiện bổn phận. Vậy mà em lại bỏ dở bổn phận và về nhà. Em đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm rồi, cũng đã nghe không ít lời của Ngài. Em thực sự muốn từ bỏ bổn phận sao? Làm như vậy thì thật vô lương tâm! Em thấy mình không được tiếp tục tiêu cực như vậy nữa. Chẳng phải sẽ là một vết nhơ trong mắt Đức Chúa Trời nếu em từ bỏ bổn phận như thế sao? Không cần biết khi nào khỏe lại, chỉ cần còn chút hơi thở, cho dù bổn phận khó khăn đến đâu, em cũng phải làm hết sức mình để phối hợp. Lời Đức Chúa Trời đã cho em động lực để thực hiện bổn phận và em bỗng cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Em cảm thấy tình trạng của mình có chút chuyển biến, và đã trở lại để đảm nhận bổn phận.

Sau đó em lại đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Rồi cũng có những người sức khỏe kém, thể chất yếu, thiếu sức lực, thường xuyên đau ốm bệnh tật dù nặng hay nhẹ, thậm chí không thể làm được những việc cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, không thể sinh hoạt và đi lại như người bình thường. Những người như vậy thường cảm thấy khó chịu và không khỏe khi thực hiện bổn phận của mình; có người thể chất yếu ớt, có người thực sự có bệnh, và tất nhiên cũng có người đã biết bị bệnh này bệnh kia và tiềm ẩn bệnh này bệnh nọ. Vì gặp những khó khăn thực tế về thể chất nên những người như vậy thường chìm trong những cảm xúc tiêu cực và cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng. Họ đang cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về điều gì? Họ lo lắng rằng nếu cứ tiếp tục thực hiện bổn phận của mình như thế này, dâng mình và chạy ngược xuôi vì Đức Chúa Trời như thế này, mà luôn cảm thấy mệt mỏi như vậy, thì liệu sức khỏe của họ có ngày càng giảm sút không? Khi đến tuổi 40 hay 50, liệu họ có phải nằm liệt giường không? Những lo lắng này có đứng vững không? Có ai có biện pháp cụ thể cho vấn đề này không? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho chuyện này? Ai sẽ có trách nhiệm đây? Những người có sức khỏe kém, thể chất yếu, sẽ cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về những điều như vậy. Những người mắc bệnh thường nghĩ: ‘Ôi, mình quyết tâm làm tròn bổn phận của mình, nhưng lại mắc phải căn bệnh này. Mình cầu xin Đức Chúa Trời giữ cho mình không bị tổn hại và với sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, mình không cần phải sợ hãi. Nhưng nếu mình kiệt sức khi thực hiện bổn phận, liệu bệnh tình của mình có trở nặng không? Mình sẽ phải làm gì nếu bệnh tình thực sự trở nặng? Nếu phải nhập viện để phẫu thuật, thì mình không có tiền để chi trả, còn nếu không vay tiền để chữa trị thì bệnh tình có nặng hơn không? Và nếu nó trở nên thực sự nghiêm trọng, thì liệu mình có chết không? Chết như vậy có thể được coi là một cái chết bình thường không? Nếu mình thực sự chết, thì liệu Đức Chúa Trời có ghi nhớ những bổn phận mình đã thực hiện không? Liệu mình có được coi là đã làm việc lành không? Liệu mình có đạt được sự cứu rỗi không?’. Cũng có một số người biết mình bị bệnh, tức là họ biết mình thực sự mắc bệnh này bệnh nọ, chẳng hạn như bệnh dạ dày, đau thắt lưng và đau chân, viêm khớp, thấp khớp, cũng như các bệnh về da, bệnh phụ khoa, bệnh gan, cao huyết áp, bệnh tim, v.v. Họ nghĩ: ‘Nếu mình tiếp tục thực hiện bổn phận, liệu nhà Đức Chúa Trời có chi trả phí điều trị bệnh cho mình không? Nếu bệnh tình của mình trở nặng và ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận, liệu Đức Chúa Trời có chữa cho mình không? Những người khác tin Đức Chúa Trời thì được lành bệnh, vậy mình cũng sẽ được lành bệnh chứ? Liệu Đức Chúa Trời có chữa khỏi bệnh cho mình như cách Ngài ân đãi người khác không? Nếu mình trung thành thực hiện bổn phận của mình, Đức Chúa Trời có lẽ sẽ chữa lành cho mình, nhưng nếu mình mong Đức Chúa Trời chữa lành cho mình mà Ngài lại không làm thế, thì mình sẽ phải làm sao?’. Hễ nghĩ đến những điều này, trong lòng họ đều dấy lên một cảm giác lo lắng sâu sắc. Mặc dù họ không bao giờ ngừng thực hiện bổn phận của mình và luôn làm những gì phải làm, nhưng họ vẫn không ngừng nghĩ về bệnh tật, sức khỏe, tương lai cũng như về chuyện sống chết của mình. Cuối cùng, họ đi đến một kết luận mơ tưởng hão huyền: ‘Đức Chúa Trời sẽ chữa lành cho mình, Ngài sẽ giữ cho mình được an toàn. Ngài sẽ không bỏ rơi mình, sẽ không bàng quan đứng nhìn nếu thấy mình bị bệnh’. Những suy nghĩ như vậy không có cơ sở nào cả, thậm chí có thể nói chúng là một dạng quan niệm. Con người sẽ không bao giờ có thể giải quyết được những khó khăn thực tế của mình bằng những quan niệm và tưởng tượng như thế, và trong thâm tâm, họ mơ hồ cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng cho sức khỏe, bệnh tật của mình; họ không biết ai sẽ chịu trách nhiệm cho những việc này, hoặc liệu có ai sẽ chịu trách nhiệm về chúng hay không(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Không có lời này của Đức Chúa Trời, em vẫn sẽ không biết rằng việc liên tục lo lắng về bệnh tật là một cảm xúc tiêu cực và vẫn coi đó là chính đáng. Cuối cùng em cũng nhận ra mình đã bị lún quá sâu vào cảm xúc tiêu cực này. Vì em đã có bệnh nền là cao huyết áp và đau thắt ngực, nên các triệu chứng thường xuyên phát tác. Khi phải chịu một chút cực khổ trong bổn phận, và khi cơ thể cảm thấy hơi mệt mỏi, em lại lo bệnh tình của mình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nếu bệnh nặng đến mức không qua khỏi thì sao em có thể thực hiện bổn phận đây? Vì thế nên em rất sợ bản thân đánh mất cơ hội được cứu rỗi. Những lúc sức khỏe của em không đến nỗi xấu, thì em có thể thực hiện bổn phận. Em cảm thấy mình đang trả giá và Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ em, nhưng ngay khi các triệu chứng bệnh xuất hiện, lòng em lại ngập tràn cảm xúc tiêu cực và thống khổ. Em không ngừng lo sợ về tương lai, nên không thể thoải mái thực hiện bổn phận. Càng nghĩ về xác thịt, em càng thấy sợ chết, cùng với sự khó khăn và đau khổ mà sức khỏe kém gây ra. Nhất là khi nhớ lại lúc bố em nằm liệt giường, mỗi ngày phải chịu đựng cơn đau khủng khiếp, bất lực nhìn chăm chăm vào bức tường trắng, không còn hy vọng vào cuộc sống, em sợ có thể một ngày mình cũng sẽ bị như ông. Thế nên trong suốt quá trình thực hiện bổn phận, em luôn suy nghĩ về xác thịt, lại còn hèn nhát, sợ phải dốc hết sức mình. Em không muốn nỗ lực để nắm rõ chi tiết công tác phúc âm, khiến công tác không hề có tiến triển tốt. Đặc biệt, sau khi mắc Covid và bệnh tình trở nặng, trong lòng em càng cảm thấy lo sợ hơn. Em không còn muốn thực hiện bổn phận, cứ thế từ bỏ và chạy trốn về nhà. Em nhận ra cảm xúc tiêu cực đã ảnh hưởng đến mình nhiều đến mức nào. Sống trong sự lo lắng đó, em đã ngày càng phản nghịch Đức Chúa Trời, cuộc sống ngày càng trở nên tuyệt vọng và đau khổ. Thực ra, em biết rằng chuyện sinh, lão, bệnh, tử đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, ngoài tầm kiểm soát của em, và không có cách nào để tránh được bệnh tật. Em nên dũng cảm đối mặt và quy phục sự an bài của Đức Chúa Trời. Dù lo lắng đến đâu, em cũng không thay đổi được gì. Nhưng vì em luôn nghĩ về tiền đồ và lối thoát cho bản thân, nên không khỏi sống trong tình trạng lo lắng, khổ sở. Em đã tự gây ra những căng thẳng và đau khổ không cần thiết cho mình. Em thật quá ngu xuẩn! Hiểu ra điều này, em không còn muốn sống trong tình trạng tiêu cực nữa.

Sau đó, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Khi bệnh tật ập đến, con người nên đi theo con đường nào? Họ nên lựa chọn như thế nào? Con người không nên chìm vào sầu khổ, âu lo, lo lắng và dự liệu về tiền đồ, đường lùi của bản thân. Thay vào đó, càng trong những thời điểm như thế này, trong những hoàn cảnh và bối cảnh đặc biệt như vậy, càng thấy mình gặp những khó khăn trực tiếp như vậy thì con người ta càng nên tìm kiếm lẽ thật và mưu cầu lẽ thật. Chỉ khi làm như vậy thì những bài giảng mà ngươi đã nghe trước đây và những lẽ thật mà ngươi đã hiểu mới không trở nên vô ích và sẽ mang lại hiệu quả. Càng gặp những khó khăn như thế này thì ngươi càng nên từ bỏ những mong muốn của bản thân và quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Mục đích của Đức Chúa Trời khi sắp đặt kiểu hoàn cảnh này và an bài những điều kiện này cho ngươi không phải là để khiến ngươi chìm vào những cảm xúc sầu khổ, âu lo và lo lắng, không phải để ngươi thử xem Đức Chúa Trời có chữa bệnh cho ngươi khi bệnh tật ập đến hay không, và cũng không phải để ngươi thăm dò sự thật của chuyện này; Đức Chúa Trời sắp đặt những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt này cho ngươi là để ngươi có thể học được những bài học thực tế trong những hoàn cảnh và điều kiện đó, để đạt được lối vào lẽ thật sâu hơn và bước vào sâu hơn trong sự quy phục Đức Chúa Trời, cũng như để ngươi hiểu rõ hơn và chính xác hơn cách Đức Chúa Trời sắp đặt mọi người, mọi việc và mọi vật. Vận mệnh của con người nằm trong tay Đức Chúa Trời và bất kể con người có thể cảm nhận được điều đó hay không, có thực sự nhận thức được điều đó hay không thì họ cũng nên thuận phục, không được phản kháng, không được cự tuyệt, càng không được thử thách Đức Chúa Trời. Dù thế nào thì ngươi cũng chết, và nếu ngươi phản kháng, cự tuyệt và thử thách Đức Chúa Trời, thì chắc không cần phải nói kết cục của ngươi sẽ thế nào. Ngược lại, nếu trong những hoàn cảnh và điều kiện tương tự mà ngươi có thể tìm hiểu xem một loài thọ tạo phải quy phục sự sắp đặt của Đấng Tạo Hóa như thế nào, tìm xem mình phải rút ra những bài học nào và phải nhận ra những tâm tính bại hoại nào trong những tình huống mà Đức Chúa Trời mang đến cho ngươi, cũng như hiểu được tâm ý Đức Chúa Trời trong những tình huống như vậy, làm chứng thật tốt để đáp ứng những yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì đấy chính là điều mà ngươi nên làm. Khi Đức Chúa Trời an bài cho ai đó mắc bệnh, dù là bệnh nặng hay nhẹ, thì mục đích của Ngài khi làm vậy không phải là để khiến ngươi lĩnh hội ngóc ngách ngọn nguồn của bệnh tật, tổn hại mà bệnh tật gây ra cho ngươi, những khó khăn và bất tiện mà bệnh tật gây ra cho ngươi, cùng vô số những cảm xúc mà bệnh tật mang đến cho ngươi – mục đích của Ngài không phải là để ngươi lĩnh hội về bệnh tật thông qua việc bị bệnh, mà đúng hơn, mục đích của Ngài là để ngươi rút ra được những bài học từ bệnh tật, học cách cảm nhận tâm ý Đức Chúa Trời, biết những tâm tính bại hoại mà mình bộc lộ cũng như những thái độ sai lầm của ngươi đối với Đức Chúa Trời khi bị bệnh, học cách thuận phục quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, để ngươi có thể đạt được sự thuận phục thực sự đối với Đức Chúa Trời cũng như có thể đứng vững trong chứng ngôn của mình – đây mới chính là điều then chốt. Thông qua bệnh tật, Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi và làm cho ngươi tinh sạch. Ngài muốn làm tinh sạch điều gì nơi ngươi? Ngài muốn làm tinh sạch mọi ham muốn và yêu cầu ngông cuồng của ngươi đối với Đức Chúa Trời, thậm chí là làm tinh sạch cả những tính toán, phán đoán và kế hoạch khác nhau mà ngươi làm bằng mọi giá để sống và tồn tại. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi lập kế hoạch, Ngài không yêu cầu ngươi phán đoán, và Ngài không cho phép ngươi có bất kỳ mong muốn ngông cuồng nào đối với Ngài; Ngài chỉ yêu cầu ngươi thuận phục Ngài, và trong quá trình ngươi thực hành và trải nghiệm sự thuận phục, ngươi phải nhận biết thái độ của mình đối với bệnh tật, biết thái độ của mình đối với những tình trạng thân thể mà Ngài ban cho ngươi, cũng như những mong muốn cá nhân của ngươi. Khi nhận ra được những điều này, ngươi mới có thể lĩnh hội được việc Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh bệnh tật cho ngươi hay Ngài ban cho ngươi những tình trạng thân thể này mới có lợi cho ngươi làm sao; và ngươi mới lĩnh hội được sự hỗ trợ rất lớn của chúng trong việc thay đổi tâm tính của ngươi, việc ngươi đạt được sự cứu rỗi cũng như lối vào sự sống của ngươi. Chính vì thế, khi bệnh tật ập đến, ngươi không được lúc nào cũng tự hỏi làm sao để có thể thoát khỏi, trốn tránh hay cự tuyệt nó(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Đọc xong những lời này, em đã hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi bị bệnh tật hành hạ, em không nên mãi mắc kẹt trong cảm xúc lo lắng tiêu cực, và không nên kiểm tra xem Đức Chúa Trời có chữa lành cho mình không. Thay vào đó, em nên quy phục sự an bài của Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt. Bị bệnh không có nghĩa là Đức Chúa Trời cố ý gây khó dễ cho em. Ngài muốn em tìm kiếm lẽ thật và hiểu ra bài học dành cho mình. Nhớ lại lúc em đổ bệnh và phải chịu cơn đau thể xác dữ dội, em lo cho con đường phía trước và tiền đồ của mình, sợ sẽ phải chết và không thể đạt được sự cứu rỗi, em cảm thấy Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh đó để đào thải em. Đó là sự hiểu nhầm lớn nhất của em đối với Đức Chúa Trời. Thực chất, đó không phải là tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngài sắp đặt hoàn cảnh đó để cho em trải nghiệm thực tế về bệnh tật, nhằm phơi bày sự bại hoại và khuyết điểm trong em, cũng như cho em thấy rằng dù miệng nói tin vào Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng em không tin rằng Ngài tể trị vạn vật. Đồng thời nó còn giúp em nhận ra khi bị bệnh, xác thịt là mối quan tâm duy nhất của em. Em biết công tác hội thánh đang cần người gấp nhưng vẫn từ chối thực hiện bổn phận. Dù sau đó em miễn cưỡng chấp nhận, nhưng không toàn tâm toàn ý trả giá cho công tác đó. Khi bị mắc Covid và bệnh tình trở nặng, em tranh cãi, chống đối Đức Chúa Trời, sau cùng từ bỏ bổn phận và phản bội Ngài, gây tổn thất cho công tác của hội thánh. Em nhận ra sau bao năm làm tín hữu, em vẫn không hề kính sợ Đức Chúa Trời, và có thái độ quá hời hợt với bổn phận. Giờ đây em mới nhận ra rằng cho dù thân thể em có khỏe mạnh đi chăng nữa, nếu không hóa giải những tâm tính bại hoại bên trong, em sẽ tiếp tục chống đối, phản bội Đức Chúa Trời, và không được Ngài chấp thuận. Đức Chúa Trời cho phép em mắc căn bệnh này là để làm tinh sạch sự ô uế trong đức tin của em và thay đổi bản tính Sa-tan của em. Nhưng em chưa từng nghĩ đến ý tốt này của Đức Chúa Trời, mà chỉ toàn chìm đắm trong nỗi lo lắng và sợ hãi về bệnh tật, chống đối việc Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh này, chỉ biết nghĩ đến kế hoạch và sự sắp xếp của bản thân. Em còn nghĩ rằng Đức Chúa Trời muốn đào thải mình. Em thật sự quá phản nghịch, không có nhân tính và lý trí. Em không được tiếp tục giữ thái độ như thế với bệnh tật. Em cần phải chỉnh đốn thái độ, phản tỉnh và nhận ra tâm tính bại hoại của mình, mưu cầu lẽ thật thông qua những căn bệnh này. Đó là việc mà em phải làm.

Sau đó, em đã tự phản tỉnh. Đâu là căn nguyên nỗi lo lắng không ngừng của em sau khi mắc bệnh? Rồi em đọc được lời Đức Chúa Trời: “Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể chữa lành cho họ. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể dùng quyền năng của Ta mà đuổi những linh hồn ô uế ra khỏi thân xác họ, và rất nhiều người tin vào Ta đơn thuần để nhận sự bình an và niềm vui từ Ta. … Khi Ta cho con người sự đau đớn của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, mối nhục của con người biến thành sự giận dữ. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; con người đã rời khỏi Ta mà theo đuổi cách của các y thuật hắc ám và tà thuật để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, mọi người đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì Ta đã ban quá nhiều ân điển, và có quá nhiều thứ để thu được(Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời đã phơi bày tình trạng của em. Chẳng phải quan điểm về đức tin của em giống hệt những gì Ngài mô tả sao? Em tin Đức Chúa Trời chỉ vì phước lành, em đang cố đổi chác với Ngài. Khi thực hiện bổn phận mà không gặp vấn đề lớn về sức khỏe, em nghĩ mình đang được Đức Chúa Trời quan tâm, bảo vệ, và có cơ hội được cứu rỗi, nên em nguyện ý chịu đau khổ và trả giá vì bồn phận. Nhưng ngay khi ngã bệnh và thấy các triệu chứng không hề thuyên giảm, thì em không thể hết mình vì bổn phận nữa, cũng không dành hết tâm sức cho công tác phúc âm, mà chỉ nghĩ đến tiền đồ, vận mệnh của mình. Em lo liệu mình có chết không, và có được ban phước lành không. Khi bị ốm nặng vì Covid và bệnh không thuyên giảm suốt hai tuần liền, em oán trách Đức Chúa Trời đã không bảo vệ em, thậm chí không muốn thực hiện bổn phận nữa. Khi nhìn thấy hy vọng phước lành của mình bị tan vỡ, bản tính thật của em liền lộ rõ. Em quay lưng với Đức Chúa Trời, từ bỏ bổn phận và phản bội Ngài. Em hoàn toàn chống lại Đức Chúa Trời, phản nghịch và chống đối Ngài. Tranh cãi với Ngài, tiêu cực và chống đối – em có còn chút nhân tính, lý trí nào không? Tạ ơn Ngài đã sắp đặt hoàn cảnh đó cho em. Dù phải chịu đựng chút ít đau khổ xác thịt, nhưng em đã hiểu được sự uế tạp trong đức tin của mình và hiểu được tâm tính Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời của mình. Em cảm thấy mọi điều Đức Chúa Trời thực hiện trong em đều là vì sự cứu rỗi và đều là tình yêu thương.

Sau đó, em đọc thêm lời Đức Chúa Trời và đã hiểu thêm vấn đề về sự chết. Lời Đức Chúa Trời phán: “Dù ngươi gặp bệnh nặng hay bệnh nhẹ, ngay khi bệnh trở nặng hoặc khi ngươi đối mặt với cái chết, hãy nhớ một điều: đừng sợ chết. Ngay cả khi đang bị ung thư ở giai đoạn cuối, ngay cả khi tỷ lệ tử vong vì căn bệnh cụ thể của ngươi rất cao, thì cũng đừng sợ chết. Dù đau đớn của ngươi có lớn thế nào, nhưng nếu ngươi sợ chết thì ngươi sẽ không vâng phục. … Nếu bệnh tình của ngươi trở nặng đến mức có thể chết, tỷ lệ tử vong vì bệnh này cao bất kể người mắc bệnh bao nhiêu tuổi và thời gian từ khi mắc bệnh đến khi chết là rất ngắn, thì trong lòng ngươi nên nghĩ gì? ‘Mình không được sợ chết, cuối cùng ai rồi cũng chết. Nhưng, vâng phục Đức Chúa Trời là điều mà hầu hết mọi người không thể làm được, và mình có thể dùng căn bệnh này để rèn luyện vâng phục Đức Chúa Trời. Mình nên có suy nghĩ và thái độ vâng phục sự an bài và sắp đặt của Đức Chúa Trời, và mình không được sợ chết’. Chết thì dễ, dễ hơn nhiều so với sống. Ngươi có thể vô cùng đau đớn mà không hề hay biết, và ngay khi nhắm mắt lại, ngươi tắt thở, linh hồn rời khỏi cơ thể và đời ngươi chấm hết. Quá trình chết là thế, đơn giản thế thôi. Ngươi nên có thái độ không sợ chết. Ngoài ra, ngươi không được lo lắng về việc bệnh tình của mình có trở nặng hơn hay không, hay liệu ngươi có chết nếu không thể chữa trị được hay không, bao lâu nữa ngươi sẽ chết, hay đến lúc chết, ngươi sẽ bị đau đớn thế nào. Ngươi không được lo lắng về những điều này; đây không phải là những điều ngươi nên lo lắng. Đó là vì ngày đó phải đến, ngày đó đến vào một năm nào đó, tháng nào đó, và vào một ngày cụ thể nào đó. Ngươi không thể trốn tránh điều đó và ngươi không thể thoát khỏi nó – đó là vận mệnh của ngươi. Cái gọi là vận mệnh của ngươi đã được Đức Chúa Trời định trước và đã được Ngài an bài. Tuổi thọ, độ tuổi và thời gian mà ngươi chết đã được Đức Chúa Trời ấn định, vậy ngươi lo lắng cái gì chứ? Ngươi có thể lo lắng về điều đó nhưng lo thế cũng không thay đổi được gì cả; ngươi có thể lo lắng về điều đó, nhưng ngươi không thể ngăn nó xảy ra; ngươi có thể lo lắng về điều đó, nhưng ngươi không thể ngăn ngày đó đến. Vì thế, sự lo lắng của ngươi là thừa và sẽ chỉ khiến gánh nặng bệnh tật càng nặng nề thêm mà thôi(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, em đã hiểu rõ chuyện sinh tử của mọi người đều do Đức Chúa Trời định đoạt, và có lo lắng mấy cũng vô ích. Mỗi khi xuất hiện triệu chứng bệnh hay cảm thấy khó chịu trong người, em sợ nếu những triệu chứng đó nặng hơn thì em sẽ mất mạng. Em không hiểu rằng từ lâu Đức Chúa Trời đã định đoạt thời điểm sinh tử của mỗi người, chứ cái chết không phải do sự kiệt sức trong bổn phận gây nên. Nhớ lại lúc dì em còn trẻ, dì đã luôn yếu ớt và bệnh tật triền miên, thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Ai cũng nghĩ dì ấy sẽ không sống được lâu. Nhưng thật bất ngờ, giờ đây khi càng lớn tuổi thì sức khỏe của dì lại càng tốt hơn. Nay dì ấy hơn 80 tuổi rồi mà vẫn có thể tự chăm sóc bản thân. Còn chồng dì ấy, từ trước đến nay vốn luôn khỏe mạnh và cũng chẳng mấy khi đau ốm, thì lại bất ngờ phát bệnh ung thư gan và qua đời. Những ví dụ đời thật này cho em thấy rằng chuyện sinh tử của con người do Đức Chúa Trời tể trị và an bài. Dù em mắc phải nhiều thứ bệnh, nhưng việc bệnh tình có trở nặng hay không, em có chết hay không, chuyện này chẳng thể giải quyết được bằng cách lo lắng. Tất cả đều do Đức Chúa Trời tể trị. Việc kiệt sức do bổn phận chẳng liên quan đến việc ta có chết hay không. Có những người không thực hiện bổn phận mà chỉ lo chăm sóc sức khỏe, nhưng cái chết rồi cũng sẽ đến. Em tin Đức Chúa Trời mà lại không tin vào sự tể trị của Ngài, luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi cái chết. Em không có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời. Sự thật là ai rồi cũng sẽ phải chết. Đó là quy luật tự nhiên. Cái chết không có gì đáng sợ cả. Chuyện sinh tử do Đức Chúa Trời định sẵn, và em nên quy phục những gì Đức Chúa Trời an bài. Dù cái chết đến với em vào lúc nào, em cũng nên bình tĩnh đối mặt. Em phải luôn luôn tận tụy với bổn phận và nỗ lực hết mình, cố gắng để không phải hối hận lúc lìa đời, đó là cách duy nhất để được mãn nguyện và bình an. Còn nếu em không ngừng chìm đắm trong cảm xúc lo lắng và tiêu cực, luôn lên kế hoạch cho xác thịt, không chân thành nỗ lực hết mình trong bổn phận, thì em sẽ thấy hối hận, tội lỗi, gây trì hoãn công tác của hội thánh, và dù sức khỏe có tốt đến mấy, cuộc sống của em cũng sẽ vô nghĩa, cuối cùng không tránh khỏi bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Hiểu được những điều đó, trong lòng em thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

Sau đó, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời và thấy vô cùng xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Giá trị cuộc sống của một con người là gì? Có phải chỉ để hưởng thụ xác thịt như ăn, uống, giải trí không? (Thưa, không.) Thế thì đó là gì? Các ngươi nói xem. (Thưa, đó là có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, con người sống thì ít nhất nên đạt được điều này.) Đúng rồi. … Trong suốt cuộc đời, ngươi cũng phải làm tròn sứ mạng của mình; đây là điều quan trọng nhất. Chưa nói đến việc làm tròn một sứ mạng, bổn phận hay trách nhiệm gì lớn lao, nhưng ít nhất ngươi nên làm xong một điều gì đó. Chẳng hạn, trong hội thánh, một số người dốc toàn lực cho công tác rao giảng Phúc Âm, dốc hết sinh lực cả đời mình, trả giá đắt và đưa về được nhiều người. Vì thế họ cảm thấy mình đã không sống một cuộc đời vô ích, mà có giá trị và sự an ủi. Khi phải đối mặt với bệnh tật hay cái chết, hoặc khi tổng kết lại cả cuộc đời mình và nghĩ lại mọi việc mình từng làm, con đường mình đã đi, họ cảm thấy lòng mình được an ủi, không cảm thấy bị buộc tội hay hối tiếc. Có những người khi lãnh đạo hội thánh hoặc chịu trách nhiệm về một khía cạnh công tác nào đó, thì không tiếc công sức, phát huy tối đa tiềm năng của mình, dốc hết sức lực, dốc hết tâm huyết và trả giá. Thông qua việc chăm tưới, lãnh đạo, giúp đỡ và hỗ trợ mọi người, họ đã giúp được nhiều người chìm trong yếu đuối và tiêu cực trở nên mạnh mẽ, đứng vững, không rút lui, mà thay vào đó trở lại trước mặt Đức Chúa Trời, thậm chí cuối cùng còn làm chứng cho Ngài. Hơn nữa, trong nhiệm kỳ lãnh đạo, họ còn hoàn thành được nhiều công tác quan trọng, thanh trừ khá nhiều kẻ ác, bảo vệ nhiều dân sự được Đức Chúa Trời chọn và khắc phục được một số tổn thất lớn. Tất cả những thành tựu này đều đạt được trong nhiệm kỳ lãnh đạo của họ. Nhìn lại chặng đường mình đã qua, hồi tưởng lại những việc mình đã làm và những cái giá mình đã phải trả trong bao năm qua, họ không hề cảm thấy hối tiếc hay bị lương tâm buộc tội. Họ tin rằng mình không làm gì để phải hối hận, và họ đã sống có giá trị, lòng họ vững vàng và có sự an ủi. Thật tuyệt vời! Chẳng phải đây chính là thành quả sao? (Thưa, phải.) Cảm giác vững vàng và an ủi này, cảm giác không hối tiếc này, là kết quả và thu hoạch của việc mưu cầu những điều tích cực và lẽ thật. Chúng ta đừng đặt tiêu chuẩn cao cho mọi người. Hãy xem xét tình huống khi người ta phải đối mặt với một nhiệm vụ họ nên làm hoặc muốn làm trong đời. Sau khi tìm được vị trí cho mình, họ đứng vững, giữ vững vị trí của mình, dốc nhiều tâm huyết, trả giá và cống hiến hết sinh lực để làm tròn và hoàn thành những gì mình nên làm và hoàn thành. Cuối cùng, khi đứng trước Đức Chúa Trời giải trình, họ cảm thấy tương đối mãn nguyện, trong lòng không cảm thấy bị lương tâm buộc tội hay hối tiếc. Họ cảm thấy được an ủi, có thu hoạch, thấy mình đã sống có giá trị. Đây chẳng phải là một mục tiêu lớn sao? Nói Ta nghe, dù lớn hay nhỏ, thì nó có thiết thực không? (Thưa, nó thiết thực.) Nó có cụ thể không? Nó đủ cụ thể, đủ thiết thực và đủ thực tế. Vì vậy, để sống một cuộc đời giá trị và cuối cùng có được thu hoạch này, ngươi có nghĩ rằng việc thân thể người ta phải chịu khổ một chút, trả giá một chút dù họ có bị suy kiệt và đau ốm, thì có đáng giá không? (Thưa, đáng giá.) Con người đến thế gian này không chỉ để hưởng thụ xác thịt, cũng không phải chỉ để ăn uống chơi bời. Người ta không nên chỉ sống vì những thứ đó; đó không phải là giá trị của cuộc sống, cũng không phải là con đường đúng đắn. Giá trị của cuộc sống và con đường đúng đắn nên đi đòi hỏi người ta phải làm được một điều gì đó có giá trị và hoàn thành được một hoặc nhiều công việc có giá trị. Đây không gọi là sự nghiệp, mà là con đường đúng đắn, hay còn gọi là chính nghiệp. Nói Ta nghe, việc người ta trả giá để hoàn thành một công việc giá trị, để sống có ý nghĩa và giá trị, cũng như để mưu cầu và đạt được lẽ thật, có đáng giá không? Nếu ngươi thực sự sẵn lòng mưu cầu và hiểu lẽ thật, bước đi con đường nhân sinh đúng đắn, làm tròn bổn phận của mình, và sống một cuộc đời giá trị, có ý nghĩa, thì đừng ngần ngại dốc hết sinh lực, trả giá, và cống hiến trọn thời gian, tháng ngày của mình. Nếu ngươi mắc bệnh một chút trong giai đoạn này thì cũng không thành vấn đề, nó không nhấn chìm ngươi được. Như thế chẳng tốt hơn nhiều so với một cuộc đời thoải mái tự do, nhàn rỗi thong dong, cung phụng thân thể đến mức béo tốt, khỏe mạnh, và cuối cùng được trường thọ sao? (Thưa, phải.) Trong hai lựa chọn này, lựa chọn nào cho ngươi sống có giá trị? Lựa chọn nào có thể mang lại niềm an ủi và không hối tiếc cho con người trong chính những giây phút lâm chung? (Thưa, đó là lựa chọn sống một cuộc đời ý nghĩa.) Sống một cuộc đời ý nghĩa thì trong lòng có thu hoạch, được an ủi. Còn những người béo tốt và giữ cho da dẻ hồng hào đến lúc chết thì sao? Họ không mưu cầu một cuộc đời ý nghĩa, vậy khi chết họ sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, họ sẽ cảm thấy mình đã sống vô ích.) Ba từ này rất sắc bén – sống vô ích. ‘Sống vô ích’ nghĩa là gì? (Thưa, là lãng phí cuộc đời.) Sống vô ích, lãng phí cuộc đời – cơ sở nào để nói như vậy? (Thưa, cuối đời, họ nhận ra rằng mình chẳng đạt được gì.) Vậy người ta nên đạt được gì? (Thưa, người ta nên đạt được lẽ thật hoặc làm những điều giá trị và ý nghĩa trong cuộc đời này. Họ nên làm tốt những việc mà loài thọ tạo nên làm. Nếu hết thảy những điều đó họ đều không làm được và chỉ biết sống cho thể xác mình, họ sẽ cảm thấy mình đã sống một cuộc đời vô ích và lãng phí.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (6), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Đọc đoạn lời này của Ngài, em đã hiểu được ý nghĩa cuộc sống của con người. Giờ em đang có cơ hội được thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, và đó là việc chính nghĩa nhất cần làm. Những người ngoại đạo mưu cầu ăn uống và khoái lạc, dù họ hưởng khoái lạc xác thịt và không chịu nhiều đau khổ, nhưng khi cái chết ập đến, họ không biết con người sống trên thế gian rốt cuộc là vì điều gì. Đó là một cuộc sống vô nghĩa. Khi còn sống, em may mắn được Đức Chúa Trời cất nhắc và phụng sự ở vị trí lãnh đạo trong bổn phận, vì vậy em phải nỗ lực hết mình và có trách nhiệm với những dự án của hội thánh khi Bề trên yêu cầu, dẫn dắt các anh chị em mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, làm tròn phận sự của mình để truyền bá phúc âm vương quốc – đây chính là việc làm có ý nghĩa nhất. Ngược lại, nếu cuộc đời con người chỉ biết sống vì xác thịt, thì họ đang lãng phí thời gian và điều đó là hoàn toàn vô nghĩa. Như trước kia, khi em từ bỏ bổn phận và về nhà để không bị đột quỵ, dù em ở nhà và không cần chịu đau đớn thể xác, cũng không phải lo lắng nhiều về công tác hội thánh, nhưng em đã không gánh vác trách nhiệm mà đáng lẽ mình nên làm, nên cứ cảm thấy trống trải. Lòng em cũng đầy tội lỗi và không có được sự vui vẻ, bình an. Em nhận ra dù có chăm sóc sức khỏe tốt đến mấy đi nữa, thì cuộc sống vì xác thịt cũng hoàn toàn vô nghĩa, trống rỗng. Dù phải chịu chút mệt mỏi và đau khổ trong bổn phận, nhưng em có thể đạt được lẽ thật, cảm thấy dễ chịu, bình an. Đó mới là cuộc sống có ý nghĩa. Qua chuyện này, em đã có được trải nghiệm riêng về việc thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo là cách duy nhất để chúng ta sống cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa, và có sự bình an và vui vẻ thực sự trong lòng. Coi trọng xác thịt chỉ mang đến một cuộc sống trống rỗng, hủy hoại cơ hội để ta mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi. Khi hiểu ra những điều này, em đã lấy lại động lực để thực hiện bổn phận. Em đã không đạt được gì trong công tác phúc âm, nên em cần có được hiểu biết thực tế về hoàn cảnh này, tìm kiếm nguyên tắc để giải quyết các vấn đề, làm mọi việc có thể bằng hết khả năng của mình, để cố gắng cải thiện hiệu quả công tác. Như thế em sẽ không hổ thẹn hay hối tiếc về cách mình thực hiện bổn phận. Khi phụ trách công tác phúc âm và gặp phải khó khăn, dù đôi lúc lo rằng mình sẽ kiệt sức hay đổ bệnh vì giải quyết vấn đề, nhưng em cảm thấy mình không được tiếp tục sống trong lo âu nữa. Nên em cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời, dù bệnh tình có trở nặng hay không, con cũng không muốn tiếp tục phản nghịch Ngài như trước nữa. Chuyện sinh tử của con hoàn toàn nằm trong tay Ngài, con muốn quy phục sự sắp đặt và an bài của Ngài”. Cầu nguyện xong, em không còn cảm thấy lo lắng nữa. Em đã thông công với các anh chị em để giải quyết các vấn đề trong công tác phúc âm. Mọi người cùng tìm kiếm nguyên tắc, thảo luận ý kiến và tìm ra con đường để thực hiện bổn phận. Công tác phúc âm dần có tiến triển tốt, và chúng em cũng hiểu rõ hơn về một số nguyên tắc.

Tháng 3 năm 2023, hội thánh tổ chức bầu chọn lãnh đạo cấp trên, và cuối cùng, em đã được chọn. Em biết bổn phận này sẽ mang đến trọng trách lớn hơn, và dù vẫn nghĩ đến sức khỏe của mình, nhưng em không muốn quan tâm xác thịt nữa. Em muốn thực sự trân trọng cơ hội được thực hiện bổn phận này. Về sau, khi thực hiện bổn phận, em đã có thể điều chỉnh hợp lý để giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi một chút khi cảm thấy không khỏe trong người, và dành thời gian tập thể dục. Thực hiện bổn phận như thế giúp em tránh bị kiệt sức và không còn bị bệnh tật cản trở nữa. Dần dần, đầu em không còn cảm thấy bị tê nữa. Em nghĩ giờ đây mình phải trân quý quãng thời gian còn lại, và điều quan trọng nhất là phải thực hiện tốt bổn phận. Em biết ơn Đức Chúa Trời vì đã sắp đặt hoàn cảnh này để em rút ra được bài học. Em đã không còn lo lắng quá nhiều về bệnh tật nữa.

Trước: 6. Câu chuyện của Angel

Tiếp theo: 8. Thực hành Lẽ thật Kể cả có làm phật lòng ai

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger