32. Sống theo lẽ thật, chứ không theo tình cảm
Tháng 7 năm 2017, một hôm nọ, lãnh đạo gửi thư cho tôi nói hội thánh đang thanh lọc những kẻ không tin, và bảo tôi viết đánh giá về biểu hiện của em trai mình. Tôi bất ngờ và hơi lo lắng. Chẳng lẽ hội thánh định thanh trừ em tôi sao? Nếu không sao lại bảo tôi viết về hành vi của em ấy? Tôi biết em tôi không đọc lời Đức Chúa Trời hay tham gia hội họp khi rảnh, mà thay vào đó chỉ toàn đàn đúm chơi bời với bạn bè, chạy theo xu thế trần tục và không hứng thú với vấn đề đức tin. Em ấy còn bảo tôi đừng quá chú tâm vào đức tin, hãy bước ra thế giới nhiều hơn như em ấy. Tôi đã cố thông công lời Đức Chúa Trời với em ấy, nhưng em ấy không nghe mà còn tức giận nói: “Đủ rồi đấy! Nói mấy chuyện này với em không được gì đâu. Em không quan tâm đâu!”. Rồi em ấy bỏ đi ngủ. Các anh chị em đã thông công với em ấy nhiều lần, khuyên em ấy đọc lời Đức Chúa Trời và đi hội họp, nhưng em ấy không tiếp thu. Em ấy nói tin Đức Chúa Trời rất gò bó, phải sắp xếp thời gian đi nhóm họp, và việc em ấy gia nhập hội thánh ngay từ đầu thậm chí cũng không phải là lựa chọn của em ấy – em ấy chỉ làm thế để làm mẹ yên lòng. Bấy lâu nay, em ấy vẫn luôn như vậy. Từ đó mà xét thì em ấy thực sự là một kẻ không tin, và bị khai trừ khỏi hội thánh là phù hợp với nguyên tắc. Nhưng anh em chúng tôi rất thân thiết. Hồi cả hai còn nhỏ, em ấy lúc nào cũng để dành thêm đồ ăn cho tôi khi có gì ngon để ăn, mọi người cho tiền em ấy cũng đưa tôi một nửa. Có lần, giáo viên phạt tôi phải ở lại trường, em ấy buồn phát khóc. Trong làng không có anh chị em nào thân thiết như anh em chúng tôi. Nghĩ như thế, tôi không nỡ lòng nào viết về vấn đề của em ấy; tôi không muốn phá vỡ mối quan hệ của chúng tôi. Nếu tôi thành thực kể hết về hành vi của em ấy rồi cuối cùng hội thánh khai trừ em ấy, thì chẳng phải em ấy sẽ không có cơ hội được cứu rỗi sao? Làm như thế chẳng phải tàn nhẫn và vô tình vô nghĩa sao? Lỡ như em ấy biết chính tay tôi viết báo cáo về em ấy, rồi không thèm nói chuyện với tôi thì sao? Tôi quyết định viết thêm mấy điều tích cực, nói rằng thỉnh thoảng em ấy có đọc lời Đức Chúa Trời, và rằng dù không đi nhóm họp nhưng trong em ấy vẫn tin Đức Chúa Trời trong lòng. Như thế em ấy sẽ có đường lùi. Khi lãnh đạo đọc được, chị ấy có thể thông công với em ấy nhiều hơn và có thể em ấy sẽ không bị thanh trừ. Nhưng nếu không thành thực về hành vi của em ấy, thì đó là nói dối và che đậy chân tướng sự thật. Như thế anh chị em sẽ bị lạc lối và gây gián đoạn công tác của hội thánh. Một bên là công tác của hội thánh, bên kia là em ruột mình, tôi không biết phải chọn bên nào. Lòng tôi rất buồn và không thể an tâm để thực hiện bổn phận. Hễ nghĩ đến chuyện đặt bút lên giấy và viết về hành vi của em tôi, là đầu óc tôi trống rỗng; tôi không biết bắt đầu từ đâu. Càng nghĩ tôi càng hoang mang, nên đã thầm cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con muốn công bằng đánh giá em trai, nhưng con bị tình cảm kiểm soát nên không làm được. Xin hãy dẫn dắt con để không bị tình cảm khống chế trong hành xử, mà biết làm theo lời Ngài”.
Cầu nguyện xong tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Những ai kéo con cái và người thân hoàn toàn là người ngoại đạo đến hội thánh đều vô cùng ích kỷ, và họ chỉ đang phô bày sự tử tế. Những người này chỉ tập trung vào việc tỏ ra yêu thương, bất kể họ có tin hay không và bất kể đó là tâm ý của Đức Chúa Trời hay không. Một vài người đưa vợ mình đến trước Đức Chúa Trời, hoặc kéo cha mẹ mình đến trước Đức Chúa Trời, và dù Đức Thánh Linh có đồng ý với điều này hoặc có đang làm việc trong họ hay không, họ vẫn mù quáng tiếp tục ‘chọn những người tài năng’ cho Đức Chúa Trời. Có thể đạt được những lợi ích gì từ việc dành lòng tốt cho những con người không tin này? Ngay cả khi họ, những người không có sự hiện diện của Đức Thánh Linh, đấu tranh để đi theo Đức Chúa Trời, họ vẫn không thể được cứu như con người vẫn tưởng. Những ai có thể nhận được sự cứu rỗi đều không thực sự quá dễ dàng để có được nó. Những người chưa trải qua công tác và các thử luyện của Đức Thánh Linh, và chưa được Đức Chúa Trời nhập thể làm cho hoàn thiện, thì hoàn toàn không thể được trở nên trọn vẹn. Do đó, từ giây phút họ bắt đầu đi theo Đức Chúa Trời trên danh nghĩa, thì những người đó đã thiếu sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Xét điều kiện và tình trạng thực tế của họ, họ hoàn toàn không thể được trở nên trọn vẹn. Vì thế, Đức Thánh Linh quyết định không dành nhiều năng lượng cho họ, Ngài cũng không ban cho họ bất kỳ sự khai sáng hoặc hướng dẫn họ trong bất kỳ đường lối nào; Ngài đơn thuần chỉ cho phép họ đi theo sau, và cuối cùng sẽ mặc khải kết cục của họ – thế là đủ” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi hiểu được rằng việc muốn nói tốt về em trai tôi để em ấy được ở lại hội thánh và có cơ hội được cứu rỗi chỉ là mơ ước hão huyền của riêng tôi mà thôi. Lời Đức Chúa Trời phán rất rõ ràng rằng ai không thực sự đi theo Đức Chúa Trời, mà chỉ tin ngài trên danh nghĩa thì không thể được cứu rỗi. Đức Chúa Trời chỉ cứu rỗi những ai yêu lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật. Chỉ kiểu người đó mới có thể có được sự hiện diện và công tác của Đức Thánh Linh, hiểu và đạt được lẽ thật, cuối cùng được Đức Chúa Trời cứu rỗi và sống sót qua thảm họa. Thực chất, những kẻ không tin chán ghét lẽ thật. Họ không bao giờ có thể tiếp nhận lẽ thật, và dù đã tin bao lâu đi nữa thì quan điểm, nhân sinh quan, và giá trị quan của họ cũng không bao giờ thay đổi. Họ giống như những người ngoại đạo. Đức Chúa Trời không thừa nhận họ, họ sẽ không có được sự khai sáng hay dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Họ có thể đi theo đến cùng, nhưng sẽ không thay đổi tâm tính sống – họ không thể được cứu rỗi. Nghĩ về hành vi của em trai tôi, em ấy không yêu mến lẽ thật, mà chán ghét nó. Em ấy xem trọng những thú vui trần tục như người ngoại đạo, không coi trọng việc đọc lời Đức Chúa Trời hay đi hội họp và tất nhiên là không coi trọng việc thực hiện bổn phận. Em ấy thậm chí còn thường nói: “Tin vào Đức Chúa Trời là vô nghĩa. Tin hay không cũng không quan trọng”. Ai mở lời thông công, em ấy cũng không chịu nghe và thông công nhiều sẽ làm em ấy bực mình. Xét hành vi tổng thể của em tôi, em ấy là một kẻ chẳng tin và Đức Chúa Trời hoàn toàn không thừa nhận em ấy. Em ấy sẽ không có được công tác của Đức Thánh Linh hay đạt được hiểu biết về lẽ thật. Dù tôi có viết em ấy tốt thế nào để giữ em ấy lại hội thánh, em ấy cũng không bao giờ được cứu rỗi. Vì lúc đó tôi đã xác định em ấy là kẻ chẳng tin, nên nếu tôi bị vướng vào cảm xúc và bao che để giữ em ấy ở lại hội thánh, chẳng phải rõ ràng là tôi đang vi phạm nguyên tắc sao? Nếu không viết đánh giá em trai mình công bằng và đúng thực tế, mà lại lừa dối các anh chị em để giữ lại người phải bị khai trừ ở lại trong hội thánh thì đó chẳng phải cản trở công tác hội thánh sao? Nhận thức được hậu quả ngiêm trọng thế nào, tôi hiểu mình phải gạt bỏ cảm xúc, làm theo nguyên tắc, và cung cấp cho hội thánh thông tin chính xác về em tôi – chỉ như thế mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Hiểu được điều này, tôi đã viết đánh giá em trai mình và nộp cho lãnh đạo, cảm giác như cuối cùng mình cũng đã làm điều đúng đắn. Cuối cùng, hội thánh đã thanh trừ em ấy theo nguyên tắc và tôi đã có thể bình thản chấp nhận kết cục đó. Nhờ lời Đức Chúa Trời dẫn dắt, tôi đã không hành động theo cảm xúc và bảo vệ em trai mình, mà đã đánh giá em ấy công bằng và khách quan. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời.
Sau đó, vào tháng 7 năm 2021, lãnh đạo hội thánh bảo tôi viết đánh giá về mẹ tôi. Tôi nghĩ đến việc mới đây bà đã không rao giảng Phúc Âm theo nguyên tắc, suýt khiến các anh chị em bị bắt. Khi người khác chỉ ra vấn đề thì bà không chịu tiếp thu, thay vào đó lại không ngừng tranh cãi về những gì đã thực sự xảy ra. Sau đó các anh chị em không dám đề cập đến bất kỳ vấn đề nào của bà nữa. Thực ra, mẹ tôi gây rối như thế không phải mới chỉ một hai lần. Có lần, trong khi đang hội họp, lãnh đạo bảo chị kia đọc lời Đức Chúa Trời thay vì bà. Bà lại nói lãnh đạo chèn ép bà, là một lãnh đạo giả. Một chị thấy bà ồn ào và bảo bà nói nhỏ lại và chú ý hoàn cảnh. Mẹ tôi buộc tội chị ấy chỉ là cố bới móc lỗi lầm bà và nói lần sau chị ấy đừng quay lại. Bà không ngừng cãi cọ với người khác về mọi điều nhỏ nhặt, và còn là người gây rối trong những buổi hội họp. Bà đã quấy phá đời sống hội thánh. Các anh chị em đã nhiều lần thông công và tỉa sửa bà, mong bà sẽ phản tỉnh và ăn năn, nhưng bà chẳng tiếp thu. Bà còn xuyên tạc sự thật, nói rằng bà chỉ nói sai một chuyện nhỏ và mọi người thì lại làm ầm ĩ lên. Bà không chịu tiếp nhận lẽ thật. Theo nguyên tắc, một người với hành vi như thế phải bị cô lập để tự phản tỉnh và ngăn họ để khỏi quấy phá và làm ảnh hưởng các buổi nhóm họp của anh chị em. Tôi biết là mình nên viết chính xác về hành vi của bà cho hội thánh càng sớm càng tốt, nhưng tôi nghĩ về việc bà ghét bị mất mặt và và tính khí nóng nảy của bà. Bà thường tỏ thái độ lạnh nhạt những ai phê bình mình. Nếu biết tôi viết đánh giá về những vấn đề của mình, bà chấp nhận nổi không? Liệu bà có thấy bẽ mặt khi biết tôi nói những điều đó về bà không? Liệu bà có chán nản và từ bỏ đức tin không? Càng nghĩ về chuyện đó tôi càng thấy buồn, cứ nghĩ mãi về những lúc bà yêu thương và quan tâm tôi khi xưa. Hồi còn nhỏ, có lần tôi bị sốt cao lúc nửa đêm, bà đã cõng tôi trên lưng chạy tới chỗ bác sĩ ở làng bên. Tôi sốt cao quá nên bác sĩ sợ không dám chữa, thế là cũng trong đêm đó mẹ lại cõng tôi đi xa tới tận bệnh viện thành phố. Bà luôn giúp tôi mọi việc trong cuộc sống, lo liệu đến những thứ vụn vặt nhất. Bà sinh tôi ra và nuôi tôi khôn lớn, rao giảng Phúc Âm cho tôi, đưa tôi đến trước Đức Chúa Trời và hỗ trợ tôi trong bổn phận. Bà rất tốt với tôi – nếu tôi vạch trần bà, thì chẳng phải thế là vô tình vô nghĩa sao? Chẳng phải sẽ làm bà ấy tổn thương sao? Nếu người khác biết đích thân tôi phơi bày sự quấy phá đời sống hội thánh của bà, liệu họ có chỉ trích tôi là quá nhẫn tâm và lạnh lùng với chính mẹ của mình không? Liệu họ có nói tôi là một đứa nghịch tử vô ơn không? Tôi biết mẹ tôi không phải người tiếp nhận lẽ thật, nhưng bà rất quan tâm đến tôi. Suy cho cùng bà cũng là mẹ tôi. Vậy nên mặc dù lãnh đạo cứ hối thúc tôi viết đánh giá về bà, tôi cứ tiếp tục trì hoãn. Trước đây, chúng tôi là một gia đình tín hữu. Chúng tôi hát thánh ca và cùng cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời và nói về cảm xúc của mình. Đó là quãng thời gian rất hạnh phúc, và đôi khi những ký ức đó cứ ùa về trong tâm trí tôi. Nhưng giờ em trai tôi đã bị thanh trừ, mẹ tôi có khả năng bị cô lập để có thể tự phản tỉnh. Trong lòng tôi đau buồn và không biết đối diện với hoàn cảnh đó thế nào. Tôi không có tâm trạng thực hiện bổn phận và không cảm thấy trọng trách tìm kiếm lẽ thật để giúp các anh chị em giải quyết vấn đề. Tôi lơ là trong các buổi hội họp, lơ đãng và không thể thông công được gì. Tôi làm qua loa cho qua ngày, thực sự rất đau khổ. Tôi biết mình không ở trong tình trạng tốt, nên đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, xin Ngài dẫn dắt tôi thoát khỏi sự tiêu cực để tôi không bị tình cảm khống chế.
Sau đó tôi đọc lời Đức Chúa Trời có phán: “Những vấn đề gì liên quan đến tình cảm? Thứ nhất là cách ngươi đánh giá gia đình mình, cách ngươi phản ứng với những việc họ làm. ‘Những việc họ làm’ bao gồm khi họ làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, khi họ phán xét sau lưng người khác, khi họ làm những việc của những kẻ chẳng tin, v.v. Ngươi có thể công bằng đối những việc gia đình mình làm này không? Nếu ngươi được yêu cầu viết đánh giá gia đình mình, ngươi có làm như vậy một cách khách quan và công bằng, gạt những tình cảm riêng của ngươi sang một bên không? Điều này liên quan đến cách ngươi nên đối mặt với các thành viên trong gia đình. Và ngươi có tình cảm đối với người mà ngươi có quan hệ tốt hay những người trước đây đã giúp đỡ ngươi không? Ngươi có khách quan, công bằng và chính xác về các hành động và hành vi của họ không? Ngươi có báo cáo hoặc vạch trần họ ngay lập tức nếu ngươi phát hiện ra họ đang làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh không?” (Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (2), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Ví dụ người thân hoặc cha mẹ của ngươi tin Đức Chúa Trời, vì làm điều ác, gây nhiễu loạn hoặc vì không hề tiếp nhận lẽ thật mà hiện giờ đã bị thanh trừ. Nhưng đối với họ, ngươi không biết phân định, không biết tại sao họ lại bị thanh trừ, trong lòng ngươi vô cùng đau khổ, và luôn oán trách rằng nhà Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương, không công bằng với con người. Vậy thì ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, rồi căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để đánh giá xem những người thân này rốt cuộc là loại người gì. Nếu ngươi thực sự hiểu lẽ thật thì sẽ có thể định vị họ một cách chính xác, và sẽ thấy rằng mọi điều Đức Chúa Trời làm đều đúng, và Ngài là Đức Chúa Trời công chính. Như vậy thì các ngươi sẽ không còn lời oán thán nào nữa, sẽ có thể quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và sẽ không cảm thấy bất bình thay cho người thân và cha mẹ của mình nữa. Đây không phải là muốn chia rẽ quan hệ máu mủ giữa các ngươi, mà chỉ là xác định họ thuộc về loại người gì, để ngươi có phân định đối với họ và biết lý do tại sao họ bị đào thải. Nếu ngươi thật sự thấy rõ được chuyện này trong lòng mình, quan điểm của ngươi là đúng đắn và phù hợp với lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể đứng cùng một phía với Đức Chúa Trời, quan điểm nhìn nhận sự việc của ngươi sẽ hoàn toàn tương hợp với lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật, không thể căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà nhìn nhận con người, vẫn đứng trên quan hệ và góc độ xác thịt để nhìn nhận con người, thì ngươi vĩnh viễn không thể thoát khỏi mối quan hệ xác thịt này, và sẽ vẫn đối xử với họ như người thân của mình, thậm chí còn thân thiết hơn cả các anh chị em trong hội thánh. Vậy thì giữa lời Đức Chúa Trời và quan điểm, góc nhìn của ngươi trong việc đối xử với người thân sẽ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là sự đối lập. Trong trường hợp như vậy, ngươi sẽ không thể đứng về phía Đức Chúa Trời, và còn nảy sinh quan niệm, hiểu lầm đối với Ngài. Vậy nên, con người muốn đạt được sự tương hợp với Đức Chúa Trời thì trước hết phải phù hợp với lời Đức Chúa Trời về quan điểm nhìn nhận sự việc, có thể căn cứ lời Ngài để nhìn nhận con người và sự việc, có thể tiếp nhận được rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và có thể buông bỏ quan niệm truyền thống của con người. Bất kể đối mặt với ai hay việc gì, ngươi đều có thể giữ góc nhìn và quan điểm của mình thống nhất với Đức Chúa Trời, và đều có thể đạt đến phù hợp với lẽ thật. Như vậy, quan điểm và cách ngươi đối xử với con người sẽ không còn đối địch với Đức Chúa Trời, và ngươi còn có thể đạt đến sự thuận phục và tương hợp với Ngài. Người như vậy sẽ không còn khả năng chống đối Đức Chúa Trời nữa, họ chính là người mà Ngài muốn thu phục” (Cách xác định bản tính và thực chất của Phao-lô, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu ra rằng chúng ta không thể đánh giá con người hay sự việc từ góc độ tình cảm. Chúng ta phải tuân theo lẽ thật của lời Đức Chúa Trời để phân định thực chất bản tính của họ và họ là loại người như thế nào. Đây là cách đúng đắn để đánh giá người ta, đảm bảo rằng chúng ta không rơi vào bẫy của cảm xúc. Tôi luôn phân tích tình hình của mẹ từ góc độ tình cảm, nghĩ về việc mẹ đã sinh ra mình, yêu thương và chăm sóc tôi như thế nào. Điều này khiến tôi không thể cầm nổi bút để viết đánh giá trung thực được. Nhưng Đức Chúa Trời phán rằng cần phân định mọi người dựa vào bản tính và thực chất của họ; việc có thể nhận ra thực chất và bản chất của họ là cách duy nhất để chúng ta thoát khỏi cảm xúc, đối xử với họ một cách công tâm và có nguyên tắc. Mẹ tôi thực sự là loại người gì? Bà ấy nhiệt tình và quan tâm đến người khác trong cuộc sống hàng ngày, nhưng thế chỉ có nghĩa là bà rất nhiệt tâm. Bà chăm lo cho tôi đầy đủ, nhưng thế chỉ có nghĩa là bà hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ. Nhưng bản tính của bà là kiêu ngạo và không chịu tiếp nhận lẽ thật. Bà ấy trở nên phán xét và chống đối bất cứ ai chỉ ra vấn đề của bà hoặc xử lý bà, lại còn giận dỗi nữa. Những lúc nghiêm trọng, bà còn xung đột với người khác và không thôi làm phiền họ, khiến họ thấy bị kìm hãm. Dựa trên hành vi của bà, nếu bà còn tiếp tục hội họp với các anh chị em, chắc chắn bà sẽ quấy phá đời sống hội thánh và cản trở lối vào sự sống của người khác. Nếu bà bị cô lập để tự phản tỉnh theo nguyên tắc, các anh chị em lại có thể hội họp đàng hoàng và sự sắp đặt đó sẽ là lời cảnh báo cho bà ấy. Nếu bà ấy thực sự phản tỉnh và hiểu bản thân thì sẽ có lợi cho sự sống của bà ấy. Nhưng nếu bà ấy chống đối và bác bỏ, hay thậm chí là từ bỏ đức tin, bà ấy sẽ bị vạch trần và gạt bỏ. Như thế tôi sẽ nhìn được bản tính và thực chất của bà ấy rõ ràng hơn, và sẽ không có lý do gì để tôi cố giữ bà ở lại trong hội thánh. Lúc đó tôi đã hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sắp đặt tình cảnh này với hy vọng tôi có được sự phân định, và biết cách nhìn thấu bản tính và thực chất của mọi người theo lời Ngài để tôi có thể gạt bỏ tình cảm trong hành động và đối đãi với mọi người theo nguyên tắc.
Sau chuyện này, tôi lại đọc được một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời: “Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó, dùng lương tâm và tình yêu mà đối đãi chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang liên minh với những con quỷ sao? Nếu con người đến ngày nay mà vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không hề có ý tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời, không hề xem ý của Đức Chúa Trời như ý của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn. Bất kỳ ai không tin Đức Chúa Trời trong xác thịt đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể trao lương tâm và tình yêu cho kẻ thù, thì chẳng phải ngươi thiếu ý thức chính nghĩa sao? Nếu ngươi hòa hợp với những ai Ta khinh ghét và với những điều Ta không đồng ý, và vẫn còn dành tình yêu hay cảm xúc cá nhân cho chúng, thì chẳng phải là ngươi phản nghịch sao? Chẳng phải ngươi đang cố tình chống đối Đức Chúa Trời sao? Người như thế có sở hữu lẽ thật không? Nếu con người dùng lương tâm đối đãi với kẻ thù, dùng tình yêu đối đãi với ma quỷ, và dùng lòng thương xót đối đãi với Sa-tan, thì chẳng phải họ đang cố tình làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao?” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời vạch trần chính xác tình trạng của tôi. Tôi biết mẹ mình đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng không tiếp nhận lẽ thật, khi người khác cố gắng giúp giải quyết các vấn đề của bà, tỉa sửa và xử lý bà, bà không tiếp nhận nó đến từ Đức Chúa Trời. Bà luôn gây lý sự cùn về mọi điều nhỏ nhặt và quấy phá đời sống hội thánh, làm tay sai của Sa-tan. Nhưng tôi lại không đứng lên vạch trần bà ấy, mà chỉ che đậy mọi chuyện và bao che cho bà. Tôi nghĩ không vạch trần bà hay viết đánh giá trung thực thì mới là việc làm có lương tâm. Thực ra, tôi đang thể hiện tình yêu thương và có lương tâm với Sa-tan, không hề quan tâm đến công tác của hội thánh hay liệu lối vào sự sống của anh chị em có bị tổn hại hay không. Tôi đang về phe Sa-tan và nói thay cho Sa-tan. Chẳng phải Đức Chúa Trời gọi đây là “cố tình chống đối Đức Chúa Trời” sao? Tình yêu thương của tôi vô nguyên tắc và tôi không biết phân biệt đúng sai – đó là tình yêu hồ đồ. Tôi đã bao che cho mẹ, dung túng cho bà quấy phá đời sống hội thánh. Tôi đã đóng vai đồng lõa hành ác với bà. Làm như vậy chẳng phải là tôi đang làm hại người khác và bản thân mình sao? Tôi đã bị tình cảm che mắt, bị nó làm cho tê liệt. Lãnh đạo đã nhiều lần hối thúc tôi viết đánh giá về mẹ mình, nhưng tôi cứ trì hoãn và làm chậm trễ công tác của hội thánh. Khi nhận ra điều này, lòng tôi thấy vô cùng có lỗi. Tôi không biết tại sao mình không ngừng bị cảm xúc chế ngự khi gặp phải hoàn cảnh này. Vấn đề thật sự là gì? Tôi đến cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu được vấn đề của mình.
Tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu thêm được về bản thân mình. Lời Đức Chúa Trời có phán: “Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Nếu một người phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời, bị Đức Chúa Trời nguyền rủa, nhưng họ là cha mẹ hay họ hàng của ngươi, nhìn bề ngoài cũng không giống là kẻ ác, và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có thể thấy mình không thể thù hận người đó, và thậm chí vẫn còn tiếp xúc gần gũi với họ, mối quan hệ của ngươi vẫn không thay đổi. Khi nghe rằng Đức Chúa Trời khinh ghét những người như vậy khiến ngươi khó chịu, và ngươi không thể đứng về phía Đức Chúa Trời và nhẫn tâm vứt bỏ họ. Ngươi luôn bị kìm kẹp bởi tình cảm, và ngươi không thể buông bỏ. Lý do cho điều này là gì? Điều này xảy ra bởi vì tình cảm của ngươi quá mạnh, và nó cản trở ngươi thực hành lẽ thật. Người đó tốt với ngươi, vì vậy ngươi không thể khiến mình thù hận họ. Ngươi chỉ có thể hận họ nếu họ đã làm tổn thương ngươi. Liệu sự thù hận đó có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Ngoài ra, ngươi bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống, nghĩ rằng họ là cha mẹ hoặc người thân, do đó nếu ngươi hận họ, ngươi sẽ bị xã hội khinh bỉ và dư luận miệt thị, bị lên án là bất hiếu, không có lương tâm, và thậm chí không phải con người. Ngươi nghĩ rằng ngươi sẽ phải chịu sự kết án và trừng phạt của trời. Ngay cả khi ngươi muốn hận họ, thì lương tâm của ngươi cũng sẽ không cho phép. Tại sao lương tâm của ngươi hoạt động theo cách này? Vì đó là tư tưởng mà gia đình truyền lại, cha mẹ giáo dục và văn hóa truyền thống hun đúc trên ngươi từ khi còn nhỏ. Tư tưởng này đã thâm căn cố đế trong lòng ngươi, khiến ngươi ngộ nhận rằng hiếu thảo là chuyện thiên kinh địa nghĩa, rằng mọi thứ ngươi được thừa hưởng từ tổ tiên luôn là điều tốt đẹp. Ngươi đã học về nó trước tiên và nó vẫn chi phối, tạo ra một sự trở ngại và sự quấy nhiễu rất lớn trong đức tin và sự chấp nhận lẽ thật của ngươi, khiến ngươi không thể đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong lòng ngươi, ngươi biết rằng sự sống của ngươi đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ cha mẹ ngươi, và ngươi đã biết rằng cha mẹ của mình không những không tin Đức Chúa Trời, mà còn chống đối Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời hận họ và ngươi nên thuận phục Đức Chúa Trời, đứng về phía Ngài, nhưng ngươi không thể khiến mình hận họ, ngay cả khi ngươi muốn vậy. Ngươi không thể qua được khúc ngoặt đó, ngươi không thể tàn nhẫn, và ngươi không thể thực hành lẽ thật. Gốc rễ của điều này là gì? Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm tư ngươi, và tâm linh ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan chiếm hữu, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây nhiễu loạn trong ngươi, khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi bài trừ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này và chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng khiển trách của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và quyền thế của Sa-tan, chọn đắc tội với Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao?” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Ngài muốn chúng ta yêu ghét theo Ngài. Đức Chúa Jêsus cũng từng phán, “Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? … Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy” (Ma-thi-ơ 12:48, 50). Đức Chúa Trời yêu thương những ai mưu cầu lẽ thật và có thể tiếp nhận nó. Đây là kiểu người duy nhất tôi nên gọi là các anh chị em; kiểu người duy nhất tôi nên yêu thương, giúp đỡ vì tình yêu thương. Những ai căm ghét lẽ thật và không bao giờ thực hành lẽ thật, đều là những kẻ không tin, không phải là anh chị em. Kể cả là cha mẹ hay người nhà chúng ta, chúng ta cũng nên phân biệt và vạch trần họ dựa vào nguyên tắc của lẽ thật. Như thế không phải là chúng ta không nên hiếu thảo với bố mẹ hay sau này không quan tâm họ, mà là ta phải đối xử phải lẽ và công tâm với họ, dựa theo bản tính và thực chất của họ. Nhưng “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và “Người đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?” là những chất độc Sa-tan đã ngấm vào tôi. Tôi vô nguyên tắc trong cách đối đãi với mọi người, và tôi luôn bảo vệ và đứng về phía người nhà dựa vào tình. Khi tôi viết đánh giá em trai, tôi biết em ấy lộ rõ là một kẻ không tin và nên bị khai trừ khỏi hội thánh, nhưng tôi bị tình cảm chế ngự và không muốn viết ra sự thật. Tôi muốn giấu diếm sự thật và lừa gạt các anh chị em. Khi lãnh đạo yêu cầu tôi viết đánh giá về mẹ, tôi biết bà ấy quấy phá đời sống hội thánh và tôi nên viết một đánh giá chính xác, khách quan để giúp lãnh đạo vạch rần và hạn chế bà ấy, Nhưng nghĩ bà ấy là mẹ mình, tốt với mình như thế nào, tôi sợ nếu viết trung thực về hành vi của bà, tôi sẽ luôn cảm thấy tội lỗi và không thể chấp nhận nổi. Tôi còn sợ người khác nghĩ tôi nhẫn tâm và lạnh lùng. Lòng đầy nghi ngại và e sợ, tôi cứ trì hoãn mãi. Tôi thấy những chất độc Sa-tan này đã ngấm sâu vào lòng tôi, ghim chặt tôi vào tình cảm. Chúng khiến tôi vô nguyên tắc trong cách cư xử với người khác, và khiến tôi không thể bảo vệ được công tác của hội thánh. Tôi đang đứng về phe Sa-tan, phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Thực tế là mẹ và em tôi đều là những kẻ không tin và việc vạch trầnhành vi của họ là việc đúng đắn phải làm. Đó là bảo vệ công tác của hội thánh và làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Đó là yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, ghét những gì Đức Chúa Trời ghét, và là chứng ngôn cho việc thực hành lẽ thật. Nhưng tôi đã coi thực hành lẽ thật và vạch trần Sa-tan là việc tiêu cực; tôi thấy đó là nhẫn tâm, vô lương tâm, gian dối. Tôi mới mơ hồ làm sao! Tôi đang lẫn lộn trắng đen, đúng sai. Tôi bị tình cảm khống chế và cảm thấy tiêu cực vì chuyện đó và không có động lực thực hiện bổn phận. Không có sự khai sáng và dẫn dắt kịp thời của Đức Chúa Trời, thì tình cảm đã hại tôi. Suýt nữa đây đã là dấu chấm hết cho tôi khi sống vì tình cảm. Tôi thực sự đang đùa với lửa.
Sau đó, tôi đã phản tỉnh nhiều hơn, nhận ra việc tôi miễn cưỡng viết về mẹ bắt nguồn từ một quan niệm sai lầm khác – cụ thể là việc vạch trần mẹ đối với tôi là hành động nhẫn tâm vì mẹ đã nuôi dưỡng tôi tử tế như thế. Tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã thay đổi quan điểm của tôi về việc này. Lời Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời đã tạo ra thế gian này và mang con người, một sinh vật sống mà được Ngài ban cho sự sống, vào trong đó. Và rồi con người bắt đầu có cha mẹ và họ hàng, và không còn đơn độc. Kể từ giây phút đầu tiên nhìn thấy thế giới vật chất này, con người đã được định sẵn để tồn tại trong sự tiền định của Đức Chúa Trời. Hơi thở sự sống từ Đức Chúa Trời nuôi sống mỗi một loài sinh vật sống trong suốt quá trình lớn lên đến tuổi trưởng thành. Trong quá trình này, không ai cảm thấy rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, thay vào đó, họ tin rằng con người đang lớn lên dưới sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, và chính bản năng sống của mỗi người điều khiển sự trưởng thành của họ. Điều này là bởi vì con người không biết ai ban sự sống cho mình, hoặc nó đã đến từ đâu, càng không biết cách thức mà bản năng sống tạo ra những phép mầu. Họ chỉ biết rằng thức ăn là nền tảng để sự sống của họ được tiếp tục, rằng nghị lực là nguồn gốc sự tồn tại của họ, và rằng những niềm tin trong tâm trí của họ chính là nguồn vốn mà sự tồn tại của họ phụ thuộc vào. Con người hoàn toàn không nhận biết gì về ân điển và sự chu cấp của Đức Chúa Trời, và chính vì vậy họ lãng phí sự sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho mình… Không một ai trong nhân loại được Đức Chúa Trời chăm sóc ngày đêm này biết tự giác thờ phượng Ngài. Đức Chúa Trời chỉ tiếp tục làm việc trên con người, loài thọ tạo mà Ngài không đặt bất cứ kỳ vọng nào, như Ngài đã lên kế hoạch. Ngài làm vậy với hy vọng một ngày nào đó, con người sẽ thức tỉnh khỏi giấc mơ của mình và chợt nhận ra giá trị và ý nghĩa cuộc sống, cái giá mà Đức Chúa Trời đã trả cho tất cả những điều mà Ngài đã ban cho con người, và sự quan tâm sốt sắng của Đức Chúa Trời khi Ngài chờ đợi con người trở lại với Ngài” (Đức Chúa Trời là nguồn sự sống của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi đã biết được rằng nhìn bề ngoài thì có vẻ mẹ tôi sinh ra và nuôi nấng tôi và bà là người chăm lo cho cuộc sống của tôi. Nhưng thật ra, nguồn gốc sinh mệnh con người là Đức Chúa Trời, mọi thứ tôi hưởng đều do Đức Chúa Trời ban cho. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi sự sống và Ngài đã an bài gia đình và quê hương cho tôi. Cũng chính sự an bài của Đức Chúa Trời đã cho tôi nghe thấy tiếng Ngài và đến trước Ngài. Tôi nên tạ ơn Đức Chúa Trời, và nên thực hành lẽ thật trong mọi sự xảy đến với mình để đền đáp tình yêu của Ngài. Tôi không nên về phe với gia đình và hành động cho Sa-tan, cản trở công tác của hội thánh. Tôi đã hoàn toàn tỉnh ngộ khi nhận ra điều này. Tôi phải đến trước Đức Chúa Trời để ăn năn, và tôi không thể tiếp tục làm theo tình cảm. Sau đó, tôi đã thành thực vạch trần hành vi quấy phá đời sống hội thánh của mẹ tôi.
Một tháng sau, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Tôi biết rằng một số thành viên hội thánh vẫn chưa hoàn toàn phân định được hành vi của mẹ tôi. Tôi nghĩ bụng: “Mình nên nói với họ về việc mẹ mình đã quấy phá đời sống hội thánh để họ có thể học cách phân định và cư xử với bà ấy theo nguyên tắc của lẽ thật”. Nhưng khi định làm thế, tôi lại thấy trong lòng mâu thuẫn. Nếu khi tôi thông công, các anh chị em phân định được hành vi của mẹ tôi, liệu họ có bỏ rơi bà không? Chuyện này có làm bà ấy buồn không? Tôi cảm thấy như mình không thể nói gì được. Tôi nhận ra mình lại đang bị tình cảm kiểm soát và tôi nhớ lại lời Đức Chúa Trời mà trước đây mình đã đọc – rằng tôi nên yêu và ghét theo Đức Chúa Trời. Mẹ tôi gây ra vấn đề trong đời sống hội thánh, và đó là việc Đức Chúa Trời ghét. Tôi không được bao che cho bà vì tình cảm. Tôi có trách nhiệm vạch trần và phân tích tình hình theo nguyên tắc của lẽ thật để các anh chị em có sự phân định. Thế là, tôi đã thông công tỉ mỉ về việc mẹ tôi đã quấy phá đời sống hội thánh như thế nào và người khác đã có sự phân định và rút ra bài học. Cuối cùng đa số mọi người tán thành việc bà ấy nên được cô lập để tự phản tỉnh. Tôi thấy rất thoải mái và bình an sau khi thực hành như thế. Từ tận đáy lòng, tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì sự dẫn dắt và khai sáng của lời Ngài đã giúp tôi hiểu lẽ thật, tìm được nguyên tắc để thực hành và biết cách đối đãi với người nhà. Nếu không tôi vẫn sẽ bị tình cảm khống chế và làm những điều chống đối Đức Chúa Trời. Những trải nghiệm này đã cho tôi thấy trong việc đối xử với con người và xử lý tình huống trong hội thánh, tất cả phải được thực hiện theo các nguyên tắc của lẽ thật. Chỉ có cách này mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây là cách duy nhất để được thoải mái và có cảm giác bình an trong lòng. Tạ ơn Đức Chúa Trời!