15. Tình cảm cũng phải có nguyên tắc
Khi còn nhỏ, ba mẹ và giáo viên của tôi đã dạy tôi trở thành một người tốt, và tập thể hiện lòng biết ơn, giống như câu nói: “Ăn một quả khế, trả một cục vàng”. Nên từ khi còn bé, câu nói này đã là nguyên tắc để tôi kết thân với người khác. Đặc biệt là khi người ta tử tế với tôi, tôi đã cố hết sức để đền đáp lòng tốt của họ gấp đôi. Thời gian trôi qua, tôi đã nhận được sự tán thưởng và ngợi khen từ hầu hết mọi người xung quanh, gia đình và bạn bè cảm thấy tôi sống có tình có nghĩa, nên họ muốn giao thiệp với tôi. Sau khi tin vào Đức Chúa Trời, tôi cũng kết thân với các anh chị em theo cách này. Tôi tưởng hành xử như vậy khiến tôi trở thành một người tốt có lương tâm. Chỉ khi trải qua hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt để vạch trần tôi, và những điều lời Ngài mặc khải, tôi mới nhận ra những suy nghĩ về văn hóa truyền thống này không phải là lẽ thật, và không phải là tiêu chuẩn mà chúng ta nên hành động và hành xử theo.
Tháng Chín năm 2018, tôi bị cách chức lãnh đạo vì không làm công tác thực tế. Lúc đó, tôi đã rất tiêu cực và yếu đuối, nhưng chị Lý, người giám sát công việc hành chính, đã gửi cho tôi nhiều đoạn lời Đức Chúa Trời để hỗ trợ, giúp đỡ tôi, và tôi đã rất xúc động. Tôi cảm thấy chị Lý không những không coi thường tôi, mà còn khích lệ và giúp đỡ tôi. Sau đó, chị Lý đã sắp xếp cho tôi làm công việc hành chính. Chị ấy đã chăm sóc tôi rất tốt, và cũng là người chủ động hỏi ý kiến và suy nghĩ của tôi về những vấn đề trong bổn phận của chúng tôi. Thấy chị Lý rất coi trọng tôi, tôi thậm chí còn thấy biết ơn chị ấy nhiều hơn. Sau đó, khi một lãnh đạo hội thánh kiểm tra bản đánh giá về tôi, một số anh chị em đã nói những điều hiểu lầm về tôi, chị Lý biết chuyện và đã lập tức giải thích chân tướng sự việc rõ ràng về tôi. Vì chuyện này, tôi thậm chí còn biết ơn chị ấy hơn, bởi tôi cảm thấy chị ấy đã bênh vực tôi vào lúc quan trọng và giữ thể diện cho tôi. Mặc dù không nói một lời cảm ơn nào với chị ấy, nhưng tôi luôn muốn tìm cơ hội để bày tỏ ân huệ với chị ấy.
Nhưng không lâu sau, chị ấy đã bị cách chức vì không làm công tác thực tế, và tôi đã được chọn làm trưởng nhóm. Trong quá trình thông công về công tác của chị Lý, tôi phát hiện chị ấy thường lơ đãng và hay quên trong công việc. Tôi đã nhẹ nhàng hỏi chị ấy: “Chị Lý, sao chị lại quá bất cẩn trong bổn phận như thế?” Nghe tôi nói vậy, thay vì tự kiểm điểm, chị ấy lại nói: “Tôi già rồi, và trí nhớ của tôi không tốt”. Sau đó, chị cộng sự của tôi thấy chị Lý vẫn thường lơ đãng trong bổn phận và đã có nhắc chị ấy vài lần, nhưng chị ấy chẳng thay đổi chút nào. Tôi cũng nhận ra điều đó, và muốn tìm thời điểm thích hợp để nói với chị ấy. Nhưng rồi tôi nhớ ra hồi đầu lúc mình bị cách chức, tôi cũng rơi vào trạng thái tồi tệ, và chị ấy đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhẹ nhàng. Bây giờ chị ấy đã bị cách chức, nên nếu lúc này tôi chỉ ra vấn của chị ấy, thì chẳng phải chị ấy sẽ nghĩ tôi quá tàn nhẫn sao? Hơn nữa, chị ấy chỉ vừa mới bị cách chức và đang trong tình trạng tồi tệ, nên sai lầm của chị có thể tha thứ được. Tôi phải giúp đỡ và hỗ trợ chị ấy bằng tình yêu thương và cho chị ấy thời gian để thay đổi. Sau đó, khi chị lý làm việc chưa đúng, tôi và cộng sự của tôi đã trực tiếp làm giùm chị ấy. Tôi sợ chị ấy sẽ quên một số thứ, nên thường nhắc nhở, thông công cũng như hỏi về tình trạng của chị ấy. Rồi chị ấy có cố thay đổi tình trạng của mình không? Không hề, thực tế chị ấy càng lúc càng tệ hơn. Trong một số cuộc thảo luận về công việc, những đề xuất của chị ấy không phù hợp với nguyên tắc và hầu hết các anh chị em đều không tán thành, nhưng chị ấy vẫn cứ cho rằng quan điểm của mình là đúng và bắt người khác phải chấp nhận, khiến các buổi thảo luận gần như không thể tiếp diễn. Tôi đã rất muốn nhắc nhở chị ấy, nhưng tôi cũng nghĩ chị ấy mới bị cách chức, và chắc hẳn là đang khổ sở lắm. Nếu giờ mà vạch trần vấn đề của chị ấy, thì chẳng phải là đang xát muối vào vết thương của chị ấy sao? Vì thế, tôi đã cho qua, hy vọng chị ấy sẽ tự mình nhận thức được kịp thời. Nghĩ vậy, tôi đã không nhắc nhở gì chị ấy cả, và chỉ cố để chị ấy ít tham gia vào các cuộc thảo luận công việc hơn. Nhưng thay vì tự kiểm điểm, chị ấy lại gián tiếp công kích tôi khi nói tôi không lắng nghe ý kiến của chị ấy. Cuối cùng, khi thấy chị ấy không biết gì về bản thân, tôi đã chấp nhận thương đau và chỉ trích chị ấy. Tôi nói: “Chị Lý, chị quá ngạo mạn và tự nên công chính. Chị thực sự nên tự kiểm điểm đi”. Tôi thấy mặt chị ấy hơi đanh lại và giọng chị ấy trầm xuống. Đột nhiên tôi cảm thấy buồn. Chẳng phải tôi đối xử với chị ấy như vậy là hơi quá sao? Sau tất cả những gì chị ấy từng giúp tôi, chẳng phải tôi làm vậy là hơi quá tàn nhẫn sao? Vì vậy, tôi bắt đầu tự trách mình. Vài ngày sau, người giám sát thấy công việc của chị Lý thường được tôi và cộng sự của tôi làm, nên chị ấy đã hỏi chúng tôi chị Lý đang thực hiện bổn phận thế nào. Câu hỏi đó khiến tôi lo lắng. Nếu tôi trả lời trung thực về tình trạng của chị Lý, thì chị ấy có thể sẽ bị điều chuyển. Tôi có thể làm công việc hành chính là do chị ấy đã sắp xếp chuyện đó, chị ấy thường đối xử tốt với tôi, giúp đỡ và hỗ trợ tôi vào những lúc quan trọng. Nếu chị ấy bị cách chức trong khi tôi là trưởng nhóm, thì chị ấy có nghĩ tôi quá tàn nhẫn và vô tình không? Để chị ấy không mất việc, sau khi khách quan viết về hành vi của chị ấy, tôi đã cố gắng nói thêm: “Chị ấy có những hành vi này là vì đang trong tình trạng tồi tệ sau khi bị cách chức gần đây. Chị ấy đang ý thức thay đổi”. Sau đó, để chị ấy khỏi bị cách chức, trong một số cuộc họp, tôi đã cố tình thông công để giúp chị ấy về tình trạng của chị ấy, nhưng chị ấy vẫn tiếp tục làm việc qua loa như mọi khi, và vẫn thường có vấn đề trong bổn phận. Thậm chí có lần chị ấy mua những món đồ không cần thiết mà không hỏi ý kiến ai cả, và giá thì cao hơn bình thường nhiều. Tôi đã rất giận, và muốn xử lý chị ấy, nhưng vì mối quan hệ trước kia, tôi đã cố nén cơn giận. Tôi chỉ thuyết phục chị ấy đừng làm vậy nữa, và hãy cẩn thận hơn trong bổn phận. Sau khi chị ấy hứa không tái phạm, tôi không nói gì thêm nữa. Trong suốt thời gian đó, các anh chị em cứ liên tục nói với tôi về vấn đề trong công việc của chị ấy. Tôi đã muốn khiển trách và xử lý chị ấy, nhưng khi đối mặt với chị ấy, tôi lại không mở miệng được. Mấy lần tính nói, nhưng tôi lại thôi. Sau đó, người giám sát đã đến tìm hiểu chị Lý thực hiện bổn phận như thế nào. Chị ấy và những người khác đã đánh giá việc đó dựa trên nguyên tắc và xác định chị Lý không thích hợp để tiếp tục làm công việc hành chính, và thúc giục tôi sớm cách chức chị ấy. Nhưng chị Lý vừa bị cách chức quản lý. Nếu giờ lại bị loại khỏi bổn phận hiện tại, làm sao chị ấy có thể chịu nổi cú sốc này đây? Liệu chị ấy có chấp nhận không? Lúc đó, trong đầu tôi chợt hiện lên mọi hình ảnh về việc chị ấy từng giúp đỡ tôi. Những ngày đó, khi nghĩ đến việc đối mặt với chị ấy, tôi cảm thấy chán nản và khổ sở. Nhiều đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được. Tôi cảm thấy tồi tệ như khi mình bị cách chức vậy. Lúc nào tôi cũng nghĩ: “Trước kia chị ấy đã rất tốt với mình, nhưng giờ mình phải đích thân cách chức và vạch trần hành vi của chị ấy. Liệu chị ấy có nghĩ mình là kẻ vô ơn và oán giận mình không?” Để tránh bị cắn rứt lương tâm, tôi đã nhờ người giám sát thông công với chị Lý, trong khi tôi đứng sau chị giám sát và chỉ nói vài câu, hoặc thậm chí còn viện cớ để không đi. Nhưng tôi biết những động cơ thế này thật đáng khinh và đáng xấu hổ, nên tôi cảm thấy mình đã rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tôi đau khổ cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết việc cách chức chị Lý là đúng, nhưng sao con lại thấy việc này khó đến thế? Đức Chúa Trời ơi, vấn đề của con nằm ở đâu? Xin Ngài hãy dẫn dắt con biết mình”.
Sau khi cầu nguyện, tôi tự vấn, khi mình cách chức người khác thì đâu có khó như thế, vậy tại sao mình lại quá thiếu quyết đoán trong việc cách chức chị Lý chứ? Khi tìm kiếm, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Một số người cực kỳ đa cảm; mỗi ngày, ở tất cả những gì họ nói, và tất cả những cách họ cư xử với người khác, họ đều sống theo cảm xúc. Họ cảm thấy mến người này người nọ, và hằng ngày họ đều cảm thấy bắt buộc phải đền trả những ân huệ và đáp lại những cảm xúc tốt đẹp; trong mọi việc họ làm, họ sống trong phạm trù cảm xúc. … Ngươi có thể nói rằng cảm xúc là khuyết điểm chết người của người này. Mọi điều họ làm đều do cảm xúc của họ chi phối, họ không có khả năng thực hành lẽ thật, hoặc hành động phù hợp với nguyên tắc, và thường xuyên có khả năng phản nghịch Đức Chúa Trời. Cảm xúc là điểm yếu lớn nhất của họ, là khuyết điểm chí tử của họ, và hoàn toàn có thể khiến họ bị hủy hoại. Những người quá tình cảm không có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành hay vâng phục Đức Chúa Trời. Họ bận tâm đến xác thịt, ngu ngốc và u mê. Những người như thế đặc biệt đa cảm về bản tính, họ sống theo cảm xúc của mình” (“Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đặc điểm của cảm xúc là gì? Chắc chắn không phải là bất cứ điều gì tích cực. Nó tập trung vào các mối quan hệ thể xác và thỏa mãn những mong muốn xác thịt. Sự thiên vị, bao biện cho người khác, sự say mê, o bế và nuông chiều, tất cả đều thuộc về cảm xúc. Một số người đặt nặng cảm xúc, họ phản ứng với bất cứ điều gì xảy ra với họ dựa trên cảm xúc của mình; trong thâm tâm, họ biết rõ điều này là sai trái, và ấy thế mà vẫn không có khả năng khách quan, càng không hành động theo nguyên tắc. Khi con người luôn bị tình cảm chi phối, liệu họ có khả năng thực hành lẽ thật không? Điều này là cực kỳ khó. Việc nhiều người không có khả năng thực hành lẽ thật phát xuất từ cảm xúc; họ coi cảm xúc là đặc biệt quan trọng, họ đặt chúng lên trên hết. Họ có phải là những người yêu lẽ thật không? Chắc chắn là không. Thực chất thì cảm xúc là gì? Chúng là một loại tâm tính bại hoại. Những biểu hiện của cảm xúc có thể được mô tả bằng một số từ: thiên vị, bảo vệ quá mức, duy trì các mối quan hệ thể xác, không công bằng; cảm xúc là những thứ như vậy” (“Thực tế của lẽ thật là gì?” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Chỉ khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới nhận ra việc cách chức chị Lý khiến tôi quá lo lắng, đau đớn và xấu hổ là vì tình cảm của tôi đối với chị ấy quá lớn và tôi luôn cảm thấy bị cảm xúc bó buộc. Tôi nghĩ, vì chị Lý từng giúp đỡ và tốt với tôi, nên tôi phải biết ơn chị ấy. Khi thấy chị ấy làm bổn phận qua loa, làm trì hoãn công tác và không chịu thay đổi, tôi biết rõ mình nên tỉa sửa và xử lý chị, nhưng lại sợ làm tổn hại lòng tự trọng của chị và khiến chị oán giận tôi, vì thế tôi chỉ nói chuyện nhẹ nhàng với chị ấy và không nói thêm về vấn đề đó nữa. Chị ấy có quan điểm sai, nhưng cứ bắt mọi người phải lắng nghe và tuân phục chị ấy, khiến các cuộc thảo luận công việc nhiều lần phải dừng lại, gây xáo trộn nghiêm trọng. Trong khi đó, tôi lại không có can đảm vạch trần hay xử lý chị ấy. Khi người giám sát đến hỏi chị Lý thực hiện bổn phận thế nào, tôi lo chị ấy sẽ bị cách chức, nên đã nói dối và bảo chị ấy đang cố thay đổi, hy vọng có thể làm người giám sát nhầm lẫn và không thể đưa ra phán xét đúng đắn. Khi thấy chị Lý thực hiện bổn phận không có nguyên tắc và lãng phí của lễ, tôi đã không khiển trách chị ấy, mà mù quáng che chắn và giúp đỡ chị ấy. Giờ tôi phải cách chức chị ấy và vạch trần hành vi của chị ấy, và tôi muốn nhờ người giám sát làm việc đó. Cảm xúc của tôi quá mạnh, và tôi thiếu mọi bằng chứng về việc thực hành lẽ thật. Để bảo vệ chị Lý, để chị ấy không oán giận tôi và gọi tôi là kẻ vong ân, tôi đã tiếp tục bảo vệ và nuông chiều chị ấy, không quan tâm đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. Tôi đã sống trong cảm xúc, quan tâm đến xác thịt của chị ấy, và bảo vệ mối quan hệ cá nhân. Tôi thậm chí còn nghĩ đây là giúp đỡ chị ấy bằng lòng yêu thương, nhưng thực ra là tôi đang làm theo các triết lý trần tục. Tôi muốn chị Lý nghĩ tốt về tôi dù cái giá phải trả là gây hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mọi điều tôi làm đều là vì bản thân. Tôi thật quá tà ác và đáng khinh! Tôi cảm thấy vô cùng ân hận. Tôi đang hành động theo cảm xúc, gây hại cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và khiến Đức Chúa Trời căm ghét. Nếu tiếp tục hành động theo cảm xúc và không thực hành lẽ thật, một ngày nào đó tôi sẽ bị gạt bỏ.
Sau đó, tôi tự hỏi: “Tại sao mình lại làm quá nhiều việc theo cảm xúc trái với các nguyên tắc của lẽ thật như vậy chứ?” Khi tìm kiếm, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Động cơ là một phần rõ ràng trong trạng thái con người, và là một trong những điều phổ biến nhất; trong hầu hết các vấn đề, người ta có suy nghĩ và động cơ của riêng họ. Khi những suy nghĩ và động cơ như vậy xảy đến, người ta nghĩ chúng là chính đáng, nhưng hầu như lúc nào chúng cũng là vì bản thân họ, vì niềm kiêu hãnh và ích lợi của họ, hoặc nếu không thì để che đậy điều gì đó, hoặc để thỏa mãn bản thân họ theo cách nào đó. Vào những lúc như vậy, ngươi phải xem xét xem động cơ của ngươi hình thành như thế nào, điều gì tạo ra nó. Ví dụ, nhà Đức Chúa Trời yêu cầu ngươi thực hiện công tác làm tinh sạch hội thánh, và có một cá nhân luôn cẩu thả, chiếu lệ trong bổn phận của họ, luôn tìm cách để trì trệ. Theo nguyên tắc, người này nên bị loại bỏ, nhưng ngươi có mối quan hệ tốt với họ. Vậy những loại suy nghĩ và động cơ nào sẽ nảy sinh trong ngươi? (Hành động theo những sự ưu ái của riêng mình). Và điều gì tạo ra những sự ưu ái này? Bởi vì người này đã tốt với ngươi hoặc đã làm nhiều điều cho ngươi, ngươi có ấn tượng tốt về họ, và vì vậy vào lúc này ngươi muốn bảo vệ họ và bênh vực họ. Chẳng phải đây là ảnh hưởng của cảm xúc sao? Ngươi thấy có tình cảm với họ, và do đó áp dụng cách tiếp cận ‘phép vua thua lệ làng’. Ngươi chơi trò hai mặt. Một mặt, ngươi nói với họ: ‘Anh phải cố gắng hơn một chút khi làm việc. Hãy thôi cẩu thả, chiếu lệ, và anh phải chịu khó một chút; đây là bổn phận của chúng ta’. Mặt khác, ngươi trả lời với Bề trên nói rằng: ‘Họ đã thay đổi tốt hơn rồi, bây giờ họ đã hiệu quả hơn khi thực hiện bổn phận của mình’. Nhưng những gì ngươi thực sự đang nghĩ trong đầu là: ‘Điều này là do tôi đã làm việc với họ. Nếu tôi không làm như vậy, họ vẫn sẽ giống như trước kia thôi’. Trong tâm trí của ngươi, ngươi luôn nghĩ: ‘Họ đã đối tốt với mình, họ không thể bị thanh trừng được!’ Là trạng thái gì khi những thứ như vậy ở trong lòng ngươi? Đây chính là làm tổn hại đến công tác của nhà Đức Chúa Trời thông qua việc từ bỏ các nguyên tắc của lẽ thật và bảo vệ các mối quan hệ tình cảm cá nhân. Và ngươi có sự vâng phục khi làm điều này không? (Không). Không có sự vâng phục; có sự chống đối trong lòng ngươi. Khi ngươi có những ý niệm của riêng mình, và đưa ra những đánh giá chủ quan về những gì xảy ra với ngươi và công việc ngươi phải làm, thì có những yếu tố cảm xúc xen lẫn vào điều này. Ngươi đang làm việc dựa trên cảm tính, và ấy thế mà vẫn tin rằng ngươi đang hành động một cách vô tư, rằng ngươi đang cho người ta cơ hội để ăn năn, và ngươi đang dành cho họ sự hỗ trợ yêu thương; do đó ngươi làm theo ý ngươi muốn, không phải theo những gì Đức Chúa Trời phán bảo. Làm việc theo cách này là không đánh giá đúng công việc, làm giảm hiệu quả và gây hại cho công tác của hội thánh – tất cả đều là kết quả của việc hành động theo cảm tính. Nếu ngươi không phản tỉnh về những điều này, liệu ngươi có thể xác định được vấn đề ở đây không? Ngươi sẽ không bao giờ có thể. Ngươi có thể biết rằng hành động theo cách này là sai, rằng đây là không vâng lời, nhưng ngươi suy nghĩ lại và tự nhủ: ‘Mình phải giúp đỡ họ bằng tình yêu thương, và sau khi họ đã được giúp đỡ và họ tốt hơn thì sẽ không cần thanh trừng họ. Chẳng phải Đức Chúa Trời cho con người cơ hội ăn năn đó sao? Đức Chúa Trời yêu thương con người, nên mình phải yêu thương giúp đỡ họ, và mình phải làm như Đức Chúa Trời yêu cầu’. Sau khi suy nghĩ những điều này, ngươi làm mọi việc theo cách của riêng ngươi. Sau đó, lòng ngươi cảm thấy thoải mái; ngươi cảm thấy rằng ngươi đang thực hành lẽ thật. Trong suốt quá trình này, ngươi đã thực hành theo lẽ thật hay ngươi hành động theo sự ưu ái và động cơ của riêng ngươi? Những hành động của ngươi hoàn toàn theo sự ưu ái và động cơ của riêng ngươi. Trong suốt toàn bộ quá trình, ngươi đã sử dụng cái gọi là lòng tốt và tình yêu thương, cũng như cảm xúc và triết lý giữa các cá nhân, để xoa dịu mọi thứ, và ngươi đã cố gắng đi nước đôi. Có vẻ như ngươi đang giúp đỡ người này bằng tình yêu thương, nhưng trong lòng ngươi, thực ra ngươi đã bị cảm xúc điều khiển – và, sợ Bề trên phát hiện ra, ngươi đã cố gắng thu phục họ bằng sự thỏa hiệp, để không ai phật lòng và công việc được hoàn thành – cũng giống như cách mà những người ngoại đạo cố gắng đi nước đôi vậy” (“Thái độ mà con người nên có với Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi chỉ nhận ra sau khi đọc lời Đức Chúa Trời. Tại sao tôi biết chị Lý có vấn đề nhưng lại không vạch trần mà vẫn bảo vệ chị ấy? Đó là vì tôi muốn chị ấy nghĩ tốt về tôi. Thực ra, tôi bị kiểm soát bởi tư tưởng rằng chúng ta nên “ăn một quả khế, trả một cục vàng”. Tôi đã dùng tư tưởng này làm nguyên tắc để tương tác với người khác. Tôi cho rằng mọi người nên có tình có nghĩa và trung thành với người khác. Vì vậy nếu họ tử tế với tôi, tôi phải đền đáp lòng tốt của họ gấp đôi. Nếu không tôi sẽ là kẻ vô ơn, và vì vậy, tôi sẽ bị mọi người lên án và gạt bỏ. Vì thế, khi thấy chị Lý giúp đỡ và chăm sóc cho tôi, cũng như bênh vực tôi, tôi cảm thấy mình phải trả ơn chị ấy. Khi thấy chị Lý lúc nào cũng làm bổn phận qua loa, tôi đã vi phạm nguyên tắc và gây hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời khi không vạch trần và xử lý chị ấy. Nghiêm trọng hơn, tôi cứ mù quáng trao yêu thương và thông công để giúp đỡ chị ấy, nói dối và lừa gạt để che đậy việc chị ấy đang làm qua loa và gây xáo trộn công tác của hội thánh. Tôi làm việc này hoàn toàn là để mọi người nghĩ tôi là người tốt, có lòng biết ơn và tử tế với người khác. Qua những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải, cuối cùng tôi nhận ra những ý tưởng và quan điểm này chỉ làm người ta nhầm lẫn và bại hoại. Tôi đã sống bởi những thứ này mà không biết đúng sai, và hành động không có nguyên tắc. Bề ngoài thì tôi đang thực hiện bổn phận, nhưng thực ra, tôi đã làm việc theo ý mình mà không có bất kỳ sự vâng phục nào đối với Đức Chúa Trời. Tôi thậm chí còn cản trở công tác của hội thánh và chống đối Đức Chúa Trời mà không nhận ra! Nếu chúng ta tin vào Đức Chúa Trời, nhưng không thực hành lẽ thật và vẫn sống theo những thứ này, thì cho dù hành vi bề ngoài của chúng ta có tốt đến đâu và có mối quan hệ tốt với người khác thế nào đi nữa, trong mắt Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn chỉ là những kẻ chống đối Ngài. Chỉ khi đó tôi mới có được chút khả năng nhận định về những quan điểm Sa-tan đáng khinh và vô lý này. Tôi nhận ra những thứ này đều là từ Sa-tan và trái với lẽ thật. Chúng đều bị vấy bẩn bởi những lợi ích và ham muốn của con người, chúng đều xấu xa và tà ác. Chúng không nên là tiêu chuẩn để tôi hành động và hành xử.
Vài ngày sau, tôi đã đọc được một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời và có được chút hiểu biết về thực chất của vấn đề này. Lời Đức Chúa Trời phán: “Điều ngươi trung thành không phải là với lời Đức Chúa Trời, không phải với sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời dành cho ngươi, và không phải với Đức Chúa Trời, mà là trung thành với triết lý sống Sa-tan và lô-gic Sa-tan. Ngươi tin Đức Chúa Trời trong khi ngang nhiên phản bội Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, phải không? … Đây không chỉ là không tuân giữ lời Đức Chúa Trời và bổn phận của ngươi, mà đây còn là xem các mưu đồ và triết lý sống của Sa-tan như thể chúng là lẽ thật, làm theo và thực hành chúng. Ngươi đang vâng phục Sa-tan và sống theo triết lý của Sa-tan, không phải sao? Làm điều này có nghĩa rằng ngươi không phải là người vâng phục Đức Chúa Trời, càng không phải là người tuân theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi là một kẻ vô lại. Gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên, thay vào đó lấy một câu tà ác và thực hành nó như lẽ thật, là phản bội lẽ thật và Đức Chúa Trời! Ngươi làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng lại hành động theo lô-gic và triết lý sống của Sa-tan, ngươi là hạng người gì vậy? Đây là kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời và là kẻ khiến Đức Chúa Trời vô cùng xấu hổ. Bản chất của hành động này là gì? Công khai lên án Đức Chúa Trời và công khai phủ nhận lẽ thật. Chẳng phải đó là bản chất của nó sao? Ngoài việc không theo ý muốn của Đức Chúa Trời, ngươi còn để cho những lời ngụy biện và triết lý sống tà ác của Sa-tan tràn lan trong hội thánh. Khi làm điều này, ngươi trở thành đồng phạm của Sa-tan và hỗ trợ cho các hành động của Sa-tan trong hội thánh. Bản chất của vấn đề này thật nghiêm trọng, không phải sao?” (“Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời như xuyên thấu tâm can tôi, đặc biệt là khi Ngài phán: “một kẻ vô lại”, “phản bội lẽ thật”, “kẻ khiến Đức Chúa Trời vô cùng xấu hổ”, và “đồng phạm của Sa-tan”. Những lời này như những thanh gươm đâu sâu vào tim tôi. Tôi đã sống theo những tư tưởng văn hóa truyền thống. Trong mắt Đức Chúa Trời, đây không chỉ là cảm xúc gây ra sự thất bại nhất thời trong việc thực hành lẽ thật và không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, mà đó là bất trung với Đức Chúa Trời và bổn phận của tôi. Đó là phủ nhận lẽ thật, làm ô danh và phản bội Đức Chúa Trời. Bản chất của việc này rất nghiêm trọng! Nhận ra điều này, tôi cảm thấy cực kỳ đau khổ và sợ hãi. Tôi đã không biết việc thực hiện bổn phận dựa trên những suy nghĩ Sa-tan là một vấn đề nghiêm trọng! Phải mất một thời gian dài tôi mới bình tâm được. Sau đó, tôi đã đọc được hai đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong toàn thể nhân loại, không có một chủng tộc nào mà trong họ có lẽ thật thống trị. Bất kể những ý tưởng hay nền văn hóa truyền thống mà một chủng tộc đã sản sinh ra, hay nền giáo dục được truyền lại, hay kiến thức mà nó sở hữu có cao trọng, cổ xưa hay bí ẩn đến mức nào, thì có một điều chắc chắn là: không điều nào trong số này là lẽ thật, hay có bất kỳ mối liên quan nào đến lẽ thật. Một số người nói: ‘Một số đạo lý hay quan niệm để đo lường đúng sai, trắng đen, chứa đựng trong các quan niệm truyền thống có vẻ khá gần với lẽ thật’. Dù chúng có gần với lẽ thật đến đâu, chúng cũng không phải là lẽ thật, và không thể trở thành lẽ thật; điều này không cần phải nghi ngờ. Chúng chỉ gần giống trong lời lẽ và cách diễn đạt của con người, nhưng trên thực tế, những quan niệm truyền thống này không tương hợp với lẽ thật của lời Đức Chúa Trời. Mặc dù có thể có sự gần giống nào đó theo nghĩa đen của những từ này, nhưng chúng không có chung nguồn gốc. Lời Đức Chúa Trời đến từ Đấng Tạo Hóa, trong khi những lời nói, ý tưởng và quan điểm của văn hóa truyền thống đến từ Sa-tan và ma quỷ. Một số người nói: ‘Những ý tưởng, quan điểm và những câu nói nổi tiếng của văn hóa truyền thống được thừa nhận rộng khắp là tích cực; ngay cả khi chúng là những lời dối trá và ngụy biện, liệu chúng có thể trở thành lẽ thật nếu người ta giữ vững chúng trong vài trăm, vài ngàn năm không?’. Tuyệt đối không. Một quan điểm như vậy cũng nực cười giống như nói rằng vượn tiến hóa thành người. Văn hóa truyền thống sẽ không bao giờ trở thành lẽ thật. Văn hóa là văn hóa, và cho dù nó cao quý đến đâu, nó vẫn đơn thuần là một cái gì đó tương đối tích cực do con người bại hoại tạo ra. Nhưng tích cực không tương đương với việc trở thành lẽ thật, tích cực không khiến nó trở thành tiêu chí; nó chỉ là tương đối tích cực, thế thôi. Vì vậy, bây giờ chúng ta có biết rõ rằng liệu trong bối cảnh của sự ‘tích cực’ này, tác động của nó đối với nhân loại là tốt hay xấu không? Không nghi ngờ gì nữa, nó có tác động xấu và tiêu cực đến nhân loại” (“Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Hậu quả sau cùng là gì khi nhân loại bị tiêm nhiễm, khắc sâu, bị làm tê liệt và ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống này là gì? Nhân loại bị nó làm cho bại hoại, lừa phỉnh và bị gông cùm. Con người tạo ra một học thuyết hoặc tâm linh nào đó, sau đó họ tuyên truyền và truyền bá nó, họ khuếch tán nó thật xa và rộng để người khác chấp nhận, và cuối cùng nó thu phục được lòng mọi người, và mọi người đều tán thành sự tâm linh hay ý tưởng này, và tất cả đều bị làm bại hoại bởi kiểu suy nghĩ này. Một khi đã bại hoại đến một mức độ nhất định, người ta không còn phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai, không còn muốn cố gắng phân biệt đâu là chánh, đâu là tà, họ không còn sẵn lòng cố gắng phân biệt đâu là tích cực và đâu là tiêu cực, và thậm chí đã đến lúc họ không thể biết mình có phải là con người hay không; nhiều kẻ biến thái thậm chí không biết mình là nam hay nữ. Một nhân loại như thế còn cách sự hủy diệt bao xa nữa? … Toàn bộ nhân loại đã bị lừa phỉnh và làm bại hoại bởi những ý tưởng và những điều được cho là tâm linh của Sa-tan. Và sự gian dối và bại hoại này đã đến mức độ như thế nào? Con người chấp nhận lời của Sa-tan như lẽ thật, họ thờ phượng và làm theo Sa-tan, không hiểu lời Đức Chúa Trời và lời của Đấng Tạo Hóa. Bất kể Đấng Tạo Hóa có phán gì, Đấng Tạo Hóa có phán bao nhiêu, hay điều này được phán ra một cách dễ hiểu và thực tế đến mức nào, con người cũng không hiểu, họ không thể hiểu thấu được những gì họ nghe, họ tê liệt và tối dạ, tư duy và não bộ của họ bị xáo trộn. Bị xáo trộn như thế nào? Họ bị Sa-tan ném vào những sự hỗn loạn. Sa-tan đã hoàn toàn làm bại hoại con người” (“Bài bàn thêm 1: Lẽ thật là gì” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Trước kia, tôi chỉ biết “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Trên trời dưới đất, ta là bá chủ”, và các triết lý trần tục Sa-tan khác là trái với lẽ thật và không phải là những thứ mà người bình thường nên sở hữu. Nhưng đối với những điều thuộc văn hóa truyền thống mà dường như phù hợp với lương tâm và đạo đức như “Ăn một quả khế, trả một cục vàng”, “có ơn báo ơn”, “Người đâu phải cây cỏ; sao có thể vô tình?” và những lề thói đạo đức truyền thống nghe có vẻ cao quý, văn minh khác, tôi không thể nhận định được chúng. Tôi tưởng những điều này đã được truyền từ đời này sang đời khác, và người tốt nên nghe theo những khái niệm này. Tôi đã không rèn luyện việc nhận định về những suy nghĩ truyền thống này, và xem chúng là những điều tích cực để theo đuổi và thực hành. Nếu làm trái với những điều đó, tôi cảm thấy tội lỗi, và sợ mọi người sẽ lên án, chối bỏ tôi. Giờ qua những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải, cuối cùng tôi cũng nhận ra dưới sự kiểm soát của những tư tưởng, quan điểm này, con người chỉ nghĩ đến cảm xúc, không có nguyên tắc và không thể phân định tốt xấu. Miễn là người khác tử tế với tôi, thì dù họ là người độc ác hay xấu xa, và thậm chí giúp đỡ họ là giúp họ làm việc ác, tôi cũng phải đền đáp ân tình và giúp cho họ. Bề ngoài thì có vẻ tôi là người có lương tâm, nhưng tôi thực sự là kẻ hồ đồ, ngu ngốc, có động cơ và ý định riêng. Tôi làm vậy là để bảo vệ danh tiếng và hình ảnh tốt đẹp của tôi, hoàn toàn là vì tư lợi. Tôi đã rất ích kỷ, đáng khinh và đạo đức giả. Tôi thực sự không phải là người tốt. Nếu cứ bám vào những triết lý Sa-tan này, thì chỉ khiến tôi ngày càng xảo quyệt, dối trá, ích kỷ và tà ác. Tôi nhận ra những câu cách ngôn và tư tưởng truyền thống có vẻ hợp lẽ và cao quý này chỉ là những viên đạn bọc đường. Nghe thì có vẻ thanh cao và phù hợp với luân thường đạo lý của con người, nhưng thực ra chúng lại thù địch với lẽ thật và là một trong những phương tiện để Sa-tan làm bại hoại con người. Tôi nhận ra mình đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng vì không thực hành lẽ thật và sống theo những tư tưởng truyền thống này, lúc nào tôi cũng nghĩ đến lương tâm, và luôn muốn đền đáp lòng tốt của người khác, tôi không phân định được tốt xấu. Tôi đúng là một kẻ ngốc hồ đồ! Đức Chúa Trời đã bày tỏ quá nhiều lẽ thật trong thời kỳ sau rốt và tỏ lộ mọi khía cạnh về lẽ thật mà con người nên thực hành một cách chi tiết thực tế và cụ thể với hy vọng chúng ta hành xử theo lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, tôn vinh và làm chứng cho Ngài. Vậy mà tôi lại thực hiện bổn phận chỉ để duy trì mối quan hệ xác thịt, không tìm kiếm lẽ thật, không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, trở thành kẻ làm ô danh và chống đối Đức Chúa Trời. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy tội lỗi và ân hận về những gì mình đã làm. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cậu nguyện. Tôi nói: “Lạy Đức Chúa Trời, con đang sống bằng những chất độc Sa-tan. Con đã làm quá nhiều việc trái với lẽ thật và chống đối Ngài. Đức Chúa Trời ơi, con muốn ăn năn và hành động theo nguyên tắc của lẽ thật”.
Sau đó, tôi tự hỏi, sống theo những quan điểm và tư tưởng văn hóa truyền thống này không có nghĩa là tôi có nhân tính tốt, vậy thế nào là có nhân tính tốt? Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một tiêu chuẩn chính xác để đánh giá mọi thứ. Lời Đức Chúa Trời phán: “Phải có một tiêu chuẩn để có nhân tính tốt. Nó không liên quan đến việc đi theo con đường tiết độ, không tuân thủ các nguyên tắc, cố gắng không xúc phạm ai, nịnh hót ở mọi nơi ngươi đến, ngọt ngào và khéo léo với mọi người ngươi gặp, và làm cho mọi người nói tốt về ngươi. Đây không phải là tiêu chuẩn. Vậy tiêu chuẩn là gì? Nó bao gồm việc đối xử với Đức Chúa Trời, với những người khác, và các sự việc bằng một tấm lòng chân thật, và có thể chịu trách nhiệm. Điều này ai cũng thấy được; mọi người biết rõ điều này trong lòng họ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời dò xét tấm lòng của con người và biết tình hình của chúng, mỗi một tấm lòng; bất kể họ là ai, không ai có thể lừa Đức Chúa Trời. Một số người luôn khoe khoang rằng họ có nhân tính tốt, rằng họ không bao giờ nói xấu người khác, không bao giờ làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ ai khác, và họ tuyên bố không bao giờ thèm muốn tài sản của người khác. Khi có tranh chấp về lợi ích, họ thậm chí thà chịu thiệt còn hơn là lợi dụng người khác, và mọi người khác nghĩ rằng họ là người tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời, họ là những người ranh ma và láu cá, luôn bày mưu cho mình. Họ không bao giờ nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, không bao giờ coi là khẩn cấp với những việc Đức Chúa Trời coi là khẩn cấp hoặc nghĩ như Đức Chúa Trời nghĩ, và họ không bao giờ có thể gạt sang một bên lợi ích riêng của mình để thực hiện bổn phận. Họ không bao giờ từ bỏ lợi ích của riêng mình. Ngay cả khi họ thấy những kẻ xấu phạm tội ác, họ cũng không vạch trần chúng; họ không hề có nguyên tắc nào. Đây là loại nhân tính gì vậy? Nó không phải là nhân tính tốt. Đừng chú ý đến những gì một người như vậy nói; ngươi phải xem những gì anh ta sống thể hiện ra, những gì anh ta tỏ lộ, và thái độ của anh ta khi thực hiện bổn phận của mình là gì, cũng như trạng thái bên trong của anh ta là gì và anh ta yêu thích gì. Nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá lòng trung thành của anh ta đối với Đức Chúa Trời, nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hoặc nếu tình yêu của anh ta đối với danh vọng và tiền tài vượt quá sự quan tâm mà anh ta thể hiện ra cho Đức Chúa Trời, thì một người như vậy liệu có sở hữu nhân tính không? Đây không phải là người có nhân tính” (“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu một người có nhân tính tốt không chọn con đường trung dung, để không ai bị xúc phạm và mọi người đều hỗ trợ, nghĩ tốt về họ. Thay vào đó, họ yêu lẽ thật, yêu những điều tích cực, có trách nhiệm, giữ gìn các nguyên tắc của lẽ thật và bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Những người như thế mới là người tốt thực sự. Nếu chỉ bảo vệ mối quan hệ với người khác, bảo vệ danh tiếng và địa vị, và chỉ cố gắng có mối quan hệ tốt với người khác, mà không trung thành với Đức Chúa Trời trong bổn phận, và duy trì mối quan hệ với người khác bất chấp cái giá phải trả là làm tổn hại công tác của nhà Đức Chúa Trời, thì đó là người cực kỳ ích kỷ và đáng khinh. Dù hành vi bề ngoài của chúng ta có chấp nhận được về mặt đạo đức thế nào đi nữa, thì đó cũng là gạt người và thù địch với lẽ thật. Tôi đã nghĩ lại việc mình từng sống theo những tư tưởng truyền thống này và ngụy tạo bản thân là một người tốt. Thực ra, trong tôi lúc đó chỉ ngày càng ích kỷ, dối trá và tà ác. Mọi việc tôi làm đều là để bảo vệ danh tiếng và địa vị, và để thỏa mãn tham vọng, ham muốn cá nhân. Tôi chẳng có chút con người nào cả. Tất cả những gì tôi sống trọn đều là ác quỷ. Trước kia, khi phán xét liệu một người có nhân tính hay không, tôi đều dựa vào quan niệm của mình. Điều đó không hề phù hợp với lẽ thật, và không phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá con người của Đức Chúa Trời.
Trong vài ngày tiếp theo, tôi đã suy ngẫm cách để thực hành phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đọc được những lời này của Ngài: “Những mối quan hệ này không thiết lập trong xác thịt, mà là trên nền tảng là tình yêu Đức Chúa Trời. Hầu như không có sự tương tác về xác thịt, nhưng trong tinh thần, có sự thông công, tình yêu thương lẫn nhau, sự an ủi lẫn nhau và sự cung cấp cho nhau. Tất cả điều này đều được thực hiện trên nền tảng một tấm lòng làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Những mối quan hệ này không được duy trì bằng cách dựa theo triết lý sống của con người, mà được định hình rất tự nhiên qua việc mang trọng trách vì Đức Chúa Trời. Nó không cần đến nỗ lực của con người. Ngươi chỉ cần thực hành theo nguyên tắc của lời Đức Chúa Trời. … Một mối quan hệ bình thường giữa người với người được thiết lập trên nền tảng là trao tấm lòng họ cho Đức Chúa Trời, chứ không phải thông qua nỗ lực của con người. Không có Đức Chúa Trời trong lòng, những mối quan hệ giữa con người chỉ đơn thuần là mối quan hệ xác thịt. Chúng chẳng bình thường mà chỉ là sự buông thả theo dục vọng. Chúng là những mối quan hệ mà Đức Chúa Trời khinh ghét, Ngài ghê tởm” (“Việc thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời là rất quan trọng” trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta đối xử với mọi người theo nguyên tắc của lẽ thật, tương tác với các anh chị em dựa trên nền tảng tình yêu của Đức Chúa Trời, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong lẽ thật và trong cuộc sống, không làm theo vào những triết lý trần tục về xác thịt. Trước kia, chị Lý từng giúp tôi, và đây là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, hơn thế nữa, đó là tình yêu của Ngài. Lẽ ra tôi nên lãnh nhận nó từ Đức Chúa Trời. Nhưng tôi lại quy hết những điều này cho một người, và làm gì cũng thể hiện lòng biết ơn với chị ấy. Tôi nhận ra mối quan hệ của mình với chị Lý là dựa trên xác thịt, những gì tôi làm không hề phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời và tôi không có nguyên tắc. Thực ra, khi người khác gặp thất bại hay trở ngại và trở nên thụ động, yếu đuối, việc thông công về lời Đức Chúa Trời để giúp đỡ và hỗ trợ họ là phù hợp với nguyên tắc và là điều chúng ta nên làm, nhưng những người cứ luôn làm bổn phận qua loa và thiếu trách nhiệm, hoặc thậm chí là làm gián đoạn và xáo trộn công tác của hội thánh nên bị hạn chế, vạch trần, xử lý hoặc cách chức. Không nên vì tình cảm mà bảo vệ hay che đậy cho họ. Ngay cả trong tình cảm ta cũng phải hành động theo nguyên tắc. Chị Lý vô trách nhiệm và lơ là trong bổn phận sau khi bị cách chức và chị ấy không có hiểu biết thực sự về vấn đề của bản thân. Nếu tôi phân tích hành vi của chị ấy và bản chất vấn đề bằng cách thông công về lời Đức Chúa Trời để chị ấy có thể tự kiểm điểm, ăn năn và thay đổi, thì đó sẽ thực sự là tình yêu thương dành cho chị ấy. Điều đó sẽ giúp cho cả chị ấy và công tác của nhà Đức Chúa Trời. Khi nhận ra điều này, tôi chợt cảm thấy nhẹ nhõm, và không còn muốn duy trì mối quan hệ xác thịt của mình nữa.
Sau đó, tôi đã dùng lời Đức Chúa Trời để vạch trần thái độ của chị Lý đối với bổn phận, những hành vi khác nhau của chị ấy và tước bỏ bổn phận của chị ấy. Sau mối thông công đó, tôi cảm thấy rất yên tâm. Chị Lý đã không oán giận tôi, và có thể nhận lãnh điều đó từ Đức Chúa Trời. Chị ấy nói rằng nếu không bị cách chức và vạch trần, chị sẽ không nhận ra điều mình đã làm có thể làm gián đoạn và xáo trộn đến thế, và chị đã không phàn nàn về việc mình bị đối xử như vậy. Khi nghe chị ấy nói vậy, tôi thực sự cảm thấy chỉ có sống theo lời Đức Chúa Trời chúng ta mới có thể thực sự giúp đỡ và mang lại lợi ích cho người khác, và tôi cũng cảm thấy rất an tâm.
Giờ nghĩ kỹ lại, tôi thấy rằng những thứ có vẻ cao quý và văn minh thuộc văn hóa truyền thống này, cho dù có bao nhiêu người tung hô và ngưỡng chúng đi nữa, thì chúng cũng không phải là lẽ thật. Chúng đều là phi nghĩa và xấu xa, chỉ có thể hại mình và hại người. Chỉ có lẽ thật mới là tiêu chí để chúng ta hành động và hành xử. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã sắp đặt những hoàn cảnh đó để thay đổi các suy nghĩ và quan điểm sai lầm của tôi và tôi cũng tạ ơn sự cứu rỗi của Ngài dành cho tôi!