5. Không thể nào thực hiện bổn phận nếu thiếu sự trung thực

Bởi Mộ Ngữ, Hòa Kỳ

Tôi đảm trách công tác chăm tưới người mới trong hội thánh. Một vài tín hữu chỉ vừa mới gia nhập cách đây không lâu, và tôi thấy một vài người trong số họ không nói nhiều khi hội họp, cũng không hội họp đều đặn. Họ đi họp một cách tùy hứng. Khi tôi liên lạc để thông công riêng, thì họ thích nói về chuyện kiếm tiền, xây dựng tương lai gia đình, nhưng ngay khi nhắc đến chuyện đức tin, là họ im bặt và viện cớ để cúp điện thoại. Tôi cảm thấy họ không hứng thú với lẽ thật và không có vẻ gì là tín hữu đích thực. Nhưng tôi không hoàn toàn chắc chắn, vì họ chỉ mới tin, nên tôi cứ tiếp tục hỗ trợ họ. Một thời gian trôi qua, họ vẫn như thế và dần dần không đi hội họp nữa. Chỉ đến khi đó tôi mới báo cho lãnh đạo về tình hình của họ. Chị ấy mới hỏi tôi: “Lâu nay, chị chăm tưới họ như thế nào? Khi được người khác chăm tưới, họ dự hội họp đều đặn bình thường. Tại sao giao cho chị thì lại thành ra thế này? Chị có thật sự thực hiện trách nhiệm của mình và thông công rõ ràng không? Nếu chúng ta không làm tròn trách nhiệm vì trễ nải trong bổn phận, khiến cho những người mới không dự hội họp đàng hoàng, thì toàn bộ chuyện này là lỗi của chúng ta”. Tôi biết chị ấy nói thế vì tinh thần trách nhiệm đối với công tác, nhưng tôi cứ tự nhủ rằng người ta ai mà chẳng có thể thay lòng đổi dạ, trước đây họ hội họp đàng hoàng đâu có nghĩa giờ sẽ vẫn như thế. Hơn nữa, khi mới gặp tôi, họ đã không hội họp đều đặn rồi, nên đây không phải là thay đổi đột ngột. Tôi chỉ muốn chăm tưới họ một thời gian và quan sát xem thế nào, chính vì thế tôi không báo chị ấy ngay. Nếu chị ấy bắt tôi chịu trách nhiệm chuyện này, thì tôi sẽ lãnh hậu quả. Tôi sẽ bị tỉa sửa và xử lý, thậm chị bị cách chức. Nếu biết trước thế này, tôi đã nói chuyện đó với chị ấy sớm hơn thế thì cuối cùng tôi sẽ khỏi phải bị quy toàn bộ trách nhiệm. Sau khi lãnh đạo xem xét, chị ấy không quy trách nhiệm cho tôi. Nhưng sau đó, khi tương tác với người mới, tôi không khỏi đề phòng. Nếu thấy ai có vấn đề hoặc không tham dự hội họp, tôi liền báo với lãnh đạo. Đôi lúc, lãnh đạo hỏi tôi có ý gì, tôi định không chăm tưới họ nữa hay sao. Tôi trả lời: “Không. Chị là lãnh đạo, nên tôi muốn cho chị biết tình hình của họ”. Nghe tôi nói vậy, chị ấy không nói thêm gì nữa. Đôi lúc, sau khi tôi báo cáo tình hình, chị ấy bảo tôi tiếp tục chăm tưới họ thêm một thời gian, nếu họ thật sự không muốn hội họp, thì không ép họ được và ta phải từ bỏ họ. Tôi hoàn toàn đồng ý, nghĩ rằng lãnh đạo đã biết về tình hình của các tín hữu mới, nên mình chỉ cần hỗ trợ họ. Nếu hỗ trợ mà đưa được họ quay lại thì tốt, còn nếu không được, nếu người mới đó không muốn hội họp nữa, thì lãnh đạo sẽ không nghĩ đây là chuyện đột ngột, không nói mình vô trách nhiệm trong bổn phận. Suy nghĩ như thế, tôi không còn quá chú tâm trong bổn phận nữa. Ngày nào, tôi cũng chỉ chăm tưới người mới một cách chiếu lệ. Khi gọi cho họ, nếu họ nghe máy, tôi sẽ thông công một ít, nhưng họ không nghe máy thì tôi cũng buông. Tôi nghĩ họ không nghe máy thì tôi đâu thể làm được gì, và tôi cũng chẳng nghĩ cách làm việc để giải quyết vấn đề của họ. Trong một buổi họp công tác sau đó, lãnh đạo nói là từ nay về sau, khi hỏi về công tác chăm tưới, chị ấy sẽ không chỉ nghe lời của người chăm tưới báo cáo về tình hình của người mới, mà còn tìm hiểu xem người chăm tưới đó đã thông công khía cạnh lẽ thật nào với họ, đã hỗ trợ họ như thế nào một cách cụ thể, rồi từ đó xem xét liệu người chăm tưới đó có thực hiện công tác thực tế không. Nếu họ không dốc lòng vào việc thông công với tín hữu mới, và khiến các tín hữu mới không dự hội họp thường xuyên hoặc thậm chí từ bỏ, thì người chăm tưới đó phải chịu trách nhiệm. Nghe chị ấy nói thế, tôi nhận ra là khi thông công với người mới, tôi đã không ghi lại mình đọc cho họ đoạn lời của Đức Chúa Trời nào, đã thông công về lẽ thật gì. Nếu một tín hữu mới không dự hội họp nữa, thì tôi chẳng có bằng chứng gì để biện hộ. Tôi tự hỏi liệu lãnh đạo có nghĩ tôi đã không làm công tác thực tế hay không, có nghĩ tôi vô trách nhiệm khi chăm tưới, rồi tỉa sửa và xử lý tôi. Vậy là tôi bắt đầu chú ý đến các tin nhắn và lời của Đức Chúa Trời mình gửi cho những tín hữu mới, ghi lại những gì chúng tôi thông công. Thỉnh thoảng, tôi gửi tin nhắn mà họ không trả lời, nhưng tôi chẳng bận tâm nhiều. Tôi cho là tôi đã gửi cho họ lời của Đức Chúa Trời mình nên gửi, và đã thông công đủ rồi. Nếu một tín hữu mới không dự hội họp nữa, lãnh đạo có thể xem ghi chép về những việc tôi đã làm và có lẽ sẽ không xem tôi là vô trách nhiệm.

Sau một thời gian, lãnh đạo để ý thấy một vài tín hữu tôi phụ trách vẫn không muốn hội họp, nên đã hỏi xem tôi chăm tưới họ như thế nào. Tôi đã chuẩn bị sẵn mọi ghi chép của mình để trưng ra, trong bụng nghĩ thầm mây mà tôi đã chuẩn bị trước và ghi chép lại mấy chuyện này. Nếu tôi không có bằng chứng cụ thể, ai mà biết chị ấy sẽ khiển trách tôi đến mức nào. Ngay khi tôi đang cảm thấy rất mãn nguyện thì lãnh đạo nói: “Nhìn vào những ghi chép này, tôi chẳng thấy có vấn đề gì, nhưng vài người bỏ hội họp nhiều buổi liên tiếp, nên hẳn công tác của chị có vấn đề. Hiện giờ, tôi không thấy được nó là gì, nhưng gần đây, khi tiếp xúc, tôi thấy chị cứ luôn nói về vấn đề của các tín hữu mới. Như thế không bình thường lắm đâu. Chị cần suy ngẫm xem vấn đề nằm ở đâu. Nếu chị bất cẩn và không chăm tưới tốt cho các tín hữu mới, khiến họ từ bỏ đức tin, thì chính là vô trách nhiệm, không làm tròn bổn phận”. Lời chị ấy như một đòn đau giáng vào tôi, khiến tôi tê dại. Tôi cứ tưởng chị ấy sẽ không khiển trách tôi, nhưng chị ấy nói công tác của tôi có vấn đề và bảo tôi phản tỉnh. Tôi quá đỗi bàng hoàng, tự hỏi liệu đây có phải là Đức Chúa Trời cảnh báo tôi qua lãnh đạo. Suy nghĩ đó khiến tôi buồn lòng và sợ rằng nếu vấn đề của tôi đã khiến người mới từ bỏ, thì đó chính là hành ác. Vậy nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, hôm nay lãnh đạo bất ngờ nói thế với con là do Ngài cho phép, nên hẳn phải có bài học để con rút ra. Côn không muốn làm hại các tín hữu mới này vì vấn đề của mình, nhưng con thấy u mê quá, và con chẳng biết vấn đề của con nằm ở đâu. Xin Ngài dẫn dắt con biết mình và thay đổi”.

Trong mấy ngày tiếp theo, tôi cầu nguyện thêm với Đức Chúa Trời về chuyện này. Rồi một hôm nọ, tôi đọc được một bài chứng ngôn có một đoạn lời Đức Chúa Trời đánh động tôi. “Hãy xem xét cẩn thận xem bản thân có phải là một người đúng đắn hay không. Mục đích và ý định của ngươi có phải đều là vì Ta không? Những lời nói việc làm của ngươi đều sống trước mặt Ta ư? Tâm tư ý niệm của ngươi, Ta đều dò xét. Bên trong ngươi không có quở trách ư? Ngươi trưng ra một gương mặt giả dối cho người khác xem, ngươi lại còn thản nhiên bình tĩnh ra vẻ tự cho bản thân là đúng để người khác nhìn; như thế là che giấu bản thân, muốn che giấu cái ác của ngươi, thậm chí muốn tìm mọi cách đẩy cái ác đó lên người khác. Lòng ngươi xảo quyệt biết bao!(“Chương 13” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Lời Đức Chúa Trời cho thấy rằng để bảo vệ tư lợi và che đậy việc hành ác, người ta làm những việc như nói dối và giả vờ để đẩy trách nhiệm sang người khác, hầu cho họ có thể bảo vệ bản thân. Đây là biểu hiện của sự xảo trá. Tôi cảm thấy những lời này vạch trần chính xác tình trạng của mình và tôi phải bắt đầu phản tỉnh bản thân. Tại sao tôi luôn báo với lãnh đạo về vấn đề của các tín hữu mới? Mỗi khi thấy ai đó có vấn đề hoặc không dự hội họp, là tôi liền báo với lãnh đạo. Trông có vẻ tôi chỉ thông báo sự thật, nhưng thật ra, tôi có động cơ riêng. Tôi sợ nếu người đó không dự hội họp nữa, lãnh đạo sẽ quy trách nhiệm cho tôi, thậm chí cách chức tôi, nên tôi đã nhanh chóng ra tay trước, báo vấn đề của họ trước hết, để cho lãnh đạo có ấn tượng lầm rằng tín hữu mới này không tốt, và tôi không phải chịu trách nhiệm. Nếu tôi không thể hỗ trợ họ cho thỏa đáng và họ không dự hội họp nữa, thì đó là vấn đề của họ. Như thế, tôi sẽ hoàn toàn không mang lỗi gì. Nếu sau đó, họ lại muốn đi hội họp, người ta sẽ nghĩ đó là công lao của tôi. Thấy được chuyện này nhờ phản tỉnh, đúng là cú sốc với tôi. Tôi chưa hề nghĩ ẩn sau lời nói của mình lại có những động cơ đê hèn, đáng khinh đến thế. Tôi thật quá xảo trá!

Tôi tự hỏi tại sao mình lại có thể làm một việc bất lương và lừa lọc đến thế mà chẳng hề nhận ra. Khi phản tỉnh chuyển này, tôi đọc được những lời của Đức Chúa Trời phơi bày các tâm tính bại hoại của con người và cuối cùng biết mình được một chút. Lời Đức Chúa Trời phán: “Sự tà ác của những kẻ địch lại Đấng Christ có một đặc điểm chính – Ta sẽ chia sẻ với các ngươi bí mật về cách nhận ra nó. Bí mật là đây – đầu tiên, dù trong lời nói hay hành động của họ, ngươi cũng không thể dò lường họ; ngươi không thể đọc được họ. Khi họ nói chuyện với ngươi, mắt họ luôn đảo qua đảo lại, và ngươi không thể biết họ đang ủ mưu gì. Đôi khi họ khiến ngươi cảm thấy rằng họ ‘trung thành’ hoặc đặc biệt ‘chân thành’, nhưng không phải vậy, ngươi không bao giờ có thể nhìn thấu họ. Ngươi có một cảm giác đặc biệt trong lòng mình, một cảm nhận về sự tinh vi thâm sâu trong những ý nghĩ của họ, một sự thâm hiểm không thể dò lường. Họ có vẻ kỳ lạ và bí hiểm(“Họ tà ác, quỷ quyệt và giả dối (Phần 2)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Những kẻ địch lại Đấng Christ luôn ranh ma trong hành vi. Họ ranh ma như thế nào? Họ luôn hành xử dựa trên thủ đoạn, và lời nói của họ không hở ra điều gì, vì vậy người ta khó mà hiểu được ý định và mục đích của họ. Đó là ranh ma. Họ không dễ dàng đi đến kết luận trong bất cứ điều gì họ làm; họ làm cho cấp dưới và người nghe có thể cảm nhận được ý định của họ, và khi đã hiểu kẻ địch lại Đấng Christ, những người đó sẽ hành động theo ý đồ, động cơ của họ và thực hiện mệnh lệnh của họ. Nếu một nhiệm vụ được hoàn thành, thì kẻ địch lại Đấng Christ vui vẻ. Nếu nhiệm vụ không hoàn thành, không ai có thể tìm thấy bất cứ điều gì để chống lại họ, hoặc dò lường được động cơ, ý định hay mục đích đằng sau những gì họ làm. Sự ranh ma trong những điều họ làm nằm ở những âm mưu ẩn giấu và những mục tiêu bí mật, tất cả đều nhằm mục đích lừa gạt, đùa giỡn và kiểm soát mọi người khác. Đây là thực chất của hành vi ranh ma. Ranh ma không đơn thuần là nói dối; thay vào đó, nó là điều không thể dò lường đối với người bình thường. Nó không cùng loại với những hành động dối trá hoặc xấu xa thông thường. Nếu ngươi đã làm điều gì đó mà ngươi không muốn ai biết, hoặc nói dối, thì đó có bị coi là ranh ma không? (Không.) Đó chỉ là sự giả dối và không đến mức ranh ma. Điều gì khiến cho ranh ma sâu cay hơn giả dối? (Người ta không thể nhìn thấu nó.) Rất khó để người ta nhìn thấu nó. Đó là một phần. Còn gì nữa? (Người ta không có bất cứ điều gì để chống lại một người ranh ma.) Đúng vậy. Vấn đề là người ta khó có thể tìm thấy bất cứ điều gì để chống lại họ. Ngay cả khi một số người biết người đó đã phạm những việc ác, họ cũng không thể xác định được đó là người tốt hay xấu, hay là một kẻ địch lại Đấng Christ. Người ta không thể nhìn thấu họ, mà nghĩ rằng họ tốt và có thể bị họ lừa gạt. Đó là sự ranh ma. Con người ta thường có xu hướng nói dối và nuôi những âm mưu nhỏ. Đó chỉ là sự giả dối. Nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ nham hiểm hơn những người giả dối thông thường. Họ giống như những quỷ vương; không ai có thể dò lường những gì họ làm, họ có thể nhân danh công lý mà làm nhiều điều ác, và người ta hết lời ca ngợi, trong khi trên thực tế, họ gài bẫy và hãm hại người ta. Đây gọi là ranh ma(“Họ hành xử kỳ lạ và bí ẩn, họ tùy tiện và độc tài, họ không bao giờ thông công với người khác, và họ buộc người khác phải tuân theo mình” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy ra rằng những kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính tà ác và làm việc một cách lươn lẹo. Nó khác với biểu lộ sự bại hoại xảo trá. Xảo trá nghĩa là nói dối và lừa gạt rõ rành rành, dễ nhận thấy. Còn làm việc một cách lươn lẹo nghĩa là người đó che đậy sâu những động cơ, mục tiêu và ý định của mình, tạo ấn tượng sai lầm cho người khác để họ không thấy được lời nói việc làm của người đó có vấn đề gì. Kể cả nếu họ cảm thấy là có vấn đề, cũng chẳng tìm được lỗi gì của người đó, chẳng xác định được. Đấy là cách người đó lừa bịp người khác và đạt được những động cơ ngầm của mình. Tôi đã đối chiếu bản thân với lời Đức Chúa Trời. Trông có vẻ tôi nhanh chóng và chủ động báo cho lãnh đạo tình hình các tín hữu mới, cho chị ấy ấn tượng sai lầm rằng tôi mang gánh trọng trách trong bổn phận và tôi sẵn lòng tiếp nhận sự giám sát của chị ấy. Nhưng thật ra, tôi dùng nó làm phương thức ngăn ngừa với lãnh đạo, để chị ấy có ấn tượng tiêu cực về các tín hữu mới không dự hội họp thường xuyên. Như thế, nếu đến một ngày, họ không hội họp nữa, thì chị ấy sẽ không quy trách nhiệm cho tôi. Còn nữa, khi lãnh đạo hỏi chi tiết về công tác của tôi, bề ngoài có vẻ như mối thông công tôi nói với họ chẳng có vấn đề gì, có vẻ tôi tích cực dành thời gian thông công và gửi lời Đức Chúa Trời cho họ, nên lãnh đạo sẽ nghĩ tôi mẫn cán và yêu thương họ. Sự thực là tôi chẳng thành tâm chút nào khi thông công với các tín hữu mới. Vì lãnh đạo sẽ xem lại ghi chép công tác và tôi lại sợ mình có thể bị quy trách nhiệm nếu chị ấy hỏi tôi đã hỗ trợ họ thế nào, nên tôi chẳng còn cách nào khác là làm chiếu lệ để có thể có báo cáo nộp chị ấy. Nghĩ về mọi chuyện đó, để bảo vệ hình tượng người lãnh đạo, để không bị quy trách nhiệm, để giữ địa vị và tiền đồ, mà tôi đã giở đủ loại thủ đoạn. Tôi che giấu ý định của mình khi nói chuyện, và cẩn trọng khi hành động. Rõ ràng, lòng tôi đâu hướng đến bổn phận, khiến cho một số người mới không dự hội họp đều đặn. Lãnh đạo cũng cảm thấy bổn phận của tôi có vấn đề, nhưng chẳng biết nó nằm ở đâu và chị ấy không thể tìm ra bằng chứng gì để quy trách nhiệm cho tôi. Tôi thật quá lừa lọc. Trước chuyện này, tôi chưa hề thấy hành vi của mình chính là hành động kiểu lươn lẹo. Tôi luôn cảm thấy những người khôn lanh, tính toán và lươn lẹo hầu hết là những người có tuổi, nhiều kinh nghiệm. Nhưng tôi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, không có suy nghĩ phức tạp. Gọi hành vi của tôi là lươn lẹo có vẻ không đúng. Nhưng sự thật đã lộ rõ cho tôi thấy tôi có tâm tính tà ác địch lại Đấng Christ, và lươn lẹo không liên quan gì đến tuổi tác. Nó hoàn toàn phát xuất từ bản tính Sa-tan. Rồi tôi đột nhiên nhớ đến một chuyện khác. Có một tín hữu mới đã đặt nhiều câu hỏi và nói chuyện rất thẳng. Nếu không hiểu mối thông công của tôi, chị ấy sẽ đối chất trực tiếp với tôi khi hội họp, khiến tôi thấy mất mặt. Để bảo vệ thể diện của mình, tôi chẳng muốn dự hội họp có mặt chị ấy nữa, nhưng lại không dám nói thẳng, sợ lãnh đạo xử lý tôi. Tôi muốn tìm ra một cách để đẩy chị ấy sáng cho người chăm tưới khác. Có lần, tín hữu mới đó thường nhắc đến chuyện nhóm hiện tại hơi nhỏ so với nhóm trước đây chị ấy từng tham gia. Tôi đã lấy đó làm cớ để bảo lãnh đạo là chị ấy không thích nhóm hội họp nhỏ, thích nhóm lớn hơn cơ, và nhờ lãnh đạo chuyển chị ấy sang nhóm khác. Lãnh đạo đã sắp xếp chị ấy tham gia một nhóm khác ngay lập tức. Như thế tôi đã che đậy thành công động cơ đáng hổ thẹn, đáng khinh của mình và đẩy tín hữu mới này ra khỏi nhóm mình. Lãnh đạo còn nhầm tưởng tôi mang gánh trọng trách và biết nghĩ cho người mới. Tôi thật quá tá ác và lừa lọc!

Sau đó, tôi đã ăn uống thêm lời Đức Chúa Trời liên quan đến tình trạng của mình. “Ta nói cho các ngươi biết: thứ Đức Chúa Trời khinh miệt nhất và muốn bỏ mặc nhất là loại người ương ngạnh này, kẻ biết rõ lỗi của mình nhưng không ăn năn. Họ không bao giờ nhận lỗi và luôn viện cớ và biện minh để chạy tội và bào chữa cho bản thân, muốn sử dụng những cách khác để trở thành kẻ thoái thác và lừa bịp hơn. Họ muốn mắc hết lỗi này đến lỗi khác, và không nghĩ đến việc ăn năn hay nhận lỗi. Loại người này khá rắc rối và khó có thể được cứu rỗi, họ chính là loại người Đức Chúa Trời muốn bỏ mặc(“Bước vào sự sống là điều quan trọng nhất đối với đức tin vào Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Nghĩ lại chuyện này, tôi nhận ra rằng dù có xảy ra chuyện gì đi nữa, điểm mấu chốt là phải tiếp nhận lẽ thật. Nếu ai đó phạm sai lầm trong bổn phận mà không chịu nhận, không chấp nhận bị tỉa sửa và xử lý, mà cứ viện cớ và tìm lý lẽ để tranh cãi biện luận cho mình, thậm chí còn bày trò để che đậy lỗi lầm, thì nghĩa là họ không tiếp nhận lẽ thật một chút nào. Họ đang phản nghịch với Đức Chúa Trời và Ngài sẽ ruồng bỏ, tiêu diệt họ. Tôi được làm công tác quan trọng là chăm tưới tín hữu mới vì Đức Chúa Trời mong tôi có thể hỗ trợ và giúp đỡ họ bằng yêu thương và nhẫn nại. Ngài muốn tôi thông công rõ ràng về lẽ thật của các khải tượng và giúp họ nhanh chóng đặt nền tảng trên con đường thật. Tôi biết rõ một số tín hữu mới không dự hội họp thường xuyên và tôi có trách nhiệm không thể chối cãi. Nhưng khi lãnh đạo hỏi tôi và xử lý tôi, tôi không chỉ không hiểu đây là chuyện đến từ Đức Chúa Trời, cũng không tiếp thu phê bình của lãnh đạo, không nghĩ cách hỗ trợ các tín hữu mới ngay lập tức, mà lại bắt đầu giở trò, dùng những chiến thuật lươn lẹo và láu cá hơn nữa để che đậy sự thật là tôi đã không làm tròn bổn phận. Tôi không để lãnh đạo biết chuyện, hầu cho chị ấy không có gì để kết tội tôi. Tôi tự mãn khi dùng chiêu trò thoát tội thành công, thầm vui sướng vì mình khôn lanh. Tôi chẳng nhận ra rằng Đức Chúa Trời có thể thấy rõ những phương thức bất chính và thủ đoạn đê hèn của tôi – làm sao tôi giấu nổi. Những vấn đề trong bổn phận của tôi sẽ phải bị phơi bày. Nếu lãnh đạo không cảnh báo tôi, thì tôi đã không biết phản tỉnh, càng không có ý muốn ăn năn. Tôi đã quá u mê, chẳng chịu tiếp nhận lẽ thật, chẳng tổng kết và thay đổi nhưng sai lầm trong công tác. Thay vào đó, tôi chỉ nghĩ cách để che mắt lãnh đạo hòng bảo vệ thể diện, địa vị và tiền đồ của mình. Tôi đã lươn lẹo và láu cá để che đậy sự thật là tôi không làm tròn bổn phận. Tôi không dốc lòng vào việc chăm tưới và giúp đỡ các tín hữu mới giải quyết khó khăn của họ. Do đó, một vài vấn đề của các người mới chẳng được giải quyết suốt thời gian dài. Thậm chí đến bây giờ, một số chẳng dự hội họp đều đặn. Điều khiến tôi thật sự lo sợ là chuyện người mới mà tôi đã đẩy sang nhóm khác lại không muốn dự hội họp nữa vì bị đột ngột đổi người chăm tưới. Những người khác đã kiên nhẫn thông công với chị ấy suốt thời gian dài rồi chị mới đồng ý quay lại hội họp. Nghĩ về những việc tôi đã làm khiến tôi rất đau buồn. Những người khác nỗ lực hết sức để đưa người ta về, vậy mà tôi lại trễ nải. Tôi đã hành ác. Nếu Đức Chúa Trời không sắp đặt hoàn cảnh để phơi bày tôi, thức tỉnh trái tim u mê của tôi, thì tôi đã không nhận ra mình đang ở bên bờ vực nguy hiểm. Tôi chẳng muốn tiếp tục sống theo tâm tính tà ác địch lại Đấng Christ của mình nữa, mà muốn bước ra khỏi con đường tà ác này và ăn năn với Đức Chúa Trời.

Ngay khi tôi vừa nhận thức được đôi điều, lãnh đạo đã hỏi xem gần đây tôi làm việc thế nào. Tôi mới kể cho chị ấy nghe về việc tôi phản tỉnh và nhận ra được gì. Chị ấy đã gửi cho tôi một vài đoạn lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Việc thực hành tính trung thực bao gồm nhiều khía cạnh. Nói cách khác, tiêu chuẩn để là người trung thực không chỉ đạt được thông qua một phương diện; ngươi phải đạt tiêu chuẩn trên nhiều phương diện thì mới có thể trung thực. Một số người luôn nghĩ rằng để là người trung thực, họ chỉ cần cố gắng không nói dối. Quan điểm này có đúng không? Có phải trung thực chỉ đòi hỏi không nói dối không? Không – nó còn liên quan đến một số khía cạnh khác. Thứ nhất, bất kể ngươi đang phải đối mặt với điều gì, dù đó là điều ngươi đã tận mắt thấy hay điều người khác nói với ngươi, dù đó là sự tương tác với mọi người hay giải quyết một vấn đề, dù đó là bổn phận ngươi phải thực hiện hay điều Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, ngươi cũng phải luôn tiếp cận nó với một tấm lòng trung thực. Một người nên thực hành tiếp cận mọi thứ với tấm lòng trung thực như thế nào? Nói những gì ngươi nghĩ và nói một cách trung thực; không nói những lời sáo rỗng, những biệt ngữ chính thống, hoặc những lời nghe có vẻ dễ chịu, không nói những điều tâng bốc hay giả dối giả hình, mà hãy nói những lời trong lòng mình. Đây là làm người trung thực. Bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm thực sự trong lòng ngươi – đây là điều những người trung thực phải làm. Nếu ngươi không bao giờ nói những gì ngươi nghĩ, những lời nung nấu trong lòng ngươi, và những gì ngươi nói luôn mâu thuẫn với những gì ngươi nghĩ, thì đó không phải là những gì một người trung thực làm. Ví dụ như ngươi không làm tròn bổn phận của mình, và mọi người hỏi chuyện gì đang xảy ra, ngươi nói: ‘Tôi muốn làm tròn bổn phận của mình, nhưng vì nhiều lý do, tôi chưa làm được’, trong khi thực tế là trong lòng ngươi biết mình đã không siêng năng, ấy thế mà ngươi không nói sự thật. Ngươi tìm đủ mọi loại lý do, biện minh và kiếm cớ để che đậy sự thật và trốn tránh trách nhiệm. Đó có phải là những gì một người trung thực làm không? (Không.) Ngươi đánh lừa mọi người và đối phó bằng cách nói những điều này. Nhưng thực chất của những gì bên trong ngươi, của ý định bên trong ngươi là một tâm tính bại hoại. Nếu ngươi không thể công khai và mổ xẻ nó, thì nó không thể được làm tinh sạch – và đó không phải vấn đề nhỏ đâu! Ngươi phải nói thật: ‘Tôi đã hơi trì hoãn trong việc thực hiện bổn phận của mình. Tôi đã bất cẩn, chiếu lệ và lơ là. Khi tâm trạng tốt, tôi có thể nỗ lực một chút. Khi tâm trạng tồi tệ, tôi buông xuôi, không muốn nỗ lực và thèm muốn những tiện nghi xác thịt. Vì vậy, những nỗ lực thực hiện bổn phận của tôi đều không hiệu quả. Tình hình đã thay đổi trong vài ngày qua và tôi đang cố gắng nỗ lực hết mình, cải thiện hiệu quả và làm tròn bổn phận của mình’. Đây là nói thật lòng. Cách nói kia không xuất phát từ trái tim. Do sợ bị xử lý, sợ mọi người phát hiện ra vấn đề của ngươi, và sợ mọi người bắt ngươi phải chịu trách nhiệm, ngươi tìm đủ mọi loại lý do, biện minh và kiếm cớ để che đậy sự thật, trước tiên là khiến người khác ngừng nói về tình trạng này, sau đó đổ trách nhiệm, nhằm tránh bị xử lý. Đây là nguồn gốc những lời nói dối của ngươi. Cho dù những người nói dối có nói nhiều như thế nào, một số điều họ nói chắc chắn là thật và thực tế. Nhưng một số điều mấu chốt họ nói sẽ chứa một chút giả dối và một chút động cơ của họ. Vì vậy, việc phân định và phân biệt đâu là thật, đâu là giả rất quan trọng. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện. Một số điều họ nói sẽ bị uế tạp và thêu dệt, một số điều họ nói sẽ phù hợp với thực tế, và một số điều họ nói sẽ mâu thuẫn với thực tế; với thực và hư lẫn lộn như vậy, khó mà phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Đây là loại người giả dối nhất và khó nhận biết nhất. Nếu họ không thể tiếp nhận lẽ thật hoặc thực hành tính trung thực, họ chắc chắn sẽ bị loại bỏ. Vậy thì con đường mọi người nên chọn là gì? Đâu là con đường để thực hành tính trung thực? Các ngươi nên học cách nói sự thật và có thể thông công cởi mở về trạng thái và các vấn đề thực của mình. Đó là cách người trung thực thực hành, và thực hành như vậy mới đúng(“Chỉ có trung thực mới sống thể hiện ra được hình tượng giống con người thật sự” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc những đoạn này thật sự khiến tôi xúc động. Đức Chúa Trời biết quá rõ chúng ta. Ngài biết chúng ta đều có vấn đề và phạm sai lầm trong bổn phận. Đây là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều mấu chốt là chúng ta có thái độ nào khi vấn đề nảy sinh, chúng ta thực tế và trung thực thừa nhận lỗi lầm rồi sửa đổi, hay chúng ta tranh cãi, che đậy vấn đề và lừa dối. Trước đây, tôi sống theo tâm tính Sa-tan của mình, xảo quyệt và lừa lọc. Tôi đã đi con đường sai trái, giờ tôi không thể tiếp tục như thế nữa. Tôi muốn mình làm người trung thực và tiếp nhận sự soi xét của Đức Chúa Trời. Dù cho bổn phận của tôi có sai lầm hay vấn đề gì, hoặc lãnh đạo hỏi thăm về công tác của tôi, tôi đều phải phản ứng bằng sự liêm chính, bằng tấm lòng trung thực, tìm kiếm lẽ thật từ sự thật, nói lời thật lòng. Tôi phải có nói có, không nói không, có làm việc gì thì phải thừa nhận, không được nói dối hoặc bao biện cho mình. Còn nữa, ngoài nói năng một cách trung thực, tôi muốn thực hành phản tỉnh về những động cơ ẩn sau lời nói và việc làm của mình, thấy chúng không đúng đắn thì phải thay đổi ngay, không bảo vệ tư lợi và giở trò để lừa bịp người khác. Tôi thầm hạ quyết tâm từ giờ mình phải đi theo con đường đó.

Một hôm nọ, tôi để ý thấy có một người mới bỏ họp mấy buổi liên tiếp, tôi đã gọi cho anh ấy mấy lần mà anh ấy chẳng bắt máy, nhắn tin cũng không hồi âm. Tôi chẳng biết đang có chuyện gì. Tôi không khỏi lo lắng rằng anh ấy sẽ không dự hội họp nữa, và tự hỏi tôi có nên báo chuyện này với lãnh đạo để nếu có ngày anh ấy bỏ hội họp luôn, lãnh đạo sẽ không quy trách nhiệm cho tôi. Khi có suy nghĩ đó, tôi nhận ra vấn đề giở trò của mình lại tái phát. Rồi tôi nhớ đến những lời này của Đức Chúa Trời: “Ngươi không cần phải sử dụng bất kỳ phương pháp nào để bảo vệ danh tiếng, hình ảnh và địa vị của mình, cũng như không cần phải che đậy hay ngụy trang cho những sai lầm của mình. Ngươi không cần phải bỏ ra những nỗ lực vô ích này. Nếu ngươi có thể buông bỏ những điều này, ngươi sẽ rất thư thái, ngươi sẽ sống mà không bị gông cùm hoặc đau đớn, và ngươi sẽ sống hoàn toàn trong sự sáng(“Chỉ những ai thực hành lẽ thật mới là người kính sợ Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đúng là thế. Đức Chúa Trời nhìn vào lòng chúng ta. Có lẽ tôi lừa được mọi người bằng mưu chước quanh co của mình, nhưng Đức Chúa Trời thấy rõ mọi sự như ban ngày, và cuối cùng, Ngài phơi bày mọi sự. Tôi làm bổn phận trước mặt Đức Chúa Trời, đâu phải làm trước mặt con người nào. Tôi không cần giở trò và che đậy bản thân làm gì. Như trước đây, khi tôi dốc hết sức để hỗ trợ người mới, nhưng dù tôi có làm gì, họ cũng không dự hội họp và không hứng thú với đức tin và lẽ thật. Khi lãnh đạo biết tình hình thực tế, chị ấy đã xác định họ không phải là tín hữu thật nên đâu có quy trách nhiệm cho tôi. Tôi có thể thấy rằng hội thánh có nguyên tắc về cách đối xử với mọi người, rất công bằng. Tôi không cần giở trò để đùn đẩy trách nhiệm hoặc mưu toan tìm một lối thoát làm gì. Trước đây, tôi sống theo tâm tính Sa-tan và không làm tròn bổn phận. Lần này, tôi không thể làm việc cẩu thả được. Tôi phải đặt lòng mình đúng chỗ và thực hiện bổn phận. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng thay đổi và làm bất kỳ việc gì tôi có thể để giúp đỡ và hỗ trợ người mới. Nếu tôi dốc hết sức để giúp đỡ và hỗ trợ họ, thông công mọi lẽ thật cần thiết cho họ, nhưng người mới đó vẫn không muốn dự hội họp, thì tôi có thể thẳng thắn đối diện chuyện đó và thành thật báo với lãnh đạo. Khi đã thay đổi thái độ, tôi cố liên lạc tín hữu mới đó lần nữa, và ngạc nhiên thay, anh ấy trả lời liền, nói rằng gần đây anh ấy bận rộn công việc và rất mệt, nên không dự hội họp được. Tôi đã dùng lời Đức Chúa Trời để thông công và từ đó, anh ấy hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, tìm được một con đường thực hành, bắt đầu dự hội họp đều đặn trở lại. Từ đó, khi có tín hữu mới không dự họp đều đặn, tôi dốc hết sức mình để hỗ trợ, giúp đỡ, thông công lời Đức Chúa Trời với họ. Tôi đã hỗ trợ họ với lòng chân thành. Nhiều người mới bắt đầu dự hội họp trở lại sau khi tôi làm như thế. Làm như thế này, tôi cảm thấy thật bình an và dễ chịu. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 4. Dùng người thì đừng nghi: Có đúng không?

Tiếp theo: 7. Lời Đức Chúa Trời là Lăng kính duy nhất để chúng ta nhìn nhận người khác

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger