61. Tình cảm làm lu mờ phán đoán

Bởi Chu Minh, Trung Quốc

Tuệ Quyên à,

Anh đã nhận được thư của em. Trong thư em nói hai đứa con mình đã bị thanh trừ khỏi hội thánh. Lúc ban đầu, anh thật sự không chấp nhận được chuyện này. Anh nhớ mấy năm trước khi anh về nhà, Tiểu Đào và Tiểu Mẫn vẫn còn hội họp và thực hiện bổn phận, sao giờ lại đến nông nỗi bị thanh trừ cơ chứ? Dù chúng không thực sự mưu cầu lẽ thật, nhưng đều có đức tin chân thật. Lãnh đạo có đòi hỏi ở chúng quá nhiều không? Có sai lầm khi thanh trừ chúng không? Trong lòng anh thậm chí còn trách móc em. Con chúng ta đi theo con đường trần tục của thế gian, chỉ lo mưu cầu tiền tài, không chịu thực hiện bổn phận, không ăn uống lời Đức Chúa Trời. Anh thắc mắc tại sao em lại không thông công với chúng. Anh cảm thấy giá như anh ở nhà, anh sẽ giúp đỡ và hỗ trợ chúng nhiều hơn và anh sẽ không để chúng đến mức bị thanh trừ. Vào thời điểm đó, trong đầu anh toàn những suy nghĩ như vậy, anh nằm trên giường thao thức cả đêm mà không ngủ được, hồi tưởng lại những ký ức hạnh phúc khi cả nhà bên nhau, cùng nhau hát ca ngợi Đức Chúa Trời, cùng nhau ăn uống lời Ngài. Anh nhớ đã nói với em rằng anh mong mọi người nhà ta đều có thể dốc lòng mưu cầu lẽ thật, được Đức Chúa Trời cứu rỗi, và sống trong vương quốc của Ngài, được như thế thật tuyệt làm sao. Anh không ngờ khi công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, con chúng ta lại bị phơi bày là kẻ chẳng tin và bị thanh trừ khỏi hội thánh. Chẳng phải như thế nghĩa chúng sẽ mất hết cơ hội được cứu rỗi sao? Càng nghĩ anh càng thấy buồn. Thấy thảm họa mỗi ngày một nhiều và dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, khiến anh rất lo cho tương lai và vận mệnh của con chúng ta. Thậm chí anh muốn viết thư cho lãnh đạo hội thánh, hỏi xem các con của mình có thể tiếp tục ở lại phụng sự hội thánh được không, như thế có thể níu kéo chút hy vọng được cứu rỗi cho chúng. Bao năm phải bôn ba thực hiện bổn phận do sự truy bắt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, anh cảm thấy chưa lo được cho chúng và chưa hoàn thành trách nhiệm làm cha. Anh cảm thấy mình nợ chúng. Tuệ Quyên, em có biết rằng khi cứ sống trong tình trạng như thế, lòng anh đầy tăm tối và tiêu cực, và anh không thể chú tâm vào bổn phận không? Anh biết tình trạng này không ổn nên đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Thật đau đớn khi thấy con mình bị thanh trừ khỏi hội thánh. Mặc dù con biết rằng việc này là do Ngài cho phép và bản thân con nên tuân phục, nhưng con không thể bỏ mặc con cái mình, thậm chí con thấy mình nợ chúng rất nhiều. Đức Chúa Trời! Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con để con hiểu được lẽ thật về chuyện này và không bị tình cảm chi phối”.

Cầu nguyện xong, anh đọc lời Đức Chúa Trời. “Việc thực hành của Gióp rất chi tiết, phải không? Đầu tiên chúng ta hãy nói về cách ông đối xử với các con của mình. Mục tiêu của ông là quy phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời trong mọi việc. Việc gì Đức Chúa Trời không làm thì ông không cưỡng ép đề ra, cũng không lập bất kỳ kế hoạch hay tính toán nào dựa trên ý tưởng của con người. Trong mọi việc, ông đều tuân theo và chờ đợi sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời. Đây là nguyên tắc chung của ông. … Gióp đã đối xử với các con của mình như thế nào? Ông chỉ thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một người cha, rao truyền Phúc Âm và thông công về lẽ thật với các con. Tuy nhiên, dù họ có nghe lời ông hay không, có vâng lời hay không, thì Gióp cũng không ép buộc họ phải tin Đức Chúa Trời, ông không lôi kéo cưỡng buộc họ, hay can thiệp vào cuộc sống của họ. Ý tưởng và quan điểm của họ khác với của ông, vì vậy ông không can thiệp vào những gì họ làm, và không can thiệp vào dạng con đường mà họ đang đi. Có phải Gióp hiếm khi nói với các con về việc tin Đức Chúa Trời không? Chắc chắn ông đã nói đủ với họ về việc này, nhưng họ không chịu nghe, và không tiếp nhận. Gióp có thái độ thế nào với chuyện này? Ông nói: ‘Mình đã hoàn thành trách nhiệm của mình; còn về việc chúng có thể đi loại con đường nào, đó là tùy chúng lựa chọn, tùy vào sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không hoạt động hoặc lay động lòng chúng, mình sẽ không cố ép buộc chúng’. Vì vậy, Gióp đã không cầu nguyện cho họ trước mặt Đức Chúa Trời, không khóc lóc đau khổ vì họ, không bỏ ăn bỏ uống, cũng không chịu đựng theo bất cứ cách nào vì họ. Ông đã không làm những điều này. Tại sao Gióp không làm bất cứ điều gì trong số này? Bởi vì không có cách nào trong số này là cách quy phục sự tể trị và sự an bài của Đức Chúa Trời; tất cả chúng đều xuất phát từ ý tưởng của con người và là những cách để áp đặt ý muốn của người ta. … Phương pháp thực hành của ông là chính xác; trong mọi cách ông thực hành, trong quan điểm, thái độ và trạng thái mà ông đối xử với mọi thứ, ông luôn ở trong tình trạng và trạng thái quy phục, chờ đợi, tìm kiếm và đạt được sự hiểu biết. Thái độ này rất quan trọng. Nếu người ta không bao giờ có loại thái độ này trong bất cứ việc gì họ làm, và đặc biệt có tư tưởng cá nhân mạnh mẽ, đặt động cơ và lợi ích cá nhân lên trên hết, thì họ có thực sự quy phục không? (Không.) Ở những người như vậy, không thể nhìn thấy sự quy phục thực sự; họ không thể đạt được sự quy phục thực sự(Các nguyên tắc của việc thực hành quy phục Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời tỏ lộ trải nghiệm của ông Gióp, anh thấy thật sự nhục nhã và hổ thẹn. Anh thấy ông Gióp không đối đãi với con mình dựa vào tình cảm, mà đối đãi bằng lý trí. Dù ông mong con mình sẽ tin vào Đức Chúa Trời và tránh xa tội ác để chúng không phạm tội quá nhiều và đi vào con đường diệt vong, nhưng khi thấy chúng không thờ phượng Đức Chúa Trời và sống buông thả, ông không ép chúng thay đổi cách sống hay buộc chúng phải đi theo một con đường nhất định. Ông chỉ tuân phục sự an bài của Đức Chúa Trời và hạn chế đắc tội với Đức Chúa Trời. Sau đó, khi con ông bị đè chết, Gióp không hề oán trách Đức Chúa Trời. Anh thấy trong việc đối đãi với con mình, Gióp đã tôn kính và tuân phục Đức Chúa Trời. Ấy vậy mà, khi biết con trai mình rời bỏ hội thánh để mưu cầu vật chất còn con gái bị thanh trừ, trong lòng anh chỉ chú tâm đến tình thân xác thịt. Anh tìm cách để chúng có thể níu kéo hy vọng được ban phước lành. Dù đức tin của chúng có chân thành hay không, chúng có mưu cầu lẽ thật không, anh chỉ muốn chúng có thể ở lại hội thánh. Thậm chí anh muốn lãnh đạo cho chúng thêm một cơ hội nữa, cho chúng tiếp tục phụng sự hội thánh bằng mọi cách có thể. Đối với con mình, anh chỉ muốn dùng biện pháp của con người để cứu vãn mọi chuyện. Anh không tuân phục quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời. Nhất là khi biết các con mình bị xác định là kẻ chẳng tin, anh không những không tìm kiếm lẽ thật để phân định thực chất của chúng, mà còn sống trong hiểu lầm, nghi ngờ lãnh đạo không xử lý sự việc công bằng, và anh mất hết động lực trong bổn phận. Lòng anh chỉ có chỗ cho con; căn bản không còn chỗ cho Đức Chúa Trời. Anh nhớ lại những yêu cầu rõ ràng trong sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời. “Những người thân không có đức tin (con cái, vợ chồng, anh chị em hay cha mẹ ngươi, v.v.) không nên bị ép buộc vào hội thánh. Nhà của Đức Chúa Trời không thiếu thành viên, và không cần phải tăng số lượng bằng những người không có ích gì. Tất cả những ai không hân hoan tin thì không được dẫn dắt vào hội thánh. Sắc lệnh này dành cho tất cả mọi người. Các ngươi nên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở lẫn nhau về vấn đề này; không ai được vi phạm(Mười sắc lệnh quản trị phải được vâng phục bởi dân sự được Đức Chúa Trời chọn trong Thời đại Vương quốc, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Anh nhớ em đã nói trong thư rằng các anh chị em đã hỗ trợ gia đình chúng ta rất nhiều, và chính các con mình chọn không ăn năn, xao lãng đọc lời Đức Chúa Trời và ngừng hội họp. Như vậy chứng tỏ chúng là những kẻ chẳng tin, nhưng anh lại làm ngơ lời Đức Chúa Trời và muốn dựa vào tình cảm để giữ chúng ở lại hội thánh. Anh thật quá phản nghịch. Anh không thể cứ dựa vào tình cảm được. Về chuyện đối đãi với con cái, anh phải học hỏi Gióp, tìm kiếm lẽ thật, tuân phục sự an bài của Đức Chúa Trời. Đây mới là lý trí mà anh nên có.

Sau đó, anh nhớ tới chuyện biết bao nhiêu người đã bị hội thánh phơi bày và đào thải những năm vừa qua. Khi thấy thông báo thanh trừ từ nhà Đức Chúa Trời, anh không có bất cứ quan niệm gì, anh biết Đức Chúa Trời công chính và trong nhà Ngài, lẽ thật ngự trị cao nhất và không ai bị oan uổng cả. Thế mà lúc thấy các con mình bị hội thánh thanh trừ, tại sao anh lại không tuân phục Đức Chúa Trời, không chúc tụng sự công chính của Ngài, thay vào đó lại dựa vào tình cảm mà nghi ngờ hội thánh xử lý thiếu công bằng? Sau đó, anh đọc thêm lời Đức Chúa Trời. “Đặc điểm của cảm xúc là gì? Chắc chắn không phải là bất cứ điều gì tích cực. Nó tập trung vào các mối quan hệ thể xác và thỏa mãn những mong muốn xác thịt. Sự thiên vị, bao biện cho người khác, sự say mê, o bế và nuông chiều, tất cả đều thuộc về cảm xúc. Một số người đặt nặng cảm xúc, họ phản ứng với bất cứ điều gì xảy ra với họ dựa trên cảm xúc của mình; trong thâm tâm, họ biết rõ điều này là sai trái, và ấy thế mà vẫn không có khả năng khách quan, càng không hành động theo nguyên tắc. Khi con người luôn bị tình cảm chi phối, liệu họ có khả năng thực hành lẽ thật không? Điều này là cực kỳ khó. Việc nhiều người không có khả năng thực hành lẽ thật phát xuất từ cảm xúc; họ coi cảm xúc là đặc biệt quan trọng, họ đặt chúng lên trên hết. Họ có phải là những người yêu lẽ thật không? Chắc chắn là không. Thực chất thì tình cảm là gì? Chúng là một loại tâm tính bại hoại. Những biểu hiện của cảm xúc có thể được mô tả bằng một số từ: thiên vị, bảo vệ quá mức, duy trì các mối quan hệ thể xác, không công bằng; tình cảm là những thứ như vậy. Những hậu quả có thể xảy ra khi mọi người có tình cảm và sống theo tình cảm là gì? Tại sao Đức Chúa Trời ghét tình cảm của con người nhất? Một số người luôn bị tình cảm chi phối, không thể đưa lẽ thật vào thực hành, và mặc dù họ muốn vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng họ lại không thể. Vì vậy, họ đau khổ về mặt tình cảm. Và có rất nhiều người hiểu được lẽ thật nhưng không thể đưa vào thực hành. Điều này cũng là do họ bị chi phối bởi tình cảm. Những người theo đuổi lẽ thật đều muốn trút bỏ cảm xúc của mình, nhưng để làm được điều đó thì không phải là chuyện đơn giản. Chỉ đơn thuần thoát khỏi những ràng buộc của chúng là chưa đủ, chuyện này có liên quan đến bản tính và tâm tính của một người. Khi một số người dành cả thời gian để nhớ gia đình, ngày đêm nghĩ về họ, và thôi không thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, thì đây có phải là vấn đề không? Khi một số người âm thầm phải lòng ai đó, và người này là duy nhất trong lòng họ, và điều này ảnh hưởng đến việc họ thực hiện bổn phận của mình, thì đây có phải là một vấn đề không? Khi một số người tôn sùng và ngưỡng mộ một người cụ thể nào đó và không lắng nghe bất kỳ ai khác – chỉ nghe người đó thôi – và thậm chí cả lời Đức Chúa Trời cũng không thấm vào họ được, và họ nằm dưới sự kiểm soát của người đó, thì đây có phải là một vấn đề không? Trong lòng họ, một số người thần tượng hóa một người nào đó. Đối với họ, người này vượt ngoài sự chê trách hay chỉ trích; chỉ cần động tới bất kỳ vấn đề gì về người này là họ sẽ nổi cơn tam bành. Họ không bao giờ không bảo vệ thần tượng của mình, tuyên bố ngược lại những gì người khác nói. Họ không bao giờ có thể cho phép việc ‘phỉ báng’ thần tượng của mình. Và họ cố gắng hết sức để bảo vệ tiếng tốt cho thần tượng của mình, nói sai là đúng, không để mọi người nói ra sự thật, không để họ vạch trần thần tượng của mình. Họ thiên vị – đây là cảm tính của họ đang lên tiếng(Thực tế của lẽ thật là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, anh đã hiểu rằng tình cảm thuộc về một tâm tính bại hoại của Sa-tan, nếu dựa vào tình cảm thì không thể xem xét sự việc hay con người một cách công bằng, mà sẽ nảy sinh thiên kiến và sự thiên vị, rồi ta sẽ vi phạm nguyên tắc để bảo vệ tình thân xác thịt. Giống như khi anh biết Tiểu Đào và Tiểu Mẫn bị hội thánh thanh trừ, anh không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, rút ra bài học hay khía cạnh lẽ thật mình nên bước vào. Thay vào đó anh nảy sinh quan điểm rằng lãnh đạo làm việc không có nguyên tắc. Anh cứ lo rằng con mình bị oan và muốn theo đến cùng bằng cách viết thư cho lãnh đạo, xin họ nương tình tha cho chúng và để chúng tiếp tục thực hiện bổn phận trong hội thánh. Anh đã thấy cư xử theo tình cảm đối với con chính là một dạng thiên kiến và thiên vị, không hề có chút nguyên tắc nào. Sau bao năm đức tin, anh biết trong việc thanh trừ nhân sự, hội thánh có nguyên tắc cả, là đánh giá theo biểu hiện nhất quán của một người chứ không chỉ một sai lầm nhất thời. Nếu một người không ăn năn sau khi được giúp đỡ và thông công nhiệt tình, thì họ sẽ được xác định là một kẻ hành ác hoặc một kẻ chẳng tin, người đó sẽ bị xử lý theo nguyên tắc, và chỉ khi 80% thành viên trong hội thánh tán thành thì người đó mới bị thanh trừ khỏi hội thánh. Việc này công bằng hợp lý và phù hợp với lẽ thật. Anh nhớ đến chuyện anh đã hỏi con trai tại sao nó lại đi xa để thực hiện bổn phận. Nó nói, “Con đi xa để thực hiện bổn phận vì con nhớ bố”. Anh thấy trong lòng nó không có chỗ cho Đức Chúa Trời, nó không yêu lẽ thật chút nào, và nó không thực hiện bổn phận để mưu cầu lẽ thật. Khi nó thấy nhà Đức Chúa Trời liên tục thông công lẽ thật và việc này không thỏa mãn ham muốn của nó, nó muốn từ bỏ bổn phận. Lãnh đạo đã thông công rất nhiều nhưng nó không lắng nghe. Về đến nhà, nó mải chơi game thay vì đọc lời Đức Chúa Trời. Nó là một kẻ chẳng tin. Con gái chúng ta cũng thế, con bé làm tín hữu hơn chục năm, nhưng hiếm khi ăn uống lời Đức Chúa Trời và quan điểm của nó giống như người ngoại đạo. Dù thi thoảng con bé thực hiện bổn phận, nhưng cứ khi nào không hợp với quan niệm hay ảnh hưởng đến lợi ích, nó không chịu làm. Con bé không có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời và thực chất nó cũng là một kẻ chẳng tin. Anh nhớ Đức Chúa Trời từng phán: “Khi một người nào đó thực sự bị Đức Chúa Trời phân loại là đã rút lui, thì vấn đề không chỉ đơn thuần là họ đã rời khỏi nhà Ngài, là họ không còn ở đó nữa, và là họ bị gạch khỏi danh sách hội thánh. Thực tế là bất kể đức tin của người ta lớn thế nào, và bất kể họ có tuyên bố mình là người tin Đức Chúa Trời hay không, nếu họ không đọc lời Đức Chúa Trời, thì trong lòng họ cũng không thừa nhận rằng Đức Chúa Trời tồn tại, cũng như không thừa nhận lời Ngài là lẽ thật. Đối với Đức Chúa Trời, người đó đã rút lui và không còn được tính. Những người không đọc lời Đức Chúa Trời là một loại người đã rút lui. … Còn có một loại khác nữa: những người không chịu thực hiện bổn phận. Dù nhà Đức Chúa Trời yêu cầu gì ở họ, nhờ họ làm loại công việc gì, nhờ họ thực hiện bổn phận gì, trong những vấn đề dù lớn hay nhỏ, thậm chí trong một việc đơn giản như nhờ họ thỉnh thoảng chuyển một tin nhắn, họ đều không muốn làm. Họ, những người tự xưng là tín hữu của Đức Chúa Trời, thậm chí không thể làm những công việc mà một người ngoại đạo có thể làm được; đây là không chịu tiếp nhận lẽ thật và không chịu thực hiện bổn phận. Anh chị em có thúc giục thế nào thì họ cũng không chịu và không tiếp thu; khi hội thánh sắp xếp một bổn phận nào đó để họ thực hiện, họ phớt lờ và viện rất nhiều cớ để thoái thác. Đây là loại người không chịu thực hiện bổn phận. Đối với Đức Chúa Trời, những người như vậy đã rút lui rồi. Việc họ rút lui không phải là vấn đề nhà Đức Chúa Trời đã thanh trừ họ hay gạch họ khỏi danh sách; đúng hơn, chính họ là những người không còn đức tin thật nữa – họ không thừa nhận mình là người tin Đức Chúa Trời(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 12). “Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ không vâng lời Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó dùng lương tâm và tình yêu mà đối đãi chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang liên minh với những con quỷ sao? Nếu con người ngày nay vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không có ý định tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời hoặc có thể bằng mọi cách ấp ủ những ý định của Đức Chúa Trời như của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn(Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời).

Tuệ Quyên, đọc những lời này của Đức Chúa Trời, anh biết mình ngu ngốc đến đáng thương. Anh muốn dùng biện pháp của con người để giữ con chúng ta ở lại hội thánh, tưởng chúng có thể được cứu rỗi nếu phụng sự trong hội thánh. Nhưng đối chiếu với lời Đức Chúa Trời, anh thấy suy nghĩ của mình thật vô lý. Kỳ thực, những ai tin vào Đức Chúa Trời mà không đọc lời Ngài hay thực hiện bổn phận thì dù họ tạm thời chưa bị hội thánh thanh trừ, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, họ đã thoái lui rồi, Đức Chúa Trời căn bản không thừa nhận họ là người tin Ngài. Anh đối chiếu với biểu hiện của con mình. Sau bao năm có đức tin, Tiểu Đào vẫn chạy theo trào lưu trần tục, và không chịu đọc lời Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận. Anh thấy nó không yêu lẽ thật chút nào, cơ bản là chán ghét lẽ thật và là một kẻ chẳng tin. Tiểu Mẫn đã có đức tin nhiều năm nhưng không chú tâm đọc lời Đức Chúa Trời, chỉ riêng điều này thôi, con bé đã có thể bị thanh trừ vì là một kẻ chẳng tin. Nhà Đức Chúa Trời chẳng cần người như vậy để cho đủ số lượng, chứ đừng nói đến chuyện cho những kẻ chẳng tin phụng sự. Dù hội thánh không thanh trừ chúng, Đức Chúa Trời cũng sẽ không coi chúng là người trong nhà của Ngài. Lẽ ra anh nên phân định chúng, đứng về phía Đức Chúa Trời để xem xét sự việc theo nguyên tắc và lẽ thật, và quy phục quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Nhưng anh đã dựa vào tình cảm để đối đãi với con, không biết rõ sự tình mà anh đã nghi ngờ lãnh đạo sai lầm khi thanh trừ chúng và muốn những kẻ chẳng tin này ở lại cho đủ số lượng của hội thánh. Anh luôn bảo vệ tình thân xác thịt. Chẳng phải anh đang hùa theo ma quỷ, dành ý tốt và tình yêu cho Sa-tan, như Đức Chúa Trời vạch trần sao? Anh không phân biệt đúng sai, mà lại cấu kết với ma quỷ chống đối Đức Chúa Trời. Nhận thức được như vậy, anh đã hiểu rõ rằng Tiểu Đào và Tiểu Mẫn bị thanh trừ là hoàn toàn phù hợp với lời Đức Chúa Trời, phù hợp nguyên tắc lẽ thật.

Anh thắc mắc tại sao mình lại cảm thấy vô cùng tội lỗi và tự trách khi hai đứa con của mình bị hội thánh thanh trừ, và tại sao anh lại cảm thấy chưa hoàn thành trách nhiệm làm bố, hoài nghi rằng nếu anh có thời gian về nhà và thông công giúp đỡ chúng, chúng sẽ không đến mức này. Tuệ Quyên à, không biết tình trạng của em có giống anh không? Sau đó, anh đã đọc lời Đức Chúa Trời phân tích và phơi bày tư tưởng truyền thống của mọi người và thấy ra được rằng anh đã bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống “Nuôi mà không dạy là lỗi của cha”. Lời Đức Chúa Trời phán, “‘Nuôi mà không dạy là lỗi của cha’. Câu này là kiểu gì đây? Câu này có gì sai? Câu này có nghĩa là nếu một đứa con không vâng lời hoặc chưa chín chắn thì đó là do sự lơ đễnh của người cha, và đó là do cha mẹ đã giáo dục chúng không tốt. Tuy nhiên, có thực sự là như vậy không? (Không.) Một số bậc cha mẹ sống rất quy củ và cố gắng hết sức để làm người tốt, ấy thế mà con trai của họ rốt cuộc trở thành kẻ lưu manh và con gái của họ cuối cùng trở thành gái điếm. Nếu một người cha sau đó nổi giận và nói: ‘“Nuôi mà không dạy là lỗi của cha”, con hư là tại mình!’ thì liệu những lời đó có đúng không? (Không.) Chúng có gì không đúng? Nếu ngươi có thể hiểu những từ đó có gì sai thì chứng tỏ rằng ngươi hiểu lẽ thật và có thể hiểu thấu vấn đề của chúng là gì. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật trong việc này, thì ngươi không thể nói rõ ràng về vấn đề này(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 1)). “Trước tiên, chúng ta cần làm rõ rằng câu nói ‘Con cái không đi theo con đường đúng là có phần do cha mẹ’ là không chính xác. Cho dù là ai thì một người là con đường họ đi. Có phải điều này là chắc chắn không? (Phải.) Con đường mà một người đi quyết định con người của họ. Họ đi con đường nào và là người như thế nào là việc riêng của họ. Điều đó đã được định đoạt, là bẩm sinh và liên quan đến bản tính của họ. Vậy, sự dạy dỗ của cha mẹ của một người có vai trò gì? Điều đó có làm thay đổi bản tính của con người không? (Không.) Sự dạy dỗ của cha mẹ không làm thay đổi bản tính của con người; nó không thể quyết định con đường mà người ta đi. Cha mẹ có thể dạy gì? Tất cả những gì họ có thể dạy con là một số hành vi đơn giản nhất định cho cuộc sống hàng ngày, một vài suy nghĩ và các nguyên tắc ứng xử tương đối thô sơ; những điều này có mối liên quan nào đó với cha mẹ. Trước khi con cái trưởng thành, cha mẹ làm những việc họ có trách nhiệm phải làm: Dạy con đi đúng đường, học hành chăm chỉ, cố gắng và khi lớn lên sẽ thành công, không làm điều xấu, không làm người xấu. Cha mẹ cũng có trách nhiệm đảm bảo con tuân theo các chuẩn mực ứng xử, dạy con lịch sự và chào hỏi người lớn tuổi hơn mình, dạy con những điều liên quan đến cách cư xử. Việc chăm sóc con cái và dạy con một số nguyên tắc cư xử cơ bản nhất định là những điều cha mẹ ảnh hưởng đến con cái – nhưng tính khí của một người không phải là điều mà cha mẹ có thể dạy được. Một số cha mẹ có thái độ điềm tĩnh và không làm gì vội vàng trong khi con họ có tính nóng vội, không thể ở lại đâu lâu được, và ở độ tuổi mới 14 hoặc 15, chúng bắt đầu tự mình làm mọi việc. Chúng quyết định những việc mình làm, chúng không cần cha mẹ, và chúng rất độc lập. Có phải chúng được cha mẹ dạy điều này không? Không. Do vậy, tính khí, tâm tính của một người, thậm chí là những thứ liên quan đến thực chất của họ, và con đường họ chọn trong tương lai – đều không liên quan gì đến cha mẹ. … Một số cha mẹ tin vào Đức Chúa Trời và dạy con tin vào Đức Chúa Trời – nhưng bất kể cha mẹ nói gì, con cái họ đều từ chối, và cha mẹ không thể làm gì được. Một số cha mẹ không tin vào Đức Chúa Trời nhưng con cái lại tự mình tin vào Đức Chúa Trời. Sau khi tin vào Đức Chúa Trời, những đứa con này bắt đầu theo Ngài, dâng mình cho Ngài, trở nên có thể tiếp nhận lẽ thật và đạt được sự chấp thuận của Ngài, và số phận của chúng do đó được thay đổi. Đó có phải là kết quả của sự giáo dục của cha mẹ không? Không hề. Nó liên quan đến sự tiền định và lựa chọn của Đức Chúa Trời. Câu ‘Nuôi mà không dạy là lỗi của cha’ là có vấn đề. Cha mẹ tuy có trách nhiệm giáo dục con cái nhưng họ không phải là người quyết định số phận của con cái; đó là do bản tính của chúng quyết định. Sự giáo dục có thể giải quyết các vấn đề với bản tính của ai đó không? Không thể, hoàn toàn không. Con đường mà một người đi trong cuộc đời họ không phải do cha mẹ họ quyết định, mà là do Đức Chúa Trời định đoạt. Như người ta nói: ‘Số phận của con người là do trời định’. Đây là những gì nhân loại đã thu thập được từ kinh nghiệm. Ngươi không thể thấy con đường một người sẽ đi trước khi họ lớn lên; khi đã trưởng thành, họ có suy nghĩ của riêng mình, họ có thể tìm ra mọi thứ, và vì vậy họ chọn mình sẽ trở nên thế nào trong nhóm người này. Một số người nói rằng họ muốn làm việc ở cấp cao trong chính phủ, những người khác nói rằng họ muốn trở thành luật sư hoặc nhà văn; mỗi người đưa ra lựa chọn của riêng mình. Mọi người đều có ý tưởng cụ thể nào đó. Không ai nói: ‘Tôi sẽ đợi cha mẹ dạy tôi, tôi sẽ trở thành bất cứ thứ gì họ dạy tôi’. Không ai ngu ngốc đến vậy. Sau khi đến tuổi trưởng thành, suy nghĩ của con người trở nên hoạt bát; chậm mà chắc, họ trưởng thành, và con đường cũng như mục tiêu phía trước ngày càng trở nên rõ ràng; vào lúc này, việc họ là loại người nào và thuộc nhóm người nào dần dần lộ diện, xuất hiện từng chút một. Từ lúc này trở đi, tính khí của mỗi người cũng như tâm tính, con đường họ phấn đấu, phương hướng cuộc đời và nhóm người họ thuộc về dần dần trở nên rõ ràng. Điều này dựa trên cơ sở nào? Suy cho cùng, đây là do Đức Chúa Trời định đoạt và không liên quan gì đến cha mẹ họ – giờ đây điều này đã rõ ràng, phải không?(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 1)). Lời Đức Chúa Trời đã phân tích rõ ràng quan niệm truyền thống “Nuôi mà không dạy là lỗi của cha”. Tương lai con chúng ta và con đường chúng đi hoàn toàn do bản tính của chúng quyết định, và đó là thứ bẩm sinh đã có sẵn. Đồng thời còn do quyền tối thượng của Đức Chúa Trời định đoạt, chứ không liên quan tới việc giáo dục của chúng ta. Việc giáo dục chỉ ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của một đứa con hoặc hành vi bề ngoài của chúng, chứ không can thiệp được bản tính của chúng. Khi con cái trưởng thành trong suy nghĩ, chúng chọn con đường khác theo bản tính bẩm sinh của mình, và trở thành loại người mà chúng thuộc về. Việc này do Đức Chúa Trời định sẵn và không con người nào thay đổi được. Nhưng đối với con đường mà các con của mình chọn trong đức tin anh không hiểu thấu bản tính hay thực chất của chúng. Thậm chí anh còn muốn giúp con theo cách của mình, để chúng giữ đức tin và ở lại hội thánh. Anh hy vọng hão huyền vào biện pháp của mình để cứu vãn vận mệnh của chúng. Anh đã ngang ngạnh chống đối Đức Chúa Trời. Anh vốn chỉ là một loài thọ tạo bình thường và thậm chí không điều khiển được vận mệnh của mình, làm sao có thể mong điều khiển được tương lai hay thay đổi vận mệnh của con mình chứ? Anh thật kiêu ngạo và vô tri, tự đánh giá mình quá cao. Rồi sau đó, anh thắc mắc, “Tại sao anh lại nghĩ như vậy?” Anh nhớ khi chúng còn nhỏ, chúng ta từng cùng nhau tin vào Chúa và khi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời chúng ta đã đưa chúng tới hội thánh và động viên chúng đảm nhận bổn phận. Anh cứ nghĩ việc chúng có thể tin vào Đức Chúa Trời chính là do sự giáo dục của chúng ta. Nên khi anh biết chúng bị hội thánh thanh trừ, anh nghĩ rằng anh chưa hoàn thành trách nhiệm của một người làm bố và rằng nếu anh ở bên chúng để giúp đỡ và thông công, có lẽ chúng đã không từ bỏ đức tin vào Đức Chúa Trời mà chạy theo thế gian. Nhờ lời Đức Chúa Trời anh mới thấy quan điểm của mình vô lý ra sao và chúng không phù hợp với lẽ thật chút nào. Chúng tin vào Đức Chúa Trời đã hơn một thập kỷ, đã được đọc lời Ngài, nghe giảng và biết rằng một sự sống đúng nghĩa là phải sống bằng cách mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Nhưng chúng không có hứng thú với lẽ thật và khi thấy không được ban phước lành sau bao năm đức tin, chúng bắt đầu nuông chiều xác thịt. Bất chấp đã biết con đường thật, chúng vẫn phản bội Đức Chúa Trời và chạy theo trào lưu trần tục, và dù các anh chị em đã thường xuyên thông công giúp đỡ, chúng vẫn cố chấp và không ăn năn. Như thế chứng tỏ bản tính chúng là chán ghét lẽ thật và sùng mộ tà ác. Chúng không phải người được Đức Chúa Trời cứu rỗi, mà là ma quỷ của thế gian. Nếu chúng bị hủy diệt trong thảm họa sắp đến thì đó là lỗi của chúng, vì chúng đã phản bội Đức Chúa Trời. Anh cũng nghĩ về nhiều người trong hội thánh không được cải đạo bởi bố mẹ, mà thông qua các cơ hội khác, như đồng nghiệp, bạn bè, kể cả người lạ chia sẻ phúc âm với họ, và sự bức bách từ bố mẹ không thể ngăn họ tin hay thực hiện bổn phận. Một số bố mẹ dựa vào tình cảm để rao giảng cho con cái mình, nhưng bọn trẻ không tin, thậm chí oán ghét và chống đối bố mẹ. Một số bố mẹ bị thanh trừ vì mưu cầu địa vị mà không ăn năn và vì vô số việc ác, nhưng con họ vẫn không bị ảnh hưởng và thậm chí có thể thấy được thực chất của bố mẹ bằng lời Đức Chúa Trời và cự tuyệt họ. Tương tự, nhiều đứa con bị thanh trừ và khai trừ nhưng bố mẹ chúng có thể phân định thực chất của chúng bằng lời Đức Chúa Trời. Từ đây có thể thấy việc một người đi theo chính đạo hay đi theo tà đạo, là người tốt hay người xấu, yêu mến lẽ thật hay căm ghét lẽ thật, thậm chí kết cục cuối cùng của họ là gì, đều hoàn toàn do bản tính và thực chất quyết định, chứ không phải kết quả của việc giáo dục từ bố mẹ. Trách nhiệm mà bố mẹ có thể làm tròn là nuôi nấng con cái trưởng thành và đưa chúng đến trước Đức Chúa Trời. Nhưng con đường mà chúng chọn và vận mệnh của chúng hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bố mẹ. Con chúng ta đã tự chọn đi sai đường và dù anh hoàn thành trách nhiệm làm bố cũng không mang chúng trở lại được. Việc này chẳng liên quan đến việc anh có làm tròn trách nhiệm hay không. Bản tính của chúng là căm ghét lẽ thật. Dù anh có ở bên chúng và dành thời gian thông công với chúng thì cũng vô ích. Trách nhiệm làm bố mẹ của chúng ta là nuôi nấng và đưa chúng đến trước Đức Chúa trời. Những gì chúng mưu cầu và con đường chúng chọn chẳng liên quan đến bố mẹ. Khi đối đãi với con cái theo lời Đức Chúa Trời, anh cảm thấy thoải mái hơn và không còn phân tâm trong bổn phận.

Tuệ Quyên à, đây là điều anh thu hoạch được từ hoàn cảnh này. Anh biết tình cảm của em cho con rất lớn lao và chuyện này hẳn rất khó khăn đối với em. Anh không biết em phải trải qua chuyện này thế nào. Dù việc con bị thanh trừ có thể không phù hợp với quan niệm của chúng ta, nhưng hẳn sẽ có bài học cho chúng ta từ hoàn cảnh Đức Chúa Trời tạo ra. Anh mong em sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật trong chuyện này và xử lý vấn đề thật đúng đắn. Em có thể viết thư cho anh nếu em thu hoạch được điều gì từ hoàn cảnh này. Anh rất mong tin em.

Chu Minh  

20 tháng 8, 2022

Trước: 60. Bạn tốt có ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu của bạn bè?

Tiếp theo: 62. Phản tỉnh sau khi mù quáng sùng bái con người

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger