7. Lời Đức Chúa Trời là Lăng kính duy nhất để chúng ta nhìn nhận người khác

Bởi Thuận Khiết, Mỹ

Tôi và Sheila đã biết nhau từ lâu và tôi biết rõ chị ấy. Hễ gặp nhau là chị ấy lại luôn nói với tôi về tình trạng của chị ấy. Chị ấy nói mình luôn nghi ngờ người khác và rất quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình. Chị ấy cũng nói mình có thể rất nhỏ nhen và luôn đoán ý của người khác. Chị ấy có thể khó chịu chỉ vì cái nhìn hay giọng điệu bình thường của ai đó, thậm chí là một lời nhận xét bâng quơ. Chị ấy không muốn mà bản thân lại cứ như vậy. Chị ấy thường nói mình cực kỳ bại hoại, xảo quyệt và thiếu nhân tính, rằng chị ấy ghét việc mình đánh giá cao danh tiếng, địa vị, và vừa nói chị ấy vừa khóc. Thấy cái cách chị ấy ân hận và ghê tởm bản thân, tôi lại tưởng chị ấy thực sự muốn thay đổi. Có lẽ tâm tính bại hoại này rất nghiêm trọng. Đó là gót chân Achille của chị ấy và việc thay đổi sẽ không dễ dàng gì; cần phải có thời gian. Vì vậy tôi nghĩ mình nên thông cảm. Dù tôi có bận rộn làm bổn phận thế nào, nhưng nếu chị ấy muốn nói chuyện, tôi sẽ gạt công việc của mình sang một bên, lắng nghe chị ấy trải lòng, và thường động viên, an ủi, thông công với chị ấy. Nhưng điều tôi không hiểu nổi là tại sao dù Sheila có vẻ chừng mực khi thông công và biết rõ bản thân, nhưng khi người khác chỉ ra vấn đề của chị ấy, chị ấy lại nghĩ họ coi thường mình và trở nên tiêu cực. Chuyện này đã xảy ra nhiều lần và không thay đổi được. Còn nữa, chị ấy đã nói với nhiều người về vấn đề này, nhiều lần cởi mở và nhiều người cũng đã thông công với chị ấy. Nhưng sau vài năm, chị ấy vẫn không thể hiện được chút cải thiện nào.

Tôi nhớ có lần, một người giám sát đã xem xét một vấn đề mà chúng tôi gặp phải trong việc chăm tưới người mới, nói chúng tôi đã không đủ quan tâm và kiên nhẫn với người mới, không thông công, hỗ trợ họ ngay khi họ không đi họp, đó là vô trách nhiệm. Người giám sát đó nói điều này với tất cả những người làm công tác chăm tưới, và không cụ thể chỉ ra ai. Nhưng Sheila lại nói người giám sáng đang vạch trần chị ấy và khiến chị ấy mất mặt, nên chị ấy không muốn phát ngôn trong suốt cuộc họp đó. Một lần khác, một người anh em đang thông công về tình trạng của anh ấy, và nói thỉnh thoảng khi tương tác với những người có tố chất kém, anh ấy đã không đối xử công bằng với họ. Anh ấy chỉ thông công về trải nghiệm của mình và cách mình đã cải thiện và đạt được lối vào. Nhưng khi Sheila nghe thấy vậy, chị ấy lại nghĩ anh ấy đang nói về mình, rằng người anh em đó đang chê bai tố chất của chị ấy và coi thường chị ấy. Nhiều ngày sau đó, chị ấy đã trở nên tiêu cực, có thành kiến với người anh em đó và xa lánh, phớt lờ anh ấy. Một lần khác, trong khi thảo luận công việc, người giám sát đã chỉ ra một vấn đề nhỏ trong cách Sheila chăm tưới người mới, vậy mà chị ấy lại đột nhiên bắt đầu khóc và chạy ra ngoài, mãi sau đó mới quay lại. Chị ấy đã ngồi lặng lẽ một bên, nước mắt chảy dài trên má, như thể chị ấy bị mọi người đối xử bất công. Khi thấy biểu hiện của chị ấy, tôi không thể bình tâm được và cuộc họp đã bị xáo trộn. Cuối cùng, người giám sát buộc phải an ủi và động viên chị ấy, sau đó cuối cùng chị ấy mới bình tĩnh lại được. Sau đó, lãnh đạo đã thông công với chị ấy, chỉ ra rằng chị ấy đã quá coi trọng danh tiếng và địa vị, và khi thực hiện bổn phận, mình phải là trung tâm để mọi người chú ý và quan tâm. Chị ấy thậm chí còn không mấy chấp nhận chuyện này. Một mặt chị ấy nói lời phê bình của người giám sát là có thành kiến và bất công, trong khi đó chị ấy cũng nói bản tính mình cũng rất phức tạp, muốn thay đổi nhưng lại không làm được. Chị ấy cũng nói: “Tôi thật hết thuốc chữa rồi. Sao tôi lại có kiểu bản tính này chứ? Tại sao những người khác lại giỏi hơn tôi và may mắn có được cách nghĩ ít phức tạp hơn tôi? Tại sao Đức Chúa Trời lại không ban cho tôi một bản tính tốt chứ?” Khi nghe chị ấy nói vậy, tôi nghĩ: “Chị ấy thật đáng ghét và phi lý. Sao chị ấy lại có thể trách Đức Chúa Trời chứ?” Nhưng rồi tôi nghĩ có lẽ gần đây trạng thái của chị ấy không tốt, và chỉ nói những điều đó vì danh tiếng và địa vị của mình đã bị đe dọa. Có lẽ khi trạng thái được cải thiện, chị ấy sẽ không như vậy nữa.

Nhưng sau đó tôi nhận ra dù ở với ai, chị ấy cũng luôn bị biểu hiện của người đó kìm kẹp – nếu nghĩ ai đó tỏ ra lạnh lùng với mình hay nếu không thích giọng điệu của họ, chị ấy sẽ kết luận rằng họ có ác cảm với mình. Khi tương tác với chị ấy, tôi đã cực kỳ thận trọng, tôi luôn lo bằng cách nào đó, mình sẽ xúc phạm chị ấy, khiến chị ấy trở nên tiêu cực và làm đình trệ bổn phận của chị ấy. Thật ngột ngạt khi cố tương tác với Sheila và tôi thường muốn tránh mặt chị ấy. Nhưng rồi tôi nhớ ra rằng mình cũng bại hoại, và không nên lúc nào cũng chỉ trích người khác. Tôi phải chú ý và quan tâm đến những khó khăn của người khác, khoan dung và có lòng thương xót. Vì vậy tôi đã cố tương tác bình thường với chị ấy và cố hết sức để không xúc phạm chị ấy.

Sau đó, vì Sheila không hề tiếp nhận lẽ thật, tỏ ra vô lý, và làm xáo trộn hội thánh, lãnh đạo đã cách chức chị ấy, yêu cầu chị ấy tự cách ly và ăn năn. Tôi cũng khá ngạc nhiên khi nghe tin này, vì dù Sheila quá quan tâm đến danh tiếng và địa vị, thường nghi ngờ người khác, nhưng chị ấy vẫn rất sẵn lòng cởi mở và thông công, và dường như cũng là người tìm kiếm lẽ thật. Vậy sao chị ấy lại bị cách ly được? Chỉ trong một cuộc họp sau đó, khi lãnh đạo đọc lên bản đánh giá về Sheila và dùng lời Đức Chúa Trời để mổ sẻ hành vi của chị ấy, tôi mới có được chút nhận định về chị ấy. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những kẻ vô lý, luôn gây phiền phức chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình khi hành động. Họ làm bất cứ điều gì họ muốn, và những điều họ nói đầy dị giáo phi lý. Họ trơ lỳ với lý lẽ, và đầy tâm tính xấu xa. Không ai dám kết giao với họ, và không ai sẵn lòng thông công về lẽ thật với họ, vì sợ rước họa vào thân. Người ta cảm thấy lo lắng khi nói ra suy nghĩ của mình với họ, sợ rằng nếu nói một lời nào đó mà họ không thích hoặc không hợp ý của họ, thì họ sẽ nắm lấy điều đó và đưa ra những lời buộc tội thái quá. Chẳng phải những người như vậy tà ác sao? Chẳng phải họ là quỷ sống sao? Tất cả những kẻ có tâm tính xấu xa và lý trí sai lạc đều là những con quỷ sống. Và khi ai đó tương tác với quỷ sống, họ có thể chuốc họa vào thân chỉ với một phút bất cẩn. Chẳng phải sẽ gây rắc rối nếu những con quỷ sống như thế có mặt trong hội thánh sao? (Sẽ như vậy.) Sau khi những con quỷ sống này nổi cơn tam bành và trút giận, họ có thể nói như một con người trong một thời gian và xin lỗi, nhưng sau đó họ sẽ không thay đổi. Ai biết được khi nào tâm trạng của họ sẽ trở nên tồi tệ và khi nào họ sẽ nổi cơn tam bành khác, phun ra những dị giáo phi lý. Mục tiêu của sự hung hăng và trút giận của họ mỗi lần mỗi khác; cũng như nguồn cơn và bối cảnh sự bộc phát của họ. Bất cứ điều gì cũng có thể khiến họ nổi đóa. Bất cứ điều gì cũng có thể khiến họ không hài lòng, và bất cứ điều gì cũng có thể khiến họ phản ứng một cách thô lỗ và vô lý. Thật đáng sợ, và thật rắc rối! Những kẻ ác này hành động như thể bị bệnh tâm thần. Họ có thể mất trí bất cứ lúc nào, và không ai biết họ có khả năng làm gì. Ta căm ghét nhất những người như vậy. Từng người trong bọn họ đều phải bị thanh lọc – tất cả bọn họ phải bị thanh trừ. Ta không muốn dính líu đến họ. Họ suy nghĩ mụ mị và tính khí hung bạo, đầy những điều dị giáo phi lý và những lời nói vô nghĩa, và khi có chuyện xảy đến với họ, họ trút giận về những chuyện đó một cách hung hăng. … Họ sẽ không thừa nhận mình có vấn đề, thay vào đó là đổ trách nhiệm cho người khác. Họ thậm chí sẽ đổ lỗi hành vi của mình cho người khác, cho rằng mình đã bị ngược đãi, như thể tất cả những cơn tam bành và những rắc rối vô nghĩa của họ là do người khác gây ra, và họ không có lựa chọn nào khác ngoài hành động như vậy. Họ làm ra vẻ như thể đang hành động để tự vệ, rằng đó hoàn toàn là lỗi của người khác. Ngay khi cảm thấy không hài lòng, họ bắt đầu trút giận, phun ra những điều vô nghĩa, và phun ra những dị giáo phi lý. Họ hành động như thể lỗi là của người khác, như thể chỉ mình họ là người tốt còn những người khác đều là người xấu. Và cho dù có nổi bao nhiêu cơn tam bành đi chăng nữa, và cho dù có nói ra những điều dị giáo lố bịch nào đi chăng nữa, thì họ vẫn muốn người khác nói tốt về mình. Khi đã làm điều gì xấu, họ không cho phép bất cứ ai vạch trần hoặc đổ lỗi cho họ. Nếu ngươi nói điều gì xấu về họ, họ sẽ quấy rầy ngươi không dứt về điều đó và không bao giờ bỏ qua chuyện ấy. Những kẻ này là ai? Họ là những kẻ vô lý, không ngừng gây phiền toái, và tất cả bọn họ đều tà ác(Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Ngay khi ai đó nói gì đe dọa đến lợi ích của họ, những người như thế sẽ ăn nói phi lý và làm quá lên. Tâm tính họ quá xấu xa đến nỗi người khác sợ xúc phạm và đối đầu với họ. Họ thực sự làm phiền các anh chị em và làm xáo trộn đời sống hội thánh. Ngay từ đầu Sheila đã như vậy. Khi người khác chỉ ra vấn đề của chị ấy, chị ấy sẽ không xét xem liệu điều họ nói có đúng hay không và không phản tỉnh, mà lại tập trung vào giọng điệu và thái độ của họ. Nếu không thích họ, chị ấy sẽ tức giận, oán giận và có quan điểm xấu về họ, nghĩ rằng họ có ác cảm với chị ấy và coi thường chị ấy, hoặc thậm chí còn thể hiện sự bất mãn bằng cách khóc lóc. Điều này khiến người khác bị ức chế, luôn phải hoặc là né tránh, hoặc là hòa giải với chị ấy. Lãnh đạo đã xem xét các vấn đề trong công tác chăm tưới của chúng tôi để giúp chúng tôi cải thiện và làm bổn phận tốt hơn, Nhưng Sheila lại nghĩ người giám sát đã cố tình nhắm vào chị và nhắc lại những sai lầm trước kia của chị, nên chị ấy đã có quan điểm xấu về người giám sát và tiếp tục khóc lóc như thể mình oan ức lắm, điều này làm gián đoạn cả buổi họp và khiến người khác khó chịu. Khi một người anh em thông công vể tình trạng của anh ấy, nói anh ấy không thể đối xử công bằng với mọi người, chị ấy lại tưởng anh đang chê bai và coi thường chị ấy, nên chị ấy đã phớt lờ anh, và thậm chí còn bắt đầu khóc lóc để thể hiện sự bất bình. Nên mọi người không dám đối đầu hay xúc phạm chị ấy, và chỉ có thể nói chuyện tế nhị với chị ấy, xoa dịu và đồng thuận với chị ấy. Chỉ khi đó chị ấy mới thực hiện bổn phận. Sheila đã hành động như vậy nhiều năm rồi. Chị ấy sẽ có quan điểm xấu về bất cứ ai gây hại cho danh tiếng và địa vị, hoặc đe dọa lợi ích của chị ấy. Chị ấy thậm chí còn nói lý do mình tiêu cực là vì thái độ của người khác đối với chị ấy, điều này là một sự vô lý hoàn toàn trái với lẽ thật. Chẳng phải chị ấy chỉ là một trong số những kẻ phi lý mà Đức Chúa Trời đã vạch trần sao? Chỉ sau chuyện này tôi mới nhận ra việc nghi ngờ người khác và quá quan tâm đến danh tiếng không phải là vấn đề duy nhất của Sheila, chị ấy còn không hề tiếp nhận lẽ thật và là người phí lý, gây phiền phức. Tôi đã ngẫm lại về việc khi thấy Sheila thường thảo luận về tình trạng của chị ấy, cởi mở về sự bại hoại của chị ấy, phân tích về bản thân trong các cuộc họp và thậm chí còn bật khóc, ăn năn khi thảo luận về sự bại hoại của mình, tôi tưởng chị ấy hẳn phải có hiểu biết thật về bản thân và là một người tìm kiếm lẽ thật. Hiểu biết của tôi làm sao vậy chứ?

Sau đó, sau khi thông công về lời Đức Chúa Trời với các anh chị em, cuối cùng tôi đã có được chút khả năng nhận định về cái gọi là “tự biết mình” của chị ấy. “Khi một số người thông công về sự tự biết mình, điều đầu tiên thốt ra từ miệng họ là: ‘Tôi là ma quỷ, là Sa-tan sống, là kẻ chống đối Đức Chúa Trời. Tôi không vâng lời Ngài và phản bội Ngài; tôi là kẻ hiểm ác, một kẻ tà ác đáng bị rủa sả’. Đây có phải sự tự biết mình thực sự không? Họ chỉ nói chung chung. Tại sao họ không đưa ra các ví dụ? Tại sao họ không thể đưa những điều đáng xấu hổ mà họ đã làm ra ngoài ánh sáng để phân tích? Một số người không phân định được khi nghe thấy vậy thì nghĩ: ‘Đó mới là tự biết mình thật sự! Để biết bản thân mình là ma quỷ, Sa-tan và thậm chí tự rủa sả mình – họ quả thật đã đạt đến cảnh giới cao!’. Nhiều người, đặc biệt là các tín hữu mới, dễ bị lừa bởi những lời này. Họ nghĩ rằng người nói là đơn thuần và hiểu các vấn đề thuộc linh, rằng đây là một người yêu lẽ thật và đủ tiêu chuẩn để lãnh đạo. Tuy nhiên, một khi tiếp xúc với người đó một thời gian, họ nhận ra rằng không phải như vậy, người đó không phải như họ tưởng tượng, mà đặc biệt giả dối và lừa dối, thành thục trong việc ngụy trang và giả dạng, và điều này gây thất vọng lớn. Người ta có thể được coi là thực sự biết mình trên cơ sở nào? Ngươi không thể chỉ xem xét những gì họ nói – mấu chốt là xác định xem liệu họ có thể thực hành và tiếp nhận lẽ thật hay không. Đối với những người thực sự hiểu lẽ thật, họ không chỉ có kiến thức thật về bản thân, mà quan trọng nhất là họ có thể thực hành lẽ thật. Họ không chỉ nói về sự hiểu biết thực sự của họ, mà còn có thể thực sự làm những gì họ nói. Đó là, lời nói và hành động của họ hoàn toàn khớp nhau. Nếu những gì họ nói nghe có vẻ mạch lạc và thuận tai, nhưng họ lại không làm như vậy, không sống thể hiện ra như vậy, thì vậy là họ đã trở thành những người Pha-ri-si, họ là những kẻ giả hình, và tuyệt đối không phải là những người thật sự biết chính mình. Nhiều người nghe có vẻ rất mạch lạc khi họ thông công lẽ thật, nhưng lại không nhận ra khi họ có những sự bộc phát về tâm tính bại hoại. Những người này có biết mình không? Nếu người ta không biết mình, họ có phải là người hiểu lẽ thật không? Tất cả những người không biết mình đều là người không hiểu lẽ thật, và tất cả những người nói những lời tự biết mình rỗng tuếch đều có tâm linh giả, họ là những kẻ dối trá. Một số người nghe có vẻ rất mạch lạc khi họ nói những lời học thuyết, nhưng trạng thái trong tinh thần của họ thì tê liệt và đờ đẫn, họ không thể nhận thức được, và họ không phản hồi với bất kỳ vấn đề nào. Có thể nói rằng họ tê dại, nhưng đôi khi, nghe những gì họ nói thì tinh thần của họ có vẻ khá nhạy bén. Ví dụ, ngay sau một sự cố, họ có thể biết mình ngay lập tức: ‘Vừa rồi trong tôi hiện rõ một ý tưởng. Tôi đã nghĩ về điều đó và nhận ra rằng nó thật mưu chước, rằng tôi đang lừa dối Đức Chúa Trời’. Một số người không biết phân định thì ghen tị khi nghe điều này và nói: ‘Người này ngay lập tức nhận ra khi họ bộc phát sự bại hoại, cũng có thể cởi mở và thông công về nó. Họ phản ứng rất nhanh, tinh thần của họ nhạy bén, họ giỏi hơn chúng ta rất nhiều. Đây thực sự là một người mưu cầu lẽ thật’. Đây có phải là một cách chính xác để đánh giá con người không? (Không phải.) Vậy điều gì mới nên là cơ sở để đánh giá liệu người ta có thực sự biết mình hay không? Đó không chỉ là những gì phát ra từ miệng họ. Ngươi cũng phải nhìn vào những gì thực sự được thể hiện nơi họ, phương pháp đơn giản nhất là xem liệu họ có thể thực hành lẽ thật hay không – đây là điều quan trọng nhất. Khả năng thực hành lẽ thật của họ chứng tỏ rằng họ thực sự biết mình, bởi vì những người thực sự biết mình thì biểu lộ sự ăn năn, và chỉ khi người ta biểu lộ sự ăn năn thì họ mới thực sự biết mình(Chỉ sự tự biết mình mới hỗ trợ cho việc mưu cầu lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng những người thực sự biết mình có thể tiếp nhận lẽ thật, họ cảm thấy xấu hổ sau khi tỏ lộ sự bại hoại, sau đó thực sự ăn năn và thay đổi. Trái lại, những người toàn nói những lời đúng đăn, tự coi mình là ác quỷ hay Sa-tan, như thể họ có hiểu biết sâu sắc về bản thân, nhưng khi đối mặt với việc bị tỉa sửa, họ lại không hề tiếp nhận và không phản tỉnh, thậm chí còn liên tục biện hộ cho mình và đưa ra các lý lẽ ngụy biện hay ho. Dù những người như thế có vẻ có hiểu biết nhiều thế nào về bản thân, thì đó cũng là bịp bợm. Tôi nghĩ đến cái cách mà Sheila luôn nói chuyện với mọi người về tình trạng của chị ấy, rằng chị ấy quá quan tâm đến thể diện và bị thái độ của người khác kìm kẹp. Chị ấy cũng nói mình là kẻ xảo quyệt và đa nghi. Bề ngoài thì dường như chị ấy khá thẳng thắn và bộc trực, có thể nhận ra sự bại hoại của mình và kiểm điểm bản thân, thậm chí đôi khi vừa khóc vừa nói. Có vẻ như chị ấy đã thực sự ăn năn và khinh miệt bản thân. Nên tôi tưởng chị ấy là một người tìm kiếm lẽ thật. Nhưng chị ấy đã nói về những hành vi của mình nhiều năm rồi nhưng dường như chưa bao giờ thay đổi. Chỉ qua sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời tôi mới thấy được cái gọi là sự hiểu biết về bản thân của Sheila chỉ là một màn kịch; chị ấy thực sự không tiếp nhận lẽ thật hay suy ngẫm về sự bại hoại của mình. Chị ấy thường tự áp cho bản thân những câu nói nghe có vẻ sâu sắc nhưng lại sáo rỗng, rằng mình có nhân tính xấu, xảo quyệt, độc ác, kẻ địch lại Đấng Christ và nên bị đày xuống địa ngục. Nghe có vẻ chị ấy có hiểu biết sâu sắc về mình, nhưng khi người khác chỉ ra vấn đề của chị ấy hay tỉa sửa và xử lý chị ấy, thì chị ấy lại không hề chấp nhận, và thậm chí còn chống đối, oán giận, phi lý và gây phiền phức. Chị ấy sẽ bật khóc và tranh cãi đúng sai, làm phiền người khác đến mức họ không thể họp hành và thực hiện bổn phận bình thường được. Chị ấy đã gây xáo trộn nghiêm trọng đời sống hội thánh và công tác của hội thánh. Trước kia, tôi không hiểu lẽ thật và thiếu khả năng nhận định, nên đã bị hành vi bề ngoài của chị ấy lừa gạt, thậm chí còn nghĩ chị ấy là người tìm kiếm lẽ thật. Tôi thật ngu muội và ngốc nghếch. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng Sheila không nói về tình trạng của chị ấy với người khác vì chị ấy đang tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề và sửa đổi tình trạng của mình, mà chỉ vì chị ấy muốn có người để bày tỏ sự bất bình, có người để an ủi và giúp xoa dịu nỗi khổ của chị ấy. Dù có cởi mở với bao nhiêu người đi nữa thì chị ấy vẫn luôn chỉ là một kẻ gây rối. Nếu không bị cách chức và tình trạng của chị ấy không bị mổ sẻ, thì chắc tôi đã không nhận định được chị ấy rồi. Chắc tôi đã xem chị ấy như là một người chị em với lòng bao dung và kiên nhẫn, thậm chí có thể đã vô tình bị chị ấy lừa gạt. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra việc dùng lời Đức Chúa Trời để đánh giá con người quan trọng như thế nào!

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời mà nó đã cho tôi chút khả năng nhận định về động cơ và chiến thuật mà chị ấy dùng để lừa gạt. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Làm sao có thể phân biệt được một người có yêu lẽ thật hay không? Ở một khía cạnh nào đó, người ta phải xem liệu người này có thể biết bản thân mình dựa trên lời Đức Chúa Trời hay không, liệu họ có thể phản tỉnh bản thân và cảm thấy ăn năn thực sự hay không; ở một khía cạnh khác, người ta phải xem liệu họ có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật hay không. Nếu họ có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật, thì họ là người yêu lẽ thật và có thể vâng phục công tác của Đức Chúa Trời. Nếu họ chỉ nhận biết lẽ thật, mà không bao giờ tiếp nhận hay thực hành lẽ thật, như một số người nói: ‘Tôi hiểu hết lẽ thật, nhưng tôi không thể thực hành lẽ thật’, thì điều này chứng tỏ họ không phải là người yêu lẽ thật. Một số người thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và rằng họ có tâm tính bại hoại, và cũng nói rằng họ sẵn lòng ăn năn và làm mới bản thân, nhưng sau đó, không hề có sự thay đổi nào. Lời nói và hành động của họ vẫn như trước. Khi họ nói về việc biết mình, cứ như thể họ đang kể chuyện cười hoặc hô hào khẩu hiệu. Họ không hề phản tỉnh hay nhận biết bản thân trong sâu thẳm lòng mình, và quan trọng nhất là họ không có thái độ ăn năn. Họ càng không cởi mở về sự bại hoại của mình theo cách đơn giản để thực sự tự phản tỉnh. Đúng hơn, họ đang giả vờ biết bản thân mình bằng cách làm cho có và chiếu lệ. Họ không phải là những người thực sự biết bản thân hoặc tiếp nhận lẽ thật. Khi những người như vậy nói về việc biết bản thân, họ đang làm chiếu lệ; họ đang ngụy trang và lừa lọc, và giả thuộc linh. Một số người giả dối, và khi họ nhìn thấy những người khác thông công sự tự biết mình, họ nghĩ: ‘Mọi người khác đều cởi mở và phân tích sự giả dối của chính họ. Nếu mình không nói gì, mọi người sẽ nghĩ rằng mình không biết bản thân. Vậy mình sẽ phải làm chiếu lệ rồi!’ Sau đó, họ mô tả sự giả dối của chính họ là hết sức nghiêm trọng, minh họa nó theo cách kịch tính, và sự biết mình của họ có vẻ đặc biệt sâu sắc. Mọi người nghe đều cảm thấy họ thật sự biết mình, và bởi đó nhìn họ bằng sự ghen tỵ, và điều này đổi lại khiến họ cảm thấy mình vinh quang, như thể họ vừa tô điểm cho mình bằng một vầng hào quang. Kiểu tự biết mình đạt được bằng cách làm chiếu lệ như thế này, cùng với sự ngụy trang và lừa lọc của họ, sẽ đánh lừa người khác hoàn toàn. Liệu lương tâm của họ có thể thanh thản khi họ làm điều này không? Chẳng phải đây chỉ là sự giả dối trắng trợn sao? Nếu người ta chỉ nói những lời sáo rỗng về việc biết chính mình, thì bất kể sự hiểu biết đó có vẻ cao trọng hay tốt đến đâu, họ vẫn sẽ tiếp tục phơi bày một tâm tính bại hoại, giống như họ đã làm trước đây, mà không hề thay đổi. Đó không phải là sự tự biết mình đích thực. Nếu người ta có thể cố tình giả vờ và giả dối theo cách này, thì điều này chứng tỏ rằng họ không hề tiếp nhận lẽ thật, và chỉ giống như những người ngoại đạo. Bằng cách nói về sự tự biết mình theo cách này, họ chỉ chạy theo xu hướng và nói bất cứ điều gì phù hợp với sở thích của mọi người. Chẳng phải kiến thức và phân tích của họ về bản thân là giả dối sao? Đây có phải là sự tự biết mình đích thực không? Hoàn toàn không phải. Điều này là do họ không cởi mở và phân tích bản thân từ tận đáy lòng, và họ chỉ nói một chút về việc biết mình theo cách sai lầm, giả dối để chiếu lệ. Nghiêm trọng hơn nữa là để khiến những người khác ngưỡng mộ và ghen tị với họ, họ cố tình phóng đại để làm cho vấn đề của họ có vẻ nghiêm trọng hơn khi bàn về sự tự biết mình, nghĩa là sự cởi mở của họ bị pha tạp với ý đồ và mục đích cá nhân. Khi làm như vậy, họ không cảm thấy tội lỗi, lương tâm của họ không cắn rứt sau khi ngụy trang bản thân và thực hiện lừa lọc, họ không cảm thấy gì sau khi phản nghịch và lừa dối Đức Chúa Trời, và họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời để thừa nhận lỗi lầm của mình. Chẳng phải những người như thế này là ương ngạnh sao? Nếu họ không cảm thấy tội lỗi, liệu họ có bao giờ cảm thấy ăn năn không? Liệu ai đó không thực sự ăn năn có thể phản bội xác thịt và thực hành lẽ thật không? Liệu ai đó không thực sự ăn năn có thể thực sự hối cải không? Chắc chắn là không. Nếu họ thậm chí không ăn năn, thì chẳng phải nói về sự tự biết mình là điều ngớ ngẩn sao? Chẳng phải đây chỉ là ngụy trang và lừa lọc sao?(Chỉ sự tự biết mình mới hỗ trợ cho việc mưu cầu lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Chị ấy thích nói về tình trạng của mình với người khác và sẽ dùng lời Đức Chúa Trời để kiểm điểm bản thân trong các cuộc họp. Chị ấy sẽ mô tả bản thân bằng những từ ngữ nghiêm trọng nhất. Bề ngoài, chị ấy có vẻ hiểu biết sâu sắc về bản thân, vô cùng ăn năn và căm ghét bản thân, nhưng đây chỉ là một màn kịch mà chị ấy dựng nên để lừa người khác nghĩ chị ấy đã tiếp nhận lẽ thật và biết mình. Cái gọi là tự biết mình này chính là cách lừa gạt và bịp bợm người khác, khiến họ nghĩ chị ấy đang dũng cảm vạch trần bản thân, để họ không chỉ không nhận định được chị ấy, mà còn rất tôn trọng chị ấy. Hơn nữa, mỗi lần Sheila tỏ lộ sự bại hoại, chị ấy sẽ viện dẫn sự mặc khải của Đức Chúa Trời về những kẻ địch lại Đấng Christ để mô tả bản thân, rằng chị ấy đã tìm kiếm danh tiếng và địa vị, đang đi trên con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ, rằng sự ham muốn địa vị đã kiểm soát cuộc sống của chị ấy và nếu chị ấy không ăn năn, thì sự ham muốn này sẽ giết chị ấy. Nhưng ngay khi có tình huống nào đó đe dọa danh tiếng và địa vị của mình, chị ấy liền ngựa quen đường cũ, và vì vậy, dù có thông công về tình trạng của mình nhiều năm rồi, chị ấy cũng chẳng đạt được chút thay đổi nào. Các lãnh đạo đã chỉ ra vấn đề của chị ấy và nhiều lần thông công với chị ấy, nhưng chị ấy lại không lắng nghe và chẳng thay đổi chút nào cả. Chị ấy thậm chí còn trở nên chống đối, không ngừng tranh cãi và đưa ra những lý lẽ ngụy biện hay ho. Khi thấy cách người khác có thể gạt cái tôi của mình sang một bên và tìm kiếm lẽ thật, chị ấy lại không học hỏi từ thế mạnh của họ, mà lại nghĩ bẩm sinh họ đã có bản tính tốt, rằng chị ấy không thể thực hành lẽ thật và luôn nghi ngờ người khác vì Đức Chúa Trời đã không ban cho chị ấy một bản tính tốt. Chị ấy không khinh miệt tâm tính Sa-tan của mình mà lại đổ lỗi cho Đức Chúa Trời, cảm thấy trách Ngài và nói Ngài không công chính. Điều này chứng tỏ thực chất của Sheila là của một con quỷ, hoàn toàn vô lý và phi lý. Nếu không nhờ sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, thì tôi đã xem chị ấy như một người tìm kiếm lẽ thật rồi.

Sau đó, trong một cuộc họp, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Chỉ những ai yêu lẽ thật mới thuộc về nhà Đức Chúa Trời; chỉ có họ mới là anh chị em thực sự. Ngươi có nghĩ rằng tất cả những người thường đi hội họp đều là anh chị em không? Không nhất thiết. Những người nào không phải là anh chị em? (Những người chán ghét lẽ thật, những người không tiếp nhận lẽ thật.) Những người không tiếp nhận lẽ thật và chán ghét lẽ thật đều là những kẻ tà ác. Họ đều là những người không có lương tâm hay lý trí. Không ai trong số họ là những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Những người này không có nhân tính, họ cẩu thả trong công việc và quá khích trong hành vi. Họ sống theo những triết lý Sa-tan và sử dụng những thủ đoạn quỷ quyệt, lợi dụng, dụ dỗ và lừa gạt người khác. Họ không tiếp nhận dù chỉ một chút lẽ thật, và họ thâm nhập vào nhà Đức Chúa Trời chỉ để nhận được phước lành. Tại sao chúng ta gọi họ là những kẻ chẳng tin? Bởi vì họ chán ghét lẽ thật, và họ không tiếp nhận lẽ thật. Ngay sau khi lẽ thật được thông công, họ mất hứng thú, họ chán ghét nó, họ không thể chịu nổi khi nghe về nó, họ cảm thấy nó nhàm chán và họ không thể ngồi yên. Họ rõ ràng là những kẻ chẳng tin và những người ngoại đạo. Và bất kể ngươi làm gì, ngươi cũng không được coi họ là anh chị em. … Nếu họ không quan tâm đến lẽ thật thì làm sao họ có thể thực hành lẽ thật? Vậy họ sống theo những gì? Không cần nghi ngờ gì nữa, họ sống theo triết lý của Sa-tan, họ luôn gian manh và mưu chước, họ không có một cuộc sống với nhân tính bình thường. Họ không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật, mà xử lý mọi thứ bằng những mánh khóe, chiến thuật và triết lý sống của con người – điều khiến cho sự sinh tồn thật mệt mỏi và đau đớn. … Những ai không yêu lẽ thật thì không thực sự tin Đức Chúa Trời. Những ai hoàn toàn không thể tiếp nhận lẽ thật thì không thể được gọi là anh chị em. Chỉ những ai yêu và có thể tiếp nhận lẽ thật mới là anh chị em. Giờ thì, những người không yêu lẽ thật là ai? Họ đều là những người ngoại đạo. Những người không hề tiếp nhận lẽ thật đều đã chán ngấy và từ bỏ lẽ thật. Chính xác hơn, họ đều là những người ngoại đạo đã thâm nhập vào hội thánh. Nếu họ có thể làm mọi loại điều ác và gây phá vỡ, nhiễu loạn đến công tác của hội thánh, thì họ là những tay sai của Sa-tan. Họ nên bị loại bỏ và đào thải. Họ không thể được đối xử như anh chị em. Tất cả những ai thể hiện tình yêu với họ đều vô cùng ngu ngốc và thiếu hiểu biết(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng các anh chị em thực sự là những người yêu lẽ thật và có thể tiếp nhận lẽ thật. Họ thực sự dâng mình cho Đức Chúa Trời và có các chứng ngôn về việc thực hành lẽ thật. Có thể họ không nói được gì về sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, nhưng họ yêu lẽ thật và hiểu được lời Đức Chúa Trời bao nhiêu thì thực hành bấy nhiêu. Dù đôi khi họ có thể có những vi phạm, tỏ lộ sự bại hoại và trở nên tiêu cực, nhưng vì họ tìm kiếm lẽ thật, nên khi bị tỉa sửa và xử lý hoặc khi đối mặt với thất bại, họ có thể chấp nhận từ Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật và tự kiểm điểm bản thân. Khi nhận ra vấn đề của mình, họ có thể từ từ sửa đổi và cải thiện. Chỉ những người như thế mới là các anh chị em thực sự. Đối với những người không tiếp nhận và thậm chí còn khinh miệt lẽ thật, họ không thể được gọi là các anh chị em. Nếu họ có nhân tính xấu và làm đủ loại việc ác làm gián đoạn công tác của hội thánh, thì họ là những kẻ hành ác và địch lại Đấng Christ, thậm chí còn không đủ tư cách để được gọi là một anh chị em. Cho dù vẫn ở trong hội thánh, nhưng họ chỉ là các tín hữu giả đã xâm nhập vào nhà Đức Chúa Trời. Dù có đức tin bao lâu đi nữa, thì cuối cùng họ cũng sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần và gạt bỏ. Bề ngoài, Sheila dường như không làm việc ác gì lớn, nhưng mọi điều chị ấy làm đều làm xáo trộn suy nghĩ của người khác và gây cản trở họ thực hiện bổn phận, và trước giờ chị ấy đều làm như vậy. Dù người khác có thông công và hỗ trợ chị ấy thế nào đi nữa thì chị ấy cũng chưa từng thay đổi gì, thậm chí còn tranh cãi, biện luận và hành động phi lý. Điều này chứng tỏ bản tính Sheila không hề tiếp nhận lẽ thật và chán ngấy lẽ thật. Chị ấy là đồng loại của quỷ chứ không phải một trong các chị em chúng ta. Trước kia, tôi đã không hiểu được khía cạnh lẽ thật này và thiếu khả năng nhận định. Tôi tưởng chỉ cần một người tin vào Đức Chúa Trời và thừa nhận danh Ngài, thì họ nên được coi là các anh chị em. Tôi sẽ mù quáng cảm thông và bao dung với họ, dại dột thể hiện lòng tốt và hỗ trợ họ mà không biết nhận định. Kết quả là, nhiều nỗ lực của tôi đã trở thành công cốc. Tôi thật khờ dại và ngu muội.

Giờ Sheila đã bị cách ly, tôi đã thấy được Đức Chúa Trời công chính như thế nào. Những người không tìm kiếm lẽ thật và hành động vô lý không thể có được chỗ đứng trong hội thánh, và cuối cùng sẽ bị Đức Chúa Trời vạch trần. Tôi cũng bắt đầu hiểu được những ý định tốt của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời đã sắp đặt các tình huống để tôi rút ra bài học. Tôi phải bắt đầu thấu hiểu. Sau này, tôi phải dành thêm nhiều thời gian và sức lực cho lẽ thật, nhìn nhận và làm việc qua lăng kính của lời Đức Chúa Trời.

Trước: 5. Không thể nào thực hiện bổn phận nếu thiếu sự trung thực

Tiếp theo: 10. Tự hại mình vì giả vờ hiểu

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger