11. Việc con gái bị bắt giữ đã mặc khải tôi

Vào chiều tối ngày 14 tháng 10 năm 2023, một người chị em đã báo cho tôi biết rằng một lãnh đạo của Hội Thánh Tân Quang đã bị cảnh sát bắt giữ. Khi nghe tin, tôi bàng hoàng và nghĩ: “Ôi không! Không lẽ là con gái mình?”. Tôi vội vàng mở lá thư mà mình vừa nhận được, chỉ để đọc được rằng: “Minh Tịnh đã bị bắt…”. Mọi sức lực trong người tôi đột nhiên biến mất, tôi nghĩ: “Con gái mình đã bị bắt giam rồi! Bọn cảnh sát đó thật độc ác và đê tiện. Không có việc gì mà chúng không làm trong cuộc đàn áp dã man với những tín hữu. Sao con mình có thể chịu nổi? Con gái là máu mủ ruột thịt của mình. Sao mình có thể chịu được việc để nó chịu đau khổ như vậy?”. Cảm giác như có một con dao đang xoáy vào tim tôi, tôi mong mỏi trong tuyệt vọng rằng mình có thể chịu khổ thay con gái. Tôi đặc biệt lo lắng, vì nếu cảnh sát biết con gái tôi là lãnh đạo, chúng chắc chắn sẽ gây áp lực buộc con tiết lộ thông tin về hội thánh. Tôi lo nếu con không chịu tiết lộ những thông tin đó, cảnh sát có thể đánh đập nó đến tàn phế. Nếu bị tàn phế khi còn trẻ như vậy, làm sao nó có thể tiếp tục sống được đây? Nếu con bé bị đánh đến chết, tôi sẽ mất con gái mình mãi mãi. Con gái tôi mới chỉ tham gia các buổi nhóm họp được hai năm thôi, vẫn còn nhiều lẽ thật mà con tôi chưa hiểu rõ. Làm sao Đức Chúa Trời có thể để cảnh sát bắt nó được? Hơn nữa, con gái tôi đã vứt bỏ sự nghiệp và hôn nhân để dành toàn bộ thời gian dâng mình cho Đức Chúa Trời. Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ nó? Chẳng phải Đức Chúa Trời yêu thương con người sao? Tôi bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời, càng nghĩ về mọi chuyện, tôi càng trở nên buồn bã. Tôi không kìm nén được, nước mắt cứ thế trào ra. Tôi muốn đọc lời Đức Chúa Trời để điều chỉnh lại trạng thái của mình, nhưng không thể tập trung được. Tôi nhớ đến hai người chị em mà tôi từng cộng tác trước đây, sau khi bị bắt, họ bị ép buộc phải bán đứng lãnh đạo và người làm công, bị cưỡng ép tẩy não, cuối cùng phản bội Đức Chúa Trời và trở thành Giu-đa. Tôi chắc rằng cảnh sát cũng sẽ gây áp lực buộc con gái tôi bán đứng hội thánh. Nếu con bé cũng bị tẩy não, rồi bị mê hoặc và hành động như một Giu-đa, thì nó sẽ hoàn toàn mất đi cơ hội được cứu rỗi! Nghĩ đến điều này, tôi không thể ngừng oán trách trong lòng và nghĩ rằng: “Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ con gái tôi? Tại sao Ngài lại để chuyện này xảy ra với nó?”. Tôi cũng trách người chị em là chủ nhà của con tôi vì đã không đủ cẩn thận, không nhận ra được tình hình đã trở nên nguy hiểm đến mức nào và không chuyển con gái tôi sang nhà khác kịp thời. Sau đó, tôi rơi vào trạng thái tồi tệ suốt mấy ngày liền. Tôi không thể ăn, ngủ hay tập trung vào bổn phận mình, ngay cả khi được người chị em cộng tác chung thông công lời Đức Chúa Trời, tôi cũng không để tâm. Tâm trí tôi không ngừng tưởng tượng đủ thứ. Tôi biết rằng nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi sẽ trì hoãn bổn phận của mình và đời sống tôi sẽ bị tổn hại. Vì thế, tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện. “Lạy Đức Chúa Trời! Kể từ khi con gái con bị bắt đi, con đã trở nên rất tiêu cực và yếu đuối, thậm chí con còn than trách và hiểu lầm Ngài. Con không biết mình nên học bài học nào từ tình huống này. Xin hãy dẫn dắt để con hiểu được tâm ý của Ngài”.

Sau đó, người chị em tôi cộng tác đã đọc cho tôi nghe đoạn lời này Đức Chúa Trời: “Mọi người phải thường xuyên kiểm điểm xem trong lòng họ có điều gì không tương hợp với Đức Chúa Trời, hoặc có điều gì hiểu lầm về Ngài hay không. Sự hiểu lầm nảy sinh như thế nào? Tại sao người ta lại hiểu lầm Đức Chúa Trời? (Thưa, vì lợi ích của họ bị ảnh hưởng.) Sau khi con người thấy sự thật về việc người Do Thái bị trục xuất khỏi xứ Giu-đê, họ cảm thấy bị tổn thương và nói: ‘Lúc đầu, Đức Chúa Trời rất yêu thương dân Y-sơ-ra-ên. Ngài dẫn họ ra khỏi Ai Cập và băng qua Biển Đỏ, ban cho họ bánh ma-na từ trên trời rơi xuống và nước suối để uống, rồi đích thân ban hành luật pháp cho họ để dẫn dắt và dạy họ cách sống. Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con người mới chan chứa làm sao – những người sống thời đó thật quá có phúc! Làm sao mà thái độ của Đức Chúa Trời có thể thay đổi một trăm tám mươi độ chỉ trong chớp mắt chứ? Tình yêu thương của Ngài đã đi đâu mất rồi?’. Tình cảm của con người không thể vượt qua chuyện này, và họ bắt đầu nghi ngờ rằng: ‘Đức Chúa Trời là tình yêu thương hay là không phải vậy? Tại sao thái độ ban đầu của Ngài đối với dân Y-sơ-ra-ên giờ không còn thấy được nữa? Tình yêu của Ngài đã biến mất không còn chút dấu vết. Rốt cuộc Ngài có chút tình yêu thương nào không?’. Thế là con người bắt đầu nảy sinh hiểu lầm. Bối cảnh con người nảy sinh sự hiểu lầm là gì? Có thể nào là do việc Đức Chúa Trời làm không tương hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người không? Sự thật này có phải là nguyên nhân khiến con người hiểu lầm Đức Chúa Trời không? Chẳng phải lý do con người hiểu sai về Đức Chúa Trời là vì họ tự quy định về tình yêu của Ngài sao? Họ nghĩ: ‘Đức Chúa Trời là tình yêu. Vì vậy, Ngài nên chăm sóc và bảo vệ con người, ban cho con người ân điển và phúc lành. Như thế mới là tình yêu của Đức Chúa Trời! Tôi thích Đức Chúa Trời yêu con người theo cách này. Tôi đặc biệt có thể thấy được Đức Chúa Trời yêu thương con người biết bao khi Ngài dẫn họ qua Biển Đỏ. Con người thời đó thật là có phúc! Ước gì tôi có thể là một trong số họ’. Khi say sưa với câu chuyện này, ngươi coi tình yêu mà Đức Chúa Trời bộc lộ trong khoảnh khắc đó là lẽ thật cao nhất và là dấu hiệu duy nhất về thực chất của Ngài. Ngươi quy định về Ngài trong lòng mình, và coi mọi việc Đức Chúa Trời đã làm lúc đó là lẽ thật cao nhất. Ngươi nghĩ rằng đây là khía cạnh đáng mến nhất của Đức Chúa Trời, và là khía cạnh khiến con người tôn kính và kính sợ Ngài nhất, nghĩ rằng như thế mới là tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Trên thực tế, bản thân các hành động của Đức Chúa Trời là điều tích cực, nhưng do ngươi quy định những chuyện này mà chúng đã trở thành những quan niệm trong lòng ngươi, và là căn cứ để ngươi quy định Đức Chúa Trời. Chúng khiến ngươi hiểu sai về tình yêu của Đức Chúa Trời, như thể tình yêu của Ngài không có gì ngoài lòng thương xót, sự quan tâm, bảo vệ, dẫn dắt, ân điển và phúc lành – rằng tình yêu của Đức Chúa Trời chỉ có thế thôi. Tại sao ngươi lại trân quý những khía cạnh này đến vậy? Có phải vì nó gắn liền với lợi ích cá nhân của ngươi không? (Thưa, phải.) Nó gắn liền với lợi ích cá nhân nào? (Thưa, là những hưởng thụ của xác thịt và một cuộc đời an nhàn.) Khi người ta tin vào Đức Chúa Trời, họ muốn nhận được những điều này từ Ngài, chứ không muốn nhận những điều khác. Người ta không muốn nghĩ về sự phán xét, hình phạt, thử luyện, tinh luyện, chịu khổ vì Đức Chúa Trời, vứt bỏ mọi thứ và dâng mình, hay thậm chí hy sinh mạng sống của mình. Con người chỉ nghĩ đến chuyện vui hưởng tình yêu thương, sự chăm sóc, bảo vệ và dẫn dắt của Đức Chúa Trời, vì vậy họ quy định tình yêu của Đức Chúa Trời thành biểu tượng duy nhất trong thực chất của Ngài, và là thực chất duy nhất của Ngài. Chẳng phải những việc Đức Chúa Trời đã làm khi dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên băng qua Biển Đỏ đã trở thành nguồn gốc những quan niệm của con người sao? (Thưa, phải.) Điều này tạo thành bối cảnh mà con người nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời. Nếu nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời, thì liệu họ có thể đạt đến thực sự nhận biết về công tác và tâm tính của Đức Chúa Trời không? Rõ ràng là không những họ không hiểu được mà còn hiểu sai và nảy sinh quan niệm. Điều này chứng tỏ nhận thức của con người quá phiến diện, và không phải là nhận thức đích thực. Vì đây không phải là lẽ thật, mà đúng hơn là một dạng tình yêu và nhận thức mà con người phân tích và diễn giải về Đức Chúa Trời dựa trên quan niệm, tưởng tượng và ham muốn ích kỷ của họ, nên nó không tương hợp với thực chất thực sự của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với con người, ngoài lòng thương xót, sự cứu rỗi, chăm sóc, bảo vệ và lắng nghe lời cầu nguyện của họ, thì còn gì nữa? (Thưa, là sự sửa phạt, sửa dạy, tỉa sửa, phán xét, hành phạt, thử luyện và tinh luyện.) Đúng vậy. Đức Chúa Trời thể hiện tình yêu của Ngài theo vô số cách: bằng cách đánh đập, sửa dạy, khiển trách, và bằng sự phán xét, trừng phạt, thử luyện, tinh luyện, v.v.. Đây đều là tình yêu của Đức Chúa Trời. Chỉ có quan điểm này mới là toàn diện và phù hợp với lẽ thật. Nếu ngươi nhận thức được như thế, khi ngươi kiểm điểm bản thân và nhận ra mình có những hiểu lầm về Đức Chúa Trời, chẳng phải khi đó ngươi sẽ có thể nhận ra những lệch lạc của mình và ngẫm lại xem mình đã sai ở đâu sao? Chẳng phải điều này có thể giúp ngươi giải quyết những hiểu lầm của mình về Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Để đạt được điều này, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật. Con người chỉ cần tìm kiếm lẽ thật thì có thể giải trừ được những hiểu lầm của mình về Đức Chúa Trời, và một khi đã giải trừ được những hiểu lầm của mình về Đức Chúa Trời, thì họ có thể thuận phục mọi sự an bài của Đức Chúa Trời(Chỉ bằng cách hiểu lẽ thật thì mới có thể biết đến những việc làm của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua việc đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng mình đang sống trong trạng thái hiểu lầm Đức Chúa Trời vì đã giới hạn tình yêu của Ngài. Trong quan niệm và tưởng tượng của mình, tôi tin rằng tình yêu của Đức Chúa Trời chỉ bao gồm lòng thương xót, sự nhân từ, sự bảo vệ và những phước lành. Sự bức bách, gian khổ, những thử luyện và tinh luyện không phù hợp với quan niệm của tôi, tôi tin rằng đó không phải là tình yêu của Đức Chúa Trời. Vì vậy, sau khi con gái tôi bị bắt, tôi đã oán trách, hiểu lầm Đức Chúa Trời và không thể thuận phục hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt. Tôi phản tỉnh lại rằng, trong quá khứ, mình đã buộc phải rời khỏi nhà vì bị cảnh sát truy đuổi. Lúc đó, con gái tôi còn rất nhỏ, nhưng nó vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh dưới sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ rằng đó chính là tình yêu của Đức Chúa Trời. Sau khi tin Đức Chúa Trời, con gái tôi bắt đầu thực hiện bổn phận trong hội thánh. Tôi nghĩ rằng vì cả gia đình chúng tôi đều dâng mình cho Đức Chúa Trời, nên chúng tôi chắc chắn sẽ có kết cục và đích đến tốt đẹp, nên tôi càng nghĩ rằng đó chính là tình yêu của Đức Chúa Trời và cảm tạ Ngài trong lòng. Nhưng giờ đây, con gái tôi đã bị bắt và rất có khả năng sẽ bị tra tấn. Nếu con bé không chịu nổi sự bách hại này và trở thành Giu-đa, thì nó sẽ mất cơ hội được cứu rỗi. Điều này khiến tôi nghi ngờ tình yêu của Đức Chúa Trời, trách móc Ngài vì không bảo vệ con gái tôi và nảy sinh sự hiểu lầm về Ngài trong lòng. Nhận thức của tôi về tình yêu của Đức Chúa Trời hoàn toàn dựa trên những gì có lợi cho tôi. Nếu Đức Chúa Trời đảm bảo mọi việc trong gia đình tôi đều diễn ra suôn sẻ và yên ổn, kết quả đều tốt đẹp, tôi sẽ nói rằng Đức Chúa Trời là tình yêu. Nhưng khi hoàn cảnh xảy ra không phù hợp với quan niệm của tôi và không có lợi cho gia đình tôi, tôi lại phủ nhận tình yêu của Đức Chúa Trời. Tôi đã nghĩ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời chỉ có lòng thương xót, sự nhân từ, sự bảo vệ và những phước lành, nhưng đó chỉ là quan niệm và tưởng tượng của tôi, không phù hợp với lẽ thật. Tình yêu của Đức Chúa Trời không chỉ bao gồm lòng thương xót và sự nhân từ, mà còn bao gồm sự phán xét, hình phạt, những thử luyện và tinh luyện. Việc con gái tôi bị bắt có vẻ là một điều tồi tệ, nhưng nếu nó có thể tìm kiếm lẽ thật và đứng vững làm chứng, thì đức tin và ý chí chịu khổ của nó sẽ được hoàn thiện. Đây thực ra lại là điều tốt cho con gái tôi. Hơn nữa, việc con gái tôi bị bắt đã giúp tỏ lộ những quan niệm, tưởng tượng và yêu cầu vô lý của tôi đối với Đức Chúa Trời, khiến tôi phản tỉnh về sự bại hoại và hỗn tạp của mình. Tôi cũng hiểu rằng, không nên tìm kiếm ân điển và phước lành trong đức tin, mà cần tập trung vào điều quan trọng nhất: trải nghiệm công tác và lời Đức Chúa Trời, đạt được lẽ thật, gột bỏ sự bại hoại và đạt đến sự thay đổi trong tâm tính. Tôi nhận ra rằng, mọi việc Đức Chúa Trời làm đều thể hiện tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài.

Sau đó, tôi tiếp tục tìm kiếm về vấn đề của mình. Khi con gái tôi bị bắt, tôi liên tục đưa ra yêu cầu và oán trách Đức Chúa Trời trong lòng, tính chất của vấn đề này là gì vậy? Trong lúc tìm kiếm, tôi tình cờ đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Có một số cha mẹ ngu muội không nhìn thấu được cuộc đời, không nhìn thấu được số phận, không nhận biết được sự tể trị của Đức Chúa Trời, thì sẽ dễ làm những chuyện ngu muội trong chuyện đối đãi với con cái. Ví dụ như, sau khi con cái độc lập, gặp phải một vài chuyện đặc biệt, trải qua một số khổ nạn hoặc là một vài sự cố lớn, có người thì ốm đau, có người bị kiện tụng, có người thì ly hôn, có người bị lừa gạt, còn có người bị bắt cóc, bị người khác hại, bị đánh đập tàn nhẫn, đối mặt với cái chết, thậm chí còn có một vài đứa con nghiện ngập hút chích, v.v.. Khi gặp phải những chuyện lớn đặc biệt này, cha mẹ nên làm gì? Biểu hiện của đa số cha mẹ là gì? Có phải họ đã làm những việc mà một loài thọ tạo mang thân phận cha mẹ nên làm hay không? Rất ít cha mẹ sau khi nghe được những chuyện này thì cảm thấy giống như nghe chuyện của người ngoài. Đa số cha mẹ đều bạc đầu sau một đêm, đêm ngủ không yên, ngày ăn không ngon, vắt hết óc suy nghĩ, thậm chí còn khóc lóc rơi lệ, khóc đến mức mắt đỏ lên, nước mắt cũng cạn khô, không ngừng cầu nguyện Đức Chúa Trời, để Ngài nể tình mình tin Ngài mà có thể che chở cho con cái của mình, ân đãi, chúc phúc cho con cái của mình, khoan dung độ lượng mà giữ lại cho con mình một mạng. Với tư cách là cha mẹ, trong tình huống kiểu này, sự yếu đuối, yếu ớt của nhân tính, và cả tình cảm đối với con cái đều bộc lộ ra, đồng thời họ còn bộc lộ ra thứ gì nữa? Đó là sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời. Họ khẩn cầu Ngài, cầu nguyện với Ngài, xin Ngài bảo vệ con cái của họ không xảy ra tai họa gì, cho dù gặp tai họa cũng có thể không chết, có thể thoát khỏi nguy hiểm, không bị kẻ ác hại, bệnh tình sẽ không nặng thêm, sẽ khoẻ trở lại, v.v.. Họ đang cầu cái gì? (Thưa Đức Chúa Trời, họ cầu nguyện như vậy là đang yêu cầu Ngài, và trong đó còn có sự oán trách.) Một mặt họ cực kỳ bất mãn đối với việc con cái gặp phải những chuyện này, oán trách Đức Chúa Trời đáng lẽ không nên để cho con cái của họ gặp phải loại chuyện này, trong bất mãn sẽ mang theo oán trách. Sau đó họ cầu xin Đức Chúa Trời thay đổi chủ ý, đừng làm như vậy, để cho con cái của mình thoát khỏi hiểm cảnh, có thể bình an, bị bệnh có thể khỏi bệnh, gặp phải kiện tụng có thể thoát khỏi kiện tụng, gặp phải tai họa có thể tránh được tai họa, v.v., tức là mọi chuyện đều suôn sẻ. Họ cầu nguyện như vậy một mặt là oán trách Đức Chúa Trời, mặt khác còn đưa ra yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, đây có phải là biểu hiện của sự phản nghịch hay không? (Thưa, phải.) Ngụ ý của họ là Đức Chúa Trời làm như vậy không đúng, không tốt, không nên làm như vậy. Bởi vì chúng là con của ngươi, ngươi tin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không nên để chúng gặp phải những chuyện này, chúng không giống với con của những người khác, chúng nên được Ngài chúc phúc. Ngài nên nể tình ngươi tin Ngài mà chúc phúc cho chúng. Nếu Đức Chúa Trời không chúc phúc cho chúng, ngươi sẽ buồn bã, sẽ khóc lóc, sẽ làm loạn, sẽ không muốn đi theo Ngài nữa. Nếu chúng chết, ngươi cũng không sống được nữa. Có phải ý đó không? (Thưa, phải.) Đó có phải là kháng nghị với Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Đây chính là kháng nghị với Ngài(Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đức Chúa Trời vạch trần cách mà các bậc cha mẹ thường đưa ra những yêu cầu vô lý với Ngài khi con cái họ gặp điều không may, cho rằng Đức Chúa Trời nên hành động theo cách này hay cách kia, và trách móc Ngài nếu Ngài không làm như vậy. Đây chính là chống đối Đức Chúa Trời. Tôi cũng đang ở trong tình trạng tương tự. Ngay khi nghe tin con gái tôi bị bắt, tôi lo lắng và sợ hãi rằng cảnh sát sẽ tra tấn và hành hạ nó, thậm chí tôi còn lo rằng nó sẽ bán đứng các anh chị em, trở thành một Giu-đa và không có kết cục tốt đẹp. Tôi không hề nhận ra mình đã bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời và nghĩ rằng: “Dù gì thì con gái mình cũng đã từ bỏ sự nghiệp để dành toàn bộ thời gian dâng mình cho Đức Chúa Trời. Sao Đức Chúa Trời lại không bảo vệ nó?”. Tôi lúc nào cũng hiểu lầm Đức Chúa Trời hoặc đưa ra những yêu cầu vô lý với Ngài. Thật thiếu lý trí làm sao! Tôi nghĩ về việc Đức Chúa Trời tể trị và sắp đặt mọi tình huống mà chúng ta đối mặt mỗi ngày. Thế nhưng, tôi lại không hiểu được quyền tể trị của Ngài và trở nên vô lý, đối kháng với Đức Chúa Trời khi con gái tôi bị bắt. Rồi khi người chị em cộng sự cố gắng thông công lời Đức Chúa Trời với tôi, tôi thậm chí còn không lắng nghe và không đón nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu tôi không giải quyết được trạng thái này của mình và điều tồi tệ xảy ra với con gái tôi, chắc chắn tôi sẽ oán trách, thậm chí có thể quay lưng lại với Đức Chúa Trời và phản bội Ngài! Tôi nghĩ đến việc Gióp trải qua sự thử luyện, mất hết của cải và con cái, cơ thể ông còn bị ung nhọt đau đớn, nhưng ông vẫn nhận ra rằng tài sản và con cái là do Đức Chúa Trời ban cho, việc chúng bị lấy đi cũng là do sự cho phép của Ngài. Vì vậy, ông không oán trách hay tranh cãi với Đức Chúa Trời, mà còn có thể thuận phục sự tể trị và an bài của Ngài, thậm chí còn ngợi khen danh Đức Chúa Trời. Còn tôi, khi đối mặt với việc con gái bị bắt, tôi lại bắt đầu nghi ngờ sự toàn năng, quyền tể trị và thẩm quyền của Đức Chúa Trời, luôn lo lắng, sợ hãi, thậm chí đưa ra yêu cầu và tranh cãi với Ngài. Tôi đã phản nghịch và chống lại Đức Chúa Trời! Nhận ra điều này, tôi không còn muốn phản nghịch hay chống lại Ngài nữa. Bất kể chuyện gì xảy ra với con gái tôi, dù nó có bị tra tấn hay không, hoặc đích đến và kết cục của nó có tốt đẹp hay không, tôi cũng sẽ không oán trách Đức Chúa Trời, và sẽ thuận phục mọi sự tể trị và sắp đặt của Ngài.

Sau đó, tôi tình cờ đọc được những đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Thực ra trong mắt Đức Chúa Trời, sự sống của con cái và cha mẹ đều độc lập, giữa họ không có quan hệ thuộc về nhau, cũng không có quan hệ cấp trên cấp dưới, đương nhiên càng không có quan hệ sở hữu và bị sở hữu. Sự sống của mỗi người họ đều bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, số phận của mỗi người cũng đều là do Đức Chúa Trời tể trị, chỉ có điều con cái là do cha mẹ sinh ra, cha mẹ lớn tuổi hơn con cái, con cái nhỏ tuổi hơn cha mẹ. Con người chỉ dựa vào tầng quan hệ này, dựa vào hiện tượng bên ngoài này đã cho rằng con cái là vật phụ thuộc của cha mẹ, là tài sản riêng của cha mẹ. Đây không phải là nhìn nhận sự việc từ căn nguyên, mà chỉ là luận việc từ bên ngoài, từ mặt xác thịt, tình cảm, cho nên cách lý luận này của con người vốn dĩ là sai lầm, góc độ cũng sai lầm. Phải không? (Thưa, phải.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (19), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Ngoài việc sinh thành và nuôi dạy con cái, trách nhiệm của cha mẹ trong đời sống của con cái mình chỉ đơn giản là cung cấp cho chúng một môi trường chính thức để lớn lên, bởi không có gì ngoại trừ sự định trước của Đấng Tạo Hóa có ảnh hưởng đến số phận một con người. Không ai có thể kiểm soát một người sẽ có kiểu tương lai như thế nào; điều đó đã được định trước từ lâu, và ngay cả cha mẹ của một người cũng không thể thay đổi số phận của người đó. Xét về phương diện số phận, mọi người đều độc lập, và mọi người đều có số phận của riêng mình. Vì vậy, không cha mẹ nào có thể ngăn cản số phận của người con trong cuộc đời hoặc gây ảnh hưởng dù là nhỏ nhất đến vai trò mà người con đảm nhận trong cuộc đời. Có thể nói rằng gia đình mà con người được định sẵn để sinh ra và môi trường con người lớn lên không gì khác hơn là những tiền đề cho việc hoàn thành sứ mệnh của họ trong đời. Chúng không quyết định chút nào số phận của một người trong cuộc đời hoặc loại vận mệnh mà trong đó con người sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình. Và vì thế, không cha mẹ nào có thể giúp con mình hoàn thành sứ mệnh của chúng trong cuộc đời, và tương tự, không người thân nào có thể giúp một người đảm nhận vai trò của người đó trong cuộc đời. Một người hoàn thành sứ mệnh của mình như thế nào và trong loại môi trường nào, một người thực hiện vai trò của mình hoàn toàn được quyết định bởi số phận của người đó trong cuộc đời(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng thật sai lầm khi cho rằng con gái là “tài sản riêng” của mình chỉ vì con bé là máu mủ ruột thịt của tôi. Sự sống của con người bắt nguồn từ Đức Chúa Trời – chính Ngài ban cho con người hơi thở sống. Vai trò của cha mẹ chỉ là sinh ra con cái và nuôi dưỡng chúng đến khi trưởng thành. Khi công việc này hoàn thành, sứ mạng của chúng ta cũng kết thúc. Mỗi người đều độc lập; cha mẹ và con cái đều có số phận riêng, mỗi người phải sống theo quỹ đạo đã được Đấng Tạo Hóa định sẵn và hoàn thành trách nhiệm của mình. Tôi cũng nhận ra rằng với tư cách là người mẹ, lý do tôi lo lắng về việc con gái mình phải chịu khổ về thể xác và muốn chịu khổ thay con, là vì tôi thiếu hiểu biết về quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Thực tế, những trải nghiệm chúng ta có, những nỗi khổ mà chúng ta phải chịu và vai trò mà chúng ta đảm nhận trong đời sống đều đã được định sẵn, vì vậy sự lo lắng của tôi là không cần thiết. Dù tôi có lo lắng đến đâu thì cũng không thay đổi được điều gì và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tương lai và số phận con gái tôi. Nếu sau khi bị bắt, con gái tôi hèn nhát và làm mọi thứ cần thiết để giữ mạng sống, bán đứng các anh chị em của mình để bảo vệ lợi ích cá nhân, trở thành một Giu-đa và bị khai trừ, thì điều đó là do thực chất bản tính và con đường mà nó đã đi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy sáng suốt hơn một chút. Tôi biết rằng mình phải giao con gái cho Đức Chúa Trời, thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, đặt tâm trí vào công việc và làm tốt bổn phận của mình. Sau đó, qua việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng công tác mà Đức Chúa Trời đang thực hiện trong thời kỳ sau rốt là hoàn thiện, tỏ lộ và đào thải con người. Đức Chúa Trời sử dụng con rồng lớn sắc đỏ để làm tinh sạch hội thánh. Đối với những người mưu cầu lẽ thật, dù Trung Cộng có âm mưu xấu xa hay bịa đặt ra những tin đồn và luận điệu sai trái gì, họ cũng sẽ không bị mê hoặc, không phủ nhận hay phản bội Đức Chúa Trời và có thể đứng vững làm chứng cho Ngài. Còn đối với những người không mưu cầu lẽ thật và không thuộc về Đức Chúa Trời, họ sẽ bị tỏ lộ và đào thải qua những hoàn cảnh này. Đức Chúa Trời dùng nghịch cảnh này để thử thách con người: Những ai đứng vững làm chứng là lúa mì, còn những ai không thể đứng vững sẽ là cỏ lùng bị bỏ đi. Đây là một trong những phương pháp Đức Chúa Trời dùng để thử thách con người và cũng là sự khôn ngoan trong công tác của Ngài. Liệu con gái tôi có vượt qua được thử thách này và có thể mang lời chứng hay không, phụ thuộc vào việc nó thường theo đuổi lẽ thật như thế nào cũng như phụ thuộc vào thực chất bản tính và con đường mà nó đã chọn. Nếu nó có thể đứng vững làm chứng về Đức Chúa Trời, điều đó cho thấy nó có đức tin thật nơi Ngài. Trong sự thử luyện này, nếu nó phủ nhận và phản bội Đức Chúa Trời, thì đó là cách Ngài tỏ lộ nó. Đức Chúa Trời công chính với tất cả mọi người. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy được giải thoát và bình an.

Đã hai tháng kể từ khi con gái tôi bị bắt, tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì về tình hình của con bé, nhưng tôi biết rằng số phận của nó nằm trong tay Đức Chúa Trời và tôi không bị ràng buộc bởi hoàn cảnh của nó. Hơn nữa, tôi nhận ra rằng mình cần trân trọng cơ hội vẫn còn để thực hiện bổn phận và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Khi tôi gác lại những lo lắng và bận tâm về con gái, tôi có thể toàn tâm toàn ý vào bổn phận của mình.

Trước: 8. Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc vì lựa chọn này

Tiếp theo: 13. Cuộc tranh luận của tôi với các mục sư

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger