47. Phản Tỉnh Về Hành Động Qua Loa Chiếu Lệ
Tháng 12 năm 2021, tôi bắt đầu thực hành kiểm tra video. Ban đầu, tôi chú tâm học hỏi và suy ngẫm, gặp chỗ khó hiểu thì tôi tìm kiếm giải pháp từ chỗ người chị em phối hợp cùng. Chị ấy cũng thường xuyên bàn bạc với tôi về các vấn đề phát hiện được trong các video. Lần nào cũng vậy, tôi đều tổng kết những thiếu sót và sai lệch của mình, rồi cố gắng tìm kiếm, học hỏi các nguyên tắc liên quan. Khi cả nhóm cùng nhau thảo luận về nguyên tắc, tôi chăm chú lắng nghe từng người thông công, suy ngẫm cẩn thận để bù đắp những thiếu sót của mình. Thực hành như vậy một thời gian, tôi tiến bộ phần nào trong kỹ năng chuyên môn, có thể xử lý được một số việc. Tôi bắt đầu cảm thấy bằng lòng, cho rằng mình đã nắm được một số nguyên tắc. Từ đó, tôi ít khi chủ động học hỏi. Khi thông công về nguyên tắc hoặc thảo luận các vấn đề với người khác trong nhóm, tôi không còn nghiêm túc suy ngẫm như trước, cũng chẳng chú trọng tổng kết những vấn đề trong công tác. Cách tôi thực hiện bổn phận trở nên thụ động.
Tôi nhớ có khoảng thời gian, một số anh chị em mới tham gia bổn phận, nên những video họ nộp có nhiều vấn đề. Tôi cần thông công và phản hồi từng người một để giải quyết những vấn đề này. Trong lòng tôi nảy sinh một số ý nghĩ không ngay thẳng: “Nếu mình kiểm tra kỹ từng video, tìm kiếm các nguyên tắc liên quan để thông công, phản hồi anh chị em thì sẽ rất mất thời gian và công sức. Nhiều video thế này, khi nào mình mới xử lý xong đây? Hay là mình chỉ cần chỉ ra vấn đề ngắn gọn, rồi để anh chị em tự tìm cách giải quyết. Như vậy, mình cũng tiết kiệm được nhiều công sức”. Vì thế, tôi chỉ nêu ra những vấn đề trong video, và hướng dẫn chung chung về cách sửa. Lần khác, tôi kiểm tra một video và phát hiện một số vấn đề trong đó. Nhưng do không chắc chắn lắm nên tôi đã bàn bạc với người chị em phối hợp cùng. Chị ấy nói không thấy vấn đề gì, nhưng tôi vẫn cảm thấy không yên tâm. Suy ngẫm một lúc, tôi vẫn không chắc có thực là có vấn đề không, rồi tôi lại cân nhắc đến việc làm qua loa chiếu lệ, nghĩ rằng: “Chắc mình nên để vậy đi. Người chị em đó nắm vững nguyên tắc hơn mình, chị ấy còn nói không sao thì chắc là không có vấn đề gì đâu. Mình không cần tốn thời gian suy ngẫm làm gì. Hơn nữa, đây cũng chỉ là cảm giác của mình. Lỡ mình sai và làm chậm trễ công tác thì sao?”. Nghĩ vậy, tôi không nghiền ngẫm và tìm kiếm câu trả lời nữa, mà nộp thẳng video như vậy. Mấy ngày sau, người phụ trách chỉ ra video có một số vấn đề và cần sửa lại. Ngay sau đó, các anh chị em cũng lần lượt báo cáo rằng họ đều cảm thấy tiêu cực sau khi xem gợi ý của chúng tôi. Họ cho rằng video mình làm có quá nhiều vấn đề, và họ không biết cách giải quyết. Đối mặt với những vấn đề bị phơi bày, tôi hoàn toàn cảm thấy bối rối. Nhưng tôi nhớ ra rằng những con người, sự vật, sự việc mà tôi gặp hàng ngày đều do Đức Chúa Trời sắp đặt và nằm trong sự tể trị của Ngài. Những hoàn cảnh này xảy ra chắc hẳn có lý do. Phải có những bài học mà tôi cần phải học. Vì thế, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm chỉ dẫn từ Ngài.
Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được đoạn lời sau của Đức Chúa Trời: “Tiếp cận mọi thứ một cách quá khinh mạn và vô trách nhiệm là một điều trong tâm tính bại hoại: đó là tính vô lại mà người ta thường nói đến. Họ làm gì cũng ‘đại khái’ và ‘tàm tạm là được rồi’; làm gì cũng có thái độ ‘có thể’, ‘có lẽ’ và ‘chín phần mười’; làm việc thì qua loa, được chăng hay chớ, chỉ cần làm bừa cho qua chuyện là được; họ thấy không cần phải nghiêm túc, cũng không cần phải kỹ lưỡng, càng không cần tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là thứ trong tâm tính bại hoại sao? Đó có phải là biểu hiện của nhân tính bình thường không? Không phải. Gọi nó là kiêu ngạo cũng đúng, gọi nó là phóng đãng cũng hoàn toàn thích hợp – nhưng dùng từ ‘vô lại’ cho nó là khớp nhất. Hầu hết mọi người đều có tính vô lại trong mình, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Làm chuyện gì, họ cũng muốn qua loa chiếu lệ, và luôn luôn có chút tính chất lừa dối. Lừa được là họ lừa, bớt việc được là họ bớt việc, bòn rút thời gian được là họ bòn rút thời gian. Họ cảm thấy: ‘Miễn là không bị lộ, không gây ra chuyện gì, không phải gánh trách nhiệm, thì mình cứ thế này mà qua chuyện, đâu cần phải làm quá tốt, như thế thì quá phiền phức’. Dạng người này học gì cũng không học cho tinh thông, học gì cũng không để tâm và không muốn chịu khổ hay trả giá. Họ muốn học sơ qua một chút rồi xem như mình là người trong ngành, cho rằng mình đã học xong, sau đó dựa vào điều này để cho qua chuyện. Đây chẳng phải là một thái độ của người ta đối với mọi con người, sự việc và sự vật sao? Thái độ như vậy có tốt không? Không tốt. Lấy một từ để mô tả, thì đó là ‘làm qua loa’. Nhân loại bại hoại, ai cũng có tính vô lại đó. Những người có tính vô lại trong nhân tính thì làm gì cũng mang thái độ và quan điểm ‘làm qua loa’. Những người như vậy có thể làm tốt bổn phận không? Không thể. Họ có thể đạt đến làm việc có nguyên tắc không? Càng không thể” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Làm sao để phân biệt con người cao quý hay thấp hèn? Hãy xem thái độ và cách làm của một người đối với bổn phận, xem khi xảy ra chuyện họ đối đãi như thế nào, biểu hiện ra sao. Người có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc tỉ mỉ, nghiêm túc, chăm chỉ, chịu trả giá. Người không có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc qua loa, chiếu lệ, luôn muốn lừa gạt, luôn muốn ứng phó cho xong việc, bất luận học kỹ thuật gì cũng không chăm chỉ, học không được. Cho dù có học bao lâu thì họ vẫn hoàn toàn không biết gì, đây chính là người nhân cách đê tiện” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Lừa được là họ lừa”, “không có nhân cách và tôn nghiêm”, và “nhân cách đê tiện” – từng chữ trong những lời này đều xuyên thấu lòng tôi. Tôi phản tỉnh về hành vi của mình khi thực hiện bổn phận. Chẳng phải cách làm của tôi giống y như những gì Đức Chúa Trời phơi bày sao? Khi thấy video của anh chị em có nhiều vấn đề, tôi không suy nghĩ cách để giúp họ giải quyết, cũng không hướng dẫn để họ hiểu lẽ thật và bước vào nguyên tắc, mà mối bận tâm chính của tôi là làm sao để tiết kiệm công sức cho bản thân. Tôi đã nghĩ rằng nếu kiểm tra kỹ từng video và phản hồi chi tiết thì quá là phiền phức, cần phải suy nghĩ nhiều. Vậy nên tôi chỉ nói qua những vấn đề trong video, chứ không thông công với anh chị em về các nguyên tắc, hay chỉ ra giải pháp thực tế. Kết quả là, anh chị em xem những góp ý của tôi đều cảm thấy tiêu cực. Chẳng phải tôi đã gây gián đoạn khi làm như vậy sao? Khi kiểm tra video khác, tôi cảm thấy có một số vấn đề, nhưng vì không chắc chắn, nên tôi không muốn chú tâm suy ngẫm. Tôi thậm chí còn tìm lý do biện minh, nghĩ rằng có suy ngẫm thì cũng chưa chắc có kết quả. Người chị em ấy nắm vững nguyên tắc hơn tôi, ngay cả chị ấy cũng nói không sao thì chắc là không có vấn đề gì lớn. Tôi không thực sự bỏ công sức tìm kiếm câu trả lời đã vội kết luận rằng suy ngẫm chưa chắc có kết quả. Chẳng phải tôi là người láu cá, lười nhác sao? Tôi thật sự quá giả dối! Thái độ như vậy với bổn phận thật giống với những gì Đức Chúa Trời đã phơi bày: “Miễn là không bị lộ, không gây ra chuyện gì, không phải gánh trách nhiệm, thì mình cứ thế này mà qua chuyện, đâu cần phải làm quá tốt, như thế thì quá phiền phức” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Những lời này chính là nói về tôi. Tôi trải qua từng ngày một cách vô thức, thỏa mãn với việc thể xác không chịu khổ, chỉ sống cho qua ngày, chẳng hề nghĩ đến những khó khăn của anh chị em, hay thực hiện bổn phận như vậy có hiệu quả hay không. Chỗ nào qua loa được thì tôi qua loa, không thể hiện chút trung thành nào đối với bổn phận. Với thái độ như vậy, tôi hoàn toàn không đáng tin cậy, thật đúng như Đức Chúa Trời mô tả: “không có nhân cách và tôn nghiêm”, và “người nhân cách đê tiện”. Những lời này không hề quá chút nào. Tôi cảm thấy vô cùng sầu khổ và ăn năn, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, thái độ của con đối với bổn phận thật quá hỗn xược, hoàn toàn vô trách nhiệm. Con không muốn sống thấp hèn như vậy nữa. Con nguyện chống lại xác thịt, siêng năng, nghiêm túc và trả giá để thực hiện tốt bổn phận của mình”.
Sau khi cầu nguyện, tôi đọc được một số lời Đức Chúa Trời, từ đó hiểu hơn về những yêu cầu của Ngài. Đức Chúa Trời phán: “Khi thực hiện bổn phận, người ta phải học cách nghiêm túc, nghiêm khắc, tỉ mỉ, có trách nhiệm và thực tế, làm theo kiểu đi bước nào chắc bước nấy, dốc hết sức lực để làm tốt bổn phận đó, cho đến khi đạt đến mức độ khiến bản thân hài lòng. Nếu một người không hiểu lẽ thật, thì họ nên tìm kiếm các nguyên tắc, và hành động phù hợp với chúng và theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Cho dù cần bỏ thêm nhiều công sức hơn một chút, người ta cũng phải làm cho tốt, tuyệt đối không được qua loa chiếu lệ. Chỉ bằng cách thực hành theo cách này, người ta mới cảm thấy bình yên trong lòng, không bị lương tâm cắn rứt” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (5), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Đức Chúa Trời yêu cầu ta phải vững vàng trong bổn phận, dù làm việc gì cũng giữ thái độ tận tâm, có trách nhiệm, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và làm hết sức mình. Tôi nhận ra mình không thể tiếp tục qua loa chiếu lệ nữa, mà cần thực hành theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, kiểm tra kỹ từng video, đưa ra hướng dẫn chi tiết, dựa trên nguyên tắc cho các vấn đề. Dù điều này khiến thể xác phải chịu khổ hơn, suy nghĩ nhiều hơn một chút, nhưng nếu nó mang lại kết quả tốt hơn trong bổn phận, thì điều đó là xứng đáng. Từ đó, khi tiếp tục công tác kiểm tra và phản hồi các vấn đề của anh chị em, tôi đều suy ngẫm xem diễn đạt thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Thực hiện theo cách này, tôi không cảm thấy mệt mỏi nhiều, còn có thể bước sâu hơn vào các nguyên tắc. Nhưng vì tâm tính bại hoại nghiêm trọng của tôi, cũng như dục vọng quá lớn về an nhàn thể xác, nên khi gặp những vấn đề phức tạp, tôi vẫn bị cám dỗ muốn chọn con đường dễ dàng và làm qua loa chiếu lệ.
Có lần kiểm tra video, tôi thấy một số vấn đề không dễ giải quyết, liền nghĩ: “Nếu đưa ra gợi ý, thì trước tiên mình phải học hỏi, nghiên cứu để tìm ra hướng giải quyết, việc này thật phiền phức, nghĩ thôi cũng thấy đau đầu rồi! Nếu mình dành toàn bộ thời gian vào việc này mà vẫn không tìm ra được cách giải quyết, chẳng phải là công cốc sao? Thôi bỏ đi. Mình cứ tập trung vào video khác trước, đợi khi nào có thời gian rồi giải quyết sau”. Qua một thời gian, các lãnh đạo nhận thấy hiệu quả công tác video của chúng tôi bị giảm sút, liền kiểm tra lại các video mà anh chị em đã nộp trong ba tháng qua. Họ phát hiện ra có khá nhiều video bị bỏ qua, chúng tôi không xử lý kịp thời những video này, cũng không hướng dẫn anh chị em chỉnh sửa theo các nguyên tắc, gây ra những trì hoãn nghiêm trọng đến công tác video. Nhìn kết quả này, tôi như chết lặng, chẳng phải tất cả đều do tôi thực hiện bổn phận cẩu thả, qua loa chiếu lệ hay sao? Tôi không thể diễn tả được lòng mình lúc này, như thể có một tảng đá đè nặng lên lồng ngực, khiến tôi khó thở. Sau đó, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Việc ngươi nhìn nhận thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là cực kỳ quan trọng, và đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho con người, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và ngươi phải bị trừng phạt. Đó là điều thiên kinh địa nghĩa rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ. Đây là trách nhiệm cao nhất của con người, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất. Trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa” (Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc những lời này của Đức Chúa Trời, tôi cảm nhận được tâm tính công chính của Ngài. Nếu tôi làm bổn phận bằng thái độ tùy tiện, luôn qua loa chiếu lệ, láu cá và lười biếng, thì đó là một sự phản bội nghiêm trọng đối với Đức Chúa Trời, và tôi không xứng đáng ở trong sự hiện diện của Ngài, xứng đáng bị rủa sả, trừng phạt! Tôi sợ hãi, thấy rằng mình đang ở trong tình thế nguy hiểm. Nghĩ lại việc hội thánh giao cho tôi kiểm tra video, mong tôi dốc hết lòng hết sức vào công tác và làm cho thật tốt, vậy mà tôi lại láu cá trong bổn phận, tìm cách để lười biếng. Khi gặp vấn đề không hiểu hay không thể nhìn thấu, tôi không chú tâm suy ngẫm. Thay vào đó, khi gặp vấn đề cần nhiều công sức, suy nghĩ, tôi lại chọn cách tránh để mình gặp rắc rối, để các video đó sang một bên, không nhanh chóng tìm hiểu, học hỏi hay tìm kiếm các nguyên tắc liên quan để hướng dẫn anh chị em cùng nhóm. Tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình, mọi việc tôi làm chỉ gây cản trở công tác video. Nghĩ lại lúc đầu khi đảm nhận bổn phận này, tôi đã quyết tâm trước Đức Chúa Trời, rằng sẽ trân trọng cơ hội thực hiện bổn phận này và trung thành để báo đáp tình yêu của Ngài. Nhưng giờ đây, tôi chỉ làm cho xong nếu có thể, không có chút trách nhiệm nào. Chẳng phải đây là sự giả dối trắng trợn với Đức Chúa Trời sao? Tôi thật sự đã làm Ngài thất vọng và không đáng tin cậy! Nghĩ đến đây khiến tôi thấy hối hận và tự trách, thậm chí thấy mắc nợ Đức Chúa Trời hơn nữa. Tôi khóc khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, hành động của con chỉ gây cản trở và làm gián đoạn công tác. Con nguyện ý ăn năn, sửa đổi thái độ đối với bổn phận. Xin Ngài dẫn dắt con”.
Sau đó, tôi bắt đầu suy ngẫm. Ban đầu, tôi muốn thực hiện tốt bổn phận của mình, nhưng sao cuối cùng lại thành ra thế này? Trong lúc tìm kiếm câu trả lời, tôi đã bắt gặp những đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những người lười biếng không làm được bất kỳ việc gì. Dùng hai chữ ngắn gọn mà nói, thì họ là ‘phế nhân’, là tàn phế cấp hai. Dù tố chất của những người lười biếng có tốt cỡ nào thì đó cũng chỉ là cái mã bên ngoài; tố chất tốt của họ cũng chẳng dùng được. Điều này là do họ quá lười biếng, họ biết đúng ra họ phải làm gì, nhưng lại không làm; ngay cả khi biết có vấn đề, họ cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết; họ biết phải chịu những cái khổ nào thì mới có thể làm công tác có hiệu quả, nhưng họ không sẵn lòng chịu đựng. Kết quả là, họ không đạt được bất kỳ lẽ thật nào, cũng không làm bất kỳ công tác thực tế nào. Họ không muốn chịu những cái khổ mà con người nên chịu; họ chỉ biết tham hưởng an nhàn, hưởng thụ những lúc sung sướng nhàn hạ, hưởng thụ cuộc sống tự do và thoải mái. Chẳng phải họ vô dụng sao? Người không thể chịu khổ thì không đáng sống. Bất cứ ai luôn muốn sống như ký sinh trùng đều là người không có lương tâm hay lý trí; họ là súc sinh, loại người này thậm chí không xứng đem sức phục vụ. Bởi vì họ không thể chịu khổ nên hiệu quả đem sức phục vụ của họ cũng kém, và nếu họ muốn đạt được lẽ thật thì càng không hy vọng gì. Người không thể chịu khổ và không yêu thích lẽ thật thì là phế nhân, thậm chí không đủ tư cách để đem sức lực phục vụ. Họ là súc sinh, không có chút nhân tính nào. Dạng người này buộc phải bị đào thải, làm như vậy là hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (8), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). “Ngươi chỉ hài lòng với việc sống dưới ảnh hưởng của Sa-tan, với sự bình yên, vui vẻ, và một chút an nhàn xác thịt thôi sao? Chẳng phải ngươi là hạng người đê tiện nhất trong tất cả sao? Chẳng có ai ngu ngốc hơn những người đã nhìn thấy sự cứu rỗi nhưng không theo đuổi để có được điều đó; đây là những người đắm chìm trong xác thịt và vui hưởng Sa-tan. Ngươi mong rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không hề có khó khăn gì, không hề có hoạn nạn gì, không hề có thống khổ gì. Ngươi luôn mưu cầu những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu xác thịt thay vì mưu cầu lẽ thật đều là súc vật sao? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi sao? Nơi các ngươi, Ta đã phán bao nhiêu lời rồi? Công tác mà Ta đã thực hiện nơi các ngươi còn ít sao? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Vậy sao ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để oán trách nữa? Chẳng phải là ngươi không có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt sao? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng sao? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc sao? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi sao? … Ta ban cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không mưu cầu. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời đích thực, nhưng ngươi không mưu cầu. Chẳng phải ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không mưu cầu cuộc sống con người, chúng không mưu cầu việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản là ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường thật nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và dâm loạn, và ngươi không mưu cầu bất kỳ mục tiêu nào; cuộc đời của ngươi chẳng phải là cuộc đời hèn mọn nhất sao? Các ngươi có mặt mũi nào mà đối diện Đức Chúa Trời đây? Nếu các ngươi tiếp tục trải nghiệm như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được ban cho con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự mưu cầu của riêng ngươi” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Trước đây, tôi chưa từng liên hệ bản thân mình với những từ như “kẻ rác rưởi” hay “kẻ ký sinh”, chứ đừng nói đến việc tưởng tượng rằng trong mắt Đức Chúa Trời, biểu hiện của tôi lại giống như một xác chết biết đi, tôi chẳng khác gì heo, chó. Nhận ra điều này khiến tôi thật đau lòng và buồn bã. Nhưng những gì lời Đức Chúa Trời vạch trần đúng là biểu hiện của tôi. Tôi đã xem việc hưởng thụ an nhàn thân xác như mục tiêu theo đuổi, luôn tìm cách để sống một cuộc đời dễ dàng, rảnh rang. Khi gặp khó khăn trong bổn phận, cần bỏ công sức và trả giá, tôi liền chọn cách gian xảo, lười biếng, hoặc làm qua loa cho xong, hoặc phớt lờ các video đó, để qua một bên mà không đụng đến, cứ cách nào ít tốn sức thì làm, không làm tròn trách nhiệm của mình, khiến công tác bị trì trệ. Chẳng phải tôi chính là kẻ rác rưởi, ký sinh chỉ biết ăn bám người khác sao? Tôi rơi vào tình trạng này là do bị những độc tố của Sa-tan như: “Đời người ngắn lắm, cớ gì không vui chơi”, “Hôm nay có rượu hôm nay uống”, hay “Người sống là để tốt với bản thân mình” đầu độc và tiêm nhiễm. Những tư tưởng độc hại này đã khiến tôi ưu tiên sự an nhàn về thân xác trên hết, chỉ cần bản thân không mệt mỏi, căng thẳng là được. Còn việc mình có làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ không, hay Đức Chúa Trời có khen ngợi cách mình thực hiện bổn phận không, thì tôi hoàn toàn không quan tâm. Sống theo những độc tố ấy khiến tôi ngày càng ích kỷ, suy đồi, không có chút quyết tâm nào để theo đuổi những điều tích cực. Dù cách này khiến cuộc sống dễ dàng hơn với tôi, nhưng lại chẳng dẫn đến sự phát triển hay gặt hái nào. Thay vào đó, nó còn cản trở công tác, dẫn đến vi phạm. Mê đắm trong an nhàn thân xác chính là tự hại mình!
Một thời gian sau, tôi được chọn làm nhóm trưởng. Lúc đó, có hai người chị em vừa mới thực hành làm video. Tôi vừa phải tự làm video, vừa phải hướng dẫn cho họ và quản lý công việc chung của nhóm. Có lúc thấy một số video có vấn đề phức tạp, tôi lại nghĩ đến cách làm tắt. Tôi nghĩ: “Nếu mình tìm nguyên tắc cho từng vấn đề và suy ngẫm, thì sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Bao giờ mình mới có thể làm xong những việc này đây? Nghĩ thôi cũng đã thấy mệt mỏi rồi, phiền phức quá đi mất! Có lẽ mình không cần quá tỉ mỉ. Miễn thấy ổn là được”. Tôi nhận ra mình lại đang tìm kiếm sự an nhàn về thể xác. Nhớ đến thái độ của Nô-ê đối với bổn phận, tôi tìm đọc những lời của Đức Chúa Trời liên quan. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kể từ khi Đức Chúa Trời giao phó việc đóng tàu cho Nô-ê, không thời điểm nào Nô-ê thầm nghĩ: ‘Khi nào Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thế gian? Khi nào thì Ngài sẽ cho mình dấu hiệu rằng Ngài sẽ làm điều đó?’. Thay vì suy ngẫm những chuyện như vậy, Nô-ê đã nghiêm túc ghi khắc từng điều mà Đức Chúa Trời đã bảo ông vào lòng rồi sau đó thực hiện từng điều một. Sau khi tiếp nhận những gì được Đức Chúa Trời giao phó cho mình, Nô-ê bắt tay vào thực hiện và hoàn thành việc đóng tàu được Đức Chúa Trời nói đến như thể đó là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông, không chút ý nghĩ thờ ơ hay sơ suất nào. Ngày trôi qua, năm trôi qua, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Đức Chúa Trời không hề giám sát hay thúc ép Nô-ê, nhưng xuyên suốt thời gian này, Nô-ê kiên trì với nhiệm vụ quan trọng mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho ông. Mỗi lời và sự biểu đạt mà Đức Chúa Trời đã phán ra đều được ghi khắc vào lòng Nô-ê như những lời được khắc trên một tấm bia đá. Không quan tâm đến những thay đổi ở thế giới bên ngoài, đến sự chế giễu của những người xung quanh ông, đến những gian khổ liên quan, hoặc đến những khó khăn mà ông đã gặp phải, ông đã kiên trì xuyên suốt với những gì đã được Đức Chúa Trời giao phó cho ông, không bao giờ tuyệt vọng hay nghĩ đến việc bỏ cuộc. Lời Đức Chúa Trời đã được ghi khắc vào lòng Nô-ê, và chúng đã trở thành thực tế hàng ngày của ông. … Trong lòng Nô-ê, không có lời chỉ dẫn nào cao hơn mà ông phải làm theo và thực hiện: lời Đức Chúa Trời là phương hướng và mục tiêu suốt đời ông. Vì vậy, bất kể Đức Chúa Trời phán gì với ông, bất kể Đức Chúa Trời bảo ông làm gì, ra lệnh cho ông làm gì, Nô-ê cũng hoàn toàn tiếp nhận và ghi khắc vào lòng, ông xem đó là điều quan trọng nhất cả đời của mình và thực hiện như thế. Ông không những không quên, ông không những ghi khắc điều đó vào lòng, mà còn thực hiện nó trong đời sống thường nhật, dùng mạng sống của mình để tiếp nhận và thực hiện sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời. Và theo cách này, từng miếng ván một, con tàu được đóng lên. Mọi động thái của Nô-ê, mỗi ngày của ông, đều dành riêng cho những lời và điều răn của Đức Chúa Trời. Có thể có vẻ như không phải là Nô-ê đang thực hiện một công việc trọng đại, nhưng trong mắt của Đức Chúa Trời, tất cả những gì Nô-ê đã làm, thậm chí từng bước ông thực hiện để đạt được điều gì đó, mọi công sức do chính tay ông thực hiện – tất cả đều quý giá và đáng tưởng nhớ, và đáng để nhân loại này tích cực noi gương” (Bài bàn thêm 2: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài như thế nào (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Thái độ của Nô-ê đối với bổn phận khiến tôi cảm thấy hổ thẹn. Bất kể việc đóng tàu khó khăn đến đâu hay cần hy sinh những gì, thì trong tâm trí Nô-ê chỉ có một mục tiêu: hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời để làm Ngài hài lòng. Để hoàn thành mục tiêu đó, Nô-ê thực sự chịu gian khổ và trả giá, chuẩn bị đủ loại vật liệu cần thiết, từng nhát búa, từng nhát đục để xây dựng con tàu, kiên trì suốt 120 năm. Trải nghiệm của Nô-ê đã truyền cảm hứng cho tôi sâu sắc. Tôi không thể tiếp tục tìm kiếm sự an nhàn và làm bổn phận qua loa chiếu lệ nữa. Tôi cần cầu nguyện và cậy dựa Đức Chúa Trời, học theo thái độ của Nô-ê đối với bổn phận. Dù khi thực hiện bổn phận có gặp khó khăn gì hay phải trả giá bao nhiêu, tôi cũng phải làm hết sức mình. Sau đó, tôi đem tình trạng của mình trình dâng lên Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện. Có lúc thấy một số video gặp nhiều vấn đề, trước tiên tôi suy ngẫm kỹ càng, áp dụng các nguyên tắc và bàn bạc với người chị em làm việc cùng, rồi sau đó trao đổi với anh chị em. Khi gặp một số video có vấn đề phức tạp, thay vì phớt lờ, tôi tìm thông tin để học hỏi, tìm kiếm hướng giải quyết, cố gắng hết sức thông công với anh chị em về con đường thực hành. Khi quản lý công tác chung, tôi cũng cố gắng hết sức để đảm bảo mọi khía cạnh, trao đổi với người chị em làm cùng để giải quyết mọi sai lệch hay vấn đề gặp phải trong công tác. Sau một thời gian thực hiện công tác như vậy, cả tôi và người chị em đều tiến bộ phần nào. Trước đây, một số nguyên tắc tôi chỉ hiểu sơ sơ, nhưng qua sự thông công với anh chị em, tôi đã nhìn nhận vấn đề sâu hơn, điều đó giúp tôi cải thiện kỹ năng chuyên môn của mình. Cảm giác về gánh nặng đối với bổn phận của tôi cũng lớn hơn trước. Chỉ khi ấy tôi mới nhận ra qua quá trình thực hiện bổn phận, Đức Chúa Trời từng chút một khai sáng và dẫn dắt để ta hiểu được các nguyên tắc lẽ thật, ban cho ta gánh nặng và cơ hội thực hành. Dù xác thịt phải chịu khổ chút ít, nhưng cuối cùng người được lợi ích chính là chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời!