73. Sau Khi Người Lãnh Đạo Mà Tôi Ngưỡng Mộ Bị Cách Chức
Lý Thành là lãnh đạo hội thánh, chủ yếu phụ trách công tác thanh trừ và khai trừ mọi người, ngoài ra cũng phụ trách giám sát công việc của tôi. Tiếp xúc hơn một năm, tôi nhận thấy anh ấy có tố chất tốt, có tinh thần gánh trọng trách trong bổn phận, có khả năng phát hiện vấn đề trong công tác và phân định được tình trạng của mọi người. Đặc biệt, khi sắp xếp tài liệu về việc thanh trừ và khai trừ, anh ấy biết cách nắm bắt những sự việc chính, tìm lời Đức Chúa Trời phù hợp để xác định những người bị thanh trừ và khai trừ dựa trên biểu hiện của họ, điều mà tôi không thể tự mình làm được. Mỗi lần chúng tôi nhóm họp và thông công về việc phân định các loại người, tôi đều mong Lý Thành có mặt. Nếu anh ấy không đến, tôi liền cảm thấy rất hụt hẫng, như mất đi chỗ dựa. Trong khoảng một năm trở lại đây, tất cả những hội thánh mà Lý Thành phụ trách đều đã thanh lọc được một số kẻ ác và kẻ chẳng tin, làm cho hội thánh tinh sạch hơn nhiều. Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng Lý Thành là người mưu cầu và hiểu được lẽ thật, thậm chí nghĩ rằng chỉ những người như anh ấy mới có thể làm lãnh đạo. Tôi ngưỡng mộ anh ấy vô cùng, xem anh như một kiểu mẫu để noi theo trên hành trình đức tin của mình.
Vào một ngày tháng 5 năm 2023, tôi nhận được thư từ lãnh đạo cấp trên báo rằng Lý Thành đã bị cách chức. Tôi sững người, cảm thấy thật khó tin, nghĩ rằng: “Lý Thành có tố chất tốt, có ân tứ và luôn đạt kết quả trong bổn phận, tại sao người như anh ấy lại bị cách chức? Có phải các lãnh đạo yêu cầu quá cao rồi không? Khi gặp họ, mình nhất định phải hỏi rõ lý do tại sao Lý Thành lại bị cách chức”. Sau đó, tôi không kìm được mà tự so sánh mình với Lý Thành. Lý Thành không chỉ có thể nhìn thấu tình trạng của người khác và tìm lời Đức Chúa Trời phù hợp để giải quyết khó khăn của họ, mà công tác của anh ấy cũng đạt được kết quả. Còn về phần mình, tôi không có ân tứ, cũng không thể chịu khổ và trả giá được như anh ấy, hơn nữa, còn hay gặp khó khăn trong việc giải quyết tình trạng của mọi người, nên tôi thường phải nhờ anh ấy giúp đỡ. Giờ ngay cả người như Lý Thành cũng bị cách chức, tôi cảm thấy ngày mình bị cách chức cũng chẳng còn xa nữa. Nghĩ đến đây, tinh thần tôi suy sụp. Trong những ngày sau đó, tôi không còn chút tinh thần nào trong khi làm bổn phận và chỉ thấy một tương lai tối tăm trước mắt. Tôi nhận ra tình trạng của mình không ổn, và muốn tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của bản thân. Tôi biết các quyết định cách chức của hội thánh đều dựa trên nguyên tắc, chắc chắn Lý Thành đã vi phạm nguyên tắc trong bổn phận nên mới bị cách chức. Tôi nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời và tìm đọc. Đức Chúa Trời phán: “Trong mỗi thời kỳ và ở mỗi giai đoạn đều có một số chuyện đặc biệt xảy ra trong hội thánh đi ngược lại với quan niệm của con người. Chẳng hạn như một số người trở bệnh, các lãnh đạo và người làm công bị thay thế, một số người bị vạch trần và đào thải, một số người phải đối mặt với thử thách sinh tử, một số hội thánh thậm chí còn xuất hiện kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn, v.v. Những chuyện này thường xuyên xảy ra, nhưng hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Tất cả đều là kết quả của quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời. Một khoảng thời gian rất yên bình có thể đột nhiên bị phá vỡ bởi vài biến cố hoặc sự việc bất thường, xảy ra xung quanh các ngươi hoặc với cá nhân các ngươi, và việc xảy ra những chuyện này phá vỡ trật tự bình thường cũng như trạng thái bình thường của cuộc sống con người. Nhìn từ bên ngoài, những điều này không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, chúng là những điều con người không muốn xảy đến với mình hoặc không muốn chứng kiến. Vậy việc xảy ra những điều này có ích lợi gì cho con người không? Con người nên đối xử, trải nghiệm và nhận thức chúng như thế nào? Trong các ngươi, có bất kỳ ai từng nghĩ đến điều này không? (Thưa, chúng con nên biết rằng đây là kết quả của quyền tối thượng của Đức Chúa Trời.) Nó có phải chỉ là vấn đề biết rằng đây là kết quả của quyền tối thượng của Đức Chúa Trời không? Các ngươi đã học được bài học gì từ đó chưa? … Ngay từ đầu mọi người đã không có hiểu biết về Đức Chúa Trời, và khi gặp phải một số chuyện mâu thuẫn với quan niệm của mình, họ không tìm kiếm lẽ thật hay tìm người để thông công cùng, mà chỉ xử lý dựa trên những quan niệm và tưởng tượng của mình, để rồi cuối cùng đi đến kết luận rằng ‘Những chuyện này có đến từ Đức Chúa Trời hay không vẫn chưa biết được’, và họ bắt đầu có những nghi ngờ về Đức Chúa Trời, thậm chí còn nghi ngờ lời Ngài. Kết quả là những nghi ngờ, suy đoán và đề phòng của họ đối với Đức Chúa Trời ngày càng trở nên nghiêm trọng, và họ mất động lực thực hiện bổn phận. Họ không sẵn sàng chịu khổ và trả giá, và họ chểnh mảng, làm đối phó cho qua ngày. Sau khi đã trải qua một vài biến cố đặc biệt, chút nhiệt huyết, quyết tâm và khao khát ít ỏi của họ trước đây đã rơi rụng và không còn sót lại gì, chỉ còn lại những suy nghĩ về việc làm sao để lên kế hoạch riêng cho tiền đồ của mình và tìm lối thoát cho mình. Những người như vậy không phải là thiểu số. Bởi vì mọi người không yêu lẽ thật và không tìm kiếm lẽ thật, nên mỗi khi có chuyện xảy đến, họ đều nhìn nhận qua lăng kính riêng của mình, mà không bao giờ học cách chấp nhận nó như một điều đến từ Đức Chúa Trời. Họ không tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời để tìm câu trả lời, họ cũng không tìm kiếm những người hiểu lẽ thật để thông công cùng và giải quyết những điều này. Thay vào đó, họ luôn sử dụng những tri thức và kinh nghiệm xử thế của bản thân để phân tích và phán đoán những chuyện xảy đến với mình. Và kết quả cuối cùng là gì? Họ tự mắc kẹt trong tình trạng lúng túng không có đường nào để đi – đây là hậu quả của việc không tìm kiếm lẽ thật” (Mưu cầu lẽ thật là gì (11), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng khi trong hội thánh xuất hiện những việc không phù hợp với quan niệm của con người, thì những ai không mưu cầu lẽ thật sẽ không đón nhận những điều từ Đức Chúa Trời, mà sẽ dựa vào quan niệm và tưởng tượng của mình để trách móc và hiểu lầm Ngài, tình trạng của họ sẽ xấu đi, ảnh hưởng đến bổn phận. Đây chính xác là biểu hiện của tôi. Tôi đã luôn kính trọng và ngưỡng mộ Lý Thành. Thấy anh ấy có tố chất tốt, có ân tứ, mỗi ngày đều bận rộn thực hiện bổn phận, và luôn có thể tìm được lời Đức Chúa Trời phù hợp để giải quyết tình trạng của anh chị em, nên tôi nghĩ anh ấy là người mưu cầu lẽ thật. Giờ đây anh ấy lại bị cách chức, điều này hoàn toàn không phù hợp với quan niệm của tôi. Trong chuyện này, tôi đã không tìm kiếm lẽ thật mà lại cảm thấy oan ức thay cho Lý Thành, thậm chí cho rằng các lãnh đạo đã không công bằng với anh ấy. Chẳng phải trong chuyện này tôi rất nông cạn hay sao? Tâm ý của Đức Chúa Trời là để tôi rút ra bài học và hiểu được các khía cạnh lẽ thật qua những tình huống không phù hợp với quan niệm của con người. Vậy mà, khi nghe nói Lý Thành bị cách chức, phản ứng đầu tiên của tôi lại là trách móc các lãnh đạo xử lý không công bằng, cho rằng họ có yêu cầu quá cao, thậm chí muốn chất vấn tại sao họ lại đối xử với Lý Thành như vậy. Tôi cũng cảm thấy tự ti trước Lý Thành và lo rằng mình cũng sẽ bị cách chức. Điều này khiến tôi sống trong sự tiêu cực và hiểu lầm, ảnh hưởng đến bổn phận của mình. Qua lời của Đức Chúa Trời, tôi nhận ra sự nguy hiểm khi không tìm kiếm lẽ thật mỗi khi có chuyện xảy đến với mình. Nhận ra điều này, tôi không còn phản kháng nữa và sẵn lòng tìm kiếm lẽ thật trong chuyện này.
Sau đó, khi lãnh đạo thông công và vạch trần biểu hiện của Lý Thành, tôi mới biết được Lý Thành là người rất kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, hành xử độc đoán trong bổn phận, tự quyết định mọi việc mà không bàn bạc với những đồng công khác. Dù đã được thông công nhiều lần nhưng anh ấy vẫn không thay đổi, gây nhiễu loạn đến công tác của hội thánh. Chỉ đến lúc đó anh ấy mới bị cách chức và phải tự phản tỉnh. Lãnh đạo còn đưa ra ví dụ cụ thể về biểu hiện của Lý Thành. Gần đây, có một lãnh đạo hội thánh vì vướng bận việc gia đình mà trì hoãn bổn phận. Lý Thành không tìm kiếm nguyên tắc, không xem xét hoàn cảnh, cũng không bàn bạc với các đồng công khác, mà đã chuẩn bị tài liệu để thanh trừ người này khỏi hội thánh. May mắn là lãnh đạo cấp trên đã can thiệp và ngăn chặn việc này. Lần khác, Lý Thành tự ý chỉ định một người giám sát mà không bàn bạc với ai, trong khi người này lại có tố chất kém và không biết cách sắp xếp công tác, gây ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Khi bị lãnh đạo tỉa sửa do hành động độc đoán, Lý Thành đã từ chối tiếp nhận. Sau đó, những chị em khác cũng nói thêm về biểu hiện độc đoán của Lý Thành trong bổn phận. Nghe những điều này, tôi đã rất sốc, và không muốn tin rằng Lý Thành lại kiêu ngạo như vậy. Lãnh đạo còn đưa cho tôi xem một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Kẻ địch lại Đấng Christ không thể hợp tác với bất kỳ ai, họ luôn muốn làm độc tài, đặc trưng của điều này chính là ‘một mình’. Tại sao lại dùng từ ‘một mình’ để hình dung điều này? Chính là vì trước khi hành động, họ không đến trước mặt Đức Chúa Trời mà cầu nguyện, cũng không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, càng không tìm người khác để thông công và hỏi rằng: ‘Làm như vậy có thích hợp không? Sự sắp xếp công tác quy định như thế nào? Chuyện này nên xử lý như thế nào?’. Họ chẳng hề cùng đồng sự và cộng sự của mình bàn thảo và tìm kiếm để đạt đến nhận thức chung. Lúc nào họ cũng tự mình suy ngẫm và lên kế hoạch, tự mình tính toán và sắp xếp. Đối với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ đọc một cái là đã cho rằng mình hiểu rồi, sau đó mù quáng sắp xếp công tác, đến khi người khác biết chuyện thì công tác đã được sắp xếp xong rồi. Ai muốn nghe quan điểm và ý kiến của họ trước cũng không được, trong lòng họ có tư tưởng và quan điểm gì thì chẳng bao giờ thông công với bất kỳ ai. Có vài người nói: ‘Chẳng phải lãnh đạo và người làm công đều có cộng sự sao?’. Có lẽ trên danh nghĩa thì họ có cộng sự, nhưng đến khi làm công tác thì chẳng còn nữa, họ làm gì cũng một mình. Mặc dù các lãnh đạo và người làm công có các cộng sự, và mọi người làm bất kỳ bổn phận nào cũng đều có cộng sự, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng họ có tố chất tốt và giỏi hơn những người bình thường, vì vậy những người bình thường không xứng đáng là cộng sự của họ, và tất cả đều thua kém họ. Đây là lý do tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ thích là người ra quyết định và không thích bàn thảo với người khác. Họ cảm thấy làm như vậy sẽ khiến họ trông bất tài và kém cỏi. Đây là loại quan điểm gì? Đây là loại tâm tính gì? Đây có phải là tâm tính kiêu ngạo không? Họ cho rằng hợp tác và bàn thảo các sự việc với những người khác, hỏi ý kiến và tìm kiếm nơi những người khác, là thấp kém, thua người một bậc, gây tổn thương đến tôn nghiêm của họ. Và vì vậy, để bảo vệ tôn nghiêm của mình, họ làm gì cũng không minh bạch, không nói cho người khác biết, càng không bàn thảo với người khác. Họ cho rằng bàn thảo với người khác là thể hiện bản thân mình kém cỏi, luôn hỏi ý kiến của người khác có nghĩa là không có trí óc, không có chủ kiến, hợp tác với người khác để làm xong một việc hoặc xử lý một chuyện nào đó sẽ làm cho họ có vẻ không có năng lực. Chẳng phải đây là tâm lý kiêu ngạo và vô lý của họ sao? Chẳng phải đây là tâm tính bại hoại của họ sao? Sự kiêu ngạo và tự cho mình là đúng trong họ quá rõ ràng; họ đã mất toàn bộ lý trí của con người bình thường, và đầu óc họ không ổn lắm. Họ luôn nghĩ mình có năng lực, có thể tự mình hoàn thành công việc, và không cần hợp tác với người khác. Vì có những tâm tính bại hoại như vậy nên họ không có cách nào đạt được sự hợp tác hài hòa. Họ cho rằng hợp tác với người khác là làm giảm bớt và phân tán quyền lực của họ, rằng khi chia sẻ công việc với người khác thì quyền lực của họ bị giảm đi và họ không thể tự mình quyết định tất cả, nghĩa là họ không có thực quyền gì và điều này là một tổn thất to lớn đối với họ. Do đó, bất kể gặp chuyện gì, chỉ cần họ tin rằng mình hiểu và biết cách làm thích hợp, thì họ sẽ không bàn thảo với bất kỳ ai, mà sẽ tự ra quyết định. Họ thà mắc sai lầm còn hơn là để người khác biết, họ thà làm sai còn hơn là chia sẻ quyền lực với người khác, và họ thà bị cách chức còn hơn để người khác can thiệp vào công tác của họ. Đây là một kẻ địch lại Đấng Christ” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời vạch trần rằng kẻ địch lại Đấng Christ hành xử độc đoán, tự quyết mọi việc để giữ quyền lực trong tay. Khi gặp vấn đề, họ không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và cũng không thảo luận với người khác. Bản tính họ kiêu ngạo, vô lý. Đối chiếu điều này với biểu hiện của Lý Thành, là lãnh đạo hội thánh, anh ấy đã hành xử độc đoán và giữ quyền lực cho riêng mình khi làm bổn phận. Khi anh chị em chỉ ra vấn đề, anh ấy không những không phản tỉnh mà còn tin rằng mình hiểu rõ tình hình, có thể tự quyết định. Anh ấy không tìm kiếm nguyên tắc, gạt bỏ đồng công, tự ý sắp xếp tài liệu để thanh trừ người khác, ngoài ra còn chỉ định người giám sát không phù hợp, làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, và phớt lờ ý kiến của mọi người. Những biểu hiện này của Lý Thành chẳng phải hoàn toàn phù hợp với những gì Đức Chúa Trời vạch trần về cách những kẻ địch lại Đấng Christ làm mọi việc “đơn độc” hay sao? Anh ấy độc chiếm quyền lực để kiểm soát hội thánh, làm gián đoạn công tác của hội thánh, đây chính xác là biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ mà Đức Chúa Trời đã vạch trần. Anh ấy đã bắt đầu đi trên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Dù các lãnh đạo và người làm công đã nhiều lần chỉ ra vấn đề, nhưng anh ta chưa một lần xem trọng. Việc lãnh đạo cấp trên cách chức anh ta dựa trên nguyên tắc là hoàn toàn hợp lý!
Tôi không khỏi phản tỉnh, nghĩ rằng: “Dù tiếp xúc với Lý Thành lâu như vậy, sao mình lại không thể phân định được anh ấy, thậm chí còn nghĩ anh ấy có thực tế lẽ thật và ngưỡng mộ anh ấy?”. Trong lúc tìm kiếm, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Có một số người thường bị những kẻ bề ngoài có vẻ tâm linh, cao thượng, cao quý và vĩ đại mê hoặc. Đối với những kẻ có thể nói hùng hồn về những câu chữ và đạo lý, và những kẻ có lời nói và hành động có vẻ đáng ngưỡng mộ, thì những ai bị họ lừa gạt chưa bao giờ nhìn vào thực chất trong những hành động của họ, những nguyên tắc đằng sau việc làm của họ hoặc mục đích của họ là gì. Hơn nữa, họ chưa bao giờ nhìn xem liệu những người này có thực sự thuận phục Đức Chúa Trời hay không, và họ cũng chưa từng xác định liệu những người này có thực sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác hay không. Họ chưa bao giờ thông hiểu thực chất nhân tính của những người này. Đúng hơn, bắt đầu với bước đầu tiên là làm quen với họ, từng chút một, họ đã bắt đầu ngưỡng mộ và sùng kính những người này, và cuối cùng, những người này trở thành thần tượng của họ. Hơn nữa, trong tâm trí của một số người, những thần tượng mà họ tôn sùng – và những người họ tin có thể từ bỏ gia đình và công việc, và những người ngoài mặt ra vẻ có thể trả giá – là những người thực sự đang làm Đức Chúa Trời thỏa lòng và có thể thực sự có được kết cục và đích đến tốt đẹp. Trong tâm trí họ, những thần tượng này là những người mà Đức Chúa Trời khen ngợi” (Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra lý do tôi sùng bái Lý Thành chủ yếu là vì những kết quả anh ta đạt được khi giám sát công tác thanh trừ, cũng như năng lực công tác xuất sắc của anh ta. Anh ta cũng có chút trí tuệ và ân tứ, có thể tìm lời Đức Chúa Trời phù hợp để thông công tuỳ vào tình trạng của từng người, nên tôi nghĩ anh ấy hiểu lẽ thật và có thực tế. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, Lý Thành không nhận thức được chút nào về tâm tính địch lại Đấng Christ nghiêm trọng bộc lộ nơi mình. Khi được lãnh đạo tỉa sửa, anh ấy không sẵn sàng tiếp nhận, và rõ ràng là anh ta không tiếp nhận lẽ thật, mà thường chỉ trang bị cho mình đạo lý. Anh ta bận rộn với bổn phận là để đạt được kết quả và khiến mọi người ngưỡng mộ mình, chứ không hề mưu cầu lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Vậy mà tôi lại sùng bái, coi anh ta như thần tượng và thậm chí còn noi gương anh ta, tôi thật ngu muội! Tôi nhớ đến việc Đức Chúa Trời khen ngợi Phi-e-rơ vì ông ấy chú trọng tìm kiếm lẽ thật và thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời cả trong đời sống hàng ngày cũng như trong bổn phận. Trong từng việc nhỏ, ông ấy đều chú trọng thay đổi tâm tính cũ của mình. Còn tôi lại phán xét người khác dựa trên trí tuệ, ân tứ, công tác họ làm và những khổ sở mà họ chịu đựng trên bề mặt. Tôi nhận ra quan điểm của mình trong việc phán xét người khác đã vi phạm yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nếu không vì Lý Thành bị cách chức, tôi đã không phản tỉnh về những vấn đề này và vẫn sẽ tiếp tục noi gương anh ta. Lúc này, tôi thành tâm cảm ơn Đức Chúa Trời đã sắp đặt con người, sự kiện, sự vật như vậy, đây chính là sự cứu rỗi của Ngài dành cho tôi. Nhận thấy trong hội thánh còn một số anh chị em vẫn chưa phân định được Lý Thành, tôi đã thông công với họ thế nào là hành xử độc đoán, cũng như việc không nên phán xét mọi người khi chỉ dựa vào vẻ bề ngoài, mà cần nhìn vào việc họ có hành động theo lời Đức Chúa Trời, và liệu họ có thực hành lẽ thật để bảo vệ công tác của hội thánh hay không. Sau khi nghe xong, anh chị em phần nào đã có thể phân định được Lý Thành.
Sau đó, tôi tiếp tục phản tỉnh: Tại sao khi biết Lý Thành bị cách chức, mình lại phản ứng mạnh như vậy, còn lập tức cảm thấy u sầu nữa? Tôi kiểm điểm bản thân và nhận ra rằng mình giữ quan điểm về người như Lý Thành, mọi mặt đều tốt hơn tôi, nếu người như này còn bị cách chức thì chắc tôi cũng sẽ sớm bị cách chức. Sau đó, tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Trong quá trình làm bổn phận, kẻ địch lại Đấng Christ không ngừng tính toán vì tiền đồ và số phận của mình: đến giờ họ đã làm bổn phận bao nhiêu năm rồi, đã chịu bao nhiêu khổ, vì Đức Chúa Trời mà vứt bỏ bao nhiêu, đã trả giá bao nhiêu, dâng trọn bao nhiêu sinh lực, từ bỏ bao nhiêu năm thanh xuân, và liệu họ bây giờ có tư cách đạt được phần thưởng và mão triều thiên hay không, liệu họ làm bổn phận bao năm nay đã tích đủ vốn liếng hay chưa, liệu trước mặt Đức Chúa Trời họ có phải là người tâm phúc trong mắt Ngài, có được Ngài xem là người có thể đạt được phần thưởng và mão triều thiên hay không. … Họ cứ giữ chặt dã tâm và dục vọng của mình, xem chúng là lẽ thật, là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời, là sự nghiệp chính nghĩa nhất. Họ không biết lẽ thật rằng nếu tâm tính người ta không thay đổi thì họ sẽ mãi mãi là kẻ thù của Đức Chúa Trời, họ cũng không biết rằng phúc lành mà Đức Chúa Trời ban cho một con người và cách Ngài đối đãi với một con người thì không căn cứ trên tố chất, ân tứ, tài cán và vốn liếng của người đó, mà căn cứ vào việc người đó thực hành được bao nhiêu lẽ thật, đạt được bao nhiêu lẽ thật, có phải là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác hay không. Đây là những lẽ thật mà kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ hiểu, họ sẽ không bao giờ nhìn ra được điểm này, và đây chính là chỗ ngu xuẩn nhất của kẻ địch lại Đấng Christ. Từ đầu đến cuối, thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với bổn phận là gì? Họ cho rằng việc làm bổn phận là một cuộc giao dịch, ai làm bổn phận mà bỏ ra nhiều nhất, có cống hiến lớn nhất cho nhà Đức Chúa Trời, và chịu đựng nhiều năm nhất trong nhà Đức Chúa Trời, thì khả năng được phúc và mão triều thiên càng cao. Đây là lô-gic của kẻ địch lại Đấng Christ” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng kẻ địch lại Đấng Christ xem việc thực hiện bổn phận như một vụ đổi chác, dùng việc làm nhiều hơn và những kết quả trong bổn phận như một con bài thương lượng để đổi lấy phúc lành từ Đức Chúa Trời. Đây chính là logic của kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi cũng từng có cách nghĩ như vậy. Khi thấy những người nổi trội hơn mình về mọi mặt bị cách chức, tôi cho rằng sớm muộn gì mình cũng sẽ bị cách chức. Tôi cảm thấy viễn cảnh tương lai thật u ám, điều đó khiến tôi trở nên tiêu cực. Thực ra, tiêu chuẩn phán xét con người của Đức Chúa Trời không dựa trên ân tứ của họ, trông họ có vẻ chịu khổ hay làm được bao nhiêu công tác, mà dựa vào việc họ thực hành và đạt được bao nhiêu lẽ thật trong bổn phận của mình. Nhưng tôi lại phán xét người khác theo những quan niệm và tưởng tượng của riêng mình, chứ không theo lời Đức Chúa Trời, nghĩ rằng những người có ân tứ và chăm chỉ công tác ắt hẳn là phù hợp với tâm ý Đức Chúa Trời và được Ngài khen ngợi. Vì vậy, khi nghe Lý Thành bị cách chức, tôi không thể tiếp nhận, thậm chí còn muốn chất vấn các lãnh đạo về lý do anh ấy bị cách chức và đòi lại chính nghĩa cho anh ấy. Thực tế, việc tôi đứng ra bênh vực cho Lý Thành chỉ là cái cớ để tôi tranh cãi mà thôi. Tôi lo mình sẽ là người tiếp theo bị cách chức, sợ rằng mình sẽ không có tiền đồ tốt đẹp. Mong muốn chất vấn các lãnh đạo thực chất là mong muốn chất vấn Đức Chúa Trời, oán trách rằng Ngài không công bằng và đòi hỏi quá cao ở con người. Tôi đã không đứng ở vị trí của một loài thọ tạo và thuận phục công tác của Đức Chúa Trời, mà ngược lại, tôi lý luận và kêu gào với Ngài. Chỉ đến lúc ấy, tôi mới nhận ra bản chất nghiêm trọng của những điều mình bộc lộ. Tôi nghĩ đến Phao-lô, ông đã dùng công tác mình làm như vốn liếng để kêu gào với Đức Chúa Trời, yêu cầu Ngài ban cho mão triều thiên của sự công chính, để rồi cuối cùng bị Ngài trừng phạt và rủa sả. Nếu không ăn năn, thì dù tôi có chịu bao nhiêu khổ cực trong bổn phận, Đức Chúa Trời cũng sẽ không khen ngợi tôi, và cuối cùng tôi sẽ bị trừng phạt giống như Phao-lô! Việc Lý Thành bị cách chức giống như một lời cảnh tỉnh với tôi, giúp tôi nhận ra rằng, mặc dù tin vào Đức Chúa Trời, nhưng tôi lại đang sùng bái con người và đi trên con đường sai lầm. Từ tận đáy lòng, tôi cảm nhận được đây là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Sau khi bị cách chức, Lý Thành đã dành thời gian để phản tỉnh, nhận thức được phần nào về tâm tính bại hoại của mình. Hội thánh sau đó đã sắp xếp cho anh ấy một bổn phận khác. Hiện tại, tôi lại cùng Lý Thành thực hiện bổn phận, nhưng tôi không còn sùng bái anh ấy như trước nữa. Thay vào đó, tôi tập trung phân định xem những gì anh ấy nói có dựa trên lời Đức Chúa Trời hay không. Nếu có ý kiến khác thì tôi sẽ nói ra, và khi không hiểu, tôi sẽ tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và phản ánh những vấn đề mà tôi chưa thể nhìn thấu với các lãnh đạo. Thực hành như vậy giúp tôi có thể hiểu được một số nguyên tắc và tìm ra hướng đi. Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật. Khi thực hiện bổn phận, tôi bắt đầu chú trọng phản tỉnh những việc mà mình vi phạm nguyên tắc, đồng thời dẫn dắt anh chị em tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật trong bổn phận, để mọi người không chú trọng vào các hành động bên ngoài nữa, mà tập trung mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận theo nguyên tắc. Trải nghiệm lần này đã giúp tôi sửa chữa quan điểm sai lầm về mọi việc. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của Ngài!