81. Hậu quả của việc khao khát sự an nhàn
Lâm Y thân mến,
Mình đã nhận được thư của bạn. Thời gian trôi qua thật nhanh. Chớp mắt một cái mà chúng mình đã không gặp nhau gần một năm. Trong thư, bạn hỏi mình đã thu hoạch được gì từ khi thực hiện bổn phận. Bỗng chốc, mình không biết nên bắt đầu từ đâu, nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất chính là khi bổn phận của mình được điều chỉnh, qua đó mình hiểu thêm về bản tính tham hưởng an nhàn của bản thân. Đến đây, chắc hẳn bạn đang tò mò không biết mình đã trải qua những gì. Để mình kể cho bạn nghe nhé.
Vào tháng 1 năm nay, mình phụ trách công tác văn tự. Vì vai trò này còn mới với mình nên mình chưa nắm vững nhiều nguyên tắc và cũng không biết cách thực hiện, mình đã học hỏi và rèn luyện cùng một người chị em được phân công làm việc chung. Thường thì mình cũng chủ động tìm hiểu công tác của các nhóm khác nhau. Về sau, mỗi nhóm đều tìm đến để hỏi ý kiến về rất nhiều vấn đề và mình phải viết thư để thông công, giải quyết tình trạng cũng như những sai lệch trong công tác của họ. Ngày nào mình cũng bận rộn từ sáng sớm đến tận khuya. Dần dần, lòng mình bắt đầu có những than phiền: “Để giải quyết những tình trạng này, mình phải suy xét cẩn thận về căn nguyên của từng vấn đề, tìm kiếm những lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc liên quan, điều này thực sự rất tốn công suy nghĩ. Thật mệt mỏi quá!”. Mình không muốn lúc nào cũng phải vắt óc suy nghĩ, hy vọng các anh chị em hỏi mình ít hơn, để mình có thể thoải mái hơn một chút. Sau đó, có thêm hai chị em nữa cùng làm việc với bọn mình. Mình rất vui, nghĩ rằng khối lượng công việc của mình sẽ giảm đi, không cần phải lo lắng nhiều hay vất vả như trước nữa. Đôi khi, thấy một anh chị em ở trong trạng thái tồi tệ và kết quả công tác của họ đi xuống, mình nghĩ rằng mình nên nhanh chóng thông công để giúp họ giải quyết vấn đề. Nhưng rồi lại nghĩ: “Mình cũng chưa hoàn toàn nhìn thấu những vấn đề này. Mình sẽ phải bỏ thời gian suy ngẫm và tìm lời Đức Chúa Trời cũng như các nguyên tắc liên quan. Như vậy thì phiền phức quá! Để các chị em cùng làm giải quyết chuyện này thì tốt hơn”. Vậy nên, mình không còn bận tâm đến việc đó nữa. Cứ như vậy, mỗi khi gặp phải vấn đề phức tạp, mình đều cảm thấy phiền phức và đùn đẩy cho các cộng sự giải quyết. Mình ngày càng ít gánh nặng trong bổn phận, chỉ làm việc theo thủ tục và xử lý những nhiệm vụ hằng ngày. Nếu được giao thêm chút công tác hoặc gặp phải nhiệm vụ khó hơn, mình liền cảm thấy khó chịu. Mình chỉ tập trung làm những việc đơn giản, không nỗ lực theo đuổi lẽ thật, nên không đạt được nhiều tiến bộ. Các cộng sự đã chỉ ra rằng mình thiếu ý thức gánh nặng trong bổn phận, đồng thời khuyên mình nên phản tỉnh và giải quyết vấn đề này. Nhưng mình lại không xem trọng điều đó. Dần dần, mình cảm thấy bản thân ngày càng khó nhìn rõ vấn đề, thường xuyên buồn ngủ và hiệu quả công tác xuống rất thấp.
Sau đó, lãnh đạo nhận thấy mình thiếu ý thức gánh nặng trong bổn phận và không mang lại kết quả gì nên đã bãi nhiệm mình. Chỉ khi đó, mình mới bắt đầu phản tỉnh về bản thân. Một ngày nọ, mình đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Những người lười biếng không làm được bất kỳ việc gì. Dùng hai chữ ngắn gọn mà nói, thì họ là ‘phế nhân’, là tàn phế cấp hai. Dù tố chất của những người lười biếng có tốt cỡ nào thì đó cũng chỉ là cái mã bên ngoài; tố chất tốt của họ cũng chẳng dùng được. Điều này là do họ quá lười biếng, họ biết đúng ra họ phải làm gì, nhưng lại không làm; ngay cả khi biết có vấn đề, họ cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết; họ biết phải chịu những cái khổ nào thì mới có thể làm công tác có hiệu quả, nhưng họ không sẵn lòng chịu đựng. Kết quả là, họ không đạt được bất kỳ lẽ thật nào, cũng không làm bất kỳ công tác thực tế nào. Họ không muốn chịu những cái khổ mà con người nên chịu; họ chỉ biết tham hưởng an nhàn, hưởng thụ những lúc sung sướng nhàn hạ, hưởng thụ cuộc sống tự do và thoải mái. Chẳng phải họ vô dụng sao? Người không thể chịu khổ thì không đáng sống. Bất cứ ai luôn muốn sống như ký sinh trùng đều là người không có lương tâm hay lý trí; họ là súc sinh, loại người này thậm chí không xứng đem sức phục vụ. Bởi vì họ không thể chịu khổ nên hiệu quả đem sức phục vụ của họ cũng kém, và nếu họ muốn đạt được lẽ thật thì càng không hy vọng gì. Người không thể chịu khổ và không yêu thích lẽ thật thì là phế nhân, thậm chí không đủ tư cách để đem sức lực phục vụ. Họ là súc sinh, không có chút nhân tính nào. Dạng người này buộc phải bị đào thải, làm như vậy là hoàn toàn phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (8), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Nhìn thấy những từ sau trong lời Đức Chúa Trời: “phế nhân” “tàn phế cấp hai” “súc sinh” “không xứng đem sức phục vụ” “không đáng sống” mình cảm thấy như bị đâm vào tim. Mình cảm nhận được Đức Chúa Trời chán ghét những kẻ lười biếng. Đức Chúa Trời đã đề cao và để mình thấy ân điển, cho phép mình thực hiện bổn phận của một người phụ trách, để mình có thể rèn luyện cách sử dụng lẽ thật để giải quyết vấn đề. Bất kể có thể thông công và giải quyết được bao nhiêu thì mình cũng nên cố gắng hết sức mà làm vì đây là trách nhiệm mà mình phải thực hiện. Nhưng khi thấy các anh chị em có trạng thái không tốt và kết quả công tác giảm sút, mình lại cảm thấy giải quyết những vấn đề đó quá phiền phức và mệt mỏi về tinh thần, nên đã đùn đẩy công tác cho người khác, thậm chí còn không làm những gì trong khả năng của mình. Khi gặp phải những vấn đề phức tạp hơn, mình hoàn toàn có thể suy ngẫm cẩn thận để tìm cách giải quyết, nhưng lại không muốn nỗ lực hay trả giá. Mình viện cớ “không thể nhìn thấu” hoặc “không biết cách làm” để đẩy trách nhiệm sang cho các chị em cộng sự. Mỗi ngày, mình chỉ làm những công tác đơn giản, không có chút trách nhiệm nào đối với bổn phận của mình và cứ để ngày tháng trôi qua một cách mơ màng. Chẳng phải mình đã trở thành một kẻ ăn bám trong nhà của Đức Chúa Trời hay sao? Mình nghĩ về việc một số anh chị em tuy không có tố chất tốt lắm, nhưng họ có thể dốc lòng thực hiện bổn phận, nỗ lực hết mình, nên thái độ của họ đối với bổn phận đã khiến Đức Chúa Trời chấp thuận. Còn mình, dù tố chất không quá kém và có thể giải quyết một số vấn đề, nhưng lại luôn nuông chiều xác thịt, đắm mình trong sự an nhàn, thậm chí không sẵn lòng ra sức và chịu khổ khi thực hiện bổn phận. Mình thực sự không có chút lương tâm hay lý trí nào hết. Sao mình có thể xứng đáng làm người phụ trách chứ? Đức Chúa Trời ghét bỏ và khinh thường thái độ của mình đối với bổn phận. Cứ tiếp tục như vậy, mình thậm chí sẽ không thể đem sức lực phục vụ tốt, và sẽ chỉ bị Đức Chúa Trời chán ghét và loại bỏ. Nhận ra điều này, mình đã cầu nguyện và sẵn lòng phản tỉnh về bản thân.
Sau đó, mình suy ngẫm: Nguyên nhân sâu xa khiến mình luôn tham hưởng sự thoải mái, không sẵn lòng lo lắng và chịu khổ là gì? Rồi mình đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Trong nhiều năm, những suy nghĩ mà con người dựa vào vì sự sống còn của họ đang ăn mòn tâm hồn họ đến mức họ đã trở nên gian dối, hèn nhát và đáng khinh. Họ không những thiếu ý chí và quyết tâm, mà còn trở nên tham lam, kiêu ngạo và ngoan cố. Họ hoàn toàn không có bất kỳ quyết tâm nào để vượt qua bản ngã, và hơn thế nữa, họ không có một chút can đảm nào để rũ bỏ sự ràng buộc của những thế lực tối tăm. Những tư tưởng và đời sống của con người mục nát đến nỗi những quan điểm của họ về việc tin vào Đức Chúa Trời vẫn còn đáng ghê tởm không thể chịu được, và ngay cả khi con người nói đến quan điểm của họ về niềm tin nơi Đức Chúa Trời thì hoàn toàn không thể nghe được. Hết thảy mọi người đều hèn nhát, bất tài, ti tiện và yếu đuối. Họ không cảm thấy kinh tởm các thế lực của bóng tối, và họ không cảm thấy yêu sự sáng và lẽ thật; thay vào đó, họ làm hết sức mình để trục xuất chúng” (Tại sao ngươi không sẵn sàng là một vật làm nền? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ngươi chỉ hài lòng với việc sống dưới ảnh hưởng của Sa-tan, với sự bình yên, vui vẻ, và một chút an nhàn xác thịt thôi sao? Chẳng phải ngươi là hạng người đê tiện nhất trong tất cả sao? Chẳng có ai ngu ngốc hơn những người đã nhìn thấy sự cứu rỗi nhưng không theo đuổi để có được điều đó; đây là những người đắm chìm trong xác thịt và vui hưởng Sa-tan. Ngươi mong rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không hề có khó khăn gì, không hề có hoạn nạn gì, không hề có thống khổ gì. Ngươi luôn mưu cầu những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu xác thịt thay vì mưu cầu lẽ thật đều là súc vật sao? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi sao? Nơi các ngươi, Ta đã phán bao nhiêu lời rồi? Công tác mà Ta đã thực hiện nơi các ngươi còn ít sao? Ta đã cung cấp trong các ngươi bao nhiêu rồi? Vậy sao ngươi vẫn chưa có được điều đó? Ngươi có gì để oán trách nữa? Chẳng phải là ngươi không có được gì bởi lẽ ngươi quá yêu xác thịt sao? Và chẳng phải vì suy nghĩ của ngươi quá ngông cuồng sao? Chẳng phải vì ngươi quá ngu ngốc sao? Nếu ngươi không thể có được các phước lành này, ngươi có thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì không cứu rỗi ngươi sao? Điều ngươi tìm kiếm là có thể có được bình an sau khi tin vào Đức Chúa Trời, để con cái ngươi không bị ốm đau, để chồng ngươi có công việc tốt, để con trai ngươi có người vợ hiền, để con gái ngươi có tấm chồng tử tế, để trâu ngựa có thể cày bừa tốt, để mùa màng có một năm mưa thuận gió hòa. Đây là những gì ngươi kiếm tìm. Sự tìm kiếm của ngươi chỉ là để có cuộc sống thoải mái, để tai ương không đổ xuống gia đình ngươi, để phong ba bỏ qua ngươi, để cát bụi không chạm mặt ngươi, để mùa màng không bị ngập úng, để thảm họa không ảnh hưởng tới ngươi, để sống trong sự bao bọc của Đức Chúa Trời, để sống trong tổ ấm đủ đầy. Một kẻ hèn nhát như ngươi, luôn mưu cầu xác thịt – ngươi có tấm lòng không, ngươi có linh hồn không? Ngươi không phải là súc vật ư? Ta ban cho ngươi con đường thật mà chẳng đòi hỏi nhận lại điều gì, vậy mà ngươi không mưu cầu. Ngươi có phải là một trong những người tin vào Đức Chúa Trời không? Ta ban cho ngươi cuộc đời đích thực, nhưng ngươi không mưu cầu. Chẳng phải ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không mưu cầu cuộc sống con người, chúng không mưu cầu việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản là ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường thật nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì?” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, mình hiểu rằng việc mình luôn theo đuổi sự thoải mái xác thịt là do tuân theo những tư tưởng như “Người sống trên đời chỉ cần ăn mặc”, “Đời người ngắn lắm, cớ gì không vui chơi”, “Phải đối xử tốt với bản thân”, “Hôm nay có rượu hôm nay uống, ngày mai sầu đến ngày mai sầu”. “Đời người ngắn ngủi, sao phải làm khổ chính mình?” và những triết lý Sa-tan khác, coi sự thoải mái thể xác là mục tiêu lớn nhất trong cuộc sống. Dưới sự kiểm soát của những quan điểm sai lầm này, mình luôn theo đuổi sự an nhàn, nghĩ rằng mọi người nên đối xử tốt với bản thân, không nên làm việc quá vất vả. Nhìn lại thì mình đã được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Họ làm mọi thứ cho mình để mình không phải lo nghĩ gì và mình lớn lên như một bông hoa trong nhà kính, được bao bọc cẩn thận. Vì đã quen với cuộc sống thoải mái nên mình luôn sợ phải ra sức và khiến bản thân mệt mỏi. Khi còn học đại học, thấy một số bạn cùng lớp chăm chỉ học đến khuya để chuẩn bị cho chương trình sau đại học, nhưng mình lại thờ ơ với điều đó, và nghĩ: “Đời người chỉ có mấy chục năm, sao phải vất vả như vậy? Có bằng cử nhân là đủ rồi. Chỉ cần tìm một công việc không quá vất vả mà lương ổn định là được”. Khi đến hội thánh để thực hiện bổn phận, mình vẫn giữ quan điểm này, luôn tham hưởng sự an nhàn, không muốn bỏ công sức hay làm điều gì phiền phức. Mỗi khi gặp nhiệm vụ phức tạp hoặc khó khăn, mình lại đẩy cho người khác. Mình chọn việc nhẹ, tránh việc nặng, nên tiến bộ rất chậm. Được nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng để thực hiện bổn phận lãnh đạo là một vinh dự lớn, nhưng mình lại không biết trân trọng điều đó mà luôn chiều theo xác thịt. Thấy các anh chị em có cảm xúc tiêu cực, hiệu quả công việc giảm sút, mình cũng không quan tâm, thậm chí còn đẩy những nhiệm vụ khó khăn cho người khác. Mình hoàn toàn không làm hết trách nhiệm của bản thân. Mình thật ích kỷ và đê tiện! Mình luôn tham hưởng sự an nhàn, chọn việc nhẹ, tránh việc nặng, lươn lẹo và giả dối. Mình không ra sức, nhưng cũng chẳng tiến bộ chút nào. Mình ngày càng khó nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, thậm chí không xử lý được những việc trước đây từng làm tốt. Đúng như Đức Chúa Jêsus đã nói: “Sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ được dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì lại cất luôn điều họ đã có nữa” (Ma-thi-ơ 13:12). Mình nghĩ đến việc Đức Chúa Trời mong muốn người trưởng thành có thể gánh vác trách nhiệm, tập trung vào những điều đúng đắn và làm tốt bổn phận của mình, nhưng lòng mình chỉ hướng đến sự thoải mái của thể xác. Mình coi trọng sự an nhàn hơn hết thảy, ngày càng sa sút và suy đồi, dần đánh mất hình tượng giống con người. Mình không thể tiếp tục con đường sai lầm này. Mình phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại và làm tốt bổn phận.
Sau đó, mình đọc thêm lời Đức Chúa Trời: “Giá trị cuộc sống của một con người là gì? Có phải chỉ để hưởng thụ xác thịt như ăn, uống, giải trí không? (Thưa, không.) Thế thì đó là gì? Các ngươi nói xem. (Thưa, đó là có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, con người sống thì ít nhất nên đạt được điều này.) Đúng rồi. … Một mặt, đó là làm tròn bổn phận của loài thọ tạo. Mặt khác, đó là làm hết sức trong khả năng và năng lực của mình, ít nhất phải đạt đến mức độ không bị lương tâm cắn rứt, có thể yên ổn với lương tâm của chính mình và có thể chấp nhận được trong mắt người khác. Đi xa hơn nữa, trong suốt cuộc đời, bất kể xuất thân, trình độ học vấn hay tố chất của ngươi như thế nào, ngươi cũng phải hiểu biết một chút về các đạo lý mà con người nên hiểu trong đời. Ví dụ như con người nên đi theo con đường nào, nên sống ra sao, và làm thế nào để sống có ý nghĩa – ít nhất ngươi nên tìm hiểu một chút về giá trị đích thực của cuộc đời. Cuộc đời này không thể sống vô ích, và con người không thể đến nhân thế này vô ích được. Mặt khác, trong suốt cuộc đời, ngươi cũng phải làm tròn sứ mạng của mình; đây là điều quan trọng nhất. Chưa nói đến việc làm tròn một sứ mạng, bổn phận hay trách nhiệm gì lớn lao, nhưng ít nhất ngươi nên làm xong một điều gì đó” (Cách mưu cầu lẽ thật (6), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, mình hiểu ra rằng giá trị của cuộc sống không nằm ở việc ăn uống, vui chơi và tham hưởng xác thịt mà nằm ở việc thực hiện tốt bổn phận của một loài thọ tạo và nhận được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã định sẵn để mình sinh ra trong thời kỳ sau rốt, được nghe tiếng Ngài và thực hiện bổn phận, đây là cơ hội có một không hai trong đời. Đức Chúa Trời không muốn mình tham hưởng sự an nhàn, sống một đời tầm thường, lãng phí cuộc sống. Ngài hy vọng mình có thể mưu cầu lẽ thật, làm tốt bổn phận để tâm tính thay đổi, được Ngài cứu rỗi và sống thể hiện ra hình tượng giống con người đích thực. Nghĩ đến việc mình thường không chú trọng đến lối vào sự sống, chỉ đọc lướt qua lời Đức Chúa Trời, kinh nghiệm sống còn nông cạn, hiểu biết về lẽ thật cũng còn hạn chế, nên mình đã không nhìn thấu được trạng thái và khó khăn của các anh chị em, điều đó cho thấy mình chưa hiểu được lẽ thật trong phương diện này. Đây chính là lúc mình cần tìm kiếm và trang bị cho bản thân lẽ thật. Nếu có thể phát huy tinh thần gánh trọng trách đích thực để tìm kiếm lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, thì mình sẽ hiểu nhiều lẽ thật hơn và đời sống cũng nhanh chóng trưởng thành hơn. Thế nhưng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội đạt được lẽ thật chỉ vì sự an nhàn và vui hưởng nhất thời, cản trở lối vào sự sống của chính mình, để lại quá nhiều nuối tiếc trong bổn phận. Mình thật sự ngu muội và dại dột! Bây giờ mình mới nhận ra rằng, dù có tận hưởng bao nhiêu sự thoải mái về thể xác đi nữa, thì đó cũng chỉ là tạm thời và không có giá trị thực sự. Nếu mình không tìm kiếm lẽ thật một cách đúng đắn, lúc nào cũng làm bổn phận một cách qua loa và tiếp tục tìm cách lừa dối Đức Chúa Trời, thì cuối cùng mình sẽ bị phơi bày, bị loại bỏ, và sẽ bị trừng phạt vĩnh viễn. Đến lúc đó, dù có hối hận, khóc lóc hay nghiến răng bao nhiêu cũng chẳng ích gì.
Sau đó, trong các buổi tĩnh nguyện, mình tập trung đọc lời Đức Chúa Trời liên quan đến việc giải quyết dục vọng tham hưởng sự an nhàn, và ghi lại những điều mình hiểu được. Hai tháng sau, người phụ trách sắp xếp cho mình làm bổn phận trở lại, mình cảm thấy vô cùng biết ơn. Khi biết được giao nhiệm vụ phụ trách một hội thánh, mình đã rất sửng sốt. Hội thánh này có nhiều thành viên mới và nhiều vấn đề, để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi rất nhiều công sức. Nhưng rồi mình nhớ lại rằng, trước đây, mình luôn cố né tránh những phiền toái và đùn đẩy vấn đề cho người khác. Giờ đây, Đức Chúa Trời đã ban cho mình một cơ hội thông qua việc phụ trách hội thánh này, cho phép mình rèn luyện để thông công về lẽ thật và giải quyết vấn đề. Tất cả nhằm bù đắp cho những thiếu sót của mình và cũng có lợi cho lối vào sự sống. Vì vậy, mình đã tiếp nhận nhiệm vụ này. Lúc đầu, mình vẫn có thể tích cực làm bổn phận, nhưng sau vài lần thông công mà kết quả không rõ ràng, mình bắt đầu nản lòng. Mình cảm thấy việc này quá khó khăn và áp lực. Nghĩ đến đây, mình nhận ra bản thân lại đang quan tâm đến lợi ích thể xác, nên đã ăn uống lời Đức Chúa Trời liên quan đến tình trạng của mình. Có một đoạn lời Đức Chúa Trời đã làm mình cảm động. Đức Chúa Trời phán: “Những người thực sự tin Đức Chúa Trời thực hiện bổn phận của mình một cách sẵn lòng, không tính toán được mất. Bất kể ngươi có là người theo đuổi lẽ thật hay không thì ngươi cũng phải dựa vào lương tâm, lý trí của mình và nỗ lực khi thực hiện bổn phận. Nỗ lực nghĩa là gì? Nếu ngươi đơn thuần hài lòng với việc thực hiện chút nỗ lực và chịu một chút khó khăn thể chất, nhưng ngươi không hề nghiêm túc với bổn phận của mình hay tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, thì điều này không gì khác hơn là qua loa chiếu lệ – đó không phải là thực sự nỗ lực. Điều cốt yếu để thực hiện một nỗ lực là để tâm vào nó, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, sợ hãi việc phản nghịch Đức Chúa Trời và làm tổn thương Đức Chúa Trời, và chịu bất kỳ sự gian khổ nào để làm tròn bổn phận của mình và đáp ứng Đức Chúa Trời: nếu ngươi có lòng yêu kính Đức Chúa Trời theo cách này thì ngươi sẽ có thể làm tốt bổn phận. Nếu trong lòng ngươi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không có trọng trách khi thực hiện bổn phận của mình, sẽ không hứng thú với nó, và chắc chắn sẽ qua loa chiếu lệ, không tạo ra bất kỳ hiệu quả thực tế nào – đây không phải là thực hiện bổn phận. Nếu ngươi thực sự có ý thức trọng trách và cảm thấy rằng việc thực hiện bổn phận là trách nhiệm cá nhân của ngươi, và rằng nếu không thực hiện bổn phận thì ngươi không đáng sống, và là một con thú, rằng chỉ khi ngươi làm tốt bổn phận, ngươi mới xứng đáng được gọi là một con người và có thể đối mặt với lương tâm của chính mình – nếu ngươi có ý thức trọng trách này khi thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi sẽ có thể làm mọi thứ một cách có lương tâm, sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo nguyên tắc, và do đó sẽ có thể làm tốt bổn phận và thỏa mãn Đức Chúa Trời. Nếu ngươi xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, với tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hy sinh cho ngươi và những sự kỳ vọng của Ngài về ngươi, thì đây mới là thực sự nỗ lực” (Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, mình hiểu ra rằng chỉ những người sẵn lòng và trung tín thực hiện bổn phận mới thật sự thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Họ không nghĩ đến lợi ích thể xác của bản thân mà sẵn sàng trả giá thực sự, dốc hết sức mình. Những người như vậy có trách nhiệm, đáng tin cậy và là những người có lương tâm, lý trí. Dù thân xác phải chịu khổ, nhưng họ có thể thỏa mãn Đức Chúa Trời, trong lòng an yên và sống một cuộc đời ý nghĩa. Ngược lại, khi công tác trở nên khó khăn và kết quả không tốt, mình lại cảm thấy quá vất vả và áp lực, rồi bắt đầu nghĩ đến sự an nhàn của bản thân và muốn rút lui. Mình từng tham hưởng sự an nhàn, tránh né bổn phận vất vả để chọn việc dễ dàng, hành động một cách xảo quyệt, dù thân xác không chịu khổ nhưng lòng mình lại chìm trong bóng tối. Mình không cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời, cũng không có sự bình an hay niềm vui. Mình không muốn rơi vào tình trạng đó nữa. Mình phải đối diện với bổn phận bằng một tấm lòng trung thực, dù có thể hợp tác đến đâu đi nữa thì cũng phải dốc hết sức và làm tròn trách nhiệm. Vì vậy, mình đã tìm kiếm lẽ thật và thông công để giải quyết những quan điểm và khó khăn của các anh chị em. Một thời gian sau, công tác có chút tiến triển, và mình thật lòng cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau này, khi đối diện với những vấn đề khác, mình chủ động chống lại xác thịt. Dù mỗi ngày có rất nhiều việc phải làm, không có thời gian rảnh, nhưng mình cũng không cảm thấy mệt mỏi. Khi thực hành theo cách này, mình cảm thấy gần gũi với Đức Chúa Trời hơn bao giờ hết, và mình cũng tìm ra những cách mới để hợp tác trong bổn phận. Mình đã tìm thấy sự bình an và nhẹ nhõm trong lòng khi hành động theo lời Đức Chúa Trời.
Thôi, mình dừng bút ở đây nhé. Năm nay bạn cũng thu hoạch được nhiều chứ? Đừng ngại chia sẻ những thành quả và hiểu biết của bạn với mình nhé!
Thân mến
Bạch Lộc
Ngày 15 tháng 10 năm 2023