23. Tranh giành hơn thua, hại người hại mình
Năm 2016, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Tôi cảm thấy rất được khích lệ, quyết tâm phối hợp thật tốt, dốc hết sức làm tốt mọi hạng mục công tác của hội thánh, để các anh chị em thấy rằng họ đã không chọn sai người. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện chị Lý Hân, người cùng phối hợp với tôi, đã thực hiện bổn phận thời gian lâu hơn tôi, tố chất cũng tốt hơn tôi, và thông công lẽ thật cũng sáng hơn tôi. Khi chúng tôi nhóm họp cùng nhau, chị ấy có thể giải đáp hầu hết các câu hỏi mà các anh chị em đặt ra, các anh chị em cũng đều rất thích nghe chị ấy thông công. Thấy như vậy, trong lòng tôi cảm thấy có chút khó chịu: “Chị Lý Hân thông công lẽ thật quả thực rất sáng, nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, các anh chị em đều sẽ xem trọng chị ấy. Vậy thì ai còn chú ý đến mình nữa đây? Không được, mình phải nghĩ cách chứng tỏ thực lực của mình”. Kể từ đó, tôi thường thức khuya để ăn uống thêm lời Đức Chúa Trời và trang bị lẽ thật cho mình. Trong các buổi nhóm họp, hễ nghe mối thông công lời Đức Chúa Trời của ai có sự sáng, là tôi sẽ nhanh chóng ghi chép lại, để thông công khi nhóm họp với các nhóm nhỏ khác, cho các anh chị em thấy rằng tôi cũng hiểu biết không ít. Sau đó, do chỗ ở của chị Lý Hân khá hẻo lánh, các anh chị em có thắc mắc thì cũng không thuận tiện tìm chị ấy, nên tôi đã nhân cơ hội mà gom hết công tác của hội thánh vào tay mình, có khi, tôi còn tự mình sắp xếp chứ không bàn bạc với chị Lý Hân. Lâu dần, chị Lý Hân cảm thấy bản thân chẳng phát huy được tác dụng gì, lòng hăng hái thực hiện bổn phận ngày càng suy yếu. Lại thêm gánh nặng gia đình khá lớn, nên tình trạng của chị ấy ngày càng tiêu cực, mấy lần gặp tôi, chị ấy thậm chí còn than ngắn thở dài, và nói bản thân không thể thực hiện được bổn phận này. Lúc đó, tuy ngoài mặt thì tôi cũng thông công với chị ấy, nhưng trong lòng, tôi lại hi vọng chị ấy tiếp tục tiêu cực, cho rằng như vậy thì càng có thể khiến tôi nổi bật hơn. Sau đó, vì tình trạng cứ liên tục không tốt nên chị Lý Hân đã bị cách chức và thay thế, hội thánh lại bầu ra một lãnh đạo mới là chị Vương Linh. Khi thấy chị Vương Linh có tố chất rất tốt, trong lòng tôi lại có một loại cảm giác khủng khoảng, tôi cảm thấy nếu chị Vương Linh được luyện tập sau một thời gian thì sẽ có thể giỏi hơn tôi, nên tôi không muốn để chị ấy được nổi bật. Vừa hay chị Vương Linh mới được bầu làm lãnh đạo, đối với công tác còn chưa quen thuộc, nên tôi đã lấy đó làm cớ để ôm hết công tác của hội thánh, không cho chị ấy cơ hội để phát huy năng lực. Có một lần, hội thánh có hạng mục công tác cần được thông công và thực hiện gấp, nhưng vì không phải là người địa phương, nên chị Vương Linh còn chưa biết một số địa điểm nhóm họp. Tôi không dẫn chị ấy theo để làm quen với hoàn cảnh hoặc để cùng nhau thực hiện công tác, mà ngược lại, tôi gạt chị ấy sang một bên, tự mình thực hiện cả phần việc thuộc phạm vi phụ trách của chị ấy. Sau đó, tôi còn nói trước mặt các anh chị em rằng chị Vương Linh không mang gánh nặng đối với công tác, rằng một mình tôi đã chạy đôn chạy đáo thực hiện công tác ra sao, khiến cho một số anh chị em nảy sinh thành kiến với chị Vương Linh, và không muốn nghe chị ấy thông công nữa. Chị Vương Linh cũng vì vậy mà đã trở nên tiêu cực. Trong lòng tôi thấy hơi có lỗi, nhưng tôi không phản tỉnh bản thân, mà còn tiếp tục khoe khoang trước mặt các anh chị em về việc mình đã chịu khổ và trả giá ra sao khi thực hiện bổn phận. Các anh chị em thường khen tôi có mang gánh nặng đối với công tác, có tinh thần trách nhiệm, và là người không thể thiếu trong hội thánh. Nghe xong, tôi cảm thấy rất hài lòng về bản thân. Sau đó, tôi phát hiện mình không còn được khai sáng, soi sáng khi đọc lời Đức Chúa Trời nữa, và cũng không có gì để nói trong lúc cầu nguyện. Tôi suốt ngày sống trong trạng thái mụ mị và vô định, kết quả của các hạng mục công tác trong hội thánh cũng bắt đầu giảm sút. Lúc đó tôi mới nhận ra tình trạng của mình là không đúng, nên tôi đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm, cầu xin Ngài khai sáng và dẫn dắt tôi nhận biết bản thân.
Tôi đã đọc được lời Đức Chúa Trời: “Bất kể những kẻ địch lại Đấng Christ làm bổn phận gì, họ đều muốn chiếm địa vị cao và vị trí đứng đầu. Họ không bao giờ có thể an tâm làm một người đi theo bình thường. … Họ luôn có ý định cá nhân trong khi làm bổn phận, và họ luôn muốn nên người xuất chúng, thỏa mãn lòng háo thắng, thỏa mãn những dã tâm và dục vọng của họ. Trong khi làm bổn phận của mình, ngoài tính đua tranh háo thắng – đua tranh về mọi mặt để nổi bật, để đứng đầu, để vượt lên trên những người khác – họ cũng suy nghĩ về cách để giữ địa vị, danh tiếng và uy tín hiện tại của mình. Nếu có bất kỳ ai đe dọa địa vị hoặc uy tín của họ, họ sẽ không từ thủ đoạn, không chút khoan nhượng để hạ bệ và loại trừ người đó. Họ thậm chí còn sử dụng những thủ đoạn đê tiện để đàn áp những người có thể mưu cầu lẽ thật, những người làm bổn phận của mình với lòng trung thành và ý thức trách nhiệm. Họ cũng đầy lòng đố kỵ và thù ghét đối với những anh chị em làm bổn phận xuất sắc. Họ đặc biệt căm ghét những người được các anh chị em khác tán thành và ủng hộ; họ tin rằng những người như vậy là mối đe dọa nghiêm trọng đối với những gì họ mưu cầu, đối với địa vị và danh tiếng của họ, và họ thề trong lòng rằng: ‘Nếu có tôi thì không có anh, có anh thì không có tôi, chúng ta không đội trời chung, nếu tôi không hạ bệ anh và loại anh đi thì tôi thề không làm người!’. Đối với những anh chị em có quan điểm bất đồng với họ, những người vạch trần họ, hoặc những người đe dọa địa vị của họ thì họ sẽ không bỏ qua. Họ nghĩ đủ mọi cách để nắm thóp, xét đoán, lên án và bôi nhọ thanh danh và đánh gục những người đó, chưa làm được thì họ chưa ngơi tay” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). “Nếu một người nào đó nói họ yêu thích lẽ thật và mưu cầu lẽ thật, nhưng mục tiêu mưu cầu của họ thực chất là để làm bản thân nổi bật, để hiển lộ bản thân hòng khiến cho người khác coi trọng và để đạt được lợi ích cá nhân, thì họ thực hiện bổn phận không phải vì vâng phục và làm hài lòng Đức Chúa Trời, mà là vì danh lợi và địa vị, vậy sự mưu cầu này là không chính đáng. Như vậy, những gì họ đang làm gây cản trở hay có tác dụng thúc đẩy đối với công tác của hội thánh? Rõ ràng là cản trở, không phải tác dụng thúc đẩy. Có một số người lấy danh nghĩa làm công tác hội thánh để mưu cầu danh lợi và địa vị cá nhân, làm việc kinh doanh cá nhân, tạo ra đoàn thể nhỏ hay tiểu vương quốc của mình, người như vậy mà đang thực hiện bổn phận sao? Công tác mà họ đang làm về thực chất là gây gián đoạn, quấy nhiễu và phá hoại công tác của hội thánh” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 1)). Những gì lời Đức Chúa Trời vạch trần chính là tình trạng của tôi. Từ sau khi làm lãnh đạo, tôi đặc biệt chú trọng việc người khác nhìn nhận thế nào về mình. Khi phát hiện người chị em đang phối hợp cùng mình lại giỏi hơn mình, tôi không cam tâm và muốn tranh đua, so bì với người ta. Dù thế nào thì tôi cũng phải vượt mặt người khác và làm cho mọi người đều phải xem trọng mình mới được. Khi phối hợp với chị Lý Hân, tôi thấy chị ấy có tố chất tốt, có năng lực công tác, thông công lẽ thật cũng sáng, và có thể giải quyết vấn đề của các anh chị em. Thế là tôi cảm thấy đố kỵ và không phục. Sợ các anh chị em đều xem trọng chị ấy và coi thường tôi. Nên tôi đi khắp nơi học tập sự sáng trong mối thông công của người khác để tô vẽ cho bản thân mình, muốn nhờ đó mà đạt được mục đích là làm người khác xem trọng mình. Thậm chí, để cho thấy mình vượt trội hơn chị Lý Hân, tôi ôm hết mọi công tác của hội thánh, không cho chị Lý Hân nhúng tay vào, ngấm ngầm gạt chị ấy sang một bên. Tôi cũng dửng dưng khi thấy tình trạng của chị Lý Hân không được tốt, sợ rằng nếu tình trạng của chị ấy tốt lên, thì hiệu quả công tác của chị ấy sẽ vượt qua tôi. Khi phối hợp với chị Vương Linh, tôi cũng tranh giành hơn thua giống vậy. Tôi biết rõ chị Vương Linh mới vừa luyện tập làm lãnh đạo, và tôi nên giúp đỡ, hỗ trợ chị ấy nhiều hơn, nhưng khi thấy chị ấy có tố chất tốt, tôi sợ khi chị ấy quen thuộc với công tác rồi thì sẽ vượt qua tôi, làm ảnh hưởng đến địa vị của tôi. Nên tôi đã tự làm một mình để phô trương năng lực công tác của bản thân, và không cho chị ấy cơ hội phát huy năng lực. Thậm chí tôi còn nói sau lưng để hạ thấp chị ấy và tự nâng mình lên, làm cho các anh chị em có thành kiến với chị ấy và bài xích chị ấy, cuối cùng thì chị ấy cũng rơi vào tiêu cực. Tôi cảm thấy mình làm những chuyện này thực sự là không có nhân tính và thật đê tiện. Các anh chị em đã chọn tôi làm lãnh đạo, lẽ ra tôi nên quý trọng cơ hội này. Tôi nên cùng phối hợp với các anh chị em để làm tốt công tác của hội thánh. Nhưng tôi đã không suy nghĩ làm sao để phối hợp hài hòa với người khác khi thực hiện bổn phận, và dốc hết lòng trung thành. Thay vào đó, vì muốn được người khác xem trọng mà tôi tranh danh đoạt lợi với người ta mọi lúc mọi nơi. Việc làm và hành vi của tôi chẳng những kìm kẹp hai chị em kia, mà còn làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Giờ thì tôi đã rơi vào bóng tối, đây cũng là sự trách phạt và sửa dạy mà Đức Chúa Trời giáng xuống tôi, và nếu không phản tỉnh, hối cải, thì chắc chắn tôi sẽ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy rất sợ hãi, nên lập tức cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Thưa Đức Chúa Trời! Con nguyện hối cải trước Ngài, con sẽ không tranh giành với các anh chị em nữa”. Sau đó, khi thực hiện bổn phận, tôi đã bắt đầu có ý thức buông bỏ bản thân, không tranh giành với chị Vương Linh nữa, mà học cách phối hợp cùng chị ấy để làm công tác của hội thánh, và giúp chị ấy làm quen với bổn phận nhanh nhất có thể. Tình trạng của chị Vương Linh đã chuyển biến tốt đẹp, chị ấy cũng thực hiện bổn phận tích cực hơn, và đã có thể giải quyết một số vấn đề thực tế. Tôi cảm thấy rất hổ thẹn khi nhìn thấy những chuyện này. Tôi biết, toàn là vì tôi trước đây luôn tranh giành với chị Vương Linh, không cho chị ấy cơ hội luyện tập nên mới khiến chị ấy chán nản. Giờ thì chúng tôi phối hợp cùng nhau, chị Vương Linh có thể phát huy phần năng lực của mình, và đời sống hội thánh cũng có kết quả tốt hơn trước. Tôi rất vui mừng trong lòng, cảm thấy mình đã có chút bước vào trong phương diện này, nhưng vì tâm tính bại hoại đã thâm căn cố đế trong tôi, nên một thời gian sau, tôi lại sống trong tình trạng tranh danh đoạt lợi.
Vào tháng 9 năm 2018, hội thánh của chúng tôi sát nhập với một hội thánh gần đó, và tôi lại được chọn làm lãnh đạo. Tôi cảm thấy rất vui, vì tôi cảm thấy sau khi hội thánh sát nhập mà tôi vẫn có thể tiếp tục làm lãnh đạo, chứng tỏ tôi vẫn có năng lực. Nhưng tôi lại nghĩ đến hai chị em phối hợp cùng tôi. Một là Chị Bàng Tịnh, người đã làm lãnh đạo nhiều năm, chị ấy hiểu nhiều nguyên tắc, trải nghiệm cũng khá phong phú, và thường xuyên có thể thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề của các anh chị em. Còn lại là chị Trần Mẫn, người có tố chất và năng lực công tác đều khá tốt. Vì vậy, tôi lại cảm thấy rất áp lực, và lo lắng nếu các chị ấy đều giỏi hơn tôi thì tôi sẽ thành người kém nhất, đến lúc đó các anh chị em liệu có xem thường tôi không? Do đó tôi lại bắt đầu âm thầm nỗ lực gấp đôi, tranh thủ thêm thời gian mỗi ngày để tham gia nhóm họp của các nhóm nhỏ, vì tôi nghĩ mình có thể vượt qua các chị ấy bằng cách làm nhiều công tác hơn, chịu khổ và trả giá nhiều hơn. Đặc biệt, tôi càng dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với các anh chị em trong phạm vi phụ trách của chị Bàng Tịnh. Tôi tham gia không sót một buổi nhóm họp của nhóm nhỏ nào, với hi vọng nhận được sự tán thành của các anh chị em trong phạm vi phụ trách của hai chị ấy. Có một lần, tôi nghe chị Bàng Tịnh nói bên chỗ các chị ấy có một nhóm nhỏ trong đó các anh chị em vẫn chưa thể nào phối hợp hài hòa, và dù đã thông công vài lần nhưng chị ấy vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Tôi thầm nghĩ: “Mình phải nắm lấy cơ hội để thông công giải quyết vấn đề này. Như vậy mới có thể cho thấy mình giỏi hơn chị ấy”. Vì thế, tôi lập tức tranh thủ thời gian đến nhóm nhỏ này. Trải qua một hồi kiên nhẫn thông công, cuối cùng tôi đã giải quyết được tình trạng của các anh chị em. Người chị em ở gia đình tiếp đãi còn ở ngay trước mặt chị Bàng Tịnh mà khen tôi biết giải quyết vấn đề. Nghe xong, tôi cảm thấy rất hài lòng về bản thân, và nghĩ mình vẫn ổn đấy chứ. Sau đó, để xây dựng hình tượng tốt về bản thân, ban ngày thì tôi thường bận rộn tham gia nhóm họp ở các nhóm nhỏ, ban đêm thì cày đến một giờ sáng đọc lời Đức Chúa Trời, tra cứu tài liệu, để khi gặp vấn đề thì có thể kịp thời giải quyết. Mỗi lần trước khi nhóm họp, tôi đều chuẩn bị giống như giáo viên soạn giáo án, hi vọng các anh chị em thấy được rằng tôi biết thông công lẽ thật. Có một lần, vì ra bên ngoài nhóm họp mà tôi không tham gia nhóm họp ở một nhóm nhỏ. Để các anh chị em nghĩ rằng tôi có tinh thần trách nhiệm, khi trở về vào ngày hôm sau, tôi lập tức tranh thủ thời gian để nhóm họp bù lại. Nhưng không ngờ rằng, trên đường đi xe đến nhóm họp, bánh sau của xe điện đột nhiên bị xẹp. Tôi bị kẹt ở nơi khỉ ho cò gáy, trời lại còn mưa và đổ tuyết, suốt một hồi, tôi cũng chẳng biết phải làm sao. Đang lúc không biết phải xoay sở làm sao, tôi bỗng nghĩ đến chuyện những con người, sự việc, sự vật mà mình đối mặt mỗi ngày đều có sự cho phép của Đức Chúa Trời, và rằng trong chuyện hôm nay mà tôi gặp phải, có lẽ cũng có bài học mà tôi cần học. Trong lúc kiểm điểm, tôi ý thức được rằng ý định của mình khi đến nhóm họp là không đúng đắn. Không phải tôi muốn cùng các anh chị em thông công lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật, mà tôi muốn nhân cơ hội này để cho các anh chị em thấy tôi có mang gánh nặng, có tinh thần trách nhiệm, và khiến họ xem trọng tôi. Tôi vẫn đang làm việc vì danh lợi và địa vị.
Sau đó, tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Để đạt được quyền lực và địa vị, việc đầu tiên kẻ địch lại Đấng Christ làm trong hội thánh là giành được sự tín nhiệm và coi trọng của người khác, hầu có thể khiến càng nhiều người tin phục họ, ngưỡng vọng và tôn sùng họ hơn, từ đó đạt được mục đích của họ là có tiếng nói quyết định và nắm được quyền hành trong hội thánh. Một chuyện kẻ địch lại Đấng Christ làm giỏi nhất để đạt được quyền lực là tranh đấu với người khác. Đối tượng tranh đấu chủ yếu của họ là nhắm vào những ai mưu cầu lẽ thật, những ai có uy danh trong hội thánh và những ai được các anh chị em yêu thích. Bất kỳ ai tạo thành mối đe dọa đến địa vị của họ thì đều là đối tượng tranh đấu của họ. Với ai mạnh hơn mình thì họ phải tranh đấu không chút khoan nhượng, với ai yếu hơn mình thì họ phải tranh đấu không chút thương xót. Trong lòng họ đầy triết lý tranh đấu. Họ cho rằng con người mà không tranh không đấu thì không thể đạt được lợi ích gì, chỉ có tranh đấu mới có thể đạt được thứ mình muốn. Để đạt được địa vị, để có thể đứng ở vị trí cao nhất trong một nhóm người, họ sẽ không tiếc bất cứ giá nào để tranh đấu với người khác, không bỏ qua cho bất kỳ ai đe dọa đến địa vị của họ. Bất kể là chung sống với ai, họ cũng đầy sự tranh đấu, thậm chí đến lúc già họ vẫn tranh đấu. Họ thường nói: ‘Tôi có đấu thắng được người đó không?’. Bất kỳ ai giỏi ăn nói, có thể nói năng một cách có lô-gic, có trình tự, có sự mạch lạc, thì sẽ trở thành đối tượng mà họ đố kỵ trong lòng, cũng trở thành đối tượng mà họ bắt chước, lại càng trở thành đối tượng mà họ tranh đấu. Bất kỳ ai mưu cầu lẽ thật và có đức tin, có thể thường xuyên giúp đỡ và hỗ trợ anh chị em, khiến cho anh chị em bước ra khỏi tiêu cực và yếu đuối, thì cũng trở thành đối tượng mà họ tranh đấu. Bất kỳ ai tinh thông nghiệp vụ nào đó, được anh chị em coi trọng một chút, cũng trở thành đối tượng mà họ tranh đấu. Bất kỳ ai làm công tác có hiệu quả, được Bề trên tán thưởng, thì đương nhiên càng là đối tượng mà họ tranh đấu. Dù là ở giữa nhóm người nào, thì lời lẽ chí lý của những kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Các ngươi nói thử xem. (Thưa, là ‘Đấu với người vui vô cùng, đấu với trời vui vô cùng’.) Như thế chẳng phải là điên sao? Họ đã điên thật rồi. Còn gì nữa không? (Thưa Đức Chúa Trời, chẳng phải họ nghĩ rằng: ‘Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn’ sao? Nghĩa là họ muốn làm người cao nhất, bất kể là ở với ai, họ cũng muốn hơn hẳn người khác.) Đây là một trong những triết lý của họ. Còn gì nữa không? (Thưa Đức Chúa Trời, con nghĩ ra bốn chữ này: ‘Kẻ thắng làm vua’. Con cho rằng đi đến đâu họ cũng muốn nổi bật giữa đám đông, một mình một cõi, mưu cầu làm người đứng cao nhất.) Hầu hết những lời các ngươi vừa nói là một dạng triết lý, hãy thử dùng một dạng hành vi để miêu tả họ đi. Loại người địch lại Đấng Christ chưa chắc đi đến đâu cũng muốn vị trí cao nhất. Mỗi khi họ đến nơi nào đó, thì đều có một tâm tính và tâm thái thôi thúc họ hành động. Tâm thái này là gì? Đó là ‘Tôi phải cạnh tranh! Cạnh tranh! Cạnh tranh!’. Tại sao lại là ba từ ‘cạnh tranh’, tại sao không phải là một từ ‘cạnh tranh’? (Chữ ‘tranh’ đã trở thành sự sống của họ, là lý do sống của họ.) Đây là tâm tính của họ. Họ được sinh ra với một tâm tính vô cùng kiêu ngạo, vô pháp vô thiên, khó ai áp chế nổi. Chính là kiểu ‘Ta là đệ nhất thiên hạ, duy ngã độc tôn’. Không ai có thể làm giảm bớt tâm tính cực kỳ kiêu ngạo này của họ; chính bản thân họ cũng không thể kiểm soát được. Thế nên cuộc sống của họ chỉ là về tranh đấu và cạnh tranh. Họ tranh đấu và cạnh tranh vì điều gì? Đương nhiên là họ cạnh tranh vì danh tiếng danh lợi, địa vị, thể diện và lợi ích. Bất kể có phải sử dụng phương thức gì, miễn là mọi người phục tùng họ, và miễn là họ đạt được lợi ích và địa vị cho mình thì họ đã đạt được mục đích. Ý chí cạnh tranh của họ không phải là vui thú nhất thời; đó là một loại tâm tính xuất phát từ bản tính Sa-tan của họ. Nó giống như tâm tính của con rồng lớn sắc đỏ đấu với Trời, với đất, với con người. Giờ, khi những kẻ địch lại Đấng Christ tranh đấu và cạnh tranh với người khác trong hội thánh, họ muốn gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, họ cạnh tranh vì danh tiếng và địa vị. Nhưng nếu họ đạt được địa vị thì nó có ích gì cho họ? Nếu người khác lắng nghe, ngưỡng mộ và tôn thờ họ thì có ích gì cho họ chứ? Thậm chí bản thân những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không giải thích được điều này. Trên thực tế, họ thích vui hưởng thanh danh và địa vị, muốn mọi người mỉm cười với mình, và được chào hỏi bằng những lời tâng bốc và xu nịnh” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Lời Đức Chúa Trời vạch rõ rằng kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt yêu thích danh lợi, địa vị, và luôn thích tranh giành, so bì với người khác dù họ ở trong bất kỳ nhóm người nào. Họ luôn muốn vượt trội hơn người khác, để mọi người đều phải xem trọng và sùng bái họ, thậm chí, để đạt được danh lợi và địa vị, họ sẽ không từ một thủ đoạn nào để tranh đấu với người khác, chuyện đê tiện gì cũng có thể làm ra được. Khi đối chiếu với lời Đức Chúa Trời mà phản tỉnh bản thân, tôi thấy tâm tính mà mình bộc lộ giống hệt của kẻ địch lại Đấng Christ. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn sống bằng những độc tố Sa-tan như “Người vươn lên cao, nước chảy xuống thấp” và “Một núi không thể có hai hổ”. Làm việc gì, tôi cũng luôn muốn làm tốt hơn người khác, đi đến đâu cũng đều muốn giành được sự xem trọng và tán thưởng của người khác. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn luôn muốn phô trương bản thân và được giỏi hơn người khác trong mọi việc mình làm, luôn vì danh tiếng và địa vị của bản thân mà tranh mà giành. Tôi không thể phối hợp hài hoà với người khác, thậm chí còn có thể bài xích và hạ thấp các chị em phối hợp cùng để tự đề cao mình. Ngay cả khi tôi thông công để giải quyết vấn đề trong các buổi nhóm họp cũng toàn là để át đi các chị em cùng phối hợp. Tôi nhận thấy được rằng, sống bằng những độc tố Sa-tan này đã khiến tôi trở nên ngày càng kiêu ngạo và ác độc. Tôi chỉ lo cho danh tiếng và địa vị của bản thân, chứ không nghĩ đến tâm ý của Đức Chúa Trời hay lợi ích của hội thánh. Kết quả là tôi đã gây tổn thương cho các anh chị em, còn gây nhiễu loạn và gián đoạn cho công tác của hội thánh. Tôi nghĩ đến những kẻ địch lại Đấng Christ đã bị khai trừ kia, những kẻ vì củng cố địa vị của mình mà không tiếc bài xích và chèn ép những người bất đồng quan điểm. Họ gây nhiễu loạn và gián đoạn cho công tác của hội thánh, cuối cùng, vì hành ác quá nhiều, xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời mà họ đâ bị loại bỏ. Con đường tôi đang đi bây giờ giống hệt con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi đã liên tục mưu cầu danh tiếng và địa vị, và nếu không hối cải, thì tôi nhất định sẽ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và bị Ngài trừng phạt. Lúc này, tôi cảm thấy rất sợ hãi, cũng rất hối hận và tự trách. Tôi đã âm thầm lập quyết tâm: “Mình nhất định phải chống lại xác thịt, thực hành lẽ thật, và phối hợp hài hòa với các chị em để làm tốt bổn phận”.
Sau đó, tôi đọc được đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Ngươi phải học cách buông bỏ và gạt những thứ này sang một bên, học cách tiến cử người khác và để họ nổi bật. Đừng lúc nào cũng tranh giành, cướp đoạt cơ hội để nổi bật và tỏa sáng. Ngươi phải có thể gạt những thứ này sang một bên, nhưng ngươi cũng không được trì hoãn bổn phận. Hãy là một người thầm lặng không khoe khoang bản thân và còn có thể trung thành thực hiện bổn phận của mình. Ngươi càng buông bỏ thể diện và địa vị của mình, và ngươi càng buông bỏ lợi ích của mình, thì ngươi sẽ càng cảm thấy bình yên, trong lòng sẽ càng sáng tỏ, và tình trạng của ngươi sẽ được cải thiện. Ngươi càng tranh giành và cướp đoạt, tình trạng của ngươi sẽ càng trở nên tối tăm hơn. Nếu ngươi không tin Ta, thì cứ thử xem! Nếu ngươi muốn xoay chuyển loại tình trạng bại hoại này, và không muốn bị những điều này kiểm soát nữa, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật, và hiểu rõ thực chất của những điều này, rồi gạt chúng sang một bên và từ bỏ chúng” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đừng lúc nào cũng làm mọi việc vì bản thân mình, và đừng lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, đừng chú ý đến thể diện, danh dự và địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy cân nhắc xem liệu có sự uế tạp nào trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã dâng lên lòng trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Khi gặp chuyện, tôi phải học cách buông bỏ lợi ích, danh tiếng, địa vị của cá nhân mình, và phải lấy lợi ích của hội thánh làm trọng. Như vậy thì mới có thể làm tốt bổn phận. Nghĩ đến các chị em cùng phối hợp có tố chất tốt hơn tôi và có thể giải quyết vấn đề thực tế, tôi thấy chuyện này có lợi cho công tác của hội thánh và cho lối vào sự sống của các anh chị em, tôi cũng nên phối hợp với họ nhiều hơn, lấy mạnh bù yếu, bổ sung cho nhau. Như vậy thì công tác của hội thánh mới có thể đạt được kết quả tốt hơn, thiếu sót của bản thân tôi cũng có thể được bù đắp, và thực hiện bổn phận như vậy thì mới hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi cứ dựa theo lời Đức Chúa Trời mà thực hành, không còn suy nghĩ liệu các anh chị em cùng phối hợp có giỏi hơn mình không, và chỉ cố gắng phát huy vai trò của mình trong bổn phận. Tôi cũng đã mở lòng thông công với các chị em cùng phối hợp về sự bại hoại mà tôi đã bộc lộ trong khoảng thời gian này, cũng như về sự phản tỉnh và nhận thức của tôi. Sau khi nghe xong, các anh chị em đã không xem thường tôi, mà còn thông công và giúp đỡ tôi. Từ đó trở đi, chúng tôi cùng nhau bàn bạc công tác và phối hợp hài hòa. Một thời gian sau, các hạng mục công tác của hội thánh đều có tiến triển.
Một ngày nọ, lãnh đạo cấp trên gửi thư nói sẽ bầu chọn một người giảng đạo trong số các lãnh đạo hội thánh. Trong lòng tôi có chút chộn rộn, vì tôi cũng muốn được chọn, nhưng lại nghĩ: “Chị Trần Mẫn hiểu lẽ thật hơn mình, vả lại chị ấy có tố chất tốt và có năng lực công tác, dựa theo nguyên tắc mà đánh giá thì chị ấy thích hợp hơn”. Nhưng trong lòng tôi vẫn có chút khó chịu, “Nếu chị Trần Mẫn thực sự trở thành người giảng đạo, thì các anh chị em sẽ nghĩ gì về mình chứ? Có phải họ sẽ nói mình không bằng chị ấy không?”. Tôi đấu tranh nội tâm dữ dội. Lúc này, một đoạn lời Đức Chúa Trời hiện lên rõ ràng trong tâm trí tôi: “Ngươi phải học cách buông bỏ và gạt những thứ này sang một bên, học cách tiến cử người khác và để họ nổi bật. Đừng lúc nào cũng tranh giành, cướp đoạt cơ hội để nổi bật và tỏa sáng. Ngươi phải có thể gạt những thứ này sang một bên, nhưng ngươi cũng không được trì hoãn bổn phận. Hãy là một người thầm lặng không khoe khoang bản thân và còn có thể trung thành thực hiện bổn phận của mình” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sự khai sáng và dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời đã khiến lòng tôi sáng tỏ. Tôi nghĩ đến việc trước đây mình thường sống trong tâm tính bại hoại, tranh giành hơn thua, hễ gặp chuyện gì có thể khiến mình được nổi bật thì tôi sẽ luôn tranh giành và luôn muốn giỏi hơn người khác. Việc này chẳng những khiến người khác bị kìm kẹp, mà còn làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Vừa nghĩ đến những điều này là tôi thấy rất hối hận. Giờ đây, tôi phải chống lại tâm tính Sa-tan của mình, buông bỏ danh tiếng, địa vị, và lấy công tác của hội thánh làm trọng. Chị Trần Mẫn thực hiện bổn phận lâu hơn tôi, thông công lẽ thật cũng thực tế hơn so với tôi, nên chị ấy làm người giảng đạo thì càng có lợi hơn cho công tác của hội thánh. Nghĩ đến đây, tôi đã bỏ một phiếu cho chị Trần Mẫn. Sau khi thực hành như vậy, trong lòng tôi rất bình an và vững vàng. Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi có được chút chuyển biến. Tạ ơn Đức Chúa Trời!