60. Học cách thuận phục trong lúc bệnh tật

Bởi Đồng Vũ, Trung Quốc

Từ nhỏ, tôi đã có thể chất kém và là một con ma bệnh, điều này khiến tôi đặc biệt khao khát bản thân có thể có một cơ thể khỏe mạnh. Vào tháng 3 năm 2012, tôi may mắn được tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Mấy tháng sau, tôi phát hiện mình không còn thường xuyên bị cảm mạo hay phát sốt như trước nữa, ngay cả chứng đau nửa đầu và thoái hóa đốt sống cổ của tôi cũng đã cải thiện. Tôi thấy trong lòng tràn đầy sự biết ơn đối với Đức Chúa Trời, và lại càng hăng hái hơn nữa trong việc vứt bỏ và dâng mình. Lúc đó, tôi là lãnh đạo hội thánh, và để làm tốt công tác của hội thánh, tôi bất chấp sự ngăn cản và phản đối của người nhà, bận rộn đi sớm về tối để thực hiện bổn phận.

Vào một ngày tháng 5 năm 2020, tôi cảm thấy cổ của mình hơi khó chịu. Tôi thấy có chút cứng đờ khi xoay cổ qua lại hai bên, và còn phát ra tiếng “rắc rắc”. Ngồi hơi lâu một chút là đầu tôi bắt đầu choáng váng, cánh tay bên phải bắt đầu đau và tê, cầm nắm đồ vật cũng không được linh hoạt. Ban đầu, tôi không để ý lắm, và cho rằng sau khi tin Đức Chúa Trời, Ngài chẳng những đã cất đi những căn bệnh cũ của tôi, mà còn làm cho thể chất của tôi cũng tốt lên. Bây giờ tôi lại còn thực hiện bổn phận toàn thời gian nữa, nên tôi tin Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ tôi và không để bệnh của tôi nặng thêm. Tôi nghĩ mình cứ điều chỉnh lại tư thế ngồi hàng ngày một chút, và tập thể dục đúng cách, thì sẽ không có gì quá đáng ngại cả. Không ngờ rằng hai tháng sau, bệnh thoái hóa đốt sống cổ của tôi chẳng những không có chuyển biến tốt, mà ngược lại còn nghiêm trọng hơn. Đầu tôi thường xuyên vừa đau vừa choáng, mắt thì cũng khô rát khó chịu, bả vai bên phải vừa đau vừa tê, thậm chí cầm đũa gắp thức ăn mà cũng vô cùng vất vả. Tôi bắt đầu lo lắng rằng bệnh của mình sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Nếu bị xụi và tê liệt một nửa người, thì tôi làm sao thực hiện bổn phận được nữa? Vậy chẳng phải là tôi sẽ không còn cơ hội được Đức Chúa Trời cứu rỗi sao? Tôi lại nghĩ đến một chị em trước đây từng phối hợp với mình, vì bệnh thoái hóa đốt sống cổ trở nên nghiêm trọng mà chị ấy buộc phải dừng việc thực hiện bổn phận, trở về nhà và đến bệnh viện để điều trị. Nhưng còn tôi, rời nhà để thực hiện bổn phận chưa được bao lâu thì tôi đã bị Giu-đa bán đứng. Nếu bệnh của tôi nghiêm trọng đến mức tôi không thể thực hiện bổn phận được nữa, thì tôi còn không thể về nhà, cũng không dám đến bệnh viện để điều trị. Càng nghĩ thì tôi càng buồn, không kìm lòng được nữa mà bắt đầu oán trách, “Bao nhiêu năm qua mình đã tin Đức Chúa Trời, từ bỏ gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận, cũng chịu không ít khổ. Vậy mà sao Đức Chúa Trời không trông chừng và bảo vệ mình? Sao Ngài lại để mình gặp phải bệnh tật một lần nữa chứ?”. Tôi nghĩ: “Không thể đến bệnh viện điều trị, thì cũng không thể cứ chờ cho bệnh tình nặng thêm được! Mình phải tự nghĩ cách để điều trị, nếu không, bệnh tình nặng thêm thì mình không những phải chịu khổ, mà còn không thể thực hiện bổn phận, vậy thì phải làm sao?”. Sau đó, tôi bắt đầu suy nghĩ xem nên dùng cách gì để chữa bệnh. Ngoài cạo gió, giác hơi, cứu ngải, tôi còn tìm kiếm khắp nơi các phương thuốc trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khoảng thời gian đó, tôi chỉ toàn tâm toàn ý nghĩ cách chữa khỏi bệnh, không còn mang gánh nặng đối với bổn phận, cũng không theo sát các hạng mục công tác, có lúc công tác bận rộn, đòi hỏi phải làm thêm giờ thâu đêm, nhìn bề ngoài, tôi vẫn thực hiện bổn phận, nhưng trong lòng thì rất chống đối, chỉ sợ mình gắng quá sức thì bệnh tình sẽ nặng thêm.

Tháng 5 năm 2022, vào một buổi sáng khi tôi xuống lầu ăn sáng, tôi đột nhiên phát hiện chân phải và bả vai bên phải của mình rõ ràng có cảm giác xệ xuống. Khi xuống lầu, chân phải của tôi gần như không nhấc lên nổi, và tôi phải kéo lê mà đi. Trong lòng tôi lập tức căng thẳng, chẳng lẽ tôi thực sự bị liệt nửa người rồi sao? Trong lòng tôi rất sợ hãi: “Nếu bị liệt thì mình thực sự không thể thực hiện bổn phận được nữa, vậy thì còn mong gì được cứu rỗi và bước vào thiên quốc đây? Chẳng phải bao nhiêu năm qua vứt bỏ và dâng mình sẽ đều uổng phí sao?”. Tôi càng nghĩ càng đau khổ. Thấy một số anh chị em xung quanh mình khỏe mạnh, trong lòng tôi vô cùng thèm muốn và đố kỵ, tôi nghĩ thầm: “Tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm qua, mình đã vứt bỏ và dâng mình cũng đâu kém gì so với họ. Tại sao Đức Chúa Trời ban cho họ thân thể khỏe mạnh, mà lại không ban cho mình chứ?”. Tôi càng nghĩ như vậy, trong lòng càng sầu khổ và lo lắng vì bệnh tình của mình.

Một ngày nọ, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Chuyện con người ở độ tuổi nào có tình trạng sức khỏe thế nào, có bệnh nặng hay không, thì đều nằm trong sự an bài của Đức Chúa Trời. Người ngoại đạo không tin Đức Chúa Trời, họ xem chỉ tay, xem ngày sinh, xem tướng mạo đều có thể tra ra được và đều tin tưởng điều này, còn ngươi tin Đức Chúa Trời, thường nghe giảng đạo, nghe thông công lẽ thật, mà ngay cả điểm này cũng không tin, thì ngươi quả thật là người không tin. Nếu ngươi thực sự tin tưởng mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, thì bệnh nặng, bệnh nhẹ, tình trạng sức khỏe như thế nào, thì ngươi đều nên tin tưởng nó nằm dưới sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời, loại bệnh nặng nào xuất hiện, tình trạng sức khỏe ở độ tuổi nào như thế nào, những chuyện này đều không phải là ngẫu nhiên, mà là một phương diện nhận thức tích cực và chính xác. Nó có phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, phù hợp.) Nó phù hợp với lẽ thật, chính là lẽ thật, con người nên tiếp nhận chuyện này, nên chuyển biến thái độ và quan điểm đối với chuyện này. Vậy sau khi chuyển biến rồi thì giải quyết được gì? Có phải giải quyết được sự sầu khổ, âu lo và lo lắng của ngươi không? Ít nhất về mặt lý luận đã giải quyết được loại cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, âu lo và lo lắng này của ngươi đối với ốm đau. Bởi vì nó chuyển biến quan điểm và tư tưởng của ngươi, cho nên nó giải quyết được những loại cảm xúc tiêu cực này của ngươi. … Chỉ nói về chuyện ốm đau, đây là điều mà đa số mọi người đều phải trải nghiệm trong đời, cho nên sức khỏe vào thời gian nào, ở độ tuổi nào có đau ốm như thế nào, có tình trạng như thế nào, những chuyện này đều có sự an bài của Đức Chúa Trời, bản thân con người không có cách nào quyết định, cũng giống như chuyện con người không thể quyết định thời điểm mà mình sinh ra. Cho nên, ngươi sầu khổ, âu lo, lo lắng vì những chuyện mình không quyết định được, thì có phải là ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Việc con người có thể giải quyết được thì bắt tay vào giải quyết, việc nào không làm được thì chờ đợi Đức Chúa Trời, con người nên âm thầm thuận phục, cầu xin Đức Chúa Trời che chở, đây là tâm thái họ nên có. Nếu thật sự có ốm đau, thật sự cận kề cái chết, thì con người cũng nên thuận phục, đừng nói những lời oán giận, đừng phản nghịch Đức Chúa Trời, đừng nói ra những lời báng bổ Ngài, công kích Ngài, mà phải giữ vững cương vị của loài thọ tạo, trải nghiệm, lĩnh hội tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, mà không lựa chọn. Đây phải là một trải nghiệm đặc biệt làm phong phú cuộc đời ngươi, chưa chắc đây không phải là một chuyện tốt, phải không? Cho nên, đối với chuyện ốm đau này, đầu tiên nên giải quyết tư tưởng và quan điểm sai lầm của người ta liên quan đến nguồn gốc bệnh tật, thì người ta sẽ không có loại lo lắng này nữa. Ngoài ra, đối với những điều chưa biết hoặc những điều đã biết, con người đều không có quyền kiểm soát, cũng không có năng lực để kiểm soát, bởi vì mọi sự đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Thái độ và nguyên tắc thực hành mà con người nên có chính là chờ đợi và thuận phục. Từ nhận thức cho đến thực hành, đều nên căn cứ theo nguyên tắc lẽ thật mà làm, đây chính là mưu cầu lẽ thật(Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được rằng, bệnh của tôi có nặng thêm hay tôi có bị liệt hay không, tất cả đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời, rằng tôi nên thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, đây mới là sự lựa chọn sáng suốt. Nhưng tôi đã không nhận biết về sự toàn năng và tể trị của Đức Chúa Trời. Để chữa khỏi bệnh, tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm tư, suốt ngày lo lắng và buồn phiền vì bệnh, thậm chí còn nảy sinh hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời. Tôi thật sự quá ngu xuẩn! Tôi nên giữ thái độ thuận phục mà rút ra bài học từ trong bệnh tật, và có sự tin cậy chân thật nơi Đức Chúa Trời. Ngoài ra, nếu thân thể không khỏe thì tôi nên điều trị và chăm sóc sức khỏe một cách bình thường, và làm hết khả năng có thể để thực hiện bổn phận. Thực hành như vậy mới không lệch khỏi yêu cầu của Đức Chúa Trời, và đây cũng là thái độ mà tôi nên có. Nghĩ đến đây, sự ưu lo trong lòng tôi đã vơi đi đôi chút, tôi sẵn lòng thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời.

Kể từ đó, tôi cứ thuận theo tự nhiên, và sắp xếp thời gian hợp lý để điều trị và chăm sóc bản thân. Đôi khi, tôi tĩnh tâm lại và ngẫm nghĩ: “Tại sao khi bệnh tình trở nặng thì mình lại có thể oán trách? Rốt cuộc là mình bị tâm tính bại hoại nào chi phối?”. Tôi đã đọc được lời Đức Chúa Trời: “Khi con người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, ai trong số họ không có mục đích, động cơ, và tham vọng riêng? Mặc dù một phần trong họ tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và đã nhìn thấy sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời vẫn chứa đựng những động cơ đó, và mục tiêu sau cùng của họ trong việc tin vào Đức Chúa Trời là nhận những phúc lành của Ngài và những điều họ muốn. Trong những trải nghiệm sự sống của con người, họ thường tự nhủ rằng: ‘Tôi đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp vì Đức Chúa Trời, và Ngài đã cho tôi được gì? Tôi phải tổng lại, và xác nhận rằng – tôi đã nhận được bất kỳ phúc lành nào gần đây chưa? Tôi đã dâng mình rất nhiều trong thời gian này, tôi đã bôn ba và chịu khổ rất nhiều – đổi lại Đức Chúa Trời đã cho tôi bất kỳ lời hứa nào chưa? Ngài có nhớ những việc lành của tôi chưa? Kết cục của tôi sẽ là gì? Tôi có thể nhận những phúc lành của Đức Chúa Trời không? …’. Mỗi người đều liên tục thực hiện những sự tính toán như thế trong lòng họ, và họ đưa ra những yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, những yêu cầu mang động cơ, tham vọng, và tâm lý đổi chác của họ. Nói vậy nghĩa là, trong lòng mình, con người liên tục thử thách Đức Chúa Trời, liên tục tính kế Đức Chúa Trời, liên tục tranh luận về kết cục cá nhân của riêng mình với Đức Chúa Trời, và cố gắng moi ra một câu tuyên bố từ Đức Chúa Trời, xem liệu Đức Chúa Trời có thể ban cho họ điều họ muốn hay không. Cùng với việc mưu cầu Đức Chúa Trời, con người không đối đãi với Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời. Con người luôn cố gắng giao dịch với Đức Chúa Trời, không ngừng đòi hỏi ở Ngài, và thậm chí thúc ép Ngài trong mọi bước, được đằng chân lân đằng đầu. Cùng với việc cố gắng giao dịch với Đức Chúa Trời, con người cũng tranh luận với Ngài, và thậm chí có những người mà khi những thử luyện xảy đến với họ hay họ thấy mình trong những tình huống nhất định, thường trở nên yếu đuối, tiêu cực, bê trễ trong công việc, và đầy than oán về Đức Chúa Trời. Từ khi con người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là một nguồn cung dồi dào, là một con dao gấp đa năng, và họ coi chính mình là chủ nợ lớn nhất của Đức Chúa Trời, như thể việc cố gắng lấy được những phúc lành và lời hứa từ Đức Chúa Trời là quyền lợi và nghĩa vụ vốn có của họ, trong khi trách nhiệm của Đức Chúa Trời là bảo vệ, chăm sóc cho con người, và chu cấp cho họ. Đó là sự lĩnh hội cơ bản về ‘đức tin nơi Đức Chúa Trời’ của tất cả những ai tin Đức Chúa Trời, và đó là sự hiểu biết sâu sắc nhất của họ về khái niệm đức tin nơi Đức Chúa Trời. Từ thực chất bản tính của con người cho đến mưu cầu chủ quan của họ, không điều gì liên quan đến sự kính sợ Đức Chúa Trời. Mục tiêu của con người trong việc tin vào Đức Chúa Trời không thể liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nói vậy nghĩa là, con người chưa bao giờ tính đến hay hiểu rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi sự kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời. Với tình trạng như vậy, thực chất của con người thật rõ ràng. Đó là thực chất gì? Đó là lòng người ác độc, nham hiểm và giả dối, không yêu công lý, công chính và những điều tích cực, nó đê tiện và tham lam. Lòng người không thể khép kín hơn với Đức Chúa Trời; họ chưa hề dâng nó cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa bao giờ thấy tấm lòng thật của con người, Ngài cũng chưa bao giờ được con người thờ phượng(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Sau khi đọc những gì lời Đức Chúa Trời vạch rõ, tôi mới hiểu được rằng, từ lúc mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, quan điểm và phương hướng mưu cầu của tôi đã sai rồi. Tin Đức Chúa Trời chưa được bao lâu thì tôi đã thấy bệnh tình của mình tốt lên, nên tôi đã xem Đức Chúa Trời như là vị bác sĩ cứu mạng của mình. Tôi muốn thông qua việc vứt bỏ, dâng mình, chịu khổ và trả giá để nhận được phước lành và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, như vậy thì tôi sẽ không phải chịu nỗi khổ vì bệnh tật nữa. Khi tôi lại mắc phải bệnh tật và bệnh tình mãi không được kiểm soát hay thuyên giảm, tôi đã oán trách, lấy những trả giá và dâng mình bề ngoài của mình trước đây làm vốn liếng để lý luận với Đức Chúa Trời. Tôi còn cho rằng chữa khỏi bệnh mới là quan trọng nhất, và cũng chẳng còn mang gánh nặng đối với bổn phận. Khi nhìn thấy công tác không có kết quả, tôi cũng chẳng lo lắng hay nổi giận, mà chỉ tập trung vào việc làm sao điều trị và chăm sóc thân thể của mình. Nhìn thấy các anh chị em xung quanh mình đều hoàn toàn khỏe mạnh, mà tôi thì tuổi còn trẻ mà đã phải sống trong bệnh tật, trong lòng tôi đã oán trách Đức Chúa Trời vì sao ban phước cho họ mà lại chẳng trông chừng hay bảo vệ tôi. Tình trạng của tôi có biểu hiện đúng như những gì lời Đức Chúa Trời vạch rõ: “Khi Ta ban cơn giận dữ cho con người và tước đi mọi niềm vui, bình an mà họ vốn có, con người trở nên hoài nghi. Khi Ta ban cho con người sự đau khổ của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, con người thẹn quá mà hóa giận. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; họ liền rời khỏi Ta mà tìm kiếm con đường của y học và phép thuật xấu xa để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, tất cả họ đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì ân điển của Ta quá nhiều, và bởi vì có quá nhiều lợi ích để đạt được(Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi cảm thấy rất đau lòng. Tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm nay, tôi luôn miệng hô muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng tôi lại chưa từng thực sự xem Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời để thờ phượng và thuận phục. Tôi chỉ muốn được Ngài ban phước, muốn Ngài chữa bệnh cho tôi và miễn cho tôi khỏi nỗi khổ vì bệnh tật. Tôi rõ ràng là đang lợi dụng Đức Chúa Trời và mặc cả với Ngài, nhưng bề ngoài thì tôi lại đang giở chiêu bài vì Đức Chúa Trời mà dâng mình. Chẳng phải tôi đang lừa dối Đức Chúa Trời một cách trắng trợn và chống đối Ngài sao? Tôi thực sự quá đê tiện!

Tiếp đó, tôi đã đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời và tìm được con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Quá quan tâm đến thể xác và giữ cho nó béo tốt, khỏe mạnh, cường tráng, thì có giá trị gì? Sống như thế này có ý nghĩa gì? Giá trị cuộc sống của một con người là gì? Có phải chỉ để hưởng thụ xác thịt như ăn, uống, giải trí không? … Con người đến thế gian này không phải để hưởng thụ xác thịt, cũng không phải để ăn uống chơi bời. Người ta không nên sống vì những thứ đó; đó không phải là giá trị của cuộc sống, cũng không phải là con đường đúng đắn. Giá trị của cuộc sống và con đường đúng đắn nên đi đòi hỏi người ta phải làm được một điều gì đó có giá trị và hoàn thành được một hoặc nhiều công việc có giá trị. Đây không gọi là sự nghiệp, mà là con đường đúng đắn, hay còn gọi là chính nghiệp. Nói Ta nghe, việc người ta trả giá để hoàn thành một công việc giá trị, để sống có ý nghĩa và giá trị, cũng như để mưu cầu và đạt được lẽ thật, có đáng giá không? Nếu ngươi thực sự sẵn lòng mưu cầu hiểu lẽ thật, bước đi con đường nhân sinh đúng đắn, làm tròn bổn phận của mình, và sống một cuộc đời giá trị, có ý nghĩa, thì ngươi sẽ không ngần ngại dốc hết sinh lực, trả mọi giá, và cống hiến trọn thời gian, tháng ngày của mình. Nếu ngươi mắc bệnh một chút trong giai đoạn này, thì cũng không thành vấn đề, nó không nhấn chìm ngươi được. Như thế chẳng tốt hơn nhiều so với một cuộc đời thoải mái tự do, nhàn rỗi thong dong, cung phụng thân thể đến mức béo tốt, khỏe mạnh, và cuối cùng được trường thọ sao? (Thưa, phải.) Trong hai lựa chọn này, lựa chọn nào cho ngươi sống có giá trị? Lựa chọn nào có thể mang lại niềm an ủi và không hối tiếc cho con người trong chính những giây phút lâm chung? (Thưa, đó là lựa chọn sống một cuộc đời ý nghĩa.) Sống một cuộc đời ý nghĩa. Như vậy nghĩa là trong lòng ngươi sẽ có thu hoạch, được an ủi. Còn những người béo tốt và giữ cho da dẻ hồng hào đến lúc chết thì sao? Họ không mưu cầu một cuộc đời ý nghĩa, vậy khi chết họ sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, họ sẽ cảm thấy mình đã sống vô ích.) Ba từ này rất sắc bén – sống vô ích. ‘Sống vô ích’ nghĩa là gì? (Thưa, là lãng phí cuộc đời.) Sống vô ích, lãng phí cuộc đời – cơ sở nào để nói như vậy? (Thưa, cuối đời, họ nhận ra rằng mình chẳng đạt được gì.) Vậy người ta nên đạt được gì? (Thưa, người ta nên đạt được lẽ thật hoặc làm những điều giá trị và ý nghĩa trong cuộc đời này. Họ nên làm tốt những việc mà loài thọ tạo nên làm. Nếu hết thảy những điều đó họ đều không làm được và chỉ biết sống cho thể xác mình, họ sẽ cảm thấy mình đã sống một cuộc đời vô ích và lãng phí.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (6), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được rằng, quan điểm mưu cầu đúng đắn khi tin Đức Chúa Trời chính là mưu cầu hiểu lẽ thật và đạt đến thuận phục Ngài. Cho dù Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh như thế nào, dù có gặp phải bệnh tật và đau khổ nặng nề đến đâu, tôi cũng nên thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, và làm tốt bổn phận của loài thọ tạo. Mưu cầu như vậy mới có giá trị, có ý nghĩa, và sẽ được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Nhưng tôi lại luôn mưu cầu sự bình an về xác thịt, không bệnh tật, không tai họa và sống khỏe mạnh cả đời. Khi bệnh tật trở nên nghiêm trọng, tôi bắt đầu lý luận với Đức Chúa Trời và oán trách Ngài, chỉ tập trung vào việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, thậm chí đến cả bổn phận của mình mà tôi cũng không sẵn lòng thực hiện. Mưu cầu như vậy chẳng có ý nghĩa gì cả. Nghĩ lại thì dù tôi có chăm sóc sức khỏe thật tốt, có thể sống một đời bình an, khỏe mạnh, nhưng nếu tôi không thực hiện được bổn phận, trách nhiệm của loài thọ tạo, và không hoàn thành được sứ mạng của mình, vậy thì sống cả đời cũng vô ích, đến với thế gian này cũng uổng công. Nhận ra được điều này, tôi cảm thấy lòng mình sáng tỏ, bất kể bệnh tình của tôi có nặng thêm hoặc tôi có bị liệt hay không, thì trước hết tôi phải làm tốt bổn phận của mình đã, đây mới là việc quan trọng nhất. Kể từ đó, tôi hết lòng với bổn phận và theo dõi các hạng mục công tác khác nhau.

Một ngày nọ, khi tôi đang gõ chữ trên máy tính, bả vai bên phải của tôi đột nhiên không nhấc lên được nữa, tôi nhấc tay phải lên thì thấy đau nhói, việc gõ chữ cũng vô cùng khó khăn. Trong lòng tôi lập tức lại có chút lo lắng, “Bả vai mình bây giờ không cử động được thì làm sao thực hiện bổn phận đây?”. Tôi thầm nghĩ: “Nghỉ ngơi một chút, có lẽ ngày mai sẽ đỡ hơn”. Không ngờ ngày hôm sau, bả vai của tôi chẳng những không đỡ mà ngược lại còn càng ngày càng đau hơn. Đầu và cổ tôi cũng bắt đầu đau, ngồi cũng đau, nằm cũng đau. Tôi chẳng còn tâm trí thực hiện bổn phận nữa. Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Dù bị bệnh hay đau khổ, chỉ còn một hơi thở, chỉ cần vẫn còn sống, chỉ cần vẫn có thể nói năng và đi lại, thì ngươi có đủ sức lực để thực hiện bổn phận của mình, và ngươi nên thực hiện bổn phận của mình một cách vững vàng và thực tế. Ngươi không được từ bỏ bổn phận của một loài thọ tạo hay trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao cho ngươi. Chỉ cần ngươi chưa chết thì ngươi phải hoàn thành và làm tròn bổn phận của mình(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi đã cầu nguyện với Ngài, rằng cho dù bệnh của tôi có thể được cải thiện hay không, thì tôi cũng không muốn bị nó trói buộc và kìm kẹp nữa. Tôi chỉ mong tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, thuận phục Ngài, và có thể giữ vững bổn phận của mình. Sau đó, tôi không còn nghĩ tới khi nào bệnh của mình sẽ có chuyển biến tốt nữa, mà chỉ tập trung vào bổn phận, lúc rảnh thì sẽ tập thể dục một chút. Đến sáng ngày thứ tư, tôi đột nhiên cảm thấy cơn đau ở bả vai bên phải đã giảm bớt, cổ tôi cũng không còn cứng đờ nữa. Mặc dù chưa hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng tôi cũng đang dần dần khôi phục bình thường.

Trải nghiệm những lần bệnh tật này đã hoàn toàn tỏ lộ quan điểm mưu cầu sai lầm của tôi khi tin Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó tôi mới có chút nhận thức về bản thân mình. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi cũng hiểu được cách tiếp cận đúng với bệnh tật, và cách để làm tốt bổn phận của mình trong lúc bệnh tật. Tôi đội ơn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời!

Trước: 59. Có phải hòa hợp êm thắm có nghĩa là phối hợp hài hòa?

Tiếp theo: 61. Tôi đã học được cách phối hợp hài hòa với người khác

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger