70. Đằng Sau Việc Không Muốn Tiến Cử Người Phù Hợp
Tháng 1 năm 2021, tôi và Trương Phương cùng được chọn làm lãnh đạo hội thánh. Chúng tôi bận rộn trong hội thánh từ sáng đến tối muộn. Tuy nhiên, do trước đây tôi chưa từng phối hợp trong công tác văn tự hay thanh lọc, lại mới đến hội thánh này, còn chưa quen thuộc nhiều phương diện, nên công tác không thực sự hiệu quả. Một thời gian sau, Lý Nghiên trở về sau khi làm bổn phận ở nơi khác và cũng được chọn làm lãnh đạo hội thánh. Tôi rất vui mừng. Tôi biết Lý Nghiên. Trước đây, chị ấy từng làm bổn phận tại hội thánh này và hiểu rõ mọi phương diện. Hơn nữa, chị ấy có tố chất tốt, có năng lực công tác, cũng đã làm qua nhiều bổn phận. Tôi nghĩ: “Giờ có Lý Nghiên cùng phối hợp trong công tác của hội thánh, những vấn đề và khó khăn của anh chị em hẳn sẽ có thể giải quyết, Khi hiệu quả công tác được cải thiện, mình cũng sẽ mở mày mở mặt”. Vậy nên tôi nhanh chóng nói với Lý Nghiên về tình hình trong hội thánh. Lý Nghiên làm quen với công tác rất nhanh, và chúng tôi bắt đầu phân công nhiệm vụ để phối hợp cùng nhau. Trương Phương và tôi chủ yếu phụ trách công tác phúc âm và công tác chăm tưới, còn Lý Nghiên thì phụ trách công tác thanh lọc và đời sống hội thánh. Khi Trương Phương và tôi gặp khó khăn không biết phải giải quyết thế nào, Lý Nghiên sẽ luôn là người thông công. Nhờ chị ấy giúp đỡ mà chúng tôi có thể tìm ra cách giải quyết nhiều vấn đề. Lý Nghiên cũng trở thành trụ cột của hội thánh. Khi lãnh đạo cấp trên tổ chức một cuộc họp đồng công để kiểm tra công tác của hội thánh, thấy chúng tôi phối hợp tích cực và triển khai nhiều hạng mục công tác một cách có hệ thống, họ liên tục gật đầu khen ngợi. Tôi nhớ lại trước đây khi lãnh đạo đến tìm hiểu công tác, họ đã tỉa sửa chúng tôi vì chưa làm tốt một số nhiệm vụ quan trọng, dẫn đến những chậm trễ. Tôi cảm thấy hổ thẹn, chẳng ngẩng đầu lên nổi. Nhưng giờ đã có Lý Nghiên cùng phối hợp làm bổn phận, hiệu quả công tác có sự khác biệt rõ rệt. Giờ đây lãnh đạo cấp trên cũng ít khi tỉa sửa chúng tôi, và tôi cũng được mở mày mở mặt trong các buổi họp đồng công. Tôi nghĩ: “Sau này mình phải phối hợp thật tốt với Lý Nghiên, nỗ lực làm tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ của hội thánh”.
Vào một buổi tối tháng 7, lãnh đạo cấp trên gửi thư yêu cầu chúng tôi tiến cử một người có năng lực và có thể phụ trách công tác hội thánh. Tôi thầm nghĩ: “Xét về tố chất và năng lực công tác, Lý Nghiên là tốt nhất. Nếu được đề bạt, chị ấy sẽ được thực hành nhiều hơn. Nhưng nếu mình tiến cử chị ấy thì hội thánh sẽ mất đi một trụ cột. Trương Phương và mình vẫn chưa làm tốt công tác lắm. Nếu công tác của hội thánh trở nên kém hiệu quả, lãnh đạo cấp trên chắc chắn sẽ nói Trương Phương và mình thiếu năng lực công tác, không làm được công tác thực tế, có khi còn cách chức bọn mình. Khi ấy anh chị em sẽ nghĩ gì về hai chị em mình đây? Mình không thể tiến cử Lý Nghiên đi được. Nhưng nếu không tiến cử chị ấy, thì mình lại đang không bảo vệ công tác của hội thánh hay quan tâm đến đại cục”. Cả hai lựa chọn đều có vẻ không ổn, điều này khiến tôi thực sự bối rối. Cuối cùng, tôi miễn cưỡng nói với Lý Nghiên: “Tôi sẽ tiến cử chị đi”. Lý Nghiên do dự và không nói gì, nhưng tôi cảm nhận được chị ấy không muốn đi. Ban đầu, tôi muốn hỏi ý kiến Lý Nghiên và thông công với chị ấy, nhưng rồi lại nghĩ: “Lỡ sau khi thông công, chị ấy lại đồng ý đi thì sao? Khi ấy kết quả công tác của hội thánh sẽ giảm sút, còn mình thì sẽ mất mặt. Thôi bỏ đi, mình sẽ không hỏi hay thông công với chị ấy. Cứ làm như không thấy gì vậy. Chị ấy không đi chẳng phải sẽ tốt hơn cho mình sao?”. Vậy nên tôi đã không phản hồi lãnh đạo cấp trên. Sau khi về nhà, nằm trên giường trằn trọc mãi mà không ngủ được, tôi nghĩ về việc lãnh đạo đã bảo chúng tôi phải nhanh chóng viết thư phản hồi, vậy mà tôi lại trì hoãn và không hồi âm. Liệu việc này có làm trì hoãn công tác không? Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy bất an. Nhưng trong lòng, tôi vẫn không muốn tiến cử Lý Nghiên. Hội thánh có quá nhiều công tác phải làm, thiếu đi một người phối hợp, chắc chắn hiệu quả công tác sẽ không còn tốt nữa. Nghĩ đến đây, tôi không tiến cử chị ấy.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi cảm thấy yếu đuối và rã rời, chẳng ăn được gì. Trong lòng tôi thấy bất an. Tôi bèn cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, và trong lúc tìm kiếm, tôi đọc được lời Ngài: “Bất kể đang làm gì, những kẻ địch lại Đấng Christ trước hết sẽ cân nhắc lợi ích của chính họ và họ chỉ hành động khi đã suy nghĩ thấu đáo; họ không thuận phục lẽ thật một cách thực sự, chân thành, tuyệt đối và không thỏa hiệp, mà làm như vậy một cách có chọn lọc và có điều kiện. Điều kiện gì đây? Đó là danh tiếng và địa vị của họ phải được bảo vệ, và không phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Chỉ sau khi điều kiện này được đáp ứng, họ mới quyết định và lựa chọn những gì phải làm. Nghĩa là, những kẻ địch lại Đấng Christ luôn xem xét nghiêm túc cách ứng xử với các nguyên tắc lẽ thật, những sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và công tác của nhà Đức Chúa Trời, hoặc cách xử lý những điều họ đối mặt. Họ không xem xét làm thế nào để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, làm thế nào để giữ không làm tổn hại đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, làm thế nào để đáp ứng Đức Chúa Trời, hoặc làm thế nào để có lợi cho các anh chị em; đây không phải là những điều họ cân nhắc. Điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ xem xét là gì? Liệu danh tiếng và địa vị của chính họ có bị ảnh hưởng hay không, và liệu uy tín của họ có thể bị hạ thấp không. Nếu làm điều gì đó phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật có lợi cho công việc của hội thánh và các anh chị em, nhưng sẽ khiến danh tiếng của chính họ tổn hại và khiến nhiều người nhận ra vóc giạc thực sự của họ, biết họ có dạng thực chất bản tính nào, thì chắc chắn họ sẽ không hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Nếu làm một chút công tác thực tế sẽ khiến nhiều người đánh giá cao họ, nể phục họ và ngưỡng mộ họ, cho họ có thêm danh tiếng, hoặc khiến cho lời nói của họ mang thẩm quyền và khiến nhiều người khuất phục họ hơn, thì họ sẽ chọn làm theo cách đó; nếu không, họ sẽ không bao giờ chọn bỏ qua lợi ích của riêng họ vì cân nhắc cho những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hoặc của các anh chị em. Đây là thực chất bản tính của những kẻ địch lại Đấng Christ. Chẳng phải điều này là ích kỷ và đê tiện sao?” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần chính xác tình trạng của tôi. Tâm tính mà tôi tỏ lộ cũng ích kỷ và đê tiện hệt kẻ địch lại Đấng Christ. Để bảo vệ hình ảnh và địa vị của bản thân, tôi không hề quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Lãnh đạo cấp trên yêu cầu chúng tôi tiến cử người phụ trách công tác hội thánh trong phạm vi lớn hơn. Tôi biết rõ rằng Lý Nghiên có tố chất tốt, có năng lực công tác, và là người phù hợp cho vị trí này. Theo nguyên tắc, lẽ ra tôi nên tiến cử chị ấy. Nhưng tôi lại sợ sau khi Lý Nghiên rời đi, tôi sẽ không thể làm tốt một số công tác, kết quả công tác sẽ giảm sút, lãnh đạo sẽ tỉa sửa tôi và tôi sẽ bị mất mặt. Vì vậy, tôi không muốn tiến cử Lý Nghiên. Khi thấy Lý Nghiên không muốn đi, tôi không hỏi han khó khăn của chị ấy hay thông công để giúp đỡ, mà còn mừng thầm trong lòng, tha thiết mong sao chị ấy không đi. Nghĩ đến việc công tác của hội thánh đang rất cần người phối hợp, là một lãnh đạo, lẽ ra tôi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, thông công và giúp đỡ Lý Nghiên để chị ấy tích cực phối hợp. Thế nhưng tôi không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Tôi thực sự quá ích kỷ và đê tiện! Chẳng có chút nhân tính nào cả! Tôi thấy vô cùng tội lỗi nên đã nhanh chóng viết thư cho lãnh đạo, tiến cử Lý Nghiên.
Một thời gian sau, lãnh đạo cấp trên không hồi âm, nên tôi cho là họ đã tìm được người ở hội thánh khác và không cần Lý Nghiên đi nữa, Trong lòng tôi có chút mừng thầm. Không ngờ đến một hôm, lãnh đạo gửi thư yêu cầu anh chị em viết đánh giá về Lý Nghiên. Nhìn bức thư ấy, lòng tôi chùng xuống, tôi nghĩ: “Lãnh đạo muốn đánh giá về Lý Nghiên, xem ra họ muốn đề bạt chị ấy rồi.” Tôi cảm thấy hơi thất vọng: “Hiện tại, chấp sự phúc âm đang bị bệnh nặng, không thể làm bổn phận, mình đang phải quán xuyến công tác phúc âm bên cạnh những bổn phận khác. Hơn nữa dạo gần đây, công tác phúc âm không có tiến triển nhiều, mình rất lo lắng. Nhưng nhất thời cũng chưa tìm được người thích hợp. Lý Nghiên vốn định hoàn thành công tác của chị ấy, rồi hỗ trợ mình trong công tác phúc âm. Nếu chị ấy bị điều chuyển, vậy ai sẽ giúp mình lo công tác phúc âm đây? Hơn nữa, mình và Trương Phương sẽ phải đảm nhận toàn bộ công tác của Lý Nghiên. Liệu cả hai có gánh vác nổi trọng trách của tất cả các nhiệm vụ đó không? Nếu kết quả công tác không cải thiện, anh chị em trong hội thánh sẽ nghĩ gì về hai chị em đây?”. Nghĩ đến đây, tôi lại muốn giữ Lý Nghiên ở lại. Tôi biết rõ rằng nếu viết đánh giá trung thực về Lý Nghiên, thì khả năng chị ấy được đề bạt là rất cao. Vậy nên tôi đã viết về việc chị ấy tiêu cực và sa sút thế nào khi bị loại ra khỏi bổn phận trước đây, cho rằng nếu lãnh đạo thấy chị ấy như vậy, thì sẽ không đề bạt chị ấy nữa. Sau khi viết thư, tôi cũng không suy nghĩ gì thêm và chuyện đó cứ thế trôi qua.
Một ngày nọ, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, và hiểu được bản chất cũng như hậu quả của những gì mình đã làm. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những người được Đức Chúa Trời chọn phải được nhà Đức Chúa Trời điều phối một cách thống nhất. Chuyện này không liên quan đến bất kỳ lãnh đạo, trưởng nhóm hay cá nhân nào. Mọi người đều phải hành động theo nguyên tắc; đây là quy củ trong nhà Đức Chúa Trời. Những kẻ địch lại Đấng Christ không làm việc theo các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời, họ luôn mưu đồ và tính toán vì địa vị và lợi ích của mình, và muốn lợi dụng các anh chị em có tố chất tốt phục vụ họ để củng cố quyền lực và địa vị của họ. Đây chẳng phải là ích kỷ và đê tiện sao? Bề ngoài, việc giữ những người có tố chất tốt bên mình và không cho họ được nhà Đức Chúa Trời điều chuyển có vẻ như là họ đang nghĩ cho công tác của hội thánh, nhưng thực ra họ chỉ nghĩ đến quyền lực và địa vị của chính mình, chứ không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Họ sợ rằng nếu làm không tốt công tác của hội thánh, thì sẽ bị cách chức, và mất địa vị. Những kẻ địch lại Đấng Christ không hề suy xét đến công tác tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, mà chỉ nghĩ đến địa vị của chính họ, bảo vệ địa vị của bản thân, vì để bảo vệ địa vị của bản thân mà không tiếc gây tổn hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, lấy sự tổn thất cho công tác của hội thánh làm cái giá mà bảo vệ địa vị và lợi ích của mình. Đây là ích kỷ và đê hèn. Khi đối mặt với tình huống như vậy, ít nhất người ta phải dùng lương tâm mà suy nghĩ: ‘Những người này đều là người của nhà Đức Chúa Trời, họ không phải là tài sản của cá nhân tôi. Tôi cũng là thành viên của nhà Đức Chúa Trời. Tôi có quyền gì để ngăn nhà Đức Chúa Trời thuyên chuyển người chứ? Tôi nên suy xét đến những lợi ích tổng thể của nhà Đức Chúa Trời, thay vì chỉ tập trung vào công tác trong phạm vi trách nhiệm của riêng mình’. Đó là cách nghĩ cần có ở những người có lương tâm và lý trí, và là lý trí nên có ở những người tin Đức Chúa Trời. Nhà Đức Chúa Trời làm công tác tổng thể, còn các hội thánh thì làm công tác cục bộ. Do đó, khi nhà Đức Chúa Trời có yêu cầu đặc biệt đối với hội thánh, điều quan trọng nhất đối với các lãnh đạo và người làm công là thuận phục những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Những lãnh đạo giả và những kẻ địch lại Đấng Christ thì không có lương tâm và lý trí như vậy. Tất cả bọn họ đều quá ích kỷ, họ chỉ suy xét cho bản thân, và không suy xét cho công tác của hội thánh. Họ chỉ suy xét lợi ích ngay trước mắt, không suy xét công tác toàn cục của nhà Đức Chúa Trời, và vì vậy họ tuyệt đối không thuận phục những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Họ cực kỳ ích kỷ và đê tiện. Trong nhà Đức Chúa Trời, họ còn dám ngang ngược, thậm chí còn dám quyết giữ ý mình; đây là những người thiếu nhân tính nhất, là những kẻ tà ác. Những kẻ địch lại Đấng Christ là loại người như vậy. Họ luôn coi công tác của hội thánh, các anh chị em, và thậm chí mọi tài sản của nhà Đức Chúa Trời nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ như tài sản riêng của họ. Họ tin rằng những thứ này được phân phối, chuyển giao và sử dụng như thế nào là tùy ở họ, và nhà Đức Chúa Trời không được phép can thiệp. Một khi chúng đã ở trong tay họ thì chúng như thể thuộc quyền sở hữu của Sa-tan, không ai được phép động vào chúng. Họ là trùm sò một phương, là vua một vùng núi, và bất cứ ai đến địa bàn của họ đều phải ngoan ngoãn và uốn mình theo sự chỉ huy và điều động của họ, nhìn sắc mặt họ mà làm. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ và đê tiện trong phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không suy nghĩ đến công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ không làm việc theo nguyên tắc một chút nào và chỉ suy nghĩ đến những lợi ích và địa vị của riêng họ – đây chính là một đặc trưng rõ ràng của sự ích kỷ và đê tiện của loại người như kẻ địch lại Đấng Christ” (Bài bàn thêm 4: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch trần rằng những kẻ địch lại Đấng Christ vô cùng ích kỷ và đê tiện, vì danh lợi và địa vị cá nhân mà đối đãi anh chị em như công cụ để phục vụ cho mình, không hề quan tâm đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. So sánh với kẻ địch lại Đấng Christ, tôi thấy mình có hành vi tương tự. Tôi biết rõ rằng sau khi bị cách chức, Lý Nghiên đã phần nào nhận thức về bản thân và thay đổi, hiện tại chị ấy làm bổn phận một cách hiệu quả. Nhưng tôi lại sợ nếu tiến cử chị ấy, thì kết quả công tác của hội thánh chúng tôi sẽ không cải thiện, và tôi sẽ mất thể diện. Vậy nên tôi đã đem biểu hiện của Lý Nghiên khi chị ấy ở trong tình trạng không tốt ra để lừa gạt lãnh đạo, hòng giữ chị ấy ở lại để có thể tiếp tục tận dụng chị ấy. Lý Nghiên không muốn đi cho lắm, nhưng tôi lại chẳng thông công hay giúp đỡ chị ấy, thậm chí còn mừng thầm, mong chị ấy tiếp tục sống trong tình trạng sai lầm, như vậy chị ấy sẽ không bị điều chuyển nữa. Tôi biết rõ rằng công tác của hội thánh cần người, nhưng lại chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của mình, không hề nghĩ đến công tác chung của hội thánh. Đây mà gọi là làm bổn phận sao? Để khiến người khác ở lại phục vụ mình, giữ gìn danh tiếng và địa vị của bản thân, tôi đã hoàn toàn phớt lờ nhu cầu của công tác hội thánh. Làm vậy chẳng phải là đang gây gián đoạn công tác của hội thánh sao? Tôi đang đi trên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, chống lại Đức Chúa Trời. Nếu không từ bỏ đường lối tà ác và ăn năn trước Đức Chúa Trời, thì cuối cùng tôi sẽ bị Ngài loại bỏ. Càng nghĩ, tôi càng sợ hãi, và phần nào cảm thấy thù hận bản tính ích kỷ và đê tiện của Sa-tan trong mình, vậy nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, bày tỏ ý nguyện ăn năn.
Tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Những ai có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành thì có thể chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời trong những việc họ làm. Khi ngươi chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, lòng ngươi sẽ đúng đắn. Nếu ngươi luôn làm mọi việc để cho người khác thấy, luôn muốn nhận được sự khen ngợi, ngưỡng mộ của người khác, nhưng ngươi không chấp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, thì trong lòng ngươi còn có Đức Chúa Trời không? Những người như thế không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Đừng lúc nào cũng làm mọi việc vì bản thân mình, và đừng lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, đừng chú ý đến thể diện, danh dự và địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy cân nhắc xem liệu có sự uế tạp nào trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã dâng lên lòng trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Nếu ngươi cân nhắc về chúng thường xuyên và có thể cân nhắc rõ ràng về chúng, ngươi sẽ dễ dàng làm tròn bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi hoặc nếu ngươi không thành thạo nghiệp vụ thì ngươi có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót trong công việc, và ngươi có thể không có được hiệu quả tốt – nhưng ngươi đã làm hết sức mình rồi. Tất cả những gì ngươi làm không phải để thỏa mãn ham muốn cá nhân hay sở thích của ngươi. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi thực hiện bổn phận không đạt được hiệu quả tốt, nhưng lòng ngươi đã đúng đắn; nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong việc thực hiện bổn phận nữa thì ngươi sẽ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và đồng thời, ngươi sẽ có thể bước vào thực tế lẽ thật. Có chứng ngôn nghĩa là như vậy đấy” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ ra con đường thực hành. Khi làm bổn phận, con người cần buông bỏ dã tâm và dục vọng cá nhân, đặt công tác của nhà Đức Chúa Trời lên trên hết. Như trong chuyện tiến cử Lý Nghiên, vì chị ấy đáp ứng các điều kiện bồi dưỡng và đề bạt của nhà Đức Chúa Trời, đáng ra tôi nên tiến cử chị ấy, để chị ấy được thực hành tốt hơn ở vị trí phù hợp, điều đó cũng có lợi cho công tác hội thánh. Nhận ra điều này, tôi sẵn lòng tiến cử Lý Nghiên, không còn suy nghĩ đến việc mất mặt vì kết quả công tác của mình không tốt nữa. Tôi chỉ muốn cầu nguyện và cậy dựa vào Đức Chúa Trời nhiều hơn, cố gắng hết sức để đảm nhận công tác của hội thánh.
Không lâu sau, Lý Nghiên được điều chuyển, các công tác chị ấy phụ trách đều do tôi tiếp nhận. Trước đây tôi ít khi tham gia vào công tác chị ấy phụ trách. Khi thấy công tác thanh lọc liên quan đến nhiều nguyên tắc, và nếu không nắm vững những nguyên tắc ấy thì sẽ làm chậm trễ công tác, tôi liền thấy có chút áp lực. Lúc ấy, tôi nhớ đến lời Đức Chúa Trời phán rằng khi làm bổn phận, phải hết lòng, hết sức, hết trí. Tôi cần dốc toàn lực và làm mọi thứ mình có thể. Sau đó, trong quá trình anh chị em sắp xếp tài liệu thanh trừ người khác, có nhiều sai sót và vấn đề xuất hiện, tôi đã thông công và học hỏi nguyên tắc với mọi người, những gì chưa hiểu thì tìm kiếm hướng dẫn. Dần dần tôi hiểu được phần nào các nguyên tắc này. Khi có tâm thái đúng đắn trong việc phối hợp, mọi việc thực ra không khó như tôi tưởng. Tôi nhớ trước đây, khi có Lý Nghiên, chị ấy đã giải quyết nhiều vấn đề và khó khăn của anh chị em bằng cách thông công với họ, vậy nên tôi không có gánh nặng. Sau khi Lý Nghiên rời đi, tôi ngày càng cậy dựa vào Đức Chúa Trời, cũng có nhiều gánh nặng hơn trước.
Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh một cách thực tế để tôi hiểu được phần nào thực chất bản tính ích kỷ và đê tiện của mình. Đồng thời, tôi cũng nhận ra rằng, bất cứ khi nào hội thánh cần người phối hợp công tác, ta nên tích cực giới thiệu và tiến cử, không nên nghĩ đến lợi ích cá nhân, mà phải quan tâm đến công tác chung của hội thánh. Làm thế mới là bảo vệ công tác của hội thánh và phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Khi gạt bỏ lợi ích cá nhân và gánh nặng trong bổn phận, tôi cũng giải quyết được phần nào khó khăn trong bổn phận của mình, và thấy được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Khi thực hành theo cách này, lòng tôi cảm thấy thanh thản và yên bình.