95. Đối đãi với cha mẹ sao cho hợp tâm ý của Đức Chúa Trời
Khi còn nhỏ, tôi thường nghe bà nói: “Nhìn con nhà đó xem, đúng là đứa vô ơn, bất hiếu. Cha mẹ đã vất vả nuôi chúng khôn lớn, thế mà chúng lại chẳng có chút hiếu thuận nào. Ông trời có mắt đấy!”. Bà dạy tôi lớn lên phải đối xử tốt với cha mẹ, hiếu thuận với cha mẹ chồng, bà cũng nói rằng hiếu thuận là việc thiên kinh địa nghĩa, và làm người mà không hiếu thuận thì chính là đại nghịch bất đạo, không có lương tâm. Vì vậy, trong trái tim non nớt của mình, tôi tin rằng bất kể cha mẹ đối xử ra sao thì tôi vẫn phải hiếu thuận với họ, nếu không hiếu thuận thì chính là đại nghịch bất đạo và sẽ bị trời trừng phạt. Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất nghe lời cha mẹ, sau khi bắt đầu đi làm kiếm tiền, tôi đã cố hết sức để hiếu thuận với cha mẹ. Khi cha mẹ ốm, hễ có thời gian là tôi sẽ ở bên chăm sóc. Những dịp lễ tết, tôi sẽ mua đủ loại quà cáp biếu cha mẹ. Thấy cha mẹ vui vẻ, hài lòng là tôi vô cùng hạnh phúc. Vào năm 2001, tôi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt. Một thời gian sau, tôi bắt đầu làm bổn phận trong hội thánh, nhưng vẫn tranh thủ thời gian về nhà thăm cha mẹ. Hơn mười năm sau, do bị một Giu-đa bán đứng, cảnh sát đã tới nhà bắt tôi. Nhờ sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, tôi đã thành công trốn thoát, nhưng vì đi quá vội nên còn rất nhiều điều tôi chưa kịp giải thích với cha mẹ. Mẹ chồng đã lớn tuổi nhưng vẫn phải chăm con giúp tôi. Cứ nghĩ đến việc cha mẹ đẻ và mẹ chồng bị liên lụy là tôi lại cảm thấy như thể mình đã gây họa. Ngẫm lại cha mẹ đầu tắt mặt tối nuôi tôi khôn lớn, vất vả chu cấp cơm ăn áo mặc, cho tôi đi học. Giờ họ ngày càng già đi, cần con cái ở bên bầu bạn, chăm sóc, vậy mà tôi chẳng những không hoàn thành trách nhiệm của một người con mà còn làm họ bị liên lụy, khiến họ phải lo lắng, muộn phiền vì tôi. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ và hàng xóm có nói tôi vô lương tâm, vô nhân tính, và gọi tôi là đứa con bất hiếu không? Lúc đó, do bị con rồng lớn sắc đỏ theo dõi, tôi không dám gọi điện về nhà, không biết tình hình cha mẹ thế nào, nên có phần lo lắng, làm bổn phận mà lòng không yên, hết lần này đến lần khác suy nghĩ lan man. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác của tôi. Tôi biết mình phải nhanh chóng xoay chuyển tình trạng này, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phó thác mọi sự cho Ngài và cầu xin Ngài chỉ dẫn.
Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Do bị hun đúc bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan niệm truyền thống của người Trung Quốc tin rằng con người phải tuân giữ đạo hiếu với cha mẹ mình. Bất kỳ ai không hiếu thảo thì là đứa con bất hiếu. Những tư tưởng này đã được thấm nhuần trong dân chúng từ thời thơ ấu, và được dạy trong hầu như mọi gia đình, cũng như mọi trường học và trong xã hội nói chung. Khi đầu óc một người chứa đầy những thứ này, họ nghĩ: ‘Lòng hiếu thảo quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu tôi không tuân theo, tôi sẽ không phải là người tốt – tôi sẽ là một đứa con bất hiếu, và sẽ bị xã hội chê trách. Tôi sẽ là người không có lương tâm’. Quan điểm này có đúng không? Mọi người đã thấy được nhiều lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ – Đức Chúa Trời có yêu cầu người ta phải tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ mình không? Đây có phải là một trong những lẽ thật mà những người tin vào Đức Chúa Trời phải hiểu không? Không, không phải. Đức Chúa Trời chỉ thông công về một số nguyên tắc. Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Sa-tan sử dụng loại văn hóa và quan niệm truyền thống về đạo đức này để ràng buộc những suy nghĩ của ngươi, tâm tư ngươi, và tâm linh ngươi, khiến ngươi không thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời; ngươi đã bị những điều này của Sa-tan chiếm hữu, và không có khả năng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi muốn thực hành lời Đức Chúa Trời thì những điều này cũng sẽ gây nhiễu loạn trong ngươi, khiến ngươi chống đối lẽ thật và những yêu cầu của Đức Chúa Trời, và khiến ngươi bất lực không thể thoát khỏi cái ách của văn hóa truyền thống. Sau một thời gian tranh đấu, ngươi thỏa hiệp: ngươi chọn tin rằng các quan niệm truyền thống về đạo đức là đúng và phù hợp với lẽ thật, và vì vậy ngươi bài trừ hoặc từ bỏ lời Đức Chúa Trời. Ngươi không chấp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và ngươi không nghĩ gì về việc được cứu rỗi, cảm thấy rằng ngươi vẫn sống trên thế giới này và chỉ có thể sinh tồn bằng cách dựa vào những người này. Không thể chịu đựng khiển trách của xã hội, ngươi thà chọn từ bỏ lẽ thật và lời Đức Chúa Trời, buông xuôi bản thân theo quan niệm đạo đức truyền thống và quyền thế của Sa-tan, chọn đắc tội với Đức Chúa Trời và không thực hành lẽ thật. Chẳng phải con người thật đáng thương sao? Chẳng phải họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sao? Một số người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng vẫn không hiểu biết về vấn đề hiếu kính. Họ thực sự không hiểu lẽ thật. Họ không bao giờ có thể vượt qua rào cản mối quan hệ thế tục này; họ không có can đảm, cũng chẳng có lòng tin, càng không có quyết tâm, cho nên họ không có cách nào yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi chợt nhận ra bấy lâu nay mình vẫn sống trong trạng thái cảm thấy có lỗi và mắc nợ cha mẹ, đó là do những tư tưởng truyền thống của Sa-tan đã ăn sâu bén rễ trong lòng tôi. Giống như những lời bà tôi thường răn dạy: “Con phải hiếu thuận với cha mẹ, nếu không, đó chính là đại nghịch bất đạo”. “Con phải tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ, nếu không sẽ bị trời phạt”. Tôi luôn lấy những lời này làm nguyên tắc hành xử. Từ nhỏ, tôi đã cố gắng nghe lời cha mẹ, tránh làm họ tức giận. Sau khi bắt đầu kiếm ra tiền, tôi đã cố gắng hết sức để hiếu thảo với cha mẹ, vào ngày lễ tết sẽ mua đủ thứ quà cáp biếu họ, khi cha mẹ ốm đau, tôi sẽ đưa họ đến bệnh viện chữa trị. Thấy cha mẹ vui vẻ là tôi cũng vui lây. Khi bị con rồng lớn sắc đỏ săn đuổi và buộc phải bỏ nhà ra đi, tôi không thể chăm sóc cha mẹ, lại còn làm họ bị liên lụy theo, khiến họ phải lo lắng vì tôi. Tôi cảm thấy mắc nợ cha mẹ, không thể chú tâm vào bổn phận, dẫn đến công tác bị chậm trễ. Là một loài thọ tạo, tôi biết rằng bổn phận chính là trách nhiệm mà tôi tuyệt đối không thể thoái thác, nhưng tôi vẫn sống theo những quan điểm sai lầm như “Trong mọi đức tính tốt đẹp, chữ Hiếu là trên hết” và “Cha mẹ còn sống, chớ đi xa”. Cũng bởi không thể hiếu thuận với cha mẹ mà tôi cảm thấy lương tâm bất an, trong lúc làm bổn phận không khỏi phân tâm. Tôi nhận ra mình đã bị văn hóa truyền thống làm tổn hại sâu sắc đến mức nào.
Trong quá trình tìm kiếm, tôi đã đọc được lời Đức Chúa Trời: “Hiếu thảo với cha mẹ có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Hiếu thảo với cha mẹ là điều đúng đắn và tích cực, nhưng tại sao lại nói đó không phải là lẽ thật? (Thưa, bởi vì người ta hiếu thảo với cha mẹ vô nguyên tắc và không thể phân định cha mẹ mình thực sự là kiểu người nào.) Việc người ta nên đối đãi cha mẹ mình như thế nào có liên quan đến lẽ thật. Nếu cha mẹ của ngươi tin vào Đức Chúa Trời và đối xử tốt với ngươi, thì ngươi có hiếu thảo với họ không? (Thưa, có.) Ngươi hiếu thảo như thế nào? Ngươi đối xử với họ khác với đối xử với các anh chị em. Ngươi làm tất cả những gì họ nói, và nếu họ già yếu, thì ngươi ở bên cạnh để chăm sóc họ, điều này cản trở ngươi ra ngoài thực hiện bổn phận của mình. Làm điều này có đúng không? (Thưa, không.) Ngươi nên làm gì những lúc như vậy? Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu ngươi vẫn có thể chăm sóc họ trong khi thực hiện bổn phận của ngươi ở gần nhà, và cha mẹ của ngươi không phản đối đức tin của ngươi nơi Đức Chúa Trời, thì ngươi nên hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một người con trai hoặc con gái và giúp đỡ cha mẹ mình làm chút việc. Nếu họ ốm đau, hãy chăm sóc họ; nếu điều gì đó khiến họ phiền muộn, hãy an ủi họ; nếu điều kiện tài chính của ngươi cho phép, hãy mua cho họ những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng vừa túi tiền của mình. Tuy nhiên, ngươi nên chọn làm gì nếu ngươi bận rộn với bổn phận của mình, không có ai chăm sóc cha mẹ ngươi, và họ cũng tin vào Đức Chúa Trời? Ngươi nên thực hành lẽ thật nào? Vì việc hiếu thảo với cha mẹ không phải là lẽ thật, mà chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, vậy thì ngươi nên làm gì nếu nghĩa vụ của ngươi trái với bổn phận của ngươi? (Thưa, phải ưu tiên bổn phận; đặt bổn phận lên hàng đầu.) Nghĩa vụ không nhất thiết là bổn phận của con người. Chọn thực hiện bổn phận là thực hành lẽ thật, trong khi thực hiện nghĩa vụ thì không phải. Nếu có điều kiện thì ngươi có thể thực hiện trách nhiệm hoặc nghĩa vụ này, nhưng nếu hoàn cảnh hiện tại không cho phép thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên nói: ‘Tôi phải thực hiện bổn phận của mình – đấy là thực hành lẽ thật. Hiếu thảo với cha mẹ là sống theo lương tâm và không đạt tới việc thực hành lẽ thật’. Do đó, ngươi nên ưu tiên bổn phận của mình và tuân giữ bổn phận đấy. Nếu hiện thời ngươi không có bổn phận gì, và không làm việc xa nhà, sống gần cha mẹ mình thì hãy tìm cách chăm sóc họ. Hãy làm hết sức để giúp họ sống tốt hơn một chút và giúp họ bớt khổ cực. Nhưng việc này cũng tùy thuộc vào việc cha mẹ ngươi là loại người gì. Ngươi nên làm gì nếu cha mẹ mình có nhân tính kém, thường xuyên cản trở việc ngươi tin vào Đức Chúa Trời, và cứ lôi kéo ngươi khỏi việc tin vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình? Ngươi nên thực hành lẽ thật gì? (Thưa, từ bỏ.) Lúc này, ngươi phải từ bỏ họ. Ngươi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Cha mẹ ngươi không tin vào Đức Chúa Trời, nên ngươi không có nghĩa vụ phải hiếu thảo với họ. Nếu họ tin vào Đức Chúa Trời thì họ là gia đình, là cha mẹ ngươi. Nếu họ không tin thì các ngươi đang đi những con đường khác nhau: họ tin vào Sa-tan và cung phụng ma vương, và họ đi con đường của Sa-tan, họ đi con đường khác với con đường của những người tin vào Đức Chúa Trời. Các ngươi không còn là một gia đình nữa. Họ xem những tín đồ tin Đức Chúa Trời như đối thủ và kẻ thù của mình, nên các ngươi không còn nghĩa vụ phải chăm sóc họ và phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ với họ. Đâu là lẽ thật: hiếu thảo với cha mẹ hay thực hiện bổn phận? Dĩ nhiên, thực hiện bổn phận mới là lẽ thật. Việc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không đơn thuần là hoàn thành nghĩa vụ và làm những điều phải làm. Đó là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Ở đây có sự ủy thác của Đức Chúa Trời; đó là nghĩa vụ của ngươi, trách nhiệm của ngươi. Đây mới là trách nhiệm thực sự, là hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi trước Đấng Tạo Hóa. Đây là yêu cầu của Đấng Tạo hóa đối với con người, và là một vấn đề trọng đại trong đời. Còn việc hiếu thảo với cha mẹ chỉ đơn thuần là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái. Chắc chắn việc này không do Đức Chúa Trời ủy thác, và càng không phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Do đó, giữa việc hiếu thảo với cha mẹ và thực hiện bổn phận thì không còn nghi ngờ gì nữa, việc thực hiện bổn phận, và chỉ một mình việc đó, mới là thực hành lẽ thật. Thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo là lẽ thật, và đó là bổn phận bắt buộc. Hiếu kính cha mẹ chỉ là việc hiếu nghĩa với con người. Điều đó không có nghĩa là người ta đang thực hiện bổn phận của họ, và cũng không có nghĩa là họ đang thực hành lẽ thật” (Thực tế lẽ thật là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Cách ngươi tiếp cận sự ủy thác của Đức Chúa Trời là cực kỳ quan trọng. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho ngươi, thì ngươi không xứng được sống trước mặt Ngài và ngươi phải tiếp nhận sự trừng phạt. Đó là điều thiên kinh địa nghĩa rằng con người phải hoàn thành những sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao phó cho họ. Đây là trách nhiệm cao nhất của con người, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi xem nhẹ sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì đây là sự phản bội nghiêm trọng nhất đối với Ngài. Trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa. Mọi người phải có được sự hiểu biết thấu đáo về cách tiếp cận với những sự ủy thác từ Đức Chúa Trời, và ít nhất, họ phải hiểu rằng: những sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho nhân loại chính là sự nâng cao và ân đãi đặc biệt từ Đức Chúa Trời, là điều vinh hiển nhất, và mọi sự khác đều có thể từ bỏ, ngay cả mạng sống của chính mình, cũng phải hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời” (Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu ra nguyên tắc đối đãi với cha mẹ. Khi việc hiếu thuận cha mẹ xung đột với bổn phận, người ta nên ưu tiên bổn phận vì làm tốt bổn phận là điều quan trọng nhất trong đời người. Hiếu thuận với cha mẹ tức là làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng những việc này dù có làm tốt đến đâu thì cũng không phải là thực hành lẽ thật. Chỉ có làm hết bổn phận của một loài thọ tạo thì mới là thực hành lẽ thật. Vì bổn phận chính là sự ủy thác của Đấng Tạo Hóa đối với loài thọ tạo, đó là trách nhiệm cao nhất, là chuyện thiên kinh địa nghĩa mà ta nên hoàn thành. Tôi đã không hiểu lẽ thật, lại còn coi việc hiếu thuận cha mẹ là nguyên tắc làm người. Khi bận rộn với bổn phận hoặc khi bị truy đuổi và chạy trốn, không thể chăm sóc cha mẹ, tôi cảm thấy mắc nợ họ và nghĩ mình là đứa con bất hiếu. Phải đến khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi mới nhận ra quan điểm này của mình là không đúng. Tôi thật may mắn vì đã nghe được tiếng Đức Chúa Trời. Tôi đã nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, ăn uống lời Ngài rất nhiều và hiểu được một vài lẽ thật, vậy mà tôi chưa từng nghĩ đến việc báo đáp tình thương yêu của Đức Chúa Trời. Tôi thật không có nhân tính và lương tâm! Giờ tôi đã biết làm tròn bổn phận của loài thọ tạo là ưu tiên hàng đầu, việc đó quan trọng như chính mạng sống của tôi, và tôi phải dốc toàn lực để hoàn thành, nếu không, đó sẽ là đại nghịch bất đạo. Sau đó, tôi đã có thể trấn tĩnh lại và chú tâm thực hiện bổn phận của mình.
Vào giữa tháng 5 năm 2020, tôi bí mật về nhà cha mẹ. Lúc mới gặp, thái độ của cha tôi còn khá ổn, nhưng chỉ một lúc sau, sắc mặt của ông bỗng thay đổi, ông bắt đầu quở trách, chất vấn tôi đã làm gì suốt những năm qua, còn kể rằng hai năm trước ông bị bệnh nặng suýt mất mạng, vậy mà chẳng thấy bóng dáng tôi đâu. Ông lo vợ chồng tôi bị bắt khi đang rao truyền phúc âm, cả đêm trằn trọc không ngủ được, tinh thần vô cùng sa sút. Ông thậm chí còn nói tôi là đứa con gái vô ơn và bất hiếu. Vốn dĩ, ông hi vọng tôi sẽ chăm sóc ông lúc tuổi già, nhưng sau tất cả những gì ông đã làm cho tôi, tôi lại suýt khiến ông tức chết… Nghe ông nói vậy, tôi thấy lòng đau như cắt. Tôi cảm thấy cha đã làm lụng vất vả để nuôi tôi khôn lớn, chu cấp cơm ăn áo mặc, cho tôi đi học, vậy mà tôi chẳng những không làm tròn chữ hiếu mà còn khiến ông phải lo lắng vì mình. Ngay cả khi ông ốm nặng, tôi cũng không ở bên chăm sóc hay bầu bạn. Tôi quả là bất hiếu! Tôi cảm thấy mắc nợ cha mẹ quá nhiều. Tôi nghe ông nói mà nước mắt chảy dài, thực sự muốn ở nhà lâu hơn chút nữa để có thể chăm sóc cha mẹ chu đáo, bù đắp cho món nợ trong lòng. Lúc đó, suốt một thời gian dài tôi vẫn không thể bình tâm lại, nên đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài bảo vệ để lòng tôi không bị nhiễu loạn. Sau khi cầu nguyện, tôi đã bình tâm hơn nhiều. Tôi nhớ lại những lời Đức Chúa Trời mà mình đã ăn uống. Trong lòng tôi hiểu rõ rằng hiếu thuận với cha mẹ không phải là thực hành lẽ thật, mà làm tròn bổn phận của loài thọ tạo mới là thực hành lẽ thật, và nếu từ bỏ bổn phận để ở lại với cha mẹ, hoàn thành trách nhiệm của kẻ làm con thì đó chính là phản bội Đức Chúa Trời, là đại nghịch bất đạo. Sau đó, tôi bình tĩnh lý luận với cha, thái độ của ông dần dịu xuống, và tôi vội vã rời đi sau khi làm xong việc mình cần.
Sau đó, mỗi lần nghĩ đến lời cha nói, tim tôi lại nhói đau. Tôi có thể chấp nhận việc người khác không hiểu mình, nhưng tại sao cha phải nói những lời đó với tôi? Quãng thời gian đó, mặc dù ngày nào cũng làm bổn phận nhưng trong lòng tôi rất nặng nề, như thể tôi đang mang một gánh nặng rất lớn, lúc nào cũng bị cảm giác tội lỗi đè nén. Sống trong những cảm xúc tiêu cực này, lòng tôi cảm thấy u ám và kìm nén, hiệu quả làm bổn phận cũng giảm sút rõ rệt. Trải qua một, hai tháng, tôi mới từ từ điều chỉnh được trạng thái của mình. Về sau, tôi đọc được lẽ thật mà Đức Chúa Trời thông công, rằng cha mẹ không phải là chủ nợ của con cái, từ đó mới bắt đầu nhìn nhận rõ ràng hơn mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái và thoát khỏi những cảm xúc kìm nén này. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một người có hơi thở này, có sự sống, thì ngọn nguồn, nguồn gốc của người đó không phải là cha mẹ, chẳng qua họ được sinh ra dựa vào con đường sinh sản của cha mẹ mà thôi, còn về căn nguyên vẫn là do Đức Chúa Trời ban cho, cho nên, cha mẹ không phải là chủ nhân sự sống của ngươi, chủ nhân sự sống của ngươi là Đức Chúa Trời. Ngài tạo ra nhân loại, tạo ra sự sống của nhân loại, Ngài ban hơi thở sự sống cho nhân loại, đó là nguồn gốc của sự sống con người. Cho nên, ‘Cha mẹ không phải là chủ nhân sự sống của ngươi’ có phải rất dễ hiểu hay không? Cha mẹ không cho ngươi hơi thở, nên họ càng không cho ngươi kéo dài hơi thở được. Mỗi ngày Đức Chúa Trời chăm sóc ngươi, mỗi ngày Đức Chúa Trời tể trị ngươi, mỗi ngày ngươi sống như thế nào, có thuận lợi hay không, có vui vẻ hay không, mỗi ngày ngươi gặp được những ai, sống trong hoàn cảnh như thế nào, đây đều không phải là điều mà cha mẹ có thể quyết định, chỉ là Đức Chúa Trời mượn cha mẹ ngươi để chăm sóc ngươi, họ chỉ là người mà Đức Chúa Trời sai đến chăm sóc ngươi mà thôi. … Nói trắng ra, họ chính là loài thọ tạo bình thường, chẳng qua họ đối với ngươi mà nói có một loại thân phận đặc thù, họ sinh ra ngươi, nuôi dưỡng ngươi, họ là cấp trên trực tiếp của ngươi, là cha mẹ của ngươi, nhưng đối với Đức Chúa Trời, họ chỉ là một người bình thường, một thành viên trong nhân loại bại hoại, không có gì đặc biệt cả. Sự sống của họ chính họ cũng không làm chủ được, còn làm chủ sự sống của ngươi được sao. Họ tuy đã sinh ra ngươi, nhưng sự sống này của ngươi từ đâu mà có, họ không biết, họ cũng không quyết định được sự sống này đến lúc nào, giờ nào, đến đâu, sự sống đã đến này như thế nào, họ không biết hết thảy những điều này. Họ cũng chờ đợi một cách bị động, chờ đợi sự tể trị của Đức Chúa Trời, chờ đợi an bài của Đức Chúa Trời. Cho dù họ nguyện ý hay không, cho dù họ có tin hay không, tất cả những điều này đã được sắp đặt và xảy ra trong tay Đức Chúa Trời. Cha mẹ không phải là chủ nhân sự sống của ngươi, chuyện này có phải dễ hiểu hay không? (Thưa, dễ hiểu.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Cha mẹ nuôi dưỡng ngươi chỉ là đang thực hiện trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, nên là không cần trả, không nên là một cuộc giao dịch, cho nên ngươi không cần dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, để xử lý mối quan hệ với cha mẹ. Nếu như dùng tư tưởng trả nợ để đối đãi với cha mẹ, báo đáp cho cha mẹ, để xử lý mối quan hệ này với cha mẹ, thì ngược lại là vô nhân đạo, đồng thời cũng khiến con người rất dễ dàng bị tình cảm xác thịt hạn chế, bị tình cảm xác thịt trói buộc tay chân, rất khó bước ra khỏi những vướng mắc tình cảm của xác thịt, thậm chí sẽ bị lạc mất phương hướng. Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, cho nên ngươi không có nghĩa vụ nhất nhất thực hiện kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi, không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm cho kỳ vọng của họ. Nghĩa là họ kỳ vọng là việc của họ, còn ngươi có lựa chọn của mình, cũng có con đường nhân sinh Đức Chúa Trời đặt ra cho ngươi, có vận mệnh Ngài đặt ra cho ngươi, không liên quan đến cha mẹ. Cho nên, khi cha mẹ nói: ‘Con là đứa con bất hiếu, bao nhiêu năm cũng không trở về thăm mẹ một lần, bao nhiêu ngày cũng không gọi một cuộc điện thoại nào cho mẹ, mẹ có bệnh cũng không ai chăm nom, mẹ nuôi con thật sự là uổng công, con thật sự là một đứa vô ơn, thật sự là một đứa ăn cháo đá bát!’, mà ngươi không hiểu được lẽ thật ‘Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi’, thì nghe những lời này, trong lòng ngươi sẽ khó chịu như bị dao đâm, lương tâm sẽ cắn rứt, từng câu từng chữ cha mẹ nói đều đâm vào lòng ngươi, khiến ngươi cảm thấy không còn mặt mũi nào đối diện với cha mẹ, khiến ngươi cảm thấy tràn đầy cảm giác mắc nợ, áy náy đối với cha mẹ. Khi cha mẹ nói ngươi vô ơn, ngươi thật sự cảm thấy: ‘Chứ sao nữa, cha mẹ nuôi mình lớn thế này, cũng không được thơm lây gì từ mình, bây giờ cha mẹ bị bệnh, hy vọng mình có thể ở trước giường hầu hạ họ, ở bên cạnh họ, lúc cần mình báo đáp ân tình thì mình lại không ở bên cạnh họ, mình thật sự là kẻ vô ơn!’. Ngươi tự xác định mình thành kẻ vô ơn, như thế có hợp lý hay không? Ngươi có phải là kẻ vô ơn hay không? Nếu ngươi không rời nhà ra ngoài thực hiện bổn phận, có thể ở bên cạnh cha mẹ, thì ngươi có thể bảo đảm cha mẹ không bị bệnh sao? (Thưa, không thể.) Chuyện sống chết của cha mẹ, ngươi có thể kiểm soát sao? Chuyện giàu nghèo của cha mẹ, ngươi có thể kiểm soát sao? (Thưa, không.) Cha mẹ mắc bất kỳ bệnh gì đều không phải vì nuôi dưỡng ngươi mệt mỏi, cũng không phải vì nhớ ngươi, đặc biệt họ mắc phải những bệnh nguy hiểm, bệnh nặng, bệnh có thể chết người cũng không phải vì ngươi, đây là mệnh của họ, không liên quan gì đến ngươi. Ngươi có hiếu thuận hơn nữa, thì cùng lắm là làm cho thân xác của họ bớt đau khổ và bớt gánh nặng một chút, nhưng khi nào họ mắc bệnh, mắc bệnh gì, chết lúc nào, chết ở đâu, có liên quan gì đến ngươi không? Không liên quan đến ngươi. Ngươi hiếu thuận, ngươi không phải kẻ vô ơn, ngươi suốt ngày ở bên cạnh họ, suốt ngày chăm sóc họ, thì họ sẽ không bị bệnh ư? Họ sẽ không chết ư? Nếu họ nên mắc bệnh, thì chẳng phải cũng sẽ mắc bệnh sao? Đến lúc họ chết thì chẳng phải cũng sẽ chết sao? Phải không? … Cho dù cha mẹ có nói ngươi là kẻ vô ơn hay không, ít nhất ngươi thực hiện được bổn phận của loài thọ tạo trước mặt Đấng Tạo Hóa, ngươi không phải kẻ vô ơn trong mắt Đức Chúa Trời là được rồi. Con người nói thế nào cũng không có tác dụng, cha mẹ nói ngươi là cái gì chưa chắc ngươi đã là cái đó, họ nói gì không quan trọng, phải căn cứ vào Đức Chúa Trời nói như thế nào, Đức Chúa Trời nói ngươi là loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, con người có mắng ngươi là kẻ vô ơn nữa cũng vô dụng, họ không đạt được cái gì cả. Chỉ vì tác dụng của lương tâm, hoặc là khi không hiểu lẽ thật, vóc giạc nhỏ, con người sẽ bị ảnh hưởng bởi những tiếng xấu này, tâm trạng sẽ có chút không tốt, cảm xúc sẽ suy sụp, nhưng khi trở lại trước mặt Đức Chúa Trời, mọi thứ này đều được giải quyết, sẽ không phải là vấn đề nữa” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Với tư cách con cái thì nên hiểu rằng: Cha mẹ không phải là chủ nợ của ngươi, cả đời ngươi phải làm rất nhiều việc, đây đều là những việc nên làm mà Đấng Tạo Hóa giao cho một loài thọ tạo, không liên quan gì đến việc ngươi báo đáp ân tình của cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp cha mẹ, đền đáp ân tình của cha mẹ không có bất kỳ liên quan gì đến sứ mệnh cả đời của ngươi, cũng có thể nói, hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp cha mẹ, thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào đối với cha mẹ là không cần thiết, nói trắng ra là, có điều kiện thì làm một chút, thực hiện một chút trách nhiệm, không có điều kiện cũng không cần cưỡng cầu. Ngươi không thực hiện được trách nhiệm hiếu kính cha mẹ, đây không phải là sai lầm to lớn gì, chỉ là làm trái lương tâm một chút, làm trái đạo nghĩa, quan niệm của con người một chút, nhưng ít nhất không làm trái lẽ thật, Đức Chúa Trời cũng không lên án, khi ngươi hiểu lẽ thật, lương tâm của ngươi sẽ không thấy cắn rứt nữa” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời là nguồn sống của vạn vật, và sự sống của tôi cũng đến từ Ngài. Tôi hít vào hơi thở mà Ngài ban cho, tận hưởng sự cung ứng từ lời Đức Chúa Trời, và cũng đã hưởng thụ rất nhiều ân điển của Ngài. Tôi biết mình phải làm tròn bổn phận của loài thọ tạo, báo đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời, đó mới là có lương tâm và nhân tính. Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, họ đã làm việc vất vả để nuôi tôi khôn lớn, chu cấp cơm ăn áo mặc, cho tôi đi học, nhưng trên thực tế, tất cả những điều này đều do Đức Chúa Trời tiền định và an bài. Cha mẹ chỉ đang hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của họ, việc này không thể gọi là ân tình, và tôi cũng không cần phải đền ơn hay báo đáp điều đó. Tôi đã sống theo những tư tưởng và quan điểm của Sa-tan mà không tìm kiếm lẽ thật, đối xử với cha mẹ như thể họ là chủ nợ, nghĩ rằng tôi nên báo đáp ân tình của cha mẹ vì họ đã làm lụng vất vả nuôi mình khôn lớn. Khi cha lâm bệnh nặng, tôi đã không ở bên chăm sóc ông, điều này khiến tôi nghĩ mình là đứa con vô ơn và bất hiếu, trong lòng thường tràn ngập cảm giác tội lỗi. Dù bề ngoài có vẻ tôi đang làm bổn phận, nhưng cảm giác tội lỗi đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của tôi. Nhờ ăn uống lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng với tư cách một loài thọ tạo, tôi đến thế gian này không phải để hiếu thuận với cha mẹ, mà quan trọng hơn, tôi phải hoàn thành sứ mạng của mình và làm tròn bổn phận với tư cách một loài thọ tạo. Đây mới là điều mà một người có lương tâm và nhân tính nên làm. Tôi cũng hiểu rằng việc đối đãi với cha mẹ cũng cần phải có nguyên tắc. Nếu điều kiện cho phép, tôi có thể hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con, chăm sóc cha mẹ, nhưng nếu không thể thì tôi cũng không cần cảm thấy tội lỗi, càng không cần cảm thấy bị trách nhiệm và nghĩa vụ đó đè nặng khi làm bổn phận. Thực ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ đơn thuần là liên hết sinh học, không ai nợ ai điều gì. Nếu tôi từ bỏ bổn phận để quay về nhà, làm một đứa con hiếu thảo để báo đáp ân tình của cha mẹ, hoặc nếu vì không thể hiếu thuận với cha mẹ, mà tôi cảm thấy tội lỗi và chán nản, từ đó làm trễ nải bổn phận, thì đó mới thực sự là không có lương tâm và nhân tính!
Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời: “Ngươi đi con đường đúng đắn, ngươi lựa chọn thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, ngươi lựa chọn đến trước mặt Đấng Tạo Hóa để tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, đây là con đường đúng đắn duy nhất trên thế gian, lựa chọn của ngươi là đúng. Cho dù những người không tin, bao gồm cả cha mẹ ở trong đó, không hiểu và thất vọng đến mức nào, đều không nên ảnh hưởng đến việc ngươi lựa chọn con đường tin Đức Chúa Trời hoặc ảnh hưởng đến ý chí thực hiện bổn phận của ngươi, cũng không nên ảnh hưởng đến đức tin của ngươi đối với Ngài, ngươi nên kiên trì, bởi vì con đường ngươi đang đi là con đường đúng đắn. Đối với kỳ vọng của cha mẹ, ngươi càng nên buông bỏ, nó không nên trở thành một loại gánh nặng cho ngươi khi đi con đường đúng đắn. Ngươi đi con đường đúng đắn, ngươi đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho cuộc đời, nếu cha mẹ không ủng hộ, nếu họ luôn mắng ngươi là kẻ vô ơn, vậy ngươi càng nên phân định họ, nên buông bỏ họ về mặt tình cảm, không nên chịu sự kìm kẹp của họ. Nếu họ không ủng hộ ngươi, không khích lệ ngươi, cũng không an ủi ngươi, thì ngươi cũng chẳng sao cả, thêm hay bớt phần của họ cũng không thấm tháp vào đâu, quan trọng nhất là Đức Chúa Trời có kỳ vọng vào ngươi, Đức Chúa Trời đang khích lệ ngươi, đang chu cấp cho ngươi, đang dẫn dắt ngươi, ngươi không cô đơn. Không có sự kỳ vọng của cha mẹ, ngươi vẫn có thể làm tròn bổn phận của loài thọ tạo như thường, ngươi vẫn là một người tốt trên cơ sở làm tròn bổn phận của loài thọ tạo. Buông bỏ kỳ vọng của cha mẹ không có nghĩa là ngươi đánh mất luân lý đạo đức, càng không có nghĩa là ngươi vứt bỏ nhân tính, vứt bỏ đạo nghĩa. Ngươi phụ lòng kỳ vọng của cha mẹ, là bởi vì ngươi lựa chọn điều tích cực, lựa chọn thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, đây không phải là sai, đây là con đường đúng đắn nhất, ngươi nên kiên trì, cũng nên vững tin. Có lẽ bởi vì tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của loài thọ tạo mà ngươi sẽ không được cha mẹ ủng hộ, càng không được cha mẹ chúc phúc, chuyện này không sao cả, đây cũng không phải là điều quan trọng nhất, ngươi không mất đi gì cả, quan trọng nhất là khi ngươi lựa chọn đi theo con đường tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, Đức Chúa Trời có kỳ vọng đối với ngươi, Đức Chúa Trời xem trọng ngươi. Con người sống trên đời, rời xa bà con, bạn bè, vẫn sống tốt như thường, đương nhiên rời xa cha mẹ cũng có thể sống một cách bình thường như vậy, chỉ riêng rời xa sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, sự chúc phúc của Đức Chúa Trời, con người mới rơi vào tăm tối. So với kỳ vọng và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời đối với con người mà nói, thì kỳ vọng của cha mẹ quả thực nhỏ nhặt không đáng kể, không đáng nhắc tới” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Người đáng được tôn trọng nhất trên đời là loại người nào? Có phải là người đi con đường đúng đắn hay không? Con đường đúng đắn này là chỉ cái gì? Có phải là mưu cầu lẽ thật, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời hay không? Có phải những người đi con đường đúng đắn là những người đi theo Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài không? (Thưa, phải.) Nếu ngươi là người như vậy, hoặc ngươi mưu cầu làm người như vậy, mà cha mẹ không hiểu, còn luôn chửi mắng ngươi, khi ngươi yếu đuối, chán nản, khi ngươi lạc mất phương hướng, không những không ủng hộ ngươi, an ủi ngươi, khích lệ ngươi, mà còn thường yêu cầu ngươi trở về hiếu thuận với họ, kiếm nhiều tiền nuôi sống họ, không phụ lòng họ, để họ được nhờ ở ngươi, sống cuộc sống tốt đẹp với ngươi, cha mẹ như vậy có phải nên từ bỏ hay không? (Thưa, phải.) Cha mẹ như vậy có đáng được tôn trọng không? Có đáng để ngươi hiếu kính hay không? Có đáng để ngươi thực hiện trách nhiệm vì họ không? (Thưa, không đáng.) Tại sao? Bởi vì họ chán ghét những điều tích cực, đây có phải là một phương diện sự thật hay không? (Thưa, phải.) Bởi vì họ ghét Đức Chúa Trời, đây có phải là một phương diện sự thật không? (Thưa, phải.) Bởi vì họ khinh bỉ ngươi đi con đường đúng đắn, đây có phải là một phương diện sự thật không? (Thưa, phải.) Họ khinh bỉ những người làm sự nghiệp chính nghĩa, bởi vì ngươi đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, mà họ coi khinh ngươi, xem thường ngươi, đây là loại cha mẹ gì? Có phải là loại cha mẹ đê tiện, bẩn thỉu hay không? Có phải là cha mẹ ích kỷ hay không? Có phải là cha mẹ tà ác hay không? (Thưa, phải.) Ngươi tin Đức Chúa Trời nên bị con rồng lớn sắc đỏ đuổi bắt, truy nã, ngươi phải chạy trốn khắp nơi, không thể về nhà, thậm chí có người phải ra nước ngoài, bà con, bạn bè xung quanh, và cả bạn học của ngươi đều nói ngươi thành tội phạm truy nã rồi, cha mẹ cũng bởi vì những tin vịt, lời đồn bên ngoài này mà cảm thấy ngươi làm cho họ chịu nỗi oan kêu trời không thấu, làm cho họ mất mặt, họ chẳng những không hiểu ngươi, không ủng hộ ngươi, không đồng tình với ngươi, chẳng những không trách cứ những người bịa đặt, những người kỳ thị ngươi, khinh bỉ ngươi, ngược lại còn hận ngươi, dùng câu nói tương tự với những người không tin và những người cầm quyền để đối xử với ngươi, cha mẹ như vậy thì như thế nào? Có tốt không? (Thưa, không tốt.) Vậy các ngươi còn cảm thấy mắc nợ họ không? (Thưa, không mắc nợ.) … Có một vài cha mẹ thường nói: ‘Nuôi con còn không bằng nuôi chó, nuôi chó lớn rồi, chó còn biết vẫy đuôi khi thấy chủ nhân, nhìn thấy chủ liền vô cùng gần gũi, còn nuôi con thì trông chờ vào cái gì? Suốt ngày tin Đức Chúa Trời thực hiện bổn phận, không buôn bán, không đi làm, ngay cả công việc ổn định, con cũng không cần, cuối cùng hàng xóm xung quanh còn chê cười. Có thể vớ bở được gì từ con chứ? Một chút lợi ích cũng không vớt được, một chút vinh quang cũng không thơm lây được’. Nếu ngươi đi theo trào lưu tà ác của thế giới, mưu cầu trở nên xuất chúng trên thế giới phải chịu khổ hoặc là có ốm đau, buồn bã, thì cha mẹ có thể sẽ ủng hộ ngươi, khích lệ ngươi, an ủi ngươi, nhưng khi ngươi tin Đức Chúa Trời và có hy vọng được cứu rỗi, thì họ sẽ không vì thế mà cảm thấy vui mừng, hân hoan, ngược lại sẽ hận ngươi, mắng chửi ngươi, cha mẹ như vậy từ thực chất mà nói, đó chính là kẻ thù, là oan gia không đội trời chung, không phải một loại người với ngươi, không đi cùng một con đường với ngươi. Mặc dù bề ngoài là một gia đình, nhưng về thực chất, từ mưu cầu, từ sở thích, từ con đường đi, từ các thái độ đối xử với những điều tích cực, đối xử với Đức Chúa Trời, đối xử với lẽ thật, thì họ không phải cùng một loại người với ngươi. Cho nên, cho dù ngươi nói ‘Con có hy vọng được cứu rỗi, con đi con đường đúng đắn của cuộc đời’ thế nào, họ cũng không bị lay động, không cảm thấy hân hoan và vui mừng vì ngươi, ngược lại còn vì thế mà cảm thấy bị sỉ nhục. Cha mẹ như vậy về mặt tình cảm mà nói là người thân của ngươi, nhưng về thực chất bản tính mà nói, họ không phải người thân của ngươi, mà là kẻ thù” (Cách mưu cầu lẽ thật (17), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đọc xong những lời này của Đức Chúa Trời, lòng tôi càng sáng tỏ hơn. Đức Chúa Trời đã thông công rõ ràng nguyên tắc đối đãi với cha mẹ, không phải cha mẹ nói gì là ta cũng mù quáng nghe theo, mà phải phân định xem cha mẹ là người như thế nào. Tôi nhớ lại việc mình thường bị ảnh hưởng bởi những lời cha nói trong khi làm bổn phận, đó là do tôi đã không phân định được những lời ngụy biện tưởng chí lý nhưng sai lầm mà cha đã nói, không nhìn người, nhìn việc hay hành xử theo lời Đức Chúa Trời. Cha muốn tôi kiếm tiền để báo hiếu, chu cấp họ lúc tuổi già, khiến họ mở mày mở mặt. Trước đây, khi còn ở nhà, tôi thường mang rượu, thuốc lá và đồ ăn ngon đến thăm cha vào các dịp lễ tết. Khi ông bị bệnh, tôi cùng ông đến bệnh viện chữa trị, ông khen tôi ngoan ngoãn, hiểu chuyện, gọi tôi là đứa con hiếu thảo. Nhưng giờ tôi không thể về thăm ông, nhu cầu vật chất của ông không được đáp ứng nên phát sinh bất mãn với tôi. Tôi không thể về nhà vì đang bị con rồng lớn sắc đỏ săn đuổi, nhưng thay vì oán giận con rồng lớn sắc đỏ, ông lại cảm thấy chính tôi đã khiến ông mất mặt, chửi rủa tôi là đứa con vô ơn, bất hiếu, mắng nhiếc tôi bằng đủ thứ lời cay nghiệt mà ông có thể nghĩ ra, thậm chí còn cắt đứt quan hệ cha con giữa chúng tôi. Cha làm những việc này không phải vì muốn tốt cho tôi. Nếu thực sự quan tâm đến tôi, đáng ra ông phải ủng hộ tôi đi trên con đường đúng đắn trong đời, đó là tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật. Nhưng ông chẳng những không ủng hộ mà còn nhục mạ tôi, thậm chí có lần ông còn nhảy sông, cố gắng dùng cái chết để ép buộc tôi. Tôi đã thấy rõ bản tính thực sự của ông là thù hận lẽ thật và Đức Chúa Trời, thực chất là ma quỷ chống đối Đức Chúa Trời, và là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Một người cha như vậy không đáng để tôi quan tâm hay hiếu thuận. Nhưng tôi đã không phân định được thực chất của ông, còn luôn cảm thấy mình đã làm ông thất vọng. Tôi thực sự là một kẻ ngốc nghếch, mù quáng không phân biệt được đúng sai! Sau khi nhìn thấu thực chất của cha, tôi không còn cảm thấy mắc nợ ông nữa.
Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã học được cách đối đãi với cha mẹ, đồng thời hiểu được rằng chỉ có làm tròn bổn phận của một loài thọ tạo, mưu cầu lẽ thật mới là con đường đúng đắn trong đời, và tôi nên tiếp tục con đường này mà không do dự. Sau đó, tôi đã buông bỏ cảm giác gánh nặng trong lòng, tận tâm làm bổn phận, theo thời gian, hiệu quả bổn phận đã được cải thiện rõ rệt. Tôi có được những nhận thức và thu hoạch này đều là nhờ vào sự khai sáng và hướng dẫn của lời Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!