97. Người Làm Bổn Phận Tiếp Đãi Có Thấp Kém Hơn Người Khác Không?
Tôi lớn lên ở một ngôi làng hẻo lánh trên núi. Vì gia đình nghèo khó nên hàng xóm đều khinh thường chúng tôi. Cha mẹ thường dạy tôi: “Làm người phải có chí khí, sống phải có tôn nghiêm, không thể để người khác coi thường. Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”. Bị ảnh hưởng bởi những lời này, tôi đã chăm chỉ học hành ở trường để được người khác coi trọng. Ngày nào tôi cũng thức đến 11 hoặc 12 giờ đêm để học bài dưới ánh đèn dầu. Sau khi bắt đầu đi làm, tôi làm việc tăng ca, gắng sức để được lãnh đạo công nhận và đồng nghiệp quý trọng. Tôi luôn được bầu chọn là nhân viên gương mẫu. Có được những vinh dự như vậy, tôi cảm thấy thân phận và địa vị của mình được nâng cao. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi cũng mưu cầu nhiệt tình và một năm sau thì được chọn làm lãnh đạo hội thánh. Sau đó, tôi được đề bạt làm người giảng đạo và người phụ trách công tác văn tự. Từ khi tin Đức Chúa Trời, tôi luôn phụng sự trong vai trò lãnh đạo hoặc người phụ trách nên tôi nghĩ mình là người mưu cầu lẽ thật. Nhưng đến cuối tháng 8 năm 2022, vì mưu cầu danh tiếng và địa vị, không làm công tác thực tế và không đạt được kết quả gì trong bổn phận, tôi đã bị cách chức. Trong thời gian phản tỉnh ở nhà, tôi vô cùng đau khổ và dằn vặt, nên tự quyết tâm rằng: “Nếu còn cơ hội khác, nhất định mình sẽ làm tốt bổn phận”.
Một tháng sau, vào một buổi tối, lãnh đạo nói với tôi: “Có vài anh chị em làm video cần chuyển đi do lo ngại về an toàn và vẫn chưa tìm được gia đình tiếp đãi phù hợp. Chúng tôi muốn chị tiếp đãi họ”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi thầm nghĩ: “Sao lại sắp xếp cho mình làm bổn phận tiếp đãi chứ? Chẳng lẽ họ thấy mình bị cách chức mà vẫn chưa phản tỉnh nên muốn mình làm bổn phận tiếp đãi để phục vụ sao? Bổn phận tiếp đãi thật chẳng đáng để mắt đến! Nếu anh chị em biết chuyện, họ sẽ nghĩ sao về mình? Có phải sẽ nói mình không mưu cầu lẽ thật nên mới làm bổn phận tiếp đãi không? Bổn phận tiếp đãi là suốt ngày phải xử lý nồi niêu xoong chảo, làm việc vất vả mệt nhọc. Dù có làm tốt thì anh chị em cũng chẳng thấy được. Hơn nữa, những người làm bổn phận tiếp đãi trong hội thánh đa phần đều là anh chị em lớn tuổi hoặc có tố chất kém. Mình tuy không còn trẻ nhưng cũng chưa đến mức chỉ làm được bổn phận tiếp đãi! Vả lại, sau khi tin Đức Chúa Trời, mình toàn làm lãnh đạo và người phụ trách, giờ sao lại sắp xếp cho mình làm bổn phận tiếp đãi?”. Trong lòng tôi không thuận phục nổi, liền viện lý do từ chối. Sau khi lãnh đạo rời đi, tôi cảm thấy giằng xé và hối hận, nghĩ đến việc mình đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà vẫn chẳng có chút thuận phục nào trong bổn phận. Tôi vậy mà là người tin Đức Chúa Trời sao? Một chút lương tâm hay lý trí cũng không có! Tôi quỳ xuống và cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Hôm nay, lãnh đạo cố gắng sắp xếp cho con làm bổn phận tiếp đãi, mà con không sao thuận phục được, còn tìm cớ từ chối. Con không biết đây là do phương diện nào trong tâm tính bại hoại của con gây ra, xin Ngài khai sáng và dẫn dắt để giúp con nhận biết bản thân”. Sau khi cầu nguyện, tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời về việc thực hiện bổn phận, liền tìm lại để đọc. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bổn phận đến từ Đức Chúa Trời, là trách nhiệm, sự uỷ thác Đức Chúa Trời giao cho con người, vậy con người nên đón nhận như thế nào? ‘Nếu đã là bổn phận của tôi, là Đức Chúa Trời giao phó cho tôi, vậy đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của tôi, tôi cần phải chấp nhận nó mà không do dự, không thể từ chối, cự tuyệt, không thể xoi mói, không thể chọn lựa, chuyện đến với tôi chắc chắn là chuyện tôi cần phải làm, không phải không có tư cách lựa chọn mà là không nên lựa chọn, đây là lý trí mà loài thọ tạo nên có’. Đây chính là thái độ vâng phục” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Dù bổn phận của ngươi là gì, đừng phân biệt cao thấp. Giả sử ngươi nói: ‘Tuy nhiệm vụ này là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời và công tác của nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu tôi làm điều đó, mọi người có thể coi thường tôi. Những người khác làm công việc mà khiến họ nổi bật. Tôi đã được giao nhiệm vụ này, là nhiệm vụ không giúp tôi nổi bật mà khiến tôi phải ráng sức âm thầm ở đằng sau, thật bất công! Tôi sẽ không làm bổn phận này đâu. Bổn phận của tôi phải là một bổn phận khiến tôi nổi bật trước người khác và giúp tôi thành danh – và ngay cả khi tôi không thành danh hoặc nổi bật, tôi vẫn phải được hưởng lợi từ điều đó và cảm thấy thoải mái về thể xác’. Đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Kén chọn là không đón nhận những gì đến từ Đức Chúa Trời; đó là lựa chọn theo sở thích của riêng ngươi. Điều này không phải là chấp nhận bổn phận của ngươi; đó là một sự từ chối bổn phận của ngươi, một biểu hiện cho việc ngươi phản nghịch Đức Chúa Trời. Sự kén chọn như vậy được pha trộn với sở thích và tham muốn cá nhân của ngươi. Khi ngươi tính đến lợi ích của riêng mình, danh tiếng của ngươi, v.v., thái độ của ngươi đối với bổn phận của ngươi là không thuận phục” (Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng bổn phận là sự ủy thác của Đức Chúa Trời dành cho con người, là trách nhiệm của mỗi người, không nên phân loại bổn phận theo thứ bậc, lại càng không nên vì thể diện và địa vị của bản thân mà chọn lựa bổn phận theo ý mình, mà nên tiếp nhận và thuận phục, coi đó là nghĩa vụ không thể trốn tránh. Như vậy mới là người có lương tâm, lý trí và đó là thái độ mà ta nên có đối với bổn phận. Đọc lời Đức Chúa Trời vạch rõ, tôi nhận ra thái độ và quan điểm của mình đối với bổn phận là sai lầm. Tôi phân loại bổn phận theo thứ bậc, cho rằng làm lãnh đạo hay người làm công chính là người mưu cầu lẽ thật, có được địa vị và thân phận, đi đến đâu cũng được anh chị em coi trọng. Làm những bổn phận như vậy có vẻ vinh quang hơn, còn với tôi, làm bổn phận tiếp đãi chỉ cần lao động vất vả, không có cơ hội để gây dựng danh tiếng hay có được địa vị và thân phận, người làm bổn phận này sẽ chẳng bao giờ được ai xem trọng. Vì quan điểm sai lầm này nên khi lãnh đạo sắp xếp cho làm bổn phận tiếp đãi, tôi đã viện cớ từ chối. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến thể diện của mình, chứ không quan tâm nhu cầu công tác của hội thánh, tôi thật chẳng có chút nhân tính nào! Tôi không nên có lựa chọn hay đòi hỏi riêng đối với bổn phận của mình. Lãnh đạo sắp xếp cho tôi làm bổn phận tiếp đãi dựa trên nhu cầu công tác của hội thánh, lẽ ra trước tiên tôi nên tiếp nhận và thuận phục sự sắp đặt này.
Sau đó, tôi đọc được lời Đức Chúa Trời thông công về việc Nô-ê đóng tàu, thấy rằng khi đối diện với sự ủy thác của Đức Chúa Trời, Nô-ê không lấy bất kỳ lý do nào mà đón nhận và thuận phục vô điều kiện. Ông vừa đóng tàu vừa rao truyền phúc âm, kiên trì suốt 120 năm. Dù không thể so sánh với Nô-ê nhưng tôi cũng nên noi gương Nô-ê và trở thành người biết thuận phục. Sau đó, tôi đã nói với lãnh đạo rằng mình sẵn sàng làm bổn phận tiếp đãi, nhưng chẳng lâu sau, do dịch bệnh COVID-19 mà bổn phận tiếp đãi tạm thời bị gác lại. Trong buổi nhóm họp đầu tiên sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa, lãnh đạo nói: “Bây giờ lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ, chúng tôi muốn sắp xếp cho chị tiếp tục bổn phận tiếp đãi”. Lúc đó tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, vì ngoài hai chấp sự còn có hai chị em rao truyền phúc âm đang ở đó. Tôi bắt đầu oán trách lãnh đạo, nghĩ rằng: “Sao anh lại nói như vậy trước mặt nhiều anh chị em thế này, giờ thì ai cũng biết tôi làm bổn phận tiếp đãi rồi, làm sao tôi còn dám ló mặt ra nữa?”. Tôi thấy mặt mình nóng bừng, nghĩ rằng anh chị em dường như đang chê cười tôi vì không mưu cầu lẽ thật nên mới bị phân công làm bổn phận tiếp đãi. Sau đó trong buổi nhóm họp, các anh chị em tích cực thông công cách rao truyền phúc âm và giải quyết quan niệm tôn giáo, nhưng tôi chẳng nghe lọt tai lời nào, cứ nghĩ đến việc có những người trong số họ là lãnh đạo và người làm công hay người rao truyền phúc âm, còn tôi chỉ làm bổn phận tiếp đãi. Càng nghĩ tôi càng thấy buồn phiền. Trong buổi nhóm họp đó, tôi thấy thời gian trôi qua thật chậm, mấy chữ “làm bổn phận tiếp đãi” cứ văng vẳng trong tâm trí tôi. Sau buổi nhóm họp, trong đầu tôi cứ đầy ắp những suy nghĩ về việc anh chị em sẽ nhìn nhận tôi thế nào. Tôi cho rằng vì mọi người đều biết tôi làm bổn phận tiếp đãi nên thể diện và địa vị của tôi đã mất hết rồi. Mấy ngày sau đó, tôi chẳng có động lực làm gì, đi đâu cũng cúi gằm mặt, rất sợ gặp anh chị em, sợ họ biết tôi đang làm bổn phận tiếp đãi.
Những ngày tiếp theo, tôi ngẫm nghĩ: “Lãnh đạo sắp xếp cho mình làm bổn phận tiếp đãi rõ ràng là vì nhu cầu công tác của hội thánh, sao mình lại sợ người khác biết chứ? Sao mình không sẵn sàng thuận phục khi được phân công làm bổn phận tiếp đãi? Rốt cuộc là tâm tính bại hoại nào gây ra chuyện này?”. Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Sự trân quý danh tiếng và địa vị của những kẻ địch lại Đấng Christ vượt xa những người bình thường, và là điều trong thực chất tâm tính của họ; đó không phải là một sự quan tâm nhất thời, hay tác động thoáng qua của môi trường xung quanh họ, mà là thứ trong sự sống, xương tủy của họ, cho nên đó là thực chất của họ. Nói như vậy nghĩa là trong mọi việc kẻ địch lại Đấng Christ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là danh tiếng và địa vị của riêng họ, không gì khác. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ, và là mục tiêu mưu cầu cả đời của họ. Trong tất cả những việc họ làm, điều đầu tiên họ cân nhắc là: ‘Điều gì sẽ xảy ra với địa vị của tôi? Và với danh tiếng của tôi? Làm điều này sẽ mang lại thanh thế cho tôi không? Điều này sẽ nâng cao vị thế của tôi trong tâm trí mọi người chứ?’. Đó là điều đầu tiên họ nghĩ đến, là bằng chứng hùng hồn cho thấy họ có tâm tính và thực chất của những kẻ địch lại Đấng Christ; vậy nên họ mới suy xét vấn đề kiểu như vậy. Có thể nói rằng đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị không phải là yêu cầu bổ sung nào đó, càng không phải là những thứ ngoài thân, có có hay không đều được. Chúng là một phần của bản tính những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng nằm trong xương tủy họ, trong máu họ, chúng là những gì bẩm sinh của họ. Những kẻ địch lại Đấng Christ không thờ ơ với việc họ có danh tiếng và địa vị hay không; đây không phải là thái độ của họ. Vậy thì, thái độ của họ là gì? Danh tiếng và địa vị được kết nối mật thiết với cuộc sống hàng ngày của họ, trạng thái hàng ngày của họ, với những gì họ mưu cầu hàng ngày. Và như vậy đối với những kẻ địch lại Đấng Christ, danh tiếng và địa vị là sự sống của họ. Dù họ sống như thế nào, sống trong môi trường nào, làm công việc gì, mưu cầu vì điều gì, mục tiêu của họ là gì, hướng đi của cuộc đời họ là gì, tất cả đều xoay quanh việc có một danh tiếng tốt và một địa vị cao. Và mục tiêu này không thay đổi; họ không bao giờ có thể gạt những điều như thế sang một bên. Đây là bộ mặt thật của những kẻ địch lại Đấng Christ, và là thực chất của họ. Ngươi có thể đưa họ vào một khu rừng nguyên sinh sâu trong núi, và họ vẫn không gạt sự mưu cầu danh tiếng và địa vị sang một bên. Ngươi có thể đưa họ vào giữa một nhóm người bất kỳ nào, và tất cả những gì họ có thể nghĩ đến vẫn là danh tiếng và địa vị. Dù những kẻ địch lại Đấng Christ cũng tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ đặt việc mưu cầu danh tiếng và địa vị ngang với việc tin Đức Chúa Trời. Có nghĩa là, khi họ bước đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, họ cũng mưu cầu danh tiếng và địa vị của chính mình. Có thể nói, trong thâm tâm của những kẻ địch lại Đấng Christ, việc mưu cầu lẽ thật khi tin Đức Chúa Trời chính là việc mưu cầu danh tiếng và địa vị; việc mưu cầu danh tiếng và địa vị cũng là việc mưu cầu lẽ thật, đạt được danh tiếng và địa vị là đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu họ cảm thấy họ không có được danh lợi hay địa vị, không có ai ngưỡng mộ họ, coi trọng họ, hoặc theo họ, thì họ rất thất vọng, họ cho rằng tin vào Đức Chúa Trời chẳng để làm gì, không có giá trị gì, và họ nhủ thầm: ‘Tin đức chúa trời như vậy có phải là một sự thất bại không? Có phải mình hết hy vọng rồi không?’. Họ thường tính toán những điều như thế trong lòng, họ tính toán làm sao có thể tạo một chỗ đứng cho chính mình trong nhà Đức Chúa Trời, làm sao họ có thể có danh tiếng cao trọng trong hội thánh, làm sao để khiến mọi người lắng nghe khi họ nói, và ủng hộ khi họ hành động, làm sao để họ đi đâu cũng có người đi theo; và làm sao để họ có tiếng nói quyết định trong hội thánh, có danh, có lợi và địa vị – trong lòng họ thật sự tập trung vào những điều như vậy. Đây là những gì mà những người như vậy mưu cầu. Tại sao họ luôn nghĩ về những điều như vậy? Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, sau khi nghe những bài giảng, họ thật sự không hiểu tất cả những điều này sao, họ thật sự không thể phân định tất cả những điều này sao? Lời Đức Chúa Trời và lẽ thật thật sự không thể thay đổi những quan niệm, ý tưởng và quan điểm của họ sao? Hoàn toàn không phải là trường hợp như vậy. Vấn đề nằm ở họ, đó là hoàn toàn bởi vì họ không yêu lẽ thật, bởi vì, trong lòng họ, họ chán ghét lẽ thật, và kết quả là, họ hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật – điều được xác định bởi thực chất bản tính của họ” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng những kẻ địch lại Đấng Christ rất coi trọng danh vị. Ở bất kỳ tập thể nào, dù cho họ làm gì thì tất cả đều là để được người khác xem trọng và sùng bái. Danh tiếng và địa vị là mục tiêu mà họ mưu cầu suốt cuộc đời. Phản tỉnh về sự mưu cầu của bản thân, tôi nhận ra quan điểm của mình cũng giống như của kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi cũng đặt danh tiếng và địa vị lên trên hết. Từ nhỏ, cha mẹ đã dạy tôi rằng làm người phải có chí khí và tôn nghiêm, không thể để người khác coi thường mình, “Cây sống nhờ vỏ, người sống nhờ thể diện”, và “Chim đi để tiếng, người đi để danh”. Những chất độc Sa-tan này đã ăn sâu vào lòng tôi và tôi cho rằng được người khác coi trọng trong tập thể mới là điều mang lại vinh quang. Khi đi học, tôi cố gắng đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi để được thầy cô và bạn bè khen ngợi, ngưỡng mộ. Tôi thường thức khuya làm bài tập về nhà và sau mỗi kỳ thi, tôi thấy tự hào khi nhận được giấy khen. Sau khi bắt đầu đi làm, để được cấp trên công nhận và đồng nghiệp khen ngợi, tôi làm thêm giờ, thậm chí ngày nghỉ cũng làm việc. Tôi hăng say làm việc chăm chỉ. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn sống theo những độc tố ấy và dù thực hiện bổn phận nào đi nữa, điều tôi cân nhắc đầu tiên là liệu mình có thể giành được danh tiếng, địa vị và khiến người khác quý trọng hay không. Tôi thấy làm lãnh đạo trong hội thánh sẽ khiến người khác coi trọng tôi, cho tôi thân phận và địa vị, đi đến đâu cũng được ngưỡng mộ. Vậy nên tôi vui vẻ chấp nhận bổn phận này, sẵn sàng chịu khổ và trả giá để tích cực phối hợp. Còn khi được phân công làm bổn phận tiếp đãi, tôi biết rõ Trung Cộng đang điên cuồng bắt bớ các Cơ Đốc nhân và tình hình đang nguy cấp, các anh chị em rất cần một nơi an toàn để thực hiện bổn phận, thế nhưng tôi chỉ nghĩ đến thể diện và địa vị của bản thân, cho rằng làm bổn phận tiếp đãi thì ít được chú ý và sẽ khiến người khác coi thường mình nên đã viện lý do để từ chối. Tôi đã bị danh dự và địa vị trói chặt, làm việc gì tôi cũng nghĩ xem anh chị em sẽ nhìn nhận tôi thế nào và đặt danh tiếng, địa vị lên trên hết. Tôi thật quá ích kỷ, đê tiện, không xứng được gọi là người! Nghĩ lại khoảng thời gian bị cách chức và phải phản tỉnh, ngày nào tôi cũng mong được thực hiện bổn phận, vậy mà khi Đức Chúa Trời cho tôi cơ hội, tôi lại kén chọn và lúc nào cũng sống vì thể diện, không coi bổn phận là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời. Lãnh đạo đã sắp xếp cho tôi làm bổn phận tiếp đãi thì tôi phải đón nhận từ Đức Chúa Trời, làm bổn phận thật tốt và nghiêm túc, giúp anh chị em có một môi trường an toàn để thực hiện bổn phận. Tôi bèn ăn năn cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, bổn phận này đến với con là theo sự sắp đặt và an bài của Ngài, thế mà con lại bị thể diện kìm kẹp, kén chọn và không chịu thuận phục. Con đúng là thiếu lương tâm! Lạy Đức Chúa Trời, con sẵn lòng thuận phục và làm tốt bổn phận này để thỏa mãn Ngài”.
Thông qua việc phản tỉnh, tôi nhận ra việc mình không sẵn lòng thực hiện bổn phận tiếp đãi là do một quan điểm sai lầm khác, đó là vì tôi cho rằng bổn phận tiếp đãi ít được chú ý và đều do các anh chị lớn tuổi có tố chất kém thực hiện, còn người làm bổn phận lãnh đạo đi đâu cũng được coi trọng, đúng là người mưu cầu lẽ thật, càng là người có thân phận và địa vị. Tôi đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời: “Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật. Những người được đề bạt và bồi dưỡng không giỏi gì hơn những người khác. Tất cả mọi người đều trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Những người chưa được đề bạt hay bồi dưỡng cũng nên mưu cầu lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Không ai được tước bỏ quyền mưu cầu lẽ thật của người khác. Một số người hăng hái hơn trong việc mưu cầu lẽ thật và có chút tố chất, vì vậy họ được đề bạt và bồi dưỡng. Điều này là do những yêu cầu công tác của nhà Đức Chúa Trời. Vậy tại sao nhà Đức Chúa Trời lại dùng nguyên tắc này trong việc đề bạt và sử dụng nhân sự? Bởi vì tố chất và phẩm chất nhân tính của mỗi loại người thì khác nhau, và mỗi người chọn một con đường khác nhau, điều này dẫn đến các kết quả khác nhau trong đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời. Những ai mưu cầu lẽ thật thì được cứu rỗi và trở thành dân của vương quốc, trong khi những người hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, những người không có lòng trung thành khi làm bổn phận thì bị đào thải. Việc nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng và dùng người được quyết định dựa trên việc họ có mưu cầu lẽ thật hay không, và dựa trên việc họ có trung thành làm bổn phận hay không. Có sự phân biệt trong thứ bậc của những người khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời không? Tạm thời thì không có thứ bậc nào về thân phận, giá trị, địa vị hoặc danh phận của những loại người khác nhau. Ít nhất là trong giai đoạn Đức Chúa Trời công tác để cứu rỗi và dẫn dắt con người, không có sự khác biệt giữa cấp bậc, thân phận, giá trị hoặc địa vị của những người khác nhau. Những điểm khác biệt duy nhất là nằm ở sự phân chia công tác và ở các vai trò trong bổn phận. Tất nhiên, trong giai đoạn này, một số người ngoại lệ được đề bạt, bồi dưỡng, và thực hiện một số công tác đặc biệt, trong khi một số người thì không nhận được những cơ hội như vậy do các lý do khác nhau như các vấn đề trong tố chất hoặc hoàn cảnh gia đình của họ. Nhưng có phải Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người chưa nhận được những cơ hội như vậy không? Không phải là như vậy. Chẳng lẽ giá trị và thân phận của họ lại thấp hơn những người khác một bậc sao? Không. Mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật, mọi người đều có cơ hội mưu cầu và đạt được lẽ thật, và Đức Chúa Trời đối đãi với mọi người một cách công bằng và hợp lý. Tới khi nào thì có sự khác biệt rõ ràng về thân phận, giá trị và địa vị của mọi người? Đó là khi mọi người đã đi đến cuối con đường của mình, công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, và cuối cùng, khi một kết luận được hình thành về thái độ và quan điểm mà mỗi người thể hiện trong quá trình mưu cầu sự cứu rỗi, trong quá trình làm bổn phận, cũng như về những biểu hiện và thái độ khác nhau của họ đối với Đức Chúa Trời – tức là khi có một bản ghi chép hoàn chỉnh trong sổ của Đức Chúa Trời – khi đó, bởi vì kết cục và đích đến của mọi người sẽ khác nhau, nên cũng sẽ có sự khác biệt về giá trị, thân phận và địa vị của họ. Chỉ khi đó, hết thảy mọi sự mới được xem qua và xác định tương đối, còn bây giờ, tất cả mọi người đều như nhau” (Chức trách của lãnh đạo và người làm công (5), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Lời Đức Chúa Trời cho ta biết rằng trước lẽ thật và lời Ngài, con người bình đẳng, về cơ bản là không có sự phân biệt vị thế cao hay thấp. Trong nhà Đức Chúa Trời, việc sắp xếp những bổn phận khác nhau cho mọi người là dựa trên tố chất, sở trường của người đó hoặc theo nhu cầu của hội thánh. Giữa người với người chỉ có sự khác biệt về bổn phận, còn thân phận và địa vị của họ đều như nhau dù thực hiện bổn phận nào đi nữa. Làm lãnh đạo hay người làm công không có nghĩa là thân phận cao hơn người khác, làm bổn phận tiếp đãi cũng không có nghĩa là thân phận hay địa vị thấp kém hơn. Vậy mà tôi lại cho rằng làm lãnh đạo hay người làm công cho thấy người đó mưu cầu lẽ thật, đi đâu cũng được mọi người coi trọng, còn làm bổn phận tiếp đãi thì chỉ là lao động vất vả nên thân phận và địa vị cũng thấp hơn. Quan điểm của tôi thật quá sai lầm! Tôi nhớ đến một chị lớn tuổi trong hội thánh. Từ khi tin Đức Chúa Trời, chị ấy vẫn luôn làm bổn phận tiếp đãi, nhưng chị ấy có tâm ý đúng đắn, trung thành trong bổn phận và được Đức Chúa Trời dẫn dắt. Còn có vài người đã làm lãnh đạo và người làm công nhiều năm, nhưng vì không mưu cầu lẽ thật, nên họ chỉ tìm kiếm danh dự và địa vị, có mưu đồ cá nhân, thậm chí còn gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, công kích và bài xích người khác vì lợi ích cá nhân. Cuối cùng, họ bị xác định là kẻ ác hoặc kẻ địch lại Đấng Christ và bị khai trừ khỏi hội thánh, kết quả là mất đi cơ hội được cứu rỗi. Từ những sự thật này, tôi thấy rằng mọi người đều bình đẳng trước lẽ thật. Việc một người có được cứu rỗi hay không không liên quan đến bổn phận họ làm, tuổi tác hay địa vị của họ, mà quan trọng là xem người đó có mưu cầu lẽ thật và trung thành trong bổn phận hay không. Đức Chúa Trời là công chính, Ngài nhìn xem con người có lẽ thật hay không và tâm tính đã thay đổi hay chưa. Đây chính là tiêu chuẩn để Đức Chúa Trời đánh giá con người.
Vài tháng sau, lãnh đạo yêu cầu tôi tiếp đãi các anh chị em làm bổn phận văn tự. Trong lòng, tôi bắt đầu có suy nghĩ: “Trước kia mình là người phụ trách công tác văn tự, còn những người này là thành viên trong nhóm, giờ mình lại đi tiếp đãi họ, họ sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Nghĩ như vậy, tôi nhận ra mình lại đang bận tâm về thể diện và địa vị, nên đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nhớ lại một đoạn lời của Ngài: “Đừng lúc nào cũng làm mọi việc vì bản thân mình, và đừng lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, đừng chú ý đến thể diện, danh dự và địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải quan tâm đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy cân nhắc xem liệu có sự uế tạp nào trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã dâng lên lòng trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Nếu ngươi cân nhắc về chúng thường xuyên và có thể cân nhắc rõ ràng về chúng, ngươi sẽ dễ dàng làm tròn bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi hoặc nếu ngươi không thành thạo nghiệp vụ thì ngươi có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót trong công việc, và ngươi có thể không có được hiệu quả tốt – nhưng ngươi đã làm hết sức mình rồi. Tất cả những gì ngươi làm không phải để thỏa mãn ham muốn cá nhân hay sở thích của ngươi. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi thực hiện bổn phận không đạt được hiệu quả tốt, nhưng lòng ngươi đã đúng đắn; nếu ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong việc thực hiện bổn phận nữa thì ngươi sẽ thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và đồng thời, ngươi sẽ có thể bước vào thực tế lẽ thật. Có chứng ngôn nghĩa là như vậy đấy” (Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu được tâm ý của Ngài và cũng biết được con đường thực hành. Trước đây tôi luôn sống vì thể diện và địa vị, nhưng hôm nay tôi nên tiếp nhận và thuận phục sự sắp đặt cũng như an bài của Đức Chúa Trời, nghĩ đến lợi ích của hội thánh và làm tốt bổn phận của mình. Vậy nên tôi đã đồng ý ngay. Vài ngày sau, các anh chị em làm bổn phận văn tự đến nhà tôi nhóm họp. Khi gặp họ, tôi không còn thấy thể diện bị tổn thương, mà thấy rằng thực hiện bổn phận nào cũng đều là sự tôn cao từ Đức Chúa Trời. Từ đó trở đi, tôi siêng năng phối hợp, nghĩ cách duy trì môi trường tốt để anh chị em có thể nhóm họp và làm bổn phận trong một không gian an toàn và yên ổn. Khi thực hành như vậy, tôi thấy yên bình, nhẹ nhõm trong lòng, và cảm thấy bổn phận tiếp đãi cũng mang đến những bài học để học hỏi và lẽ thật để tìm kiếm.